Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luật Hiệp định trị giá gatt, kinh nghiệm một số nước và thực trạng áp dụng tại việt n...

Tài liệu Hiệp định trị giá gatt, kinh nghiệm một số nước và thực trạng áp dụng tại việt nam

.PDF
146
6
121

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN THỊ NGOAN HIỆP ĐỊNH TRỊ GIÁ GATT, KINH NGHIỆM MỘT SỐ NƯỚC VÀ THỰC TRẠNG ÁP DỤNG TẠI VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2009 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN THỊ NGOAN HIỆP ĐỊNH TRỊ GIÁ GATT, KINH NGHIỆM MỘT SỐ NƯỚC VÀ THỰC TRẠNG ÁP DỤNG TẠI VIỆT NAM Chuyên ngành : Luật quốc tế Mã số : 60 38 60 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: TS. Hoàng Ngọc Giao HÀ NỘI - 2009 MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục các bảng Danh mục các biểu đồ Danh mục các sơ đồ MỞ ĐẦU 1 Chương 1: TỔNG QUAN VỀ HIỆP ĐỊNH TRỊ GIÁ GATT/WTO 1994 9 1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của GATT 9 1.2. Khái quát về trị giá tính thuế hàng hóa nhập khẩu 11 1.2.1. Khái niệm trị giá tính thuế hàng hóa nhập khẩu 11 1.2.2. Đặc điểm và vai trò của trị giá tính thuế hàng hóa nhập khẩu 12 1.2.3. Ý nghĩa của trị giá tính thuế hàng hóa nhập khẩu 13 1.3. Vài nét tổng quan về hiệp định trị giá hải quan GATT/WTO 1994 14 1.3.1. Mục đích của Hiệp định trị giá Hải quan (ACV) 15 1.3.2. Cấu trúc và nội dung căn bản của ACV 16 1.3.2.1. Cấu trúc của ACV 16 1.3.2.2. Nội dung căn bản của Hiệp định 16 1.3.3. Các nguyên tắc của Hiệp định 18 1.4. Hiệp định trị giá hải quan - đặc điểm và mối liên hệ với các văn kiện trong khuôn khổ của vòng đàm phán U-ru-guay 19 1.5. Việc tham gia, thực hiện hiệp định trị giá hải quan GATT/WTO 1994 tại một số nước trong khu vực, trên thế giới và tại Việt Nam 21 1.5.1. Khu vực ASEAN và ASEAN + 3 21 1.5.2. Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương 22 Chương 2: HIỆP ĐỊNH TRỊ GIÁ GATT - KINH NGHIỆM MỘT SỐ 26 NƢỚC VÀ THỰC TRẠNG ÁP DỤNG TẠI VIỆT NAM 2.1. Kinh nghiệm của một số nước trong quá trình áp dụng hiệp định trị giá GATT/WTO 1994 26 2.1.1. Đối với các nước công nghiệp phát triển 27 2.1.2. Đối với các nước đang phát triển và chậm phát triển 28 2.1.3. Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam trong quá trình thực hiện ACV 35 2.2. Hiệp định trị giá GATT/WTO - thực trạng áp dụng tại Việt Nam 37 2.2.1. Quá trình hình thành và phát triển cơ chế xác định trị giá tính thuế hàng hóa nhập khẩu của Việt Nam 37 2.2.2. Thực trạng về cơ sở pháp lý xác định trị giá tính thuế hàng hóa nhập khẩu theo ACV tại Việt Nam 43 2.2.3. Thực trạng cơ chế xác định trị giá tính thuế hàng hóa nhập khẩu tại Việt Nam 45 2.2.3.1. Nhóm cơ chế xác định trị giá tính thuế theo ACV 45 2.2.3.2. Nhóm cơ chế xác định trị giá theo phương pháp quốc gia 55 2.2.4. Thực trạng về khai báo và kiểm tra trị giá tính thuế hàng nhập khẩu ở Việt Nam 59 2.2.4.1. Cơ chế khai báo trị giá, tờ khai trị giá 59 2.2.4.2. Cơ chế kiểm tra trị giá tính thuế hàng hóa nhập khẩu ở Việt Nam 60 2.3. Đánh giá chung 61 2.3.1. Kết quả thực hiện cơ chế xác định trị giá tính thuế hàng hóa nhập khẩu ở Việt Nam 61 2.3.2. Những hạn chế, bất cập và nguyên nhân chủ yếu 69 2.3.2.1. Những khó khăn, hạn chế của cơ chế xác định trị giá tính thuế hiện hành 69 2.3.2.2. Nguyên nhân dẫn đến những hạn chế, trở ngại của cơ chế xác định giá tính thuế hiện hành 79 MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG HIỆU QUẢ ÁP 88 Chương 3: DỤNG HIỆP ĐỊNH TRỊ GIÁ GATT/WTO 1994 TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM 3.1. Bối cảnh chuyển đổi cơ chế xác định trị giá tính thuế theo phương pháp quốc gia sang phương pháp trị giá GATT/WTO 88 3.2. Một số giải pháp tăng cường hiệu quả áp dụng hiệp định trị giá GATT/WTO 1994 trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam 96 3.2.1. Nhóm giải pháp về hoàn thiện cơ sở pháp lý 96 3.2.1.1. Hoàn thiện cơ sở pháp lý qui định về kiểm tra, xác định trị giá 97 3.2.1.2. Hoàn thiện cơ sở pháp lý có liên quan đến kiểm tra, kiểm soát xác định trị giá như: Quản lý tài chính, tiền tệ, quản lý thuế, hạch toán kế toán, kiểm tra sau thông quan, điều tra chống buôn lậu, xử lý vi phạm hành chính 98 Hoàn thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin trong thực hiện xác định trị giá tính thuế hàng nhập khẩu 103 3.2.2. 3.2.2.1. Hoàn thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật công nghệ 103 3.2.2.2. Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong việc kiểm tra, xác định trị giá tính thuế hàng nhập khẩu 105 Hoàn thiện mô hình tổ chức kết hợp với việc đào tạo nâng cao năng lực cán bộ làm công tác quản lý trị giá tính thuế 107 3.2.3.1. Hoàn thiện mô hình tổ chức với các chức năng quản lý trị giá phù hợp với Hiệp định và thực tiễn 107 3.2.3.2. Đẩy mạnh đào tạo và nâng cao năng lực cán bộ làm công tác kiểm tra xác định trị giá 109 Hoàn thiện cơ chế, tăng cường hiệu lực và hiệu quả của các công cụ kiểm tra, kiểm soát trị giá khai báo 111 3.2.3. 3.2.4. 3.2.5. Phát huy tối đa và đồng bộ các nguồn lực 114 3.2.5.1. Phát huy các nguồn nội lực 114 3.2.3.2. Huy động các nguồn lực hỗ trợ bên ngoài khác 116 3.2.6. Nâng cao năng lực nhận thức của hải quan và cộng đồng doanh nghiệp. Xây dựng chiến lược tự nguyện chấp hành pháp luật của doanh nghiệp 119 KẾT LUẬN 122 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 124 PHỤ LỤC 129 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ACV : Hiệp định về thực hiện Điều VII của Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại (Hiệp định trị GATT/WTO) AFTA : Khu vực mậu dịch tự do ASEAN ASEAN : Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ASEM : Diễn đàn hợp tác Á - Âu BDV : Định nghĩa Burusselle CARICOM : Khối thị trường chung CARIBE CIF : Giá hàng hóa bao gồm phí vận tải và bảo hiểm đến các nước nhập khẩu CNTT : Công nghệ thông tin EEC : Cộng đồng kinh tế châu Âu GATT 1947 : Hiệp định chung về thuế quan và thương mại năm 1947 GATT/WTO (GATT 1994): Hiệp định chung về thuế quan và thương mại năm 1994 GT : Giá trị GTT : Giá tính thuế GTT22 : Hệ thống thông tin dữ liệu giá tính thuế hàng hóa nhập khẩu HH : Hàng hóa HHNK : Hàng hóa nhập khẩu ICD : Cảng chu chuyển hàng hóa nội địa KB : Khai báo KTSTQ : Kiểm tra sau thông quan LAN : Mạng cục bộ NĐ 40 : Nghị định số 40/2007/NĐ-CP ngày 16/3/2007 của Chính phủ quy định về xác định trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu NK : Nhập khẩu NSNN : Ngân sách nhà nước OECD : Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế PP : Phương pháp PTA : Khu vực thương mại ưu đãi PTPL : Phân tích phân loại QĐ 1636 : Quyết định số 1636/QĐ-TCHQ ngày 4/8/2008 về việc ban hành Quy trình kiểm tra, xác định trị giá tính thuế hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu QLRR : Quản lý rủi ro SL : Số lượng SLHH : Số lượng hàng hóa SX : Sản xuất TGGD : Trị giá giao dịch TGKB : Trị giá khai báo TGTT : Trị giá tính thuế TS : Thuế suất TT 40 : Thông tư số 40/2008/TT-BTC ngày 21/5/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định 40/2007/NĐ-CP ngày 16/3/2007 của Chính phủ UDEAC : Liên minh Hải quan các quốc gia Trung Phi WAN : Mạng diện rộng WB : Ngân hàng Thế giới WCO : Tổ chức Hải quan thế giới WTO : Tổ chức Thương mại Thế giới XK : Xuất khẩu XNK : Xuất nhập khẩu DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu Tên bảng Trang Xác định trị giá tính thuế hàng hóa miễn thuế chuyển 55 bảng 2.1 mục đích sử dụng 2.2 Số hồ sơ tham vấn và điều chỉnh trị giá hải quan 62 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Số hiệu Tên biểu đồ Trang Tỷ lệ sử dụng phương pháp trị giá giao dịch tại các 46 biểu đồ 2.1 nước phát triển DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ Số hiệu Tên sơ đồ Trang sơ đồ 2.1 Mạng WAN ngành Hải quan 64 2.2 Mô hình tổ chức Hải quan Việt Nam 67 3.1 Mô hình hệ thống khai hải quan điện tử 91 3.2 Quy trình ra quyết định quản lý rủi ro 92 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nền kinh tế thị trường đặt ra cho các nhà kinh doanh và đầu tư phải nắm bắt và xử lý thông tin chính xác, kịp thời nhằm đưa ra các quyết định tối ưu có lợi nhất cho mình. Trong nền kinh tế toàn cầu hóa và sự phát triển thương mại quốc tế hiện nay, một trong những kênh thông tin luôn thu hút sự quan tâm của các doanh nghiệp là các quy định về hệ thống thuế quan. Vận dụng và quản lý đúng đắn nghiệp vụ xác định trị giá hàng hóa nhập khẩu theo mục đích Hải quan là một trong những vấn đề mà Hải quan toàn thế giới đã và đang phải quan tâm xử. Bởi lẽ, Theo quản lý hải quan hiện đại, trị giá hải quan là phần số liệu về trị giá được đưa ra hoặc đưa vào lãnh thổ hải quan, do cơ quan hải quan quản lý và sử dụng phục vụ cho các mục tiêu quản lý nhà nước về Hải quan, trong đó mục tiêu dùng để tính thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu là chủ yếu và gọi là trị giá tính thuế. Trị giá tính thuế là yếu tố quan trọng (cùng với số lượng hàng hóa và mức thuế suất đối với mỗi loại hàng hóa đó) cấu thành nên thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. Hơn nữa, Việc áp dụng Hiệp định trị giá của Tổ chức Thương mại thế giới WTO yêu cầu phải có sự thay đổi về nhận thức của cả cơ quan Hải quan và cộng đồng doanh nghiệp. Theo các nguyên tắc xác định trị giá của WTO, cộng đồng doanh nghiệp thương mại mong đợi hàng hóa trao đổi quốc tế được thuận lợi và không bị gián đoạn. Mặt khác, Hải quan có quyền yêu cầu cộng đồng doanh nghiệp thương mại phải hoàn toàn tuân thủ, tôn trọng Luật Hải quan quốc gia, trong đó có nội dung về xác định trị giá. Hiệp định Thực hiện Điều VII của Hiệp định chung về thuế quan và thương mại GATT/WTO 1994 có hiệu lực đối với các nước thành viên của WTO từ 1/1/1995. Hiệp định này là hệ thống phương pháp xác định trị giá Hải quan của hàng nhập khẩu đã được chấp nhận. 1 Ở Việt Nam, trị giá hải quan của hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được chính thức xuất hiện vào đầu thập kỷ 90, đánh dấu bằng sự ra đời của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 1991. Từ thời điểm đó đến trước năm 2002, trị giá hải quan chủ yếu phục vụ một mục tiêu quản lý duy nhất là dùng để tính thuế cho hàng hóa xuất nhập khẩu, vì vậy giai đoạn này trị giá hải quan được biết với tên gọi là trị giá tính thuế hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Theo đó, việc xác định trị giá tính thuế chủ yếu dựa trên bảng giá tối thiểu do Nhà nước qui định. Đây là cơ chế áp dụng trị giá tính thuế hải quan theo sự áp đặt của Nhà nước. Theo cơ chế này, tuy đã có tác dụng nhất định trong việc dự toán nguồn thu cho NSNN và trong đấu tranh chống gian lận thương mại qua giá, nhưng cũng biểu hiện rất nhiều bất cập cho cả cơ quan quản lý lẫn doanh nghiệp xuất nhập khẩu trong việc tự chủ hạch toán kinh doanh. Xác định trị giá tính thuế theo Bảng giá tối thiểu không còn phù hợp với thực tiễn khi Việt Nam hội nhập với khu vực và quốc tế. Với sức ép hội nhập và toàn cầu hóa nền kinh tế bắt buộc chúng ta phải thay đổi, phải có một cơ chế xác định trị giá phù hợp hơn, thuận tiện, khách quan và minh bạch hơn. Từ năm 2002 về sau, qua một thời gian Việt Nam tham gia vào các tổ chức khu vực, liên khu vực như ASEAN, ASEM, AFTA,... để chuẩn bị các điều kiện tạo tiền đề cho Việt Nam gia nhập vào Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), về phương diện thuế quan, Việt Nam phải có nghĩa vụ thực hiện xác định trị giá tính thuế theo các nguyên tắc của Hiệp định thực hiện điều 7 Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (gọi tắt là Hiệp định trị giá GATT/WTO hay ACV), vì vậy Chính phủ đã ban hành Nghị định 60/2002/NĐ-CP ngày 06/06/2002 áp dụng cơ chế xác định giá tính thuế theo nguyên tắc của Hiệp định trị giá GATT/WTO và được hướng dẫn bằng Thông tư 118/2003/TT-BTC ngày 8/12/2003 của Bộ Tài chính. Tuy nhiên, mãi đến đầu năm 2004, các văn bản này mới chính thức được áp dụng để xác định giá tính thuế đối với hàng hóa nhập khẩu đối với các quốc gia có tham gia ký kết trao đổi thương mại song phương với Việt Nam. Đến cuối năm 2004 đã áp 2 dụng xác định trị giá tính thuế hàng nhập khẩu cho 56 quốc gia và đến thời điểm hiện nay đã áp dụng đối với hầu hết các nước trên thế giới. Sau hơn 5 năm thực hiện áp dụng Hiệp định trị giá GATT/WTO trong hoạt động xác định trị giá tính thuế đối với hàng hóa nhập khẩu ở nước ta, về cơ bản đã tiếp cận được cơ chế và kỹ thuật xác định trị giá hiện đại của Hiệp định. Tuy vậy, trên thực tế vẫn còn nhiều bất cập, khó khăn cả về cơ chế chính sách, cả về cơ sở công nghệ kỹ thuật và đội ngũ cán bộ thực hiện của chủ thể quản lý lẫn đối tượng quản lý, hiện tượng gian lận trốn thuế qua việc khai giá thấp hơn thực tế mua bán còn diễn ra hết sức phổ biến mà cơ quan quản lý chưa quản lý được, việc khiếu nại, khiếu kiện về trị giá tính thuế vẫn diễn ra thường xuyên và vô cùng phức tạp. Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, yêu cầu đơn giản và hài hòa hóa thủ tục hải quan theo Công ước Kyoto và để có được những cơ chế xác định trị giá tính thuế hàng hóa nhập khẩu khoa học, phù hợp với Luật pháp quốc tế và điều kiện thực tiễn Việt Nam hiện nay, đòi hỏi phải nhận thức đúng đắn về cơ sở lý luận và thực tiễn, từ đó đề ra những giải pháp thiết thực nâng cao hiệu quả công tác xác định giá tính thuế hàng hóa nhập khẩu ở Việt Nam, tiến tới đạt được mục tiêu cải thiện môi trường kinh doanh xuất nhập khẩu và thu hút đầu tư, đảm bảo nguồn thu, chống thất thu cho NSNN là vấn đề hết sức ý nghĩa và thiết thực hiện nay. Xuất phát từ lý do trên, tác giả chọn đề tài "Hiệp định trị giá GATT, kinh nghiệm một số nước và thực trạng áp dụng tại Việt Nam" làm luận văn thạc sĩ chuyên ngành Luật Quốc tế, hy vọng góp phần tháo gỡ những vấn đề cấp thiết trên đây. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Ngay từ đầu những năm 2000, để chuẩn bị những tiền đề cho Việt Nam gia nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt là tổ chức Thương mại quốc tế WTO, Chính phủ đã có Chỉ thị về từng bước áp dụng các phương pháp của Hiệp 3 định trị giá GATT/ WTO để xác định trị giá tính thuế đối với hàng hóa nhập khẩu. Trên tinh thần đó, ngành Hải quan đã tổ chức nhiều hội thảo, cử nhiều đoàn cán bộ cao cấp đi tham quan, học hỏi kinh nghiệm ở nhiều nước trên thế giới và khu vực, đồng thời biên soạn nhiều tài liệu nghiên cứu với sự tham gia của nhiều nhà khoa học và các nhà hoạch định và điều hành chính sách, cụ thế như: - Sách "Các phương pháp xác định trị giá hải quan theo GATT và kiểm toán hải quan" của tác giả Phạm ngọc Hữu biên soạn và hiệu đính- NXB Tài chính Hà nội - 1996 - Đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành mã số N08-2000 "Xác định lộ trình tiến tới thực hiện Hiệp định trị giá GATT/WTO và các giải pháp thực thi" do Cục Kiểm tra thu thuế xuất nhập khẩu thuộc Tổng cục Hải quan thực hiện năm 2000. - Sách "Cộng đồng doanh nghiệp - cơ quan Hải quan và Hiệp định trị giá GATT/WTO" do Tổng cục hải quan biên soạn tháng 5-2001 - Sách "Hướng dẫn xác định trị giá hải quan Asean (ACVG)" do Tổng cục hải quan biên soạn tháng 4-2004. - Giáo trình "Thuế và trị giá hải quan" do trung tâm đào tạo, bồi dưỡng công chức Hải quan thuộc Tổng cục Hải quan biên soạn năm 2006. - Sách "Sổ tay kiểm tra trị giá hải quan của Tổ chức Hải quan thế giới WCO" do trung tâm đào tạo, bồi dưỡng công chức Hải quan thuộc Tổng cục Hải quan biên soạn tháng 4-2007. - Sổ tay Hiện đại hóa hải quan do Ngân hàng Thế giới xuất bản (bản dịch năm 2007). - Tài liệu "Cải cách thủ tục xuất nhập khẩu hướng dẫn cho đối tượng thực thi" do Cab Doanh nghiệp vừa và nhỏ - Ngân hàng Thế giới xuất bản tháng 9/2008. 4 - Hiệp định trị giá GATT/WTO (ACV) bản tiếng Anh và tiếng Việt gồm: + Các văn bản Luật Hải quan năm 2001, Luật Hải quan sửa đổi bổ sung năm 2005; Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; Luật Quản lý thuế; Luật Kế toán và các chuẩn mực kế toán hiện hành; Luật Ngân hàng, Luật Đầu tư,... nghiên cứu những điều qui định liên quan đến xác định trị giá tính thuế + Các Nghị định của Chính phủ qui định chi tiết thi hành các Luật nêu trên và các thông tư hướng dẫn của các Bộ, ngành hữu quan, đặc biệt là các qui định riêng trong lĩnh vực kiểm tra, xác định trị giá tính thuế. + Các văn bản của ngành Hải quan về qui trình nghiệp vụ, tổ chức hệ thống kiểm tra và xác định trị giá hải quan, về tờ khai trị giá, về thu thập, cập nhật khai thác thông tin dữ liệu giá tính thuế,... từ cơ quan Hải quan trung ương đến Cục Hải quan, Chi cục Hải quan địa phương. (Phụ lục 8: Danh mục các văn bản Luật và các văn bản khác về xác định trị giá tính thuế hàng nhập khẩu tại Việt Nam). Các công trình nghiên cứu trên hầu hết mới chỉ đề cập đến các khía cạnh về kỹ thuật cũng như giới thiệu các phương pháp mang tính chất chung nhất, chưa có công trình nào đi sâu đánh giá thực trạng việc xác định trị giá tính thuế hiện nay, chưa đề cập tới kinh nghiệm của một số nước trong áp dụng, thực hiện Hiệp định nêu trên để từ đó đưa ra những giải pháp hữu hiệu nhằm hoàn thiện cơ chế xác định trị giá tính thuế hiện nay cho phù hợp với thực tiễn Việt Nam hiện nay và tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận, phân tích thực trạng quá trình kiểm tra, xác định trị giá tính thuế, kinh nghiệm thực tiễn từ Hải quan một số nước và đề xuất giải pháp hoàn thiện cơ chế xác định trị giá tính thuế hàng 5 hóa nhập khẩu nói chung và áp dụng hiệu quả Hiệp định cho phù hợp với thực tiễn đất nước và quốc tế. 3.2. Nhiệm vụ + Phân tích những đặc điểm, bất cập về cơ chế xác định trị giá tính thuế theo bảng giá tối thiểu trước thời điểm chính thức áp dụng hiệp định trị giá GATT/WTO (trước năm 2004). + Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về trị giá tính thuế theo các phương pháp của GATT/WTO và cơ chế xác định giá tính thuế hàng hóa nhập khẩu theo Luật pháp Việt Nam hiện nay. + Đánh giá đúng thực trạng cơ chế xác định giá tính thuế hàng hóa nhập khẩu hiện hành ở Việt Nam, chỉ ra những bất cập, hạn chế của công tác xác định giá tính thuế hàng hóa nhập khẩu hiện hành. + Đề xuất giải pháp tiếp tục hoàn thiện cơ chế và nâng cao hiệu quả thực thi trong việc kiểm tra, xác định trị giá tính thuế hàng nhập khẩu theo xu hướng hội nhập quốc tế. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Hiệp định trị giá GATT/WTO 1994, kinh nghiệm một số nước và thực tiễn áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu tại Việt Nam hiện nay. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Luận văn nghiên cứu trong phạm vi các vấn đề về chính sách, pháp luật về kiểm tra, xác định trị giá (các phương pháp xác định, phương thức khai báo, qui trình thủ tục kiểm tra, xác định trị giá); cơ chế phối hợp giữa cơ quan hải quan và các cơ quan hữu quan trong việc xác định, kiểm tra giá; những điều kiện, cơ sở để thực hiện cơ chế xác định trị giá; biện pháp thanh 6 tra, kiểm tra trị giá, xử lý vi phạm và giải quyết tranh chấp về trị giá tính thuế hàng hóa nhập khẩu từ 2004 đến nay. 5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu Việc nghiên cứu đề tài dựa trên phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng kinh tế Hồ Chí Minh, các quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về những vấn đề liên quan đến xác định trị giá tính thuế. Trên cơ sở đó, tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu như: Tổng hợp, phân tích, so sánh, tích hợp số liệu kết hợp nghiên cứu lý luận với khảo sát thực tiễn; phương pháp xã hội học, điều tra, tiếp cận hệ thống. 6. Đóng góp mới của đề tài - Hệ thống hóa, phân tích, so sánh các cơ chế, chính sách liên quan đến xác định trị giá tính thuế hàng nhập khẩu. Phân tích những cơ chế do ngành Hải quan ban hành, chính sách do Chính phủ và các ngành hữu quan ban hành mà Ngành hải quan phải thực hiện, qua đó đánh giá những thuận lợi, khó khăn của từng loại cơ chế, chính sách đối với hoạt động xác định trị giá hàng hóa nhập khẩu hiện nay. - Hệ thống hóa, phân tích, so sánh kinh nghiệm áp dụng, thực hiện Hiệp định trị giá (ACV) tại một số nước có nền kinh tế khác nhau, chỉ ra những nguyên nhân và đưa ra những bài học kinh nghiệm thiết thực trong áp dụng tại Việt Nam - Đánh giá thực trạng hoạt động xác định giá tính thuế hàng hóa nhập khẩu hiện nay trên cơ sở khảo sát, điều tra, thu thập, phân tích các dữ liệu giá tính thuế tại ngành Hải quan. - Phân tích những khó khăn, thuận lợi và đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện qui trình xác định trị giá tính thuế hiện nay về cơ chế chính sách, về điều kiện trang thiết bị làm việc và con người thực hiện, về quan hệ phối 7 hợp trong và ngoài ngành, về nhận thức và tình hình chấp pháp của người nhập khẩu, doanh nghiệp. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Tổng quan về Hiệp định trị giá GATT/ WTO 1994. Chương 2: Hiệp định trị giá GATT - kinh nghiệm một số nước và thực trạng áp dụng tại Việt Nam Chương 3: Một số giải pháp tăng cường hiệu quả áp dụng Hiệp định trị giá GATT/ WTO 1994 trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. 8 Chương 1 TỔNG QUAN VỀ HIỆP ĐỊNH TRỊ GIÁ GATT/WTO 1994 1.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA GATT GATT là tên viết tắt của tổ chức các quốc gia tham gia ký kết và thực hiện Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (The General Agreement of Tariff and Trade), được hình thành sau khi chiến tranh thế giới lần II (1939 - 1945) kết thúc, trong bối cảnh thế giới bước vào thời kỳ phục hồi kinh tế và thương mại hàng hóa chiếm lĩnh thế giới. Hiệp định GATT bắt đầu có hiệu lực từ năm 1947 (gọi là GATT 1947), trong đó đưa ra hàng loạt các quy định liên quan đến thương mại quốc tế đòi hỏi các nước ký kết phải tuân thủ. Có thể nói, đây là văn bản có tính pháp quy đầu tiên đặt ra các tiêu chuẩn chung về thương mại mang tính toàn cầu. Trong điều kiện thương mại quốc tế ngày càng tăng nhanh, một số nước phát triển đã liên kết với nhau để tiếp tục nghiên cứu, cụ thể hóa các quy định của GATT nhằm làm tăng năng lực áp dụng và tính hiệu quả của văn bản này. Kết quả là hàng loạt hiệp định cụ thể đã ra đời và giải thích, cụ thể hóa hơn nữa những điều khoản quy định của GATT, là những nội dung vẫn được coi là quá trừu tượng, khó hiểu và khó áp dụng. Năm 1947, dưới sự bảo trợ của Hội quốc liên, nay là Liên Hợp quốc, một Hiệp định chung về thương mại quốc tế, có tên gọi là Hiệp định chung về Thuế quan và thương mại (GATT) đã được ký kết tại Gernever, Thụy Sỹ. Trong Hiệp định này, vấn đề về xác định trị giá tính thuế của hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu (gọi tắt là Trị giá Hải quan) đã được quy định trong Điều VII, đưa ra một nguyên tắc chung về xác định Trị giá Hải quan cho tất cả các nước tham gia ký kết. Song khi áp dụng thực tế, vì Điều VII chỉ đưa ra những nguyên tắc chung mà không có những hướng dẫn cụ thể, nên mỗi nước lại 9 hiểu và phát triển các nguyên tắc này theo những hướng khác nhau. Hệ thống xác định Trị giá Hải quan chung trên thế giới lại gặp phải những khó khăn mới là tính "thiếu thống nhất" trong phương pháp định giá cụ thể. Đến năm 1951, Định nghĩa Brussels về trị giá hải quan ra đời để giải quyết những khó khăn của Hiệp định 1947. Định nghĩa Brussels quy định trị giá hải quan là giá thông thường của hàng hóa đang xác định trị giá. Giá thông thường này phải được xem xét trong điều kiện cạnh tranh đầy đủ, và có xét đến thời gian bán hàng, địa điểm bán hàng và số lượng, cấp độ thương mại của giao dịch bán hàng. Hệ thống xác định trị giá hải quan theo định nghĩa Brussel đã được nhiều nước tham gia. Nhưng đến đầu những năm 70 của thế kỷ XX, người ta đã nhận thấy rõ ràng hơn những nhược điểm của Hệ thống Brussels đó là "tính không đồng bộ" trong việc áp dụng định nghĩa Brussels giữa các quốc gia khác nhau. Từ năm 1973 -1979, các nước trên thế giới bắt đầu một loạt các cuộc đàm phán mới nhằm đạt được những thuận lợi trong mở rộng và tự do hóa thương mại quốc tế. Vòng đàm phán này được gọi là Vòng đàm phán Tokyo (1973 -1979) với sự tham gia của 120 quốc gia, với mục tiêu là tiếp tục những nỗ lực mà GATT theo đuổi nhằm từng bước giảm bớt hàng rào thuế quan, và kết quả của nó là một Hiệp định mới về xác định trị giá hải quan ra đời năm 1981. Hiệp định trị giá hải quan vẫn dựa trên Điều VII của Hiệp định trị giá GATT. Tuy nhiên, nguyên tắc chung đã được cụ thể hóa bằng các phương pháp xác định trị giá hải quan cụ thể đi kèm những hướng dẫn rõ ràng. Cho đến những năm 1986 - 1994, trước áp lực của xu hướng toàn cầu hóa nền kinh tế và thương mại thế giới, các nước chủ chốt của GATT đã đi đến quyết định nhất thể hóa toàn bộ các hiệp định, hiệp ước, công ước liên quan đến thương mại và dịch vụ thành một hệ thống thống nhất, có một cơ quan chính thức quản lý và điều hành. Sự kiện này còn được đánh dấu bằng một tên gọi khác, đó là Vòng đàm phán Uruguay (1986 - 1994) với sự tham 10 gia của 125 quốc gia; đây cũng là vòng đàm phán cuối cùng và là vòng đàm phán tham vọng nhất trong số tất cả (8 vòng) đàm phán của GATT. Kết quả là, năm 1994, Tổ chức thương mại thế giới - World Trade Organization WTO đã ra đời và thay thế GATT. WTO không chỉ đơn giản là sự kế thừa của GATT, mà còn có phạm vi hoạt động lớn hơn rất nhiều. Nó vừa là cơ quan quản lý, vừa là cơ quan trọng tài đứng ra phán xử các tranh chấp quốc tế về các hoạt động thương mại quốc tế. Cùng với sự ra đời của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Hiệp định về thực hiện điều VII của Hiệp định chung về thuế quan và thương mại hay còn được biết đến với cái tên - Hiệp định trị giá Hải quan GATT - đã được sửa đổi và có tên là Hiệp định về thực hiện Điều VII của Hiệp định chung về thuế quan và thương mại 1994. Từ tháng 1 năm 1995, Hiệp định trị giá Hải quan thường được cộng đồng quốc tế biết đến là Hiệp định Trị giá Hải quan của Tổ chức Thương mại Thế giới (GATT/WTO). Đối với những nước muốn trở thành thành viên của Tổ chức thương mại thế giới WTO, việc áp dụng Hiệp định trị giá hải quan là việc bắt buộc. 1.2. KHÁI QUÁT VỀ TRỊ GIÁ TÍNH THUẾ HÀNG HÓA NHẬP KHẨU 1.2.1. Khái niệm trị giá tính thuế hàng hóa nhập khẩu - Trị giá hải quan (Custom Value) Theo quản lý hải quan hiện đại: "Trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu là phần số liệu về trị giá của hàng hóa được đưa ra hoặc đưa vào lãnh thổ hải quan do cơ quan hải quan quản lý và sử dụng phục vụ cho các mục tiêu quản lý Nhà nước về hải quan" [50, tr. 92]. Theo điều 15 Hiệp định trị giá GATT/WTO: "Trị giá hải quan của hàng nhập khẩu là trị giá hàng hóa phục vụ cho đánh thuế theo trị giá hàng đối với hàng nhập khẩu" [36, tr. 4]; [40, tr. 156]. 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan