Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luật Hình sự 1, tội cướp tài sản c có hành vi dùng vũ lực chiếm đoạt tài sản của k, t...

Tài liệu Hình sự 1, tội cướp tài sản c có hành vi dùng vũ lực chiếm đoạt tài sản của k, tài sản chiếm đoạt có giá trị 30 triệu đồng.

.DOCX
11
134
125

Mô tả:

Mục lục Tình huống............................................................................................................. 1 Giải quyết tình huống............................................................................................2 1. Trường hợp phạm tội của C thuộc loại tội gì theo sự phân loại tội phạm tại khoản 3 Điều 8 BLHS?.........................................................................................2 2. Tội cướp tài sản (Điều 133 BLHS) là tội có CTTP vật chất hay CTTP hình thức? Tại sao?.......................................................................................................3 3. Nếu C mới dùng vũ lực nhưng không chiếm đoạt được tài sản thì C có bị truy cứu TNHS về tội cướp tài sản không? Giai đoạn thực hiện tội phạm?.................5 4. Nếu C mới tròn 14 tuổi thì C có phải chịu TNHS về hành vi của mình không? Tại sao?.................................................................................................................7 5. Nếu C mới chuẩn bị phạm tội cướp tài sản thì bị bắt giữ thì C có phải chịu TNHS về hành vi của mình không? Tại sao?.......................................................8 Kết luận...............................................................................................................9 Danh mục tài liệu tham khảo..........................................................................10 0 Tình huống Quyền sở hữu là một trong những quyền cơ bản mà Nhà nước nào cũng đều phải bảo vệ để duy trì sự ổn định và phát triển của xã hội. Điều 58 Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi bổ sung năm 2001) quy định: “Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu hợp pháp và quyền thừa kế của công dân’. Điều 74 Hiến pháp cũng quy định: “Mọi hành vi xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích của tập thể và của công dân phải được kịp thời xử lý nghiêm minh”. Cướp tài sản là một trong nhóm những tội xâm phạm sở hữu, là hành vi dùng vũ lực để chiếm đoạt tài sản đang có chủ và hiện nay ngày càng xảy ra phổ biến hơn. Nhận thấy được thực trạng này, sau đây em xin được chọn tình huống số 6 để phân tích, đưa ra một số ý kiến cũng như hoàn thiện phần bài tập của mình. Tình huống số 6 như sau: C có hành vi dùng vũ lực chiếm đoạt tài sản của K, tài sản chiếm đoạt có giá trị 30 triệu đồng. Hành vi phạm tội của C được quy định tại khoản 1 Điều 133 BLHS. C bị đưa ra xét xử và bị tuyên phạt 7 năm tù. Anh (chị) hãy xác định: 1. Trường hợp phạm tội của C thuộc loại tội gì theo sự phân loại tội phạm tại khoản 3 Điều 8 BLHS? 2. Tội cướp tài sản (Điều 133 BLHS) là tội có CTTP vật chất hay CTTP hình thức? Tại sao? 3. Nếu C mới dùng vũ lực nhưng không chiếm đoạt được tài sản thì C có bị truy cứu TNHS về tội cướp tài sản không? Giai đoạn thực hiện tội phạm? 4. Nếu C mới tròn 14 tuổi thì C có phải chịu TNHS về hành vi của mình không? Tại sao? 5. Nếu C mới chuẩn bị phạm tội cướp tài sản thì bị bắt giữ thì C có phải chịu TNHS về hành vi của mình không? Tại sao? 1 Giải quyết tình huống 1. Trường hợp phạm tội của C thuộc loại tội gì theo sự phân loại tội phạm tại khoản 3 Điều 8 BLHS? Trường hợp phạm tội của C thuộc loại tội rất nghiêm trọng. Khoản 1 Điều 8 BLHS đã nêu định nghĩa về tội phạm như sau: “Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong BLHS, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập...”. Và hiểu một cách khái quát nhất thì “tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội, có lỗi, trái pháp luật hình sự và phải chịu hình phạt”. (trang 50,Giáo trình Luật hình sự Việt Nam tập 1, ĐH Luật Hà Nội). Tuy mỗi tội phạm đều phải có những dấu hiệu chung trên nhưng với từng trường hợp cụ thể lại có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội rất khác nhau. Không chỉ khác nhau về nguyên nhân và điều kiện phát sinh, về tính chất của các quan hệ xã hội bị xâm hại mà còn khác nhau ngay ở tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội gây ra hoặc đe dọa gây ra cũng như ở nhiều tình tiết khách quan và chủ quan khác. Chính vì vậy mà vấn đề phân hóa và cá thể hóa hình phạt đã được đặt ra và được coi là nguyên tắc của Luật hình sự Việt Nam. Thể hiện nguyên tắc này, Luật hình sự Việt Nam phân tội phạm ra thành bốn nhóm tội phạm khác nhau: tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng và đã được quy định tại Khoản 3 Điều 8 BLHS như sau: “Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại không lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến ba năm tù; tội phạm nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến bảy năm tù; tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại rất lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến mười lăm năm tù; tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại đặc biệt lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là trên mười lăm năm tù, tù chung thân hoặc tử hình”. 2 Để xác định loại tội của tội phạm, ta cần căn cứ vào mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội đó và mức cao nhất của khung hình phạt đối với loại tội đó để định tội sao cho chính xác. Trong tình huống đã nêu, C có hành vi dùng vũ lực chiếm đoạt tài sản, đây là một hành vi gây nguy hại rất lớn cho xã hội và đã cấu thành tội cướp tài sản được quy định tại Điều 133 BLHS. Mặt khác, tài sản mà C chiếm đoạt có giá trị 30 triệu đồng. Tài sản này dưới 50 triệu đồng (giá trị được quy định tại khoản 2 Điều 133 BLHS) nên hành vi phạm tội của C đã cấu thành tội phạm được quy định tại khoản 1 Điều 133 BLHS đó là: “Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm”. Mức cao nhất của khung hình phạt đối với loại tội này là mười năm tù. Để phân loại tội phạm, ta phải căn cứ vào khoản 3 Điều 8 BLHS (nguồn duy nhất của Luật hình sự). Căn cứ vào khoản 3 Điều 8 BLHS đã nêu ở trên: “...tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại rất lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến mười lăm năm tù...”. Nhận thấy, hành vi cướp tài sản của C đã gây nguy hại rất lớn cho xã hội đồng thời căn cứ vào mức cao nhất của khung hình phạt là mười năm tù đã nêu ở trên thì loại tội mà C đã phạm phải là tội rất nghiêm trọng. 2. Tội cướp tài sản (Điều 133 BLHS) là tội có CTTP vật chất hay CTTP hình thức? Tại sao? Tội cướp tài sản (Điều 133 BLHS) là tội có cấu thành tội phạm hình thức. Giải thích: Cướp tài sản là một trong những tội nằm trong nhóm các tội xâm phạm quyền sở hữu và được pháp luật quy định tại Điều 133 BLHS Việt Nam. Theo khoản 1 Điều 133 BLHS thì cướp tài sản là hành vi của người nào đó dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản. 3 . Để có thể xác định cướp tài sản là tội có cấu thành tội phạm (CTTP) gì thì ta cần phân tích và phân biệt các loại cấu thành tội phạm để xác định đúng đắn. Dựa vào đặc điểm cấu trúc của các dấu hiệu thuộc mặt khách quan của tội phạm, có thể chia CTTP thành 2 loại đó là: CTTP vật chất và CTTP hình thức. - CTTP vật chất là CTTP có các dấu hiệu của mặt khách quan là hành vi, hậu quả và mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả. - CTTP hình thức là CTTP chỉ có một dấu hiệu của mặt khách quan đó là hành vi nguy hiểm cho xã hội. Khi xác định cấu thành vật chất hay cấu thành hình thức của tội phạm ta phải dựa vào cấu thành tội phạm cơ bản để xác định. CTTP cơ bản là CTTP chỉ có dấu hiệu định tội. Đối với tội Cướp tài sản thì CTTP cơ bản được quy định tại khoản 1 Điều 133 BLHS đó là: “Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm” vì nó chỉ quy định dấu hiệu định tội mà không có những tình tiết tăng nặng hay giảm nhẹ định khung (các tình tiết được quy định tại Điều 46 và Điều 48 BLHS) như trong khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều 133 BLHS. Mà việc xây dựng loại tội nào có CTTP cơ bản là CTTP vật chất hay CTTP hình thức là xuất phát từ cơ sở khách quan sau: - Nếu riêng hành vi nguy hiểm cho xã hội đã thể hiện được đầy đủ tính nguy hiểm của tội phạm hoặc hậu quả nguy hiểm cho xã hội là hậu quả khó xác định thì CTTP thường được xây dựng là CTTP hình thức. - Nếu riêng hành vi nguy hiểm cho xã hội chưa thể hiện được hoặc chưa thể hiện được đầy đủ tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm mà đòi hỏi phải có hậu quả nguy hiểm cho xã hội thì CTTP thường được xây dựng là CTTP vật chất. Vậy hậu quả chính là dấu hiệu để phân biệt giữa CTTP vật chất với CTTP hình thức. Đây là hậu quả có thể được nêu trong điều luật hoặc không chứ không phải là hậu quả có xảy ra trên thực tế hay không xảy ra. 4 Nhận thấy, khoản 1 Điều 133 này không quy định rằng hậu quả đó nguy hiểm cho xã hội như thế nào mà chỉ căn cứ vào hành vi nguy hiểm cho xã hội đó là “dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản” để định tội. Đây là những đặc điểm của CTTP hình thức (trong cấu thành không nêu hậu quả) vì vậy tội cướp tài sản là tội có CTTP hình thức. 3. Nếu C mới dùng vũ lực nhưng không chiếm đoạt được tài sản thì C có bị truy cứu TNHS về tội cướp tài sản không? Giai đoạn thực hiện tội phạm? C có thể bị truy cứu TNHS về tội cướp tài sản. Giai đoạn thực hiện tội phạm là tội phạm hoàn thành. Giải thích: Để xác định xem C có bị truy cứu TNHS về tội cướp tài sản hay không ta cần căn cứ vào giai đoạn phạm tội của C vì pháp luật quy định trách nhiệm hình sự nặng nhẹ khác nhau tương ứng với mỗi giai đoạn thực hiện tội phạm khác nhau của tội phạm. Mà “Các giai đoạn thực hiện tội phạm là các mức độ thực hiện tội phạm cố ý, bao gồm chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt và tội phạm hoàn thành”(trang 160 giáo trình ĐH Luật Hà Nội). Như vậy, các giai đoạn thực hiện tội phạm chỉ đặt ra với lỗi cố ý và bao gồm 3 giai đoạn: - Chuẩn bị phạm tội: là giai đoạn trong đó người phạm tội có hành vi tạo ra những điều kiện cần thiết cho việc thực hiện tội phạm nhưng chưa bắt đầu thực hiện tội phạm đó. Đây là quá trình tìm kiếm, sửa soạn công cụ, phương tiện phạm tội hoặc tạo ra những điều kiện cần thiết khác để thực hiện tội phạm (Điều 17 BLHS). Người chuẩn bị phạm tội chỉ phải chịu TNHS nếu tội định phạm là tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng. Tội phạm được chuẩn bị càng chu đáo thì hậu quả gây ra càng lớn, khả năng gây hại càng lớn. - Phạm tội chưa đạt: là giai đoạn mà người phạm tội đã bắt đầu thực hiện những hành vi khách quan được mô tả trong CTTP và chưa (không) thực hiện được tội phạm đến cùng (về mặt pháp lý) do những nguyên nhân ngoài ý muốn. 5 Phạm tội chưa đạt kéo dài từ thời điểm bắt đầu thực hiện tội phạm cho đến trước thời điểm dấu hiệu cuối cùng của 1 CTTP thỏa mãn. Việc dừng lại ở giai đoạn phạm tội chưa đạt có thể do những cản trở khách quan: bị bắt, nạn nhân chống lại hoặc đã thực hiện hết các hành vi phạm tội nhưng hậu quả vẫn không xảy ra ... - Tội phạm hoàn thành: Là giai đoạn người phạm tội đã thực hiện hành vi phạm tội, làm thỏa mãn hết tất cả các dấu hiệu trong 1 cấu thành tội phạm cụ thể được coi là tội phạm đã hoàn thành. Cần phân biệt tội phạm hoàn thành với tội phạm kết thúc. Tội phạm kết thúc là thời điểm tội phạm dừng lại trên thực tế. Hai thời điểm này có thể trùng nhau hoặc khác nhau. Dựa vào đặc điểm cấu trúc của các loại CTTP thì tội phạm hoàn thành được xác định như sau: +, Tội phạm có CTTP vật chất hoàn thành khi người phạm tội đã gây ra hậu quả của tội phạm. Ví dụ: Tội giết người là tội có CTTP vật chất nên tội này hoàn thành khi hậu quả chết người xảy ra. +, Tội phạm có CTTP hình thức hoàn thành ngay khi ngay khi người phạm tội đã thực hiện hành vi phạm tội. Có thể chỉ có 1 hành vi như ở tội cướp tài sản (dùng vũ lực...) hoặc có thể bao gồm nhiều hành vi khác nhau như ở tội hiếp dâm (dùng vũ lực hoặc...và giao cấu...). +, Tội phạm có CTTP cắt xén hoàn thành khi người phạm tội đã có những hoạt động bất kì nhằm thực hiện hành vi đó đều xảy ra. Hành vi phạm tội của C được quy định tại khoản 1 Điều 133 BLHS. Như phân tích ở ý số 2 “Tội cướp tài sản là tội có cấu thành tội phạm hình thức”. Mà tội phạm có CTTP hình thức hoàn thành ngay khi người phạm tội đã thực hiện hành vi phạm tội của mình. Theo đề bài thì C đã có hành vi dùng vũ lực để chiếm đoạt tài sản của K vậy C đã thực hiện hành vi phạm tội đối với K. Vậy hành vi phạm tội của C thuộc giai đoạn tội phạm hoàn thành. Hành vi của C thuộc giai đoạn tội phạm hoàn thành nên hành vi này đã cấu thành tội phạm hoàn chỉnh đó là tội cướp tài sản, đây là tội rất nghiêm trọng do cố ý. Có 2 khả năng xảy ra đó là C thực hiện tội phạm khi đang có năng lực trách 6 nhiệm hình sự (đủ 14 tuổi, không mắc các bệnh tâm thần...) và trường hợp C là người không có đủ năng lực trách nhiệm hình sự (dưới 14 tuổi, ...). - TH1: C thực hiện tội phạm khi đang có năng lực trách nhiệm hình sự và tội mà C phạm là tội cướp tài sản, đây là tội rất nghiêm trọng do cố ý nên C sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi phạm tội của mình. - TH2: C là người không có đủ năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện hành vi cướp tài sản thì C sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi phạm tội của mình. Như vậy, C có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cướp tài sản. Việc đưa ra phán quyết cụ thể cần căn cứ vào dấu hiệu chủ thể của tội phạm để định tội của C trong tình huống này. 4. Nếu C mới tròn 14 tuổi thì C có phải chịu TNHS về hành vi của mình không? Tại sao? Nếu C tròn 14 tuổi thì C phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi của mình. Giải thích: Năng lực trách nhiệm hình sự là điều kiện cần thiết để có thể xác định con người có lỗi hay không có lỗi khi họ thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội và chỉ được hình thành khi con người đã đạt độ tuổi nhất định và năng lực đó sẽ tiếp tục phát triển hoàn thiện trong thời gian nhất định tiếp theo. Nhà nước ta đã quy định trong BLHS tuổi 14 là tuổi bắt đầu có năng lực trách nhiệm hình sự và tuổi 16 là tuổi có năng lực trách nhiệm hình sự đầy đủ. Vì C mới tròn 14 tuổi nên ta phải căn cứ vào khoản 2 Điều 12 BLHS quy định về tuổi chịu trách nhiệm hình sự: “Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng”. Nghĩa là C sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự khi C phạm tội rất nghiêm trọng do cố ý hoặc phạm tội đặc biệt nghiêm trọng. Căn cứ vào ý số 3 vừa phân tích, vì hành vi của C thuộc giai đoạn tội phạm hoàn thành nên C có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cướp tài sản. 7 Nhưng vì C đủ 14 tuổi nên C sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cướp tài sản đã phạm. Theo ý số 1 đã phân tích, loại tội mà C đã phạm phải là tội rất nghiêm trọng. Mặt khác, xét về mặt chủ quan, cướp tài sản là hành vi có lỗi cố ý trực tiếp vì lỗi cố ý trực tiếp là lỗi của người khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra (Điều 9 BLHS). Như vậy, C đã phạm tội rất nghiêm trọng do cố ý. Từ các phân tích trên ta thấy C đủ 14 tuổi (đủ tuổi có năng lực trách nhiệm hình sự), C bị truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội cướp tài sản và C phạm tội rất nghiêm trọng do cố ý nên C phải chịu trách nhiệm hình sự đối với hành vi cướp tài sản của mình. 5. Nếu C mới chuẩn bị phạm tội cướp tài sản thì bị bắt giữ thì C có phải chịu TNHS về hành vi của mình không? Tại sao? C có thể phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi của mình. Giải thích: C mới chuẩn bị phạm tội cướp tài sản thì bị bắt giữ nghĩa là giai đoạn thực hiện tội phạm của C trong trường hợp này là “chuẩn bị phạm tội”. Trách nhiệm hình sự dành cho người chuẩn bị phạm tội được quy định tại Điều 17 BLHS như sau: “Chuẩn bị phạm tội là tìm kiếm, sửa soạn công cụ, phương tiện hoặc tạo ra những điều kiện cần thiết khác để thực hiện tội phạm. Người chuẩn bị phạm một tội rất nghiêm trọng hoặc một tội đặc biệt ngiêm trọng, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội định thực hiện”. Như vậy, C sẽ chỉ phải chịu TNHS về tội cướp tài sản ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội khi tội phạm mà C đã thực hiện là tội rất nghiêm trọng hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng. Theo phân tích ở ý số 4 trên thì loại tội mà C đã phạm là tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý. Như vậy, C chuẩn bị phạm 1 tội rất nghiêm trọng do cố ý nên C có 8 thể bị truy cứu TNHS về tội cướp tài sản ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội của mình do có 2 khả năng xảy ra đó là C thực hiện tội phạm khi đang có năng lực trách nhiệm hình sự (đủ 14 tuổi trở lên, không mắc các bệnh tâm thần...) và trường hợp C là người không có đủ năng lực trách nhiệm hình sự (dưới 14 tuổi,...). - TH1: C thực hiện tội phạm khi đang có năng lực trách nhiệm hình sự và C chuẩn bị phạm tội cướp tài sản, đây là tội rất nghiêm trọng do cố ý nên C sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi chuẩn bị phạm tội của mình. - TH2: C là người không có đủ năng lực trách nhiệm hình sự và C chuẩn bị phạm tội cướp tài sản thì C sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi chuẩn bị phạm tội của mình. Như vậy, C có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cướp tài sản ở giai đoạn chuẩn bị. Việc đưa ra phán quyết cụ thể cần căn cứ vào dấu hiệu chủ thể của tội phạm để định tội đối với C trong tình huống này. Kết luận Pháp luật hình sự là một công cụ sắc bén để đấu tranh phòng và chống tội phạm; góp phần đắc lực vào việc bảo vệ lợi ích của nhà nước, của mỗi cá nhân; góp phần duy trì trật tự xã hội, bảo đảm cho mọi người được sống trong một xã hội an toàn, lành mạnh, nhân văn... Qua tình huống trên em đã hiểu rõ hơn về những quy định của BLHS đối với loại tội phạm cướp tài sản cũng như thấy được thực trạng cũng như trách nhiệm của bản thân trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm để trật tự xã hội ổn định hơn. Trong quá trình làm bài không tránh khỏi những sai sót, kính mong thầy cô đóng góp ý kiến để bài tập của em được hoàn thiện hơn cũng như giúp em trau dồi kiến thức cho bản thân. Em xin chân thành cám ơn! 9 Danh mục tài liệu tham khảo 1. Trường Đại học luật Hà Nội. Giáo trình Luật hình sự Việt Nam Tập I. Nxb. Công an nhân dân Hà Nội – 2010. 2. Bộ Luật Hình sự nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (được sửa đổi bổ sung năm 2009). Nxb Lao động – 2012. 3. PGS.TS. Nguyễn Ngọc Hòa, Tội phạm và cấu thành tội phạm, Nxb. Công an nhân dân Hà Nội – 2005. 4. Bình luận khoa học Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009 phần các tội phạm, Nxb. Chính trị quốc gia Hà Nội - 2010. 5. ThS Trần Văn Dũng, Trách nhiệm hình sự của người chưa thành niên phạm tội trong Luật hình sự Việt Nam, Luận văn thạc sĩ, Hà Nội- 2003. 10
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan