Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luật Giới thiệu và bình luận bản nocturne op 9 no 2 của chopin...

Tài liệu Giới thiệu và bình luận bản nocturne op 9 no 2 của chopin

.DOC
6
66
64

Mô tả:

Đề 9. Giới thiệu và bình luận bản Nocturne Op 9 No 2 của Chopin I. Chopin – cuộc đời và sự nghiệp Frédéric Chopin (1810 - 1849) Ông sinh ngày 1 tháng 3[1] năm 1810 tại làng Żelazowa Wola (Ba Lan) dưới tên Fryderyk Franciszek Chopin; bố là Mikołaj Chopin, một nhạc sĩ gốc Pháp, mẹ là Tekla Justyna Krzyzanowska, một người Ba Lan. Tài năng của Chopin nảy nở từ rất sớm, và được so sánh với thần đồng âm nhạc Mozart. Khi mới 7 tuổi, Chopin đã là tác giả của 2 bản polonaise cung Sol thứ và Si giáng trưởng. Ông cũng đã tham gia một số buổi hòa nhạc từ thiện. Những buổi học piano chuyên nghiệp của ông bắt đầu từ năm 1816 đến năm 1822, khi mà tài năng của cậu bé đã vượt qua cả người thầy Wojciech Zywny của mình. Sự phát triển tài năng của Chopin được theo dõi bởi Wilhelm Würfel, giáo sư, nghệ sĩ piano danh tiếng tại Nhạc viện Warsawa, người đã cho cậu một số lời khuyên có giá trị trong biểu diễn đàn piano và organ. Từ năm 1823 đến năm 1826, Chopin học tại Warsawa Lyceum, nơi bố cậu là một trong những người giảng dạy. Cậu bé đã dành những kì nghỉ ở những căn nhà của gia đình những người bạn học ở nhiều nơi trên khắp đất nước. Nhà soạn nhạc trẻ tuổi đã nghe và ghi lại những bài hát dân ca, tham gia vào những đám cướicủa những người nông dân và những lễ hội đồng quê, đồng thời chơi một thứ nhạc cụ dân gian giống như cây đàn contrabass. Và tất cả những hoạt động này đã được cậu bé miêu tả trong những lá thư của mình. Chopin đã trở nên gắn bó với âm nhạc dân gian của vùng đồng bằng Ba Lan, với sự thanh khiết, đặc sắc, giàutính giai điệu và âm hưởng dân vũ. Khi sáng tác những bản mazurka đầu tiên và một số bản khác sau này, Chopin đã dựa vào nguồn cảm hứng được ông lưu giữ đến cuối đời này. Mùa thu năm 1826, Chopin bắt đầu học lí thuyết âm nhạc và sáng tác âm nhạc tại trường trung học phổ thông về âm nhạc tại Warsawa, một bộ phận của Nhạc viện Warsawa và Đại học Warsawa. Tuy nhiên, Chopin đã không theo học lớp piano. Nhận thấy tài năng xuất chúng của Chopin, Józef Elsner - nhà soạn nhạc và hiệu trưởng của trường - đã cho phép Chopin tập trung vào piano nhưng vẫn buộc ông học các môn lí thuyết. Chopin, vốn có khả năng trời phú về sáng tác âm nhạc, đã học được ở trường sự kỉ luật và chính xác trong kết cấu tác phẩm, cũng như hiểu được ý nghĩa và logic của từng nốt nhạc. Đây là thời gian ra đời của những tác phẩm có tầm cỡ đầu tiên của Chopin, ví dụ như bản Sonata cung Đô thứ, những khúc biến tấu opus số 2 dựa trên một chủ đề trong vở Don Giovannicủa Mozart, bản Rondo á la Krakowiak op. 14 và bản tam tấu cung Sol thứ, opus 8 cho piano, violin và cello. Chopin kết thúc quá trình học tập của mình tại trường phổ thông vào năm 1829 và sau 3 năm học tại trường, Elsner đã viết trong một bản báo cáo: "Chopin, Fryderyk, học sinh năm thứ 3, một tài năng lớn, thiên tài âm nhạc". Khi trở về Warsawa, Chopin cống hiến cho sự nghiệp sáng tác và đã viết một số tác phẩm, trong đó có 2 bản concerto cho piano và dàn nhạc cung Fa thứ và Mi thứ. Bản concerto số 1 đã được gợi cảm hứng rất lớn từ cảm xúc của nhà soạn nhạc đối với Konstancja Gladkowska, sinh viên thanh nhạc tại nhạc viện. Đây cũng là thời kì Chopin cho ra đời những bản nocturne, étude, waltz, mazurka đầu tiên. Trong những tháng cuối cùng trước ngày Chopin dự định ra nước ngoài sinh sống, Chopin đã có một số buổi biểu diễn trước công chúng, chủ yếu là ở Nhà hát quốc gia Warsawa, nơi 2 bản concerto lần đầu tiên được biểu diễn. Vào ngày 11 tháng 10 năm 1830, ông đã có một buổi hòa nhạc chia tay tại Nhà hát quốc gia Warsawa, trong đó ông đã biểu diễn bản concerto cung Mi thứ, và K. Gladkowska đảm nhiệm vai trò ca sĩ. Ngày 2 tháng 11, cùng với người bạn Tytus Woyciechowski, Chopin đã đến nước Áo, với dự định đi tiếp sang Italy. Mùa thu năm 1831, ông đến Paris. Ở Paris, ông chọn nghề chơi và dạy đàn cùng lúc soạn nhạc, và ông lấy tên tiếng Pháp là Frédéric-François Chopin. Cả cuộc đời, sức khoẻ ông không được tốt . Ông có mối quan hệ gần gũi nhưng đầy trắc trở với nhà văn Pháp George Sand trong suốt 10 năm trước khi ông qua đời do lao phổi ngày 17 tháng 10 năm 1849 tại Paris, thọ 39 tuổi. Khi Ba Lan bị phát xít xâm chiếm vào năm 1939, những người yêu nước đã tìm cách cất giấu trái tim của Chopin để không bị lọt vào bàn tay nhơ nhuốc của chúng. Mua thu năm 1949, trái tim được bí mật mang về Ba Lan, trong một chiếc hộp gỗ sồi. Ngày nay trái tim được đặt sau một phiến đá hoa cương tại nhà thờ Holy Cross,Warsaw. I. Thể loại Nocturne Những bản Norturne của ChopinNorturne (Nôctuyêc), còn gọi là “dạ khúc”, nghĩa là “khúc nhạc đêm”.Thế kỷ 18, norturne là tên gọi của những bản nhạc hoà tấu nhỏ, gồm nhiều khúc nhạc ngắn liên tiếp do các nhạc khí dây và kèn gỗ tấu có tính chất giải trí nhẹ nhàng được biểu diễn ở ngoài trời với mục đích chúc tụng gần giống như serenat. Đến thế kỷ 19, trong sáng tác của các nhạc sĩ lãng mạn, norturne là tên gọi của loại tác phẩm một chương không lớn lắm, có đặc điểm ca xướng trữ tình thể hiện những ước mơ, gợi sự yên tĩnh, hình tượng về đêm. Người đầu tiên sáng tác loại norturne một chương cho piano là nhạc sĩ John Field người Ailen (1782-1837). Ông là nhà biểu diễn piano nổi tiếng, đồng thời còn là nhạc sĩ sáng tác, nhà sư phạm. Nhiều năm Field sống ở Moscow và đi biểu diễn ở nhiều nước trên thế giới. Tiếp theo là Chopin vĩ đại, người đã kế thừa và phát triển thể loại norturne hoàn chỉnh về hình thức và đa dạng về nội dung. Chopin đã viết 19 bản norturne. Tầm vóc của tác phẩm được bàn tay của Chopin nâng cao, có thể diễn đạt được những cảm xúc sâu sắc của tâm hồn, đồng thời ông còn khai thác được các kỹ thuật biểu diễn của cây đàn piano đến mức tuyệt vời. 19 bản Norturne được viết ở nhịp độ vừa phải, đa số đượm vẻ u hoài, suy tư trầm lặng. Có bản mang cảm xúc thuần nhất, không tương phản như bản Mi giáng trưởng (Op. 9, No2), có bản đưa ra sự đối lập giữa hai hình tượng chính và phụ như bản giọng Pha trưởng (Op. 15, No1), có bản còn tạo sự tương phản giữa nhiều hình tượng, có cấu trúc phức tạp gây tính kịch gay gắn như bản giọng Đô thứ (Op. 48, No1) v.v...Một trong những bản norturne nổi tiếng nhất của Chopin là Bản số 1 giọng Đô thăng thứ (Op. 27). Được viết ở hình thức ba đoạn phức, với nét giai điệu có tính chất tự sự, ngâm vịnh tạo cho tác phẩm có tính kịch. Phần thứ nhất ở giọng Đô thứ, cấu trúc ở hình thức 3 đoạn đơn. Phần thứ hai ở giọng Đô trưởng, viết ở hình thức hai đoạn đơn có tính biến tấu. Phần thứ ba là tái hiện lại phần thứ nhất nhưng có thay đổi những chi tiết nhỏ. Sau cùng là phần kết coda gồm 6 nhịp.Ngay khi mới ra đời, giai điệu tuyệt vời trong những bản norturne của Chopin đã mê hoặc vô số những nhà soạn nhạc của thế kỷ 19 và chúng đã sớm trở thành khuôn mẫu cho những thế hệ sau này. Tổng kết lại, Hery T. Finck viết “ Mendelssohn với “Giấc mộng đêm hè” và Weber với “Oberon” đã cho chúng ta những cái nhìn lướt qua về một vùng đất trong mơ, nhưng Norturne của Chopin thì lại đưa ta đến đó một cách cụ thể hơn, gần gũi hơn, cảm giác ngọt ngào khi nghe những bản norturne giống như một thứ ma tuý làm người ta không thể dứt ra được”. Có lẽ không còn lời bình luận nào chính xác hơn. Những dạ khúc (Nocturnes) của Chopin thuộc vào số những tác phẩm nổi bật nhất của ông và chúng cũng là những tác phẩm nổi bật nhất của thể loại dạ khúc . Hình thức chung của những bản dạ khúc này là một phần phát triển kịch tính được xen giữa những chủ đề giai điệu mở đầu và kết thúc . Những giai điệu được hát , hát một cách thực sự trên cây đàn piano , đẹp , thơ mộng , trữ tình và tao nhã . Và như nhà soạn nhạc kiêm nghệ sĩ piano vĩ đại Franz Liszt từng viết : “Chỉ duy nhất một thiên tài như Chopin mới đem lại cho thể loại dạ khúc tính chất nhạy cảm tinh tế và tình yêu mãnh liệt , nồng cháy đến thế . Các dạ khúc thơ mộng của Chopin ko chỉ hát lên những bài ca du dương lòng người với những hoài niệm thanh cao dịu ngọt , mà còn lay động đến tâm trí con người những nỗi day dứt hoang mang đến khó thở”. II. Tác phẩm Nocturne Op .9 No .2 Chopin sáng tác bản Nocturne nổi tiếng của mình trong E-flat major , Op9 , cung Mi giáng trưởng khi ông khoảng 20 tuổi . Giống như nhiều tác phẩm khác của Chopin , tác phẩm này nhuốm màu u sầu . Tác phẩm nổi tiếng này được sáng tác trong rounded binary form ( A,A,B,A,B,A) với coda .Các phần A và B trở nên trang hoàng hơn với mỗi lần trở lại .Thanh áp chót sử dụng đáng kể sự tự do nhịp điệu , được chỉ định bởi sự hướng dẫn , tiến độ senza ( không có tiến độ ).Bản dạ khúc trong E-flat major mở đầu với một giai điệu legato(luyến) , chủ yếu được chơi bằng piano , chứa những sự nhảy vọt lên duyên dáng và ngày trở nên rộng mở .Giai điệu này được nghe lại 3 lần trong đoạn này . Với mỗi sự lặp lại , nó được làm phong phú hơn bởi những giai điệu được tô điểm kĩ lưỡng hơn bao giờ hết và những tiếng nói . Nền tảng cho các dòng giai điệu vang xa là những nốt rộng trong bản hợp tấu , được kết nối bởi bàn đạp giữ âm . Điệu van đệm nhẹ nhàng nhấn mạnh 12/8 , 12 nhịp được chia thành 4 nhóm với 3 nhịp mỗi phần . Tác phẩm phản ánh tâm trạng cho đến khi nó đột nhiên trở nên say mê lúc gần kết thúc .Đoạn kết thúc giai điệu bắt đầu nhẹ nhàng nhưng sau đó thăng lên một tầm cao hơn và được chơi một cách mạnh mẽ trong quãng tám , cuối cùng đạt đến phần đặc sắc nhất của tác phẩm ,được gọi là Fortissimo .Sau một đoạn như những giọng nói, sự phấn khích giảm đi , và bản dạ khúc kết thúc một cách nhẹ nhàng . Đây là một trong những bản dạ khúc nổi tiếng và phổ biến nhất của Chopin .Bản dạ khúc đưa chúng ta vào một thế giới mộng mơ , nửa tỉnh nửa mê , tâm trí mơ hồ trong đêm tối với những tiếng đàn buông lơi , lãng đãng , dìu dặt và dồn dập .Mặc cho tất cả sự duyên dáng , quyến rũ và đơn giản , bản dạ khúc của Chopin trong E-flat major , Op.9 No.2 , đặt ra những vấn đề cơ bản trong các nghiên cứu. Sự thật là có rất nhiều các phân tích về bản nhạc , bao gồm cả những phân tích của Henrich Schenker và Felix Salzer đã thất bại trong việc xác thực khía cạnh riêng biệt , đặc biệt là sự phân phối bất thường của cấu trúc , cung cấp một số dấu hiệu về sự phức tạp của bản dạ khúc ở mức chuyên sâu .
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan