Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Kỹ thuật - Công nghệ Hình phạt tử hình trong luật hình sự việt nam...

Tài liệu Hình phạt tử hình trong luật hình sự việt nam

.PDF
73
133
126

Mô tả:

MỤC LỤC MỞ ĐẦU --------------------------------------------------------------------Trang 1 Chương I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HÌNH PHẠT TỬ HÌNH TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM ------------------------ 3 Trung tâm 1.1 Sơ lược về lịch sử hình thành và phát triển của hình phạt tử hình - 3 1.1.1 Lược sử về sự hình thành và phát triển của hình phạt tử hình trên thế giới ------------------------------------------------------------------- 3 1.1.2 Lược sử về sự hình thành và phát triển của hình phạt tử hình ở Việt Nam -------------------------------------------------------------------- 5 1.1.2.1 Giai đoạn phong kiến------------------------------------------------------ 5 1.1.2.2 Giai đoạn Pháp thuộc------------------------------------------------------ 7 1.1.2.3 Giai đoạn 1945-1975 ------------------------------------------------------ 7 1.1.2.4 Giai đoạn 1975 đến nay ------------------------------------------------- 8 1.2 Cơ sở lý luận của việc quy định hình phạt tử hình trong Luật hình sự Việt Nam------------------------------------------------------- 8 1.2.1 Những khái niệm chung ----------------------------------------------------- 8 1.2.1.1 Khái niệm hình phạt ------------------------------------------------------- 8 1.2.1.2 Khái niệm hình phạt tử hình--------------------------------------------- 11 1.2.1.3 Khái niệm thi hành án ---------------------------------------------------- 13 1.2.2liệu Cơ sở lý luận của Thơ việc quy phạthọc tử hình theovà nghiên cứu Học ĐH Cần @định Tàihình liệu tập quan điểm pháp luật các nước --------------------------------------------- 14 1.2.3 Cơ sở lý luận của việc quy định hình phạt tử hình trong Luật hình sự Việt Nam ---------------------------------------------- 15 1.2.3.1 Tăng cường nguyên tắc nhân đạo xã hội chủ nghĩa và phù hợp với xu thế chung của thế giới-------------------------------------------- 15 1.2.3.2 Chú trọng đến quyền con người, đặc biệt là quyền sống ------------ 16 1.2.3.3 Đảm bảo cho bản án và quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án được thi hành đầy đủ trên thực tế ------------------------------ 17 1.2.3.4 Đảm bảo tính chính xác, khách quan của bản án tử hình------------ 18 Chương II: NHỮNG QUY ĐỊNH HIỆN HÀNH CỦA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM VỀ HÌNH PHẠT TỬ HÌNH---------------- 23 2.1 Quyết định hình phạt tử hình --------------------------------------------- 23 2.1.1 Những quy định chung về quyết định hình phạt ------------------------ 23 2.1.1.1 Nguyên tắc quyết định hình phạt --------------------------------------- 23 2.1.1.2 Căn cứ quyết định hình phạt--------------------------------------------- 23 2.1.2 Những quy định hiện hành của Luật hình sự Việt Nam về quyết định hình phạt tử hình ----------------------------------------------- 29 2.1.2.1 Lý do áp dụng ------------------------------------------------------------- 29 2.1.2.2 Phạm vi áp dụng ---------------------------------------------------------- 31 2.1.2.3 Những trường hợp không áp dụng-------------------------------------- 33 2.2. Thi hành án tử hình--------------------------------------------------------- 35 2 2.2.1 Những quy định chung về thi hành án ----------------------------------- 35 2.2.1.1 Những bản án và quyết định được đưa ra thi hành ------------------- 35 2.2.1.2 Thủ tục thi hành bản án và quyết định của Tòa án ------------------- 37 2.2.1.3 Cơ quan, tổ chức có nhiệm vụ thi hành bản án và quyết định của Tòa án----------------------------------------------------------------- 38 2.2.2 Những quy định hiện hành của Bộ luật Tố tụng hình sự Việt Nam về thi hành hình phạt tử hình ---------------------------------------------- 40 2.2.2.1 Thủ tục xem xét lại bản án trước khi đưa ra thi hành ---------------- 40 2.2.2.2 Thủ tục thi hành án tử hình ------------------------------------------46 Chương III: THỰC TIỄN VIỆC ÁP DỤNG-THI HÀNH HÌNH PHẠT TỬ HÌNH VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ LIÊN QUAN --50 3.1. Thực tiễn việc áp dụng và thi hành hình phạt tử hình ở Việt Nam Trung 3.1.1 Công tác xét xử của Tòa án có dụng hình phạt tử hình ---------------- 50 3.1.2 Những thuận lợi và khó khăn khi áp dụng và thi hành hình phạt tử hình ------------------------------------------------------------ 52 3.1.2.1 Về mặt thuận lợi ---------------------------------------------------------- 53 3.1.2.2 Về mặt khó khăn ---------------------------------------------------------- 55 3.2. Một số kiến nghị liên quan đến hình phạt tử hình ------------------- 56 3.2.1 Vấn đề nên giữ hay bỏ hình phạt tử hình? ------------------------------- 56 3.2.2 Vấn đề hoãn thi hành án tử hình ------------------------------------------ 59 3.2.3 Về cách thức thi hành án tử hình------------------------------------------ 62 3.2.4 Vấn đề xử lý thi thể của người bị thi hành án --------------------------- 65 tâm3.2.5 Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu Vấn đề nên hay không nên ban hành luật (pháp lệnh) về hình phạt tử hình? --------------------------------------------------------------- 66 KẾT LUẬN ------------------------------------------------------------------------ 70 TÀI LIỆU THAM KHẢO ------------------------------------------------------ 72 3 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Luật hình sự Việt Nam từ khi được ban hành cho đến nay đã phát huy vai trò và tác dụng to lớn trong đấu tranh phòng và chống tội phạm, bảo vệ những thành quả cách mạng, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, góp phần tích cực vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Khi nói đến Luật hình sự, người ta nghĩ ngay đến tội phạm và hình phạt, hai vấn đề có tính thống nhất biện chứng không thể tách rời nhau. Và khi nói đến hình phạt, người ta không thể không nghĩ về hình phạt tử hình, một loại hình phạt đặc biệt mà cho đến nay vấn đề về lý luận cũng như thực tiễn áp dụng và thi hành hình phạt này vẫn còn nhiều vấn đề cần được quan tâm giải quyết. Rất nhiều vấn đề liên quan đến hình phạt tử hình vẫn chưa được pháp luật dự liệu và có tính thống nhất cao. Điều này tạo nên tâm lý coi thường và làm mất lòng tin vào pháp luật trong nhân dân. Chính vì vậy vấn đề cấp bách hiện nay là cần có sự hiểu biết và nhìn nhận về các quy định của pháp luật một cách rõ ràng và thống nhất. Đây cũng chính là nguyên nhân thôi thúc tác giả chọn đề tài: "Hình phạt tử hình trong Luật hình sự Việt Nam". 2. Nội dung nghiên cứu Trung tâm Học Cần @ Tài liệu tập và nghiên cứu Hìnhliệu phạt ĐH tử hình trongThơ Luật hình sự Việt Namhọc là vấn đề hiện nay rất được nhiều người quan tâm. Tuy nhiên, từ trước đến nay nó chỉ được nghiên cứu chung chung, chưa có một công trình nghiên cứu chuyên khảo nào về hình phạt nghiêm khắc này về các vấn đề như: phân tích làm rõ một cách đầy đủ về lịch sử hình thành, cơ sở lý luận, quy định pháp luật..v..v…Vì vậy, trong luận văn này, chúng tôi sẽ lần lược trình bày các vấn đề về lịch sử hình thành và phát triển của hình phạt tử hình trên thế giới cũng như Việt Nam; phân tích và làm rõ những khái niệm liên quan đến hình phạt tử hình; nghiên cứu một cách có hệ thống về cơ sở lý luận của việc quyết định và thi hành hình phạt tử hình trong Luật hình sự Việt Nam và trên thế giới; phân tích những quy định hiện hành của Luật hình sự Việt Nam về hình phạt tử hình và đưa ra một số kiến nghị liên quan. 3. Phạm vi và mục đích nghiên cứu Trong giới hạn của một luận văn, đề tài sẽ nghiên cứu các vấn đề về lý luận và thực tiễn của việc áp dụng và thi hành hình phạt tử hình. Qua việc nghiên cứu đề tài, chúng tôi muốn hình thành một quan điểm nhận thức có hệ thống từ việc áp dụng cho đến thi hành hình phạt tử hình. Điểm mới của đề tài là phân tích kỹ hơn về cơ sở lý luận của việc quy định hình phạt tử hình trong Luật hình sự Việt Nam, tổng hợp, phân tích, đánh giá những quy định của pháp luật hình sự hiện hành về hình phạt tử hình. Thông qua đó tác giả cũng nêu một số kiến nghị liên quan mà pháp luật chưa quy định hoặc quy định chưa chặt chẽ. 4. Về phương pháp nghiên cứu 4 Luận văn được xây dựng trên cơ sở vận dụng phương pháp duy vật biện chứng của chủ nghĩa duy vật Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Tổng hợp các quan điểm khác nhau về cùng một vấn đề; tham khảo quy định của pháp luật các nước có liên quan…qua đó phân tích, đối chiếu với quy định của pháp luật hình sự Việt Nam để làm rõ vấn đề. Về bố cục, luận văn được xây dựng bao gồm những vấn đề chủ yếu sau: Chương I. Một số vấn đề lý luận về hình phạt tử hình trong Luật hình sự Việt Nam 1. Lịch sử hình thành và phát triển của hình phạt tử hình 2. Cơ sở lý luận của việc quy định hình phạt tử hình trong Luật hình sự Việt Nam Chương II. Những quy định hiện hành của Luật hình sự Việt Nam về hình phạt tử hình 1. Quyết định hình phạt tử hình 2. Thi hành án tử hình Chương III. Thực tiễn việc áp dụng-thi hành hình phạt tử hình và một số kiến nghị liên quan 1. Thực tiễn vệc áp dụng và thi hành hình phạt tử hình 2. Một số kiến nghị liên quan Hìnhliệu phạt ĐH tử hình là một chế @ địnhTài nghiên cứuhọc tươngtập đối và rộngnghiên lớn và luôn Trung tâm Học Cần Thơ liệu cứu chịu tác động của nhiều yếu tố khách quan lẫn chủ quan khác nhau. Do vậy, quá trình xây dựng đề tài chắc chắn không thể tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Qua đây tác giả xin gửi lời cám ơn chân thành đến Thạc sĩ Phạm Văn Beo, Trưởng bộ môn Tư pháp, Khoa luật, Trường Đại học Cần Thơ, người đã tận tình giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình tìm hiểu, xây dựng và hoàn thiện luận văn này. 5 Chương I MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HÌNH PHẠT TỬ HÌNH 1.1 Sơ lược về lịch sử hình thành và phát triển của hình phạt tử hình 1.1.1 Lược sử về sự hình thành và phát triển của hình phạt tử hình trên thế giới Hình phạt tử hình đã được hình thành từ rất lâu. Chúng ta có thể tìm thấy tử hình được quy định trong Bộ luật Hammurabi của Babylon (khoảng 1750 trước công nguyên). Từ sau đế chế La Mã sụp đổ đánh dấu của thời kỳ hiện đại, tử hình được áp dụng phổ biến ở Châu Âu và các nước khác trên toàn thế giới. Tuy nhiên cho đến nay chưa có một công trình nghiên cứu chuyên khảo nào về lịch sử hình thành và phát triển của hình phạt tử hình mà mọi người chỉ thừa nhận chung rằng hình phạt tử hình là kiểu trừng phạt người phạm tội có lịch sử lâu đời nhất được áp dụng, thậm chí nó có trước cả hình phạt tước đoạt quyền tự do (ở tù). Cùng với việc quyết định hình thức trừng trị này thì người ta cũng nghĩ ra cách thức và thủ tục thi hành từ đơn giản nhất cho đến hoàn thiện như ngày nay. Trong phần này chúng tôi chỉ trình bày những nét cơ bản nhất về lịch sử hình thành và phát triển của loại hình phạt này. Trung Trong xã hội nguyên thủy, với đời sống cộng đồng chủ yếu là các bộ lạc, người ta quan niệm rằng những người vi phạm các tục lệ của bộ lạc chỉ có cách duy nhất là lấy cái chết để chuộc lại lỗi lầm, vì nếu trục xuất những người này khỏi tâm Học liệu Thơ @ Tài liệu họctứctập vàMặt nghiên cứu bộ lạc thì họ còn ĐH bị đauCần khổ hơn rất nhiều lần so với chết khắc. khác cũng nhằm bảo đảm nguyên tắc chung của bộ lạc phải được mọi thành viên tôn trọng. Từ đó cách thức xử tử người vi phạm những quy tắc này cũng bắt đầu hình thành. Từ những hình thức tử hình thông thường như ném đá (cho đến nay một số nước theo đạo Hồi vẫn còn áp dụng), quăng xuống vực, cho thú ăn thịt, cho voi giày, ngựa xé, dùng dây thừng buộc vào cổ tử tội và buộc vào đuôi ngựa rồi cho phi nước đại..v..v… những kiểu hành hình khác cũng được hình thành. Dưới chế độ chiếm hữu nô lệ xuất hiện những kiều hành hình như: đóng đinh, đóng cọc vào người tử tội cho đến chết, buộc vào đá tảng dìm xuống nước cho chết ngạc, nướng trên lửa, phơi trên tuyết cho chết nóng hoặc chết lạnh…Việc quyết định áp dụng cũng như thi hành hình phạt này hoàn toàn phụ thuộc vào ý chí của giai cấp thống trị. Tại các quốc gia Địa Trung Hải phía nam, hình thức đóng đinh câu rút dần dần được thay thế bằng hình thức treo cổ (còn được gọi là giảo hình). Dần dần hình thức này phổ biến sang nhiều nước Châu Âu và một số khu vực khác. Hình thức treo cổ được áp dụng trong một thời gian dài và luôn cải tiến cách treo cổ theo nhiều hình thức khác nhau. Ban đầu người tử tội bị buộc cổ vào một sợi dây để nghe lời kết tội, sau đó người tử tội bị đặt lên một tấm ván, bên dưới là hố sâu, cổ quàng vào dây thòng lọng, người ta rút tấm ván ra là người tử tội bị treo lung lẳng trên miệng hố cho đến khi chết. 6 Nhìn chung, trong giai đoạn này hình phạt tử hình chưa được quy định rõ ràng và hoàn toàn phụ thuộc vào ý chí của giai cấp thống trị, những người bị tuyên là phạm tội hoặc chống lại giai cấp đó sẽ bị hành quyết bằng nhiều cách khác nhau, việc hoãn hành quyết hoặc tha bổng cũng phụ thuộc hoàn toàn vào ý chí của giai cấp thống trị. Từ đó có thể thấy được rằng, trong giai đoạn này quyền sống của con người chưa được đề cao, mặt khác để bảo vệ lợi ích của tầng lớp thống trị trong xã hội thì họ cũng không cần phải quy định ra thủ tục làm gì để ràng buộc mình. Đến giai đoạn chủ nghĩa tư bản, lịch sử nhân loại bước sang một trang mới, hình phạt tử hình cũng được quy định rõ ràng hơn. Tại Pháp, ngày10-10-1879 tiến sĩ Jordan, nghị viên công hội quốc dân đưa ra dự luật: tội phạm nếu bị tuyên án tử hình, phương thức hành quyết duy nhất là chém đầu bằng máy chém. Ở Mỹ trước năm 1880 hình thức tử hình chủ yếu là treo cổ. Đến cuối thế kỷ XIX (năm 1889) luật xử tử bằng ghế điện có hiệu lực thi hành. Trong chiến tranh thế giới lần thứ nhất, khí độc được dùng để tiêu diệt phần lớn sinh lực của đối phương. Do vậy người ta cũng nghĩ ra cách thức thi hành án tử hình bằng khí độc. Bang Neveda (Mỹ) đi đầu trong việc sử dụng phòng khí độc đối với tử tội. Trung Cùng với sự phát triển của lịch sử, khi quyền sống của con người ngày càng được đề cao, nhất là sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai thì đòi hỏi chung đặt ra cho pháp luật các nước còn quy định hình phạt tử hình là phải quy định thủ tục này một cách chặt chẽ và thống nhất nhằm đảm bảo hơn nữa quyền con người dù rằng khi người đó là tử tội. Đáp ứng yêu cầu này, cũng là để phù hợp với Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị năm1966, pháp luật hình sự hầu hết các nướcHọc đều quy định cụ thể các thủ tục @ về việc dụng học và thi hành phạt tử hình. tâm liệu ĐH Cần Thơ Tàiápliệu tập hình và nghiên cứu Mặc dù những thủ tục này không giống nhau, nhưng nhình chung hình phạt tử hình sẽ được thông qua nhiều cấp xét xử khác nhau (thông qua quyền kháng cáo) nhằm bảo đảm tính chính xác và khách quan của vụ án. Một số nước còn quy định, sau khi tuyên án xong sẽ tạm hoãn thi hành án tử hình trong một thời gian, nếu người bị kết án ăn năn, cải tạo tốt thì sẽ đình chỉ thi hành án. Một số nước lại quy định kéo dài thời gian tố tụng hơn từ khi xét xử đến khi thi hành án để kiểm tra lại độ tin cậy của bản án đã tuyên. Ngoài ra hầu hết các nước đều áp dụng thủ tục cho người bị kết án làm đơn xin ân giảm án hoặc xin thay đổi hình phạt lên lãnh đạo tối cao của Nhà nước. Những quy định này thể hiện sự tiến bộ rất cao trong hoạt động lập pháp của các nước. Hình phạt tử hình được quy định như vậy nhưng trong xã hội ngày nay, khi tội phạm ngày càng diễn biến phức tạp, số lượng tội phạm tăng lên, thì số lượng án tử hình cũng tăng đáng kể. Có nhiều nước giữ lại hình phạt này. Tuy nhiên, cũng có nhiều nước đã loại bỏ hình phạt tử hình ra khỏi hệ thống hình phạt. Vấn đề giữ hay bỏ hình phạt tử hình hiện nay còn có nhiều ý kiến khác nhau tùy thuộc vào sự nhìn nhận mục đích hình phạt cũng như vấn đề nhận thức về khả năng phòng ngừa tội phạm khi áp dụng loại hình phạt nghiêm khắc này. 1.1.2 Lược sử hình thành và phát triển hình phạt tử hình ở Việt Nam 1.1.2.1 Giai đoạn phong kiến Thời đại Hùng Vương với Nhà nước Văn Lang-Âu Lạc là giai đoạn chuyển biến lâu dài từ xã hội mạc kỳ nguyên thủy sang xã hội bước đầu có giai cấp. Cho 7 đến nay chưa tìm thấy tài liệu nào nói về pháp luật nước ta thời kỳ đó. Chỉ biết rằng An Dương Vương giết Mỵ Châu khi biết nàng tiếp tay cho giặc, phải chăng đó là hình phạt tử hình dành cho kẻ phạm tội nặng nhất là phản bội lại lợi ích của giống nòi? Trong giai đoạn đấu tranh chống Bắc thuộc, với những tài liệu ít ỏi và tản mạn còn lại chúng ta không thể biết đầy đủ, chi tiết về tình hình pháp luật nói chung và hình phạt tử hình nói riêng thời kỳ này. Tuy nhiên, theo những gì còn ghi chép lại thì những lãnh tụ nghĩa quân đều bị chính quyền đô hộ ghép vào tội "phản loạn", "phản nghịch" và hình phạt phổ biến của tội này thường là tử hình. Đến thế kỷ X (905-1009), hình phạt tử hình bắt đầu được quy định. Theo Việt sử thông giám cương mục, Đinh Tiên Hoàng "muốn dùng oai lực để trừng trị thiên hạ mới đặt vạc lớn sân, nuôi hổ dữ trong củi, hạ lệnh rằng nếu kẻ nào vi phạm thì bắt bỏ vào nấu trong vạc, hay cho hổ ăn thịt. Ai nấy sợ hãy, không dám phạm pháp”(1). Năm 1002 Lê Hoàn bắt đầu định luật lệ. Năm 1003 những người làm phản bị chém bêu đầu. Cũng theo Cương mục đến thời vua Lê Long Đỉnh (1005-1009), nhà vua "dùng nhiều hình phạt tàn ngược để giết người": thiêu người, lấy dao cùn róc thịt người cho chết dần, giam người tù vào thủy lao để nước triều dâng lên cho họ chết sặc, bắt người phạm tội trèo lên cây rồi đốn cây cho đổ, đánh bằng gậy cho đến chết …Nhìn chung, hình phạt tử hình trong thời kỳ này có tính chất tàn ngược và được Nhà nước Đinh, Tiền Lê coi đó là công cụ đắc lực hỗ trợ cho cuộc đấu tranh quân sự chống lại các thế lực chống đối cát cứ. Dưới thời Lý-Trần, pháp luật quy định nhiều tội phải chịu hình phạt tử hình Trung tâm liệu ĐH lính Cần Thơ @ Tài tập vàkhông nghiên cứu như:Học Tội cấm vệ (cấm cấm vệ không được liệu ra vàohọc nơi vua chầu, được tự tiện đi lại, trao đổi tin tức, nếu vi phạm sẽ bị tử hình, Tội bội quốc đào vong (hình phạt nhẹ nhất là chặt chân tay, nặng nhất là tử hình), Tội làm phản (hình phạt cao nhất là tử hình, lên ngưa gỗ), Tội giết người (dưới thời Lý, tội này thường đánh 100 trượng, thích 50 chữ vào mặt hoặc chịu hình phạt đồ, đến thời Trần, phạm tội giết người sẽ thực hiện chính sách trừng trị ngang bằng, tức tử hình). Những quy định trên, nhìn chung, còn mang tính giai cấp công khai, bảo vệ đặc quyền, đặc lợi của nhà vua. Song song đó, việc thi hành hình phạt tử hình còn mang tính tàn ác, đày đọa và nhục mạ con người với những cách thức hành quyết như: cho voi dày, lên ngựa gỗ (tội nhân bị đóng lên một tấm ván, đem đi bêu chợ rồi mới ra pháp trường tùng xẻo); hình phạt lăng trì (cắt đứt từng miếng thịt cho đến chết); chôn sống bêu đầu sau khi chém, được áp dụng đối với các tội phản nghịch (người bị ghép tội mưu phản, bị chôn xuống đất để lộ ra cái đầu, rồi buộc đầu vào một cây tre uốn cong xuống đất ở bên cạnh. Khi xử tử, người ta lấy dao sắc chém đầu, đầu người bị tội sẽ treo trên cành tre). Đến thế kỷ XV, với sự ra đời của Bộ luật Hồng Đức (còn gọi là Lê triều Hình luật), những vấn đề liên quan đến hình phạt tử hình được quy định tương đối chặt chẽ hơn. Hình phạt tử hình được chia làm ba khung là: thắt cổ (giảo), chém (1) Sđd, Nxb Việt sử địa, Hà Nội, 1957 8 (trảm); chém bêu đầu (trảm khiêu); lăng trì (róc thịt cho chết dần) và thường áp dụng đối với các nhóm tội như: Tội thập ác, nhóm tội vi phạm luật cấm vệ và nhiều tội khác như Tội cướp, Tội mưu giết người, Tội ăn hối lộ… Theo nguyên tắc chiếu cố của luật này thì, nếu tội phạm bị phạt tử hình thì quan xét xử phải khai rõ tội trạng dâng lên vua để vua trực tiếp quyết định bản án. Điều đó có nghĩa là sau khi tuyên án xong các quan được phân công xét xử không được đem ra thi hành ngay mà phải dâng lên vua kiểm tra lại. Thông thường, vua sẽ giao cho Bộ Hình hoặc Thẩm Hình Viện kiểm tra lại và sau đó vua sẽ trực tiếp quyết định bản án. Quy định này gần giống với thủ tục xem xét lại bản án trong thủ tục được Bộ luật Tố tụng hình sự nước ta hiện hành quy định. Tại Điều 19 Chương Đoản Ngục quy định: "Những ngày đầu xuân, ngày quốc kỵ, ngày trai giới làm lễ lớn mà hình quan tâu lên xin thi hành án tử hình thì bị biếm một tư ". Quy định trên cho thấy hai điều rằng: thứ nhất, hình quan muốn thi hành hình phạt tử hình thì phải tâu lên vua, vua quyết định cho thi hành thì mới thi hành; thứ hai, không được thi hành hình phạt tử hình trong những ngày đầu xuân, ngày quốc kỵ, ngày lễ lớn. Trung Điều 23 chương Đoản Ngục còn quy định: "Đàn bà bị tội tử hình trở xuống nếu đang có thai thì phải để sinh đẻ sau một trăm ngày mới đem hành hình. Nếu chưa sinh mà đem hành hình thì bị phạt nặng, nếu đã một trăm ngày mà không đem hành hình cũng bị phạt". Điều 16 quy định: người già từ 90 tuổi trở lên, trẻ 7 tuổi trở xuống dù phạm tội gì cũng tha miễn trách nhiêm hình sự. Những quy định này thể hiện sự nhân đạo rất cao của Nhà nước phong kiến đối với người bị kết án tâm Học lúc bấy giờ.liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu Đến thế kỷ XVIII, dưới triều Nguyễn, hình phạt tử hình có hai khung là giảo (thắt cổ) và trảm (chém). Tuy ngũ hình quy định có hai khung nhưng trong Bộ luật Gia Long còn quy định thêm ba khung nữa là lăng trì; trảm khiêu (chém bêu đầu); lục thị (băm nhỏ xác). Những kẻ có hành vi xâm phạm nghiêm trong quan hệ vua-tôi, cha-con, vợ-chồng đều bị áp dụng hình phạt lăng trì. Ở trung ương, Bộ Hình có chức năng xét xử những vụ trọng án. Tâu vua những bản án đặc biệt. Ngoài ra, các bộ đều có quyền phúc thẩm các vụ việc quan trọng thuộc quyền hạn của bộ. Tuy vậy, nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Hình vẫn rất rộng rãi. Bộ Hình có quyền phúc thẩm các vụ đánh nhau, trá ngụy…bị tuyên án tử hình. Tam Pháp Ty cũng có quyền phúc thẩm các vụ án bị tuyên án tử hình, các vụ có nhiều "nghi oan" khó giải quyết. Quy định trên đây thể hiện rõ rằng: muốn cho Bộ Hình thực hiện được nhiệm vụ, quyền hạn của mình thì khi tuyên án xong thì hồ sơ vụ án phải cho Bộ Hình hoặc Tam Pháp Ty. Mặt khác, trong phần hình phạt tử hình luật cũng quy định hình thức trảm gồm có trảm quyết và trảm giam hậu, tức là người bị kết án bị tuyên tử hình nhưng còn giam lại tới án thu thẩm (xét lại vào mùa thu hành năm). Ngoài ra luật còn quy định người có quyền xét xử cao nhất là vua. Đối với các án tử hình, Tam Pháp Ty phải tâu ba lần. Sau ba lần vua y án mới được thi hành. Nhìn chung, việc áp dụng và thi hành hình phạt tử hình trong thời kỳ phong kiến cho ta cảm tưởng rằng hình luật Việt Nam thời xưa đặt ra hình phạt tử hình 9 quá ghê gớm thì làm sao tránh khỏi bị mang tiếng là ác nghiệt, dã man. Sự thật lại khác, rất nhiều học giả ngoại quốc đã nghiên cứu về hình luật cổ Việt Nam đều công nhận rằng hình phạt tử hình được quy định trong luật tuy có ghê gớm nhưng dùng để thị uy hơn là áp dụng trong thực tế. Các tác giả phương Tây nhận xét rằng: "Những điều khoản trong các bộ luật cổ chỉ có tính cách hữu danh, không được dùng nữa"(1) 1.1.2.2 Giai đoạn Pháp thuộc Trong giai đoạn này, pháp luật nước ta chịu sự ảnh hưởng của pháp luật phong kiến và pháp luật tư sản Pháp. Thời kỳ này, ngoài việc áp dụng Bộ luật Hình của Pháp ở Nam kỳ và các quy định của Bộ luật Gia Long ở Trung kỳ, Bắc kỳ (thời kỳ đầu) thì Luật hình sự cũng được pháp điển hóa cho đến năm 1945. Mặc dù pháp luật đã có quy định tương đối đầy đủ nhưng thực dân Pháp vẫn áp dụng hình phạt tử hình bất cần luật và ngày càng tăng nhanh số lượng những người bị kết án nhằm đàn áp phong trào cách mạng của những chiến sĩ cộng sản Việt Nam yêu nước. 1.1.2.3 Giai đoạn 1945 đến 1975 Trung Thắng lợi của cuộc cách mạng tháng Tám mở ra một kỷ nguyên trong lịch sử dân tộc. Ngay sau khi cách mạng thành công, để bảo đảm cho việc xử lý tội phạm nhạy bén và kịp thời, Nhà nước đã ban hành Sắc lệnh số 33 ngày 13-9-1945 quy định việc thành lập Tòa án quân sự và sau này được bổ sung bằng Sắc lệnh số 21 ngày 14-02-1946. Tiếp theo là rất nhiều sắc lệnh khác có liên quan như: Sắc lệnh số 13liệu ngày ĐH 24-01-1946 thành lập thường vớitập sự tham gia của phụ tâm Học Cần Thơ @ Tòa Tàiánliệu học và nghiên cứu phẩm nhân dân, Sắc lệnh số 85 ngày 22-5-1950 đổi tên Tòa án thường thành Tòa án nhân dân. Năm 1958 Quốc hội đã quyết định thành lập Tòa án nhân dân tối cao và hệ thống các Tòa án địa phương, Viện công tố trung ương cũng như Viện công tố các cấp. Do phải chống đỡ chiến tranh phá hoại và chi viện cho miền Nam nên trong thời gian này hoạt động lập pháp liên quan đến hình phạt tử hình chưa được chú trọng lắm. Hầu hết các vụ án hình sự đều được đưa ra xét xử ở Tòa án binh, Tòa án quân sự và bản án có hiệu lực thi hành ngay. Việc không quy định thủ tục xét lại bản án và quyết định hình sự có hiệu lực pháp luật trong thời gian này đã dẫn đến việc một số vụ án bị xử sai lầm và thi hành không đúng với bản chất vụ án. Từ thực tiễn trên, yêu cầu đặt ra là tất cả các bản án phải được xem xét lại một cách thận trọng để đảm bảo cho quyền của người bị kết án. Trên cơ sở tham khảo pháp luật một số nước, Chính phủ đã giao cho Bộ Tư pháp nghiên cứu và ra Thông tư số 312 ngày 12-02-1958 yêu cầu Tòa án phải xem xét giải quyết các khiếu nại và có kế hoạch khắc phục sai lầm trong các bản án đã xét xử. Thông tư số 002 ngày 13-01-1959 quy định thủ tục xét lại những vụ án hình sự đã có hiệu lực pháp luật nhưng phát hiện có sai lầm. Với các quy định trên, lần đầu tiên pháp luật hình sự Việt Nam đã ghi nhận một trình tự tố tụng mới là xét lại các bản án và quyết định có hiệu lực pháp luật nhằm tránh những oan sai cho người bị kết án. (1) Escarra. Le droit. Pairs 1935.p 71 10 Cũng trong thời gian này, cùng với sự ra đời của Hiến pháp 1959 thì Luật tổ chức Tòa án nhân dân ngày 14-7-1960 và Lu ật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân ngày 157-1960 cũng được ban hành. 1.1.2.4 Giai đoạn 1975 đến nay Sau khi đất nước hoàn toàn thống nhất, Nhà nước ta tiếp tục hoàn thiện các quy định về hình phạt tử hình. Ngày 02-12-1978 với Sắc lệnh số 115, Chủ tịch nước công bố Pháp lệnh về việc xin ân giảm án tử hình và xét duyệt án tử hình. Trên cơ sở Hiến pháp1992, Luật tổ chức Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân năm 1981 được ban hành đánh dấu bước phát triển mới về tổ chức và thẩm quyền của cơ quan này. Ngày 27-5-1985 Bộ luật Hình sự đầu tiên của Nhà nước ta được Quốc hội thông qua và có hiệu lực ngày 01-01-1986. Đến ngày 28-6-1988 Quốc hội thông qua Bộ luật Tố tụng hình sự và có hiệu lực thi hành ngày 1-1-1989. Có thể nói rằng hai bộ luật này là văn bản pháp lý ghi nhận đầy đủ nhất về hình phạt tử hình. Đến nay Bộ luật Hình sự 1985 đã được thay thế bằng Bộ luật Hình sự năm1999 và Bộ luật Tố tụng hình sự cũng đã được sửa đổi bổ sung vào các năm 1990, 1992 và năm 2000. Trung Như vậy có thể thấy rằng, xuất phát từ yêu cầu chung ban đầu là để trừng trị những tội phạm nguy hiểm, bảo vệ lợi ích giai cấp thống trị mà hình phạt tử hình đã hình thành. Khi xã hội ngày càng phát triển, quyền sống của con người ngày càng được xem trọng thì những quy định cụ thể, chặt chẽ về hình phạt tử hình là hết cầnliệu thiết. ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu tâm sức Học 1.2 Cơ sở lý luận của việc quy định hình phạt tử hình trong Luật hình sự Việt Nam 1.2.1 Những khái niệm chung 1.2.1.1 Khái niệm hình phạt Trước khi Bộ luật Hình sự năm 1999 được ban hành, chưa có một khái niệm nào mang tính pháp lý để định nghĩa về hình phạt trong lịch sử pháp luật hình sự nước ta, kể cả Bộ luật Hình sự năm 1985 (được xem là thành tựu vượt bậc trong lịch sử lập pháp nước ta cũng không có khái niệm về hình phạt). Theo Từ điển Tiếng Việt của Phan Canh (Nhà xuất bản Mũi Cà Mau) thì hình phạt được định nghĩa là cực hình mà người phạm tội phải chịu nhiều hay ít. Theo Từ điển Tiếng Việt của Nhà xuất bản Thanh Niên thì hình phạt là hình thức trừng trị người phạm tội chịu hình phạt. Giáo trình Luật hình sự phần chung của Đại học luật Hà Nội thì cho rằng hình phạt là biện pháp cưỡng chế của Nhà nước do Tòa án áp dụng đối với người thực hiện tội phạm theo quy định của Luật hình sự, tước bỏ hoặc hạn chế những quyền và lợi ích nhất định của người bị kết án nhằm mục đích cải tạo, giáo dục người phạm tội và ngăn ngừa tội phạm (Nhà xuất bản Giáo Dục -1997). Định nghĩa này tương đối chính xác và đầy đủ vì nó phản ánh được bản chất của hình phạt và thông qua đó nêu lên được mục đích của hình phạt. Cho đến khi Bộ luật Hình sự năm 1999 được ban hành, hình phạt mới được đưa vào quy định và trở thành một chế định của Luật hình sự. Điều 26 Bộ luật 11 Hình sự năm 1999 quy định: "Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước nhằm tước bỏ hoặc hạn chế quyền, lợi ích của người phạm tội. Hình phạt được quy định trong Bộ luật Hình sự và do Tòa án quyết định". Từ định nghĩa trên cho ta thấy hình phạt có những đặc điểm sau: Thứ nhất: Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước Hình phạt đã xuất hiện từ rất lâu, từ thời kỳ đầu của xã hội loài người. Đến khi xuất hiện Nhà nước và pháp luật thì hình phạt được áp dụng một cách phổ biến và được xem như là công cụ quan trọng của Nhà nước để chống lại sự xâm hại những quan hệ xã hội mà nó ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích chung của xã hội. Tính chất nghiêm khắc của hình phạt thể hiện ở chỗ bao giờ nó cũng tước bỏ những quyền và lợi ích nhất định của người bị kết án như quyền tự do, quyền sở hữu…thậm chí cả mạng sống của người bị kết án và nó sẽ được đảm bảo thi hành bằng các biện pháp cưỡng chế của Nhà nước. Tính chất nghiêm khắc của hình phạt phụ thuộc vào tính nguy hiểm của hành vi phạm tội. Hành vi phạm tội có tính chất nguy hiểm càng cao thì hình phạt càng nghiêm khắc. Sự đa dạng về cấp độ nguy hiểm của hành vi phạm tội đòi hỏi hình phạt cũng phải có nhiều loại khác nhau và mức hình phạt cũng khác nhau tương ứng với mức độ nguy hiểm của từng hành vi phạm tội cụ thể. Trung Việc Nhà nước quy định những hành vi vi phạm pháp luật nào là tội phạm và bị áp pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhấthọc là hình phạt được xem tâm Họcdụng liệubiện ĐH Cần Thơ @ Tài liệu tập vàluôn nghiên cứu là mang tính tất yếu và khách quan. Bởi vì việc quy định này nhằm bảo vệ lợi ích của Nhà nước, nói chính xác hơn là bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị trong xã hội mà Nhà nước đang tồn tại. Như Các Mác đã nói: "Hình phạt không phải là một cái gì khác ngoài phương tiện để bảo vệ mình của xã hội chống lại sự vi phạm của các điều kiện tồn tại của nó"(1) Thứ hai: Hình phạt được Luật hình sự quy định và được Tòa án áp dụng Ở hầu hết các nước, hình phạt được quy định trong Luật hình sự mà tiêu biểu là Bộ luật Hình sự. Văn bản này là cơ sở pháp lý duy nhất ghi nhận lại các loại hình phạt được áp dụng cho từng loại tội phạm cụ thể. Bộ luật Hình sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện hành quy định hình phạt ở chương V. Trong đó nêu một cách đầy đủ về khái niệm hình phạt, mục đích hình phạt, các loại hình phạt cụ thể. Ngoài ra ở các chương quy định các tội phạm cụ thể cũng quy định từng loại hình phạt để Tòa án áp dụng cho từng tội phạm và mức hình phạt cụ thể cho từng hành vi phạm tội. Trong Bộ luật Hình sự, hình phạt được quy định phụ thuộc vào mức độ tương xứng so với hành vi phạm tội được thực hiện. Nói cách khác, nó phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng tội phạm. Nếu không xem xét yếu tố tương xứng này thì không thể đạt được mục đích của hình phạt. Một tội phạm đặc biệt nghiêm trọng (1) Mác-Anghen tuyển tập, tập 8, trang 513 (tiếng Nga). 12 thì hình phạt phải càng nghiêm khắc, tội ít nghiêm trọng thì hình phạt cũng phải tương xứng ở mức độ thấp hơn. Sự đa dạng về tính chất và mức độ nguy hiểm của tội phạm đối với xã hội phải được pháp luật hình sự xem xét trong từng thời kỳ nhất định và yêu cầu chung đặt ra là phải có nhiều loại hình phạt với mức độ nghiêm khắc khác nhau để áp dụng cho từng tội phạm cụ thể. Không thể đạt được mục đích của hình phạt nếu áp dụng một loại hình phạt mà nó là quá nặng hay quá nhẹ so với tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội. Nhìn chung tùy thuộc vào điều kiện kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội … của chế độ đó mà Luật hình sự sẽ quy định loại hình phạt và mức độ hình phạt khác nhau trong hệ thống hình phạt. Nó phụ thuộc vào ý chí của Nhà nước thông qua sự nhận thức về vai trò, vị trí cũng như mục đích của từng loại hình phạt nhất định. Trong quy trình này, tính giai cấp của pháp luật thể hiện vai trò quan trong nhất đối với các loại hình phạt được áp dụng cho tội phạm cụ thể. Trung Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước, Tòa án sẽ nhân danh Nhà nước quyết định áp dụng hình phạt đối với người phạm tội. Điều 26 Bộ luật Hình sự quy định: "… hình phạt do Tòa án áp dụng". Có nghĩa là chỉ có Toà án mới có quyền quyết định áp dụng hình phạt. Ngoài Tòa án thì không có chủ thể nào có được quyền này. Tòa án sẽ nhân danh Nhà nước phán quyết ai là người phạm tội và mức hình phạt cụ thể đối với người phạm tội đó như thế nào. Hình phạt được Tòa án tuyên bố đối với người phạm tội thể hiện sự lên án của Nhà nước đối với những hành vi gây tổn hại cho những điều kiện tồn tại của xã hội mà người phạm tội đã thực hiện. Sự trừng phạt bằng hình phạt đối với người phạm tội được xemHọc là mộtliệu kết quả tế của việc@ thực hiệnliệu tội phạm hậuvà quảnghiên mà hành vi tâm ĐHthực Cần Thơ Tài học vàtập cứu phạm tội đó đã gây ra cho xã hội. Thứ ba: Hình phạt chỉ áp dụng đối với người phạm tội Hình phạt chỉ áp dụng đối với người phạm tội. Bất kỳ một sự vi phạm pháp luật nào nhưng nó không bị xem là tội phạm(1) thì người thực hiện hành vi đó không bị áp dụng hình phạt. Đây là một đặc điểm quan trọng của hình phạt, bởi vì chỉ có những người thực hiện hành vi phạm tội được Luật hình sự quy định là tội phạm thì mới chịu hình phạt. Nếu không nhìn nhận đúng về đặc điểm này thì hình phạt sẽ không bao giờ đạt được mục đích giáo dục, cải tạo người phạm tội, ngăn ngừa họ phạm tội mới. Luật hình sự nước ta cùng như nhiều nước trên thế giới không đặt ra trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân mà chỉ đặt ra trách nhiệm hình sự đối với cá nhân. Quy định này thể hiện mối quan hệ pháp luật hình sự giữa cá nhân người phạm tội đối với Nhà nước. Trong đó cá nhân phải chịu sự cưỡng chế nghiêm khắc của Nhà nước (hình phạt) khi họ thực hiện tội phạm. Hình phạt được áp dụng đối với chính người thực hiện hành vi phạm tội chứ không phải người nào khác. Đây là điểm khác so với pháp luật thời phong kiến. Như chúng ta đã biết pháp luật thời phong kiến ngoài việc truy cứu trách nhiệm đối với người phạm tội ra, ở một số tội (1) Được quy định trong các chương về các loại tội phạm cụ thể của Bộ luật Hình sự. 13 liên quan đến hoàng tộc sẽ bị truy cứu trách nhiệm cả họ hàng, thân thuộc người phạm tội như "tru di tam tộc", " tru di cửu tộc". 1.2.1.2 Khái niệm hình phạt tử hình Dựa vào tính chất nghiêm khắc của hình phạt được áp dụng, Từ điển Luật học của Nhà xuất bản Bách Khoa Hà Nội năm 1999 định nghĩa: Tử hình là loại hình phạt nặng nhất trong hệ thống các loại hình phạt được áp dụng đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng. Điều 35 Bộ luật Hình sự Việt Nam nêu khái niệm: Tử hình là loại hình phạt đặc biệt chỉ áp dụng đối với người phạm tội đặc biệt quan trọng. Điều 60 Bộ luật Hình sự nước Cộng hòa Liên bang Nga cũng quy định tương tư: Tử hình là hình phạt đặc biệt chỉ có thể áp dụng đối với các tội đặc biệt xâm phạm đến tính mạng. Chúng ta có thể rút ra một khái niệm chung nhất về hình phạt tử hình từ các định nghĩa trên như sau: Tử hình là một loại hình phạt nghiêm khắc nhất trong hệ thống hình phạt, được Luật hình sự quy định, nhằm loại trừ vĩnh viễn người phạm tội ra khỏi đời sống xã hội và chỉ áp dụng hình phạt tử hình đối với những tội đặc biệt nghiêm trọng. Ngoài những đặc điểm vốn có của hình phạt thì hình phạt tử hình còn có những điểm đặc biệt sau: Một là, về bản chất, hình phạt tử hình là loại hình phạt nặng nhất trong hệ thống hình phạt, tước bỏ quyền sống của người bị kết án vì lợi ích chung của cộng đồng và phòng ngừa chung tội phạm. Tính chất nghiêm khắc nhất của hình phạt tử hình thể hiện ở chỗ: khi người Trung tâm Học Cần @làTài họcbuộc tậpphảivàchết. nghiên cứu phạm tội bịliệu tuyênĐH án tử hình Thơ có nghĩa Nhà liệu nước bắt Chúng ta đều biết rằng, quyền sống là quyền tối cao và thiêng liêng nhất của mỗi con người, không ai có quyền tước đoạt, kể cả Nhà nước được Công ước quốc tế công nhận... Vì vậy, khi quy định hình phạt này trong Luật hình sự các nước cân nhắc rất kỹ và căn cứ vào các điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội…ảnh hưởng đến việc quy định hình phạt này. Ngày nay, Luật hình sự các nước đều quy định một cách hạn chế việc áp dụng hình phạt với tính chất nghiêm khắc cao nhất này thông qua việc giảm đến mức thấp nhất các tội danh có hình phạt tử hình và quy định thủ tục tương đối chặt chẽ. Mục đích của hình phạt tử hình không phải là sự trả thù của Nhà nước dù đã thể hiện tối đa mức độ trừng trị của hình phạt đối với người phạm tội. Hình phạt này cũng không đặt ra mục đích cải tạo, giáo dục người phạm tội mà chỉ đặt ra mục đích phòng ngừa chung. Tuy nhiên, trong bản thân hình phạt này đã mang lại mục đích phòng ngừa riêng khi loại bỏ khỏi xã hội sự tồn tại của người phạm tội. Hai là, phạm vi áp dụng hình phạt tử hình. Tử hình chỉ được áp dụng chỉ áp dụng đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng Xuất phát từ tính chất nghiêm khắc của hình phạt tử hình, khi xem xét vụ án, Tòa án rất thận trọng và hạn chế áp dụng hình phạt này. Những trường hợp bị Tòa án áp dụng hình phạt tử hình thường là những vụ phạm tội gây ảnh hưởng lớn đến đời sống kinh tế, xã hội cũng như an ninh, chính trị, bị xã hội kịch liệt lên án. Những người bị kết án tử hình thường là những người mà việc áp dụng bất kỳ hình 14 phạt nào cũng không tương xứng so với tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội của họ. Việc giáo dục, cải tạo họ là không cần thiết nữa. Mục đích hướng đến của Tòa án trong việc áp dụng loại hình phạt tử hình là nhằm giáo dục ý chí tuân thủ pháp luật chung của mọi người. Ba là, trình tự, thủ tục áp dụng và thi hành hình phạt tử hình luôn được pháp luật quy định chặt chẽ. Tòa án phải nắm thật rõ tất cả các quy định có liên quan đến hình phạt và từng điều khoản ở phần quy định các tội phạm cụ thể khi áp dụng hình phạt này cho từng người phạm tội cụ thể. Không thể áp dụng hình phạt tử hình một cách tùy tiện, tràn lan và không có căn cứ. Bên cạnh đó cũng phải tuân thủ theo trình tự có liên quan được quy định trong Bộ luật Tố tụng hình sự(1). Phần quy định này bắt buộc tất cả các chủ thể, có liên quan phải tuân thủ một cách tuyệt đối. Trên thực tế, hiện nay thường có sự hiểu nhằm, giữa hai khái niệm "tử hình" và "án tử hình". Hai khái niệm này thường được dùng một cách lẫn lộn và không có cơ sở phân biệt rõ ràng. Theo chúng tôi hai khái niệm này hoàn toàn khác biệt nhau xuất phát từ tên gọi cũng như bản chất của nó. Khái niệm "tử hình" là khái niệm được dùng để chỉ một loại hình phạt trong hệ thống hình phạt được Luật hình sự quy định (nó là một hình phạt chính nghiêm khắc nhất) và áp dụng trong trường hợp phạm tội đặc biệt nghiêm trọng. Trong khi đó "án tử hình" chỉ dùng trong trường hợp phạm tội cụ thể, thực tế bị Tòa án áp dụng hình phạt tử hình và được tuyên bằng một bản án. 1.2.1.3 Khái niệm thi hành Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơán@ Tài liệu học tập và nghiên cứu Từ điển Luật học của Nhà xuất bản Bách Khoa Hà Nội-1999 định nghĩa: thi hành án là giai đoạn kết thúc trình tự tố tụng, là khâu cuối cùng kết thúc một vụ án sau khi được xét xử nhằm làm cho phán quyết của một Tòa án nhất định có hiệu lực pháp luật. Theo sách Thuật ngữ Pháp lý phổ thông của Nhà xuất bản Pháp Lý thì thi hành án là giai đoạn cuối cùng của tố tụng hình sự, trong đó áp dụng các biện pháp nhằm thi hành bản án của Tòa án về từng vụ án hình sự cụ thể. Giáo trình Luật tố tụng hình sự Việt Nam của Đại học luật Hà Nội thì đưa ra khái niệm thi hành án như sau: Thi hành bản án và quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án là một giai đoạn của hoạt động tố tụng hình sự do các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng và các cơ quan Nhà nước, các tổ chức xã hội, các cá nhân khác có liên quan theo quy định của pháp luật nhằm đưa bản án và quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án ra thi hành làm cho nó phát huy hiệu lực trên thực tế (Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội-2001). Theo chúng tôi thì trong các định nghĩa trên, định nghĩa của Giáo trình Đại học luật Hà Nội là tương đối đầy đủ nhất vì nó đã khái quát được một cách có hệ thống về thi hành án đó là: thi hành án là một giai đoạn của tố tụng, nhằm thực hiện bản án và quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án, đảm bảo cho bản án và (1) Quy định về việc thi hành hình phạt tử hình 15 quyết định của Tòa án khi có hiệu lực pháp luật phải được thi hành đầy đủ trên thực tế. Hiến pháp năm 1992 quy định: “Các bản án và quyết định của Tòa án nhân dân đã có hiệu lực pháp luật phải được các cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, các đơn vị vũ trang nhân dân và mọi công dân tôn trọng; những người và đơn vị hữu quan phải chấp hành nghiêm chỉnh” (Điều 136). Như vậy bản án và quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án phải được đảm bảo thi hành trên thực tế một cách kịp thời và triệt để. Có như vậy các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân mới được bảo vệ, các quy tắc của cuộc sống mới được tôn trọng và thực hiện trong cuộc sống. Đây là nhiệm vụ chung của toàn xã hội, trong đó các cơ quan tiến hành tố tụng giữ vai trò nòng cốt, đặc biệt là vai trò của Tòa án. Theo quan điểm riêng của chúng tôi, hai khái niệm "thi hành hình phạt tử hình" và "thi hành án" là một về bản chất, mặc dù về nội hàm thì khái niệm thi hành hình phạt còn bao gồm nhiều yếu tố khác. Bởi vì thi hành án về nội dung là việc thi hành một loại hình phạt đã tuyên bằng một bản án đã có hiệu lực pháp luật. Tuy nhiên trên thực tế không thể đồng nhất hai khái niệm này được, mà phải song song hoặc cá biệt hóa trong từng trường hợp cụ thể. 1.2.2 Cơ sở lý luận của việc quy định hình phạt tử hình theo quan điểm pháp luật các nước Trung Do có sự khác nhau về điều kiện kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội mà việc quy định hình phạt tử hình ở những nước khác nhau dựa dựa trên những cơ sở lý luậnHọc cũng khác trên bình thể học thì pháp cả các nước tâm liệunhau. ĐH Nhưng Cần Thơ @diện Tàitổng liệu tậpluậtvàtấtnghiên cứu cũng gặp nhau ở điểm chung nào đó khi quy định về hình phạt này. Nhìn chung trong thời kỳ đầu, để bảo vệ đặc quyền, đặc lợi của mình, giai cấp thống trị ở tất cả các nước đều đặt ra hình phạt tử hình nhằm loại trừ vĩnh viễn những phần tử nguy hiểm ra khỏi đời sống xã hội. Việc quyết định áp dụng và thi hành hình phạt tử hình trong giai đoạn này không cần tuân thủ một thủ tục nào. Các nhà lập pháp và tư pháp quan niệm rằng, chỉ cần làm sao cho người phạm tội chết là được, vì nếu để họ sống thì sẽ ảnh hưởng đến sự an toàn, ổn định của Nhà nước và xã hội. Trong giai đoạn này quyền sống của con người chưa được đề cao. Trải qua những cuộc chiến tranh tang tóc và phi nghĩa, lúc này, con người ngày càng quý trọng mạng sống của mình hơn. Vì thế mọi người đã cùng ngồi lại trong tổ chức Liên hiệp quốc và đưa ra bản tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền năm 1948. Tuyên ngôn đã minh thị và nêu cao quyền sống của con người là tối thượng, không ai được xâm phạm kể cả Nhà nước. Sau đó, một công ước quốc tế khác cũng được ra đời, đó là Công ước về các quyền dân sự và chính trị ngày16-12-1966. Điều 6 Công ước này quy định: "Mỗi người đều có quyền được sống. Quyền được pháp luật bảo vệ, không ai bị tước mạng sống một cách vô cớ…Ở những nước mà hình phạt tử hình chưa được xóa bỏ thì chỉ được áp dụng hình phạt tử hình đối với những tội ác nghiêm trọng nhất, căn cứ vào luật pháp tại thời điểm thực hiện tội ác và không được trái với quy định này… Hình phạt tử hình chỉ được thi hành trên cơ sở bản án đã có hiệu lực pháp luật do một Tòa án có thẩm quyền phán quyết… Bất kỳ người nào bị kết án tử hình 16 cũng có quyền xin ân giảm hoặc thay đổi hình phạt". Công ước đã cho ra rằng: quyền sống là quyền cơ bản đầu tiên phải được bảo vệ. Trên thực tế, hình phạt tử hình đã được quy định từ rất lâu nhưng còn tản mạn, chưa thống nhất. Khi nhận thức con người ngày càng phát triển thì yêu cầu đặt ra là pháp luật phải bảo vệ được tất cả quyền của họ. Đáp ứng nguyện vọng của mọi người khi pháp luật hình sự nước mình vẫn còn quy định hình phạt tử hình, các nước đã quy định thủ tục chặt chẽ từ khi truy tố, xét xử cho đến thi hành án, nhằm làm sao hạn chế đến mức thấp nhất những thiếu sót trong quá trình tố tụng. Bên cạnh đó, pháp luật của hầu hết các nước đều quy định không được áp dụng hình phạt tử hình trong một số trường hợp nhất định. Việc cho người bị kết án được làm đơn xin ân giảm cũng được pháp luật các nước dự liệu như: Thái Lan, Trung Quốc, Mỹ..v..v…Những quy định trên một mặt thể hiện sự phù hợp với xu thế chung của thế giới về quyền sống của con người, mặt khác nó cũng thể hiện sự nhân đạo trong chính sách pháp luật các nước. Trung Tinh thần chung của trên thế giới là các nước sẽ tiến tới xóa bỏ hình phạt tử hình trong Luật hình sự. Nhưng trong khi chưa thể làm được điều này do nhiều điều kiện khách quan khác nhau thì yêu cầu đặt ra là hình phạt tử hình phải được quy định một cách chặt chẽ, cụ thể và thống nhất nhằm làm sao cho quyền sống của con người được bảo vệ tốt nhất. Vì vậy chỉ nên áp dụng hình phạt tử hình với những tội nhân sau khi xem xét công khai tại một Tòa án. Bản án phải được quyết định vô tư sau khi cân nhắc đầy đủ các chứng cứ buộc tội cũng như chứng cứ gỡ tội. Không thể có loại án tử hình được duyệt trước. Không thể có bản án tử hình thi hànhHọc một cách cứ pháp luật.@ Tài liệu học tập và nghiên cứu tâm liệuthiếu ĐHcănCần Thơ Từ những phân tích trên có thể kết luận rằng: cơ sở lý luận mà các nước dựa vào để quy định hình phạt tử hình là quyền con người (đặt biệt là quyền được sống) bên cạnh sự phát triển của cơ quan lập pháp, tư pháp và nhận thức ngày càng phát triển cao của con người. Đây là cơ sở lý luận chung nhất mà nước nào khi quy định về hình phạt tử hình cũng phải quan tâm. Ngoài ra ở các nước khác nhau cũng sẽ xuất phát từ những cơ sở lý luận khác nhau khi quy định về hình phạt này. 1.2.3 Cơ sở lý luận của việc quy định hình phạt tử hình trong Luật hình sự Việt Nam Trải qua một quá trình lịch sử lâu dài, ngày nay hình phạt tử hình đã được quy định tương đối hoàn chỉnh trong Luật hình sự Việt Nam. Bên cạnh đó, do điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội, phong tục tập quán…ở Việt Nam luôn có điểm khác biệt so với các nước khác nên hình phạt tử hình ở nước ta luôn được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với điều kiện trong nước cũng như xu thế chung của thế giới. Tuy nhiên hình phạt tử hình trong Luật hình sự Việt Nam được xây dựng trên những cơ sở lý luận chủ yếu sau mà các nước khác không có: 1.2.3.1 Tăng cường nguyên tắc nhân đạo xã hội chủ nghĩa và phù hợp với xu thế tiến bộ chung của thế giới Pháp luật Việt Nam nói chung, pháp luật hình sự nói riêng luôn thể hiện tính nhân đạo sâu sắc. Trong các quy định về hình phạt tử hình nguyên tắc nhân đạo thể hiện ở một số điểm cơ bản sau: 17 Về đối tượng áp dụng, Điều 35 Bộ luật Hình sự quy định: không áp dụng hình phạt tử hình đối với người chưa thành niên phạm tội, đối với phụ nữ có thai hoặc phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi khi phạm tội hoặc khi xét xử. Không thi hành án tử hình đối với phụ nữ có thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi. Trong trường hợp này hình phạt tử hình chuyển thành tù chung thân (trước đây không có những quy định này). Về thủ tục thi hành án, trước đây khi Tòa tuyên án tử hình thì bản án sẽ có hiệu lực pháp luật ngay và đem ra thi hành sau đó. Hiện nay pháp luật đã quy định thủ tục xem xét lại bản án trước khi đem ra thi hành tại Điều 228 Bộ luật Tố tụng hình sự. Hình thức tử hình cũng thay đổi. Trước đây án tử hình được thi hành bằng nhiều cách khác nhau như: treo cổ, chém bêu đầu, cho voi giày, ngựa xé, lăng trì..v..v… Ngày nay những cách hành quyết dã man, tàn bạo như vậy đã được thay thế bằng hình thức xử bắn, cách hành quyết có thể không gây cảm giác kinh hãy và ghê rợn cho mọi người và chính bản thân người bị kết án. Ngoài ra pháp luật cũng có những quy định khác thể hiện tinh thần nhân đạo như: cho người bị kết án ăn cơm lần cuối cùng, được viết thư về cho gia đình, gửi đồ vật về cho người thân..v..v…Tuy những điều này rất thông thường nhưng nó đã thể hiện được chính sách pháp luật nhân đạo của Nhà nước ta mà nhiều nước khác không có. Trung Bên cạnh đó việc quy định hình phạt tử hình trong Luật hình sự Việt Nam còn dựa xu ĐH thế tiến bộ chung giới, đó là việc tập quy định hình phạt tử tâm Họctrên liệu Cần Thơcủa @thếTài liệu học và nghiên cứu hình phải rõ ràng, chi tiết nhằm tạo nên sự thống nhất cao giữa các cấp, các ngành có liên quan trong việc quyết định áp dụng cũng như khi thi hành hình phạt này. Không được áp dụng hình phạt tử hình một cách tùy tiện trong quá trình xét xử, lại càng không thể thi hành hình phạt tử hình một cách cẩu thả, tùy tiện, thiếu căn cứ… rồi sau đó mới phát hiện oan sai cho người bị kết án. Bởi vì, nếu có oan sai khi hình phạt tử hình đã được thi hành thì không thể khắc phục được. Một điểm tiến bộ khác mà ngày nay ở Việt Nam cũng như hầu hết các nước trên thế giới đều thừa nhận là việc làm đơn xin ân giảm án của người bị kết án. Tuy các nước khác nhau quy định định không giống nhau về thủ tục này nhưng nhìn chung, người bị kết án có quyền làm đơn gửi đến người lãnh đạo cao nhất của Nhà nước xin ân giảm án hoặc thay đổi hình phạt. Khoản 1 Điều 228 Bộ luật Tố tụng hình sự nước ta cũng quy định: "Trong thời hạn bảy ngày kể từ khi bản có hiệu lực pháp luật, người bị kết án được gửi đơn xin ân giảm lên Chủ tịch nước". 1.2.3.2 Chú trọng đến quyền con người, đặc biệt là quyền sống Quyền sống là quyền thiêng liêng nhất của mỗi con người. Hình phạt tử hình sẽ tước đi quyền thiêng liêng ấy. Do vậy, pháp luật hình sự Việt Nam quy định rất nghiêm ngặt trình tự thủ tục áp dụng, thi hành hình phạt này nhằm hạn chế đến mức thấp nhất khả năng sai sót. Qua thực tiễn xét xử của ngành Tòa án đã chứng minh, đối với những bản án có bị cáo bị tuyên phạt tử hình đều được Ban Thư ký Tòa án nhân dân tối cao 18 kiểm tra một cách cẩn thận trước khi trình Chánh án quyết định. Quá trình này làm giảm thiểu sai sót của Tòa án địa phương trong việc áp dụng hình phạt tử hình. Nhìn chung, tỷ lệ cải sửa bản án của Tòa án cấp trên đối với Tòa án cấp dưới không đáng kể. Tỷ lệ người bị kết án làm đơn xin ân giảm án tử hình lên Chủ tịch nước được chấp nhận cũng không đáng kể. Điều đó chứng tỏ rằng việc áp dụng hình phạt này rất ít có khả năng sai sót và việc áp dụng hình phạt tử hình đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng là phù hợp với nguyện vọng của đông đảo quần chúng nhân dân nhằm loại trừ vĩnh viễn những phần tử này, góp phần ổn định trật tự xã hội. Ngày nay xu thế chung của thế giới là giảm bớt số tội danh có quy định tử hình để nhằm giảm bớt số lượng người bị kết án tử hình và đến một giai đoạn nào đó sẽ xóa bỏ hoàn toàn hình phạt này. Ở nước, ta do tình hình kinh tế còn nhiều khó khăn phức tạp, kẻ thù luôn ra sức chống phá công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Do đó, trong xã hội còn tồn tại nhiều phần tử tha hóa , biến chất, vì mãnh lực đồng tiền mà phạm tội, những kẻ xem thường tính mạng người khác, xem thường những quy tắc của cuộc sống xã hội với những hành vi phạm tội rất tinh vi, xảo quyệt, mất hết tính người. Vì vậy hình phạt tử hình vẫn còn nguyên giá trị pháp lý. Bên cạnh đó, Luật hình sự nước ta không ngừng sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với điều kiện kinh tế trong nước, đồng thời phù hợp với xu thế chung của thế giới nhưng vẫn đảm bảo được nhiệm vụ trừng trị với giáo dục; loại trừ người phạm tội nhưng vẫn nhân đạo. 1.2.3.3 Đảm bảo cho bản án và quyết định có hiệu lực của Tòa án được Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơđầy @đủTài liệu thi hành trong thựchọc tế tập và nghiên cứu Nếu như quyết định hình phạt là phần then chốt của quá trình tố tụng thì khâu thi hành án cũng mang một ý nghĩa quan trọng không kém. Đây là quá trình thực thi hình phạt được áp dụng đối với người phạm tội, đồng thời mang lại quyền và lợi ích của những người tham gia tố tụng, thể hiện quyền lực của Nhà nước trong việc trừng trị và giáo dục người phạm tội, thể hiện sự nghiêm minh của pháp luật xã hội chủ nghĩa. Nếu bản án đã tuyên và có hiệu lực pháp luật mà không đem ra thi hành hoặc thi hành không đúng, không đầy đủ…sẽ làm mất hoàn toàn ý nghĩa của những hoạt động tố tụng được thực hiện trước đó. Do đó, yêu cầu cấp thiết đặt ra là bản án và quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án phải được thi hành một cách nghiêm chỉnh và triệt để. Có như thế thì quyền và lợi ích hợp pháp của công đân trong chế độ xã hội chủ nghĩa mới được bảo đảm, các quy tắc chung của cuộc sống mới được tôn trọng, uy tín của Nhà nước mới được nâng cao. Về bản chất, thi hành án là kết quả mang tính tất yếu của việc thi hành một loại hình phạt cụ thể được tuyên bằng một bản án và bản án đó đã có hiệu lực pháp luật. Do vậy, mọi sự quan liêu, thiếu trách nhiệm hoặc không tuân thủ đúng các quy định của pháp luật sẽ không thể nào đạt được mục đích của hình phạt. Mặt khác nó còn gây ra hậu quả không tốt trong việc giáo dục ý thức tuân thủ pháp luật của người dân. 19 Vì vậy, Luật hình sự khi quy định về hình phạt tử hình cũng phải xuất phát từ những yêu cầu chung của thi hành bản án và quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật. Ngoài ra, thủ tục thi hành hình phạt tử hình còn có những đặc điểm riêng của nó. Khoản 3 Điều 226 Bộ luật Tố tụng hình sự quy định: "Trong thời hạn mười lăm ngày kể từ khi bản án hoặc quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật, Chánh án Tòa án đã xử sơ thẩm phải ra quyết định thi hành án hoặc ủy thác cho Tòa án khác cùng cấp ra quyết định thi hành án…". Điều này có nghĩa là sau khi bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật thì người có thẩm quyền phải ra quyết định thi hành (trong thời hạn 15 ngày). Nhưng bản án tử hình hoàn toàn khác. Bản án tử hình sau khi có hiệu lực pháp luật thì không ra quyết định thi hành ngay mà cần thỏa mãn đầy đủ những quy định tại Điều 228 và Điều 229 Bộ luật Tố tụng hình sự. Trách nhiệm thi hành loại hình phạt này là hoạt động tố tụng chủ yếu của Tòa án đã xử sơ thẩm. Ngoài ra còn có các cơ quan khác như: Công an, Viện kiểm sát. Trung Thi hành bản án tử hình là khâu kết thúc một chuỗi dài những giai đoạn tố tụng liên tiếp nhau. Việc bản án được đem ra thi hành thể hiện sự lên án của Nhà nước, của xã hội đối với người đã thực hiện tội phạm. Bản án tử hình phản ánh đầy đủ tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội cũng như những hậu quả mà hành vi đó đã gây ra cho xã hội. Mặc dù các chủ thể có liên quan đã áp dụng mọi thủ tục do pháp luật quy định nhằm chứng minh tính khách quan của vụ án để giảm nhẹ trách nhiệm của người đã thực hiện tội phạm…nhưng không thể thay đổi được. Mụcliệu đích cải giáo dục người trong trường không cần tâm Học ĐHtạo,Cần Thơ @phạm Tài tội liệu học tậphợp vànày nghiên cứu đặt ra mà mục đích chủ yếu của hình phạt tử hình là giáo dục ý thức tuân thủ pháp luật của mỗi người dân. Nói cách khác, mục đích phòng ngừa chung được hướng đến nhiều hơn là mục đích phòng ngừa riêng. Việc quy định thủ tục "xem xét lại bản án" đối với bản án tử hình có thể hạn chế việc thi hành bản án đã có hiệu lực pháp luật theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự nhưng xét ở góc độ tổng quát thì nó vẫn đảm bảo nguyên tắc này. Điều này có nghĩa là khi bản án tử hình thỏa mãn thủ tục quy định cũng sẽ được đem ra thi hành như những bản án có hiệu lực pháp luật khác của Tòa án. Tóm lại nếu không nhận thức được rõ ý nghĩa và bản chất của hình phạt tử hình thì khi một bản án tử hình có hiệu lực pháp luật sẽ thi hành ngay hoặc thi hành sau khi tuyên án xong mà không cần tuân theo thủ tục luật định. Điều đó dễ dẫn đến những sai phạm trong quá trình thi hành án nói chung và thi hành hình phạt tử hình nói riêng. Vì vậy, việc nhận thức đầy đủ về cơ sở lý luận này là rất cần thiết. 1.2.3.4 Đảm bảo tính chính xác, khách quan của bản án tử hình Do tính chất đặc biệt của hình phạt tử hình nên bản án tử hình không thể đem ra thi hành xong mới kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm được quy định ở chương XXIX hoặc thủ tục tái thẩm ở chương XXX Bộ luật Tố tụng hình sự. Do đó, quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự về thi hành hình phạt tử hình (chương 20 XXV) là rất cần thiết, nhằm đảm bảo tính chính xác tuyệt đối quyết định của Tòa án khi áp dụng hình phạt này. Khoản 1 Điều 228 Bộ luật Tố tụng hình sự quy định: "Trong thời hạn hai tháng kể từ ngày nhận được bản án và hồ sơ vụ án, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao phải quyết định kháng nghị hoặc không kháng nghị giám đốc thẩm hoặc tái thẩm". Có thể thấy rằng Bộ luật Tố tụng hình sự quy định thủ tục này nhằm đảm bảo nguyên tắc xem xét lại bản án đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm "thu hẹp". Bởi vì, thời hạn do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao chỉ là hai tháng kể từ ngày nhận được bản án và hồ sơ vụ án do Tòa cấp dưới gửi lên, trong khi thời hạn kháng nghị theo hai thủ tục này đối với những bản án khác theo hướng khác có lợi cho bị cáo là bất cứ lúc nào. Trong khoảng thời gian này, nếu Chánh án Tòa án nhân dân tối cao hoặc Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quyết định kháng nghị thì bản chất của việc quy định: "bản án hoặc quyết định có hiệu lực pháp luật đều có thể xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm" là hoàn toàn được thể hiện đầy đủ. Nếu Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao không kháng nghị thì bản án được đem ra thi hành theo quy định tại Điều 229 Bộ luật Tố tụng hình sự. Trung Thực tiễn xét xử tại các Tòa án hiện nay cho thấy, số lượng các vụ án không những không giảm mà còn có chiều hướng gia tăng trong khi đội ngũ cán bộ ngành Tòa án, đặc biệt là Thẩm phán còn thiếu nhiều. Điều này đã dẫn đến lượng án tồn tâm ĐH Song Cầnsong Thơ học tập vàngày nghiên cứu độngHọc ngày liệu càng tăng. đó, @ tínhTài chất liệu của các vụ án cũng một phức tạp do bọn tội phạm dùng nhiều thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt…trong khi một số Thẩm phán với khả năng nhận thức, đánh giá chứng cứ còn nhiều hạn chế nên dễ dẫn đến tình trạng kết án sai, tuyên phạt quá nặng hoặc quá nhẹ..v..v… Vì vậy, quy định về thủ tục xem xét lại bản án trong thi hành hình phạt tử hình là rất cần thiết. Nó đảm bảo cho việc xem xét lại bản án của Tòa án đã có hiệu pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm nhằm tránh những oan sai đáng tiếc xảy ra khi áp dụng cũng như thi hành hình phạt tử hình. Quy định này cũng tạo điều kiện cho Tòa án nhân dân tối cao khắc phục những sai lầm của Tòa án địa phương, bảo đảm tính chính xác, khách quan của vụ án. Vấn đề lý luận thì đã rõ nhưng khi áp dụng vào thực tiễn có thỏa mãn được cơ sở lý luận hay không còn là một vấn đề. Bởi vì lý luận và thực tiễn không phải bao giờ cũng tương xứng mà nó luôn luôn có một khoảng cách nhất định. 21
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan