Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Hình tượng nhân vật anh hùng trong sử thi đăm san (klei khan y đăm san)...

Tài liệu Hình tượng nhân vật anh hùng trong sử thi đăm san (klei khan y đăm san)

.PDF
72
83
55

Mô tả:

Kho¸ luËn tèt nghiÖp TrÇn H÷u Nam D31 tr­êng ®¹i häc s­ ph¹m hµ néi 2 khoa ng÷ v¨n *************** TrÇn h÷u nam H×nh t­îng nh©n vËt anh hïng trong sö thi ®¨m san (klei khan y ®¨m san) khãa luËn tèt nghiÖp ®¹i häc Chuyªn ngµnh: V¨n häc ViÖt Nam Người hướng dẫn khoa học: Th.s. NguyÔn thÞ ngäc lan hµ néi - 2009 1 Kho¸ luËn tèt nghiÖp TrÇn H÷u Nam D31 LỜI CẢM ƠN Tác giả khoá luận xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của Thạc sỹ Nguyễn Thị Ngọc Lan và các thầy cô trong tổ Văn học Việt Nam khoa Ngữ Văn trường ĐHSP Hà Nội 2 đã giúp đỡ tác giả hoàn thành khoá luận này. Hà Nội, tháng 5 năm 2009 Tác giả khoá luận Trần Hữu Nam 2 Kho¸ luËn tèt nghiÖp TrÇn H÷u Nam D31 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài khoá luận Hình tượng nhân vật anh hùng trong sử thi Đăm San (KLEI KHAN Y ĐĂM SAN) là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nghiên cứu, số liệu trong khoá luận là trung thực, không sao chép. Hà Nội, tháng 5 năm 2009 Tác giả khoá luận Trần Hữu Nam 3 Kho¸ luËn tèt nghiÖp TrÇn H÷u Nam D31 MỤC LỤC Trang Mở đầu……………………………………………………. 1 1 Lí do chọn đề tài ……………………………………………… 1 2 Lịch sử vấn đề ………………………………………………… 3 3 Mục đích nghiên cứu…………………………………………... 9 4 Phạm vi nghiên cứu…………………………………………… 10 5 Phương pháp nghiên cứu……………………………………… 11 6 Đóng góp của khoá luận………………………………………. 11 7 Cấu trúc của khoá luận………………………………………… 12 Nội dung ………………………………………………… 13 Chương 1. Khái quát về sử thi và sử thi khan - Đăm San…… 13 1.1. Sử thi………………………………………………………. 13 1.2. Sử thi khan- Đăm San……………………………………... 18 Chương 2. Đăm San - Người anh hùng lí tưởng của cộng đồng Êđê……………………………………………………… 24 2.1. Đăm San - người anh hùng với “ý thức mãnh liệt đòi giải phóng”………………………………………………………... 24 2.2. Đăm San - người anh hùng với ý thức tự khẳng định mình trước thần linh …………………………………….. 30 2.3. Đăm San - người anh hùng với kì tích lao động, chinh phục tự nhiên ……………………………………………………… 39 2.4. Đăm San - người anh hùng với kì tích chiến đấu, bảo vệ cộng 43 4 Kho¸ luËn tèt nghiÖp TrÇn H÷u Nam D31 đồng………………………………………………………….. 53 Chương 3. Thi pháp xây dựng nhân vật anh hùng………….. 53 3.1. Đăm San - người anh hùng với vẻ đẹp ngoại hình hoàn mỹ... 57 3.2. Đăm San - người anh hùng với hành động phi thường……… 3.3. Đăm San - người anh hùng với tính cách mạnh mẽ, ngang 62 tàng…………………………………………………………... 68 Kết luận………………………………………………….. 70 Tài liệu tham khảo……………………………………… 5 Kho¸ luËn tèt nghiÖp TrÇn H÷u Nam D31 DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT ĐHSP : Đại học sư phạm GS : Giáo sư GS-TSKH : Giáo sư – Tiến sĩ khoa học KHXH&NV : Khoa học xã hội và nhân văn Nxb : Nhà xuất bản Nxb KHXH : Nhà xuất bản Khoa học xã hội PGS : Phó giáo sư TS : Tiến sĩ TSKH : Tiến sĩ khoa học VHDG : Văn hoá dân gian SGK : Sách giáo khoa 6 Kho¸ luËn tèt nghiÖp TrÇn H÷u Nam D31 MỞ ĐẦU 1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1.1. Sử thi là một hiện tượng đặc biệt trong kho tàng văn hoá dân gian. Những áng sử thi như Mahabharata và Ramayana của Ấn Độ, Iliát - Ôđixê của Hi Lạp, Kalêvala của Phần Lan..., đã chiếm một vị trí trang trọng trong nền văn hoá nhân loại. Các dân tộc có sử thi coi đó là niềm tự hào của mình, là tượng đài lịch sử của dân tộc mình. Người Ấn Độ nói rằng: “Cái gì không có trong hai bộ sử thi Mahabharata và Ramayana thì không thể tìm thấy bất kì ở đâu trên đất nước Ấn Độ”. Người Phần Lan đã viết: “Khi làm nên sử thi Kalêvala, nhân dân Phần Lan đã làm cho mình một con đường xuyên qua núi đá cheo leo, không những chỉ tiến đến Châu Âu, mà đến cả thế giới văn minh, Kalêvala sáng chói như Bắc Đẩu trên trời cao, kể cho nhân loại nghe về bộ tộc Phần Lan (M.J.Eisen - 1909) Ở Việt Nam, những bản sử thi Êđê: Đăm San, Xinh Nhã, Đăm Đi,... sử thi Mường: Đẻ đất đẻ nước, sử thi Thái: Ẳm ệt luông... cũng được đánh giá rất cao: “Những tác phẩm đó không còn là của riêng một dân tộc mà là vốn quý của cả nước” (Tố Hữu - Xây dựng một nền văn nghệ lớn xứng đáng với dân tộc ta và thời đại ta - Nxb Văn học, Hà Nội -1973). Việc nghiên cứu những tác phẩm này từ nhiều góc độ chắc chắn sẽ mang lại những thông tin có giá trị không những cho ngành văn hoá dân gian mà còn cho các ngành khoa học xã hội khác như: dân tộc học, khảo cổ học, ngôn ngữ học... 7 Kho¸ luËn tèt nghiÖp TrÇn H÷u Nam D31 1.2. Một trong những vấn đề quan trọng cần được nghiên cứu của sử thi chính là vấn đề nhân vật. Đây được xem là yếu tố cơ bản, có vai trò tích cực trong việc hình thành và phát triển cốt truyện, đặc biệt là những tác phẩm tự sự dài hơi như sử thi. Trong hệ thống nhân vật đông đảo và đa dạng của sử thi, gắn liền với những đặc điểm thẩm mỹ, nổi bật nhất là hình tượng nhân vật anh hùng. Nói một cách chính xác: “Với tư cách là văn học nghệ thuật, sử thi phản ánh lịch sử qua nghệ thuật tự sự về các nhân vật anh hùng” trong đó “lịch sử không được ghi lại dưới dạng các sự kiện cùng với trình tự thời gian... mà là câu chuyện về các anh hùng với những chuỗi công tích của họ...”[9;11]. Vì vậy người anh hùng được coi là nhân vật trung tâm trong sử thi. Tìm hiểu sử thi ở phương diện nhân vật chính là một cách nhận thức cặn kẽ và thấu đáo đặc trưng thi pháp của sử thi. Từ ý nghĩa khoa học ấy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu hình tượng nhân vật anh hùng trong một tác phẩm sử thi tiêu biểu của đồng bào Êđê khan - Đăm San (Klei khan y Đăm San). 1.3. Thực tế còn cho thấy sử thi là thể loại Văn học dân gian được đưa vào giảng dạy trong chương trình đào tạo khối các trường KHXH&NV với khối lượng kiến thức tương đối lớn. Chẳng hạn, ở ĐHSP Hà Nội 2, sử thi chiếm 7/60 tiết (hệ cử nhân sư phạm Ngữ văn) 8/90 tiết (hệ cử nhân Văn)... Điều đó chứng tỏ sự nhìn nhận thỏa đáng về vị trí của sử thi trong hệ thống thể loại văn học dân gian của dân tộc. Đặc biệt, SGK Ngữ văn 10, tập một còn giới thiệu một trong những đoạn trích hay nhất của sử thi Đăm San- Chiến thắng Mơtao Mơxây. Đoạn trích tập trung khắc họa hình tượng nhân vật anh hùng Đăm San trong cuộc đối đầu với tù trưởng thù địch- Mơtao Mơxây để cứu vợ và tịch thu của cải, đất đai của kẻ thù. Hình tượng nhân vật mang tính chất lý tưởng ấy thực sự trở thành điểm nhấn quan trọng trong bức tranh hiện thực rộng lớn của sử thi. Vì 8 Kho¸ luËn tèt nghiÖp TrÇn H÷u Nam D31 vậy, lựa chọn và triển khai đề tài Hình tượng nhân vật anh hùng trong sử thi Đăm San (Klei khan y Đăm San) chúng tôi xuất phát từ sự yêu thích của bản thân đối với một thể loại Văn học dân gian đặc sắc. Đồng thời việc lựa chọn này còn có ý nghĩa thực tiễn, giúp chúng tôi bước đầu làm quen với các thao tác nghiên cứu khoa học, tích lũy những kiến thức cần thiết, phục vụ cho quá trình học tập trong trường Đại học và giảng dạy ở nhà trường phổ thông sau khi tốt nghiệp. 2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ Sử thi là một thể loại tiêu biểu của văn học dân gian. Ở đó chứa đựng những đặc điểm về sáng tác, lưu truyền, diễn xướng, tác giả, nghệ nhân, công chúng, cấu trúc tác phẩm, sự vận động của tác phẩm vv...Vì vậy rất nhiều nhà nghiên cứu văn hoá dân gian nổi tiếng của thế giới, cuối cùng đều nghiên cứu sử thi như: Mêlêtinxky; Gir-munxki; Prôpp; G.Đumêzil... Ở Việt Nam, vấn đề mà chúng tôi tìm hiểu đã được đề cập rải rác trong một số công trình nghiên cứu. 2.1. Năm 1959, trong lời giới thiệu Bài ca chàng Đăm San, tác giả Đào Tử Chí viết: “Đăm San phản ánh nguyện vọng lịch sử đó dưới hình tượng hấp dẫn của một nhân vật anh hùng rực rỡ hào quang chiến thắng (…) Cuộc đời ngang tàng đầy chiến công oanh liệt của Đăm San phù hợp với tâm hồn và ước vọng của đồng bào Tây Nguyên và đem đến nhiều hứng khởi thẩm mỹ”. YWang Mlô Dun Du đã nói rất hay về sự đồng cảm này của các dân tộc: “Người ta phục Đăm San có tài, đánh tù trưởng nào cũng thắng. Người ta thích đi theo Đăm San lên nói chuyện với Trời, đi chơi trong rừng núi, đi bắt Nữ thần Mặt Trời để làm vợ lẽ. Người ta ước mơ sống một cuộc đời thật giàu sang như trong truyện: Khách khứa đầy nhà, ăn uống ninh đình, đánh nhạc inh rừng suốt ngày đêm… Suốt cả 9 Kho¸ luËn tèt nghiÖp TrÇn H÷u Nam D31 cuốn truyện Đăm San tỏ ra một cuộc sống gần cuộc sống thật nhưng phong phú hơn, phóng khoáng hơn, cao xa hơn. Đó là điểm chính làm cho người ta thích nghe truyện Đăm San nghe mãi không thôi nghe kể liền ba bốn lần không chán”[1]. Tác giả đã nêu ý nghĩa của tác phẩm trong lòng nhân dân Êđê nói riêng và người dân Tây Nguyên nói chung, bằng sự viện dẫn ý kiến của Y Wang Mlô Dun Du. Chính tài năng, lòng dũng cảm của nhân vật Đăm San đã tạo nên giá trị nghệ thuật độc đáo của thiên sử thi này. Nhưng tác giả chưa đề cập đến những mặt cá thể hoá (ngoại hình, tính cách) của nhân vật. 2.2. Năm 1981, Trong Văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam, Phan Đăng Nhật khẳng định:“... Sử thi không thuộc về văn học thành văn (litterature) (…) Trong môi trường văn hoá dân gian sử thi là một tác phẩm văn hoá nghệ thuật tổng hợp. Nó thu hút hầu hết các giá trị văn hoá nghệ thuật vốn có của dân tộc như: thơ ca, thần thoại, truyền thuyết, âm nhạc, diễn xướng… để chuyển hoá thành một tác phẩm tự sự bằng văn vần dài hơi lấy các nhân vật anh hùng làm trung tâm nhằm diễn đạt đề tài, chủ đề của tác phẩm và tư tưởng của cộng đồng (…) không riêng gì Đăm San mà các Khan khác của đồng bào Tây Nguyên đều chung một khát vọng: hoặc là chống lại bọn phản phúc, lật lọng, bội ước, bọn người chuyên “lật gan gà” như trong YPơrao Đăm Đi; hoặc là tiêu diệt bọn ghen ghét đố kỵ gây oán thù xương máu như trong Xinh Nhã, YBan; hoặc như Khinh Dú chiến đấu suốt ba thế hệ để diệt trừ bọn Đăm Phu và vua Mối chuyên đi cướp vợ người. Tất cả đều nhằm một lý tưởng là đem lại cho xã hội sự hoà hợp, giàu có hùng mạnh và yên vui”[11;114]. TSKH. Phan Đăng Nhật đã nêu kiến giải khá rõ những đặc tính chung của sử thi Tây Nguyên, những giá trị nghệ thuật mà các sử thi Tây Nguyên đã đạt được. 10 Kho¸ luËn tèt nghiÖp TrÇn H÷u Nam D31 Tác giả chưa đi sâu vào phân tích các phương diện nội dung và hình thức của một tác phẩm sử thi cụ thể. Vì vậy hình tượng nhân vật anh hùng cũng chưa được quan tâm khai thác triệt để. 2.3. Năm 1987, Tạp chí văn hoá dân gian số 2, nhà nghiên cứu Phan Đăng Nhật trong bài Đặc điểm của văn hoá, nghệ thuật truyền thống dân tộc Êđê và vấn đề khai thác phát huy trong việc xây dựng con người xã hội chủ nghĩa đã viết: “Tinh thần cộng đồng ghi lại đậm nét trong nội dung hệ thống các Khan (...) ở đây người anh hùng không phải anh hùng cá nhân mà là người của toàn thể cộng đồng, mối thù niềm vui của anh ta, mục đích cuộc đời của anh ta là của mọi người và vì mọi người. Thậm chí sức khoẻ, sắc đẹp, tài khiên đao của anh hùng cũng không phải của riêng mà là niềm tự hào của cả cộng đồng. Tất cả mọi điều này xét cho cùng đều tập trung vào lý tưởng cao cả nhất, ước nguyện to lớn nhất của cộng đồng Êđê trong “thời đại anh hùng” là chiến đấu và phấn đấu cho những liên minh làng buôn giàu mạnh, tràn đầy chiêng ché nhi nhúc trâu bò như kiến, cho quê hương muôn đời bình yên trong tiếng chiêng trống, tiếng ca hát triền miên, muôn đời không có chiến tranh chết chóc và không có thù Đông, giặc Tây”[8;5]. Ở đây, tác giả đề cập đến vai trò của người anh hùng trong cộng đồng, người anh hùng là đại diện cho sức mạnh và trí tuệ, là niềm tự hào của cộng đồng người Tây Nguyên. Trong cách lý giải này, tác giả mới chỉ tập trung khắc hoạ người anh hùng trong quan hệ với cộng đồng bộ tộc của anh ta chứ chưa tập trung khai thác nhân vật ở phương diện ngoại hình, hành động, tính cách. 2.4. Năm 1991, khi tham gia biên soạn giáo trình Văn học dân gian Việt Nam, tập 1, tác giả Đỗ Bình Trị nhận định: “Nhân vật trung tâm trong các bản anh hùng ca này, hoặc là anh hùng văn hoá, hoặc là anh hùng chiến trận, hoặc 11 Kho¸ luËn tèt nghiÖp TrÇn H÷u Nam D31 vừa là anh hùng văn hoá, hoặc vừa là anh hùng chiến trận (như Đăm San). Và cũng như mọi anh hùng sử thi, phẩm chất cao quý nhất của nó là sức mạnh thế lực, vẻ đẹp thể chất và lòng dũng cảm so với Gióng, người anh hùng chiến trận trong sử thi Tây Nguyên rõ ràng gần hơn với anh hùng sử thi đích thực, tức là loại sử thi trong hình thức cổ điển của nó. Người anh hùng trong các bản “Trường ca Tây Nguyên” như Đăm San, Xinh Nhã, Đăm Đi, Khinh Dú, Đăm Đơ Roan, YPrao... là hiện thân của ý chí và khát vọng của cộng đồng, của lý tưởng xã hội, của cộng đồng: chinh phục thiên nhiên, đánh đuổi kẻ thù bên ngoài, bảo vệ buôn làng, xây dựng cuộc sống đông vui, yên ấm no đủ, giàu mạnh, không có thù đông, giặc tây”[22;195]. Trong ý kiến của mình, Đỗ Bình Trị đã khái quát các đặc điểm chung nhất về người anh hùng trong sử thi Tây Nguyên. Tuy nhiên đó cũng mới chỉ là những gợi mở ban đầu, vấn đề này cần phải được đi sâu hơn nữa. 2.5. Năm 1997, Vũ Anh Tuấn trong Giảng văn văn học Việt Nam khi bàn về giá trị tác phẩm Đăm San đã nhấn mạnh: “Đăm San vừa là người anh hùng văn hoá vừa là người anh hùng trận mạc. Đăm San phi thường quả cảm, và luôn luôn chiến thắng ở cõi người với lí do hiển nhiên. Đăm San tài giỏi và nhạy cảm trước số phận cả bộ tộc trong lao động rừng núi. Đăm San vừa chấp nhận cuộc hôn nhân và bảo vệ Hơ Nhị, Hơ Bhị như là một hành động củng cố cộng đồng, vừa luôn không bằng lòng với thực tại cuộc sống như là ý thức mãnh liệt đòi giải phóng. Nếu cho rằng Đăm San liên tục chống phong tục nối dây hoặc hoàn toàn phục tùng đều có phần không thoả đáng. Trên thực tế, hành động phi thường và ý muốn lớn của Đăm San có thể giãn nở tự nhiên nhưng tất cả đều thống nhất theo một mục đích và lợi ích của bộ tộc chúng ta. Đăm San là một kết tinh toàn vẹn tính cách anh hùng sử thi Ê đê” [12;27]. 12 Kho¸ luËn tèt nghiÖp TrÇn H÷u Nam D31 Mặc dù rất khái quát nhưng những đánh giá sơ lược này lại có ý nghĩa khoa học rất lớn, là những gợi ý quan trọng giúp ích cho chúng tôi trong quá trình lý giải những biểu hiện về tư tưởng, hành động của người anh hùng Đăm San. 2.6. Năm 1998, giáo trình Văn học dân gian Việt Nam, tái bản lần thứ 3 (Đinh Gia Khánh chủ biên) cũng chỉ ra: “ các tác phẩm sử thi (...) là những câu chuyện ca ngợi các nhân vật anh hùng, là những nhân vật tù tộc trưởng nổi tiếng ở các buôn làng. Những nhân vật ấy đã có công hướng dẫn nhân dân trong cộng đồng làm ăn (làm nương rẫy, đi săn, đi bắt cá…) để đạt được cuộc sống ấm no, hoặc là những người cầm đầu nhân dân lập được những chiến công vang dội, đánh thắng giặc cướp ở bên ngoài tới bảo đảm cuộc sống yên vui của cộng đồng, hoặc đứng lên đấu tranh quyết liệt chống lại những tập tục nỗi thời ràng buộc bước tiến của xã hội. Các nội dung đó tràn đầy chất hiện thực, phản ánh xã hội lịch sử “thời đại anh hùng”- tức thời kỳ dân chủ quân sự, vào lúc chế độ cộng sản nguyên thuỷ tan rã để chuyển sang xã hội có giai cấp (khái niệm của Ph.Ăng ghen trong Nguồn gốc gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà nước)”[5;752]. Nhận xét trên cho thấy những nét đặc trưng nhất về hình tượng nhân vật anh hùng trong sử thi nói chung. Điều này gợi ý cho chúng tôi hướng khám phá hình tượng nhân vật Đăm San từ góc độ nào để có thể thấy hết vẻ đẹp toàn diện của một người anh hùng “hùng cường từ trong bụng mẹ”. 2.7. Năm 2001, Đỗ Hồng Kì trong Phương thức tự sự chủ yếu của sử thi Đăm San (Tạp chí văn hoá dân gian số 5) cho rằng: “Về phương diện nội dung, quả là tác phẩm Đăm San đã đề cập đến những vấn đề quan trọng nhất của thời đại anh hùng. Đó là những biểu hiện của đời sống tinh thần, các quan hệ gia 13 Kho¸ luËn tèt nghiÖp TrÇn H÷u Nam D31 đình, sự đoàn kết của một cộng đồng trong sản xuất, hoà bình và tranh đấu. Có thể coi đây là thời đại anh hùng đặc thù của Tây Nguyên”[6;9]. Tác giả bài viết mới chú ý khai thác Khan Đăm San ở phương diện nội dung, phương diện nghệ thuật của Khan, nhất là nghệ thuật miêu tả nhân vật anh hùng chưa được đề cập đến ở đây. 2.8. Năm 2007, Phạm Đặng Xuân Hương trong bài Sự ra đời thần kỳ của người anh hùng trong sử thi - Khan Êđê (Tạp chí Văn hoá dân gian số 2)có viết: “...Tất cả vĩ nhân đều là một đứa trẻ nhưng là đứa trẻ phi thường, dự báo khả năng vĩ nhân của nó. Đối với những anh hùng của sử thi - Khan Êđê, quá trình ra đời cùng với một tuổi thơ gắn liền với những mối liên hệ thần thánh luôn là sự khởi đầu của một cuộc đời oai hùng với những chiến công kỳ tích”[4;39]. Với mục đích khảo sát sự ra đời thần kỳ của người anh hùng trong sử thi, người viết muốn chứng minh hành trạng phi thường trong cuộc đời của người anh hùng có mối liên hệ với nguồn gốc thần kỳ của họ, mà Đăm San là một ví dụ. Trên đây chúng tôi đã trích dẫn một số ý kiến của các nhà nghiên cứu về sử thi. Xét về nội dung và hình thức diễn xướng, các nhà nghiên cứu đã tường giải khá chi tiết các đặc điểm nổi bật của sử thi nói chung và sử thi anh hùng nói riêng. Cố nhiên, mỗi nhà nghiên cứu có cách tiếp cận nhân vật anh hùng và những đặc trưng của sử thi ở một phương diện khác nhau, nhưng có điểm chung dễ nhận thấy là các nhà nghiên cứu đều dựa trên sự phân tích những chiến công hiển hách của nhân vật anh hùng để khắc hoạ chân dung của họ. Nói như nhà nghiên cứu Văn hoá dân gian Phan Đăng Nhật khi so sánh sử thi - Khan Êđê ngang tầm với anh hùng ca Hy Lạp. Ông đã mượn lời của Các Mác trong cuốn Góp phần phê phán chính trị kinh tế học,( In lần thứ hai, Nxb Sự thật, tập 1 14 Kho¸ luËn tèt nghiÖp TrÇn H÷u Nam D31 trang 313, 314): “Nghệ thuật Hy Lạp, thể anh hùng ca, vẫn còn cho ta sự thoả mãn về thẩm mỹ và về một số phương diện nào đó, chúng còn được dùng làm tiêu chuẩn làm cái mẫu mực mà chúng ta chưa đạt tới”. Có thể nói, trong sử thi Đăm San, nhân vật anh hùng Đăm San thực sự là hình tượng trung tâm nổi bật và hấp dẫn, cần được khai thác một cách kỹ lưỡng và toàn diện hơn nữa. Nhận thức được điều này, trên cơ sở tiếp thu những gợi ý quý báu của những người đi trước, chúng tôi tiếp tục nghiên cứu hình tượng nhân vật anh hùng Đăm San, với mong muốn góp thêm một cái nhìn mới về một vấn đề, từ lâu đã được quan tâm. 3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Tìm hiểu đề tài Hình tượng nhân vật anh hùng trong sử thi Đăm San (Klei khan y Đăm San), chúng tôi hướng tới những mục đích sau: - Bổ sung kiến thức khái quát và chuyên sâu về một thể loại văn học dân gian độc đáo. Tìm ra phương pháp tiếp cận sử thi, từ đó vận dụng có hiệu quả vào công tác học tập và giảng dạy sau này. - Thấy được vẻ đẹp hoàn thiện, hoàn mỹ có tính chất lý tưởng của hình tượng nhân vật anh hùng - đại diện ưu tú nhất cho danh dự, sức mạnh và sự thịnh vượng của toàn thể cộng đồng. 4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 4.1. Tư liệu nghiên cứu Có khá nhiều văn bản tư liệu sử thi - Khan Đăm San, xuất hiện lần đầu tiên là bản của Sabachie, một bản dịch tiếng Pháp (La chan son de Dam San) vào năm 1929. Năm 1957, Đào Tử Chí giới thiệu Đăm San bằng tiếng Việt trên tạp chí Văn nghệ sau đó được Nxb Văn hóa Hà Nội ấn hành vào năm 1959... Từ đó đến nay đã có hàng chục văn bản được công bố. Tuy nhiên trong phạm vi tư liệu 15 Kho¸ luËn tèt nghiÖp TrÇn H÷u Nam D31 nghiên cứu, chúng tôi chọn lựa văn bản của Đào Tử Chí mà hiện nay SGK đang dùng có tên là Bài ca chàng Đăm San, Nxb Văn hoá Hà Nội, 1959. 4.2. Nội dung nghiên cứu Chúng tôi triển khai đề tài trên ở hai nội dung chính: Một là, người anh hùng Đăm San với những biểu hiện rõ nét về tư tưởng phóng khoáng (khát vọng tự do hôn nhân, khát vọng chống thần quyền) và hành động tài trí, quả cảm (trong lao động, chiến đấu). Hai là, thi pháp xây dựng nhân vật anh hùng ở các phương diện: ngoại hình, hành động, tính cách... 5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Trong đề tài này, chúng tôi sử dụng kết hợp một số phương pháp sau: - Phương pháp khảo sát thống kê - Phương pháp so sánh đối chiếu - Phương pháp phân tích tổng hợp 6. ĐÓNG GÓP CỦA KHOÁ LUẬN - Về mặt lý luận: Từ việc thu thập tổng kết, kế thừa kiến giải của những nhà nghiên cứu đi trước. Chúng tôi tổng hợp, phân tích đưa ra hướng tiếp cận tác phẩm sử thi - Khan Đăm San ở phương diện nhân vật - anh hùng Đăm San. -Về thực tiễn: Trên cơ sở lý luận, chúng tôi mong muốn đưa ra những kiến giải mới, những hướng tiếp cận mới ở phương diện nội dung và nghệ thuật của sử thi Đăm San (qua hình tượng nhân vật anh hùng). Từ đó vận dụng kết quả nghiên cứu vào việc dạy và học các đoạn trích của sử thi trong SGK Ngữ văn ở trường phổ thông. 16 Kho¸ luËn tèt nghiÖp TrÇn H÷u Nam D31 7. CẤU TRÚC CỦA KHOÁ LUẬN Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và thư mục tài liệu tham khảo, khóa luận được triển khai thành ba chương: Chương 1: Khái quát về sử thi và sử thi - Khan Đăm San Chương 2: Đăm San - Người anh hùng lí tưởng của cộng đồng Êđê Chương 3: Thi pháp xây dựng nhân vật anh hùng 17 Kho¸ luËn tèt nghiÖp TrÇn H÷u Nam D31 NỘI DUNG CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT VỀ SỬ THI VÀ SỬ THI - KHAN ĐĂM SAN 1.1. SỬ THI 1.1.1. Khái niệm Ở nước ta từ những năm đầu của thập kỷ 70 của thế kỷ trước trở lại đây, thuật ngữ sử thi mới được một số nhà nghiên cứu sử dụng để chỉ các tác phẩm như: Đẻ đất đẻ nước, Đăm San, Xinh Nhã… trước đó phần lớn các nhà nghiên cứu, giảng dạy đều gọi các tác phẩm này và các tác phẩm cùng loại là trường ca, anh hùng ca… PGS. Võ Quang Nhơn, Văn học dân gian Việt Nam cho rằng “ Trường ca là danh từ chung để gọi bất cứ tác phẩm thơ ca nào mang ý nghĩa ngợi ca và có độ dài nào đó, chứ không phải là thuật ngữ chỉ một thể loại riêng biệt trong văn học dân gian. Nó dễ gây ra tình trạng mơ hồ, lẫn lộn giữa các tác phẩm văn học dân gian với các tác phẩm hiện đại”[5; 751,752]. Hiện nay, các nhà khoa học đều thống nhất dùng thuật ngữ sử thi để chỉ các tác phẩm văn học dân gian có quy mô phản ánh hiện thực rộng lớn, có nghệ thuật “không thể nào bắt chước được”. Các tác phẩm đó “sản sinh ra trong những điều kiện xã hội không bao giờ trở lại được nữa” (Các Mác). PGS. Lê Trường Phát cho rằng: “Sử thi là những sáng tác tự sự có dung lượng lớn, đề tài của chúng là những sự hiện diện lớn lao có tầm quan trọng đối với lịch sử của cả cộng đồng. Sử thi được kể bằng hình thức văn vần hoặc văn xuôi xen lẫn văn vần” [22;228]. Theo Từ điển thuật ngữ Văn học thì “Sử thi (Tiếng Pháp: Epopée) còn gọi là anh hùng ca là tác phẩm tự sự dài (thường là thơ) xuất hiện rất sớm trong 18 Kho¸ luËn tèt nghiÖp TrÇn H÷u Nam D31 lịch sử văn học các dân tộc nhằm ngợi ca sự nghiệp anh hùng có tính toàn dân và có ý nghĩa trọng đại đối với dân tộc trong buổi bình minh của lịch sử(…)”[15;285]. Hiện nay, khái niệm sử thi đã được rất nhiều nhà nghiên cứu dân gian hàng đầu của Việt Nam quan tâm. Mỗi người đều đưa ra những khái niệm chỉ ra tính chất đặc trưng của sử thi. Từ sự trích dẫn ý kiến của những nhà nghiên cứu hàng đầu về văn học dân gian. Chúng tôi xin viện dẫn khái niệm chung về sử thi: “Sử thi là một hiện tượng đặc biệt trong kho tàng Folklore. Nó là bức tranh rộng lớn về con người, xã hội thiên nhiên, nó phản ánh những vận động chuyển biến lớn của lịch sử. Sử thi không phải là thơ chép sử, sử thi là thể loại nghệ thuật tổng hợp, trong đó các yếu tố văn học(lời ca); âm nhạc(làn điệu); diễn xướng … để chuyển hoá thành một tác phẩm tự sự bằng văn vần dài hơi lấy các nhân vật anh hùng làm trung tâm nhằm diễn đạt đề tài, chủ đề của tác phẩm và tư tưởng của cộng đồng”. (Trích trong cuốn Sử thi thần thoại M'nông, Nxb KHXH, 1996). 1.1.2. Nguồn gốc sử thi Về vấn đề này đã có không ít lời bàn của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước. Tiêu biểu nhất phải kể tới công trình nghiên cứu Lý luận văn học (1964) của Giáo sư E.M.Mê-lê-tin-xki- một chuyên gia hàng đầu nghiên cứu văn học dân gian. Tạp chí văn học số 1-1974 đã đăng lại toàn bộ chương V và VI với tiêu đề Về nguồn gốc sử thi anh hùng. Theo ông: “sử thi anh hùng không thể xuất hiện trong thời kỳ phồn vinh của chế độ công xã nguyên thủy” mà “xuất hiện vào thời kỳ tan rã của chế độ cộng sản nguyên thủy, sử thi anh hùng dân gian tất nhiên đã dựa vào truyền thống của văn học dân gian tự sự ở xã hội tiền giai cấp”[7;123]. 19 Kho¸ luËn tèt nghiÖp TrÇn H÷u Nam D31 Ông trình bày một cách thuyết phục: “những thiên anh hùng ca ở giai đoạn đầu đã xuất hiện trên cơ sở của sự tác động qua lại giữa truyện cổ tích dũng sỹ với truyền thống của sử thi thần thoại nguyên thủy về những ông tổ- những nhân vật văn hóa. Khi kinh nghiệm của sự liên hiệp nhà nước giáng một đòn quyết liệt vào sự thần thoại hóa quá khứ lịch sử, thì có thể nói rằng những truyền thuyết lịch sử về các cuộc chiến tranh giữa các bộ lạc, về những cuộc di dân, về những thủ lĩnh quân sự xuất sắc v.v…đã trở thành cội nguồn chủ yếu của sự hình thành sử thi anh hùng”[7;123]. Ở Việt Nam, nhóm biên soạn Từ điển thuật ngữ văn học, Nguyễn Khắc Phi, Trần Đình Sử, Lê Bá Hán cũng cho rằng: “Sử thi ra đời vào thời điểm nối tiếp sau thần thoại, tức là từ thế giới của các vị thần bắt đầu chuyển sang thế giới của con người”[15;286]. Tương tự, nhà nghiên cứu Phan Đăng Nhật có ý kiến: “ Sử thi ra đời vào thời kì cuối của xã hội tiền giai cấp. Sau thời kì đó, trong những điều kiện nhất định, sử thi vẫn còn có thể ra đời, nhưng không còn những sử thi cổ điển lẫy lừng (Mác) nữa”[9;10]. Như vậy, trong lịch sử văn học, sử thi là thể loại ra đời nối tiếp sau thần thoại, là sản phẩm của “thời kỳ lịch sử đang trở dạ”- xã hội công xã nguyên thủy đang trên đà suy vong nhường chỗ cho xã hội chiếm hữu nô lệ. Đây là thời kỳ mà con người đang tách mình ra khỏi thế giới tự nhiên, dần khẳng định vai trò, vị trí chủ nhân của mình. Vì thế, xuất hiện trong sử thi, con người trở thành nhân vật trung tâm. 1.1.3. Vấn đề phân loại sử thi Thực tế cho thấy có rất nhiều cách phân loại khác nhau về sử thi. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất