Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Hiện trạng sản xuất ngô trên đất bằng tại phường chiềng sinh và nghiên cứu thời ...

Tài liệu Hiện trạng sản xuất ngô trên đất bằng tại phường chiềng sinh và nghiên cứu thời gian trồng xen đậu nho nhe với giống ngô cp888 trên đất bằng tại thành phố sơn la

.PDF
80
253
52

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC SÙNG THỊ DỢ HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT NGÔ TRÊN ĐẤT BẰNG TẠI PHƢỜNG CHIỀNG SINH VÀ NGHIÊN CỨU THỜI GIAN TRỒNG XEN ĐẬU NHO NHE VỚI GIỐNG NGÔ CP888 TRÊN ĐẤT BẰNG TẠI THÀNH PHỐ SƠN LA KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC SƠN LA, NĂM 2018 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC SÙNG THỊ DỢ HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT NGÔ TRÊN ĐẤT BẰNG TẠI PHƢỜNG CHIỀNG SINH VÀ NGHIÊN CỨU THỜI GIAN TRỒNG XEN ĐẬU NHO NHE VỚI GIỐNG NGÔ CP888 TRÊN ĐẤT BẰNG TẠI THÀNH PHỐ SƠN LA Chuyên ngành: Nông học KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngƣời hƣớng dẫn : Ths. Nguyễn Hoàng Phƣơng SƠN LA, NĂM 2018 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành khóa luận này tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và bầy tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Ths. Nguyễn Hoàng Phương, người đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tận tình cho tôi trong suốt quá trình thực hiện chuyên đề. Tôi xin chân thành cảm ơn các Thầy cô giáo trong khoa Nông Lâm đã giúp đỡ Tôi trong quá trình học tập cũng như trong thời gian thực tập tốt nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, người thân đã tạo mọi điều kiện thuận lợi, động viên an ủi, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập cũng như thời gian thực tâp. Tôi xin chân thành cảm ơn! Sơn La, tháng 5 năm 2018 Ngƣời thực hiện Sùng Thị Dợ Danh mục các từ viết tắt NSTT : Năng suất thực thu NSLT : Năng suất lý thuyết NPK : Phân tổng hợp: Đạm, lâm, kali CT : Công thức GO : Tổng giá trị sản xuất thu được OTN : Ô thí nghiệm Qi : Khối lượng sản phẩm thứ i Pi : Giá sản phẩm thứ i VA : Giá trị gia tăng HS : Hiệu suất đồng vốn Pr : Lợi nhuận H : Động thái tăng trưởng chiều cao của các công thức thí nghiệm Vh : Tốc độ tăng trưởn L : là Động thái ra lá của các công thức thí nghiệm Vl : là tốc độ ra lá của các công thức thí nghiệm P0.05 : Giá trị xác suất sai khác có ý nghĩa tại mức ý nghĩa 0,05 Ttb : Nhiệt độ trung bình/tháng Tmax : Nhiệt độ cao nhất/tháng Tmin : Nhiệt độ thấp nhất /tháng Rtb : Lượng mưa trung bình/tháng Rmax : Lượng mưa lớn nhất/tháng Số ngày : Số ngày có mưa trong tháng Utb : Độ ẩm trung bình/tháng Umin : Độ ẩm thấp nhất trong tháng NNPTNT : Nông nghiệp phát triển nông thôn MỤC LỤC PHẦN I: MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1 1. Đặt vấn đề.......................................................................................................... 1 2. Mục đích, yêu cầu ............................................................................................. 2 2.1. Mục đích ......................................................................................................... 2 2.2. Yêu cầu ........................................................................................................... 2 PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU ...................................... 3 2.1. Tình hình sản xuất ngô ................................................................................... 3 2.1.1. Tình hình sản xuất ngô trên thế giới ........................................................... 3 2.1.2. Tình hình sản xuất ngô tại Việt Nam ......................................................... 4 2.1.3. Tình hình sản xuất ngô tại Sơn La .............................................................. 5 2.1.4. Tình hình sản xuất ngô tại xã Chiềng Sinh thành phố Sơn La ................... 7 2.2. Một số đặc điểm về cây ngô ........................................................................... 8 2.2.1. Nguồn gốc, phân loại và lịch sử phát triển ............................................... 8 2.2.2. Đặc điểm thực vật học ................................................................................. 9 2.2.3. Các giai đoạn sinh trưởng phát triển của cây ngô ..................................... 10 2.2.4. Yêu cầu ngoại cảnh ................................................................................... 12 2.3. Cơ sở khoa học và thực tiễn của trồng xen .................................................. 15 2.3.1. Cơ sở khoa học .......................................................................................... 15 2.3.2. Cơ sở thực tiễn .......................................................................................... 17 2.4. Một số đặc điểm cây trồng xen. ................................................................... 18 2.4.1. Phân bố ở nước ta ...................................................................................... 18 2.4.2. Đặc điểm thực vật học............................................................................... 18 2.4.3. Giá trị......................................................................................................... 18 2.4.4. Một số kết quả nghiên cứu về trồng xen với ngô ...................................... 19 2.5. Đặc điểm khí hậu vụ Hè-Thu năm 2017 tại Chiềng Sinh- Sơn La ............. 20 PHẦN III: NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................... 24 3.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu............................................... 24 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu................................................................................ 24 3.1.2. Địa điểm nghiên cứu ................................................................................. 24 3.1.3. Thời gian nghiên cứu ................................................................................ 24 3.2. Nội dung nghiên cứu .................................................................................... 24 3.2.1. Hiện trạng sản xuất ngô tại Phường Chiềng Sinh ..................................... 24 3.2.2. Thí nghiệm về thời gian trồng xen đậu nho nhe với ngô .......................... 24 3.3. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 24 3.3.1. Phương pháp điều tra thực địa .................................................................. 24 3.3.2. Thiết kế và công thức thí nghiệm.............................................................. 25 3.3.3. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi ....................................................... 26 3.4. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu ....................................................... 28 3.5. Quy trình kỹ thuật canh tác .......................................................................... 29 3.5.1. Thời vụ gieo .............................................................................................. 29 3.5.2. Kỹ thuật bón phân ..................................................................................... 29 3.5.3. Kỹ thuật trồng............................................................................................ 29 3.5.4. Chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh .............................................................. 29 3.5.5. Thu hoạch .................................................................................................. 29 PHẦN IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................ 30 4.1. Thực trạng sản xuất ngô tại Xã Chiềng Sinh Thành phố Sơn La ................ 30 4.1.1. Diện tích, năng suất lúa ............................................................................. 30 4.1.2. Cơ cấu giống và thời vụ ............................................................................ 31 4.1.3. Tình hình dịch hại tại các bản điều tra ..................................................... 32 4.1.4. Quy trình kỹ thuật canh tác ....................................................................... 32 4.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất ngô ................................................... 34 4.1.6. Phân tích SOWT hệ thống sản xuất ngô ................................................... 35 4.1.7. Hướng phát triển sản xuất ngô trong tương lai ......................................... 35 4.2. Quá trình sinh trưởng và phát triển của ngô ................................................ 36 4.2.1. Giai đoạn nảy mâm (từ trồng đến khi ngô có 3 lá) ................................... 38 4.2.2. Giai đoạn ngô đạt 7-9 lá ............................................................................ 38 4.2.3. Giai đoạn trỗ cờ ......................................................................................... 39 4.2.4. Giai đoạn tung phấn, phun râu .................................................................. 39 4.2.5. Giai đoạn chín hoàn toàn........................................................................... 40 4.3. Động thái tăng trưởng chiều cao cây ngô .................................................... 40 4.4. Động thái tăng trưởng số lá .......................................................................... 44 4.5. Chiều cao cây và chiều cao đóng bắp của cây ngô ...................................... 47 4.6. Mức độ nhiễm sâu bệnh, chuột hại .............................................................. 48 4.7. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất ............................................... 52 4.7.1. Năng suất và hiệu quả kinh tế ................................................................... 54 4.8. Một số chỉ tiêu về cây trồng xen .................................................................. 56 4.8.1. Đặc điểm sinh trưởng phát triển và năng suất của cây đậu nho nhe ......... 56 4.9. Hiệu quả kinh tế ........................................................................................... 57 Bảng 4.13: hiệu quả kinh tế của thí nghiệm ........................................................ 58 PHẦN V: KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ ............................................................... 60 5.1. Kết luận ........................................................................................................ 60 5.1.1. Các chỉ tiêu sinh trưởng ............................................................................ 60 5.1.2. Mức độ nhiễm sâu bệnh và chuột hại........................................................ 60 5.1.3. Các chỉ tiêu sinh trưởng của đậu nho nhe ................................................. 61 5.1.4. Hiệu quả kinh tế ........................................................................................ 61 5.1.5. Tình hình sản xuất ngô tại Xã Chiềng Sinh Thành phố Sơn La ............... 61 5.2. Kiến nghị ...................................................................................................... 62 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 63 Phụ Lục DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Diện tích, năng suất và sản lượng ngô trên thế giới ............................. 3 giai đoạn 1992 - 2014 ............................................................................................ 3 Bảng 2.2: Tình hình sản xuất ngô ở Việt Nam từ 2010 – 2016 ............................ 4 Bảng 2.3: Tình hình sản xuất ngô ở Sơn La từ 2003– 2016 ................................. 7 Bảng 2.4. Đặc điểm thời tiết khí hậu vụ Hè-Thu năm 2017 tại Chiềng Sinh Sơn La. ................................................................................................................ 21 Bảng 4.1: Quy trình kỹ thuật canh tác................................................................. 32 Bảng 4.2: Phân tích SOWT hệ thống sản xuất ngô ............................................. 35 Bảng 4.3: Thời gian sinh trưởng và thời gian các giai đoạn sinh trưởng ........... 37 Bảng 4.4: Động thái tăng trưởng chiều cao của cây ngô .................................... 41 Bảng 4.5. Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây (cm/tuần) ...................................... 43 Bảng 4.6. Động thái ra lá của các công thức thí nghiệm. ................................... 45 Bảng 4.7: Bảng tốc độ ra lá của các công thức thí nghiệm ................................. 46 Bảng 4.8. Chiều cao cây và chiều cao đóng bắp của giống ngô CP888 ............. 48 Bảng 4.9. Mức độ nhiễm sâu bệnh và chuột hại của thí nghiệm ........................ 49 Bảng 4.10. Các yếu tố cấu thành năng suất ........................................................ 53 Bảng 4.11: Năng suất thực thu và năng suất lý thuyết của cây ngô ................... 55 Bảng 4.12. Đặc điểm sinh trưởng phát triển và năng suất của cây trồng xen..... 56 Bảng 4.13: hiệu quả kinh tế của thí nghiệm ........................................................ 58 DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1: Nhiệt độ không khí tại thành phố Sơn La năm 2017 .......................... 21 Hình 2.2. Đặc điểm mưa tại thành phố Sơn La năm 2017 .................................. 22 Hình 2.3. Đặc điểm độ ẩm tại thành phố Sơn La năm 2017 ............................... 23 Hình 4.1. Diện tích ngô của hộ gia đình tại các bản điều tra .............................. 30 Hình 4.2. Năng suất ngô của hộ gia đình tại các bản điều tra ............................. 30 Hình 4.3. Cơ cấu giống tại các bản điều tra ........................................................ 31 Hình 4.4. Tình hình dịch hại tại các bản điều tra ................................................ 32 Hình 4.5. Các vấn đề sản xuất ngô tại các bản điều tra ...................................... 34 Hình 4.6. Kế hoạch sản xuất của người dân trong tương lai tại các bản điều tra .......36 Hình 4.7. Động thái tăng trưởng chiều cao của cây ngô ..................................... 41 Hình 4.8. Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây (cm/tuần) ...................................... 43 Hình 4.9. Động thái ra lá của các công thức thí nghiệm ..................................... 45 Hình 4.10. Tốc độ ra lá của các công thức thí nghiệm ....................................... 46 Hình 4.11. Mức độ nhiễm sâu bệnh hại của thí nghiệm ..................................... 49 Hình 4.12. Năng suất thực thu và năng suất lý thuyết của cây ngô .................... 56 PHẦN I: MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Cây ngô (Zea may L.) thuộc họ hòa thảo Gramineae, có nguồn gốc từ Trung Mỹ, là một trong những cây ngũ cốc chiếm vị trí quan trọng trong cuộc sống [12]. Ngô là cây nông nghiệp có diện tích thu hoạch lớn thứ hai tại Việt Nam sau lúa gạo. Tuy nhiên trong quá trình canh tác bên cạnh những dịch hại thường gặp như: sâu đục thân, rệp muội, bệnh đốn lá, bệnh gỉ sắt… thì cỏ dại cũng là một đối tượng thường gây hại nhiều cho ruộng ngô. Cỏ dại không chỉ tranh chấp dinh dưỡng, nước và phần nào ánh sáng (khi cây ngô còn nhỏ) mà còn là nơi trú ngụ cho nhiều loại dịch hại khác như sâu bệnh, chuột hại… để từ đó chúng lây lan sang phá hại cây ngô gây thất thu năng suất nghiên trọng. Vì vậy để hạn chế tác hại của cỏ dại người dân có thể sử dụng một số loại thuốc trừ cỏ như: Maizine 80WP, phun trước khi cỏ mọc 2-3 lá, dùng với liều lượng 1,0-2,0 kg thuốc thành phần cho một ha hoặc dùng Saicoba 800EC, phun thuốc ngai sau khi làm đất lần cuối hay sau khi gieo hạt từ 0-3 ngày với liều lượng 1,0 lít thuốc/ha để hạn chế cỏ dại [27]. Theo số liệu thống kê sơ bộ năm 2016 của Tổng cục thống kê cho thấy năng suất ngô trung bình ở Việt Nam đạt 44,8 tấn/ha, diện tích đạt 1.179,3 nghìn ha. Tại Sơn La, cây ngô đã được canh tác từ lâu đời và là cây trồng đóng vai trò quan trọng. Năm 2015 diện tích canh tác ngô toàn tỉnh đạt 159,9 nghìn ha năng suất trung bình đạt 36,8 tấn/ha. Cây Đậu Nho Nhe (Vigna Umbelata) là cây bản địa đã được các dân tộc tại Sơn La canh tác từ lâu đời. Đây là loài cây trồng có giá trị dinh dưỡng cao, được người dân tộc Thái ưa chuộng. Mặt khác, do đặc tính leo bò mạnh, khả năng tạo sinh khối lớn và cố định đạm cao nên trồng Đậu Nho Nhe xen với ngô là biện pháp giúp cải tạo đất rất hiệu quả. Thành phố Sơn La là vùng đồi núi có truyền thống canh tác ngô từ lâu đời. Từ trước đến nay việc áp dụng các biện pháp canh tác như trồng xen, trồng gối cũng đã được bà con áp dụng, tuy nhiên người dân thường trồng xen đậu cùng 1 ngô nên năng suất đậu không cao do bị che khuất ánh sáng. Mặc khác hiện nay thuốc trừ cỏ đang được người dân sử dụng nhiều trong canh tác ngô gây khó khăn trong việc trồng xen cây 2 lá mầm với ngô. Vì vậy khi thay đổi thời gian trồng đậu có thể tăng năng suất đậu đồng thời có thể sử dụng thuốc trừ cỏ cho ngô là vấn đề mà người dân rất quan tâm. Vì vậy để đưa ra phương thức trồng xen hợp lý đạt hiệu quả năng xuất cao nhất tôi đã quyết định thực hiện đề tài: “Hiện trạng sản xuất ngô trên đất bằng tại phường Chiềng Sinh và nghiên cứu thời gian trồng xen đậu nho nhe với giống ngô CP888 trên đất bằng tại thành phố Sơn La.” 2. Mục đích, yêu cầu 2.1. Mục đích Xác định thời gian trồng xen Đậu Nho Nhe không ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển, mức độ nhiễm sâu bệnh hại, năng suất và hiệu quả kinh tế của cây ngô. Xác định hiện trạng canh tác ngô trên đất bằng tại phường Chiềng Sinh thành phố Sơn La 2.2. Yêu cầu Điều tra hiện trạng sản xuất ngô trên đất bằng tại Phường Chiềng Sinh Thành Phố Sơn La Thiết kế thí nghiệm, thu thập số liệu. Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển. Đánh giá mức độ nhiễm sâu bệnh hại. Đánh giá năng suất và hiệu quả kinh tế. Đánh giá khả năng sinh trưởng phát triển, năng suất và hiệu quả kinh tế của cây trồng xen. 2 PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 2.1. Tình hình sản xuất ngô 2.1.1. Tình hình sản xuất ngô trên thế giới Nhờ có vai trò quan trọng trong nền kinh tế mà cây ngô ngày càng được quan tâm và phát triển. Ngô là một trong ba cây lương thực lấy hạt quan trọng nhất trong nền nông nghiệp toàn cầu và được trồng phổ biến ở nhiều nước trên thế giới đem lại năng suất và sản lượng cao nhất trong các loại ngũ cốc. Bảng 2.1. Diện tích, năng suất và sản lƣợng ngô trên thế giới giai đoạn 1992 - 2014 Chỉ tiêu Diện tích (triệu Năng suất Sản lượng (triệu ha) (tấn/ha) tấn) 1992 136,787 3.90 533,59 2009 158,615 5.17 820,23 2010 163,936 5.19 851,30 2011 171,272 5.17 886,92 2012 178,571 4.48 873,15 2013 185,599 5.46 1.014,27 2014 184,800 5.62 967,0 Năm (Nguồn: http://faostat.fao.org ) Nhìn chung diện tích ngô trên thế giới liên tục tăng qua các năm từ 2009 (158,615 triệu ha) đến năm 2014 diện tích ngô là (184,800 triệu ha). Về năng suất ngô cũng tăng lên rõ dệt qua các năm, tuy nhiên vào năm 2012 mặt dù diện tích ngô vẫn tăng (178,571 triệu ha) so với năm 2011 (171,272 triệu ha) nhưng năng suất ngô lại giảm so với các năm khác và chỉ đạt 4.48 tấn/ha. Sau đó từ năm 2013 đến năm 2014 thì năng suất ngô liên tục tăng, đến năm 2014 năng suất ngô đạt 5.62 tấn/ha. Sản lượng ngô tăng lên nhanh qua các năm từ 533,599 triệu tấn năm 1992 lên 1.014,27 triệu tấn năm 2013. Nhưng đến năm 2014 sản lượng ngô trên thế giới lại giảm xuống còn 967,0 triệu tấn. 3 2.1.2. Tình hình sản xuất ngô tại Việt Nam Ngô là cây nông nghiệp có diện tích thu hoạch lớn thứ hai tại Việt Nam sau lúa gạo. Tuy nhiên ngô lại chỉ được trồng ở những khu vực không có lợi cho việc trồng cây công nghiệp, ví dụ như các khu vực miền núi đất đai cằn cỗi, nghèo dinh dưỡng hay những vùng đất khô hạn, thiếu nước tưới tiêu hoặc trồng xen canh với những cây trồng giá trị cao khác. Do ngô chủ yếu được gieo trồng trong điều kiện không thuận lợi nên sản lượng mặt hàng này của Việt Nam đang rất thấp. Hơn nữa côn trùng và các loài gây hại cho ngô cũng là một trong những nguyên nhân chính ảnh hưởng đến sản lượng [28]. Cùng với khoai mì, gạo vỡ, cám gạo, ngô là một trong những cây trồng chính cho ngành nông nghiệp thức ăn chăm nuôi phát triển. Tuy nhiên các sản phẩn từ ngô trong nước lại không đáp ứng được nhu cầu của thị trường trong những năm gần đây khiến kim ngạch nhập khẩu ngô nước ta hàng năm luôn ở mức hai triệu tấn.Vì thế các nhà chế biến ngô lại phải chịu áp lực lớn trong việc tăng sản lượng nhằm đáp ứng nhu cầu tăng lên nhanh chống của thị trường. Tăng năng suất trung bình bằng việc sử dụng các giống cây trồng năng suất cao được xem là phương án phù hợp nhất để đạt được mục tiêu của chính phủ trong việc tăng sản lượng ngô đáp ứng nhu cầu ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi [ 28]. Bảng 2.2: Tình hình sản xuất ngô ở Việt Nam từ 2010 – 2016 Năm Diện tích (nghìn/ha) Năng suất (tấn/ha) 2010 2011 2012 2013 2014 2015 Sơ bộ 2016 1.125,7 1.121,3 1.118,3 1.170,4 1.179,0 1.164,8 1.152,4 4.11 4.31 4.30 4.02 4.41 4.54 4.53 Sản lượng (nghìn 4.625,7 4.835,6 4.803,6 5.191,2 5.202,3 5.281,0 5.980,0 tấn) (Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam, sơ bộ năm 2016) 4 Diện tích, năng suất và sản lượng ngô ở Việt Nam tăng giảm không đồng đều. Năm 2011 diện tích ngô là 1.121,3 nghìn ha, năng suất đạt 4.31 tấn/ha, sản lượng là 4.835,6 nghìn tấn . Nhưng đến năm 2012 tình hình sản xuất ngô có xu hướng giảm, diện tích ngô là 1.118,3 nghìn ha, năng suất là 4.30tấn/ha, sản lượng đạt 4.803,6 nghìn tấn. Đến năm 2014 diện tích ngô lại tăng lên đạt 1.179,0 ngìn ha, năng suất đạt 4.41 tấn/ha, sản lượng là 5.202,3 nghìn tấn. Từ năm 2015 đến năm 2016 tuy diện tích ngô có xu hướng giảm nhưng năng suất và sản lượng ngô lại tăng do sử dụng những giống ngô lai cho năng suất cao. 2.1.3. Tình hình sản xuất ngô tại Sơn La 2.1.3.1 Điều kiện tự nhiên ở Sơn La * Vị trí địa lý Lê Thông, Lê Huỳnh [20] nói rằng: Tỉnh Sơn La nằm ở vùng Tây Bắc, diện tích đất tự nhiên là 1403.8 km2, diện tích đất canh tác chỉ có 9.3 nghìn ha , đa phần diện tích đất có độ dốc >25o. Toàn bộ tỉnh có độ cao trên 500 m nên có những điểm đặc trưng về thổ nhưỡng và khí hậu. Cụ thể như sau: Về khí hậu: Sơn La mang tính chất á nhiệt đới rõ rệt. Tháng nóng nhất nhiệt độ trung bình chỉ đạt 24,90C, tháng lạnh nhất nhiệt độ xuống tới 140C. Tuy nhiên, do địa hình bị chia cắt mạnh nên có những tiểu khí hậu được hình thành, tại một số thung lũng nhiệt độ tối cao có thể đạt tới là 42 0C, nhiệt độ tối thấp có thể xuống tới 00C. Biên độ dao động nhiệt độ lớn: Mùa hè 8-9o C, mùa đông 10150C. Nhiệt độ trung bình năm là 210C. Chế độ nhiệt thay đổi theo mùa: Mùa đông lạnh, khô kéo dài từ tháng X đến tháng III, tháng I là tháng lạnh nhất. Mùa hè nóng ấm kéo dài từ tháng IV đến tháng IX, tháng VI, VII là hai tháng nóng nhất. Chế độ mưa ẩm của Sơn La phân hoá theo mùa, mùa đông ít mưa, độ ẩm không khí thấp (75-76%), mùa mưa từ tháng V đến tháng IX. Lượng mưa trung bình toàn tỉnh là: 1200-1600 mm. Nhìn chung, Sơn La là tỉnh khá khô hạn. Về thổ nhưỡng: Phấn lớn đất đai của tỉnh phát triển trên đá vôi, một số ít phát triển trên đá sa thạch và phiến thạch. Đặc điểm chung của thổ nhưỡng đó là: Tầng đất khá dày, thấm nước tốt, tỉ lệ đạm và lân trong đất tương đối cao. Các loại đất chính của Sơn La là: Đất đỏ vàng phát triển trên các loại đá mẹ 5 khác nhau, đất mùn phát triển ở các vùng núi phía Nam, Ngoài ra còn có đất phù sa ven sông Mã, sông Đà. Nhìn chung đất Sơn La thuộc loại trung bình đến nặng, độ pH biến động: 5-6,5. Như vậy có thể thấy việc phát triển sản xuất ngô ở Sơn La là khá phù hợp. 2.1.3.2. Tình hình sản xuất ngô tại Sơn La Việt Nam là đất nước có nhiều ưu thế để phát triển cây ngô. Hiện nay, Việt Nam là một trong 17 quốc gia sản xuất ngô nhiều nhất thế giới. Trong đó, Sơn La là tỉnh có diện tích và sản lượng ngô hàng đầu cả nước [26] Ngô là cây trồng chủ lực mang lại hiệu quả kinh tế cho nông dân tỉnh Sơn La, trong đó sản xuất ngô lấy hạt sử dụng chế biến thức ăn chăm nuôi chiến tới hơn 85%. Cải thiện năng suất và chất lượng ngô hạt giúp nâng cao giá trị ngô thương phẩm, cạng tranh được với sản phẩm nhập ngoại là một trong những hướng đi quan trọng hàng đầu đối với sản xuất ngô tại Sơn La nói riêng và Việt Nam nói chung [26]. Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Sơn La, so với năm 2015, diện tích trồng ngô giảm khoảng 4% nhưng năng suất tăng tới 4,8% tương đương với khoảng 1,78 tạ/ha, sản lượng tăng 0,6% (3,642 tấn) trong năm 2016. Có được những thay đổi đáng kể về mặt sản lượng và năng suất ngô là nhờ những nỗ lực của chính quyền, doanh nghiệp và nông dân địa phương, từ khâu chon giống tới cải thiện kỹ thuật canh tác, ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất [26]. Số liệu thống kê về tình hình sản xuất ngô được trình bày tại bảng 2.3. 6 Bảng 2.3: Tình hình sản xuất ngô ở Sơn La từ 2003– 2016 Chỉ tiêu Diện tích Năng suất Sản lượng (nghìn/ha) (tấn/ha) (nghìn tấn) 2003 64,6 3.11 200,9 2004 68,2 3.19 217,8 2005 80,9 2.82 228,0 2006 82,4 3.26 269,0 2007 117,8 3.77 444,0 2008 132,3 381 503,5 2009 132,1 3.97 514,2 2010 132,7 3.15 417,4 2011 127,5 3.98 506,7 2012 168,7 3.96 667,3 2013 162,8 4.02 654,7 2014 162,5 4.05 657,7 2015 159,9 3.68 588,7 2016 152,4 3.89 593,2 Năm (Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam, sơ bộ năm 2016) Diện tích ngô ở Sơn La liên tục tăng từ năm 2003 (64,6 nghìn ha) đến năm 2013 là (168,7 nghìn ha); như vậy trong 11 năm diện tích ngô tăng lên 104,1 nghìn ha. Tuy nhiên từ năm 2014 đến năm 2016 thì diện tích ngô có xu hướng giảm xuống còn 152,4 nghìn ha năm 2016. Năng suất ngô tương đối ổn định qua các năm và đạt từ 2.82- 4.05 tấn/ha. Về sản lượng ngô tại Sơn La liên tục tăng qua các năm, tăng từ 200,9 nghìn tấn năm 2003 đến 657,7 nghìn tấn năm 2014; nhưng năm 2015 sản lượng ngô giảm còn 588,7 nghìn tấn, tuy nhiên đến năm 2016 thì sản lượng ngô đã bắt đầu tăng (593,2 nghìn tấn). 2.1.4. Tình hình sản xuất ngô tại xã Chiềng Sinh thành phố Sơn La Theo báo cáo tình hình kinh tế xã hội, quốc phòng – an ninh năm 2017 và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2018 của xã Chiềng Sinh thành phố Sơn 7 La ngày 08 tháng 12 năm 2017 cho biết: giá trị sản xuất nông nghiệp ước đạt 154,6 tỷ đồng, đạt 135%, tăng 14% so với năm 2016. Ủy Ban nhân dân phường đã chỉ đạo các tổ chức gieo trồng đảm bảo đúng thời vụ, chăm sóc các cây trồng sinh trưởng phát triển tốt, cho năng suất tương đối cao. Trong đó ngô xuân hè là 165 ha. Duy trì ổn định các loại cây công nghiệp chủ lực như: ngô, cà phê, nhãn... Công tắc bảo vệ thực vật được triển khai thực hiện kịp thời không để lây lan trên diện rộng, các loại cây trồng sinh trưởng phát triển tốt. 2.2. Một số đặc điểm về cây ngô 2.2.1. Nguồn gốc, phân loại và lịch sử phát triển Ngô là cây hằng niên, thân thảo, đặc lõi, thẳng và ít đâm nhánh. Theo Đinh Thế Lộc và CS (1997) [12] cho rằng: Ngô có tên khoa học là (Zea mays L), được Linaeus đặt tên vào băn 1737, là loài duy nhất của giống Zea. “Zea” có nghĩa là loài hòa thảo có hoa đơn tính, “May” có nguồn gốc từ người da đỏ. Ngô đã được con người trồng hàng nghìn năm nay. Tác giả Đinh thế Lộc và CS [12] cho rằng: các kết quả khảo cổ ở Meehicô đã tìm thấy những dấu vết hạt ngô và lá bi, ước tính tuổi của các bộ phận cổ này khoảng 4.500 năm. Tuy nhiên, tác giả Nguyễn Thế Hùng [8] cho rằng: Cây ngô đã xuất hiện khoảng 5000 năm TCN. Khi nói về nguồn gốc cây ngô đã có rất nhiều ý kiến và giả thuyết khác nhau. Tuy nhiên, các tác giả Đinh Thế Lộc và CS [12], Ngô Hữu Tình [22], Nguyễn Thế Hùng [8] đều thống nhất ý kiến về nguồn gốc di truyền của cây ngô và được tóm lược như sau: Là con lai giữa Teosinte và thành viên không rõ thuộc chi Andropgoneae. Là con lai nhị bội tự nhiên giữa các loại Á châu thuộc chi Maydeae và Andropgoneae. Là con lai của ngô bọc Mỹ và Tripsacum Trung MỸ tới Teosinte. Là con lai giữa ngô bọc, Teosinte và Tripsacum. Ngô, Teosinte và Tripsacum bắt nguồn riêng rẽ từ một dạng tổ tiên chung. Teosinte là nguồn gốc của ngô sau một hoặc nhiều đột biến. 8 Ngô trồng hiện đại có nguồn gốc ngô bọc, dạng dại của nó đã phát sinh ở Mexico, ngô bọc nguyên thủy đã lai tự nhiên với Teosinte và Tripsacum thành nhiều dạng cây, một trong những dạng đó đã trở thành ngô trồng hiện nay. Theo Đinh Thế Lộc và cộng sự [12]. Từ thời Khang Hy (1663-1723) Trần Thế Vinh sang sứ nhà Thanh và đã lấy được giống ngô mang về trồng tại Việt Nam. Tuy nhiên Trần Văn Minh [15] lại cho rằng: Cây ngô được du nhập vào nước ta theo hai con đường: con đường thứ nhất từ Trung Quốc sang (phía Bắc), con đường thứ hai từ Indonesia sang (phía Nam). Cây ngô đã nhanh chóng khẳng định vị trí của mình tại Việt Nam. Diện tích, năng suất, sản lượng ngô liên tục tăng qua các năm cùng với tiến bộ khoa học kỹ thuật được áp dụng trong sản xuất. Cuối năm 1985 kỹ thuật trồng ngô đông trên đất ướt sau vụ lúa được áp dụng thành công ở miền bắc mở ra một vụ ngô mới nâng cao năng suất ngô của Việt Nam [3]. Theo tác giả Trần Văn Minh [15]. Hiện nay trên 80% diện tích trồng ngô trên thế giới sử dụng các giống ngô cải tiến, trong đó 2/3 là các giống ngô lai 1/3 là các giống thụ phấn tự do còn lại là các giống biến đổi gene 2.2.2. Đặc điểm thực vật học 2.2.2.1. Hệ rễ ngô Rễ ngô thuộc lọi rễ chùm, có ba loại [1]: - Rễ mầm: Xuất hiện khi cây nảy mầm. Đầu tiên là rễ mầm chính (rễ mầm sơ sinh, tiếp đến rễ mầm nhánh(rễ mầm thứ sinh). - Rễ đốt: Phát triển từ các đốt thân nằm dưới mặt đất, có 4-5 lớp rễ đốt. Đây là loại rễ chính cung cấp nước và dinh dưỡng cho cây trong suốt thời gian sinh trưởng. - Rễ chân kiềng: Mọc ra từ các đốt thân trên mặt đất và gần sát mặt đất, có tác dụng chính là chống đổ cho cây, hút nước và dinh dưỡng. 2.2.2.2. Thân cây ngô Thân ngô đặc, khá chác, có đường kính từ 2-4 cm tùy thuộc vào giống, điều kiện sinh thái và chăm sóc. Chiều cao cây ngô khoảng từ 1,5 – 4 m. Thân chính của ngô có nguồn gốc từ chồi mầm [24]. 9 2.2.2.3. Bộ lá cây ngô Theo Ngô Hữu Tình [22]: Lá ngô có 4 loại là: - Lá mầm: Là lá đầu tên khi cây còn nhỏ, chưa phân biệt được phiến lá với vỏ bọc lá. - Lá thân: Là những lá có mầm nách ở kẽ chân lá hay những lá mọc trên những đốt thân. - Lá ngọn: Là những lá ở phần trên của bắp trên cùng hay những lá mọc ở trên các đốt ngọn, không có mầm nách ở kẽ lá. - Lá bi: Là những lá bao bắp. 2.2.2.4. Cơ quan sinh sản cây ngô Cây ngô không giống những cây hoà thảo khác, ngô có hoa đực và hoa cái tách biệt trên cùng 1 cây. Hoa đực ở đỉnh ngọn thường gọi là cờ ngô, hoa cái sinh ra ở trong những mầm phụ gọi là bắp(Hoàng Minh Tấn [17]) Tác giả Hoàng Minh Tấn [17] đã nhận định : Hoa tự đực (bông cờ) bao gồm các hoa đực sắp sếp theo kiểu chùm bông được gọi là bông cờ gồm một trục chính có nhiều gié. Các gié mọc đối nhau, mỗi gié có 2 chùm hoa, mỗi chùm 2 hoa, mỗi hoa có 2 vỏ trấu trong, mỏng, màu trắng. Bắp ngô được tạo ra từ các mầm nách ở phần giữa thân. trên 1 cây ngô có thể tạo ra(phân hoá) được nhiều bắp ngô nhưng do quá trình phân hoá không đều lượng chất dinh dưỡng cung cấp không đầy đủ nên trên mỗi cây ngô chỉ có từ 1-2 bắp có hạt cho thu hoặc gọi là bắp hữu hiệu. Một bắp ngô gồm có: cuống bắp, bắp ngô. hoa cái cấu tạo gồm 3 bộ phận: Râu ngô (Vòi nhị cái), bầu nhị cái và 2 mày hoa nằm dưới chân nhuỵ cái. 2.2.3. Các giai đoạn sinh trưởng phát triển của cây ngô Chu kì sinh trưởng của cây ngô bắt đầu từ khi hạt nẩy mầm đến khi hạt chín hoàn toàn.Chu kì thay đổi từ 50 – 350 ngày ( trung bình 75 – 100 ngày ở miền tây ) tùy giống , điều kiện canh tác và môi trường. Sự sinh trưởng của cây ngô được tiến hành qua nhiều thời kì nối tiếp nhau một cách liên tục [14]. 10 2.2.3.1. Thời kì mọc mầm Hạt trương đầy nước khoảng 24 giờ sau khi gieo. Khi đó đỉnh sinh trưởng hãy còn là một khối u rộng, nhưng bên trong đã phân hóa từ 5 – 7 lá mầm và đốt thân. Các chất dinh dưỡng trong hột cũng phân hóa , tinh bột tạo thành đường [14] 2.2.3.2. Thời kì cây con (từ 1 – 5 lá ) Khi cây có 3 lá, cây ngô bắt đầu sống nhờ quang hợp và hấp thụ dinh dưỡng từ rễ. Thời kì này quyết định số mắt và lóng của cây, gặp điều kiện bất lợi, cây sẽ cho ít mắt. ở cuối thời kì này, đỉnh dinh dưỡng của chồi nách hình thành.vào thời kì này, thân cây thật chỉ cao 1 – 3 cm, nhưng toàn bộ chiều cao cây ngô từ 20 – 30 cm và ở khoảng 12 – 15 ngày sau khi gieo trong điều kiện miền tây, Nam bộ [14] 2.2.3.3. Thời kì tăng trưởng chậm Khi cây được 5 - 9 lá.cây bắp phát triển chậm, chỉ vài mm/ ngày, tuy nhiên các đỉnh sinh trưởng đã bắt đầu phát triển tạo mầm hoa đực. Thời kì này cây ngô chịu ảnh hưởng quang kì rất mạnh, nhất là những giống nhiệt đới [14] 2.2.3.4. Thời kì tăng trưởng tích cực Cây phát triển rất nhanh trong thời kì này. Mỗi ngày thân có thể mọc thêm 2 – 5 cm, nhất là lúc gần trổ. Hệ thống rễ và lượng chất khô trong cây cũng tăng rất nhanh. Số lượng và sức sống của hoa cũng được quyết định trong giai đoạn này, do đó cây ngô cũng cần nhiệt độ thích hợp, ở 18 – 200C và độ ẩm khoảng 80% [14] 2.2.3.5. Thời kì trổ hoa Kéo dài trong 10 - 15 ngày, từ khi cây trố gié, tung phấn,phun râu đến khi hạt đã thụ phấn. Toàn thể cây ngô hoạt động tích cực, hấp thụ nhiều nước ( 2 lít / cây/ ngày) và dinh dưỡng. Nhiệt độ thích hợp là 22 – 25 0C và độ ẩm đất khoảng 80% [14]. 2.2.3.6. Thời kì tạo hạt đến chín Kéo dài 25 – 35 ngày, tùy theo giống và thời vụ. Trong đông xuân, giai đoạn này kéo dài làm hạt to và năng suất ổn định hơn hè thu. ở ôn đới, giai đoạn 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất