Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Y tế - Sức khỏe Y học Giáo trình truyền thông giáo dục sức khỏe...

Tài liệu Giáo trình truyền thông giáo dục sức khỏe

.PDF
207
1
116

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH Nam Dinh University of Nursing TRUYỀN THÔNG - GIÁO DỤC SỨC KHỎE GIÁO TRÌNH ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC (Tài liệu lưu hành nội bộ) CHỦ BIÊN: TS. Trần Văn Long THAM GIA BIÊN SOẠN: (2014) ThS. Phan Văn Hợp TS. Trần Văn Long ThS. Nguyễn Bình Xuyên CHỈNH SỬA, BỔ SUNG (2019) ThS. Phan Văn Hợp ThS. Mai Anh Đào ThS. Nguyễn Thị Huế Nam Định – 2019 2 LỜI NÓI ĐẦU Mô hình bệnh tật trên phạm vi toàn cầu cũng như ở Việt Nam đang có nhiều thay đổi trong khi các bệnh nhiễm trùng không giảm thì các bệnh không lây ngày càng gia tăng. Một biện pháp hiệu quả để làm giảm tỷ lệ mắc bệnh, giảm tỷ lệ tai biến, tử vong, giảm chi phí trong phòng và chữa bệnh hữu hiệu nếu mọi người dân có lối sống lành mạnh. Nhận thức và thực hành đúng các hành vi sức khỏe lành mạnh để giảm tỷ lệ mắc bệnh cho người dân là mục tiêu của toàn bộ hệ thống y tế. Để đạt được mục tiêu này, mỗi cán bộ y tế phải là một người làm truyền thông giỏi, đặc biệt đối với người điều dưỡng - người cán bộ y tế tiếp xúc nhiều nhất với người bệnh, người dân cần thiết phải có kiến thức và kỹ năng truyền thông giáo dục sức khỏe Giáo trình “Giáo dục sức khoẻ” được biên soạn dựa trên cơ sở chương trình giáo dục đã được Hội đồng khoa học Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định thông qua. Giáo trinh do các giảng viên có kinh nghiệm của Bộ môn y tế cộng đồng biên soạn. Cấu trúc giáo trình được chia làm 3 chương: chương 1: cung cấp cho người học kiến thức cơ sở khoa học về truyền thông - giáo dục sức khoẻ; chương 2 cung cấp các kiến thức về phương pháp, phương tiện và kỹ năng giáo dục sức khoẻ và chương 3 cung cấp cho người học kiến thức về các biện pháp thực hiện Truyền thông - Giáo dục sức khoẻ. Để thuận lợi cho việc chuẩn bị bài thực hành, chúng tôi có biên soạn một số bài tập để người học nghiên cứu và rèn luyện các kỹ năng thực hành Truyền thông - Giáo dục sức khỏe. Giáo trình là tài liệu học tập chính thức cho sinh viên Điều dưỡng, đang học tập tại Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định đồng thời là tài liệu tham khảo cho các bạn đọc quan tâm tới lĩnh vực này. Mặc dù đã có nhiều cố gắng song do thời gian và khả năng còn hạn chế, giáo trình chắc chắn còn nhiều thiếu sót, chúng tôi rất mong nhận được sự bổ sung, góp ý của các đồng nghiệp, sinh viên và bạn đọc để lần tái bản sau sẽ hoàn chỉnh hơn, đáp ứng tốt hơn nhu cầu học tập và tham khảo của bạn đọc. CÁC TÁC GIẢ 3 4 MỤC LỤC BẢNG CHỮ VIẾT TẮT .................................................................................................................... 8 Chương 1: ĐẠI CƯƠNG VỀ........................................................................................................... 9 TRUYỀN THÔNG - GIÁO DỤC SỨC KHOẺ ............................................................................. 9 Bài 1. CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ ..................................................................................................... 10 TRUYỀN THÔNG - GIÁO DỤC SỨC KHOẺ ........................................................................... 10 1. Tổng quan về truyền thông – Giáo dục sức khỏe ................................................................. 10 2. Những cơ sở khoa học trong TT - GDSK ............................................................................... 16 3. Những nguyên tắc cơ bản trong hoạt động TT - GDSK ......................................................... 19 5. Tác động của TT - GDSK đến đối tượng (gồm 6 giai đoạn).................................................... 23 6. Một số điểm cần làm trong quá trình TT - GDSK ................................................................... 25 Bài 2. MỘT SỐ THUẬT NGỮ LIÊN QUAN ĐẾN ..................................................................... 28 TRUYỀN THÔNG- GIÁO DỤC SỨC KHỎE ............................................................................ 28 Bài 3. HỆ THỐNG ......................................................................................................................... 35 TRUYỀN THÔNG - GIÁO DỤC SỨC KHOẺ ........................................................................... 35 1. Tuyến Trung ương................................................................................................................ 35 2. Tuyến Tỉnh / Thành phố ........................................................................................................... 36 3. Tuyến Huyện/Quận .................................................................................................................. 37 4. Tuyến Xã/Phường .................................................................................................................... 37 Chương 2: PHƯƠNG PHÁP, PHƯƠNG TIỆN, KỸ NĂNG..................................................... 40 TRUYỀN THÔNG- GIÁO DỤC SỨC KHOẺ ............................................................................ 40 Bài 4. CÁC PHƯƠNG PHÁP ........................................................................................................ 41 TRUYỀN THÔNG - GIÁO DỤC SỨC KHOẺ ........................................................................... 41 1. Truyền thông gián tiếp ............................................................................................................. 41 2. Truyền thông trực tiếp .............................................................................................................. 42 3. Kết hợp phương pháp trực tiếp và gián tiếp ............................................................................. 43 4. Một số hình thức TT - GDSK hiện nay đang được áp dụng .................................................... 45 Bài 5. MỘT SỐ PHƯƠNG TIỆN.................................................................................................. 53 TRUYỀN THÔNG - GIÁO DỤC SỨC KHỎE ........................................................................... 53 1. Khái niệm ................................................................................................................................. 53 5 2. Các phương tiện TT - GDSK thường được sử dụng ................................................................ 54 Bài 6. MỘT SỐ KỸ NĂNG TRUYỀN THÔNG - GIÁO DỤC SỨC KHỎE ............................ 65 CẦN THIẾT CỦA NGƯỜI ĐIỀU DƯỠNG TRONG BỆNH VIỆN ......................................... 65 1. Người điều dưỡng trong Bệnh viện .......................................................................................... 65 2. Một số kỹ năng cơ bản trong truyền thông – giáo dục sức khỏe của điều dưỡng bệnh viện. ... 66 3. Lựa chọn tài liệu TT – GDSK ................................................................................................. 80 Bài 7: KỸ NĂNG TRUYỀN THÔNG- GIÁO DỤC SỨC KHỎE.............................................. 82 CẦN THIẾT CỦA NGƯỜI ĐIỀU DƯỠNG TẠI CỘNG ĐỒNG .............................................. 82 1. Kỹ năng tìm hiểu ...................................................................................................................... 83 2. Kỹ năng hướng dẫn thực hành ................................................................................................. 83 3. Kỹ năng thu nhận thông tin phản hồi ....................................................................................... 84 4. Kỹ năng thảo luận nhóm .......................................................................................................... 84 5. Kỹ năng tư vấn. ........................................................................................................................ 87 6. Kỹ năng thăm hộ gia đình. ....................................................................................................... 90 7. Nói chuyện sức khỏe ................................................................................................................ 92 Chương 3 ......................................................................................................................................... 98 CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN................................................................................................... 98 TRUYỀN THÔNG - GIÁO DỤC SỨC KHOẺ ........................................................................... 98 Bài 8. NHỮNG NỘI DUNG, CHỦ ĐỀ CHÍNH CẦN ................................................................. 99 TRUYỀN THÔNG - GIÁO DỤC SỨC KHỎE ........................................................................... 99 1. Cách viết một bài TT-GDSK.................................................................................................... 99 2. Những nội dung cơ bản cần TT - GDSK tại cộng đồng ......................................................... 104 3. Những chủ đề chính cần TT - GDSK tại cộng đồng .............................................................. 112 4. Những nội dung thực hành cơ bản tại gia đình ...................................................................... 123 Bài 9. LẬP KẾ HOẠCH CHO MỘT BUỔI............................................................................... 129 TRUYỀN THÔNG- GIÁO DỤC SỨC KHOẺ .......................................................................... 129 1. Các nguyên tắc khi lập kế hoạch ............................................................................................ 129 2. Các yêu cầu khi lập kế hoạch ................................................................................................. 130 3. Những lưu ý khi lập kế hoạch ................................................................................................ 130 4. Các bước lập kế hoạch cho một buổi TT - GDSK (8 bước) ................................................... 132 6 Bài 10. TRIỂN KHAI MỘT BUỔI ............................................................................................ 146 TRUYỀN THÔNG- GIÁO DỤC SỨC KHOẺ .......................................................................... 146 1. Các yêu cầu để TT - GDSK trực tiếp có hiệu quả ................................................................. 147 2.Những nhiệm vụ chủ yếu trước khi thực hiện buổi TT - GDSK ............................................. 147 3. Các bước tổ chức buổi TT - GDSK........................................................................................ 153 4. Triển khai thực hiện TT - GDSK tại cộng đồng..................................................................... 154 5. Những trở ngại thường gặp khi thực hiện TT - GDSK .......................................................... 174 6. Đánh giá kết quả sau khi thực hiện buổi TT - GDSK ........................................................... 177 Bài 11. LỒNG GHÉP “GIỚI” TRONG .................................................................................... 182 TRUYỀN THÔNG-GIÁO DỤC SỨC KHOẺ ........................................................................... 182 1. Giới tính ................................................................................................................................. 182 2. Giới......................................................................................................................................... 182 3. Các phương pháp tiếp cận giới/lý thuyết giới ........................................................................ 187 4. Thu thập thông tin và phân tích giới ...................................................................................... 189 5. Lồng ghép “Giới”trong công tác điều dưỡng ......................................................................... 191 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................................. 201 Phụ lục ÁP DỤNG LIỆU PHÁP TÂM LÝ TRONG ................................................ 202 TRUYỀN THÔNG - GIÁO DỤC SỨC KHỎE CHO NGƯỜI BỆNH...................................... 202 7 BẢNG CHỮ VIẾT TẮT CSSK Chăm sóc sức khỏe CSSKBĐ Chăm sóc sức khỏe ban đầu TCMR Tiêm chủng mở rộng TT - GDSK Truyền thông – Giáo dục sức khỏe TTV Truyền thông viên HIV Human Immuno-deficiency Virus AIDS Syndrome d'Immuno Deficience Acquise UBND Ủy ban nhân dân VAC Vườn ao chuồng WHO Tổ chức y tế thế giới 8 Chương 1: ĐẠI CƯƠNG VỀ TRUYỀN THÔNG - GIÁO DỤC SỨC KHOẺ Chương 1 của Giáo trình với tiêu đề Đại cương về Truyền thông – Giáo dục sức khỏe giới thiệu những khái niệm cơ bản trong lĩnh vực Truyền thông - Giáo dục sức khỏe, mà người điều dưỡng cần phải biết và áp dụng trong quá trình thực hiện chức năng nghề nghiệp của mình. Sau khi học xong chương 1, người học có thể: Trình bày được khái niệm, vị trí, tầm quan trọng của Truyền thông - Giáo dục sức khỏe trong công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân Liệt kê được những khái niệm thường dùng trong công tác Truyền thông Giáo dục sức khỏe Mô tả được hệ thống tổ chức, nguyên tắc thực hiện chương trình Truyền thông - Giáo dục sức khoẻ. Để có thể đạt kết quả cao, người học cần học theo trình tự của giáo trình, sau mỗi bài học phải làm các bài tập theo hướng dẫn của giảng viên cũng như liên hệ với thực tế bằng phương pháp thảo luận nhóm, trình diễn hoặc viết bài… theo các nội dung, chủ đề cần thiết, phù hợp với yêu cầu của bài học và của cộng đồng để làm sáng tỏ nội dung đã được học 9 Bài 1. CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ TRUYỀN THÔNG - GIÁO DỤC SỨC KHOẺ MỤC TIÊU: 1. Trình bày được khái niệm, vai trò, vị trí, mục đích, yêu cầu, ý nghĩa và các lĩnh vực của Truyền thông - Giáo dục sức khỏe 2. Liệt kê được những cơ sở khoa học và nguyên tắc thực hiện Truyền thông - Giáo dục sức khỏe. 3. Mô tả được mô hình, quá trình và tác động của Truyền thông- Giáo dục sức khỏe. NỘI DUNG: 1. Tổng quan về truyền thông – Giáo dục sức khỏe Sức khỏe của một cộng đồng chỉ có thể được nâng cao khi người dân trong cộng đồng hiểu biết về cách phòng ngừa bệnh tật, chủ động tham gia vào việc phòng ngừa và kiểm soát bệnh tật, đóng góp ý kiến để giải quyết các vấn đề liên quan đến sức khỏe cũng như các hoạt đọng chăm sóc sức khỏe của bản thân và của cộng đồng. Thuật ngữ GDSK đã được sử dụng từ năm 1978 và được sử dụng rộng rãi từ những năm 80 của thế kỷ 20 để mô tả một công việc của những người làm công tác thực hành y tế như các Bác sỹ, Điều dưỡng... Nhu cầu người dân ngày càng lựa chọn cách CSSK phù hợp cho bản thân cho nên công tác GDSK đã được đẩy mạnh thông qua các hoạt động như vấn, thuyết phục và truyền thông đại chúng… Khi xem xét GDSK trên phương diện thực hành, chúng ta có thể nghĩ rằng: Sự cung cấp thông tin sẽ thành công khi đối tượng làm theo những lời khuyên, nhưng thực tế là không thể như thế được vì việc thay đổi hành vi không phải đơn giản mà phải qua một thời gian lâu dài. Người làm GDSK không thể dễ dàng thuyết phục được đối tượng và càng không thể ép buộc được họ vì điều này có thể không đạt hiệu quả mà còn có thể ảnh hưởng đến khía cạnh đạo đức, do đó người làm GDSK phải là người trợ giúp, tạo điều kiện thuận lợi để đối tượng thực hiện hành vi mới lành mạnh, ngoài việc yêu cầu họ nên làm những gì thì người làm GDSK cần cùng làm việc với đối tượng để hiểu thêm về nhu cầu của họ và cùng hành động hướng đến sự lựa chọn hành vi phù hợp trên cơ sở hiểu biết rõ ràng về những hành vi có hại cho sức khỏe. 10 Một trong những khó khăn thường gặp trong GDSK là quyền tự do lựa chọn thông tin và mức độ tự nguyện thực hiện của người dân. Nếu người dân không nhận thức đúng, không tự nguyện làm theo hướng dẫn mà họ lại tự lựa chọn, quyết định thực hiện những hành vi có hại thì dù người làm GDSK có xác định đúng nhu cầu của người dân, quyết định cách thức, thời điểm can thiệp phù hợp, sử dụng các phương pháp, phương tiện hiệu quả, cố gắng đảm bảo sự hài lòng của đối tượng đến mức độ nào đi chăng nữa thì kết quả cũng sẽ không cao. Những hoạt động nhằm cung cấp những kiến thức, kỹ năng để phòng ngừa bệnh tật, bảo vệ sức khỏe là những hoạt động rất bổ ích cho sức khỏe của nhân dân. Theo thời gian, các hoạt động có tên gọi khác nhau: Tuyên truyền vệ sinh phòng bệnh, tuyên truyền bảo vệ sức khoẻ, giáo dục vệ sinh phòng bệnh…nhưng dù có tên như thế nào cũng nhằm góp phần chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khoẻ cho nhân dân. Hiện nay Truyền thông - Giáo dục sức khoẻ là tên gọi chính thức ở nước ta. 1.1. Khái niệm Truyền thông - Giáo dục sức khoẻ là: Quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch đến suy nghĩ, tình cảm, lý trí của con người làm thay đổi hành vi sức khoẻ có hại thành hành vi sức khoẻ có lợi, nhằm bảo vệ, tăng cường và nâng cao sức khoẻ cho cá nhân, và cộng đồng. 1.2. Ý nghĩa TT - GDSK là sự trao đổi giữa người làm TT - GDSK với đối tượng, với phương pháp này người TT - GDSK có thể nhận được thông tin phản hồi từ đối tượng. TT - GDSK là quá trình cung cấp thông tin, giúp đỡ, động viên và tạo điều kiện để mọi người hiểu được vấn đề sức khoẻ của họ và biết được cách giải quyết thích hợp nhất vấn đề ấy. TT - GDSK có tác động vào 3 lĩnh vực của đối tượng được TT - GDSK là: Kiến thức, thái độ và thực hành (hay cách ứng xử) để giải quyết vấn đề sức khoẻ. Thực chất của TT - GDSK là quá trình dạy và học, trong đó tác động giữa người thực hiện TT - GDSK và người được GDSK theo 2 chiều. Người thực hiện TT - GDSK không chỉ là người “dạy” mà còn phải biết “học” từ đối tượng của mình qua việc thu nhận các thông tin phản hồi từ đối tượng được TT - GDSK để có thể điều chỉnh, bổ sung nhằm nâng cao kỹ năng, hiệu quả khi thực hiện TT GDSK. 11 1.3. Mục đích của TT - GDSK Do có nhiều hành vi có hại đến sức khoẻ đã được người dân thực hiện từ lâu và đã trở thành phong tục hay tập quán của họ, vì thế người làm công tác GDSK cần kiên trì hướng dẫn cho đối tượng được giáo dục thay đổi hành vi sức khoẻ của cá nhân, tập thể và cho cả cộng đồng, để thay đổi hành vi này cần phải có thời gian: Cần thực hiện lâu dài, thường xuyên, liên tục, bằng nhiều phương pháp khác nhau và có sự đầu tư thoả đáng. Mục đích của TT - GDSK cụ thể là: - Giúp cho đối tượng tự tạo ra, bảo vệ và nâng cao sức khoẻ của cá nhân, tập thể và cộng đồng. - Đối tượng được TT - GDSK tự chịu trách nhiệm, tự quyết định những hành động và biện pháp bảo vệ sức khoẻ của mình và cho cả cộng đồng. - Đối tượng được TT - GDSK tự giác chấp nhận và duy trì các lối sống mới lành mạnh, từ bỏ những thói quen, tập quán có hại cho sức khoẻ. - Đối tượng được TT - GDSK biết sử dụng và hướng dẫn mọi người cùng sử dụng các dịch vụ y tế để giải quyết các vấn đề và nhu cầu sức khoẻ. Kết quả cuối cùng là TT – GDSK làm: - Giảm tỷ lệ mắc bệnh - Giảm tỷ lệ tàn tật, tỷ lệ tử vong. - Chăm sóc sức khỏe đạt hiệu quả với chi phí thấp 1.4. Yêu cầu khi thực hiện TT - GDSK Khi thực hiê ̣n TT-GDSK cầ n kết hợp các lĩnh vưc: Thông tin, tuyên truyền, truyền thông, có thể xác định được hiệu quả của công tác TT-GDSK, từ đó kịp thời điều chỉnh, cải tiến về mục tiêu, nội dung hay phương pháp cho phù hợp. TT - GDSK là một phần của chăm sóc sức khoẻ, nó liên quan tới việc thúc đẩy những dịch vụ tạo ra, bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ và những hành vi sức khoẻ lành mạnh. TT - GDSK giúp mọi người hiểu rõ hành vi của họ và biết được hành vi đó có ảnh hưởng như thế nào đến sức khoẻ của bản thân, của gia đình họ và của cả cộng đồng. TT - GDSK động viên mọi người tự lựa chọn cho mình những hoạt động để nâng cao sức khoẻ cho họ, gia đình và cho mọi người. 12 TT - GDSK không giống như thông tin y tế. Thông tin là một phần cơ bản của TT - GDSK, nhưng TT - GDSK còn phải nhằm vào cả các yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến hành vi sức khoẻ, trình độ của mỗi cá nhân về các vấn đề liên quan đến sức khoẻ... TT - GDSK có vai trò quan trọng trong Nâng cao sức khoẻ vì nó là thành phần cơ bản của Nâng cao sức khoẻ. 1.5. Các lĩnh vực của TT - GDSK TT - GDSK có thể được phân chia tương đối ở 3 lĩnh vực (hay 3 cấp). TT - GDSK cấp I: Dành cho những người khoẻ mạnh, mục đích trước hết là hướng dẫn họ cách tự phòng ngừa bệnh tật và nâng cao chất lượng sức khoẻ. TT - GDSK cấp II: Dành cho người bệnh, GDSK có vai trò rất quan trọng là hướng dẫn người bệnh biết về tình trạng sức khoẻ của họ và làm những việc mà họ cần phải làm trong quá trình điều trị bệnh. TT - GDSK cấp III: Dành cho những người bệnh mãn tính và tàn tật khó có thể chữa khỏi được hoặc bị tàn tật vĩnh viễn. GDSK hướng dẫn họ cách tận dụng phần sức khoẻ còn lại của mình sao cho có ích hơn với cuộc sống, khoẻ mạnh hơn, hạn chế tái phát bệnh, hạn chế các biến chứng không đáng có xảy ra. Tuy nhiên trong thực tế không phải lúc nào cũng dễ dàng nhận thấy vị trí của đối tượng đang ở trong khuôn khổ cấp 1, 2 hay 3 bởi vì trạng thái sức khoẻ của một người luôn rộng mở cho việc tìm hiểu. 1.6. Vị trí của TT - GDSK Kiện toàn màng lưới YTCS Quản lý sức khoẻ Dinh dưỡng Cung ứng thuốc TTB Điều trị bệnh thông thường T T- GDSK Phòng chống dịch bệnh Thanh khiết môi trường Tiêm chủng mở rộng Bảo vệ BMTE KHHGĐ Hình 1.1. Vị trí và mối liên quan của TT - GDSK và CSSKBĐ ở Việt Nam 13 Truyền thông- Giáo dục sức khoẻ đã được Tuyên ngôn Alma – Ata (1978) coi như giải pháp hàng đầu trong 8 nội dung của chương trình Chăm sóc sức khoẻ ban đầu để thực hiện chiến lược toàn cầu “Sức khoẻ cho mọi người đến những năm 2000”. Sau hội nghị Alma – Ata, Ngành Y tế Việt Nam đã chấp nhận 8 nội dung của Tuyên ngôn Alma-Ata và bổ sung thêm 2 nội dung cho phù hợp với điều kiện thực tế của đất nước là: Kiện toàn mạng lưới Y tế cơ sở và Quản lý sức khoẻ toàn dân, đồng thời đưa nội dung TT - GDSK lên chức năng số 1 trong 10 nội dung của CSSKBĐ ở Việt Nam Trong chương trình CSSKBĐ thì TT - GDSK giữ vị trí quan trọng bậc nhất bởi vì nó không thể đo đếm được kết quả nhưng tạo điều kiện để chuẩn bị, thực hiện và củng cố kết quả các công tác khác của chương trình CSSKĐ nói riêng và thực hiện các dịch vụ y tế nói chung. 1.7. Vai trò của TT - GDSK TT - GDSK là một bộ phận công tác y tế quan trọng nhằm làm thay đổi hành vi sức khoẻ, nó có vai trò to lớn trong việc góp phần tạo ra, bảo vệ và nâng cao sức khoẻ cho con người. Nếu giáo dục sức khoẻ đạt hiệu quả cao sẽ góp phần làm giảm tỷ lệ mắc bệnh, tỷ lệ tàn phế và tỷ lệ tử vong cho nhân dân, nhất là ở các nước đang phát triển. TT - GDSK không thể thay thế được các công tác chăm sóc sức khoẻ khác, nhưng cần thiết để thúc đẩy những người sử dụng các dịch vụ y tế cũng như thúc đẩy phát triển chính các dịch vụ đó. Ví dụ: TT - GDSK giúp đối tượng giáo dục nhận thức được tầm quan trọng của công tác TCMR, KHHGĐ, phòng chống suy dinh dưỡng... Đưa trẻ đi tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch, lựa chọn biện pháp tránh thai hợp lý cho bản thân, tham gia thực hành tô màu bát bột cho trẻ em... Trong thực tế đã thấy rõ nếu không làm tốt công tác giáo dục sức khoẻ thì nhiều chương trình y tế sẽ đạt kết quả thấp và không bền vững, thậm có nguy có thất bại. Ví dụ: Nếu TT - GDSK không tốt thì các gia đình sẽ không đưa con, em mình đi tiêm chủng theo kế hoạch của chương trình. So với các dịch vụ y tế khác, TT - GDSK là một công tác khó làm và khó 14 đánh giá kết quả, nhưng nếu làm tốt sẽ mang lại hiệu quả cao nhất với chi phí thấp nhất, đặc biệt là ở tuyến cơ sở. Ví dụ: Nếu TT - GDSK tốt thì nhân dân biết lợi ích của việc thau rửa chum vại có nước ứ đọng (hạn chế chỗ muỗi sinh đẻ) hay thả cá vào bể nước ăn (diệt ấu trùng muỗi) đã làm giảm tỷ lệ mắc bệnh sốt xuất huyết, bảo vệ sức khoẻ cho nhân dân. Vì vậy: TT - GDSK là một bộ phận hữu cơ quan trọng không thể tách rời của hệ thống y tế, là một chức năng nghề nghiệp bắt buộc của các cán bộ, nhân viên và cũng là nhiệm vụ của các cơ quan y tế từ trung ương đến cơ sở. Thực hiện công tác TT - GDSK là một chỉ tiêu hoạt động quan trọng của một cơ sở y tế và cũng là một chỉ tiêu để đánh giá khả năng của một cán bộ, nhân viên y tế. TT - GDSK là nhiệm vụ trước mắt và cũng là nhiệm vụ lâu dài của ngành Y tế. Các tuyến y tế từ trung ương đến cơ sở đều phải có kế hoạch tổ chức thực hiện và quản lý tốt các hoạt động TT - GDSK TT - GDSK là một hệ thống những biện pháp của Nhà nước, xã hội và y tế chứ không phải chỉ của riêng ngành y tế chịu trách nhiệm thực hiện. Chính quyền Cơ quan thông tin Các tổ chức xã hội khác Hội Phụ nữ Công đoàn Y TẾ TT-GDSK Mặt trận Tổ quốc Hội Hội chữ thập đỏ Đoàn thanh niên nông dân Hình 1.2. Công tác TT-GDSK với các tổ chức ngoài Ngành Y tế Cụ thể là: Cần phải biết lồng ghép các công tác TT - GDSK vào các chương trình y tế, các hoạt động CSSKBĐ, các chương trình kinh tế, văn hoá xã hội... có sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, sự tham gia, phối hợp thực hiện của các tổ 15 chức và đoàn thể các cấp cùng với sự hưởng ứng nhiệt tình của mọi người trong xã hội, hay nói một cách khác là phải “Xã hội hoá” công tác TT - GDSK vì đây là một chiến lược quan trọng để đảm bảo thành công trọng việc thực hiện chương trình TT - GDSK nói riêng và các chương trình y tế nói chung. 2. Những cơ sở khoa học trong TT - GDSK TT - GDSK được coi là một môn khoa học hành vi ứng dụng, kết hợp với tâm lý học và y tế cộng đồng, do đó khi thực hiện TT - GDSK cần vận dụng những cơ sở khoa học của cả 4 nhóm khoa học này. 2.1. Cơ sở về khoa học hành vi 2.1.1. Định nghĩa hành vi sức khoẻ Hành vi sức khoẻ là những thuộc tính cá nhân như niềm tin, sự mong đợi, động lực thúc đẩy, giá trị, nhận thức và kinh nghiệm. Những đặc điểm về tính cách bao gồm tính cảm, cảm xúc, hành động và thói quen có liên quan đến sự duy trì, phục hồi và cải thiện sức khoẻ Hành vi có lợi cho sức khoẻ: Ví dụ: Đưa con đi tiêm chủng Nuôi con bằng sữa mẹ. Hành vi có hại cho sức khoẻ: Ví dụ: Dùng kháng sinh không đúng. Dùng phân tươi để bón cây. Hành vi không có lợi, không có hại hay không rõ rệt: Ví dụ: Đeo vòng bạc vào tay chân trẻ em Bôi nhọ nồi lên trán trẻ em 2.1.2. Các yếu tố quy định nên hành vi của con người Kiến thức: Là những kinh nghiệm của con người đã hệ thống hoá và khái quát hoá thành các khái niệm để truyền lại cho các thế hệ sau. Thái độ: Là một cấu trúc tương đối bền vững của các niềm tin đối với một số đối tượng, một quan điểm, một sự việc nào đó khiến cho chúng ta sẵn sàng phản ứng lại theo một cách riêng. Thực hành hay kỹ năng thực hành: Là khả năng vận dụng các kiến thức lý thuyết vào thực tiễn để giải quyết một vấn đề nhất định. 16 Niềm tin: Là khẳng định một sự kiện, một quan điểm, một đối tượng nhất định nào đó là thật mặc dù nó có thể là sai không có thật. Giá trị: Là những phẩm chất tinh thần đáng được tôn trọng của con người bao gồm cả đạo đức, nó là trung điểm của cả hệ thống các thái độ của người đó. 2.2. Cơ sở về khoa học giáo dục Vấn đề quan trọng là hướng dẫn cho việc học tập của người lớn 2.2.1. Những nguyên tắc chủ yếu của việc học tập ở người lớn Xác định mục đích học tập. Tích cực hoá: Để tự nguyện, tự giác thu hoạch lấy những kiến thức và kỹ năng cần thiết phù hợp với mỗi người, ở đây vấn đề động cơ học tập là quan trọng. Cá biệt hoá việc học tập: Nhằm tự xây dựng cho bản thân một phong cách học tập riêng, độc lập phù hợp với trình độ, khả năng, nhận thức cũng như kinh nghiệm riêng của mỗi người. Kinh nghiệm sống, học tập của bản thân phải được vận dụng triệt để nhằm thu hoạch những kinh nghiệm mới, đóng góp vào lợi ích chung cho tập thể, xã hội, trong đó có lợi ích riêng của bản thân. Được thực hành những điều đã học bằng cách giải quyết các vấn đề sức khoẻ của bản thân và cộng đồng, mang lại lợi ích thiết thực nhất cho mọi người. Được biết về kết quả công việc của mình càng sớm càng tốt bằng các thông tin ngược bên ngoài và bên trong, từ đó mỗi cá nhân có thể tự học để vươn lên. 2.2.2. Những điều kiện tạo thuận lợi cho việc học tập Tính tích cực của mỗi cá nhân được thúc đẩy để phát huy hết mọi tiềm năng của mình một cách tự giác, hoà nhập với tính tích cực của tập thể. Ủng hộ, khuyến khích và giúp đỡ việc học tập của cá nhân. Phải chấp nhận sự khác biệt trong nhận thức và thực hành của mỗi cá nhân. Thừa nhận quyền mắc sai lầm của từng cá nhân. Khuyến khích sự tự tin trong học tập. Phải tôn trọng, chấp nhận những ưu nhược điểm của mỗi cá nhân. Tạo thuận lợi cho việc tìm tòi khoa học và tự phát hiện ra những điều cần học. Nhấn mạnh việc tự đánh giá của mỗi người. Cho phép có sự đối chọi giữa các ý kiến. Cần đẩy mạnh việc cá biệt hoá các hoạt động học tập của mỗi người. 17 2.3. Cơ sở về khoa học tâm lý "Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, rồi từ tư duy trừu tượng đến thực tế khách quan đó là con đường biện chứng của việc nhận thức thế giới khách quan”- V.I.Lenin Quá trình nhận thức của con người chia làm 2 giai đoạn: Nhận thức cảm tính bằng giác quan. Nhận thức lý tính bằng các thao tác tư duy (so sánh, phân tích, tổng hợp…) TT - GDSK không chỉ giúp cho đối tượng nhận thức bằng cảm tính mà quan trọng hơn cả là phải giúp cho họ chuyển sang nhận thức lý tính, cuối cùng là vận dụng vào thực tế giải quyết các vấn đề sức khoẻ của bản thân và của cộng đồng mà họ chung sống, nhằm thay đổi hành vi sức khoẻ và lối sống. 2.4. Cơ sở về lý thuyết truyền bá sự đổi mới TT - GDSK bao gồm những hoạt động nhằm đạt được sự đổi mới về cách nghĩ và cách làm của cá nhân, tập thể và cộng đồng để có sức khoẻ tốt hơn. 2.4.1. Khái niệm Truyền bá sự đổi mới là một quá trình truyền đạt một sự đổi mới thông qua các kênh truyền thông trong một thời gian nhất định tới các thành viên của một hệ thống xã hội- Đây là một loại truyền thông đặc biệt có liên quan đến cái mới Sự đổi mới có thể là một ý tưởng, một cách thực hành được các cá nhân coi là mới, tính chất mới này có thể được biểu lộ về mặt nhận thức hay một quyết định được chấp nhận. Năm đặc trưng của sự đổi mới: - Tốt hơn, tương đối thuận lợi hơn nữa những gì đang có hay đang làm. - Phù hợp với những niềm tin và những chuẩn mực hiện có, với kinh nghiệm của quá khứ và các nhu cầu hiện tại của cá nhân. - Đơn giản, không phức tạp để đối tượng có thể hiểu được và sử dụng được. - Có thể làm thử chứ không phải là sự thay đổi bắt buộc phải thực hiện mãi mãi. - Có thể thấy được kết quả tương đối nhanh để còn có quyết định. 2.4.2. Những nhóm người chấp nhận sự đổi mới Những người khởi xướng. Những người sớm chấp nhận. Những người lạc hậu và bảo thủ. 18 2.4.3. Những giai đoạn của sự chấp nhận đổi mới Nhận ra sự đổi mới là có lợi, dễ thực hiện và phù hợp với mình. Hình thành một thái độ tích cực đối với sự đổi mới. Quyết định thử nghiệm sự đổi mới đó. Thử nghiệm sự đổi mới đó. Khẳng định một hành vi mới và thực hiện nhưng đôi khi còn đắn đo. Bỏ dở việc thực hiện hành vi đổi mới đó. 3. Những nguyên tắc cơ bản trong hoạt động TT - GDSK 3.1. Những nguyên tắc chỉ đạo trong hoạt động TT - GDSK Thu hút toàn thể nhân dân đang sống trong bối cảnh thường ngày của họ, chứ không phải chỉ tập trung vào những nhóm có yếu tố nguy cơ mắc một số bệnh đặc biệt, nó đòi hỏi sự tham gia tích cực của cá nhân và cộng đồng. Phối hợp liên ngành giữa y tế với các ngành có liên quan đến sức khoẻ nhân dân để cùng nhau huy động mọi nguồn lực hiện có, cùng nhau hành động nhằm làm thay đổi các nhân tố và điều kiện ảnh hưởng đến sức khoẻ của cá nhân và cộng đồng. Kết hợp nhiều cách tiếp cận và phương pháp khác nhau để bổ xung cho nhau, bao gồm: Tuyên truyền, truyền thông, giáo dục, luật pháp tài chính... Thay đổi tổ chức, phát triển cộng đồng và các hoạt động tức thời của địa phương chống lại các mối nguy hiểm đối với sức khoẻ của nhân dân. Phát triển các kỹ năng của quần chúng để họ có thể tích cực tham gia vào mọi việc xác định các vấn đề sức khoẻ của cộng đồng và đưa ra các quyết định của cá nhân và của tập thể để giải quyết các vấn đề đó, kể cả việc tăng cường các cơ chế tham gia có hiệu quả. TT - GDSK, NCSK trước hết là một thử nghiệm về mặt xã hội và chính trị chứ không phải là một dịch vụ y tế, mặc dù các nhân viên y tế giữ vai trò quan trọng trong việc ủng hộ, tạo ra khả năng cho công tác TT - GDSK và NCSK. 3.2. Những nguyên tắc thực hiện trong hoạt động TT-GDSK Tính quần chúng: - Phổ thông phù hợp với mọi đối tượng - Xuất phát từ nhu cầu của cộng đồng - Mọi người, tổ chức đều tham gia tạo phong trào liên tục. 19 Tính khoa học: - Nghiên cứu toàn diện: Văn hoá, kinh tế... - Sử dụng được thành tựu khoa học mới. - Phương pháp, phương tiện đơn giản dễ hiểu. Tính trực quan: - Minh hoạ sinh động. - Cán bộ nhân viên y tế phải gương mẫu. Tính thực tiễn: - Giải quyết nhu cầu thiết thực, có hiệu quả. - Do dân làm để nâng cao lòng tin vào khả năng của họ. - Lấy kết quả thực tiễn trong dân để giáo dục cải tiến việc TT - GDSK. Vai trò cá nhân và tập thể: - Tận dụng uy tín, vai trò cá nhân. - Kết hợp lợi ích cá nhân và tập thể. - Chọn cách tiếp cận với cá nhân và tập thể phù hợp. Tính tích cực, tự giác và sáng tạo: - Phát huy truyền thông, tận dụng thông tin. - Kích thích tâm lý, xã hội và kinh tế để thúc đẩy tính năng động. - Khuyến khích, phân tích để mọi người tự giác chấp nhận cái mới. - Phát huy kinh nghiệm, tiềm năng của nhân dân. 4. Mô hình TT - GDSK (communication model - health education) TT - GDSK là một trong những hoạt động quan trọng của công tác y tế dự phòng, giúp cho mọi người đạt được tình trạng sức khoẻ tốt nhất, thông qua các hoạt động chăm sóc sức khoẻ của mỗi cá nhân và của cộng đồng Nguồn truyền: Là cá nhân, nhóm, cơ quan/ tổ chức… Trong truyền thông trực tiếp về phòng chống ung thư như tư vấn, thảo luận nhóm, thăm hộ gia đình, nguồn truyền có thể là cán bộ y tế, cán bộ hội phụ nữ, đoàn thanh niên… Trong truyền thông gián tiếp, nguồn truyền có thể là trung tâm truyền thông GDSK, đài phát thanh truyền hình, ban văn hóa xã… Nguồn truyền rất quan trọng, ảnh hưởng đến hiệu quả của quá trình truyền thông: độ tin cậy, sự hấp dẫn/ yêu thích. Để các hoạt động truyền thông phòng chống ung thư có hiệu quả, người làm truyền thông cần phải có kỹ năng truyền thông tốt và có kiến thức về nội dung sẽ truyền thông 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng