Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luật Hãy chứng minh rằng các quy định của pháp luật đất đai hiện hành quan tâm chú tr...

Tài liệu Hãy chứng minh rằng các quy định của pháp luật đất đai hiện hành quan tâm chú trọng đến tính dân chủ, minh bạch, công khai hóa quy hoạch, kế hoạch sử

.DOC
7
385
112

Mô tả:

A.MỞ ĐẦU Việc quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất luôn là tiêu điểm, là vấn đề quan trọng hàng đầu của các quốc gia nhất là trong nền kinh tế thị trường như hiện nay. Kinh tế-xã hội phát triển đòi hỏi Nhà nước phải có chính sách quy hoạch cụ thể phù hợp với tính chất của nền kinh tế. Quy hoạch đất đai thể hiện sự tính toán, phân bổ đất đai cụ thể cho các mục tiêu của đất nước, đồng thời tạo điều kiện cho tất cả các ngành kinh tế phát triển. Với ý nghĩa quan trọng của vấn đề và cùng sự hiểu biết của mình, nhóm chúng tôi chọn đề tài “ Hãy chứng minh rằng các quy định của pháp luật đất đai hiện hành quan tâm chú trọng đến tính dân chủ, minh bạch, công khai hóa quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Minh bạch, công khai hóa quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất có vai trò như thế nào trong việc nâng cao hiệu quả của hoạt động quản lý Nhà nước về đất đai.” B.NỘI DUNG I. Tính dân chủ, minh bạch, công khai hóa quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất trong pháp luật đất đai 1. Cơ sở pháp lí Trên tinh thần của Điều 18 Hiến pháp năm 1992 : “ Nhà nước thống nhất quản lí toàn bộ đất đai theo quy hoạch và pháp luật, bảo đảm sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả”. Nội dung của quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được quy định rõ tại Điều 23 Luật đất đai 2003 và được hướng dẫn cụ thể tại Điều 12, 13, 14 Nghị định 181/2004/NĐ – CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ về Thi hành Luật đất đai 2003. Ngoài ra, Nghị định 68/2001/NĐ-CP ngày 1 tháng 10 năm 2001 cũng quy định rất cụ thể về vấn đề này. 1 2. Tính dân chủ, minh bạch, công khai hóa quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất Trong các quy định về quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất, ngay tại khoản 7 điều 21 –nguyên tăc lâ ̣p quy hoạch , kế hoạch sử dụng đất-ghi rõ: “dân chủ và công khai”. Như vâ ̣y, rõ ràng, chúng ta có thể nhâ ̣n thấy răng, các quy định về quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất mang hai tính chất là “dân chủ và công khai”. Về tính dân chủ, ta thấy được thể hiê ̣n tại khoản 5 điều 25 trong Luậtđất đai 2003: “trong quá trrnh lâ ̣p quy hoạch sử dụng đất chi tiết, cc quan t̉ chức thưc hiêṇ viê ̣c lâ ̣p quy hoạch sử dụng đất phải lấy ý kiến đóng góp của nhân dân” hay tại chương V điều 19 của Nghị định Chính phủ số 68/2001/NĐ-CP ghi rõ trách nhiê ̣m của cơ quan địa chính các cấp: “kiến nghị b̉ sung và điều chinh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai cho ph̀ hợp với từng th̀i kỳ phát trỉn kinh tế-xã hô ̣i”. Qua đó, ta thấy được viê ̣c quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất đai mang tính chất dân chủ, hai chiều, có sự đóng góp, phản ánh tư người dân tới các cơ quan có thâm quyền, tư cấp dưới lên cấp trên tạo ra sự hợp lý trong quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất. Đồng thời, tránh được trường hợp các cấp trên lạm dụng quyền lực, uỷ thế lô ̣ng quyền tạo ra nhưng sai sót, không phù hợp với thực tế trong quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất. Bên cạnh tính dân chủ, tính minh bạch, công khai cũng được thể hiê ̣n tại điều 28 luâ ̣t đất đai hay chương IV điểu 16 của nghị định Chính phủ số 68/2001/NĐ-CP về viê ̣c công bố quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất: “sau th̀i hạn 30 ngày, k̉ từ ngày quy hoạch kế hoạch sử dụng đất đai được cc quan Nhà nước có thẩm quyền xét duyê ̣t, cc quan địa chính có trách nhiêm ̣ công bô công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai và viêc̣ sử dụng đất của các dư án đâu tư tại cc quan địa chính cấp tinh, cấp huyêṇ và Uy ban nhân dân xã” hoă ̣c tại điều 19 chương V của nghị định Chính phủ số 68/2001/ NĐ-CP về trách nhiê ̣m của cơ quan địa chính cấp dưới có ghi: “thanh tra viêc̣ thưc hiêṇ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai, phát 2 hiê ̣n, xử lý theo thẩm quyền hoă ̣c kiến nghị với cc quan Nhà nước có thẩm quyền xử lý các vi phạm về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai”. Với các quy định trên, tính minh bạch, công khai trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai đã được thể hiê ̣n phần nào cũng như trách nhiê ̣m của cơ quan Nhà nước góp phần tạo ra sự hợp lý, chính xác trong viê ̣c quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai, tránh được sai lê ̣ch, hiểu nhầm trong quản lý Nhà nước. 3.Một sô điểm hạn chế Tính dân chủ, minh bạch và công khai hóa quy hoạch sử dụng đất là sự tiến bộ của Luật đất đai, tuy nhiên trong thực tế tính chất này không được thể hiện đầy đủ, còn nhiều hạn chế. Việc công khai, minh bạch quy hoạch việc sử dụng đất trên thực tế chỉ mang tính hình thức hay công khai không đầy đủ. Theo một kết quả điều tra chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp Tỉnh ở Việt Nam công bố vào tháng 3/2011, có tới 72% người dân trả lời không biết về vấn đề quy hoạch, sử dụng đất đai địa phương mặc dù họ rất cần biết vì liên quan trực tiếp tới cuộc sống của họ. Đó là một trong nhưng nguyên nhân chính dẫn đến hành vi đi kiện hay cản trở quy hoạch, hoặc có người không biết nên vẫn bị mua đất đã có quy hoạch của Nhà nước. Ngoài ra quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất không được công khai hoặc công khai không đầy đủ còn là điều kiện nảy sinh tiêu cực, tham nhũng. Theo nhóm chúng tôi khi Nhà nước đã đề ra chủ trương đúng nhưng việc thực hiện minh bạch xuyên suất quá trình thực hiện chủ trương đó cần phải đúng hơn nưa. Việc công khai, dân chủ trong quản lí đất đai sẽ tạo niềm tin cho nhân dân, tin vào đường lối đúng đăn vào chính sách của Nhà nước. Do vậy, hệ thống pháp luật nước ta cần phải có và ban hành nhiều văn bản hướng dẫn thi hành, văn bản cụ thể cung cấp thông tin cho người dân về việc có kế hoạch, quy hoạch sử dụng đất. 3 II. Vai trò của việc minh bạch, công khai hóa quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trong hoạt động quản lý Nhà nước về đất đai. Việc minh bạch hóa, công khai hóa quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất có vai trò quan trọng trong hoạt động quản lý Nhà nước về đất đai. Cụ thể, hoạt động này đã đem lại nhưng hiệu quả cho hoạt động quản lý nhà nước về đất đai như sau: Thứ nhất, việc minh bạch, công khai hóa quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất để tránh phát sinh tiêu cực, tham nhũng trong quản lý nhà nước về đất đai nhất là trong việc giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất... Pháp luật đã có nhưng quy định rõ ràng, tư việc hình thành quy hoạch và thực hiện, cũng như mọi vấn đề phải được quyết định tư nhân dân và do nhân dân giám sát thực hiện. Tuy nhiên, nhiều quy hoạch, kế hoạch không được công khai, hay công khai không đầy đủ, dẫn đến sự mập mờ, nảy sinh tiêu cực, tham nhũng, khiếu kiện. Như đã đề cập ở trên, theo một kết quả điều tra chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh ở Việt Nam công bố vào tháng 3 năm 2011, có tới 72 % người dân trả lời không biết về vấn đề quy hoạch, sử dụng đất tại địa phương. Bộ Tài nguyên- Môi trường cũng đã chỉ ra nguy cơ tham nhũng trong lĩnh vực đất đai, nhiều nhất là: công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; công tác thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, bồi thường giải phóng mặt băng; định giá đất... trong đó quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất xếp hàng đầu. Đặc biệt, nguyên nhân quan trọng là nhưng công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất này chưa được công khai, minh bạch. Nhiều năm qua, đã có rất nhiều vụ việc khiếu tố liên quan đến quy hoạch một cách thiếu minh bạch. Có vụ khiếu tố lãnh đạo một tỉnh ở phía Nam, cho mở một đường phố cong, uốn lượn chỉ vì để qua nhà mình. Hoặc như người dân Quận Tây Hồ (Hà Nội) khiếu tố con đường kè dạo quanh Hồ Tây không đúng quy hoạch ban đầu, năn chỉnh để qua nhà hai cán bộ... Thứ hai, việc công khai, minh bạch hóa quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất 4 trong hoạt động quản lý nhà nước về đất đai góp phần tích cực, giải quyết tốt mọi tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai, làm người dân tin tưởng hơn vào mọi hoạt động phát triển có liên quan đến sử dụng đất đai. Khi có được sự tin tưởng, đồng thuận của người dân thì các hoạt động quản lý nhà nước về đất đai sẽ được thực hiện nhanh chóng và đạt hiệu quả cao. Thứ ba, việc công khai, minh bạch hóa quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đảm bảo quyền thông tin của người dân, và tư đó có được nhưng ý kiến đóng góp để cơ quan có thâm quyền thực hiện nhưng hoạt động quản lý nhà nước về đất đai một cách hợp lý. Người dân biết được việc quy hoạch, sử dụng đất của nhà nước nhăm hướng tới mục đích gì và có hợp lý hay không để tư đó đưa ra nhưng ý kiến đóng góp để cơ quan quản lý nhà nước về đất đai phát hiện và khăc phục được nhưng yếu kém để hoạt động quản lý nhà nước về đất đai ngày càng hiệu quả, thiết thực nhất. C.KẾT LUẬN Tóm lại, ta thấy quy hoạch và kế hoạch hóa đất đai có ý nghĩa to lớn trong công tác quản lí và sử dụng đất. Công khai, dân chủ, minh bạch trong các quy định của pháp luật đất đai cần được phát huy hơn nưa nhăm đảm bảo quyền lợi người dân. Đây là công việc của tất cả các cơ quan quản lí đất đai và các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất của Nhà nước. Do vậy, cần có sự đồng thuận giưa Nhà nước và nhân dân nhăm thực hiện tốt và có hiệu quả luật đất đai. 5 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Hiến pháp năm 1992 2. Hoàng Thị Lệ Mỹ, Tìm hiểu các quy định của pháp luật về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, Luận án, Hà Nội-2010 3. Luật đất đai 2003 4. Nghị định 181/2004/NĐ – CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 về thi hành Luật đất đai 5. Nghị định 68/2001/NĐ - CP ngày 01 tháng 10 năm 2001 về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai. 6. Phạm Hưu Nghị, Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất theo pháp luật đất đai Việt Nam : thực trạng và kiến nghị, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 10/2008 7. Trang web thuvienphapluat.vn 8. Trường Đại học Luật Hà Nội, giáo trình Luật đất đai, Nxb Tư Pháp, Hà Nội, năm 2005 6 MỤC LỤC A.MỞ ĐẦU...............................................................................................................1 B.NỘI DUNG...........................................................................................................1 I. Tính dân chủ, minh bạch, công khai hóa quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trong pháp luật đất đai........................................................................................1 1. Cc sở pháp lí...................................................................................................1 2. Tính dân chủ, minh bạch, công khai hóa quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. .2 3. Một số đỉm hạn chế.......................................................................................3 II. Vai trò của việc minh bạch, công khai hóa quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trong hoạt động quản lý Nhà nước về đất đai.............................................4 C.KẾT LUẬN..........................................................................................................5 7
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan