Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Tin học Giáo trình tin học văn phòng nghề quản trị mạng máy tính phần 1...

Tài liệu Giáo trình tin học văn phòng nghề quản trị mạng máy tính phần 1

.PDF
75
234
132

Mô tả:

BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH XÃ HỘI TỔNG CỤC DẠY NGHỀ GIÁO TRÌNH Mô đun: TIN HỌC VĂN PHÒNG NGHỀ: QUẢN TRỊ MẠNG MÁY TÍNH TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG NGHỀ ( Ban hành kèm theo Quyết định số: 120/QĐ-TCDN ngày 25/2/2013 của Tổng cục trưởng Tổng cục dạy nghề) Hà Nội, năm 2013 2 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN: Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. MÃ TÀI LIỆU : MĐ07 3 LỜI GIỚI THIỆU Trong những năm qua, dạy nghề đã có những bước tiến vượt bậc cả về số lượng và chất lượng, nhằm thực hiện nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật trực tiếp đáp ứng nhu cầu xã hội. Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ trên thế giới, lĩnh vực Công nghệ thông tin nói chung và ngành Quản trị mạng máy tính ở Việt Nam nói riêng đã có những bước phát triển đáng kể. Chương trình khung quốc gia nghề Quản trị mạng máy tính đã được xây dựng trên cơ sở phân tích nghề, phần kỹ thuật nghề được kết cấu theo các môđun. Để tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở dạy nghề trong quá trình thực hiện, việc biên soạn giáo trình kỹ thuật nghề theo các môđun đào tạo nghề là cấp thiết hiện nay. Mô đun 07: Tin học Văn phòng là mô đun đào tạo nghề được biên soạn theo hình thức tích hợp lý thuyết và thực hành. Trong quá trình thực hiện, nhóm biên soạn đã tham khảo nhiều tài liệu trong và ngoài nước, kết hợp với kinh nghiệm trong thực tế. Mặc dù có rất nhiều cố gắng, nhưng không tránh khỏi những sai sót, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của độc giả để giáo trình được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 25 tháng 02 năm 2013 Tham gia biên soạn 1. Chủ biên Đặng Xuân Như Ý 2. Nguyễn Trọng Bình 3. Nguyễn Thị Trường Giang 4 MỤC LỤC TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN: ............................................................................. 2 LỜI GIỚI THIỆU ............................................................................................ 3 MỤC LỤC ........................................................................................................ 4 BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ INTERNET ......................................................... 10 1. KHAI NIỆM VỀ INTERNET............................................................................. 10 1.1. Những khái niệm cơ bản về mạng máy tính .................................. 10 1.2 Lịch sử mạng máy tính .................................................................... 10 1.3 Khái niệm về Internet ..................................................................... 11 2. K HÁI NIỆM VỀ MẠNG MÁY TÍNH ................................................................... 12 2.1. Lịch sử mạng máy tính .................................................................. 12 2.2. Mạng máy tính và lợi ích của mạng. .............................................. 13 3. SỬ DỤNG VỀ INTERNET ................................................................................. 13 3.1. Sử dụng Google để tìm kiếm thông tin trên Internet...................... 13 3.2. Trao đổi E-mail và tập tin qua mạng Internet................................ 14 BÀI 2: DỊCH VỤ WORLD WIDE WEB –TRUY CẬP WEBSITE ............ 21 1. D ỊCH VỤ WORLD WIDE WEB ......................................................................... 21 1.1. Trang chủ ....................................................................................... 21 1.2 Tìm hiểu các địa chỉ trang web ....................................................... 24 2. C ÀI ĐẶT TRÌNH DUYỆT INTERNET EXPLORER............................................... 24 2.1. Kết nối vào mạng VDC: .................................................................. 24 2.2. Kết nối vào mạng FPT: .................................................................. 25 2.3. Kết nối vào mạng Viettel: ............................................................... 25 2.4. Lắp đặt và cấu hình Modem Router ADSL Billion qua cổng RJ45 cho 1 máy tính: ...................................................................................... 25 3. TRÌNH DUYỆT WEB: ...................................................................................... 26 4. TRUY CẬP WEBSITE: ..................................................................................... 26 4.1. Khởi động và kết thúc Mozilla FireFox ......................................... 26 4.2. Duyệt web từ FireFox ..................................................................... 27 5. LƯU TRỮ TRANG WEB HIỆN HÀNH: ............................................................... 27 5.1. In trang web hiện hành .................................................................. 27 5.2. Lưu trang web hiện hành .............................................................. 28 6. QUẢN LÝ MAIL.............................................................................................. 29 6.1. Thêm mới địa chỉ của một cá nhân vào danh bạ ........................... 30 6.2. Nhóm liên hệ trong danh bạ ........................................................... 30 6.3. Tìm kiếm địa chỉ có trong danh bạ ................................................. 30 6.4. Gửi thư cho một người hay một nhóm trong danh bạ ................... 31 BÀI 3:TỔNG QUAN VỀ PHẦN MỀM XỬ LÝ VĂN BẢN ......................... 33 1. GIỚI THIỆU VỀ WORD .................................................................................. 33 5 2. C ÁC THAO TÁC CĂN BẢN TRÊN MỘT TÀI LIỆU ............................................... 34 2.1. Tạo mới văn bản ............................................................................. 34 2.2. Mở một văn bản tạo sẵn ................................................................. 35 2.3. Lưu một văn bản đã soạn thảo ....................................................... 35 2.4. Kết thúc làm việc trong Word ......................................................... 35 2.5. Thao tác với chuột và bàn phím ..................................................... 35 2.6. Truy tìm và thay thế trong văn bản ................................................ 39 3. SOẠN THẢO VĂN BẢN .................................................................................... 39 BÀI 4: TRÌNH BÀY VĂN BẢN .................................................................... 44 1. Đ ỊNH DẠNG VĂN BẢN .................................................................................... 44 1.1. Định dạng đoạn văn bản ............................................................... 44 1.2. Định dạng cột, tab, Numbering ...................................................... 47 1.3. Drop Cap (Tạo chữ hoa thụt cấp) .................................................. 50 1.4. Watermark (Nền bảo vệ văn bản)................................................... 51 1.5. Tạo tiêu đề trên và dưới (Header và Footer) .................................. 52 1.6. Đánh số thứ tự cho trang văn bản ................................................. 53 2.CHÈN CÁC ĐỐI TƯỢNG VÀO VĂN BẢN ............................................................ 57 2.1 Chèn các kí tự đặc biệt .................................................................... 57 2.2 Chèn ClipArt và hình ảnh ............................................................... 58 2.3 Chèn và hiệu chỉnh hình vẽ ............................................................ 59 2.4. Chèn và hiệu chỉnh lưu đồ ............................................................. 60 2.5. Vẽ và hiệu chỉnh biểu đồ ................................................................ 60 2.6. Lập và hiệu chỉnh biểu thức toán học ............................................ 61 3. C ÁC HIỆU ỨNG ĐẶC BIỆT .............................................................................. 62 BÀI 5: XỬ LÝ BẢNG BIỂU .......................................................................... 67 1. C HÈN BẢNG BIỂU VÀO VĂN BẢN : .................................................................. 69 2. C ÁC THAO TÁC TRÊN BẢNG BIỂU .................................................................. 69 2.1. Các phím dùng để di chuyển trong bảng ........................................ 69 2.2. Định dạng bảng .............................................................................. 70 2.3. Định dạng đường viền và nền cho bảng ........................................ 71 2.4. Chèn công thức toán học vào bảng ................................................ 71 3. THAY ĐỔI CẤU TRÚC BẢNG BIỂU .................................................................. 72 BÀI 6: BẢO MẬT VÀ IN ẤN ........................................................................ 76 1. B ẢO MẬT : .................................................................................................... 76 2. IN ẤN ............................................................................................................ 76 2.1 Định dạng trang in .......................................................................... 76 2.2. Đặt lề cho trang in .......................................................................... 77 2.3. In tài liệu ........................................................................................ 78 3. TRỘN VĂN BẢN ............................................................................................. 78 3.1. Các khái niệm ................................................................................. 78 3.2 Trộn thư........................................................................................... 79 6 BÀI 7: TỔNG QUAN VỀ BẢNG TÍNH EXCEL ........................................ 85 1 GIỚI THIỆU EXCEL : ...................................................................................... 85 1.1 Giới thiệu về Excel: ......................................................................... 85 1.2. Trình bày các khái niệm:................................................................ 85 1.3 Mô tả cấu trúc của một bảng tính: .................................................. 87 2. C ÁC LỆNH CƠ BẢN ĐỐI VỚI BẢNG TÍNH ......................................................... 89 2.1 Tạo mới bảng tính ........................................................................... 89 2.2 Mở bảng tính đã tạo: ....................................................................... 90 2.3 Lưu bảng tính .................................................................................. 91 2.4 Kết thúc làm việc với Excel: ............................................................ 93 3. C ÁC THAO TÁC CĂN BẢN TRÊN MỘT BẢNG TÍNH: .......................................... 93 3.1. Di chuyển trong bảng tính: ............................................................ 93 3.2 Chọn vùng làm việc:........................................................................ 95 3.3 Chèn ô, dòng và cột trong bảng tính ............................................... 96 3.5 Thay đổi độ rộng cột và chiều cao dòng .......................................... 97 3.6 Sao chép dữ liệu trong bảng tính ................................................... 99 3.7 Các loại địa chỉ trong Excel .......................................................... 100 4. LAM VIỆC VỚI DỮ LIỆU TRONG EXCEL ....................................................... 101 4.1. Nhập liệu, hiệu chỉnh ................................................................... 101 4.2 Hiệu chỉnh nội dung các ô: ........................................................... 102 4.3 Sử dụng các kỹ thuật khi nhập liệu .............................................. 102 5. Đ ỊNH DẠNG: ................................................................................................ 104 5.1 Định dạng chung ........................................................................... 104 5.2 Sử dụng Wrap Text ....................................................................... 105 5.3 Xoay chữ (Orientation).................................................................. 105 5.4 Định dạng khung (border) ............................................................ 105 5.5. Hiệu ứng tô nền ô (Fill effect)...................................................... 106 6. B ẢNG VÀ ĐỊNH DẠNG BẢNG TÍNH ................................................................ 107 6.1 Áp dụng định dạng bảng cho danh sách và chuyển danh sách thành bảng ..................................................................................................... 107 6.2.Xóa kiểu định dạng bảng đang áp dụng và chuyển bảng về danh sách...................................................................................................... 108 7. SẮP XẾP VÀ LỌC DỮ LIỆU:........................................................................... 108 7.1. Sắp xếp ......................................................................................... 109 7.2. Lọc dữ liệu .................................................................................... 110 BÀI 8: HÀM TRONG EXCEL .................................................................... 114 1 . CÁC KHÁI NIỆM: ........................................................................................ 114 1.1 Hàm là gì? ..................................................................................... 114 1.2 Cú pháp chung của hàm (Function) ............................................ 115 2. C ÁC HÀM CƠ BẢN THƯỜNG DÙNG: .............................................................. 118 2.1 Hàm xử lý dữ liệu dạng số: ........................................................... 118 2.2 Hàm xử lý dữ liệu dạng chuỗi:...................................................... 122 7 2.3 Hàm xử lý dữ liệu dạng ngày tháng:............................................. 123 2.4 Hàm thống kê và thống kê có điều kiện ........................................ 125 2.5. Các hàm Logic .............................................................................. 126 2.6. Các hàm tìm kiếm và tham chiếu ................................................. 127 BÀI 9: ĐỒ THỊ VÀ IN ẤN .......................................................................... 140 1. Đ Ồ THỊ :...................................................................................................... 140 1.1 Đồ thị là gì? ................................................................................... 140 1. 2 Các loại đồ thị: ............................................................................. 140 1.3. Vẽ đồ thị : ..................................................................................... 140 1.4. Hiệu chỉnh đồ thị : ....................................................................... 143 1.4.4. Hiệu chỉnh và định dạng đồ thị ................................................. 145 2 . IN ẤN.......................................................................................................... 151 2.1. Hiệu chỉnh trang in ...................................................................... 151 2.2 Xem trước trang in ....................................................................... 151 2.2.1. Thiết lập thông số cho trang in.................................................. 151 2.3. In ấn ............................................................................................. 155 BÀI 10: TỔNG QUAN VỀ POWERPOINT ............................................... 160 1. GIỚI THIỆU ................................................................................................ 160 1.1. khởi động và kết thúc làm việc với Office PowerPoint................. 160 1.2. Màn hình chương trình Office PowerPoint ................................. 161 2. LÀM QUEN VỚI PRESENTATION-SLIDE ...................................................... 161 2.1. Các bước thiết kế một tập tin trình diễn đơn giản ........................ 161 BÀI 11: HIỆU ỨNG VÀ TRÌNH DIỄN ...................................................... 164 1. TẠO HIỆU ỨNG CHO ĐỐI TƯỢNG: ................................................................ 164 1.1. Tạo hiệu ứng nhanh theo mẫu ..................................................... 164 1.2 Tạo hiệu ứng theo tùy chọn của người thiết kế ............................ 164 1.3. Thay đổi hiệu ứng của một đối tượng .......................................... 165 2. TRÌNH DIỄN SLIDE .................................................................................... 166 2.1. Cho trình diễn tất cả slide từ đầu đến cuối .................................. 166 2.2. Cho trình diễn từ slide hiện tại ..................................................... 167 2.3. Cho trình diễn một đoạn slide bất kỳ............................................ 167 2.4. Ẩn/ hiện slide ................................................................................ 167 TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................ 169 DANH SÁCH BAN BIÊN SOẠN GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP, CAO ĐẲNG ......................................................................... 170 DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP, CAO ĐẲNG .................................................... 170 8 MÔ ĐUN ĐÀO TẠO TIN HỌC VĂN PHÒNG Mã số mô đun: MĐ07 *VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT, Ý NGHĨA VÀ VAI TRÒ CỦA MÔ ĐUN: - Vị trí: Mô đun được bố trí sau khi sinh viên học xong các môn học chung, Anh văn chuyên ngành, tin học đại cương và trước các môn học, mô đun đào tạo chuyên môn nghề. - Tính chất: Là mô đun kỹ thuật cơ sở nghề. - Ý nghĩa và vai trò: Đây là mô đun đào tạo chuyên môn nghề, cung cấp cho sinh viên các kỹ năng cơ bản nhất của nghề Quản trị mạng máy tính. *MỤC TIÊU MÔ ĐUN: - Sử dụng Internet như là công cụ nhằm phục vụ cho việc học tập của mình; - Thao tác được các công cụ trong bộ phần mềm Microsoft Office hoặc phần mềm nguồn mở Open Office; - Sử dụng thành thạo phần mềm soạn thảo văn bản (Microsoft Word hoặc phần mềm nguồn mở Open Office Writer) để tạo các tài liệu đạt tiêu chuẩn theo qui định; - Sử dụng phần mềm bảng tính (Microsoft Excel hoặc bảng tính trong Open Office Calc) để tạo lập, biểu diễn các kiểu dữ liệu: số, chuỗi ký tự, Thời gian, biểu đồ và lập được các bảng tính... - Sử dụng phần mềm trình diễn (Microsoft PowerPoint hoặc trình diễn trong Open Office Draw) thiết kế các bài báo cáo, chuyên đề một cách chuyên nghiệp. - Bố trí làm việc khoa học đảm bảo an toàn cho người và phương tiện học tập. * NỘI DUNG MÔ ĐUN Thời gian Số Tên các bài trong mô đun Tổng Lý Thực Kiểm TT số thuyết hành tra* 1 Tổng quan về Internet 5 2 3 2 Dịch vụ World Wide Web – Truy 15 3 12 cập Internet Tổng quan về phần mềm xử lý 10 5 5 3 văn bản 4 Trình bày văn bản 15 5 9 1 5 Xử lý bảng biểu 10 4 5 1 6 Bảo mật và In ấn 5 2 3 7 Tổng quan về Excel 15 5 9 1 8 Hàm trong Excel 25 10 14 1 9 Đồ thị và In ấn 5 2 3 10 Tổng quan về Powerpoint 5 2 3 9 11 Hiệu ứng và trình diễn Cộng 10 120 4 45 5 70 1 5 10 Bài 1: TỔNG QUAN VỀ INTERNET Mà bài: MĐ 07.01 Giới thiệu: Inerternet có thể định nghĩa là mạng của các mạng máy tính (Network of Networks) sử dụng giao thức TCP/IP. Từ một dự án nghiên cứu, phát triển mạng thông tin máy tính dựa trên công nghệ chuyển mạch gói (packet switching technology) phục vụ nghiên cứu, phát triển của Bộ quốc phòng Mỹ giữa những năm 1960, Internet ngày nay đã trở thành mạng của các mạng thông tin máy tính toàn cầu, được kết nối với nhau trên cơ sở bộ giao thức trao đổi dữ liệu TCP/IP (Transmission Control Protocol/ Internet Protocol), đáp ứng ngày càng phong phú hầu hết các dịch vụ thông tin liên lạc của xã hội, tiến tới trở thành hạ tầng thông tin liên lạc duy nhất của xã hội thông tin tương lai. Mục tiêu: - Trình bày được khái niệm về Internet; - Trình bày được các dịch vụ triển khai trên mạng Internet; - Thực hiện các thao tác an toàn với máy tính. Nội dung: 1. Khái niệm về Internet Mục tiêu: Trình bày được khái niệm về Internet. 1.1. Những khái niệm cơ bản về mạng máy tính * Định nghĩa: Mạng máy tính là tập hợp các máy tính độc lập (autonomous) được kết nối với nhau thông qua các đường truyền vật lý và tuân theo các quy ước truyền thông nào đó. Khái niệm máy tính độc lập được hiểu là các máy tính không có máy nào có khả năng khởi động hoặc đình chỉ một máy khác. Các đường truyền vật lý được hiểu là các môi trường truyền tín hiệu vật lý (có thể là hữu tuyến hoặc vô tuyến). Các quy ước truyền thông chính là cơ sở để các máy tính có thể "nói chuyện" được với nhau và là một yếu tố quan trọng hàng đầu khi nói về công nghệ mạng máy tính. 1.2 Lịch sử mạng máy tính 1969: Đưa vào sử dụng thử nghiệm mạng thông tin máy tính trên cơ sở công nghệ chuyển mạch gói (packet switching technology). 1977: Thử nghiệm thành công việc kết nối ba mạng thông tin máy tính của ba trường đại học lớn ở Mỹ bằng giao thức TCP/IP. 1986: Việc đưa vào sử dụng mạng NFSNET, mạng Backbone Internet tốc độ cao (34Mbit/s - 45 Mbit/s) phục vụ cho nghiên cứu, giảng dạy đã kích thích 11 sự phát triển mạnh mẽ của Internet trong cộng đồng nghiên cứu và giáo dục ở Mỹ và các nước Tây Âu. 1990/1991: Internet được thương mại hoá với sự ra đời của tổ chức khuyến khích phát triển và sử dụng Internet "Xã hội Internet" (Internet Society), bắt đầu thời kỳ phát triển bùng nổ của Internet. Từ đây, Internet đã thực sự trở thành mạng thông tin máy tính của toàn xã hội. 1997: Đã có hơn 100000 mạng thông tin máy tính được kết nối trong Internet toàn cầu với hơn 15 triệu máy chủ và 50 triệu người sử dụng. Người ta dự đoán những con số này sẽ tăng gấp đôi sau mỗi năm. Có thể kể đến những yếu tố chính thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của Internet mà thực chất là việc mở rộng thực hiện kết nối một cách mềm dẻo và tin cậy các máy tính và các mạng máy tính với nhau trên cơ sở bộ giao thức trao đổi dữ liệu TCP/IP sau đây: Việc sử dụng bộ giao thức TCP/IP trong hệ điều hành UNIX để thực hiện trao đổi dữ liệu giữa các tiến trình trên một máy và giữa các máy được kết nối trong mạng. UNIX là hệ điều hành được sử dụng rộng rãi từ 1983 trong các trường Đại học và các Viện nghiên cứu ở Mỹ. Kỹ thuật vi xử lý và các máy tính cá nhân PC (Personal Computer) ra đời vào giữa những năm 1980 và ngày càng được hoàn thiện, nâng cao về công suất tính toán và tiện lợi trong giao diện sử dụng, đã thực sự rút ngắn khoảng cách giữa người sử dụng và các thiết bị tính toán, làm cho máy tính thâm nhập ngày càng sâu vào tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội và thúc đẩy nhu cầu kết nối máy tính và mạng máy tính. NFSNET, mạng xương sống Internet ra đời năm 1986 ở Mỹ với tốc độ truy nhập đường trục là 45 Mbit/s, đã nâng cao một bước cơ bản về dải thông và chất lượng truy nhập mạng, đáp ứng được yêu cầu trao đổi thông tin ngày càng cao trong cộng đồng nghiên cứu và giảng dạy. 1.3 Khái niệm về Internet Internet là một hệ thống thông tin được kết nối với nhau bởi các giao thức truyền thông và sử dụng một hệ thống địa chỉ thống nhất trên phạm vi toàn cầu để cung cấp các dịch vụ và ứng dụng khác nhau cho người sử dụng. Mạng Internet kết nối nhiều mạng máy tính của nhiều quốc gia trên thế giới, cho nên Internet là một liên mạng máy tính (network of networks). Để có thể truyền thông tin giữa các máy tính trên Internet, các máy tính cùng sử dụng giao thức TCP/IP (Transmission Control Protocol/Internet Protocol) để giao tiếp với nhau. Giao thức này cho phép mọi máy tính trên mạng trao đổi dữ liệu với nhau một cách thống nhất, tương tự như một ngôn ngữ quốc tế được mọi người cùng sử dụng để có thể hiểu nhau. Các mạng cấu thành Internet được kết nối với nhau thông qua nhiều hệ thống truyền tin khác nhau. 12 2. Khái niệm về mạng máy tính Mục tiêu: trình bày được khái niệm về mạng máy tính Định nghĩa: Mạng máy tính là tập hợp các máy tính độc lập (autonomous) được kết nối với nhau thông qua các đường truyền vật lý và tuân theo các quy ước truyền thông nào đó. 2.1. Lịch sử mạng máy tính 1969: Đưa vào sử dụng thử nghiệm mạng thông tin máy tính trên cơ sở công nghệ chuyển mạch gói (packet switching technology). 1977: Thử nghiệm thành công việc kết nối ba mạng thông tin máy tính của ba trường đại học lớn ở Mỹ bằng giao thức TCP/IP. 1986: Việc đưa vào sử dụng mạng NFSNET, mạng Backbone Internet tốc độ cao (34Mbit/s - 45 Mbit/s) phục vụ cho nghiên cứu, giảng dạy đã kích thích sự phát triển mạnh mẽ của Internet trong cộng đồng nghiên cứu và giáo dục ở Mỹ và các nước Tây Âu. 1990/1991: Internet được thương mại hoá với sự ra đời của tổ chức khuyến khích phát triển và sử dụng Internet "Xã hội Internet" (Internet Society), bắt đầu thời kỳ phát triển bùng nổ của Internet. Từ đây, Internet đã thực sự trở thành mạng thông tin máy tính của toàn xã hội. 1997: Đã có hơn 100000 mạng thông tin máy tính được kết nối trong Internet toàn cầu với hơn 15 triệu máy chủ và 50 triệu người sử dụng. Người ta dự đoán những con số này sẽ tăng gấp đôi sau mỗi năm. Có thể kể đến những yếu tố chính thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của Internet mà thực chất là việc mở rộng thực hiện kết nối một cách mềm dẻo và tin cậy các máy tính và các mạng máy tính với nhau trên cơ sở bộ giao thức trao đổi dữ liệu TCP/IP sau đây: Việc sử dụng bộ giao thức TCP/IP trong hệ điều hành UNIX để thực hiện trao đổi dữ liệu giữa các tiến trình trên một máy và giữa các máy được kết nối trong mạng. UNIX là hệ điều hành được sử dụng rộng rãi từ 1983 trong các trường Đại học và các Viện nghiên cứu ở Mỹ. Kỹ thuật vi xử lý và các máy tính cá nhân PC (Personal Computer) ra đời vào giữa những năm 1980 và ngày càng được hoàn thiện, nâng cao về công suất tính toán và tiện lợi trong giao diện sử dụng, đã thực sự rút ngắn khoảng cách giữa người sử dụng và các thiết bị tính toán, làm cho máy tính thâm nhập ngày càng sâu vào tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội và thúc đẩy nhu cầu kết nối máy tính và mạng máy tính. NFSNET, mạng xương sống Internet ra đời năm 1986 ở Mỹ với tốc độ truy nhập đường trục là 45 Mbit/s, đã nâng cao một bước cơ bản về dải thông và 13 chất lượng truy nhập mạng, đáp ứng được yêu cầu trao đổi thông tin ngày càng cao trong cộng đồng nghiên cứu và giảng dạy. Việc sử dụng hệ thống tên miền (DNS) đã làm cho việc truy nhập Internet trở nên đơn giản và tiện lợi. 2.2. Mạng máy tính và lợi ích của mạng. Việc nối máy tính thành mạng từ lâu đã trở thành một nhu cầu khách quan vì : - Có rất nhiều công việc về bản chất là phân tán hoặc về thông tin, hoặc về xử lý hoặc cả hai đòi hỏi có sự kết hợp truyền thông với xử lý hoặc sử dụng phương tiện từ xa. - Chia sẻ các tài nguyên trên mạng cho nhiều người sử dụng tại một thời điểm (ổ cứng, máy in, ổ CD ROM . . .) - Nhu cầu liên lạc, trao đổi thông tin nhờ phương tiện máy tính. - Các ứng dụng phần mềm đòi hòi tại một thời điểm cần có nhiều người sử dụng, truy cập vào cùng một cơ sở dữ liệu. truy nhập Internet trở nên đơn giản và tiện lợi. 3. Sử dụng về Internet Mục tiêu: Trình bày được các dịch vụ triển khai trên mạng Internet. 3.1. Sử dụng Google để tìm kiếm thông tin trên Internet Một trong các ứng dụng trực tuyến nổi tiếng của Google là công cụ tìm kiếm Google Search, công cụ này giúp người dùng Internet có thể dễ dàng tìm được trang Web có các thông tin cần thiết. Google Search hỗ trợ hiển thị và sử dụng nhiều ngôn ngữ, trong đó có ngôn ngữ tiếng Việt. Để sử dụng công cụ tìm kiếm Google Search ta hãy mở trình duyệt web và truy cập vào địa chỉ http://www.google.com/ (tiếng Anh) hoặc http://www.google.com.vn/ (tiếng Việt) Hình 1.1: Sử dụng Google Search để tìm kiếm trên Internet 14 * Từ khóa là gì? • Để tìm kiếm thông tin, trước tiên cần phải xác định Từ khóa (Key Word) của thông tin muốn tìm kiếm, đây là phần rất quan trọng, từ khóa là từ đại diện cho thông tin cần tìm. Nếu từ khóa không rõ ràng và chính xác thì sẽ cho ra kết quả tìm kiếm rất nhiều, rất khó phân biệt và chọn được thông tin như mong muốn. Còn nếu từ khóa quá dài thì kết quả tìm kiếm có thể không có. * Cách tìm kiếm thông tin bằng Google Search • Thông thường chỉ cần nhập từ khóa muốn tìm và nhấn Tìm với Google (Search) hoặc nhấn phím Enter thì Google sẽ cho ra nhiều kết quả tìm kiếm bao gồm địa chỉ liên kết đến trang Web có từ khóa và vài dòng mô tả bên dưới, chỉ cần nhấn trái chuột vào địa chỉ liên kết sẽ mở được trang Web có thông tin muốn tìm. • Nhấn vào nút Xem trang đầu tiên tìm được thì Google sẽ tìm và tự động mở trang Web đầu tiên trong kết quả tìm kiếm. • Kết quả tìm kiếm sẽ được hiển thị bên phải, ta có thể nhấn chuột vào bất cứ liên kết nào để mở trang web có chứa thông tin mà ta cần tìm. Lúc này, ta nên nhấn nút phải chuột vào liên kết tìm được và chọn Open link in new tab hoặc Open link in new window để mở trang web trong một Tab mới hoặc một cửa sổ mới để giữ nguyên các kết quả tìm kiếm được. Việc này sẽ giúp cho việc tiếp tục xem các kết quả tìm kiếm mà không cần phải thực hiện lại lệnh tìm kiếm. Các lựa chọn tìm kiếm 1. Hiển thị tất cả các quả tìm kiếm. 2. Chỉ hiển thị các kết quả của các trang web tiếng Việt. 3. Chỉ hiển thị các kết quả của các trang web từ Việt Nam. 4. Chỉ hiển thị các kết quả của các trang web nước ngoài và dịch các trang này sang tiếng Việt. 5. Cho phép lựa chọn thêm các tùy chọn tìm kiếm khác như thời gian xuất hiện thông tin. 3.2. Trao đổi E-mail và tập tin qua mạng Internet 3.2.1 Tạo hộp thư (địa chỉ) email miễn phí trên Gmail. Thực hiện tạo địa chỉ Email trên Gmail gồm hai phần: A. Tạo tài khoản Gmail - Mở trình duyệt web và vào địa chỉ Gmail.com 15 - Hình 1.2: Tạo Tài khoản Gmail Nhấn chọn nút Tạo tài khoản Hình 1.3: Điền thông tin - Điền thông tin như hình trên. - Chọn hoặc viết và trả lời câu hỏi 16 Hình 1.4: Điền thông tin cần thiết ! Lưu ý: câu hỏi và câu trả lời này được sử dụng khi quên Password, dùng để phục hồi password, vì vậy chúng ta phải ghi nhớ và không để người khác biết - Chọn Vị trí là Việt Nam để Gmail hiển thị ngôn ngữ Tiếng việt - Nhập đoạn văn bản xác minh đúng như hình phía trên. Hình 1.5: Hoàn thành việc tạo Tài khoản - Nhấn nút Tôi chấp nhận. Hãy tạo tài khoản của tôi. - Nếu thành công thì Gmail chuyển vào làm việc với hộp thư 17 - Nếu không thành công thì hãy xem lại phần thông tin ở trên mục nào bị đánh dấu bằng màu đỏ thì nhập lại. B. Sử dụng Gmail: Mở trình duyệt web và vào địa chỉ Gmail.com Hình 1.6: Sử dụng Tài khoản đã tạo để đăng nhập - Đăng nhập bằng tên người dùng và password như lúc đăng ký rồi nhấn nút Đăng nhập. Mặc định Gmail mở ra là mục hộp thư đến. - Để viết một thư mới hãy nhấn vào nút Soạn thư Hình 1.7: Soạn thư điện tử trên Gmail 18 Hình 1.8: Cửa sổ soạn thư * Các bước thực hiện: Bước 1: nhập địa chỉ email người nhận, nếu nhiều địa chỉ thì cách nhau bằng dấu chấm phẩy ";" Bước 2: Tiêu đề của thư Bước 3: Nội dung thư Bước 4: Nếu bạn cần đính kèm theo một hay nhiều tệp tin (file) thì thực hiện bước này (còn không thì sang bước b5). Hình 1.9: Đính kèm file theo thư điện tử 19 - Trong cửa sổ chọn file đính kèm bạn chỉ tới file cần gửi rồi nhấn nút Open Hình 1.10: Minh họa việc đính kèm file đã hoàn tất Bước 5: Nhấn nút gửi. Vậy là xong Để kiểm tra xem thư đã gửi đi thành công hay không ta vào mục Thư đã gửi như hình dưới Hình 1.11: Kiểm tra thư đã được gởi đến địa chỉ 20 Bài tập thực hành của học viên Kiến thức: Câu 1: Hãy mở trình duyệt Internet Explore và truy cập vào trang web: mail.yahoo.com hay gmail.com. Câu 2: Tạo một hộp mail yahoo hay Gmail cho mình, sau đó thực hiện theo các yêu cầu sau: - Gởi mail cho chúng ta của mình - Gởi mail cung một lúc cho nhiều người - Thực hiện gởi một attach file cho chính hộp mail của mình Kỹ năng: Câu 3: Bài tập ứng dụng: Hướng dẫn khai thác Web qua mail: Dich vụ Agora Để lấy trang web qua mail từ dịch vụ Agora, ta thực hiện như sau: +Gởi đến một trong các địa chỉ sau (Nhập địa chỉ vào vùng to) [email protected] [email protected] [email protected] + Trong phần nội dung thư đanh câu lệnh sau: Send<địa chỉ trang web> hoặc resend<đia chỉ mail > <địa chỉ web> Dịch vụ Getweb Để lấy lấy về trang web qua mail từ dịch vụ Getweb, thực hiện như sau: + Gởi một trong các địa chỉ sau: [email protected] [email protected] [email protected] Gợi ý: 1. Bài tập ứng dụng phải thực hiện đúng trên máy tính giáo viên giao cho. 2. Kiểm tra các ứng dụng chạy trên máy tính và hướng dẫn sử dụng trước khi thực hiện lệnh. 3. Thực hiện đầy đủ các bước chuẩn bị khi thực hiện lệnh khai thác web qua mail . 4. sử dụng ứng dụng theo qui định và thao tác đúng các lệnh.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan