Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luật Hk công pháp bình luận quan điểm sau mặc dù cấp độ liên kết của cộng đồng asean ...

Tài liệu Hk công pháp bình luận quan điểm sau mặc dù cấp độ liên kết của cộng đồng asean trong nhiều lĩnh vực chưa đạt được mức độ như liên minh châu âu tổ ch

.DOCX
9
29
77

Mô tả:

MỤC LỤC: Trang A.MỞ ĐẦU………………………………………………………………………..2 B.NỘI DUNG……………………………………………………………………...2 I.Những quy định pháp luật về việc kí kết gia nhập và thực hiện các điều ước quốc tế:………………………….…………………………………………………2 1.Về nguyên tắc ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế:..………………3 2. Về kí kết điều ước quốc tế:……………………………………..………………4 3. Về gia nhập điều ước quốc tế………………………………….……………….4 4.Về thực hiện điều ước quốc tế………………………………….……………… 4 II.Quá trình Việt Nam đàm phán, kí kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế đa phương toàn cầu trong lĩnh vực nhân quyền:……………………………5 1.Công ước quốc tế về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ 1979 (công ước CEDAW)………………………………………………………………5 2.Công ước quốc tế về quyền trẻ em 1989……………………….………………7 C. KẾT LUẬN…………………………………………………….………………8 D.DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………..9 1 A. MỞ ĐẦU: Làm sóng mạnh mẽ của toàn cầu hóa và khu vực đã thúc đẩy xu hướng hội nhập ngày gia tăng. Những mô hình liên kết quốc tế trong các lĩnh vực của đời sóng quốc tế xuất hiện ngày càng nhiều và có sự tham gia của hầu hết các quốc gia. Tiến trình hội nhập giúp cho các quốc gia đặc biệt là những nước có nên kinh tế kém phát triển như Việt Nam có nhiều cơ hội để thu hẹp dần khoảng cách phát triển, tạo động lực mạnh mẽ cho quá trình đổi mới toàn diện đất nước, nâng cao uy tín trên trường quốc tế. Và việc tham gia vào các điều ước quốc tế là một sự thể hiện sự hòa nhập đó. Vậy quá trình đàm phán, kí kết, gia nhập và thực hiện các điều ước quốc tế như thế nào sau đây bài viết sẽ đi tìm hiểu về vấn đê “ Phân tích và đánh giá quá trình Việt Nam đàm phán, kí kết gia nhập và thực hiện một số điều ước quốc tế đa phương toàn cầu (lấy hai hoặc ba điều ước quốc tế trong cùng một lĩnh vực để phân tích)”. B. NỘI DUNG I. Những quy định pháp luật về việc kí kết gia nhập và thực hiện các điều ước quốc tế: Lịch sử phát triển của pháp luật Việt Nam luôn gắn liền với sự phát triển của pháp luật Việt Nam nói chung. Hiệu quả của hoạt động kí kết tham gia và thực hiện điều ước quốc tế trong công cuộc xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước nói chung có sự đóng góp quan trọng của pháp luật kí kết và thực hiện điều ước quốc tế. Số lượng các điều ước quốc tế ngày càng gia tăng, đối tác kí kết điều ước quốc tế với Việt nam không thuần túy là các quốc gia, lĩnh vực cam kết quốc tế ngày càng đa dạng… Vì vậy, pháp luật về điều ước của Việt Nam cũng không ngừng được hoàn thiện. Từ một vài quy định trong Hiến pháp, Việt Nam đã có những văn bản quy 2 phạm pháp luật mang tính chuyên ngành để điều chỉnh các quan hệ kí kết và thực hiện điều ước quốc tế, đó là Pháp lệnh năm 1989 và pháp luật năm 1998, Luật kí kết gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế năm 2005. Nếu so với nội dung của các văn bản quy phạm pháp luật cũ về kí kết và thực hiện điều ước thì sự ra đời của Luật năm 2005 đánh dầu bước phát triển quan trọng trong quá trình hoàn thiện pháp luật về điều ước quốc tế của Việt Nam. 1. Về nguyên tắc ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế: Nguyên tắc ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế là một vấn để hết sức quan trọng. Nó không chỉ ảnh hưởng trực tiếp tới quyền, nghĩa vụ của Việt Nam mà còn khẳng định uy tín, vị thế của Việt Nam trong giao lưu và hợp tác quốc tế. Theo điều 3 Luật 2005, nguyên tắc ký kết,gia nhập và thực hiện điều ước bao gồm: “ 1. Tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, cấm sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng, cùng có lợi và những nguyên tắc cơ bản khác của pháp luật quốc tế; 2. Phù hợp với các quy định của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; 3. Phù hợp với lợi ích quốc gia, đường lối đối ngoại của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; 4. Điều ước quốc tế nhân danh Chính phủ không được trái với điều ước quốc tế nhân danh Nhà nước; 5. Điều ước quốc tế có quy định trái hoặc chưa được quy định trong văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, điều ước quốc tế mà để thực hiện cần sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ hoặc ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội phải được trình Uỷ ban thường vụ Quốc hội cho ý kiến trước khi đàm phán, ký hoặc gia nhập; trong trường hợp đàm phán, ký hoặc gia nhập điều ước quốc tế có quy định trái với văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội thì Uỷ ban thường vụ Quốc hội báo cáo Quốc hội cho ý kiến; 3 6. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tuân thủ điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; đồng thời có quyền đòi hỏi thành viên khác cũng phải tuân thủ điều ước quốc tế đó” 2. Về kí kết điều ước quốc tế: Theo khoản 4, Điều 2 Luật 2005 thì “ Kí kết là những hành vi pháp lý do người hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện, bao gồm đàm phán, kí, phê chuẩn, phê duyệt điều ước quốc tế hoặc trao đổi văn kiện tạo thành điều ước quốc tế”. Trong Luật 2005 có một chương riêng ( chương II) quy định cụ thể các vấn đề về ký kết điều ước quốc tế. Các quy định còn chưa rõ ràng, cụ thể ở Pháp lệnh 1989 đã được khắc phục ở Luật năm 2005 như: Quy định bổ sung về giấy ủy nhiệm, khẳng định trách nhiệm của Bộ ngoại giao trong việc kiểm tra đề xuất đàm phán, ký điều ước quốc tế và nội dung cụ thể của hoạt động kiểm tra đề xuất này, các quy định về vấn đề thẩm định dự thảo điều ước quốc tế, phê chuẩn, phê duyệt cũng được là rõ ràng và chi tiết. 3.Về gia nhập điều ước quốc tế: Theo khoản 10, Điều 2 Luật 2005 thì “ Gia nhập là hành vi pháp lý do Quốc hội, chủ tịch nước hoặc chính phủ thực hiện để chấp nhận sự ràng buộc của điều ước quốc tế nhiều bên đối với nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong trường hợp Việt Nam không ký kết điều ước quốc tế đó, không phụ thuộc vào việc điều ước quốc tế này đã có hiệu lực hay chưa có hiệu lực”. Trong luật 2005 đã dành một chương riêng (chương III) với 5 điều quy định chi tiết những vấn đề pháp lí về gia nhập điều ước quốc tế. Các quy định về lấy ý kiến kiểm tra của Bộ ngoại giao, ý kiến thẩm định của Bộ tư pháp cũng được áp dụng đối với đề xuất gia nhập điều ước quốc tế và văn bản điều ước quốc tế nhiều bên. Các quy định về hồ sơ trình về việc gia nhập điều ước cũng rất rõ rành trong luật. 4. Về thực hiện điều ước quốc tế: 4 Thực hiện điều ước quốc tế phải được xem như một quá trình chứ không chỉ là những gì liên quan trực tiếp đến việc thi hành điều ước quốc tế. Quá trình thực hiện điều ước quốc tế phải đảm bảo nguyên tắc tôn trọng các cam kết quốc tế - một trong những nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế và đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của Việt Nam. Theo Điều 6, Luật 2005 có quy định điều ước quốc tế có hiệu lực với Việt Nam có thể áp dụng trực tiếp. Căn cứ vào yêu cầu, nội dung, tính chất của điều ước quốc tế, việc áp dụng trực tiếp có thể tiến hành không chỉ đối với toàn bộ điều ước quốc tế mà còn có thể thực hiện đối với một phần điều ước quốc tế. Quy định này một mặt sẽ giúp cho các điều ước quốc tế được “hiện thực hóa” một cách nhanh chóng mà còn góp phần “giảm tải” việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật để thực hiện điều ước đó. Mặt khác, việc áp dụng trực tiếp điều ước sẽ góp phần đấy nhanh quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam thông qua việc điều ước được triển khai thực hiện nhanh chóng hơn khi không có yêu cầu ban hành, sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật quốc gia khác. II. Quá trình Việt Nam đàm phán, kí kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế đa phương toàn cầu trong lĩnh vực nhân quyền: 1. Công ước quốc tế về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ 1979 (công ước CEDAW) Theo Nghị quyết số 34/180 ngày 18/12/1979, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã thông qua CEDAW và ngày 03/9/1981, Công ước đã chính thức có hiệu lực. Tính đến nay, đã có 185 quốc gia trên thế giới phê chuẩn hoặc ký kết Công ước, chiếm hơn 90% thành viên Liên Hợp Quốc [1]. Công ước chính thức có hiệu lực với Việt Nam ngày 19/3/1982. Sự ra đời của Công ước CEDAW xuất phát từ nhận thức quan trọng của cộng đồng quốc tế về quyền con người, đó là bình đẳng trở thành thước đo giá trị phẩm giá và quyền cơ bản của con người trong xã hội. Sự ra 5 đời của Công ước CEDAW là kết quả của cuộc đấu tranh lâu dài của nhân loại tiến bộ vì một xã hội công bằng, dân chủ, nhân đạo và văn minh. Để tổ chức thực hiện tốt Công ước, điều quan trọng là tinh thần và nội dung của CEDAW phải được phản ánh đúng đắn trong pháp luật quốc gia. Có thể nói rằng, việc "nội luật hoá" CEDAW đã được Đảng, Nhà nước và các ngành chức năng hết sức quan tâm. Có rất nhiều nội dung liên quan tới quyền lợi phụ nữ được thể hiện trong các văn bản quy phạm pháp luật về dân sự, hình sự, lao động, giáo dục, sức khoẻ, hôn nhân gia đình, quốc tịch, bầu cử… ví dụ như: Lao động nam và nữ làm việc như nhau thì tiền lương ngang nhau (Hiến pháp 1992), hôn nhân tự nguyện, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhà ở, tài sản chung phải ghi tên của cả vợ và chồng, Lao động gia đình được coi như lao động sản xuất (Luật Hôn nhân - gia đình 2000), Người dùng vũ lực hoặc có hành vi nghiêm trọng khác cản trở phụ nữ tham gia hoạt động chính trị, kinh tế, khoa học, văn hoá, xã hội thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù ở mức cao nhất là một năm (Bộ luật Hình sự 1999). Pháp luật trước đây cũng như Luật Ký kết, Gia nhập và Thực hiện các điều ước quốc tế mới được Quốc hội thông qua đã tạo thuận lợi cho việc thực thi CEDAW bằng các quy định cụ thể.. Sự kiện quan trọng nổi bật là ngày 29/11/2006, Quốc hội nước ta đã thông qua Luật Bình đẳng giới. Luật Bình đẳng giới ra đời vừa thể hiện đường lối nhất quán của Đảng, Nhà nước ta đối với công tác phụ nữ, vừa tuân thủ chặt chẽ những quy định của Công ước CEDAW. Qua hơn 30 năm thực hiện điều ước, Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể. Tại diễn đàn tham vấn về tình hình thực hiện công ước CEDAW ở Việt Nam. Thạc sỹ Nguyễn Thanh Sơn, Chánh văn phòng thường trực về nhân quyền của Chính phủ cho biết: Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ về đảm bảo các quyền của phụ nữ. Tỷ lệ nữ là đại biểu Quốc hội đạt 25,76% (nhiệm 6 kỳ 2007-2011), đứng thứ 4 ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. Tỷ lệ nữ giới trong độ tuổi lao động có việc làm là 83%, 68,7% cán bộ công chức và 30% chủ doanh nghiệp là nữ [2]. Mặc dù có nhiều nỗ lực và đạt được những kết quả đáng kể khi triển khai CEDAW tai Việt Nam, nhưng vẫn còn tồn tại và nhiều thách thức. Tình trạng bạo lực gia đình và sự phân biệt trên cơ sở giới tính vẫn tồn tại và một số nhóm phụ nữ cụ thể vẫn đang chịu tình trạng bất bình đẳng. Việt Nam có tỷ lệ chênh lệch giới tính khi sinh cao và có xu hướng tăng lên, hiện ở mức 110,6 trẻ sơ sinh nam và 100 trẻ sơ sinh nữ [2]. Phụ nữ vẫn được trả lương thấp hơn nam giới và họ trập trung trong khu vực phi chính thức, nhất là các lao động gia đình không được trả công. Do vậy, vẫn cần phải có nhiều nỗ lực để thúc đẩy bình đẳng giới, triển khai hiệu quả và hiệu lực các chính sách, luật pháp hiện tại. 2. Công ước quốc tế về quyền trẻ em 1989: Trẻ em cần phải được sống trong hoà bình, trong xã hội thân ái; cần phải được sự chăm sóc của nhà nước, xã hội, gia đình và cần có sự bảo vệ về mặt pháp lí. Vì vậy, cần phải có điều ước quốc tế đa phương ghi nhận và điều chỉnh lĩnh vực này. Với sự nỗ lực của các quốc gia, Công ước quyền trẻ em đã được thông qua và kí ngày 20/11/1989 và có hiệu lực từ ngày 2/9/1990. Công ước này để ngỏ cho tất cả các quốc gia kí, phê chuẩn và gia nhập. Ngày 26/1/1990 Việt Nam đã kí Công ước về quyền trẻ em và phê chuẩn ngày 20/2/1990 (không có bảo lưu nào). Việt Nam là quốc gia đầu tiên ở châu Á và là quốc gia thứ hai trên thế giới phê chuẩn công ước. Việc thực hiên công ước được Việt Nam tiến hành khá hiệu quả. Công ước đã tạo cơ sở pháp lí quốc tế cho việc bảo vệ quyền trẻ em ở Việt Nam đồng thời làm thay đổi nhiều hoạt động đảm bảo có hiệu quả quyền của trẻ em, cụ thể là: Phổ biến các nguyên tắc và điều khoản của Công ước cho người lớn và trẻ em thông 7 qua các tài liệu, sách báo; các hội nghị, hội thảo của cơ quan nhà nước như: Bộ y tế, Bộ giáo dục và đào tạo, Bộ lao động, thương binh và xã hội…; thông qua các chuyên mục của các phương tiện thông tin đại chúng cũng như các hình thức văn học nghệ thuật…Vận động toàn xã hội tham gia thực hiện Công ước thông qua các phong trào như "Giúp nhau làm kinh tế gia đình"; "nuôi dạy con tốt"… Các tổ chức phi chính phủ như Tổ chức cứu trợ trẻ em của Thụy Điển; tổ chức HEDO ngày càng đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực này. Những hoạt động này trước hết làm thay đổi thái độ và khuyến khích người lớn phải có trách nhiệm hơn đối với trẻ em đồng thời thông qua đó huy động các nguồn nhân lực và vật lực cho công tác trẻ em. Để hài hòa với các quy định của điều ước Việt Nam đã đưa ra những Luật, điều khoản, chính sách quốc gia như: Quyền trẻ em được ghi nhận trong Hiến pháp 1992 (sửa đổi); Ban hành Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em (1991); Luật phổ cập giáo dục tiểu học (1991); Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm (2001 - 2010) là những cơ sở pháp lí quan trọng để bảo vệ quyền trẻ em. Kể từ khi Việt Nam phê chuẩn Công ước quyền trẻ em năm 1989, công tác trẻ em đã thu được nhiều kết quả trên các phương diện khác nhau. Chương trình tiêm chủng quốc gia thực sự có ý nghĩa đảm bảo cho sự phát triển lành mạnh của thế hệ tương lai; Chương trình phổ cập giáo dục tiểu học cơ bản đã hoàn thành trên phạm vi cả nước; trẻ em được Nhà nước, gia đình và xã hội chăm lo và bảo vệ bằng pháp luật và các biện pháp có hiệu quả.Tuy nhiên, chúng ta vẫn thấy trẻ em bị bóc lột và lao động cực nhọc , bị ngược đãi, cưỡng bức, trẻ em bị bạo hành trong gia đình. Vì vậy nhà nước cần phải tích cực hơn nữa trong công tác bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của trẻ em. C. KẾT LUẬN 8 Để đáp ứng nhu cầu hội nhập quốc tế việc gia nhập vào các điều ước quốc tế là một điều vô cùng quan trọng. Vậy nên chúng ta cần xem xét,lựa chọn các điều ước hợp lí phục vụ lợi ích con người, quốc gia…để tham gia. Qua đó đảm bảo các điều ước được thực hiện đúng và triệt để nhất để đảm bảo các quyền lợi về các mặt của đời sống. D. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Hoàn thiện pháp luật Việt Nam về ký kết và thực hiện điều ước quốc tế trong điều kiện hội nhập quốc tế - cơ sở lí luận và thực tiễn. Luận án tiến sĩ luật học. Nguyễn Thị Thuận. 2. Hoàn thiện cơ chế thực hiện điều ước quốc tế về quyền con người tại Việt Nam. Luận án tiến sĩ luật học. Nguyễn Thị Kim Ngân. 3. Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về nội luật hóa các công ước quốc tế về quyền con người ở Việt Nam hiện nay. Luận văn thạc sĩ luật học. Tạ Quang Ngọc. [1] Bình đẳng giới thông qua công ước CEDAW và Luật bình đẳng giới ở Việt Nam. TS Nguyễn Lan Nguyên. Đăng ngày 23/1/2013 trên wed: http://www.moj.gov.vn/tcdcpl/tintuc/Lists/NghienCuuTraDoi/View_detail.a spx?ItemID=381 [2] Diến đàn tham vấn về tình hình thực hiện công ước CEDAW ở Việt Nam. Đăng ngày 3/10/2012 trên wed: http://gencomnet.org/vn/p1c3/p2c15/n52/dien-dan-tham-van-ve-tinh-hinhthuc-hien-cong-uoc-cedaw-o-viet-nam/ 9
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan