Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Hiệu quả tu từ của các biến thể ngữ âm trong thơ lục bát tố hữu...

Tài liệu Hiệu quả tu từ của các biến thể ngữ âm trong thơ lục bát tố hữu

.PDF
53
67
55

Mô tả:

Header Page 1 of Khãa 95. luËn tèt nghiÖp MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 2 2. Lịch sử vấn đề 3 3. Mục đích nghiên cứu của đề tài 8 4. Nhiệm vụ nghiên cứu 8 5. Phạm vi nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu 8 6. Phương pháp nghiên cứu 9 7. Đóng góp của khoá luận 9 8. Bố cục khoá luận 9 NỘI DUNG 10 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN 10 1.1. Đặc điểm tu từ của hệ thống ngữ âm tiếng Việt 10 1.2. Các biện pháp tu từ ngữ âm 14 1.3. Thơ lục bát và biến thể ngữ âm trong thơ lục bát 17 1.4. Căn cứ phân tích hiệu quả tu từ của các yếu tố ngữ âm 22 CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ THỐNG KÊ 24 2.1. Bảng tóm tắt kết quả thống kê, phân loại 24 2.2. Phân tích kết quả thống kê, phân loại 26 2.2.1. Biến thể ngữ âm do thay đổi vị trí gieo vần 26 2.2.2. Biến thể ngữ âm do thay đổi cách phối thanh 35 2.2.3. Biến thể ngữ âm do thay đổi cách ngắt nhịp 40 2.2.4. Biến thể ngữ âm do thay đổi số tiếng 44 2.2.4. Kết hợp nhiều yếu tố biến thể 47 KẾT LUẬN 51 Tài liệu tham khảo 52 NguyÔn ThÞ H­¬ng Footer Page 1 of 95. 1 K31C – Ng÷ V¨n Header Page 2 of Khãa 95. luËn tèt nghiÖp MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài. 1.1. Trong thơ ca, mỗi một thể loại đều có những đặc điểm riêng biệt về thi luật. Với thơ lục bát đó là những quy định chặt chẽ về vần, thanh, nhịp và số tiếng. Việc tuân thủ nghiêm ngăt các quy định này đã trở thành tiêu chuẩn để đánh giá tài năng người nghệ sĩ và chất lượng tác phẩm của họ. Có ai đó đã nói: “Thơ được hình thành khi cảm xúc trong tim đã tràn đầy”. Và khi những rung động tinh tế của cảm xúc kết hợp với sức sáng tạo mãnh liệt của người nghệ sĩ nó có thể làm phá vỡ khuôn khổ của một hình thức thơ. Trong thơ lục bát, sự thay đổi về vị trí gieo vần, cách phối thanh, cách ngắt nhịp và số tiếng không tạo ra một thể mới như thơ Đường luật mà chỉ tạo ra các yếu tố biến thể. Xét từ góc độ ngôn ngữ học, các yếu tố biến thể này góp phần quan trọng giúp người đọc đi sâu vào nghiên cứu, đánh giá ngôn ngữ của một tác phẩm. Các yếu tố biến thể được sử dụng rất phổ biến trong thơ lục bát và đã phát huy tối đa hiệu quả nghệ thuật của lời thơ. Các yếu tố đó đã chuyển tải được những tình cảm, cảm xúc của tác giả, làm cho lời thơ giàu hình ảnh và tính biểu cảm. Đồng thời, sử dụng các yếu tố biến thể trong thơ lục bát còn khẳng định cá tính sáng tạo của nhà thơ. Vì vậy, khi nhắc đến sáng tạo nghệ thuật trong thơ lục bát chúng ta không thể không nhắc đến vai trò của các yếu tố biến thể ngữ âm. 1.2. Tố Hữu là một trong những tác gia lớn của nền văn học Việt Nam. Thơ Tố Hữu không chỉ là “bài hát” về những lẽ sống lớn, là “tiếng ca vui” của một thời đại vẻ vang anh hùng mà còn là niềm đau, là nỗi buồn thấm thía trước những đau thương mất mát. Trong suốt vài thập kỉ qua, thơ Tố Hữu đã trở thành một hiện tượng, một đối tượng nghiên cứu lớn của giới nghiên cứu, phê bình. Các nhà nghiên cứu, phê bình như: Đặng Thai Mai, Hoài Thanh, Hà Minh Đức, Phan Cự Đệ, NguyÔn ThÞ H­¬ng Footer Page 2 of 95. 2 K31C – Ng÷ V¨n Header Page 3 of Khãa 95. luËn tèt nghiÖp Nguyễn Đăng Mạnh, Trần Đình Sử, Xuân Diệu, Chế Lan Viên, … đã có những đóng góp rất quan trọng về nhiều mặt khi tìm hiểu thơ Tố Hữu. Các nhà nghiên cứu, phê bình đều thống nhất đi đến một kết luận chung đó là: “Thơ Tố Hữu là tiếng thơ của thời đại”. Trong công trình nghiên cứu “Thơ Tố Hữu”, tác giả Lê Đình Kỵ đã khẳng định: “Tố Hữu đã giữ được hiện đại ngay trong hình thức biểu hiện tưởng là cổ điển nhất”. Các tác giả trong cuốn “Tố Hữu, về tác gia, tác phẩm” cũng đưa ra nhận định: “Ông không cố công đi tìm hình thức, gọt rũa kĩ xảo trong thơ nhưng rõ ràng ông có ý thức sâu sắc về sự kết hợp dân tộc và hiện đại, hiện đại ngay trên cái nền truyền thống dân tộc”. Điều này được biểu hiện rõ nét qua các biến thể ngữ âm trong thơ lục bát Tố Hữu. Lục bát là cái “nền truyền thống” và các biến thể ngữ âm chính là những đổi mới, là cái “hiện đại”. Nhờ việc tạo ra sự thay đổi trong cách gieo vần, cách phối thanh, cách ngắt nhịp và số tiếng trong câu thơ, Tố Hữu đã thể hiện được cảm xúc thơ một cách tinh tế, sâu sắc nhất. Điều đó cũng góp phần khẳng định phong cách thơ độc đáo của ông. Với một số lượng lớn các tác phẩm được chọn vào giảng dạy trong chương trình phổ thông, thơ Tố Hữu đã thực sự tạo nên được niềm yêu mến, sự đam mê bền chắc trong lòng nhiều thế hệ độc giả. Tố Hữu chính là: “người đầu tiên kết hợp hài hoà tư tưởng cách mạng cao đẹp nhất, sáng rõ nhất của thời đại với hình thức ngôn ngữ thơ Tiếng Việt hiện đại và không ngừng đổi mới, làm phong phú cho nó” (Trần Đình Sử). Đó chính là những lí do thôi thúc chúng tôi lựa chọn và đi sâu tìm hiểu đề tài: “Hiệu quả tu từ của các biến thể ngữ âm trong thơ lục bát Tố Hữu”. 2. Lịch sử vấn đề. Thơ Tố Hữu là đối tượng nghiên cứu lớn của giới nghiên cứu, phê bình. Trong số hàng trăm công trình tìm hiểu về ngôn ngữ thơ Tố Hữu thì có ba NguyÔn ThÞ H­¬ng Footer Page 3 of 95. 3 K31C – Ng÷ V¨n Header Page 4 of Khãa 95. luËn tèt nghiÖp công trình nổi bật nhất: - “Thơ Tố Hữu”, Lê Đình Kỵ (1979) - “Thơ Tố Hữu, tiếng nói đồng ý, đồng tình, tiếng nói đồng chí”, Nguyễn Văn Hạnh (1985) - “Thi pháp Thơ Tố Hữu”, Trần Đình Sử (1987) Khi nghiên cứu thơ Tố Hữu, khía cạnh được các học giả quan tâm nhiều nhất là ngôn ngữ thơ. Việc nghiên cứu ngôn ngữ thơ Tố Hữu được chia ra thành nhiều cấp độ khác nhau: 2.1. Cấp độ từ - Trong công trình nghiên cứu “Tìm hiểu về giá trị của từ láy trong thơ Tố Hữu” (Luận văn tốt nghiệp năm 1985), tác giả Trịnh Gia Khán khẳng định: Từ láy trong thơ Tố Hữu góp phần quan trọng trong việc diễn tả những rung động tinh tế của tình cảm và phần lớn các từ láy được Tố Hữu sử dụng làm định ngữ. “Suối dài xanh mướt nương ngô VD: Bốn phương lồng lộng thủ đô gió ngàn” - Khi tìm hiểu về “Giá trị biểu đạt của tình thái từ trong thơ Tố Hữu” (Luận văn tốt nghiệp năm 2008), tác giả Đặng Thị Hồng Mai rút ra nhận định: các tình thái từ có ý nghĩa quan trọng trong việc hình thành nên các đặc điểm phong cách nghệ thuật của Tố Hữu và nó có vai trò biểu đạt giá trị nội dung, nghệ thuật sâu sắc, trở thành yếu tố không thể thiếu trong sáng tác của Tố Hữu. - Ngoài ra còn có một số công trình nghiên cứu khác tìm hiểu về từ trong thơ Tố Hữu, tiêu biểu như “Từ ngữ địa phương về người mẹ trong thơ Tố Hữu” của tác giả Phạm Thị Thuỳ Dương, tạp chí “Ngôn ngữ và đời sống” (10/2008), tr.39. 2.2. Cấp độ câu NguyÔn ThÞ H­¬ng Footer Page 4 of 95. 4 K31C – Ng÷ V¨n Header Page 5 of Khãa 95. luËn tèt nghiÖp - Trong giáo trình “Phong cách học tiếng Việt”, tác giả Đinh Trọng Lạc khi trình bày về các kiểu câu giàu màu sắc phong cách đã đưa thơ Tố Hữu vào minh hoạ cho một số kiểu câu: + Kiểu câu ẩn chủ ngữ có màu sắc tu từ: “Đẹp vô cùng Tổ quốc ta ơi” + Kiểu câu chuyển đổi tình thái (câu hỏi tu từ): “Vì sao ngày một thanh tân? Vì sao người lại mến thân hơn nhiều? Vì sao cuộc sống ta yêu? Mỗi giây mỗi phút sớm chiều thiết tha?” (Sách đã dẫn, 227) 2.3. Cấp độ các biện pháp tu từ Thơ Tố Hữu sử dụng đa dạng các biện pháp tu từ. Vì thế đã có nhiều công trình nghiên cứu, tìm hiểu về hiệu quả tu từ của các biện pháp tu từ trong thơ Tố Hữu: + Biện pháp tu từ ẩn dụ trong thơ Tố Hữu - Nguyễn Huệ Yên, Vũ Thị Sao Chi, Tạp chí ngôn ngữ tháng 10/2008. + “Tìm hiểu về hiệu quả tu từ của việc sử dụng phép điệp ngữ trong thơ Tố Hữu”, Nguyễn Thị Bích Hạnh, Luận văn tốt nghiệp năm 2008. Thơ Tố Hữu được nhiều tác giả dùng làm minh hoạ khi thuyết giải về các biện pháp tu từ: - Hoán dụ: “Những hồn Trần Phú vô danh Sóng xanh biển cả cây xanh núi ngàn” [10; 206] - Ngoa dụ: “Bác ngồi đó lớn mênh mông Trời cao biển rộng ruộng đồng nước non” Hay: “Ngẩng đầu mái tóc mẹ rung Gió lay như sóng biển tung, trắng bờ” [1; 215] NguyÔn ThÞ H­¬ng Footer Page 5 of 95. 5 K31C – Ng÷ V¨n Header Page 6 of Khãa 95. luËn tèt nghiÖp - Phép lặng: Chợt nghe tin nhà… Ra thế… Lượm ơi! Tác giả Đinh Trọng Lạc phân tích : “Chỉ vậy thôi mà người đọc thấy cuộn lên tình thương nỗi nhớ. Như vậy sử dụng phép lặng đúng chỗ cũng là một cách nói hay hơn những gì đáng phải nói” [1; 219] 2.4. Cấp độ các biện pháp tu từ ngữ âm Trong giáo trình “Phong cách học tiếng Việt”, NXB Giáo dục – 2006, tác giả Đinh Trọng Lạc đã sử dụng thơ Tố Hữu để minh hoạ cho hầu hết các biện pháp tu từ ngữ âm: + Hài thanh: Tác giả phân tích “để tạo ra sự hài hoà âm thanh, nhà thơ không chỉ dùng sự luân phiên thanh điệu mà cả độ trầm bổng, sáng tối của nguyên âm, độ mở của âm tiết nữa: Xe đi trong đêm tối Dù ngựa lạ đường quen Xe đi không lạc lối Có mắt ta làm đèn” (Tố Hữu) “Thông reo bờ suối rì rào + Điệp âm: Chim chiều chiu chít ai nào kêu ai” (Thơ Tố Hữu) “Sự lặp lại của phụ âm đầu làm hiện ra cả một không gian tràn ngập tiếng chim và tiếng gió” + Điệp vần: Tác giả Đinh Trọng Lạc phân tích: - Sự láy lại khuôn vần có lúc thể hiện nguồn cảm xúc dạt dào: “Nắng chói sông Lô hò ô tiếng hát Chuyến phà dào dạt bến nước Bình Ca” NguyÔn ThÞ H­¬ng Footer Page 6 of 95. 6 K31C – Ng÷ V¨n Header Page 7 of Khãa 95. luËn tèt nghiÖp - Cũng lối luyến láy ấy, cùng âm “ô” được láy lại như xoáy sâu vào vực xoáy tâm tư: “Em đi với chiếc thuyền không Khi mô vô bến rời dòng dâm ô Trời ơi, em biết khi mô” (Thơ Tố Hữu) + Điệp thanh: tác giả Đinh Trọng Lạc khẳng định việc Tố Hữu láy lại sáu thanh Bằng trong câu thơ “Hi vọng tràn lên đồng mênh mông” đã “mở ra một không gian bát ngát trước mắt người tù vừa vượt ngục và một niềm hi vọng bao la tràn lên theo chân trời đó”. Việc láy lại một thanh điệu nào đó sẽ tạo ra một hình vẻ, âm điệu đặc biệt cho câu thơ. - Tác giả Nguyễn Thu Quỳnh khi tìm hiểu về “Vai trò của vần bất thường trong thơ lục bát Tố Hữu” đã khẳng định: các vần bất thường trong thơ lục bát Tố Hữu có vai trò quan trọng trong việc tạo dựng hình thức, khắc hoạ hiện thực khách quan và bộc lộ thế giới chủ quan của tác giả: “Nhớ sông Lô, nhớ phố Ràng Nhớ từ Cao - Lạng, nhớ sang Nhị Hà” Âm tiết “Lạng” được đặt vào giữa dòng thơ làm thay đổi nhịp điệu của câu thơ, góp phần xoá đi cảm giác đơn điệu, đều đều, gây ấn tượng mạnh trong nhận thức của người đọc. “Lối gieo vần này đã khiến thơ ông không chỉ đa sắc, đa thanh, đa cảm, đa chiều mà còn mở rộng trường độ cho thơ len lỏi vào trong những ngõ khuất sâu kín của tâm hồn con người”. Trong cuốn “Tố Hữu về tác gia tác phẩm, tác giả Phong Lan cũng khẳng định: “Tố Hữu thường gieo vần vào những vị trí then chốt nhất của câu thơ” và “vần trong thơ Tố Hữu đã đóng góp quan trọng vào thành công về mặt nhạc điệu và nghệ thuật thơ Tố Hữu nói chung” [11; 97] Từ việc thống kê các công trình nghiên cứu về ngôn ngữ thơ Tố Hữu chúng tôi nhận thấy rằng: các biện pháp tu từ ngữ âm là đối tượng được các NguyÔn ThÞ H­¬ng Footer Page 7 of 95. 7 K31C – Ng÷ V¨n Header Page 8 of Khãa 95. luËn tèt nghiÖp nhà nghiên cứu quan tâm. Tuy nhiên, việc nghiên cứu các biện pháp tu từ ngữ âm trong thơ Tố Hữu cũng mới chỉ dừng lại ở mức độ nhận xét, minh hoạ và chưa thành một hệ thống hoàn chỉnh. Điều đó có nghĩa là việc nghiên cứu các biến thể ngữ âm trong thơ lục bát Tố Hữu vẫn còn là một khoảng trống. Từ những định hướng có tính gợi mở như trên của những người đi trước, chúng tôi đi sâu nghiên cứu có hệ thống đề tài “Hiệu quả tu từ của các biến thể ngữ âm trong thơ lục bát Tố Hữu”. 3. Mục đích nghiên cứu - Nghiên cứu đề tài này, trước hết chúng tôi nhằm củng cố, nâng cao hiểu biết về một vấn đề lí thuyết phong cách học: biện pháp tu từ ngữ âm và đặc điểm thi luật của thơ lục bát. - Với đề tài này, chúng tôi mong muốn góp một phần nhỏ bé của mình vào việc khẳng định phong cách thơ Tố Hữu, đặc biệt là những sáng tạo của ông đối với thể thơ lục bát - một thể thơ truyền thống của dân tộc Việt Nam. - Việc nghiên cứu đề tài này sẽ giúp chúng tôi bồi dưỡng năng lực tư duy, năng lực cảm thụ thơ. Đề tài sẽ cung cấp những tư liệu cần thiết cho chúng tôi trong việc giảng dạy môn Ngữ văn ở trường phổ thông. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu Trong khuôn khổ một khoá luận, chúng tôi tập trung thực hiện những nhiệm vụ sau: + Tập hợp các vấn đề lí luận có liên quan đến đề tài. + Khảo sát, thống kê, phân loại các biến thể ngữ âm trong thơ lục bát Tố Hữu. + Xử lí số liệu thống kê và phân tích từ góc độ tu từ học nhằm rút ra nhận xét về hiệu quả của việc sử dụng các biến thể ngữ âm trong thơ lục bát Tố Hữu. 5. Phạm vi nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu - Phạm vi nghiên cứu: Tìm hiểu các biến thể ngữ âm thuộc 46 bài thơ NguyÔn ThÞ H­¬ng Footer Page 8 of 95. 8 K31C – Ng÷ V¨n Header Page 9 of Khãa 95. luËn tèt nghiÖp lục bát của Tố Hữu trong các tập thơ: “Từ ấy”, “Việt Bắc”, “Gió lộng”, “Ra trận”, “Máu và hoa”, “Một tiếng đờn”, “Ta với ta”. - Đối tượng nghiên cứu: tìm hiểu “Hiệu quả tu từ của các biến thể ngữ âm trong thơ lục bát Tố Hữu” 6. Phương pháp nghiên cứu Thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng một số phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau: 1. Phương pháp khảo sát, thống kê, phân loại các biến thể ngữ âm trong thơ lục bát Tố Hữu. 2. Phương pháp miêu tả, phân tích tu từ, nhận xét, đánh giá,…và rút ra kết luận. 7. Đóng góp của khoá luận - Về mặt lí luận: Khoá luận góp phần vào việc tìm hiểu sự chi phối của các biến thể ngữ âm đối với thơ lục bát Tố Hữu. - Về mặt thực tiễn: Khoá luận nhằm cung cấp, bổ sung các kiến thức trong việc giảng dạy các tác phẩm của Tố Hữu ở trường phổ thông. 8. Bố cục khoá luận Khoá luận được bố cục gồm 3 phần như sau: -MỞ ĐẦU: 8 trang - NỘI DUNG + Chương 1: Cơ sở lí luận: 15 trang + Chương 2: Phân tích kết quả thống kê: 28 trang - KẾT LUẬN: 1 trang - Tài liệu tham khảo: 2 trang NguyÔn ThÞ H­¬ng Footer Page 9 of 95. 9 K31C – Ng÷ V¨n Header Page 10 ofKhãa 95. luËn tèt nghiÖp NỘI DUNG CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN 1.1. Đặc điểm tu từ của hệ thống ngữ âm tiếng Việt Ngữ âm tiếng Việt là một hệ thống tương đối ổn định, nó cung cấp những kiến thức cơ bản để giải thích có cơ sở, khoa học các vấn đề cụ thể của ngôn ngữ. Những vấn đề lí thuyết về đặc điểm tu từ của hệ thống ngữ âm tiếng Việt đã được đề cập đến trong các giáo trình ngôn ngữ học. Để phù hợp với nội dung và mục đích nghiên cứu của đề tài, chúng tôi chủ yếu đi theo hướng thuyết giải của các tác giả Võ Bình, Lê Anh Hiền, Cù Đình Tú, Nguyễn Thái Hoà trong giáo trình “Phong cách học Tiếng Việt”, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1982. 1.1.1. Đặc điểm âm tiết tiếng Việt Các tác giả Vương Hữu Lễ - Hoàng Dũng trong cuốn “Ngữ âm tiếng Việt” (1994), NXB Giáo dục, đã chỉ ra các đặc điểm của âm tiết tiếng Việt gồm có: + Âm tiết tiếng Việt có hình thức ngữ âm ổn định, có ranh giới rõ ràng trong ngữ lưu. Trong một phát ngôn gồm nhiều âm tiết, các âm tiết tách biệt nhau rất rõ. Ta không thấy có trường hợp một bộ phận của âm tiết được tách ra để kết hợp với âm tiết tiếp theo như trường hợp đọc nối trong tiếng Anh, tiếng Pháp. Về mặt ngữ âm học, điều đó là do các phụ âm cuối trong tiếng Việt đều là âm nổ trong, miệng khép lại, do đó chấm dứt âm tiết một cách dứt khoát. + Các âm tiết tiếng Việt đều có thanh điệu. VD: xa, xà, xá, xả, xạ, xã Nhờ có thanh điệu với những âm vực cao thấp, trầm bổng khác nhau mà việc xác định ranh giới của âm tiết tiếng Việt sẽ rõ ràng hơn. + Đại đa số các âm tiết của tiếng Việt đều có nghĩa. Đây là một đặc NguyÔn ThÞ H­¬ng Footer Page 10 of 95. 10 K31C – Ng÷ V¨n Header Page 11 ofKhãa 95. luËn tèt nghiÖp điểm rất riêng của âm tiết tiếng Việt. Trong ngôn ngữ châu Âu, các âm tiết chỉ là những âm thanh thuần tuý mà khi tách ra chúng sẽ không có nghĩa. VD: “Radio”, nếu tách ra thành từng âm tiết “Ra / di / o” thì bản thân các âm tiết không hề có nghĩa. Còn trong tiếng Việt từ “học sinh” nếu tách ra thành hai âm tiết “học” và “sinh” thì cả hai âm tiết này đều mang nghĩa. + Đặc điểm cấu tạo của âm tiết tiếng Việt: Âm tiết tiếng Việt không phải là một khối bất khả phân, mà nó là một cơ chế được cấu tạo bằng các bộ phận nhỏ. Mỗi một bộ phận lại có những chức năng riêng: - Thanh điệu: Thanh điệu là thành tố có chức năng khu biệt cao độ của âm tiết. Ví dụ: bàn / bán - Âm đầu: Âm đầu là thành tố có chức năng mở đầu âm tiết. Ví dụ: bán / tán. - Âm đệm: Âm đệm là thành tố có chức năng biến đổi âm sắc ít nhiều của âm tiết. So sánh tán và toán, ta thấy âm sắc của toán trầm hơn âm sắc của tán - Âm chính: Âm chính là thành tố có chức năng quy định âm sắc chủ yếu của âm tiết. Nó là hạt nhân của âm tiết. - Âm cuối: Âm cuối là thành tố có chức năng kết thúc âm tiết. 1.1.2. Hệ thống nguyên âm tiếng Việt - Nguyên âm bao giờ cũng là hạt nhân của âm tiết và không bao giờ vắng mặt trong âm tiết. 11 nguyên âm đơn và 3 nguyên âm đôi trong tiếng Việt được chia làm 3 loại âm sắc: + Nguyên âm bổng: là những nguyên âm hàng trước không tròn môi. + Nguyên âm trầm vừa, trung hoà: là những nguyên âm hàng sau không tròn môi. + Nguyên âm trầm: là những nguyên âm hàng sau tròn môi. - Dựa theo độ mở của miệng, nguyên âm được chia làm 4 loại âm lượng: + Nguyên âm rộng + Nguyên âm hơi rộng NguyÔn ThÞ H­¬ng Footer Page 11 of 95. 11 K31C – Ng÷ V¨n Header Page 12 ofKhãa 95. luËn tèt nghiÖp + Nguyên âm hơi hẹp + Nguyên âm hẹp - Dựa vào cảm giác, người ta phân chia thành sự đối lập giữa nguyên âm sáng và nguyên âm tối. Theo đó: + Các nguyên âm hẹp là nguyên âm tối + Các nguyên âm hơi hẹp là những nguyên âm trung hoà về lượng + Các nguyên âm hơi rộng và rộng là những nguyên âm sáng Việc các nhà thơ vận các đặc điểm về độ trầm - bổng, sáng - tối của nguyên âm tiếng Việt vào trong sáng tác thơ ca của mình đã tạo ra sức biểu hiện và gợi cảm rõ rệt. Trong câu thơ “Khi con tu hú ngoài trời cứ kêu” Tố Hữu đã sử dụng hàng loạt các nguyên âm tối. Sự lặp lại của năm nguyên âm tối tạo ra cảm giác về một không gian tù túng, bức bối. 1.1.3. Hệ thống phụ âm đầu, phụ âm cuối 1.1.3.1. Hệ thống phụ âm đầu Các phụ âm đầu của tiếng Việt không làm thành một hệ thống có những thế đối lập rõ rệt như ở hệ thống nguyên âm. Những giá trị của nó so với phần vần cũng không phải luôn luôn được củng cố. Ví dụ, âm th là âm bật hơi, đầu lưỡi răng, thường ở trong những từ chỉ sự nhẹ nhàng như “thướt tha, thơ thẩn, thanh thản…” nhưng khi đi với vần “ốc” thì lại mang nghĩa mạnh của vần này: “thốc, tốc”. Như vậy, áp lực của phần vần lớn hơn. Tuy vậy, các phụ âm đầu vẫn góp phần riêng của mình cùng với phần vần tạo nên một sức gợi tả nhất định. Khi “l” đi với “đ” sẽ khác khi đi với “kh” hoặc “th”: “lác đác – lù khù – lơ thơ” Ấn tượng gây nên bởi phụ âm đầu trong các từ riêng lẻ thì ít thấy hơn và cũng khó đưa ra thành quy luật. Ta chỉ có thể thấy một số ít trường hợp như phụ âm “đ” thường dùng trong các từ chỉ động tác mạnh như: “đâm, đấm, đá, đạp, đập… NguyÔn ThÞ H­¬ng Footer Page 12 of 95. 12 K31C – Ng÷ V¨n Header Page 13 ofKhãa 95. luËn tèt nghiÖp 1.1.3.2. Hệ thống phụ âm cuối Âm cuối giữ một phần quyết định đối với âm hưởng câu văn, câu thơ. Tuỳ vào sự có mặt của âm cuối hay không mà âm tiết sẽ được chia thành 4 nhóm: mở, nửa mở, nửa khép, khép. Với cách phân loại này, thanh điệu thể hiện được vai trò của nó và chứng tỏ sự gắn bó rất chặt chẽ giữa thanh điệu và âm cuối. Chẳng hạn, các âm tiết khép, tức các âm tiết có âm cuối là phụ âm tắc – vô thanh thì chỉ có thể xuất hiện hai thanh sắc - nặng. Trong các nhóm trên đáng chú ý là sự đối lập giữa âm tiết khép và âm tiết mở. Một bên có âm cuối là những âm vang tạo âm hưởng và nhạc tính, một bên thì âm thanh bị tắc lại, đóng lại khi kết thúc âm tiết là những âm tắc – vô thanh. Trong câu thơ “Om thòm trống trận, rập rình nhạc quân” (Nguyễn Du) tất cả các âm tiết đều là những âm tiết khép và nửa khép. Cách sử dụng các âm tiết này đã tạo ra một không khí nhộn nhịp, khẩn trương của đội quân Từ Hải. 1.1.4. Hệ thống thanh điệu Sáu thanh điệu trong tiếng Việt làm thành một hệ thống cân đối, gồm: - 3 thanh cao: ngang, ngã, sắc - 3 thanh thấp: huyền, hỏi, nặng Các thanh còn có sự đối lập về âm điệu: - Các thanh có đường nét bằng phẳng: ngang, huyền là thanh Bằng - Các thanh hỏi, nặng, sắc, ngã là thanh Trắc Sự đối lập về âm điệu và âm vực có vai trò rất quan trọng trong thơ văn. Những đối lập nêu trên của thanh điệu đã chi phối âm hưởng vào hầu như tất cả các yếu tố vận luật. Khả năng biểu hiện của thanh điệu rất lớn, được thể hiện rõ trong hai câu thơ sau của Tản Đà: NguyÔn ThÞ H­¬ng Footer Page 13 of 95. 13 K31C – Ng÷ V¨n Header Page 14 ofKhãa 95. luËn tèt nghiÖp “Tài cao, phận thấp, chí khí uất T T T T T Giang hồ mê chơi quên quê hương” B B B B B B B (Sách đã dẫn, 231) Hai câu thơ có sự đối lập về thanh điệu, câu trên có tới 5 thanh trắc, câu dưới hoàn toàn là các thanh bằng. Nếu như 5 thanh trắc cho ta hình dung về sự phẫn uất trong tâm trạng nhà thơ thì bẩy thanh bằng ở câu dưới lại cho ta thấy một sự thanh thản, muốn trốn tránh, thoát ly hiện thực của Tản Đà. 1.2. Các biện pháp tu từ ngữ âm Trong cuốn: “99 phương tiện và biện pháp tu từ tiếng Việt”, tác giả Đinh Trọng Lạc đã khẳng định: “Cái làm nên sự kì diệu của ngôn ngữ đó chính là các phương tiện, biện pháp tu từ” Nằm trong hệ thống các biện pháp tu từ tiếng Việt, biện pháp tu từ ngữ âm chính là “những cách phối hợp sử dụng khéo léo các âm thanh đem đến cho phát ngôn một cơ cấu âm thanh nhất định”. [9; 221] Dựa vào các phương thức cấu tạo, tác giả Đinh Trọng Lạc đã chia các biện pháp tu từ ngữ âm ra thành 2 nhóm: - Nhóm lặp các yếu tố: + Điệp phụ âm đầu + Điệp vần + Điệp thanh - Nhóm hoà hợp các yếu tố: + Tượng thanh + Hài âm + Tạo nhịp điệu + Tạo âm hưởng 1.2.1. Nhóm lặp các yếu tố  Điệp phụ âm đầu: Điệp phụ âm đầu là biện pháp tu từ ngữ âm tạo ra sự NguyÔn ThÞ H­¬ng Footer Page 14 of 95. 14 K31C – Ng÷ V¨n Header Page 15 ofKhãa 95. luËn tèt nghiÖp trùng điệp về âm hưởng bằng cách lặp lại phụ âm đầu, nhằm mục đích tăng tính tạo hình và diễn cảm cho những câu thơ. VD: “Đầu tường lửa lựu lập loè đâm bông” (Sách đã dẫn, 222) Sự lặp lại của bốn phụ âm đầu “l” trong câu thơ trên cho ta hình dung về sự mở rộng của những bông hoa lựu về mặt không gian. Đó cũng chính là hình ảnh báo hiệu một mùa hè đã đến.  Điệp vần: Điệp vần là biện pháp tu từ ngữ âm tạo ra sự trùng điệp về âm hưởng bằng cách lặp lại những âm tiết có phần vần giống nhau nhằm mục đích tăng cường sức biểu hiện, tăng tính nhạc cho câu thơ. VD: Quân đi điệp điệp trùng trùng Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan. (Tố Hữu) Sự lặp lại của bốn vần “ung” cho ta hình dung về hình ảnh những anh bộ đội và khí thế hành quân của họ. Đồng thời, sự lặp lại vần ở nhiều vị trí khác nhau còn thể hiện tâm hồn lãng mạn, mơ mộng của những anh bộ đội Cụ Hồ.  Điệp thanh: Điệp thanh là biện pháp tu từ ngữ âm tạo ra sự trùng điệp về âm hưởng bằng cách lặp lại thanh điệu thường là cùng nhóm bằng hay cùng nhóm trắc nhằm mục đích tăng tính tạo hình và diễn cảm của câu thơ. + Điệp thanh bằng thường gợi lên sự êm đềm, nhẹ nhàng, chậm, buồn: Câu thơ “Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi” (Quang Dũng) với toàn các thanh bằng thể hiện tâm trạng thoải mái với cái nhìn thơ mộng của những chàng lính Tây Tiến sau những chặng đường hành quân vất vả, cực nhọc. + Điệp thanh trắc thường thể hiện một tính chất sắc gọn, đột ngột, dứt khoát. Câu thơ “Dốc lên khúc khuỷu, dốc thăm thẳm” (Quang Dũng) có tới 5 thanh trắc thể hiện một chặng đường hành quân đầy gian khổ, đầy hiểm nguy của những người lính. 1.2.2. Nhóm hoà hợp các yếu tố NguyÔn ThÞ H­¬ng Footer Page 15 of 95. 15 K31C – Ng÷ V¨n Header Page 16 ofKhãa 95. luËn tèt nghiÖp  Tượng thanh: Tượng thanh là sự bắt chước, mô phỏng biểu hiện một âm thanh trong thực tế khách quan mà ngôn ngữ bằng cách dùng phối hợp những yếu tố ngữ âm có dạng vẻ tương tự tạo nên. VD: “Om thòm tiếng trận, rập rình nhạc quân” (Sách đã dẫn, 229) Hai từ tượng thanh “om thòm” “rập rình” tạo nên một không khí tưng bừng, đầy khí thế của đội quân Từ Hải.  Hài âm: Hài âm là biện pháp tu từ ngữ âm sử dụng một cách tổng hợp các biện pháp tu từ ngữ âm đã nêu ở trên nhằm tạo ra sự phù hợp giữa hiệu quả biểu cảm - cảm xúc của hiện tượng âm thanh với nội dung biểu hiện của câu thơ. “Đã yêu thì yêu cho chắc VD: Bằng như trúc trắc thì trục trặc cho luôn” (Ca dao) Câu ca dao trên sử dụng biện pháp điệp phụ âm đầu “tr”, điệp thanh “trúc trắc - trục trặc”, điệp vần “uc – ăc” diễn tả một tình yêu vấp váp, không thuận lợi  Tạo âm hưởng và tạo nhịp điệu là hai biện pháp tu từ ngữ âm thường dùng trong văn xuôi. + Tạo âm hưởng là cách phối hợp âm thanh, nhịp điệu của câu văn không phải chỉ cốt tạo ra một sự cân đối, nhẹ nhàng, uyển chuyển, êm ái, du dương mà cao hơn thế phải tạo ra được một âm hưởng hài hoà với nội dung, hình tượng của câu văn. + Tạo nhịp điệu là biện pháp tu từ ngữ âm trong đó người viết tạo nên một âm hưởng hấp dẫn bằng những hình thức cân đối, nhịp nhàng của lời văn, nhằm làm cho lí luận có sức thuyết phục mạnh mẽ. 1.3. Thơ lục bát và biến thể ngữ âm trong thơ lục bát 1.3.1. Thơ lục bát 1.3.1.1. Khái niệm NguyÔn ThÞ H­¬ng Footer Page 16 of 95. 16 K31C – Ng÷ V¨n Header Page 17 ofKhãa 95. luËn tèt nghiÖp Thơ lục bát có nguồn gốc lâu đời và là một trong số ít những thể thơ của dân tộc ta, đó là “Một thể câu thơ cách luật mà các thể thức được tập trung thể hiện trong một khuôn khổ gồm hai dòng với số tiếng cố định: dòng 6 tiếng (câu lục) và dòng 8 tiếng (câu bát) [14; 190]. 1.3.1.2. Đặc điểm thi luật thơ lục bát a. Quy định về cách gieo vần Một bài thơ Đường luật chỉ gieo vần ở chữ cuối của các câu thơ và thường là độc vận. Còn trong thơ lục bát, cách gieo vần linh hoạt và độc đáo hơn: + Có nhiều vần được gieo trong một bài thơ + Tiếng cuối của câu lục gieo vần với tiếng thứ sáu của câu bát, tiếng cuối của câu bát tiếp tục gieo vần với tiếng thứ sáu của câu lục tiếp theo. - Tác giả Lê Anh Hiền trong giáo trình “Phong cách học tiếng Việt”, NXB Giáo dục, 1982 đã khẳng định: “Vần không phải là yếu tố bắt buộc của thơ nhưng là yếu tố quan trọng vì nó gắn liền với các dòng thơ và tạo âm hưởng cho câu thơ” [1; 251] - Dựa vào sự đồng nhất giữa các vần được gieo mà vần được chia thành nhiều loại: + Vần chính Vần chính đòi hỏi các yếu tố hiệp vần có những điều kiện sau: - Giống nhau về âm gốc và âm cuối - Đồng thời phải khác ít ra ở trong những yếu tố: phụ âm đầu, thanh điệu, âm đệm. Như vậy, vần chính đòi hỏi sự đồng nhất ở phần cơ bản nhất của âm tiết. VD: “Lạnh rồi sắp sửa mùa đông Người ta sắp sửa lấy chồng hay chưa” (Nguyễn Bính) + Vần thông NguyÔn ThÞ H­¬ng Footer Page 17 of 95. 17 K31C – Ng÷ V¨n Header Page 18 ofKhãa 95. luËn tèt nghiÖp Vần thông là kiểu hiệp vần của những âm tiết mà âm gốc cùng hàng hoặc cùng dòng với nhau: “i – ê – e”, “u – i”, “ô – ê”, “o – e” và có các âm cuối trùng nhau hoặc cùng nhóm với nhau: các phụ âm vang hoặc các phụ âm tắc. “Những là nấn ná đợi tin VD: Nắng mưa đã biết mấy phen đổi đời” (Nguyễn Du) + Vần ép Vần ép là các vần chỉ có âm cuối giống nhau hoặc cùng nhóm VD: “Trời sinh con mắt là gương Chiếu tan ma quỷ, nhìn xuyên quân thù” (Xuân Diệu) b. Quy định về cách phối thanh trong thơ lục bát Cũng giống thơ Đường luật, phối thanh trong thơ lục bát tuân thủ quy tắc “nhất – tam – ngũ bất luận; nhị - tứ - lục phân minh”. Nghĩa là các thanh ở vị trí 1 – 3 – 5 được tự do về thanh điệu, còn thanh ở các vị trí 2 – 4 – 6 phải tuân thủ những quy định về luật Bằng - Trắc. Trong cuốn “Phong cách học Tiếng Việt”, các tác giả Võ Bình, Lê Anh Hiền, Cù Đình Tú, Nguyễn Thái Hoà đã khái quát mô hình thanh điệu trong thơ lục bát như sau: bB / tT / bB bB / tT / bB1 / bB2 [1; 252] - Các yếu tố in hoa phải đúng luật Bằng - Trắc: thanh ở vị trí thứ tư phải là thanh trắc là đối với thanh ở vị trí 2 – 6. Thanh ở vị trí thứ 2 bao giờ cũng là thanh bằng. - Các yếu tố in thường không bắt buộc về thanh - Các yếu tố in nghiêng, đậm là yếu tố tham gia hiệp vần - B1 và B2 phải khác nhau về âm vực. Nếu B1 là thanh ngang thì B2 phải là thanh huyền và ngược lại. NguyÔn ThÞ H­¬ng Footer Page 18 of 95. 18 K31C – Ng÷ V¨n Header Page 19 ofKhãa 95. luËn tèt nghiÖp “Cỏ non xanh rợn chân trời VD: B T B Cành lê trắng điểm một vài bông hoa” B T B B (Nguyễn Du) c. Quy định về cách ngắt nhịp trong thơ lục bát “Tất cả những chỗ ngừng, nghỉ trong thơ làm thành nhịp điệu” [1; 250]. Để xác định cách ngắt nhịp trong thơ lục bát, người ta dựa vào các căn cứ sau: Thứ nhất, dựa vào thể thơ: Thơ lục bát có quy định về cách ngắt nhịp chẵn 2/2/2 và 2/2/2/2 hoặc 2/2/2 và 4/4: “Trăm năm / trăm cõi / người ta VD: Chữ tài / chữ mệnh / khéo là / ghét nhau” (Nguyễn Du) Thứ hai, dựa vào cảm xúc, nội dung biểu hiện trong câu thơ để ngắt nhịp cho đúng. Tuy nhiên, khi ngắt nhịp một cách linh hoạt cũng phải chú ý tới nghĩa của từ, chú ý tới quan hệ ngữ pháp giữa các tiếng, các từ để ngắt nhịp cho đúng. PGS.TS Lê Phương Nga và PGS.TS Nguyễn Trí trong cuốn “Phương pháp giảng dạy tiếng Việt 2” đã khẳng định: Đọc đúng không chỉ bao hàm việc đọc chính xác về âm, thanh điệu mà còn phải xác định được vị trí nghỉ, ngắt hơi. Theo đó, các tác giả chỉ ra rằng: + Khi ngắt nhịp không được tách một từ ra làm hai. Ví dụ không được ngắt nhịp 2/2/2/2 với câu bát của hai câu thơ sau: “Trời ơi công khó quanh năm Bỗng tiêu / tan dưới / lụt ngâm / mấy ngày” (Tố Hữu) “tiêu tan” là một từ và nếu ngắt nhịp 2/2/2/2 thì sẽ tách từ này ra làm hai và do đó sẽ dẫn đến từ không có nghĩa. + Không tách từ chỉ loại với danh từ mà nó đi kèm. Ví dụ đối với câu bát trong câu thơ: NguyÔn ThÞ H­¬ng Footer Page 19 of 95. 19 K31C – Ng÷ V¨n Header Page 20 ofKhãa 95. luËn tèt nghiÖp “Kiếp sau xin chớ làm người Làm cây thông đứng giữa trời mà reo” (Nguyễn Công Trứ) không được ngắt nhịp 2/2/2/2 vì nó sẽ tách từ “cây” ra khỏi danh từ chỉ vật “thông” + Không tách giới từ với danh từ đi sau nó. Trong ví dụ đã nêu trên của Tố Hữu, nếu tách giới từ “dưới” ra khỏi từ “lụt ngâm” thì cũng là cách đọc sai. + Không tách quan hệ từ “là” với danh từ đi sau nó: Ví dụ, không được đọc “Mẹ là / ngọn gió của con suôt đời” [13; 25] Tóm lại, khi ngắt nhịp phải đảm bảo đầy đủ các tiêu chí về mặt ngữ âm và ngữ nghĩa. Xét về mặt ngữ âm, số tiếng trong các nhịp ngắt phải có sự cân đối, hài hoà. Xét về mặt ngữ nghĩa, các nhịp ngắt phải tương đối trọn vẹn về nghĩa và phải đúng nghĩa. d. Quy định về số tiếng trong thơ lục bát Lục bát là tên gọi thể thơ theo đặc trưng về lượng, tức là có một câu 6 tiếng (câu lục) và một câu 8 tiếng (câu bát) nối tiếp nhau cho đến hết bài thơ. VD: “Trăng bao nhiêu tuổi trăng già (6 tiếng) Núi bao nhiêu tuổi gọi là núi non” (8 tiếng) (Ca dao) 1.3.2. Biến thể ngữ âm trong thơ lục bát 1.3.2.1. Khái niệm “biến thể” “Biến thể là hình thức phi chuẩn của thơ bài luật mà một vài yếu tố bên trong của nó đã vượt ra ngoài quy tắc thông thường của thể thơ nhưng vẫn duy trì các nguyên tắc chủ yếu, không dẫn đến việc hình thành một thể thơ khác” [14; 95] 1.3.2.2. Các dạng biến thể ngữ âm trong thơ lục bát a. Biến thể ngữ âm do thay đổi vị trí gieo vần trong thơ lục bát + Trường hợp 1: Vần được gieo ở 2 vị trí trong câu thơ: chữ thứ 6 của câu lục với chữ thứ 4 của câu bát: NguyÔn ThÞ H­¬ng Footer Page 20 of 95. 20 K31C – Ng÷ V¨n
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất