Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Hình tượng nghệ thuật trong tập thơ hoa ngày thường chim báo bão của chế lan v...

Tài liệu Hình tượng nghệ thuật trong tập thơ hoa ngày thường chim báo bão của chế lan viên

.PDF
62
136
51

Mô tả:

Header Page 1 of 95. Kho¸ luËn tèt nghiÖp Tr­êng §HSP Hµ Néi 2 LỜI CẢM ƠN Trong quá trình triển khai đề tài “Hình tượng nghệ thuật trong tập thơ Hoa ngày thường - Chim báo bão của Chế Lan Viên”, tác giả khoá luận đã nhận được sự giúp đỡ của các thầy cô giáo trong khoa Ngữ Văn, các thầy cô trong tổ Văn học Việt Nam và đặc biệt là ThS. GVC Vũ Văn Ký - người hướng dẫn trực tiếp. Tác giả khoá luận xin được bày tỏ lòng biết ơn và gửi lời cảm ơn trân trọng nhất tới các thầy cô. Hà Nội, ngày 15 tháng 04 năm 2010 Tác giả khoá luận Bùi Thị Huyền Trang Bïi ThÞ HuyÒn Trang Footer Page 1 of 95. 1 K32A Khoa Ng÷ V¨n Header Page 2 of 95. Kho¸ luËn tèt nghiÖp Tr­êng §HSP Hµ Néi 2 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan: Khoá luận “Hình tượng nghệ thuật trong tập thơ Hoa ngày thường Chim báo bão của Chế Lan Viên” là kết quả nghiên cứu của riêng tôi, có tham khảo ý kiến của những người đi trước, dưới sự giúp đỡ khoa học của ThS. GVC Vũ Văn Ký. Khoá luận không sao chép từ một tài liệu, công trình có sẵn nào. Hà Nội, ngày 15 tháng 04 năm 2010 Tác giả khoá luận Bùi Thị Huyền Trang Bïi ThÞ HuyÒn Trang Footer Page 2 of 95. 2 K32A Khoa Ng÷ V¨n Header Page 3 of 95. Kho¸ luËn tèt nghiÖp Tr­êng §HSP Hµ Néi 2 MỤC LỤC Mở đầu 5 1. Lí do chọn đề tài 5 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 6 3. Mục đích nghiên cứu 8 4. Nhiệm vụ nghiên cứu 8 5. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 9 6. Phương pháp nghiên cứu 9 7. Đóng góp của khoá luận 9 8. Bố cục khoá luận 9 Nội dung 10 Chương 1. Chế Lan Viên và con đường nghệ thuật 10 1.1. Tiểu sử nhà thơ Chế Lan Viên 10 1.2. Con đường nghệ thuật của Chế Lan Viên 12 1.2.1. Chặng đường thơ Chế Lan Viên trước Cách mạng tháng 13 Tám 1945 1.2.2. Chặng đường thơ Chế Lan Viên những năm kháng chiến 14 chống Pháp và chống Mỹ 1.2.3. Chặng đường thơ Chế Lan Viên sau 1975 và những năm 16 cuối đời Chương 2. Quan niệm nghệ thuật và sự chi phối của quan 18 niệm nghệ thuật trong thơ Chế Lan Viên 2.1. Thuật ngữ “ Quan niệm nghệ thuật” 18 2.2. Quan niệm nghệ thuật và sự chi phối của quan niệm nghệ 20 thuật trong thơ Chế Lan Viên 2.2.1. Giai đoạn trước Cách mạng tháng Tám 1945 20 2.2.2. Giai đoạn hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ 23 Bïi ThÞ HuyÒn Trang Footer Page 3 of 95. 3 K32A Khoa Ng÷ V¨n Header Page 4 of 95. Kho¸ luËn tèt nghiÖp Tr­êng §HSP Hµ Néi 2 2.2.3. Sau 1975 và những năm cuối đời 25 2.2.4. Kết luận 28 Chương 3. Hình tượng nghệ thuật trong tập thơ Hoa ngày 29 thường - Chim báo bão 3.1. Thuật ngữ “Hình tượng nghệ thuật” 29 3.2. Vài nét về tập thơ “Hoa ngày thường - Chim báo bão” 31 3.3. Hình tượng nghệ thuật trong tập thơ “Hoa ngày thường - 33 Chim báo bão” 3.3.1. Hình tượng Tổ quốc, Dân tộc 33 3.3.2. Hình tượng Đảng, Bác Hồ 37 3.3.3. Hình tượng Nhân dân 39 3.3.4. Hình tượng người chiến sĩ 44 3.3.5. Hình tượng quân xâm lược 45 3.3.6. Hình tượng thiên nhiên 47 3.3.7. Hình tượng “Cái tôi trữ tình” nhà thơ 50 3.4. Một số hình thức nghệ thuật biểu hiện của hình tượng 52 nghệ thuật trong tập thơ “Hoa ngày thường - Chim báo bão” 3.4.1. Thể thơ 52 3.4.2. Kết cấu thơ 53 3.4.3. Hình ảnh thơ 53 3.4.4. Giọng điệu 54 3.4.5. Ngôn ngữ thơ 55 Kết luận 57 Tài liệu tham khảo 59 Bïi ThÞ HuyÒn Trang Footer Page 4 of 95. 4 K32A Khoa Ng÷ V¨n Header Page 5 of 95. Kho¸ luËn tèt nghiÖp Tr­êng §HSP Hµ Néi 2 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Chế Lan Viên xuất hiện trên thi đàn Việt Nam như “một quầng lửa” rực sáng với sự nghiệp sáng tác gồm hơn một chục tập thơ, hàng nghìn trang văn bút kí, phê bình, tiểu luận. Đời thơ Chế Lan Viên trải nhiều giai đoạn, nhiều khúc quanh. Ông từng là một “thi sĩ - lãng mạn”, một “thi sĩ - chiến sĩ” và cuối đời ông là một “thi sĩ - triết nhân”, khép mình lại, ẩn mình đi, lấy ngay cái bóng của mình mà đối diện đàm tâm về đời, về thế. Bao quát hơn, ông là một nhà thơ - con người suốt đời đi tìm khuôn mặt mình để rồi cuối cùng, Chế Lan Viên đã đi qua và trụ lại trong lịch sử văn học như một thi nhân đích thực. Một nghệ sĩ tài năng không thể thiếu phong cách, như mỗi ngôi sao lấp lánh một thứ ánh sáng riêng. Chế Lan Viên cũng đã để lại trong thơ hiện đại dấu ấn của một phong cách và quan niệm nghệ thuật độc đáo, đặc sắc. Chính điều này đã chi phối đến việc xây dựng thế giới hình tượng nghệ thuật trong các tập thơ qua từng giai đoạn của lịch sử. Trong đó đặc biệt phải kể đến tập Hoa ngày thường - Chim báo bão – đây là một bước phát triển mới của thơ Chế Lan Viên. Với Hoa ngày thường - Chim báo bão Chế Lan Viên đã làm một “cuộc chuyển quân”, tiến sát tới những tuyến đầu của cuộc chiến đấu của dân tộc và thời đại. Trước cơn bão lớn của thời đại, mạch trữ tình và suy tưởng trong thơ Chế Lan Viên được dồn tụ lại, làm dậy lên những cơn sóng lớn, vang lên những hợp âm dữ dội của một tiếng thơ chiến đấu, trong những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước, thơ đánh Mỹ là mặt trận chính của thơ Chế Lan Viên. Chính ở đây, Chế Lan Viên đã thể hiện sức chiến đấu năng nổ, tính nhạy bén, chiều sâu của tư duy nghệ thuật. Cũng chính từ đây Chế Lan Viên đã dồn nhiều tâm huyết, thể hiện những tìm tòi và tạo được một phong cách Bïi ThÞ HuyÒn Trang Footer Page 5 of 95. 5 K32A Khoa Ng÷ V¨n Header Page 6 of 95. Kho¸ luËn tèt nghiÖp Tr­êng §HSP Hµ Néi 2 đặc sắc để đạt đến những bài thơ có vị trí xứng đáng trong những thành tựu quan trọng của nền thơ chống Mỹ. Hoa ngày thường - Chim báo bão đã góp phần tạo nên “những cơn sóng lớn”, “những hợp âm dữ dội”, trong phong cách thơ của Chế Lan Viên. Việc tìm hiểu hệ thống hình tượng nghệ thuật trong tập Hoa ngày thường - Chim báo bão sẽ giúp chúng ta có cái nhìn sâu sắc, toàn vẹn hơn về tập thơ và phong cách, quan niệm nghệ thuật của nhà thơ Chế Lan Viên trong cuộc chiến tranh vĩ đại của dân tộc, đặc biệt là cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Không chỉ vậy, Chế Lan Viên còn là một tác giả có vị trí quan trọng của nền văn học Việt Nam hiện đại nên những tác phẩm thơ của ông được đưa vào giảng dạy ở hầu hết các cấp học, bậc học. Do đó, việc nghiên cứu, tìm hiểu thơ Chế Lan Viên ở khía cạnh hình tượng nghệ thuật, cụ thể là tập thơ Hoa ngày thường - Chim báo bão sẽ góp phần thiết thực vào việc học tập và giảng dạy môn Ngữ Văn trong nhà trường. Đó là những lý do khiến chúng tôi lựa chọn đề tài khoá luận “Hình tượng nghệ thuật trong tập thơ Hoa ngày thường - Chim báo bão của Chế Lan Viên”. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Nghiên cứu và tìm hiểu tập thơ Hoa ngày thường - Chim báo bão của Chế Lan Viên không phải là vấn đề hoàn toàn mới mẻ. Đi vào khai thác, nghiên cứu ở một số phương diện khác nhau đã có nhiều bài viết, công trình, ý kiến xung quanh tập thơ này. Tác giả Hà Minh Đức ở bài viết “Hoa ngày thường - Chim báo bão” bước phát triển mới của một phong cách thơ” đăng trong Nhà văn và tác phẩm, Nxb Văn học, 1971 cũng khẳng định sự phát triển trên con đường sáng Bïi ThÞ HuyÒn Trang Footer Page 6 of 95. 6 K32A Khoa Ng÷ V¨n Header Page 7 of 95. Kho¸ luËn tèt nghiÖp Tr­êng §HSP Hµ Néi 2 tác thơ của Chế Lan Viên ở nhiều khía cạnh khác nhau trong tập thơ Hoa ngày thường - Chim báo bão. Tác giả Mai Quốc Liên trong bài viết “ Chế Lan Viên qua tập thơ “Hoa ngày thường - Chim báo bão” đăng trong Nhà thơ, cơn bão và những cánh hoa, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, 1989, đã chỉ ra và khẳng định những giá trị nội dung, nghệ thuật của tập thơ. Tác giả Vũ Tuấn Anh trong Chế Lan Viên về tác gia và tác phẩm, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2003 với bài viết “Thơ đánh Mỹ của Chế Lan Viên”, nhà nghiên cứu đã khẳng định: “Hoa ngày thường - Chim báo bão” là một bước phát triển mới của thơ Chế Lan Viên, từ sắc thái trữ tình đậm nét trong “Ánh sáng và phù sa”đến chất thời sự, chính trị nổi bật như là một đặc trưng về phong cách trong “Hoa ngày thường - Chim báo bão” có vẻ như là một sự chuyển hướng đột ngột”. Tiến sĩ Nguyễn Thị Bình trong giáo trình Lịch sử Văn học Việt Nam tập III, Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội, 2007 đã chỉ ra: “Quan hệ giữa mặt đối lập mà thống nhất, đối lập mà chuyển hoá còn được thể hiện ở mạch ngầm cấu trúc một bài thơ hay một tập thơ “Hoa ngày thường - Chim báo bão”. Tác giả Nguyễn Văn Long trong Giáo trình Văn học Việt Nam hiện đại tập II, Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội, 2008 đã có ý kiến nhận xét về tập thơ Hoa ngày thường - Chim báo bão của Chế Lan Viên đó là: “Nhà thơ muốn mình vừa là hầm chông giết giặc, lại vừa là cành hoa mát mắt cho đời”. Giáo sư, Tiến sĩ Trần Đình Sử với bài viết “Chế Lan Viên - bản lĩnh một nhà thơ lớn” in trong Tuyển tập mười lăm năm tạp chí văn học và tuổi trẻ tập một, Nxb Giáo dục Hà Nội, 2008 cho rằng: “Hoa ngày thường - Chim báo bão” đánh dấu bước trỗi dậy đổi mới của thơ Chế Lan Viên gắn liền với ý thức “cái tôi” của mình”. Bïi ThÞ HuyÒn Trang Footer Page 7 of 95. 7 K32A Khoa Ng÷ V¨n Header Page 8 of 95. Kho¸ luËn tèt nghiÖp Tr­êng §HSP Hµ Néi 2 Các tài liệu dẫn trên cho thấy nhiều tác giả, nhà nghiên cứu đã tìm hiểu tập thơ Hoa ngày thường - Chim báo bão ở những khía cạnh khác nhau. Điều đó tạo điều kiện thuận lợi giúp người đọc tiếp cận tập thơ ở nhiều hướng, cả về nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật. Mặc dù vậy, các nhà nghiên cứu tùy theo quan niệm và sở thích cá nhân mới chỉ đề cập đến một khía cạnh, một vấn đề trong Hoa ngày thường Chim báo bão. Kế thừa ý kiến của những người đi trước, chúng tôi đi sâu hơn vào hình tượng nghệ thuật trong tập thơ Hoa ngày thường - Chim báo bão, hi vọng sẽ thấy được những vấn đề sâu sắc và góp phần tìm hiểu sự nghiệp thơ ca của Chế Lan Viên. 3. Mục đích nghiên cứu Với đề tài Hình tượng nghệ thuật trong tập thơ Hoa ngày thường Chim báo bão tác giả khoá luận hướng tới các mục đích sau: Tìm hiểu quan niệm nghệ thuật và sự chi phối của quan niệm nghệ thuật đến sáng tác thơ ca của Chế Lan Viên. Khảo sát, tìm hiểu về hình tượng nghệ thuật trong tập thơ Hoa ngày thường - Chim báo bão. Từ đó có cái nhìn bao quát về con đường nghệ thuật của Chế Lan Viên trong kháng chiến chống Mỹ và rộng hơn là trên thi đàn Việt Nam. Góp phần thiết thực vào việc học tập, giảng dạy môn Ngữ Văn trong nhà trường. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu Khoá luận Hình tượng nghệ thuật trong tập thơ Hoa ngày thường Chim báo bão của Chế Lan Viên có nhiệm vụ sau: Trình bày khái quát về cuộc đời, con đường nghệ thuật của tác giả Chế Lan Viên. Tìm hiểu về quan niệm nghệ thuật của Chế Lan Viên và sự chi phối của quan niệm nghệ thuật ấy đến thơ của ông. Bïi ThÞ HuyÒn Trang Footer Page 8 of 95. 8 K32A Khoa Ng÷ V¨n Header Page 9 of 95. Kho¸ luËn tèt nghiÖp Tr­êng §HSP Hµ Néi 2 Tìm hiểu hình tượng nghệ thuật trong tập thơ Hoa ngày thường - Chim báo bão. Bïi ThÞ HuyÒn Trang Footer Page 9 of 95. 9 K32A Khoa Ng÷ V¨n Header Page 10 of 95. Kho¸ luËn tèt nghiÖp Tr­êng §HSP Hµ Néi 2 5. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Khoá luận tập trung vào nghiên cứu tập thơ Hoa ngày thường - Chim báo bão rút từ Chế Lan Viên toàn tập tập I, Nxb Văn học, 2002. Bên cạnh đó, để làm nổi bật những hình tượng nghệ thuật trong tập thơ Hoa ngày thường - Chim báo bão khi cần thiết khoá luận còn có sự mở rộng, liên hệ đến những sáng tác trước và sau của Chế Lan Viên và các nhà thơ khác. 6. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp hệ thống Phương pháp so sánh đối chiếu Phương pháp phân tích văn học 7. Đóng góp của khoá luận Về mặt khoa học: Góp phần tìm hiểu, nghiên cứu tập Hoa ngày thường - Chim báo bão ở khía cạnh hình tượng nghệ thuật. Thấy được sự chi phối của quan niệm nghệ thuật đến việc xây dựng hình tượng nghệ thuật trong tập thơ Hoa ngày thường - Chim báo bão. Về mặt thực tiễn: Góp phần vào việc giảng dạy và học tập các tác phẩm thơ của Chế Lan Viên trong nhà trường trung học phổ thông. 8. Bố cục khoá luận Khoá luận có bố cục ba phần: Mở đầu, nội dung, kết luận. Mở đầu: 5 trang Nội dung: 47 trang Chương 1: Chế Lan Viên và con đường nghệ thuật: 8 trang Chương 2: Quan niệm nghệ thuật và sự chi phối quan niệm nghệ thuật trong thơ Chế Lan Viên:11 trang Chương 3: Hình tượng nghệ thuật trong tập thơ Hoa ngày thường Chim báo bão: 28 trang Kết luận: 2 trang Ngoài ra khoá luận còn có mục lục, danh mục tài liệu tham khảo. Bïi ThÞ HuyÒn Trang Footer Page 10 of 95. 10 K32A Khoa Ng÷ V¨n Header Page 11 of 95. Kho¸ luËn tèt nghiÖp Tr­êng §HSP Hµ Néi 2 NỘI DUNG CHƯƠNG 1 CHẾ LAN VIÊN VÀ CON ĐƯỜNG NGHỆ THUẬT 1.1. Tiểu sử nhà thơ Chế Lan Viên Nhà thơ Chế Lan Viên tên thật là Phan Ngọc Hoan, sinh ngày 23 tháng 10 năm 1920, quê ở xã Cam An, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị, nhưng suốt thời niên thiếu đến tuổi trưởng thành lại gắn bó với vùng Bình Định - Quy Nhơn, nên đây cũng được xem là quê hương thứ hai của nhà thơ. Sinh trưởng trong một gia đình viên chức nhỏ, cha lại mất sớm nhưng Chế Lan Viên vẫn được tạo điều kiện theo học ở Quy Nhơn rồi Hà Nội. Chế Lan Viên làm thơ từ khi còn 12, 13 tuổi, có thơ, truyện ngắn đăng trên các báo “Tiếng trẻ”, “Khuyến học”, “Phong hoá” từ những năm 19351936. Cùng với Hàn Mặc Tử, Yến Lan, Quách Tấn lập nên nhóm thơ Bình Định nổi tiếng và tạo một dấu ấn độc đáo cho Thơ mới đương thời. Khi tập Điêu tàn ra đời năm 1937 Chế Lan Viên mới 17 tuổi và đang là học sinh năm thứ ba trường trung học Quy Nhơn, đã gây được sự chú ý đặc biệt và đưa thơ Chế Lan Viên vào trong số những nhà thơ mới hàng đầu. Năm 1939, Chế Lan Viên ra học tại Hà Nội, rồi vào Sài Gòn làm báo, ra Thanh Hoá, quay về Huế dạy học. Năm 1942 cho ra đời tập văn Vàng sao và sau đó viết tập bút ký triết luận Gai lửa. Chế Lan Viên tham gia Cách mạng tháng Tám tại Quy Nhơn, rồi sau đó ra Huế tham gia “Đoàn xây dựng” cùng với Hoài Thanh, Lưu Trọng Lư, Đào Duy Anh viết bài cho báo “Quyết thắng” của Việt Minh Trung Bộ. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Chế Lan Viên hoạt động văn nghệ, báo chí ở Liên khu Bốn và chiến trường Bình Trị Thiên. Ông được kết nạp Đảng vào tháng 7 năm 1949 ngay trên quê mẹ Quảng Trị. Bïi ThÞ HuyÒn Trang Footer Page 11 of 95. 11 K32A Khoa Ng÷ V¨n Header Page 12 of 95. Kho¸ luËn tèt nghiÖp Tr­êng §HSP Hµ Néi 2 Những bài thơ Chế Lan Viên sáng tác trong thời kỳ kháng chiến được tập hợp trong tập Gửi các anh (in 1955) thể hiện sự chuyển biến quan trọng trong tư tưởng và nghệ thuật của ông. Sau năm 1954, nhà thơ trở về sống tại Hà Nội, làm biên tập viên ở Nhà xuất bản rồi ở báo “Văn học” của hội nhà văn. Chế Lan Viên nhiều năm là ủy viên Ban chấp hành, Ban thường vụ Ban thư ký Hội nhà văn Việt Nam. Tập Ánh sáng và phù sa (1960) là một thành công đặc sắc - cái mốc quan trọng trên đường thơ sau cách mạng của Chế Lan Viên. Trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước, thơ Chế Lan Viên đã đạt nhiều thành tựu mới ở các tập thơ Hoa ngày thường - Chim báo bão (1967), Những bài thơ đánh giặc (1972), Đối thoại mới (1973) đậm chất chính luận mang âm hưởng sử thi bên cạnh chất trữ tình đằm thắm của cuộc sống đời thường. Từ sau 1975 ông chuyển vào sống ở Thành phố Hồ Chí Minh và tiếp tục sáng tác các tập thơ Hái theo mùa (1977), Hoa trên đá (1984), Ta gửi cho mình (1986). Chế Lan Viên còn là cây bút viết văn xuôi đặc sắc với các tập bút ký Vàng sao (1942), Thăm Trung Quốc (1963), Những ngày nổi giận (1966)... Không chỉ thế, các tập tiểu luận, phê bình văn học của ông cũng gây nên tiếng vang rộng rãi và có tác động tích cực vào đời sống văn học: Vào nghề (1962), Suy nghĩ và bình luận (1971), Nghĩ cạnh dòng thơ (1981). Ông là đại biểu Quốc hội từ khoá III đến khoá VII, tham gia các uỷ ban văn hoá, giáo dục và đối ngoại của Quốc hội, từng có mặt ở nhiều diễn đàn văn hoá quốc tế, nhất là trong những năm chống Mỹ cứu nước. Chế Lan Viên mất ngày 19 tháng 6 năm 1989 tại Bệnh viện Thống Nhất. Lễ truy điệu và hỏa táng được tổ chức vào ngày 26 tháng 6 năm 1989. Bïi ThÞ HuyÒn Trang Footer Page 12 of 95. 12 K32A Khoa Ng÷ V¨n Header Page 13 of 95. Kho¸ luËn tèt nghiÖp Tr­êng §HSP Hµ Néi 2 Sau khi qua đời những Di cảo thơ của ông được vợ là nhà văn Vũ Thị Thường sưu tầm, tuyển chọn và in trong ba tập Di cảo thơ Chế Lan Viên (1992, 1993, 1996). Giới văn học và công chúng lại bất ngờ sửng sốt trước một Chế Lan Viên hết sức đa dạng, sâu sắc, phức tạp, vừa quen thuộc, vừa mới lạ trong các tập Di cảo thơ này. Năm 1996, Chế Lan Viên được truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật. Chế Lan Viên là một nghệ sĩ lớn, luôn trăn trở tìm tòi trên con đường nghệ thuật. Hơn nửa thế kỉ sáng tạo ông đã tìm đến nhiều khuynh hướng nghệ thuật và ở chặng đường nào cũng ghi được những thành công nổi bật, nhưng nhà thơ vẫn luôn không tự bằng lòng với mình, bởi “Cái trang mơ ước một đời chưa vươn tới” và khắt khe với chính mình khi nhìn lại đời thơ “Một nghìn câu thơ thì chín trăm câu dang dở” (Hồi ký bên trang viết). 1.2. Con đường nghệ thuật của Chế Lan Viên Cho đến năm 1996, Chế Lan Viên đã có 13 tập thơ được công bố với tổng số 1025 bài, trong đó có 49 bài thuộc tập thơ Hoa ngày thường - Chim báo bão. Trước Cách mạng tháng Tám, Chế Lan Viên chỉ có một tập thơ Điêu tàn (1937) và một số bài thơ viết sau Điêu tàn dự định in thành tập Thơ không tên. Bước chuyển của thơ Chế Lan Viên là tập Gửi các anh (1955) và thật sự thành công với tập Ánh sáng và phù sa. Những năm cả nước chống Mỹ là một giai đoạn sáng tác dồi dào và đầy hào hứng của nhà thơ với các tập Hoa ngày thường - Chim báo bão (1967), Những bài thơ đánh giặc (1972), Đối thoại mới (1973) và còn được tiếp tục sau năm 1975 với Hái theo mùa (1977), một tập thơ về Bác Hồ Hoa trước lăng Người (1976), Hoa trên đá (1984), Ta gửi cho mình (1986). Khép lại sự nghiệp sáng tác thơ Chế Lan Viên là với các tập Di cảo thơ tập I (1992), tập II Bïi ThÞ HuyÒn Trang Footer Page 13 of 95. 13 K32A Khoa Ng÷ V¨n Header Page 14 of 95. Kho¸ luËn tèt nghiÖp Tr­êng §HSP Hµ Néi 2 (1993), tập III (1996) mà phần lớn là các bài được viết trong những năm cuối đời. Con đường nghệ thuật của Chế Lan Viên với hơn nửa thế kỉ đã đi qua ba chặng đường chính: 1.2.1. Chặng đường thơ Chế Lan Viên trước Cách mạng tháng Tám 1945 Chế Lan Viên nổi tiếng từ trước Cách mạng Tháng Tám với Điêu tàn gồm 36 bài thơ được sáng tác khi ông mới 17 tuổi và đang là học sinh trung học ở Quy Nhơn, tập thơ đã làm cho người đọc phải “kinh ngạc và bàng hoàng”. Trong tập Điêu tàn Chế Lan Viên đã nói tới việc phi thường nghĩa là không làm chuyện tầm thường, dung tục. Chính giữa lúc chủ đề về cá nhân rất thịnh trong phong trào Thơ mới thì Chế Lan Viên trở về với số phận của một dân tộc bị thời gian chôn vùi với “máu xương kêu khóc”. Ông tìm cái đẹp không phải trong “Cái chân”, “Cái thiện”, mà tìm trong hư ảo với điêu tàn. Chế Lan Viên viết tựa Điêu tàn: “Làm thơ là làm sự phi thường. Thi sĩ không phải là Người. Nó là người Mơ, người Say, người Điên. Nó là Tiên, là Ma, là Quỷ, là Tinh, là Yêu. Nó thoát hiện tại. Nó xối trộn dĩ vãng. Nó ôm trùm tương lai”. Quả là Chế Lan Viên cùng với trường thơ Loạn “muốn xác lập một thế giới mới trong thi ca khác với quan hệ của đời thường” (Hà Minh Đức) - Đó là một thế giới dị thường. Với một nguồn cảm hứng dồi dào, bên cạnh một sức tưởng tượng quá mãnh liệt hiểu theo hai thể cách, trong Điêu tàn có hai Chế Lan Viên: Một Chế Lan Viên qua hình ảnh của ngọn tháp Chàm bơ vơ, sừng sững, cứng nhắc, đứng thành ngọn đồi với nét mặt càng thêm bí ẩn, buồn thảm lúc hoàng hôn xuống; Một Chế Lan Viên thứ hai đã xuất hiện “tỏa rộng như hơi”, bao vây, ôm ấp thân mình tháp rồi bốc lên cao bay theo sương gió, theo mây ngàn Bïi ThÞ HuyÒn Trang Footer Page 14 of 95. 14 K32A Khoa Ng÷ V¨n Header Page 15 of 95. Kho¸ luËn tèt nghiÖp Tr­êng §HSP Hµ Néi 2 phương, theo trăng vạn kiếp ... Sau một thời gian hể hả, làn hơi ấy lại tìm về chiều sâu dưới chiếc hòm xăng đầy xương cốt. Điêu tàn đã thể hiện thầm kín tấm lòng yêu đất nước, một đất nước đang tồn tại nhưng thực sự đang “điêu tàn” trong chế độ và cảnh đời cũ. Tố Hữu đã nhận xét: “Chế Lan Viên thì gợi lên nỗi hoài vọng của dân tộc Chàm ngày xưa theo cách của anh, đó cũng là một lời ca yêu nước, bởi anh khóc số phận của những dân tộc bị đô hộ”. Nhà thơ muốn thoát li khỏi mọi sự ràng buộc với cuộc đời hiện tại. Điêu tàn miêu tả một “cái tôi” trữ tình năng động muốn tìm hiểu về cảnh ngộ xung quanh, về bản thân mình và Chế Lan Viên rơi vào bi kịch là không có khả năng nhận thức, lí giải biết bao điều trong cuộc sống. Ngoài ra, trong thời kỳ này Chế Lan Viên còn có tập bút ký triết luận Vàng sao (1942). 1.2.2. Chặng đường thơ Chế Lan Viên những năm kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ Chế Lan Viên đã có sự chuyển biến mạnh mẽ thể hiện bằng sự đột phá trong sáng tác của nhà thơ. 1.2.2.1. Từ 1945-1960 Trong những năm tháng của cuộc kháng chiến chống Pháp, Chế Lan Viên đã thực sự hòa mình vào cuộc cách mạng và đời sống nhân dân, từ đó từng bước thay đổi tư tưởng và tâm hồn mình. Tập Gửi các anh ra đời và xuất bản năm 1955 đã đánh dấu bước chuyển biến trong tư tưởng của nhà thơ. 1.2.2.2. Từ 1960-1975 Tập Ánh sáng và phù sa là một bước đi, một bậc thang của hồn thơ Chế Lan Viên. Cách mạng đã giúp Chế Lan Viên lao mình vào cuộc sống chung của dân tộc, tìm đến những chân trời bao la được mở ra cho thơ và thơ ông đã được hồi sinh. Xuất bản năm 1960 với 69 bài thơ, Ánh sáng và phù sa đã thể Bïi ThÞ HuyÒn Trang Footer Page 15 of 95. 15 K32A Khoa Ng÷ V¨n Header Page 16 of 95. Kho¸ luËn tèt nghiÖp Tr­êng §HSP Hµ Néi 2 hiện tâm hồn Chế Lan Viên có những rung cảm về cuộc sống, về con người hôm nay qua kháng chiến cũng như trong đấu tranh thống nhất và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Về nhan đề của tập thơ Ánh sáng và phù sa, Chế Lan Viên đã giải thích: “Ánh sáng soi rọi tôi và phù sa bồi đắp tôi, ánh sáng tinh thần và phù sa vật chất của lí tưởng tôi”. Ánh sáng và phù sa trình bày cuộc phấn đấu trong tâm hồn và tư tưởng của nhà thơ để vượt qua những nỗi đau riêng hoà hợp với niềm vui chung. Chúng ta cũng thấu hiểu “Thơ là tiếng hát của tâm hồn, thơ là sự chân thực, trần trụi của tâm hồn”. Vì vậy, một tâm hồn phải tự giải quyết những vấn đề của nó chưa giải quyết được thì những “tiếng hát” của nó về xã hội vẫn cứ lướng vướng, gập ghềnh như có gì còn che giấu. Tập Ánh sáng và phù sa là một giai đoạn đấu tranh của tâm hồn thơ Chế Lan Viên, không những đấu tranh chống bệnh tật mà thực ra còn chống với những còn lại nào đó của giai đoạn suy nghĩ siêu hình trước cách mạng “Vào trong những lớp kim tâm hồn cay đắng”, “ Thơ ăn mất hồn”. Là một nhà thơ lớp trước, tâm hồn của Chế Lan Viên ngày xưa đắm chìm trong “dĩ vãng buồn thương”, cách mạng đã giúp Chế Lan Viên đoạn tuyệt với thời kỳ Điêu tàn và Vàng sao, Gai lửa đã đưa ông trở về với thực tế cách mạng, sáng tác dưới ánh sáng, lí tưởng của Đảng và lòng tin yêu của quần chúng nhân dân. Ánh sáng và phù sa là một tập thơ trữ tình đúng với ý nghĩa căn bản của thuật ngữ đó. Cuộc sống khách quan được biểu hiện qua cảm nghĩ và tâm trạng. Chế Lan Viên nói với người đọc bằng lời nói tâm tình, nhiều yêu thương và xúc cảm. Tập thơ đã đạt đến độ chín về tư tưởng và nghệ thuật. Nếu Gửi các anh còn để lại ấn tượng về một sự cố gắng đổi mới nhưng chưa đạt đến ổn định chắc chắn thì ở Ánh sáng và phù sa, những đổi mới về nội Bïi ThÞ HuyÒn Trang Footer Page 16 of 95. 16 K32A Khoa Ng÷ V¨n Header Page 17 of 95. Kho¸ luËn tèt nghiÖp Tr­êng §HSP Hµ Néi 2 dung đã đi liền với nghệ thuật thể hiện đa dạng và nhuần nhuyễn. Bút pháp Chế Lan Viên đến đây đã đạt đến sự đa dạng biến hóa linh hoạt. Nghệ thuật của Ánh sáng và phù sa nổi bật lên ở trí tưởng tượng mạnh mẽ, ở những hình ảnh đẹp và lộng lẫy, ở sự hòa hợp cảm xúc và trí tuệ. Bước vào cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, thơ Chế Lan Viên đạt được thành tựu mới với các tập Hoa ngày thường - Chim báo bão (1967), Những bài thơ đánh giặc (1972), đã hoàn thành cuộc hành trình từ “Cái tôi lạc lõng, cô đơn trở về giữa lòng dân tộc ấm áp yêu thương”. Dòng mạch thơ ấy còn tiếp tục chảy tới những tập thơ xuất bản sau ngày đất nước thống nhất của Chế Lan Viên như: Hái theo mùa (1977), Hoa trên đá (1984). Bên cạnh việc sáng tác và cho ra đời các tập thơ, trong thời kỳ này Chế Lan Viên còn bộc lộ tài năng trong ngòi bút của mình qua một số bút ký, tùy bút ghi lại hiện thực chiến đấu của quân và dân ta như: Những ngày nổi giận (1966), Giờ của số thành (1977)... Tiếp đó là các tập phê bình văn học với lối viết dạt dào cảm xúc thể hiện ngòi bút rất riêng của Chế Lan Viên: Phê bình văn học (1962), Vào nghề (1962), Suy nghĩ và bình luận (1971)... 1.2.3. Chặng đường thơ Chế Lan Viên sau 1975 và những năm cuối đời Từ giọng sử thi hào sảng, thơ Chế Lan Viên chuyển sang giọng thế sự đời tư trầm lắng, da diết: “Giọng cao bao nhiêu năm giờ anh hát giọng trầmTiếng hát lẫn vào im lìm của đất”. Những khúc xạ của đời sống xã hội và nhân tình thế thái sau chiến tranh đi vào thơ Chế Lan Viên tạo nên giọng buồn, chua chát: “Người ta chỉ biết màu sen anh đỏ rực - Còn nỗi buồn hoa tím biết cho đâu”. Sự chuyển hướng ấy được bắt đầu ở tập thơ Hoa trên đá (1984) tiếp đó là Ta gửi cho mình (1986) và khép lại với các tập Di cảo thơ (Tập I - 1992, tập II - 1993, tập III - 1996), xuất bản sau khi nhà thơ qua đời. Di cảo thơ là những bài thơ chiêm nghiệm, suy tưởng, tự vấn, độc thoại về những trăn trở vĩnh cửu của đời người: “Vui buồn, được mất, sống chết”... Bïi ThÞ HuyÒn Trang Footer Page 17 of 95. 17 K32A Khoa Ng÷ V¨n Header Page 18 of 95. Kho¸ luËn tèt nghiÖp Tr­êng §HSP Hµ Néi 2 Di cảo thơ mở ra những chủ đề vĩnh cửu của thơ ca, “có vị đắng đót của thứ thơ lặn vào trong, nói với riêng mình”. Những suy tưởng về thơ, về nghệ thuật của Chế Lan Viên càng sâu sắc, thấm thía. Về chất lượng nghệ thuật của Di cảo của thơ, Nguyễn Thái Sơn viết rất đúng rằng: “Có những tình cảm, những nỗi niềm, những giá trị nhân văn và nghệ thuật mà chỉ đến khi đọc thơ “Di cảo” của Chế Lan Viên ta mới nhận ra”. Bên cạnh những tác phẩm thơ, ở giai đoạn này Chế Lan Viên tiếp tục viết tiểu luận, phê bình văn học với các tập như: Từ gác Khuê Văn đến quán Trung Tân (1981), Nghĩ cạnh dòng thơ (1982) và Ngoại vi thơ (1987). Con đường nghệ thuật của Chế Lan Viên là một hành trình tìm kiếm không ngừng với nhiều bước ngoặt, có cả sự phủ định để vượt lên chính mình. Đúng như nhà thơ Tế Hanh đã nhận xét: “Nói chung thơ Chế Lan Viên trên 50 năm luôn luôn là một giọng thơ gây nhiều sự chú ý của dư luận. Có thể nói, Chế Lan Viên là một nhà thơ không yên ổn, anh không yên ổn trong trăn trở sáng tác của mình và cũng mang đến sự không yên ổn trong tình hình thơ của chúng ta”. Là một người mở đầu trong khuynh hướng tăng cường chất trí tuệ, suy tưởng, triết lí, Chế Lan Viên có ảnh hưởng rộng rãi đến nhiều nhà thơ thuộc các thế hệ sau và đem đến những tác động tích cực đối với sự tiếp nhận của công chúng. Bïi ThÞ HuyÒn Trang Footer Page 18 of 95. 18 K32A Khoa Ng÷ V¨n Header Page 19 of 95. Kho¸ luËn tèt nghiÖp Tr­êng §HSP Hµ Néi 2 CHƯƠNG 2 QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VÀ SỰ CHI PHỐI CỦA QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT TRONG THƠ CHẾ LAN VIÊN 2.1. Thuật ngữ “Quan niệm nghệ thuật” Theo Từ điển thuật ngữ văn học, quan niệm nghệ thuật là “nguyên tắc cắt nghĩa thế giới và con người vốn có của hình thức nghệ thuật, đảm bảo cho nó có khả năng thể hiện đời sống với một chiều sâu nào đó; là sự miêu tả hữu hạn của thế giới vô hạn là cuộc đời...” [5, 274]. “Quan niệm nghệ thuật là hình thức bên trong của sự chiếm lĩnh đời sống, là hệ quy chiếu ẩn chìm trong hình thức nghệ thuật, nó gắn với các phạm trù phương pháp sáng tác, phong cách nghệ thuật, làm thành thước đo của hình thức văn học và là cơ sở của tư duy nghệ thuật” [5, 275]. “Quan niệm nghệ thuật về thế giới và con người được thể hiện ở điểm nhìn nghệ thuật, ở chủ đề cảm nhận đời sống được hiểu như những hằng số tâm lí của chủ thể, ở kiểu nhân vật và biến cố mà tác phẩm cung cấp, ở cách xử lí các biến cố và quan hệ nhân vật” [5, 274]. Có thể nói rằng, nhà văn sáng tạo ra nhân vật là để khái quát quy luật về đời sống con người và bộc lộ quan niệm của mình về con người xã hội. Tuy nhiên, quan niệm nghệ thuật về con người của nhà văn mới là nhân tố quy định trực tiếp tới nhân vật. Tại sao trong Văn học Phục Hưng lại có thằng điên, thằng hề? Và tại sao chỉ có những người điên, thằng hề mới dám nói lên sự thật? Tại sao nhân vật của Nam Cao thường có ngoại hình xấu? Tại sao truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan lại thiên về xây dựng những hiện tượng trào phúng? Tất cả những câu hỏi đó chỉ có thể lí giải nếu hiểu được quan niệm nghệ thuật về con người của nhà văn. Bïi ThÞ HuyÒn Trang Footer Page 19 of 95. 19 K32A Khoa Ng÷ V¨n Header Page 20 of 95. Kho¸ luËn tèt nghiÖp Tr­êng §HSP Hµ Néi 2 Quan niệm nghệ thuật về con người sẽ được triển khai qua từng tác phẩm cụ thể của nhà văn. Ngay từ những tác phẩm đầu tay, Tô Hoài đã một cách tự nhiên hướng ngòi bút của mình vào “những chuyện trong làng và trong nhà, những cảnh và người của một vùng công nghệ đương sa sút, nghèo khó” (Một số kinh nghiệm viết văn của tôi). Thế là cuộc sống và con người làng Nghĩa Đô, nơi chôn rau cắt rốn của tác giả đã khơi nguồn sáng tạo nghệ thuật cho Tô Hoài. Ông từng tâm sự, những tác phẩm đầu tay là những tác phẩm mà “Đời sống xã hội quanh tôi, tư tưởng và hoàn cảnh của chính tôi đã vào cả sáng tác của tôi” (Tự truyện). Như mọi nhà văn chân chính, mối quan tâm lớn trước hết ở Nguyễn Minh Châu là quan hệ giữa văn học với đời sống, với thời đại. Ngay từ thời kỳ đầu cầm bút, nhà văn đã quan niệm: “Văn học bao giờ cũng phải trả lời những câu hỏi của đời sống” (Nhà văn, đất nước và dân tộc mình). Ngòi bút của Nguyễn Minh Châu không còn bị khuôn vào những đường hướng, những khuôn khổ có sẵn mà mở ra để khám phá toàn bộ đời sống xã hội và con người trong tính “đa sự, đa đoan” của nó. Đồng thời, quan niệm về hiện thực ở Nguyễn Minh Châu cũng luôn gắn liền với nền tảng tinh thần nhân bản: “Văn học và đời sống là những vòng tròn đồng tâm mà tâm điểm là con người” ( Trả lời phỏng vấn báo văn nghệ đầu xuân 1987). Quan niệm nghệ thuật của văn học có liên hệ mật thiết với quan niệm về thế giới và con người, về mặt triết học, khoa học, tôn giáo, đạo đức, chính trị vốn có của thời đại mình. Nhưng do đặc thù của mình mà quan niệm nghệ thuật có những thể hiện và bộc lộ riêng. Như vậy, quan niệm nghệ thuật đó chính là nét riêng, điểm nhìn của mỗi nhà văn. Quan niệm nghệ thuật của mỗi nhà văn khác nhau và điều đó được bộc lộ rõ nét qua từng tác phẩm của họ. Sự thật có thể là một, nhưng cách nhìn, cách cảm, cách nghĩ của nhà văn là muôn màu, muôn vẻ làm Bïi ThÞ HuyÒn Trang Footer Page 20 of 95. 20 K32A Khoa Ng÷ V¨n
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất