Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luật Hệ thống bầu cử ở một số quốc gia trên thế giới và ở việt nam hiện nay...

Tài liệu Hệ thống bầu cử ở một số quốc gia trên thế giới và ở việt nam hiện nay

.PDF
122
34
72

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT HOÀNG THU TRANG HỆ THỐNG BẦU CỬ Ở MỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Hà Nội – 2015 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT HOÀNG THU TRANG HỆ THỐNG BẦU CỬ Ở MỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Chuyên ngành : Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật Mã số: 60 38 01 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Vũ Công Giao Hà Nội – 2015 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội. Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn. Tôi xin chân thành cám ơn! NGƯỜI CAM ĐOAN Hoàng Thu Trang MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục các bảng Danh mục các biểu đồ, hình vẽ MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG I: Lý luận chung về bầu cử và hệ thống bầu cử 7 1.1. Bầu cử 7 1.1.1. Khái niệm bầu cử 7 1.1.2. Vị trí, vai trò của bầu cử 9 1.1.3. Các nguyên tắc bầu cử phổ biến trên thế giới 11 1.2. Hệ thống bầu cử 18 1.2.1. Khái niệm hệ thống bầu cử 18 1.2.2. Bản chất của hệ thống bầu cử 20 1.2.3. Vị trí, vai trò của hệ thống bầu cử 22 1.2.4. Tiêu chí đánh giá hệ thống bầu cử 25 CHƯƠNG II: Hệ thống bầu cử trên thế giới 38 2.1. Các hệ thống bầu cử điển hình 38 2.1.1. Phân loại các hệ thống bầu cử điển hình 38 2.1.1.1. Hệ thống bầu cử đa số 39 2.1.1.2. Hệ thống bầu cử đại diện tỉ lệ 43 2.1.1.3. Hệ thống bầu cử hỗn hợp 48 2.1.1.4. Một số hệ thống bầu cử khác 51 2.1.2. Ưu điểm, hạn chế của các hệ thống bầu cử 52 2.2. Hệ thống bầu cử ở một số quốc gia 58 2.2.1. Hệ thống bầu cử ở Ấn Độ 59 2.2.2. Hệ thống bầu cử ở Cộng Hòa Ailen 63 2.2.3. Hệ thống bầu cử ở New Zealand 68 2.3. Xu hướng phát triển của hệ thống bầu cử trên thế giới 72 CHƯƠNG III: Thực trạng và việc hoàn thiện hệ thống bầu cử ở Việt Nam 80 80 3.1. Hệ thống bầu cử Việt Nam từ năm 1945 đến nay 3.1.1. Khái quát các giai đoạn phát triển của hệ thống bầu cử Việt Nam từ năm 1945 đến nay 3.1.2. 80 Những điểm mới về hệ thống bầu cử trong Hiến pháp năm 2013 và Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND năm 2015 84 3.2. Thực trạng hệ thống bầu cử ở Việt Nam hiện nay 88 3.2.1. Những thành tựu cơ bản của hệ thống bầu cử ở Việt Nam hiện nay 3.2.2. 88 Một số bất cập, hạn chế của hệ thống bầu cử ở Việt Nam hiện nay 3.3. 91 Quan điểm, giải pháp hoàn thiện hệ thống bầu cử ở nước ta 99 hiện nay 3.3.1 Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng 99 3.3.2. Đổi mới công tác hiệp thương 100 3.3.3. Đổi mới về tổ chức phụ trách bầu cử 102 3.3.4. Đổi mới về đơn vị bầu cử 103 3.3.5. Đổi mới về công tác tuyên truyền và vận động bầu cử 105 KẾT LUẬN 106 Tài liệu tham khảo 110 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT AV : Phương pháp bầu cử lá phiếu có thể thay thế (Alternative Vote) BC : Phương pháp bầu cử Borda (The Borda Count) BV : Phương pháp bầu cử lá phiếu khối (Block Vote) FPTP : Phương pháp bầu cử về đích trước (First Past The Post) HĐND : Hội đồng nhân dân IDEA : Viện Quốc tế về Dân chủ và Hỗ trợ bầu cử (The International Institute for Democracy and Electoral Assistance) List PR : Phương pháp bầu cử đại diện tỉ lệ theo danh sách (List Proportional Representation) LV : Phương pháp bầu cử lá phiếu hạn chế (Limited Vote) MMP : Phương pháp bầu cử đại diện tỉ lệ hỗn hợp (Mixed Member Proportional) MTTQ : Mặt trận tổ quốc NXB : Nhà xuất bản PBV : Phương pháp bầu cử lá phiếu khối theo đảng phái chính trị (Party Block Vote) PR : Phương pháp bầu cử song song (Parallel Systems) SNTV : Phương pháp bầu cử lá phiếu duy nhất không chuyển nhượng (Sing Non-Transferable Vote) STV : Phương pháp bầu cử lá phiếu duy nhất có thể chuyển nhượng (Single Transferable Vote) TRS : Phương pháp bầu cử hai vòng (Two-Round System) UBTVQH : Ủy ban thường vụ Quốc hội UNESCO : Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp Quốc (United Nations Educational Scientific and Cultural Organization) DANH MỤC CÁC BẢNG STT Nội dung Trang 1 Bảng 2.1: So sánh ưu điểm, nhược điểm của các hệ thống bầu cử 53 2 Bảng 2.2: Hiệu quả hoạt động của Đảng BJP ở các cuộc tổng tuyển cử ở Ấn Độ 61 3 Bảng 2.3: Sự thay đổi hệ thống bầu cử gần đây 74 4 Bảng 2.4: Phân bố các hệ thống bầu cử 78 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ STT 1 2 3 4 Nội dung Hình 2.1: Sơ đồ các hệ thống bầu cử Hình 2.2: Nhóm hệ thống bầu cử: Số lượng các quốc gia và vùng lãnh thổ Hình 2.3: Hệ thống bầu cử: Số lượng quốc gia và vùng lãnh thổ Hình 2.4: Hệ thống bầu cử: Tổng số dân (triệu) Trang 39 76 77 77 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Điểm 3 Điều 21 Tuyên ngôn quốc tế về quyền con người của Liên hợp quốc thông qua năm 1948 đã trịnh trọng tuyên bố: “Ý chí của nhân dân là cơ sở quyền lực của nhà nước, ý chí này phải được thể hiện qua các cuộc bầu cử thường kỳ và chân thực, được tổ chức theo nguyên tắc bình đẳng, phổ thông đầu phiếu và bỏ phiếu kín hoặc bằng những tiến trình bầu cử tự do tương đương” [20, tr.113]. Điều 25 Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị năm 1966 cũng quy định rõ ràng: “Mọi công dân, không có sự phân biệt nào... và không có sự hạn chế bất hợp lý nào, đều có quyền và cơ hội để: a) Tham gia vào việc điều hành các công việc xã hội một cách trực tiếp hoặc thông qua những người đại diện được họ tự do lựa chọn; b) Bầu cử và ứng cử trong các cuộc bầu cử định kỳ chân thực, bằng phổ thông đầu phiếu, bình đẳng và bỏ phiếu kín nhằm đảm bảo cho cử tri tự do bày tỏ ý nguyện của mình...” [20, tr.113, 114]. Như vậy, ý chí của người dân được xem là nền tảng của quyền lực nhà nước. Thông qua bầu cử, nhân dân thể hiện được ý chí của bản thân để lựa chọn ra các chức danh đại diện cho mình thực hiện quyền lực trong bộ máy nhà nước. Bầu cử tự do và công bằng được xem là tiền đề của nền dân chủ, là phương pháp hợp pháp nhất trong số các phương pháp hợp pháp để thành lập chính quyền. Do đó, lựa chọn hệ thống bầu cử phù hợp để đảm bảo ý nguyện của người dân là một quyết định rất quan trọng đối với các nước theo chế độ dân chủ, có ảnh hưởng sâu sắc đến sự ổn định và bền vững của thể chế chính trị. Tuy nhiên, ở nhiều quốc gia trên thế giới, hệ thống bầu cử được lựa chọn một cách ngẫu nhiên, thường do ảnh hưởng tổ hợp của lịch sử, các xu hướng chính trị hoặc tác động của các nước lân cận. Quá trình toàn cầu hóa đã mang lại thay đổi nhanh chóng và năng động không chỉ về kinh tế, mà cả về nhiều vấn đề chính trị - pháp lý khác ở các 1 quốc gia, trong đó có bầu cử. Trong khoảng 3 thập kỷ gần đây, cách thức tổ chức, quản lý, quy trình, thủ tục và phương pháp tổ chức bầu cử ở nhiều quốc gia trên thế giới đã có những thay đổi rất lớn, một phần là để đáp ứng các yêu cầu ngày càng cao về quyền làm chủ của người dân, phần khác là để áp dụng những thành tựu vượt bậc của khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin vào hoạt động tổ chức bầu cử. Bầu cử dân chủ đã được thực hiện ở Việt Nam ngay sau khi đất nước giành được độc lập, khởi đầu bằng cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc Hội đầu tiên (ngày 06 tháng 01 năm 1946). Hiến pháp năm 1946 đã xác lập những nguyên tắc và quy định nền tảng, rất tiến bộ về bầu cử dân chủ, mà tiếp tục được kế thừa và phát triển trong những Hiến pháp sau này. Ngoài Hiến pháp, hệ thống pháp luật về bầu cử của nước ta còn bao gồm nhiều văn bản khác, trong đó quan trọng nhất là các luật bầu cử. Hệ thống văn bản pháp luật này cũng được xác lập từ rất sớm và chứa đựng những nội dung tiến bộ về bầu cử mà về cơ bản là tương thích với các tiêu chuẩn quốc tế về vấn đề này. Mặc dù vậy, sự hội nhập ngày càng sâu rộng vào cộng đồng quốc tế cũng như sự phát triển nhanh chóng về mọi mặt của đất nước đang đặt ra những yêu cầu cấp thiết về hoàn thiện pháp luật trên nhiều lĩnh vực, trong đó có pháp luật về bầu cử. Để thực thi Hiến pháp 2013, nhiều đạo luật đã được soạn thảo mới và sửa đổi, bổ sung, trong đó bao gồm Luật bầu cử đại biểu Quốc Hội và đại biểu HĐND. Mặc dù vậy, do bầu cử là một vấn đề rất rộng lớn và phức tạp, hiện vẫn còn rất nhiều nội dung, trong đó bao gồm cách thức tổ chức bầu cử cần được nghiên cứu hoàn thiện ở nước ta. Xuất phát từ những lý do nêu trên, tác giả đã chọn đề tài: “Hệ thống bầu cử ở một số quốc gia trên thế giới và ở Việt Nam hiện nay” để nghiên cứu và làm văn luận tốt nghiệp với mục đích khái quát về một số hệ thống bầu cử trên thế giới, phân tích các ưu – khuyết điểm của từng mô hình để từ đó rút 2 ra bài học kinh nghiệm quý giá nhằm hoàn thiện hơn nữa hệ thống bầu cử ở Việt Nam. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Trên phạm vi quốc tế, các cuộc bầu cử dân chủ bắt đầu được tổ chức từ thế kỷ 17 ở Tây Âu và Bắc Mỹ. Do vậy, số lượng công trình nghiên cứu về bầu cử nói chung và hệ thống bầu cử nói riêng khá phong phú và đa dạng. Trong số những nghiên cứu hiện nay về hệ thống bầu cử, ấn phẩm “Thiết kế Hệ thống bầu cử” (Electoral system design) của Viện quốc tế về dân chủ và hỗ trợ bầu cử (IDEA) được xuất bản năm 2005 tỏ ra hữu ích hơn cả. Nó đề cập một cách trực tiếp và toàn diện đến những vấn đề lý luận, thực tiễn về hệ thống bầu cử ở 213 quốc gia và vùng lãnh thổ. Ở Việt Nam, cho đến nay, đã có nhiều công trình khoa học, các bài viết đăng tạp chí... về hệ thống bầu cử. Nổi bật trong những nghiên cứu hiện hành là luận án tiến sĩ của tác giả Vũ Văn Nhiêm “Chế độ bầu cử ở nước ta – những vấn đề lý luận và thực tiễn”, bảo vệ tại Đại học Luật Hà Nội năm 2009. Bên cạnh đó, còn có những nghiên cứu tiêu biểu như: mục “Các hệ thống bầu cử điển hình trên thế giới” (Mục 3.2, Chương 3) trong “Giáo trình bầu cử trong nhà nước pháp quyền” của Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (nhà xuất bản Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh, 2008). Thêm nữa, mục “Hệ thống bầu cử theo Hiến pháp một số nước” (Mục III – Chương II) trong sách chuyên khảo “Một số vấn đề cơ bản của Hiến pháp các nước trên thế giới” (nhà xuất bản Chính trị Quốc gia – Sự thật, Hà Nội, 2012) do Ban biên tập dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 ấn hành cũng rất có ý nghĩa trong việc nghiên cứu về hệ thống bầu cử. Ngoài ra, Chương VII: “Chế độ bầu cử” trong Giáo trình Luật Hiến pháp Việt Nam của Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội (nhà xuất ban Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2014) cũng là một tài liệu nghiên cứu rất hữu ích. 3 Mặt khác, cũng có một số nghiên cứu của các chuyên gia về nội dung này, tiêu biểu như bài viết “Một số hệ thống bầu cử phổ biến trên thế giới” của TS. Vũ Văn Nhiêm đăng trên Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 5 (99), tháng 5 năm 2007. Hay bài viết của GS.TS. Thái Vĩnh Thắng với tiêu đề “Những bất cập của chế độ bầu cử ở Việt Nam hiện nay”, đăng trong cuốn “Sửa đổi bổ sung Hiến pháp 1992 – những vẫn đề lý luận và thực tiễn, tập 1” (nhà xuất bản Hồng Đức, Hà Nội, 2012).... Có thể nói, những công trình nghiên cứu nêu trên đã cung cấp những kiến thức và thông tin khá toàn diện về hệ thống bầu cử trên thế giới và ở Việt Nam. Mặc dù vậy, các nghiên cứu hiện có đều chưa đề xuất được một cách đầy đủ sự cần thiết phải đổi mới cũng như cách thức đổi mới hệ thống bầu cử như thế nào để phù hợp với bối cảnh Việt Nam. Chính vì vậy, vẫn cần có thêm những nghiên cứu chuyên sâu về hệ thống bầu cử ở nước ta. Luận văn này góp phần khoả lấp khoảng trống đó. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu - Mục đích nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu các vấn đề lý luận chung hệ thống bầu cử và các hệ thống bầu cử điển hình trên thế giới. Bên cạnh đó, luận văn cũng nghiên cứu và có những đánh giá chung về hệ thống bầu cử ở Việt Nam trong thời gian qua. Từ đó, chỉ ra những hạn chế của hệ thống bầu cử ở nước ta và đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện hơn nữa hệ thống bầu cử ở Việt Nam. - Nhiệm vụ nghiên cứu: Để đạt được mục đích trên, luận văn phải giải quyết các nhiệm vụ cụ thể sau: + Làm rõ khái niệm và các vấn đề lý luận về hệ thống bầu cử. 4 + Nghiên cứu các hệ thống bầu cử điển hình trên thế giới, làm sáng rõ những ưu – khuyết điểm của từng hệ thống bầu cử. Phân tích hệ thống bầu cử ở một số quốc gia trên thế giới. + Đánh giá thực trạng hệ thống bầu cử ở nước ta và đưa ra quan điểm, giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống bầu cử ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Những vấn đề lý luận, pháp lý và thực trạng tổ chức các cuộc bầu cử chính trị ở các quốc gia trên thế giới và ở Việt Nam. - Phạm vi nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu về pháp luật bầu cử của một số quốc gia dân chủ trên thế giới và pháp luật bầu cử hiện hành của Việt Nam. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu Luận văn áp dụng phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lênin và các phương pháp nghiên cứu phổ biến của khoa học xã hội, bao gồm tổng hợp, thống kê, phân tích, so sánh... để làm rõ các câu hỏi nghiên cứu đặt ra. 6. Những điểm mới và ý nghĩa lý luận, thực tiễn của luận văn Những điểm mới của luận văn bao gồm: Một là, làm rõ khái niệm và các vấn đề lý luận về hệ thống bầu cử. Hai là, phân loại các hệ thống bầu cử điển hình trên thế giới, đánh giá được các ưu điểm và khuyết điểm của từng hệ thống bầu cử. Lấy ví dụ về hệ thống bầu cử ở một số quốc gia trên thế giới. Ba là, đánh giá thực trạng của hệ thống bầu cử ở Việt Nam. Từ đó, nêu lên những quan điểm, giải pháp để hoàn thiện hệ thống bầu cử phù hợp với thực tiễn của nước ta trong giai đoạn hiện nay. Với những điểm mới nêu trên, về mặt lý luận, luận văn góp phần bổ sung những kiến thức lý luận về bầu cử ở Việt Nam. Đồng thời, về mặt thực 5 tiễn, luận văn khái quát, giới thiệu thực trạng hệ thống bầu cử ở nước ta và đưa ra những quan điểm, giải pháp nhằm hoàn thiện hơn nữa hệ thống bầu cử trong giai đoạn hiện nay. Luận văn có thể là tài liệu tham khảo cho các cơ quan nhà nước trong việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về bầu cử. Đồng thời, bổ sung một học liệu cho việc nghiên cứu, học tập của các sinh viên, học viên ngành luật ở Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội và các cơ sở đào tạo khác của Việt Nam. 7. Kết cấu luận văn Kết cấu luận văn bao gồm: Mở đầu, phần nội dung, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo. Phần nội dung của luận văn được chia thành 03 chương như sau: - Chương I: Lý luận chung về bầu cử và hệ thống bầu cử - Chương II: Hệ thống bầu cử trên thế giới - Chương III: Thực trạng và việc hoàn thiện hệ thống bầu cử ở Việt Nam 6 CHƯƠNG I LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẦU CỬ VÀ HỆ THỐNG BẦU CỬ 1.1. Bầu cử 1.1.1. Khái niệm bầu cử Bầu cử được xem là “trái tim của dân chủ” [27, tr.174]; là một chế định trọng tâm của các chính thể dân chủ đại diện. Có nhiều định nghĩa về bầu cử, tuy nhiên, từ góc độ khái quát nhất, có thể hiểu bầu cử là một quy trình chính trị - pháp lý trong đó người dân tự do bỏ phiếu lựa chọn ra những người vào làm việc trong bộ máy nhà nước để thay mặt mình quản lý xã hội [7, tr.341]. Hay nói một cách đơn giản hơn, bầu cử là phương thức để nhân dân lựa chọn người đại diện và ủy thác quyền lực cho người đại diện [20, tr.15]. Điều này được thể hiện ở các góc độ sau: Thứ nhất, bầu cử là một loại hoạt động xã hội mang tính lựa chọn của con người. Bất cứ một quốc gia nào, một xã hội nào trong giai đoạn nào thì khi nói đến bầu cử là nói đến việc lựa chọn. Mặc dù vậy, đối tượng được lựa chọn có thể không giống nhau. Hiện nay, phổ biến nhất trong hệ thống bầu cử ở nhiều nước là lựa chọn các đại biểu trong cơ quan lập pháp. Các nước tư sản được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc phân chia quyền lực, vì vậy, bầu cử không những là phương thức thành lập cơ quan lập pháp mà còn được áp dụng để bầu các chức danh trong các nhánh quyền lực khác như Tổng thống, các Thị trưởng và có thể là các chức danh trong các cơ quan tư pháp [2, tr.80]. Đối với các nước xã hội chủ nghĩa, quyền lực nhà nước là thống nhất, thuộc về nhân dân cho nên bầu cử là phương thức để thành lập ra các cơ quan đại diện quyền lực nhà nước. Tóm lại, các đại biểu, các chức danh từ kết quả của 7 bầu cử đều trở thành người đại diện cho nhân dân vì họ do nhân dân trực tiếp bầu ra và trao quyền. Thứ hai, bầu cử là việc ủy thác quyền lực của nhân dân đến người được chọn lựa. Điều đó có nghĩa là thông qua hành vi bỏ phiếu, người dân lựa chọn và đồng thời trao quyền lực của mình cho người mà mình đã lựa chọn. Chủ thể nào được lựa chọn thông qua bầu cử thì chủ thể đó nhận quyền lực từ nhân dân. Tuy nhiên, mức độ quyền lực mà người đại diện được nhân dân ủy quyền không chỉ đơn thuần là hành vi bỏ phiếu mà còn liên quan đến việc chủ thể nào quy định quyền lực của cơ quan đại diện và quyền hạn, nhiệm vụ đại biểu dân cử. Trong các nền dân chủ đương đại thì vấn đề phân công quyền lực nhà nước và mức độ trao quyền lực thường được quy định trong Hiến pháp của mỗi nước. Như vậy, phạm vi thẩm quyền của người đại diện không do cử tri trực tiếp quyết định trong bầu cử mà do Hiến pháp quy định. Nói cách khác, trong bầu cử, cử tri chỉ trao quyền cho người đại diện. Ai được cử tri lựa chọn thì người đó sẽ nhận được quyền lực từ nhân dân còn vấn đề nhận được bao nhiêu quyền lực sẽ do Hiến pháp quy định. Như vậy, nếu Hiến pháp – văn bản phân công quyền lực là do nhân dân thông qua thì nhân dân không những trực tiếp lựa chọn, trực tiếp trao quyền mà còn trực tiếp quy định về phạm vi thẩm quyền cho người đại diện. Trong trường hợp nhân dân không thông qua Hiến pháp thì nhân dân chỉ trao quyền cho người đại diện thông qua bầu cử. Phạm vi thẩm quyền bao nhiêu, “nhiều” hay “ít” là do Hiến pháp ấn định [20, tr.17,18]. Tuy thẩm quyền của người đại diện được quy định trong Hiến pháp, nhưng nếu không được người dân chọn qua bầu cử thì không thể tồn tại quyền lực của người đại diện. Do vậy, ngay cả trong trường hợp nhân dân không trực tiếp thông qua Hiến pháp thì vẫn có thể khẳng định rằng hành vi bỏ phiếu của cử tri đồng nghĩa với việc cử tri trao quyền lực của mình cho người mình chọn. 8 Tóm lại, bầu cử trước hết là một loại hoạt động xã hội mang tính lựa chọn của con người. Nó phát triển cùng với quá trình phát triển của con người và bầu cử ngày càng mang tính chính trị - pháp lý sâu sắc. Thông qua bầu cử, ý chí của người dân được “chuyển hóa” sang cơ quan đại diện. Có thể nói, bầu cử không những quyết định ứng cử viên, đảng phái chính trị, lực lượng xã hội nào được bầu chọn mà nó còn quyết định cách thức chuyển hóa quyền lực từ nhân dân sang người đại diện. Kết quả của bầu cử phản ánh tỷ lệ “thu phục” niềm tin đối với cử tri của các đảng phái chính trị, lực lượng chính trị và “biến” tương quan đó thành “ghế” trong cơ quan đại diện [2, tr.82]. 1.1.2. Vị trí, vai trò của bầu cử Thứ nhất, bầu cử là nền tảng của dân chủ, có vai trò đặc biệt quan trọng đối với việc kiến tạo chế độ dân chủ [38, tr.1]. Một chế độ chỉ được coi là dân chủ khi và chỉ khi có các cuộc bầu cử. Đó là bởi bầu cử cho phép người dân không chỉ trao quyền cho những người đại diện thay mặt mình quản lý xã hội mà còn là công cụ quan trọng để nhân dân giám sát quyền lực nhà nước, chế ngự sự tha hóa, lạm quyền của bộ máy nhà nước. UNESCO cũng đã khẳng định có bốn yếu tố cấu thành căn bản của một nền dân chủ, đó là: 1) Các quyền và tự do cơ bản của con người; 2) Các cuộc bầu cử tự do và công bằng; 3) Chính quyền công khai và chịu trách nhiệm giải trình; 4) Có sự hiện hữu của một xã hội dân chủ, hay nói cách khác là một xã hội “dân sự” [40]. Thông qua bầu cử, người dân có thể tự do lựa chọn những người thay mặt mình thực hiện quyền lực nhà nước và cũng chỉ những người được chọn lựa qua bầu cử mới trở thành đại diện cho nhân dân để thực thi quyền lực thay cho nhân dân. Nếu các nguyên tắc bầu cử được tuân thủ, bầu cử cho phép người dân chọn ra những đại diện tốt nhất về năng lực và tư cách theo ý nguyện của mình để ủy quyền điều hành đất nước. Mặt khác, việc tổ chức bầu cử định kỳ, có sự cạnh tranh giữa các ứng cử viên sẽ cho công chúng khả 9 năng phế truất những chính khách tha hóa, yếu kém và giám sát hành động của những chính khách khi đương chức thông qua kế hoạch, ý định điều hành đất nước mà họ nêu ra trong quá trình tranh cử. Như vậy, bầu cử tạo điều kiện để người dân tạo dựng và kiểm soát bộ máy nhà nước hoạt động theo các tiêu chuẩn pháp quyền và dân chủ [7, tr.347]. Thứ hai, bầu cử có vai trò hợp pháp hóa chính quyền, bảo đảm tính “chính danh” và sự ổn định của chính quyền. Bầu cử là cách thức lựa chọn những người thực thi quyền lực nhà nước thông qua bỏ phiếu phổ thông theo các thủ tục quy định trong Hiến pháp và pháp luật, trong đó mọi công dân đủ điều kiện đều có quyền tham gia, vì thế quyền lực của những người được lựa chọn có tính hợp pháp, từ đó tạo cơ sở cho cho sự ổn định của bộ máy chính quyền. Hội nghị an ninh và hợp tác châu Âu (Organization for Security and Co-operation in Europe - CSCE) đã khẳng định “ý chí của nhân dân thông qua bầu cử định kỳ và chân thực là nền tảng cho thẩm quyền và tính hợp pháp của quyền lực nhà nước” [39]. Trong thế giới hiện đại, chính quyền thành lập không qua bầu cử, như bằng đảo chính quân sự, bất luận dù nhằm mục đích gì (kể cả được coi là chính đáng, như chính quyền quá “thối nát”), thường không được các quốc gia, các tổ chức quốc tế công nhận, hoặc có chăng thì sự thừa nhận hết sức dè dặt. Ngược lại, một chính quyền do người dân thành lập thông qua bầu cử theo những nguyên tắc tiến bộ: tự do, công bằng và trung thực, thì về nguyên tắc, chính quyền đó được coi là hợp pháp và được sự thừa nhận của cộng đồng quốc tế [20, tr.53, 54]. Chỉ khi một chính quyền được thiết lập nên bằng bầu cử thực chất, chính quyền đó mới được người dân trong nước và cộng đồng quốc tế công nhận, do đó mới có thể tồn tại, hoạt động ổn định, lâu dài. Thứ ba, bầu cử là phương thức nhằm bảo đảm các quyền tự do dân chủ của nhân dân, gồm quyền bỏ phiếu, quyền ứng cử, quyền vận động tranh cử, 10 quyền tự do tư tưởng, tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do hội họp, lập hội... và cao nhất là quyền được lựa chọn và thay đổi chính quyền. Những quyền này thuộc nhóm quyền về chính trị, dân sự đã được ghi nhận trong luật nhân quyền quốc tế và Hiến pháp của hầu hết các quốc gia trên thế giới. Một số trong các quyền này không thể thực hiện được nếu không có bầu cử (ví dụ: quyền bỏ phiếu, quyền ứng cử, quyền vận động tranh cử...); số khác (ví dụ: quyền tự do tư tưởng, tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do hội họp, lập hội...) tuy có thể thực hiện trong nhiều bối cảnh, song bầu cử vẫn là cơ hội cho phép các quyền này được thể hiện một cách tập trung, mạnh mẽ và sâu đậm nhất [7, tr.345]. 1.1.3. Các nguyên tắc bầu cử phổ biến trên thế giới Các nguyên tắc bầu cử là yếu tố quyết định chế độ bầu cử của một nước có tiến bộ, minh bạch và hiệu quả hay không. Năm nguyên tắc bầu cử phổ biến hiện nay được nhiều nước trên thế giới áp dụng là nguyên tắc tự do, phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín. Các nguyên tắc này không những thống nhất mà còn có mối quan hệ biện chứng chặt chẽ với nhau, là yếu tố bảo đảm cho các cuộc bầu cử khách quan, dân chủ và tiến bộ. Thứ nhất, nguyên tắc bầu cử tự do. Bầu cử tự do là một nguyên tắc được ghi nhận trong Hiến pháp của nhiều quốc gia. Tuy nhiên, nội hàm của nguyên tắc này cũng được hiểu ít nhiều khác nhau. Cách hiểu thứ nhất đề cập đến ý chí tự nguyện của người dân khi tham gia vào tiến trình bầu cử. Cụ thể, nguyên tắc bầu cử tự do có nghĩa là mọi cử tri có quyền tự quyết định có đi bỏ phiếu hay không và rộng ra là quyền tự quyết định có tham gia vào tiến trình bầu cử hay không. Không một ai có quyền gây ảnh hưởng hay bắt buộc công dân phải tham gia bầu cử. Cũng không có công dân nào có thể bị trừng phạt nếu không tham gia bầu cử. Quy 11 định như vậy thể hiện sự tôn trọng tối đa quyền tự quyết của cử tri. Tuy nhiên, cũng có một số nước quy định bầu cử là nghĩa vụ (hoặc đồng thời là nghĩa vụ). Tính đến năm 2004, trên thế giới có 31 quốc gia quy định bầu cử là nghĩa vụ bắt buộc, bao gồm: Achentina, Áo, Úc, Bỉ, Bôlivia, Braxin, Chile, Costa Rica, Síp, Cộng hòa Đôminica, Ecuado, Ai Cập, Fiji, Ga-bông, Hy Lạp, Goatemala, Hondurat, Ý, Liechtenstein, Lucxembua, Mehico, Nauru, Hà Lan, Paraguay, Peru, Singapore, Thụy Sỹ, Thái Lan, Thổ Nhĩ Kỳ, Uraguay, Venezuela [43, tr.109]. Thực trạng trên xuất phát từ quan điểm về quyền và nghĩa vụ bầu cử trên thế giới rất khác nhau. Những quốc gia quy định bầu cử là nghĩa vụ cho rằng dân chủ cũng đòi hỏi trách nhiệm tham gia của công dân, đặc biệt trong việc bỏ phiếu bầu ra người đại diện cho mình. Thêm vào đó quy định bầu cử là nghĩa vụ sẽ tiết kiệm được ngân sách nhà nước và thời gian của xã hội phải dành cho bầu cử. Tuy nhiên, những quốc gia quy định bầu cử là tự nguyện thì cho rằng việc bắt buộc công dân đi bầu cử trái với tinh thần tự do của một xã hội dân chủ, vi phạm quyền tự do tư tưởng của công dân. Mặt khác, việc quy định bầu cử bắt buộc có thể gây ra sự phản kháng ngầm. Nghiên cứu cho thấy ở các nước quy định bầu cử là nghĩa vụ, tỷ lệ phiếu trống và phiếu không hợp lệ trong các cuộc bầu cử cao hơn so với những nước quy định bầu cử tự do [43, tr. 106]. Cách hiểu thứ hai về nguyên tắc bầu cử tự do nhấn mạnh quyền được “tự do lựa chọn” của công dân trong việc bỏ phiếu như được nêu trong luật nhân quyền quốc tế. Cụ thể, về vấn đề này, Điều 21 Tuyên ngôn toàn thế giới về nhân quyền năm 1948 quy định: “1. Mọi người đều có quyền tham gia quản lý đất nước mình, một cách trực tiếp hoặc thông qua các đại diện mà họ tự do lựa chọn; 2. Mọi người đều có quyền được tiếp cận các cơ quan công quyền ở nước mình một cách bình đẳng; 3. Ý chí của người dân phải là cơ sở tạo nên quyền lực của chính quyền, ý chí đó phải được thể hiện qua các cuộc 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan