Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Hình tượng nhân vật tào tháo trong tam quốc diễn nghĩa của la quán trung...

Tài liệu Hình tượng nhân vật tào tháo trong tam quốc diễn nghĩa của la quán trung

.PDF
42
323
93

Mô tả:

Kho¸ luËn tèt nghiÖp TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN NGUYỄN THỊ TẰM HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT TÀO THÁO TRONG TAM QUỐC DIỄN NGHĨA CỦA LA QUÁN TRUNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành : Văn học nước ngoài Người hướng dẫn khoa học TS.NGUYỄN THỊ BÍCH DUNG HÀ NỘI – 2009 NguyÔn ThÞ T»m K31B – Ng÷ v¨n Kho¸ luËn tèt nghiÖp Lời cảm ơn Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và lòng biết ơn sâu sắc của mình tới cô giáo, TS Nguyễn Thị Bích Dung – người đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình chỉ bảo để tôi hoàn thành khoá luận này . Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới tất cả các thầy cô giáo trong khoa Ngữ văn, đặc biệt là các thầy cô trong tổ Văn học nước ngoài và các bạn sinh viên trong nhóm khóa luận đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành khoá luận . Mặc dù đã cố gắng tìm tòi song khoá luận này không khỏi có những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của thầy cô và các bạn . Tôi xin chân thành cảm ơn ! Hà Nội, ngày 8 tháng 5 năm 2009 Sinh viên : Nguyễn Thị Tằm NguyÔn ThÞ T»m K31B – Ng÷ v¨n Kho¸ luËn tèt nghiÖp Lời cam đoan Khóa luận này hoàn thành dưới sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Thị Bích Dung. Tôi xin cam đoan : - Khoá luận này là kết quả nghiên cứu, tìm tòi của riêng tôi. - Những tư liệu được trích dẫn trong khoá luận là trung thực. - Kết quả nghiên cứư này không hề trùng khít với bất kỳ công trình nghiên cứu của tác giả nào đã được công bố trước đó. Nếu sai, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Hà nội, tháng 05 năm 2009 Sinh viên: Nguyễn Thị Tằm NguyÔn ThÞ T»m K31B – Ng÷ v¨n Kho¸ luËn tèt nghiÖp Mục lục Trang ……………………………………………… Mở đầu 1 1. Lí do chọn đề tài………………………………………….. 1 2. Lịch sử vấn đề……………………………………………. 2 3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu………………………… 4 4. Mục đích nghiên cứu……………………………………… 4 5. Phương pháp nghiên cứu………………………………….. 5 6. Đóng góp của khoá luận………………………………… 5 7. Cấu trúc khoá luận…………………………………………… 5 6 Nội dung……………………………………………………….. CHƯƠNG 1: VẬT TÀO THÁO - TỪ LỊCH SỦ ĐẾN VĂN HỌC..6 1.1 .Hoàn cảnh ra đời của “Tam quốc diễn nghĩa”…………. 6 1.2. Nhân vật Tào Tháo từ lịch sử đến văn học………… 8 1.2.1. Nhân vật Tào Tháo trong lịch sử…………………… 8 1.2.1.1. Tào Tháo – một chính trị gia lỗi lạc…………….. 11 1.2.1.2. Tào Tháo – nhà quân sự tài ba………………….. 12 1.2.1.3. Tào Tháo – nhà cải cách………………………… 13 1.2.1.4. Tào Tháo – nhà thơ tài hoa ……………………… 14 1.2.2. Tào Tháo - nhân vật văn học………………………. 17 CHƯƠNG 2: CÁC BIỆN PHÁP NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT TÀO THÁO…………… 21 2.1. Khái niệm nhân vật văn học…………………………….. 21 2.2. Miêu tả nhân vật bằng nghệ thuật ước lệ tượng trưng……….22 2.3. Nghệ thuật thể hiện tính cách nhân vật Tào Tháo……….. NguyÔn ThÞ T»m 23 K31B – Ng÷ v¨n Kho¸ luËn tèt nghiÖp 2.3.1. Không gian-thời gian, cơ hội nhân vật bộc lộ tính cách 23 2.3.2. Mối quan hệ giữa tình thế và tính cách nhân vật……….. 26 2.3.3. Nghệ thuật thể hiện tính cách qua hành động………… 29 2.3.4. Nghệ thuật thể hiện tính cách qua ngôn ngữ……… 34 2.3.5. Nghệ thuật khoa trương, so sánh……………..………… 38 Kết luận…………………………………………………. 45 Tài liệu tham khảo………………………………………….. 47 NguyÔn ThÞ T»m K31B – Ng÷ v¨n Kho¸ luËn tèt nghiÖp MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Cuộc khởi nghĩa nông dân quy mô lớn vào cuối đời Nguyên do Chu Nguyên Chương cầm đầu đã chấm dứt ách thống trị của người Mông Cổ trên lãnh thổ Trung Quốc và lập nên vương triều nhà Minh –vương triều phong kiến cuối cùng do giai cấp địa chủ người Hán nắm chính quyền. Sự thành lập và các chính sách cai trị của nhà Minh đã ảnh hưởng tới mọi mặt của đời sống xã hội Trung Hoa lúc đó, trong đó có văn học đầu Minh (1368- 1464). Các nhà văn như La Quán Trung, Thi Nại Am trên cơ sở kế thừa di sản đời trước và vốn sống phong phú, tài năng sáng tạo đã viết nên hai bộ tiểu thuyết dài vĩ đại là Tam quốc chí diễn nghĩa và Thuỷ hử truyện. Sự ra đời của hai tác phẩm này đánh dấu một bước phát triển mới của nền văn học Trung Quốc với những chủng loại mới nhất là tiểu thuyết chương hồi, tiểu thuyết lịch sử. Từ nền móng này, các tác giả đời Minh –Thanh đã tiếp tục phát triển và đạt được thành tựu rực rỡ với những bộ tiểu thuyết lớn như “Tây du kí ” của Ngô Thừa Ân, “Hồng lâu mộng ” của Tào Tuyết Cần ,…tạo nên một trong những đỉnh cao của văn học Trung Quốc thời phong kiến là tiểu thuyết Minh –Thanh. Tam quốc diễn nghĩa là bộ tiểu thuyết ra đời sớm nhất ở Trung Quốc, vào khoảng cuối Nguyên đầu Minh, do La Quán Trung sáng tác. Tác giả tên La Bản (1330 ?- 1400?) tự là Quán Trung, biệt hiệu Hồ Hải tản nhân, người Thái Nguyên, tỉnh Sơn Tây. Hiện nay người ta vẫn chưa biết chính xác năm sinh và năm mất của ông, chỉ biết ông sinh vào khoảng cuối đời Nguyên và mất vào đầu đời Minh. Những tài liệu ghi chép về La Quán Trung còn lại rất ít. Người ta chỉ biết rằng ông tính tình cô độc và có chí đồ vương. Ngoài “Tam quốc diễn nghĩa”, ông còn là tác giả của “ Tuỳ Đường lưỡng triều chí truyện”, “Tàn Đường ngũ đại sử diễn nghĩa”, “Bình yêu truyện ”, và vở tạp kịch “Tống Thái tổ long hổ phong vân hội ”,…Có thể nói, La Quán Trung sáng tác không nhiều song với Tam quốc diễn nghĩa, tên tuổi và tác phẩm của ông đã vượt ra ngoài biên giới Trung Quốc để đến với bạn đọc thế giới. Tìm hiểu Tam quốc diễn nghĩa, chúng ta không chỉ hiểu rõ hơn về lịch sử Trung quốc thời kì “Tam quốc phân tranh” mà còn nắm được những đặc điểm nghệ thuật cơ bản của tiểu thuyết chương hồi và tư tưởng chính trị xã hội của tác giả thông qua hệ thống nhân vật. Trong NguyÔn ThÞ T»m K31B – Ng÷ v¨n Kho¸ luËn tèt nghiÖp hơn 400 nhân vật của tác phẩm, Tào Tháo là hình tượng nhân vật sinh động nhất và tính cách cũng phức tạp nhất. Xét trong tương quan với Lưu Bị, Tào Tháo là nhân vật phản diện, là điển hình của giai cấp thống trị tàn bạo và giảo quyệt. Qua nhân vật này, người đọc sẽ thấy rất rõ quan điểm “ủng Lưu phản Tào”, “đế Thục khấu Ngụy ” của La Quán Trung khi xây dựng tác phẩm. Tam quốc diễn nghĩa được coi là “đệ nhất tài tử thư”, là một trong “tứ đại kì thư ” của tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc. Nó không chỉ được yêu thích ở Trung Quốc mà còn được đón nhận nồng nhiệt ở nhiều nơi trên thế giới trong đó có Việt Nam. Ở Việt Nam, Tam quốc đã được đưa vào chương trình của các bậc học như phổ thông, cao đẳng, đại học. Việc tìm hiểu nhân vật Tào Tháo nói riêng, tác phẩm nói chung sẽ có ý nghĩa thiết thực đối với việc nghiên cứu, học tập và giảng dạy tác phẩm trong nhà trường. 2.Lịch sử vấn đề Tam quốc diễn nghĩa được đánh giá là một trong những “ kì thư” của văn học Trung Quốc, có vị trí và tầm ảnh hưởng to lớn. Đây không đơn thuần là một tác phẩm văn chương mà nó còn rất có giá trị về mặt lịch sử và quân sự. Vì thế, nhiều học giả Trung Quốc và nước ngoài đã dành thời gian và tâm huyết để nghiên cứu bộ tiểu thuyết sử thi nổi tiếng này của La Quán Trung. Ở Trung Quốc, các nhà nghiên cứu đã tìm được những bản khắc in cổ đời Minh, nhan đề: “Lí Trác Ngô tiên sinh phê bình Tam quốc chí”, “Lạp Ông bình duyệt hội tượng Tam quốc chí đệ nhất tài tử thư”. Đây có lẽ là những bản khắc in kèm bình điểm đã qua tu chỉnh của các nhà văn thời cuối Minh, là những công trình nghiên cứu sớm nhất về “Tam quốc ”. Sang đến đời Thanh – Khang Hi, cha con Mao Luân –Mao Tôn Cương đã tu định toàn sách, nhuận sắc một lượt lời văn, gộp lại thành 120 hồi. Cuối mỗi hồi đều có thêm lời bình điểm. Đây chính là “ Đệ nhất tài tử thư Tam quốc” , là bản thông hành nhất cho đến hiện nay. Lỗ Tấn trong “ Lịch sử tiểu thuyết Trung Quốc ” (Lương Duy Tâm dịch, Lương Duy Thứ hiệu đính ) đã có những đánh giá về “Tam quốc diễn nghĩa ” trong đó có bàn về nhân vật Tào Tháo. Cuốn “ Lịch sử văn học Trung Quốc ”- Lê Huy Tiêu (cb), Nguyễn Khắc Phi (hiệu đính) đã trình bày những nét cơ bản về tiểu sử La Quán Trung và “Tam quốc diễn nghĩa ”. NguyÔn ThÞ T»m K31B – Ng÷ v¨n Kho¸ luËn tèt nghiÖp Trong cuốn “ Sử thi lịch sử và truyền thống văn học dân gian Trung Quốc”, B.L.Riftin lại xem xét “ Tam quốc ” trên phương diện là một sử thi bác học trong mối quan hệ với truyền thống văn học dân gian. Tác giả cuốn sách đã chỉ ra những ảnh hưởng của các truyện kể dân gian, các giai thoại, hí khúc, bình thoại viết về thời Tam quốc đối với tác phẩm “Tam quốc diễn nghĩa ” đồng thời đề cập đến hệ tư tưởng, phương pháp sáng tác của La Quán Trung trong tiểu thuyết này. Ở Việt Nam, “Tam quốc diễn nghĩa ” cũng rất được yêu thích. Từ người già đến trẻ nhỏ đều thích nghe kể chuyện Tam quốc, xem phim về thời Tam quốc. Văn bản “Tam quốc diễn nghĩa ” được dịch sang tiếng Việt và phổ biến rộng rãi. Hiện nay, bộ tiểu tiểu thuyết đồ sộ này đã được đưa vào giảng dạy trong chương trình phổ thông qua một số đoạn trích tiêu biểu. Việc nghiên cứu về tác giả La Quán Trung và “Tam quốc diễn nghĩa ” được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm và đề cập trong một số cuốn sách như: Trần Xuân Đề trong “ Tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc ” đã đánh giá, xem xét các tiểu thuyết cổ điển Trung Hoa trong đó có “Tam quốc ” ở nhiều khía cạnh như: nhân vật, ngôn ngữ, hình thức kết cấu,… Ngô Nguyên Phi trong “ Nhân vật Tam quốc ” lại bàn luận, nhận xét về các nhân vật chính trong từng hồi của tác phẩm. Tác giả đã phân tích và chỉ ra ưu điểm, nhược điểm của mỗi nhân vật giúp người đọc có cái nhìn cụ thể, nhiều mặt về nhân vật “Tam quốc ”. “Tam quốc diễn nghĩa ” nói chung, Tào Tháo và các nhân vật của “Tam quốc ” nói riêng còn được phân tích, đánh giá trong những chuyên luận, những bài viết trên các báo, tạp chí,…Nó sẽ giúp người đọc có được cái nhìn toàn diện hơn, đầy đủ và chính xác hơn đối với các vấn đề của tác phẩm này. 3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu 3.1. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của đề tài là tìm hiểu về hình tượng nhân vật Tào Tháo trong tiểu thuyết “Tam quốc diễn nghĩa ” của La Quán Trung. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là tác phẩm “Tam quốc diễn nghĩa ”dựa theo bản hiệu chỉnh của Mao Tôn Cương do Phan Kế Bính dịch ( Nxb Văn học, Hà Nội, 2006). NguyÔn ThÞ T»m K31B – Ng÷ v¨n Kho¸ luËn tèt nghiÖp 4. Mục đích nghiên cứu Khoá luận này nhằm mục đích tìm hiểu về hình tượng nhân vật Tào Tháo để hiểu sâu hơn về “Tam quốc diễn nghĩa ” nói riêng và tiểu thuyết Minh- Thanh nói chung. Qua đó, người viết rèn luyện khả năng tập nghiên cứu khoa học, khả năng nghiên cứu và tìm hiểu tác phẩm văn học. Khoá luận cũng nhằm mục đích phục vụ tốt hơn cho việc giảng dạy các trích đoạn của “Tam quốc diễn nghĩa ” ở trường phổ thông (như: Tào Tháo uống rượu luận anh hùng). 5. Phương pháp nghiên cứu Trong khoá luận này, người viết chủ yếu sử dụng các phương pháp sau: -Phương pháp khảo sát thống kê. -Phương pháp so sánh hệ thống. -Phương pháp phân tích, bình giảng. 6. Đóng góp của khoá luận Chỉ ra độ chênh giữa con người Tào Tháo trong lịch sử với Tào Tháo, nhân vật văn học, đánh giá một cách khách quan khoa học về nhân vật này. Nghiên cứu, phân tích được các biện pháp nghệ thuật cơ bản trong nghệ thuật xây dựng nhân vật Tào Tháo của La Quán Trung. 7. Cấu trúc khoá luận Khoá luận gồm những phần : -Phần mở đầu. -Phần nội dung gồm 2 chương: Chương 1:Nhân vật Tào Tháo từ lịch sử đến văn học. Chương 2: Các biện pháp nghệ thuật xây dựng nhân vật Tào Tháo. -Phần kết luận. -Thư mục tham khảo. NguyÔn ThÞ T»m K31B – Ng÷ v¨n Kho¸ luËn tèt nghiÖp NỘI DUNG CHƯƠNG 1: NHÂN VẬT TÀO THÁO TỪ LỊCH SỬ ĐẾN VĂN HỌC 1.1. Hoàn cảnh ra đời của “Tam quốc diễn nghĩa” Tam quốc diễn nghĩa hay còn gọi là “Tam quốc ” được La Quán Trung sáng tác vào khoảng cuối Nguyên đầu Minh. Bộ tiểu thuyết này gồm 120 hồi ( bản do cha con Mao Tôn Cương chỉnh lí ), kể về sự suy vong của nhà Hán, quá trình hình thành, phát triển và diệt vong của ba nhà Ngụy, Thục, Ngô trong suốt khoảng thời gian 97 năm, từ năm 183 đến năm 280, khi Tư Mã Viêm thống nhất Trung Quốc lập nên nhà Tấn. Tam quốc là tiểu thuyết lịch đầu tiên ở Trung Quốc, có ý nghĩa đặt nền móng cho tiểu thuyết chương hồi, tiểu thuyết lịch sử Trung Hoa. Nếu như ở tiểu thuyết lịch sử của nhà văn Anh, w.Scott (1771- 1832), lịch sử chỉ là cái nền, còn nhân vật là hư cấu thì ở tiểu thuyết của La Quán Trung, sự kiện và con người đều là của lịch sử. Người ta nói rằng Tam quốc “ bảy thực ba hư ” chính là để khẳng định sự hư cấu trong tác phẩm là rất ít. Phần hư cấu được tác giả sáng tạo hoặc lấy từ các tác phẩm văn học dân gian, còn lại phần “thực” lấy từ sử biên niên. Thoại bản giảng sử đời Tống Nguyên lấy đề tài Tam quốc được xem là cơ sở nền tảng của Tam quốc diễn nghĩa. Bộ sử Tam quốc chí của Trần Thọ cùng những lời bình chú cuốn sách này của Bùi Tùng Chi trong Tam quốc chí chú được xem là căn cứ trực tiếp của tác phẩm. Ngoài ra, trong số chính sử mà tác giả tham khảo còn phải đặc biệt nhắc tới Tư trị thông giám của Tư Mã Quang và Thông giám cương mục của Chu Hi. Nguồn truyền thuyết dân gian về thời Tam quốc cũng là những tư liệu quý báu được La Quán Trung tổng hợp tham khảo. Sách cổ Đông kinh mộng hoa lục (Mạnh Nguyên Lão) thường nhắc đến những nghệ nhân thuyết thoại cùng chuyện “thuyết tam phân ”, chuyện “thuyết ngũ đại sử ”. Những câu chuyện kể về thời Tam quốc ở đời Đường vẫn còn khá phổ biến. Trong thơ Lí Thương Ẩn còn có câu: “ Hoặc hước Trương Phi hồ, hoặc tiếu Đặng Ngải ngật ” ( Lúc nhạo Trương Phi râu NguyÔn ThÞ T»m K31B – Ng÷ v¨n Kho¸ luËn tèt nghiÖp xồm, khi cười Đặng Ngải nói lắp ) để tả cảnh xem diễn tích Tam quốc ở đời Đường. Như vậy có thể thấy giảng sử đề tài Tam quốc đã được lưu truyền từ lâu trong dân gian. Chuyện Tam quốc đem diễn trong hí khúc đời Nguyên cũng bắt nguồn từ đó. Tuy nhiên, các thoại bản chuyện Tam quốc tương đối cổ hiện đã thất truyền. Nay chỉ còn duy nhất bản “ Toàn tướng Tam quốc chí bình thoại ” do Tân An Ngu thị khắc in dưới thời Nguyên, niên hiệu Chí Trị. Tam quốc chí bình thoại được phát hiện bởi nhà Hán học Nhật Bản Sionoia On trong thư viện nội các Nhật. Nội dung khác với chính sử quá nửa, văn chương thô giản, kém xa Tam quốc. Chính vì thế, các nhà nghiên cứu cho rằng nó ra đời trước Tam quốc, là nguồn tham khảo, kế thừa của Tam quốc. Tam quốc chí thông tục diễn nghĩa của La Quán Trung xuất hiện chính xác vào thời gian nào, đến nay vẫn chưa rõ. Nhưng các nhà nghiên cứu ước đoán nó xuất hiện vào cuối Nguyên đầu Minh. La Quán Trung chủ yếu sử dụng tài liệu chính sử mà Trần Thọ chép trong “ Tam quốc chí ” và thu dùng các tích chuyện Tam quốc từ thoại bản giảng sử lưu truyền trong dân gian và bảo lưu trong Nguyên khúc. Tam quốc chí thông tục diễn nghĩa bản khắc in năm đầu tiên đời Minh Gia Tĩnh (1522). Sách chia làm 24 quyển gồm 240 thiên, mỗi thiên có một câu thất ngôn làm đầu đề. Bản khắc in này được xem là gần nhất với nguyên tác của La Quán Trung.“Lời văn viết không quá khó , lời thoại không quá nôm na ” ( Đường Ngu Tử ).Về sau này xuất hiện nhiều bản in khác nhau và cùng được lưu hành. Đến đời Thanh – Khang Hi, xuất hiện bản khắc in của cha con Mao Tôn Cương. Cha con họ Mao đã tỉnh lược những chỗ rườm rà, cắt bỏ những chỗ thừa lặp và chấp nhận tình trạng 120 hồi của bộ sách. Khi bản khắc in này xuất hiện thì gần như tất cả các bản in khác không còn lưu hành được nữa. Đây chính là bản thông hành nhất, được phổ biến rộng rãi nhất cho đến ngày nay và chính là “Đệ nhất tài tử thư Tam quốc ”. Như vậy, ta thấy quá trình hình thành sách trải qua cả ngàn năm, tính từ “Tam quốc chí ” ( Tấn –Trần Thọ ) qua thoại bản giảng sử Tống- Nguyên đến “ Tam quốc chí thông tục diễn nghĩa ” ( Cuối Nguyên đầu Minh – La Quán Trung ) và dừng ở “Tam quốc ” ( Thanh – Mao Tôn Cương ) làm tác phẩm này trở thành một hiện tượng văn hoá đặc sắc trong lịch sử văn học Trung Quốc. Hiện tượng đó cũng cho ta thấy nét riêng của truyền thống văn chương Trung Hoa trong đối sánh với truyền thống văn học phương Tây. Như B.L.Rifin đã chỉ ra: “ chuyện Tam quốc kể từ khi nó diễn ra để rồi trở thành đề tài của chính sử tính cho đến thời Tư Mã NguyÔn ThÞ T»m K31B – Ng÷ v¨n Kho¸ luËn tèt nghiÖp Quang, Chu Hi đã đi qua quãng thời gian hơn 700 năm. Tam quốc là ví dụ tuyệt vời cho mối tương tác hết sức phức tạp giữa chính sử, dã sử, văn học viết hư cấu, văn chương dân gian, và sinh hoạt văn hoá bình dân diễn ra trong một truyền thống văn hoá lớn – truyền thống Trung Hoa kéo dài qua bao thời đại ”.(dẫn theo Lê Huy Bắc – Lê Thời Tân). 1.2. Nhân vật Tào Tháo từ lịch sử đến văn học 1.2.1. Nhân vật Tào Tháo trong lịch sử “Nhắc đến Tào Tháo,Tào Tháo đến liền” là câu tục ngữ quen thuộc với người Trung Quốc và người Việt Nam. Khắp nam phụ lão ấu đều biết Tào Tháo. Nhưng nhận thức dân gian về nhân vật này lại không mấy tốt đẹp. Tất cả chỉ gói gọn trong cụm từ “gian hùng một thời ”. Nhận thức này chủ yếu đến từ Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung. Tào Tháo không phải là một cái tên do nhà văn hư cấu, không đơn thuần là một nhân vật văn học mà còn là con người của một thời kì lịch sử phức tạp. Vì thế, trước khi sống đời sống của nhân vật tiểu thuyết, Tào Tháo đã sống với tư cách nhân vật lịch sử. Một câu hỏi đặt ra là: Tào Tháo, con ngươì của lịch sử có hoàn toàn trùng khít với con người ông trong văn học và nhận thức dân gian hay không? Thực ra, bắt đầu từ triều Tấn, đã có những ý kiến khác nhau về Tào Tháo. Vương Thẩm trong Ngụy thư và Tư Mã Bưu trong Độc Hán thư đều khẳng định Tào Tháo là chính nhân, thậm chí còn công khai bảo vệ ông. Trong khi đó, Tôn Thịnh trong Dị đồng tạp ngữ và Ngô Nhân trong Tào Man truyện thì lên án Tào Tháo vì những hành vi gian trá của ông ta. Sử gia Đông Tấn Tập Tạc Xỉ gọi luôn Tào Tháo là kẻ thoán nghịch. Từ Nam Bắc triều đến Tuỳ Đường, kẻ nói xấu, người bảo tốt. Những chuyện này đều được ghi chép tường tận trong Tào Tháo bình truyện của sử gia Trương Tác Diệu. Có thể thấy, ý kiến thời đại và ý kiến lịch sử đều có sự bất đồng về Tào Tháo. Đầu năm 1959, một cuộc tranh luận về Tào Tháo đã bùng phát khi Quách Mạt Nhược cho đăng một loạt bài nhằm “sửa lại bản án oan cho Tào Tháo”. Ông nói Tào Tháo là anh hùng dân tộc vậy mà “Từ khi Tam quốc ra đời cơ hồ đến đứa trẻ con ba tuổi cũng coi Tào Tháo là xấu xa, là tên gian thần. Đó quả là bóp méo lịch sử ”. Tiễn Bá Tán cũng nói: “Tam quốc quả là cuốn sách báng bổ Tào Tháo…Tác giả không chỉ biến lịch sử Tam quốc thành một vở kịch hoạt kê mà còn làm cho người đời sau xem nhầm vở kịch đó ra là lịch sử Tam quốc”. Ngược NguyÔn ThÞ T»m K31B – Ng÷ v¨n Kho¸ luËn tèt nghiÖp lại, có nhiều ý kiến lại cho rằng : Nhân vật lịch sử Tào Tháo vốn là tàn bạo. Hắn là một kẻ theo chủ nghĩa ích kỉ tư lợi cực đoan … Ngày 21/2/2007, thành viên của hội thuyết giảng phổ biến khoa học Viện khoa học Trung Quốc, ông Thẩm Nãi Trừng đã diễn giảng với chủ đề : “Trả lại diện mạo thực trong lịch sử của Tào Tháo”. Mao Trạch Đông trong lời bình cuốn: Tư trị thông giám ( Tư Mã Quang ) đã viết : “nói Tào Tháo là gian thần mặt trắng ,ấy là án oan mà quan niệm chính thống phong kiến làm ra, cái án ấy phải được lật lại”. Thiên đầu tiên trong Tam quốc chí ( Trần Thọ) dành hẳn làm truyện kí cho Tào Tháo, tức Vũ Đế kỉ. Đây là truyện kí đầu tiên viết về Tào Tháo trong lịch sử, ước dài khoảng hơn một vạn ba ngàn chữ. Truyện kí ghi thuật lại một cách khách quan công quả của Tào Tháo trong mấy chục năm chinh chiến. Tào Tháo sinh vào năm Đông Hán Vĩnh Thọ nguyên niên (155 ) và mất năm Kiến An thứ 25 ( 220 ). Tào Tháo là con Tào Tung. Cha ông xuất thân trong gia đình bình thường, không có tiếng tăm, gia thế không được sử sách nêu rõ. Có ý kiến cho rằng, Tào Tung nguyên có tên là Hạ Hầu Tung, sau làm con nuôi hoạn quan Tào Đằng- một trong những thái giám có thế lực trong triều Đông Hán, được phong chức Phí Đình hầu , nên đổi lấy họ Tào. Tào Tháo tự là Mạnh Đức, tên gọi là A Man, còn có tên khác là Cát Lợi, người huyện Tiêu nước Bái ( nay thuộc thành phố Hào Châu tỉnh An Huy). Khi Tào Tháo qua đời (năm 220 ), con trai ông là Tào Phi lên kế ngôi Ngụy vương. Không lâu sau, Hán Hiến Đế Lưu Hiệp bị bức phải nhường ngôi, Tào Phi trở thành hoàng đế đầu tiên của vương triều Ngụy, sử gọi là Ngụy Văn Đế, truy phong cha mình – Tào Tháo là Ngụy Vũ Đế. Như vậy, lúc sinh thời Tào Tháo chưa hề được làm hoàng đế mà chỉ là Ngụy vương. Khách quan nhìn nhận, Tào Tháo là một chính trị gia lỗi lạc, một nhà lãnh đạo giỏi, nhà quân sự có tài và còn là một nhà thơ hào hoa. Tác giả Tam quốc chí- Trần Thọ gọi ông là “con người phi thường, kiệt nhân xuất thế”. Nhà lãnh đạo Trung Quốc Mao Trạch Đông khâm phục Tào Tháo nhất trong các đế vương Trung Hoa và gọi ông là “vua của các vua ”. Bày tỏ quan điểm của mình về Tào Tháo, Lỗ Tấn khẳng định : “Tào Tháo là một con người có bản lĩnh, ít nhất cũng là anh hùng. Tôi không phải đồng đảng của Tào Tháo nhưng tôi khâm phục ông ta ”.( Lỗ Tấn- Mối quan hệ giữa phong độ và văn chương Ngụy Tấn với thuốc và rượu ). Như vậy, có thể nói, Tào Tháo – con người lịch sử là một tài năng nhiều mặt và đáng được hậu thế kính nể, ngợi ca. 1.2.1.1. Tào Tháo - một chính trị gia lỗi lạc NguyÔn ThÞ T»m K31B – Ng÷ v¨n Kho¸ luËn tèt nghiÖp Tào Tháo là một trong những nhân vật có ảnh hưởng quyết định đến cục diện chính trị Trung Hoa trong thời kì Tam quốc. Vào thời Hán mạt, triều cương đổ nát, nhà vua thì bạc nhược, bất tài dẫn đến chính sự rối ren, chư hầu nổi loạn, đời sống của nhân dân vô cùng cực khổ. Trong bối cảnh đó, những nỗ lực chính trị của Tào Tháo có ý nghĩa tích cực nhằm ổn định thiên hạ và đem lại cuộc sống yên bình, no ấm cho bách tính trăm họ. Bằng những hoạt động chính trị của mình, Tào Tháo đã thể hiện phẩm chất của một chính trị gia biết nhìn xa trông rộng, sáng suốt , biết lo lắng cho vận mệnh của đất nước và nhân dân. Về tài năng chính trị của Tào Tháo, nhà nghiên cứu Tào Hồng Toại đánh giá : “Tào Tháo là nhà chính trị kiệt xuất thời phong kiến, xứng đáng được gọi bằng hai chữ anh hùng, mà tính cách nhiều mặt thể hiện ra bằng sự tàn nhẫn thiếu tính nhân ái, đó chính là sự bổ sung hiệu quả cho thuộc tính gian hùng của ông”. “Trong hoạt động chính trị, Tào Tháo đã vận dụng khá nhiều tư tưởng Pháp gia, đề cao tài trí, coi trọng năng lực mà không quá quan tâm đến đạo đức phẩm chất của người được sử dụng. Đây là một liều thuốc rất công hiệu, có hiệu quả vô cùng lớn trong việc cai quản, sửa đổi cục diện lỏng lẻo từ cuối thời Đông Hán trở lại ”. Trong cuộc đời chính trị của mình, Tào Tháo đã có nhiều hành động bị coi là tàn bạo, bất nhân như: bức hiếp vua Hiến Đế, giết những người chống đối như Đổng Thừa, Phục Hoàn, Đổng quý phi, Phục hoàng hậu, thái y Cát Bình,… Đây không phải là chuyện hiếm có trong bất kì triều đình phong kiến nào.Trong hoàn cảnh chính trị đương thời, những hành động trên của Tào Tháo là khó tránh khỏi. Để củng cố quyền lực và địa vị chính trị của mình, ông phải loại bỏ những kẻ đối nghịch. Tào Tháo là con người của chế độ phong kiến nên không thể vượt ra ngoài khuôn khổ của nó được. Tào Tháo cùng với Tôn Quyền, Lưu Bị đứng đầu ba nhà Ngụy, Thục, Ngô tạo nên cục diện “Tam quốc phân tranh ”. Xét trên phương diện chính trị, mục đích cuối cùng của Tào Ngụy không khác với mục đích của Tôn Ngô và Lưu Thục. Tất cả đều nhằm một cái đích cao nhất là thống nhất Trung Quốc, chấm dứt cảnh đất nước bị chia cắt, nhân dân lầm than đói khổ. Về những thủ đoạn, biện pháp chính trị của Tào Tháo, ta không nên chỉ phán xét nó ở khía cạnh đạo đức theo quan điểm Nho giáo mà phải xét ý nghĩa của nó đối với lịch sử. Thưc tế, chúng ta không thể phủ nhận Tào Tháo là một chính trị gia lỗi lạc, có óc tổ chức, hết sức tỉnh táo và sáng suốt trong tình hình chính trị xã hội phức tạp lúc đó. NguyÔn ThÞ T»m K31B – Ng÷ v¨n Kho¸ luËn tèt nghiÖp 1.2.1.2. Tào Tháo – Nhà quân sự tài ba Không chỉ là một nhà chính trị, Tào Tháo còn là một nhà cầm quân nổi tiếng thời Tam quốc. Những năm tháng nam chinh bắc phạt với những chiến thắng lẫy lừng, tạo nên nghiệp lớn của ông là sự minh chứng hùng hồn cho điều đó. Về tài quân sự của Tào Tháo, Mao Tôn Cương dù rất thành kiến với ông cũng phải thừa nhận rằng: “Việc binh của Tôn Quyền do Đại đô đốc quyết đoán. Việc quân của Lưu Huyền Đức do quân sư quyết đoán. Chỉ có Tào Tháo là tự tay nắm quyền hành quân, một mình quyết đoán. Tuy rằng có các mưu sĩ giúp mưu, nhưng phần quyết định cuối cùng bao giờ cũng do Tháo. Tháo tỏ ra xuất sắc hơn hẳn bề tôi. Thế thì Lưu Bị, Tôn Quyền không thể ví được với Tháo vậy. Cứ xem mỗi lần Tháo dự định mật kế, ban đầu các tướng đều không hiểu, sau khi thành công, các tướng mới thán phục. Đường Thái Tông có đề trên mộ Tháo rằng : “Nhất tướng chi trí hữu dư. Lương nhiên! Lương nhiên !”Khen như thế thật đúng”. Tào Tháo rất tinh thông binh pháp và đã vận dụng linh hoạt các phép tắc quân sự của Trung Hoa cổ đại vào chiến trận, tạo nên tính biến hoá khó lường trong từng trận đánh và đẩy đối phương vào tình thế bị động. Trong thời gian 25 năm (196-220), Tào Tháo đã bình định hết các lộ chư hầu phương bắc như Lã Bố, anh em Viên Thuật, Viên Thiệu, Trưong Tú ,…Ngoài tài nam chinh bắc chiến thống nhất phương bắc, Tào Tháo còn có cống hiến to lớn cho cuốn binh thư nổi tiếng Trung Quốc là Binh pháp Tôn Tử với việc chú giải cuốn Binh pháp này, sử gọi là Ngụy Vũ Đế chú Tôn Tử tự. Tào Tháo thuộc nằm lòng cuốn sách này, lại biết ứng dụng hết sức linh hoạt trong cách điều binh khiển tướng. Điều đó đã giúp ông giành được nhiều thắng lợi quan trọng. Sử sách trong lịch sử gọi Tào Tháo là nhà chính trị, nhà quân sự kiệt xuất. 1.2.1.3. Tào Tháo – nhà cải cách Nhờ có nhãn quan chính trị sáng suốt và tài cầm quân, Tào Tháo đã nhanh chóng thu phục được các chư hầu phương Bắc và xây dựng được giang sơn của riêng mình. Để có thể nhất thống Trung Hoa, Tào Tháo không chỉ củng cố, tăng cường sức mạnh quân sự mà còn phải xây dựng được một hậu phương vững mạnh.Ông đã cho thi hành nhiều cải cách quan trọng nhằm ổn định chính trị và khôi phục, phát triển kinh tế trong địa bàn cai quản của mình. Mao Trạch Đông khi phê vào cuốn Tư trị thông giám đã viết:“ Tào Tháo thống trị miền Bắc Trung Quốc, sáng lập nước Ngụy, ông đã cải cách nhiều hủ hoá trong triều Đông Hán, áp NguyÔn ThÞ T»m K31B – Ng÷ v¨n Kho¸ luËn tèt nghiÖp chế cường hào, phát triển sản xuất, đôn đốc khai hoang, cho thực thi pháp chế, đề xưóng tằn tiện, biến một xã hội bị phá vỡ nghiêm trọng bắt đầu đi vào ổn định, khôi phục, phát triển”. Thời loạn lạc, nhiều chư hầu không quan tâm đến đơì sống và sự sống chết của nông dân. Khi cần lương thực thì chúng lùng sục để giành lấy nhưng khi có được lại phung phí, đến nỗi không còn lương thực để cướp đoạt thì tự tan rã – điển hình trong số đó là Viên Thuật. Trong khi nhiều quân phiệt chỉ dùng chính sách cướp đoạt của nông dân thì năm 196, Tào Tháo đã cho thi hành chính sách đồn điền trong địa bàn của ông. Sự chém giết giữa các tập đoàn quân phiệt khiến đất đai khu vực Hoàng Hà bị hoang hoá, trở thành đất vô chủ. Tào Tháo đã đưa nông dân, binh lính đến khai khẩn, cày cấy. Ở miền Bắc hoang vu, chỉ có phương thức đồn điền, tổ chức lực lượng binh lính đóng đồn khai hoang mới có thể nhanh chóng khôi phục sản xuất nông nghiệp. Nông dân thuộc khu vực đồn điền được miễn phu phen tạp dịch, giảm nhẹ thuế má. Chính sách đồn điền của Tào Tháo đã góp phần khôi phục nông nghiệp, vừa giải quyết khó khăn cho đời sống nông dân vừa đảm bảo lương thực cho quân đội. Chính điều đó là một trong những yếu tố quan trọng làm nên chiến thắng của Tào Tháo ở Trung ngyên. Đông Ngô, Thục Hán sở dĩ cũng có đủ thực lực, giữ được thế chân vạc cân bằng với Tào Tháo và con cháu ông sau này cũng là nhờ sớm học tập chính sách phát triển đồn điền theo mô hình tương tự của Tào Tháo trong khu vực mà họ quản lý. 1.2.1.4. Tào Tháo – nhà thơ tài hoa Không chỉ là một nhà chính trị, nhà quân sự, nhà cải cách, Tào Tháo còn là một nhà thơ nổi tiếng thời Tam quốc. “Kiến An thất tử” châu tuần quanh ba cha con ông dựng lên một giai đoạn văn học phong phú, nhiều sinh lực. Tào Tháo làm thơ trong những ngày chinh chiến binh đao, đánh đông dẹp bắc nên thơ ông để lại cho hậu thế không nhiều. Hiện nay còn hơn 20 bài thơ, toàn dùng thể cổ Nhạc phủ nhưng có phong cách riêng độc đáo. Qua thơ, ông cũng thể hiện rõ tư tưởng chính trị của mình . Ông phản đối “những ông vua làm khổ dân, bắt dân đi phu, đóng thuế nặng”( bài: Độ quan sơn – Vượt quan sơn ); hi vọng có những ông vua hiền sáng suốt (bài: Đối tửu – Cùng uống rượu ); cảm thông với nỗi đau của dân chúng thời loạn Đông Hán. Bài thơ Cảo lí hành– Bài hành theo điệu Cảo lí, nhắc chuyện liên quân chia rẽ, miêu tả cảnh sống cơ cực của nhân dân trong chiến tranh, xác chết đầy đồng, ngàn dặm không có tiếng gà trông thấy mà trong lòng đau xót. NguyÔn ThÞ T»m K31B – Ng÷ v¨n Kho¸ luËn tèt nghiÖp Bạch cốt lộ vu dã Thiên lí vô kê minh. ( Xương trắng phơi ngoài đồng vắng Ngàn dặm không nghe thấy tiếng gà.) Thơ của Tào Tháo còn biểu lộ ý chí quật cường và tinh thần tiến thủ tích cực của ông. Bài Quy tuy thọ ( Rùa tuy thọ ) là tiếng nói lạc quan, tuy biết rõ đời người hữu hạn và kẻ anh hùng nào rồi cũng trở về với cát bụi. Trong bài thơ này, tác giả dùng những ngôn từ hùng tráng :“Tuổi cao tráng chí càng cao, chí ngoài ngàn dặm. Kẻ dạn dày công trạng, cuối đời hùng tâm tráng chí vẫn còn nguyên ”để tỏ rõ thế thái của người dù đã già song vẫn tráng kiện. Bài Quan thương hải( Ngắm biển xanh ) nổi tiếng với việc lồng cảnh vật thiên nhiên để thể hiện ý chí tung hoành của bản thân. Trong sự nghiệp của mình, tuy có nhiều thắng lợi nhưng Tào Tháo cũng gặp không ít thất bại. Tuổi tác ngày càng cao mà chí lớn chưa thoả. Trong bài Đoản ca hành ( Bài hành theo điệu Đoản ca), ông để lộ nỗi buồn “ như sương buổi sớm, ngày qua ngày thấy khổ nhiều hơn ”, khiến bài thơ mang âm điệu u uất. Thơ Tào Tháo về cơ bản học tập Nhạc phủ đời Hán nhưng cũng thể hiện cá tính sáng tạo của thi nhân rất rõ rệt nên được coi là “ lão tướng đất U Yên,khí vận trầm hùng ”. Những bài thơ hay nhất của ông sử dụng lời lẽ thuần phác, ít dụng từ hoa mĩ, hình ảnh thơ rõ ràng và giọng thơ bi tráng, hùng hồn khiến độc giả cảm thấy phấn chấn như được cổ vũ, khích lệ. Dù vậy, Tào Tháo cũng có một số bài thơ du tiên, tin vào số mệnh, nội dung và nghệ thuật tương đối ít sức hấp dẫn. Đánh giá sự nghiệp thơ Tào Tháo, Nguyễn Hiến Lê viết: “Tào Tháo dùng binh giỏi mà văn thơ cũng hay. Bài Đoản ca hành của ông, lời cực kì bi tráng. Từ thời Xuân Thu tới đây, ta mới lại gặp một bài thơ tứ ngôn cảm khái như vậy ”. Theo học giả Dịch Xuân Tả người Trung Quốc thì: Tào Tháo “ là người có tài cao, hùng khí. Đời ông là một cuộc chiến đấu trường kì nên văn chương của ông cũng từ đó mà ra. Những bài hay nhất như Khổ hàn hành( Bài hành tả cảnh lạmh buốt ) cũng là tác phẩm viết trong hoàn cảnh chiến đấu. Bài Đoản ca hành (Bài hành viết theo điệu Đoản ca ) sáng tác ngay trong đêm xảy ra trận Xích Bích”… Thay lời kết ở mục này, người viết xin trích dẫn một trong những bài thơ hay nhất của Tào Tháo: NguyÔn ThÞ T»m K31B – Ng÷ v¨n Kho¸ luËn tèt nghiÖp Khổ hàn hành Bắc thượng Thái Hàng sơn Nam tai hà nguy nguy Dương trường bang khúc chuyết Xa luân vị chi tồi. Thụ một hà tiêu sắt Bắc phong thanh chính bi Hùng bi đối ngã tôn. Hổ báo hiệp lộ đề Khê cốc thiểu nhân dân Tuyết lạc hà phi phi Diêu canh trường thán tức Viễn hành đa sơ hoài… Bài hành tả cảnh lạnh buốt Phía Bắc Thái Hàng sơn, Vòi vọi lên gian nan . Đường ruột dê uốn khúc, Làm bánh xe vỡ tan. Cây cối sao hiu hắt, Gió bắt rít trên ngàn. Gấu ngồi xổm ngó khách; Hổ bên đường gầm vang. Tuyết rơi sao phơi phới, Hang hốc ít nhân dân. Dài cổ nhiều hơn than vãn, Đi xa dạ ngùi ngùi… Như vậy ,Tào Tháo trong lịch sử là nhà chính trị, nhà quân sự kiệt xuất, nhà cải cách tiến bộ và là một nhà thơ nổi tiếng, hào hoa. Tào Tháo “ít nhất cũng là anh hùng” như đánh giá của Lỗ Tấn.Việc tìm hiểu về nhân vật Tào Tháo trong lịch sử sẽ giúp ta có được cái nhìn khách quan, NguyÔn ThÞ T»m K31B – Ng÷ v¨n Kho¸ luËn tèt nghiÖp toàn diện và công bằng hơn về nhân vật này, có được sự phân biệt chính xác trong đánh giá về Tào Tháo giữa con người thực và nhân vật văn học trong tiểu thuyết của La Quán Trung. 1.2.2. Tào Tháo – nhân vật văn học Viết Tam quốc diễn nghĩa La Quán Trung bị chi phối bởi hệ tư tưởng Nho giáo. Trong tác phẩm, ông dành sự chú ý chủ yếu cho lí tưởng của ông vua. L.N.Menshikov cũng cho rằng: “ý nghĩa chủ yếu của tiểu thuyết là quy định xem loại vua nào có thể lãnh đạo đất nước ” (Dẫn theo B.L.Riftin). Đối với La Quán Trung, chỉ có con người nào đó có được quyền lực một cách hợp pháp, có được mệnh Trời – động lực chủ yếu trong quá trình lịch sử theo quan niệm phong kiến, thì mới được làm vua. Chính vì vậy, trong Tam quốc diễn nghĩa, ông đã dựng lên một Tào Tháo – kẻ thoán nghịch, hoàn toàn đối lập với Lưu Bị - ông vua lí tưởng, người kế thừa chân chính của nhà Hán . Do sự chi phối của tư tưởng “ủng Lưu phản Tào”, La Quán Trung đã xây dựng hình tượng Tào Tháo trong tiểu thuyết có nhiều điểm khác biệt với con người Tào Tháo lịch sử. Đọc Tam quốc, người đọc dễ nhận ra sự tương phản giữa hai người đứng đầu của hai tập đoàn Tào Nguỵ và Lưu Thục. Nếu như Lưu Bị là nhân vật chính diện, là một ông vua lấy chữ nhân nghĩa, lấy đạo đức để thu phục lòng người thì Tào Tháo là nhân vật phản diện, một kẻ gian hùng, xảo quyệt, được coi là “gian tuyệt” – một trong “tứ tuyệt” của tác phẩm. Tào Tháo xuất hiện ngay từ hồi đầu tiên của Tam quốc diễn nghĩa. Trong những hồi đầu kể về việc chư hầu hợp sức diệt loạn thần Đổng Trác, Tào Tháo là một nhân vật tích cực, một bề tôi trung thành, biết lo lắng cho sự tồn vong của nhà Hán. Những hồi tiếp theo, chân dung nhân vật được hoàn chỉnh dần bởi nhiều nét tính cách khác nhau. Tào Tháo hiện lên với tính cách phức tạp, mang bộ mặt hung ác của chủ nghĩa ích kỉ cực đoan của giai cấp phong kiến thống trị, phản ánh trung thành cuộc đấu tranh chính trị, quân sự, ngoại giao hết sức phức tạp của thời đại “Tam quốc phân tranh”. Điều này là yếu tố chủ yếu hình thành trong dân gian nhận thức tiêu cực về Tào Tháo. Người ta đặc biệt ác cảm thậm chí căm ghét nhân vật này. Tô Đông Pha – người thời Bắc Tống kể lại rằng: “Khi nghe kể Tam quốc, người nghe thấy Lưu Bị thua thì chau mày, thậm chí chảy nước mắt, thấy Tào Tháo thua thì vui mừng hớn hở”. Tuy nhiên, nếu đọc Tam quốc mà chỉ thấy cái xảo quyệt, tàn bạo của Tào Tháo mà không nhận ra những nét tích cực trong tính cách của ông ta thì sẽ khó có được sự khách quan, công bằng khi đánh giá nhân vật và cảm nhận được trọn vẹn ý vị Tam quốc. Tào Tháo vừa nham hiểm độc ác nhưng lại là NguyÔn ThÞ T»m K31B – Ng÷ v¨n Kho¸ luËn tèt nghiÖp con người có tài trí đặc biệt, có chí lớn trùm thiên hạ, nhãn quan sáng suốt, tác phong chiêu hiền đãi sĩ. Vừa cao thượng vừa hiểm ác, Tào Tháo hiện lên trong tác phẩm nửa đáng phục, nửa đáng ghét. Đây là nhân vật có tính cách phức tạp nhất, được xây dựng thành công nhất trong Tam quốc diễn nghĩa. Hạ Chí Thanh khi phân tích nhân vật Tào Tháo trong Tam quốc đã có một cách tiếp cận phù hợp với thực tế tác phẩm và gợi cảm giác nhà phê bình sống cùng nhân vật trong tác phẩm. Ông không phân tích nhân vật Tào Tháo trong phạm vi toàn tiểu thuyết mà trích trọn một đoạn, ở đó La Quán Trung khắc hoạ chân dung nhân vật một cách khá tập trung. Đó là đoạn Trường Giang đại yến đêm trăng, đêm trước khi ngọn lửa của Ngô Thục đại phá quân Tào tại Xích Bích. Hạ Chí Thanh viết: “Đối với La Quán Trung, đây có lẽ là một trong những màn tiểu thuyết hoá nhất trong tác phẩm. Chính sử không thấy kí tải về bữa đại tiệc này. Thế nhưng việc xây dựng màn tiệc này hoàn toàn hợp với tính cách Tào Tháo – trước trận đại chiến mà thắng lợi đã được dự trù, nhất định cần phải sửa soạn một buổi thịnh yến. Vào thời đó, cho dù là ở Trung Quốc hay quốc gia nào, một người tuổi đã 55 không còn được coi là tráng niên nữa, thế mà Tào Tháo vẫn còn trên yên ngựa rong ruổi binh nhung. Vì thế, những lời Tháo nói trong bữa tiệc tỏ rõ tư thế tự đánh giá phong độ anh hùng cái thế, niềm tự đắc tin vào chiến thắng trong tầm tay.(…)Những độc giả chắc như đinh đóng cột Tào Tháo trong Tam quốc chỉ là tên đại ác đại gian chỉ chứng tỏ bản thân thiếu đi một sự thụ cảm và thấu hiểu những đoạn tự sự xuất sắc như đoạn vừa dẫn mà thôi ” (dẫn theo Lê Huy Bắc – Lê Thời Tân). Gian trá, bạo ngược, quyền mưu cùng hùng tài đại lược được tập trung kết tụ lại trong hình tượng Tào Tháo, cô đúc thành bản sắc gian hùng như là màu nét cơ bản trong chân dung nhân vật này. Tuy nhiên, sẽ là hời hợt, phiến diện nếu ta tin chắc rằng đây rốt cục chỉ là hình tượng một nhân vật phản diện – tên gian hùng đa nghi đại ác và cũng không còn ý vị gì khi đọc Tam quốc của La Quán Trung. Văn học là tấm gương phản ánh hiện thực nhưng là hiện thực được nhìn qua lăng kính chủ quan của người nghệ sĩ. Nhà văn có thể lấy con người thực làm nguyên mẫu cho nhân vật của mình song người đọc không thể đồng nhất con người trong tác phẩm với con người của đời sống. Bởi lẽ, trên cơ sở nguyên mẫu, nhà văn có thể tạo ra một con người khác nhằm phục vụ cho ý đồ nghệ thuật và thể hiện tư tưởng thẩm mĩ của mình. Trong Tam quốc diễn nghĩa, La Quán Trung đã xây dựng Tào Tháo thành một biểu trưng cho sự gian hùng, tàn bạo nhưng không vì thế mà ta phủ nhận công lao và vai trò trong lịch sử của ông. Người đọc cần có sự NguyÔn ThÞ T»m K31B – Ng÷ v¨n
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất