Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Tin học Skkn ứng dụng e learning trong dạy tin học tại trường thpt...

Tài liệu Skkn ứng dụng e learning trong dạy tin học tại trường thpt

.PDF
21
525
57

Mô tả:

SỞ GD&ĐT ĐỒNG THÁP CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG THPT CAO LÃNH 1 Độc lập – Tự do – Hạnh phúc SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NĂM HỌC 2015 – 2016 Tên SKKN: Ứng dụng E-learning trong dạy Tin học tại trường THPT Cao Lãnh 1 năm học 2015 – 2016 Tác giả: Nguyễn Văn Út; Chức vụ: Tổ trưởng Tổ Tin – Công nghệ – Nghề; Môn: Tin học Nội dung sáng kiến kinh nghiệm I. Thực trạng và nguyên nhân 1. Thực trạng Hiện nay trên thế giới có rất nhiều quan niệm và khái niệm khác nhau về eLearning. Điển hình trong số nhiều khái niệm về e-Learning là: E-Learning là hình thức học tập bằng truyền thông qua mạng Internet theo cách tương tác với nội dung học tập và được thiết kế dựa trên nền tảng phương pháp dạy học. (Resta and Patru (2010) in the UNESCO publication) Từ khái niệm trên cho thấy những gì được gọi là e-Learning đều phải liên quan tới Internet. Nghĩa là, không sử dụng Internet thì không được coi là e-Learning. Ngoài yếu tố công nghệ, tác giả còn nhấn mạnh yếu tố nền tảng là phương pháp dạy học được sử dụng trong quá trình thiết kế, triển khai các hoạt động dạy học qua e-Learning. Theo thể lệ cuộc thi “THIẾT KẾ BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ E-LEARNING” NĂM HỌC 2015-2016 của Sở GDĐT: E-Learning (học tập điện tử) là việc học tập hay đào tạo dựa trên công nghệ thông tin và truyền thông (công nghệ mạng, kĩ thuật mô phỏng, kĩ thuật đồ họa…) và được phân phối, truyền tải qua Internet, CD-ROM, DVD, Tivi, hay các thiết bị cá nhân (điện thoại di động) để đến người học. Bài giảng điện tử E-Learning là bài giảng được soạn ra từ các công cụ soạn bài giảng E-Learning, tuân thủ tiêu chuẩn đóng gói SCORM, AICC. Bài giảng điện tử E-Learning tích hợp đa phương tiện một cách đồng bộ và có thể xuất bản dưới dạng trực tuyến (online), ngoại tuyến (offline, như dùng trên đĩa CD/DVD) hoặc tài liệu theo định dạng pdf. Trong những năm học vừa qua nhà trường đã xây dựng được hệ thống quản lý học tập e-learning dựa trên LMS (Learning Management System) mã nguồn mở Moodle phục vụ công tác dạy học và kiểm tra trực tuyến. Đây là một hình thức ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) mới mẻ và hiệu quả trong việc nâng cao chất lượng giảng dạy, phù hợp với xu thế chung của xã hội, đáp ứng nhu cầu tự học, tự tìm hiểu ngày càng cao của học sinh. Tuy nhiên việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy ở trường chỉ bước đầu dừng lại ở việc soạn giảng, các bài giảng trình chiếu kết hợp đa phương tiện, các bài kiểm tra trắc Trang: 1 nghiệm được trộn sẵn và học sinh làm trực tiếp trên giấy. Việc ứng dụng e-learning tạo các khóa học, bài học để tổ chức cho học sinh tự học, tự nghiên cứu bài học hay tổ chức bài kiểm tra trực tuyến thì còn rất ít và còn nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện. Đầu năm học 2015 – 2016 Sở giáo dục và đào tạo tiếp tục yêu cầu các trường khai thác tốt Website Trường học kết nối tại địa chỉ http://truongtructuyen.edu.vn ứng dụng vào trong sinh hoạt chuyên môn và dạy học đã tạo thêm một môi trường học tập trực tuyến cho học sinh. Tuy nhiên quá trình tiếp cận của giáo viên còn chậm và còn khó khăn cho giáo viên trong việc quản lý, cấp phát tài khoản của học sinh ở cả hệ thống học tập elearning của trường và tại website Trường học kết nối. Tăng cường ứng dụng e-learing trong dạy học mà tiên phong là dạy học ở bộ môn tin học là một trong những giải pháp đáp ứng yêu cầu trong giai đoạn hiện nay đối với việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy một cách hợp lý, hiệu quả, đa dạng các hình thức và phương pháp dạy học, phát huy khả năng tự học và sáng tạo của học sinh. 2. Nguyên nhân Nhiều giáo viên trong thời gian đầu ứng dụng e-learning thì thấy mới mẻ, tạo hứng thú cho học sinh. Tuy nhiên việc quản lý lớp học trên e-learning theo hình thức học sinh tự đăng ký ghi danh mặc định của hệ thống thì chưa được phù hợp, khó khăn trong quản lý lớp học trực tuyến với lớp học trên lớp, thiếu sự thống nhất. Các khóa học kiểm tra trắc nghiệm mặc dù được hệ thống tự động chấm điểm sau khi làm kiểm tra xong nhưng kết quả kiểm tra không theo danh sách lớp gây khó khăn cho giáo viên trong việc xử lý điểm. E – learning là hệ thống quản lý học tập ưu việc ngoài việc quản lý các khóa học trực tuyến hệ thống còn hỗ trợ việc trao đổi thông tin giữa giáo viên và học sinh thông qua hệ thống email của giáo viên và học sinh trên khóa học. Tuy nhiên khi triển khai cùng với hệ thống trường học kết nối thì học sinh lại được cấp thêm một tài khoản học tập. Việc cấp nhiều tài khoản cho học sinh như tài khoản email, tài khoản e-learning, tài khoản trường học kết nối.. gây khó khăn cho giáo viên quản trị cũng như giáo viên bộ môn khi triển khai cho lớp học. Việc tiếp cận với phương pháp học tập mới bằng e-learning, môi trường học tập trên trường học kết nối, sử dụng email cá nhân để trao đổi liên hệ với giáo viên và trao đổi giữa các học sinh với nhau còn rất mới đối với học sinh trên địa bàn huyện Cao Lãnh như hiện nay, đặc biệt là ở khối đầu cấp thì còn nhiều khó khăn cho học sinh, nhiều học sinh chưa được tiếp cận với máy vi tính, chưa được học tập với môi trường mạng. Giáo viên nhà trường hiện nay bước đầu đã thiết kế được bài giảng điện tử theo chuẩn Scorm để giảng dạy và tham gia dự thi ở cấp trường, sở. Tuy nhiên việc đưa bài giảng đã thiết kế lên hệ thống học tập e-learning để tổ chức cho học sinh tự học, tự nghiên cứu bài học thì chưa thực hiện được. Điều này làm cho học sinh thiếu kênh thông tin bài giảng chính thức từ giáo viên dạy lớp để có thể phát huy khả năng tự học, tự tìm tòi. Việc ứng dụng công cụ mạnh mẽ của e-learning để thực hiện kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh đối với nhiều giáo viên còn khó khăn nên giáo viên thường chọn hình thức kiểm tra đánh giá bằng bài viết hoặc kiểm tra trắc nghiệm trên giấy. Trang: 2 II. Các biện pháp đã thực hiện 1. Cấu hình hệ thống phù hợp. Việc quản lý danh sách lớp học là một công việc rất quan trọng góp phần tạo sự thuận lợi cho giáo viên trong việc tổ chức lớp học, theo dõi việc học tập, xử lý điểm số của học sinh theo danh sách. Tạo sự thuận lợi cho giáo viên trong việc quản lý danh sách các lớp học với các thành viên khác. Qua thời gian dài khai thác và sử dụng hệ thống Moodle từ phiên bản 1.5 đến 2.5 tôi thấy nội dung quan trọng cần cấu hình cho phù hợp với đặc điểm sử dụng của trường là thay đổi cấu trúc dữ liệu tài khoản học sinh. Ta cần thay đổi cấu trúc dữ liệu tài khoản học sinh theo cấu trúc sau: (Hình 1) Việc thay đổi này rất thuận lợi cho giáo viên trong quá trình quản lý lớp học và xử lý điểm số khi xuất dưới dạng file Excel. Hình 1 So với cấu trúc mặc định của Moodle thì ta cần thay đổi trường thông tin “Tên đệm” thành trường thông tin “Tên đệm và tên”; trường thông tin “Tên” thành trường thông tin “Lớp”. Khai báo thêm mục thông tin “Trường thông tin khác” trong đó tạo mới trường thông tin “Trường” để phân biệt học sinh của các trường khi có học sinh nhiều trường tham gia học tập như Hình 1. Cách thực hiện: Xem Phụ lục 2 – Phần 1. Thay đổi cấu trúc dữ liệu tài khoản học sinh. Cấu hình hệ thống phù hợp là nội dung quan trọng trong phần thiết kế và cấu hình hệ thống học tập Moodle. Tùy theo điều kiện của từng trường mà giáo viên quản trị có Trang: 3 cài đặt phù hợp. Nếu thực hiện tốt nội dung này sẽ tạo thuận lợi cho giáo viên trong quá trình giảng dạy, quản lý lớp học, khóa học và thuận lợi cho học sinh khi tham gia. 2. Tạo tài khoản cho học sinh. Hiện tại trường THPT Cao Lãnh 1 đầu năm học phải cấp các tài khoản cho học sinh gồm: tài khoản email cá nhân cho mỗi học sinh với tài khoản email theo tên miền của trường có dạng [email protected] ; tài khoản trên hệ thống học tập e-learning của trường tại địa chỉ http://www.caolanh1.edu.vn/tuhoc ; tài khoản trên hệ thống học tập của trường học kết nối tại địa chỉ http://truongtructuyen.edu.vn . Việc tạo và cấp 3 tài khoản riêng biệt sẽ gây nhiều khó khăn cho học sinh khi tham gia học tập nên giáo viên quản trị cần tạo tài khoản sao cho học sinh có thể sử dụng một tài khoản để tham gia học tập trên cả 2 hệ thống. Giáo viên là quản trị cần khởi tạo tài khoản của học sinh trên e-learning và trên trường học kết nối phải theo danh sách lớp, không để học sinh tự tạo tài khoản và đăng ký học sẽ gây khó khăn trong quản lý danh sách lớp và xử lý điểm số. Tạo danh sách tài khoản theo cấu trúc như sau: username HS.06337.00412 HS.06337.00413 password EtCgfYiz JKtbL2i5 firstname(Họ và tên) 01 Lê Phương Anh 02 Nguyễn Bùi Tuyết Anh Lớp email 10A1 [email protected] 10A1 [email protected] Thực hiện lần lượt theo các bước sau: Tạo danh sách tài khoản của học sinh trên trường học kết nối theo số lượng của danh sách lớp; Bổ sung thêm thông tin họ tên, lớp và email vào dánh sách; Sử dụng danh sách này để thêm thành viên vào hệ thống elearning của trường; Sử dụng danh sách tài khoản email trong tập tin này để tạo tài khoản email cho học sinh trên hệ thống email của trường. Khi cấp tài khoản email cho học sinh nên đặt mật khẩu là mã số học sinh (như tên tài khoản) giúp học sinh dễ nhớ. Cách thực hiện: Đầu tiên giáo viên quản trị tạo tài khoản cho học sinh các lớp trên http://truongtructuyen.edu.vn tập tin excel tài khoản có dạng: STT 412 413 414 415 416 417 418 419 … Tài khoản HS.06337.00412 HS.06337.00413 HS.06337.00414 HS.06337.00415 HS.06337.00416 HS.06337.00417 HS.06337.00418 HS.06337.00419 Mật khẩu EtCgfYiz JKtbL2i5 gYXbhQOJ Pg2cMtDe i9os1lED fETLatp7 7qYuIjVX 28xYLF5c Tiếp theo ta bổ sung tên học sinh, lớp, địa chỉ email theo cấu trúc của tập tin cấp phát tài khoản thành viên trên hệ thống e-learning như sau: username HS.06337.00412 HS.06337.00413 HS.06337.00414 HS.06337.00415 password EtCgfYiz JKtbL2i5 gYXbhQOJ Pg2cMtDe firstname(Họ và tên) 01 Lê Phương Anh 02 Nguyễn Bùi Tuyết Anh 03 Nguyễn Ngọc Kim Anh 04 Đỗ Minh Ánh Trang: 4 Lớp 10A1 10A1 10A1 10A1 email [email protected] [email protected] [email protected] [email protected] HS.06337.00416 HS.06337.00417 HS.06337.00418 HS.06337.00419 … i9os1lED fETLatp7 7qYuIjVX 28xYLF5c 05 Cao Nhựt Duy 06 Cao Mỹ Duyên 07 Lê Huỳnh Trúc Giang 08 Nguyễn Trường Giang 10A1 10A1 10A1 10A1 [email protected] [email protected] [email protected] [email protected] Địa chỉ email của học sinh là địa chỉ email được nhà trường cấp phát từ hệ thống email của trường. Nếu chưa có hệ thống email riêng thì trường thông tin này có thể sử dụng địa chỉ email đại diện không trùng nhau (địa chỉ email không hoạt động). Sau đó giáo viên quản trị thực hiện khởi tạo tài khoản cho học sinh các lớp trên elearning. Cách thực hiện: Xem phụ lục 2 – Phần 2. Khởi tạo tài khoản cho học sinh. Để cấp tài khoản email cho học sinh dựa trên hệ thống của google mail giáo viên quản trị cần tạo danh sách tài khoản có cấu trúc như sau: First Name Last Name Email Address An Huynh Hoang [email protected] Password 7115160044 Anh Huynh Trong [email protected] 7115160045 Anh Nguyen Kieu Trang [email protected] 7115160046 Sau đó tiến hành thêm danh sách tài khoản từ hướng dẫn của hệ thống gmail. Giáo viên có thể tham khảo thêm trực tiếp từ www.google.com.vn Với cách làm như trên ta chỉ cần cấp cho học sinh một tài khoản nhưng có thể sử dụng trên cả 2 hệ thống học tập e-learning của trường và hệ thống học tập trường học kết nối, một tài khoản sử dụng email cá nhân tạo được sự thuận lợi cho cả học sinh lẫn giáo viên. 3. Hướng dẫn học sinh sử dụng tài khoản. Sau khi tạo và cấp các tài khoản cho học sinh giáo viên tin học cần đóng vai trò chính trong việc hướng dẫn học sinh sử dụng các tài khoản được cấp để có thể tham gia tốt vào phương pháp dạy học mới đặc biệc là khối học sinh lớp 10 đầu cấp. Giáo viên dành thời gian khoản một tiết học để hướng dẫn học sinh thực hiện các nội dung: + Đăng nhập vào hệ thống học tập e-learning của trường tại địa chỉ http://www.caolanh1.edu.vn/tuhoc , cập nhật thông tin cá nhân của học sinh, tham gia vào khóa học mới, thực hiện nghiên cứu nội dung bài học, tham gia kiểm tra trực tuyến, theo dõi các thông tin từ khóa học, cách thức trao đổi nhóm trong quá trình tham gia bài học.. + Đăng nhập vào hệ thống trường học kết nối tại địa chỉ http://truongtructuyen.edu.vn, cập nhật thông tin cá nhân trên hệ thống, hướng dẫn tham gia nghiên cứu bài học, hoạt động nhóm, tìm kiếm các nguồn tài nguyên ... + Sử dụng địa chỉ email cá nhân theo địa chỉ tên miền dựa trên hệ thống email của google mail tại địa chỉ https://mail.google.com, quản lý tài khoản, gửi và nhận thư điện tử. Việc hướng dẫn học sinh sử dụng tài khoản email và tài khoản học tập trên elearning, trường học kết nối của giáo viên tin học giúp học sinh dễ dàng tiếp cận với Trang: 5 phương pháp học tập mới, tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên các bộ môn dễ dàng triển khai học tập theo phương pháp mới. 4. Tổ chức dạy học. Ngoài việc tổ chức dạy học theo phương pháp truyền thống giáo viên có thể tổ chức lớp học theo phương pháp dạy học mới sử dụng e-learning để dạy học ở một số bài học, môn học. Việc tổ chức học bằng e-learning giáo viên có thể thực hiện tại phòng máy vi tính hoặc tổ chức để học sinh học tự học ở nhà hoặc thông qua các thiết bị di động thông minh như điện thoại, máy tính bảng. Để tổ chức dạy học giáo viên cần thực hiện hai nội dung: Thiết kế bài giảng theo chuẩn scorm; đưa bài giảng lên hệ thống học tập elearning của trường hoặc đưa bài giảng lên trường học kết nối. Hiện nay trường đã tổ chức tập huấn và giáo viên cơ bản đã thực hiện được thiết kế bài giảng điện tử theo chuẩn Scorm. Giáo viên đã tham gia các cuộc thi thiết kế bài giảng điện tử cấp trường và cấp Sở. Tuy nhiên giáo viên còn khó khăn trong việc tạo khóa học và đưa bài giảng lên e-learning. Để thực hiện tạo khóa học và đưa bài giảng lên e-learning: Xem phụ lục 2 – Phần 3. Tạo khóa học trên e-learning THPT Cao Lãnh 1. Việc tổ chức dạy học theo phương pháp truyền thống kết hợp sử dụng phương tiện dạy học và công nghệ thông tin hợp lý, phương pháp dạy học mới sử dụng e-learning trong dạy học góp phần tăng cường đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực của học sinh góp phần nâng cao chất lượng giáo dục nhà trường. 5. Tổ chức kiểm tra, đánh giá. Kiểm tra, đánh giá là hoạt động bắt buộc nhằm đánh giá kết quả học tập của học sinh, xem xét mức độ đạt được của hoạt động học của học sinh so với mục tiêu đề ra. Elearning cung cấp nhiều chức năng để thực hiện đánh giá kết quả học tập của học sinh sau khi tham gia một bài học, khóa học hoặc sau một số nội dung kiến thức được giáo viên giảng dạy trên lớp. Hoạt động được sử dụng nhiều nhất để đánh giá là đề thi. Tùy theo điều kiện phòng máy vi tính của trường giáo viên có thể tổ chức cho học sinh kiểm tra tại phòng máy hoặc các bài kiểm tra ôn tập, củng cố kiến thức có thể thực hiện ở nhà. Đề thi dùng để đánh giá học sinh thông qua các dạng đánh giá bao gồm: đúng/sai, nhiều lựa chọn, câu trả lời ngắn, câu hỏi phù hợp, câu hỏi ngẫu nhiên, câu hỏi số, các câu trả lời có hình ảnh đồ hoạ và văn bản mô tả... Đối với hình thức học trực tuyến thì các đề thi phải được nghiên cứu kỹ để phù hợp với các đối tượng học sinh, có khả năng phân hóa cao. Hoạt động này cung cấp các phương tiện để tổ chức một đề thi trực tuyến, từ tạo đề thi đến các thông tin, báo cáo về học sinh tham gia thi, kết quả. Để thực hiện tạo đề thi: Xem phụ lục 2 – Phần 4. Tạo khóa học trên e-learning THPT Cao Lãnh 1. Để thực hiện xử lý kết quả đề thi: Xem phụ lục 2 – Phần 5. Đánh giá kết quả kiểm tra trực tuyến. Ứng dụng e-learning trong tổ chức kiểm tra, đánh giá giúp giáo viên có thêm được công cụ mạnh, linh hoạt hơn trong kiểm tra, đánh giá. Giáo viên có thể xây dựng được Trang: 6 các ngân hàng câu hỏi nhiều hơn, đánh giá khách quan hơn với chức năng câu hỏi ngẫu nhiên, có thể kiểm tra được kiến thức rộng thể hiện tính toàn diện, đặc biệt phù hợp với các bộ đề giúp học sinh tự học để ôn tập. III. Hiệu quả và khả năng áp dụng 1. Hiệu quả Qua thực hiện các biện pháp trên đã mang lại hiệu quả tích cực trong việc ứng dụng e-learning vào trong dạy học không chỉ ở bộ môn tin học mà còn ở nhiều bộ môn khác. Hiện nay hệ thống học tập e-learning của trường cũng đã xây dựng được nhiều khóa học, ngân hàng đề kiểm tra trực tuyến ở một số bộ môn như Tin học, Vật lý, Sinh, Tiếng anh, Hóa.. (Phụ lục 1 - Hình 1). Việc tổ chức các khóa học, bài học theo chuẩn scorm để học thông qua e-learning giúp học sinh có thể nghiên cứu bài trước hoặc xem lại các nội dung đã giảng của giáo viên góp phần rèn luyện khả năng tự học, sáng tạo của học sinh qua đó giúp học sinh yêu thích môn học. Học sinh rất hứng thú với hình thức kiểm tra trắc nghiệm trên e-learning vừa công bằng vừa đảm bảo được tính khách quan. Việc sử dụng ngân hàng câu hỏi và câu hỏi ngẫu nhiên giúp giáo viên kiểm tra kiến thức học sinh được toàn diện, tốn ít thời gian hơn. Việc ứng dụng e-learning trong dạy học là cơ sở để giáo viên và học sinh dễ dàng tiếp cận và sử dụng hệ thống http://truongtructuyen.edu.vn của Bộ GDĐT vào trong dạy học (Phụ lục 1 - Hình 2; Phụ lục 1 - Hình 3). Học dựa trên e-Learning có thể thực hiện phù hợp với tiến độ học tập, hoàn cảnh của học sinh, đảm bảo học mọi lúc, mọi nơi, hỗ trợ hợp tác trong môi trường mạng. Đối với giáo viên, dễ dàng quản lý lớp học với số lượng lớn. Học sinh có thể lựa chọn các khóa học, bài học phù hợp với nhu cầu như: ôn tập, kiểm tra kiến thức, tiềm hiểu kiến thức mới. Các khóa học, bài học dễ dàng được cập nhập thường xuyên và nhanh chóng. Ứng dụng e-learning trong giảng dạy tin học là động lực để tập thể giáo viên ứng dụng e-learning, xây dựng các bài giảng theo chuẩn, đảm bảo theo hướng phát triển của xã hội. Tạo môi trường trao đổi bài học giữa học sinh và giáo viên trở nên thuận tiện hơn ngay cả ngoài giờ học trên lớp. Việc ứng dụng hệ thống học tập trực tuyến e-learning vào dạy học đã tạo cho học sinh một môi trường học tập mới đầy năng động, hiệu quả và sáng tạo. Phát huy khả năng tự học, tự tìm tòi của học sinh góp phần nâng cao chất lượng giáo dục nhà trường. 2. Khả năng áp dụng Hiện nay nhiều giáo viên của trường cũng như giáo viên của các trường THPT trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp đã thực hiện được việc thiết kế bài giảng điện tử e-learning. Hàng năm có rất nhiều bải giảng dự thi thiết kế bài giảng điện tử cấp Sở góp phần tạo động lực để giáo viên tiếp tục nghiên cứu, học hỏi và sáng tạo. Đây là cơ sở để giáo viên đưa những bài giảng lên hệ thống quảng lý học tập e-learning của trường. Trang: 7 Đối với các Trường THPT trong giai đoạn hiện nay việc triển khai hệ thống học tập E-learning và áp dụng các biện pháp trên để góp phần đẩy mạnh ứng dụng e-learning vào trong giảng dạy là hoàn toàn có thể thực hiện được. Cao Lãnh, ngày 18 tháng 04 năm 2016 Người viết SKKN (ký và ghi rõ họ tên) Nguyễn Văn Út Trang: 8 PHỤ LỤC 1 Hình 1: Các khóa học của giáo viên bộ môn trên e-learning. Trang: 9 Hình 2: Danh sách học sinh tham gia Trường học kết nối Hình 3: Học sinh tham gia bài học trên Trường học kết nối Trang: 10 PHỤ LỤC 2 1. Thay đổi cấu trúc dữ liệu tài khoản học sinh. Theo mặc định Moodle quản lý các thông tin thành viên bao gồm: (Hình 1.1) Hình 1.1: Cung cấp các thông tin để tạo tài khoản mới Để thực hiện cấu hình như đã đề cập ở phần trên, cách đơn giản ta có thể cấu hình hệ thống thiết đặt ngôn ngữ mặc định là Tiếng Việt. Sau đó ta thay đổi file dịch các thông tin sang Tiếng Việt để có kết quả tương ứng như sau: (Hình 1.2) Hình 1.2: Cung cấp thông tin để tạo tài khoản mới với giao diện Tiếng Việt. Ta thực hiện theo các bước sau để thay đổi file dịch : B1: Đăng nhập vào hệ thống với tài khoản quản trị, chọn : Khu vực quản trị ► Language ► Sửa ngôn ngữ. B2: Chọn file cần sửa là moodle.php. (Hình 1. 3) Hình 1. 3: Chọn file để sửa chuỗi dịch. B3: Tìm dòng First name sửa thành chuỗi tương ứng là Tên đệm và tên. B4: Tìm dòng Surname sửa thành chuỗi tương ứng là Lớp. B5: Chọn Save file để lưu lại. Trang: 11 Sau khi thay đổi trong file dịch của gói ngôn ngữ Tiếng việt ta cần thay đổi tiếp gói ngôn ngữ Tiếng anh để thông tin được thống nhất. Hoặc ta có thể thay đổi trong cấu trúc bảng dữ liệu trong cơ sở dữ liệu của Moodle để có kết quả tương tự. 2. Khởi tạo tài khoản cho học sinh trên e-learing * Nhập danh sách lớp học. Do danh sách lớp học ở các trường phổ thông hàng năm có sự thay đổi nên danh sách lớp học (thành viên) trên e-learning hàng năm phải được thay đổi theo. Moodle cho phép chúng ta nhập danh sách lớp học (thành viên) theo một chuẩn sẵn và thông qua chức năng nhập danh sách thành viên. Ta có thể nhập danh sách thành viên dưới dạng file *.csv với các trường thông tin tương ứng sau: username password firstname HS.06337.00412 EtCgfYiz 01 Lê Phương Anh Lastname email 10A1 [email protected] Các bước thực hiện nhập danh sách lớp học: B1: Chuẩn bị file .csv chứa danh sách thành viên lớp học. Ta có thể sử dụng file danh sách học sinh các lớp dạng Excel và chỉnh sửa các thông tin tương ứng và lưu lại dưới dạng file *.csv username password firstname Lastname email HS.06337.00412 EtCgfYiz 01 Lê Phương Anh 10A1 [email protected] HS.06337.00413 JKtbL2i5 02 Nguyễn Bùi Tuyết Anh 10A1 [email protected] HS.06337.00414 gYXbhQOJ 03 Nguyễn Ngọc Kim Anh 10A1 [email protected] HS.06337.00415 Pg2cMtDe 04 Đỗ Minh Ánh 10A1 [email protected] HS.06337.00416 i9os1lED 05 Cao Nhựt Duy 10A1 [email protected] HS.06337.00417 fETLatp7 06 Cao Mỹ Duyên 10A1 [email protected] HS.06337.00418 7qYuIjVX 07 Lê Huỳnh Trúc Giang 10A1 [email protected] HS.06337.00419 28xYLF5c 08 Nguyễn Trường Giang 10A1 [email protected] HS.06337.00420 v13KRYGh 09 Lê Nguyễn Phương Hằng 10A1 [email protected] HS.06337.00421 8ohkML4B 10 Nguyễn Thuý Hiền 10A1 [email protected] HS.06337.00422 kUr6aAWg 11 Nguyễn Ngọc Hiện 10A1 [email protected] HS.06337.00423 1SFaTKjQ 12 Trần Quang Hiếu 10A1 [email protected] HS.06337.00424 ZCe2oqUg 13 Phạm Trung Hiếu 10A1 [email protected] HS.06337.00425 ZU9pFd8A 14 Nguyễn Thế Hùng 10A1 [email protected] HS.06337.00426 4pV9CmBN 15 Nguyễn Trần Khang 10A1 [email protected] HS.06337.00427 9YXNVe3D 16 Nguyễn Tuấn Kiệt 10A1 [email protected] HS.06337.00428 3VgtMHke 17 Nguyễn Quang Lập 10A1 [email protected] HS.06337.00429 6IYQhlmO 18 Thái Thị Mỹ Linh 10A1 [email protected] HS.06337.00430 StpldoY7 19 Đào Kim Ngân 10A1 [email protected] HS.06337.00431 HeX0xGFw 20 Nguyễn Lê Thảo Ngân 10A1 [email protected] HS.06337.00432 WyRq5VPQ 21 Nguyễn Thị Kim Ngân 10A1 [email protected] HS.06337.00433 KQLehO3D 22 Phan Thu Ngân 10A1 [email protected] HS.06337.00434 9eicb0xS 23 Võ Thanh Ngân 10A1 [email protected] HS.06337.00435 qQmgSUIE 24 Đào Phương Nhi 10A1 [email protected] HS.06337.00436 QzA5cs7n 25 Đặng Nguyễn Ý Nhi 10A1 [email protected] HS.06337.00437 w5fAWKZ7 26 Trần Thị Yến Nhi 10A1 [email protected] HS.06337.00438 s46IBNSr 27 Nguyễn Thị Huỳnh Như 10A1 [email protected] HS.06337.00439 9USBiCa1 28 Nguyễn Thị Oanh 10A1 [email protected] Trang: 12 HS.06337.00440 1feKq2YM 29 Phan Nhựt Quang 10A1 [email protected] HS.06337.00441 IR6GCklW 30 Lê Minh Quân 10A1 [email protected] HS.06337.00442 2OhQKXmw 31 Nguyễn Thị Thanh Tâm 10A1 [email protected] HS.06337.00443 JhE7NtyF 32 Đỗ Đoàn Duy Tân 10A1 [email protected] HS.06337.00444 oEDAubFS 33 Nguyễn Thị Lan Thanh 10A1 [email protected] HS.06337.00445 c3opRANy 34 Lê Đình Ngọc Thảo 10A1 [email protected] HS.06337.00446 Sgkofd08 35 Nguyễn Ngọc Thảo 10A1 [email protected] HS.06337.00447 HfVohN7P 36 Đặng Thị Thủy Tiên 10A1 [email protected] HS.06337.00448 gLYVSkTX 37 Nguyễn Thị Cẩm Tiên 10A1 [email protected] HS.06337.00449 XA8gBUob 38 Nguyễn Thị Ngọc Trâm 10A1 [email protected] HS.06337.00450 uejOZgfY 39 Phạm Thị Diễm Trinh 10A1 [email protected] HS.06337.00451 6RcxmYjT 40 Trần Thị Cẩm Tú 10A1 [email protected] HS.06337.00452 VJWUkncb 41 Nguyễn Lê Anh Tuấn 10A1 [email protected] HS.06337.00453 wFXGlrN0 42 Nguyễn Thị Kim Tuyền 10A1 [email protected] HS.06337.00454 7fjqIxkt 43 Nguyễn Thị Thu Vân 10A1 [email protected] * Lưu ý: Ở trường firstname ta sử dụng luôn STT của học sinh ở phía trước tên của học sinh, với thiết đặt này ta có thể xuất file kết quả học tập của các em thành file excel theo đúng thứ tự của danh sách lớp. B2: Đăng nhập vào hệ thống với tài khoản Admin chọn: Thành viên ► Tài khoản ► Nhập danh sách thành viên. (Hình 2.1) Hình 2.1: Cửa sổ nhập danh sách thành viên. B3: Chọn Choose File để tải file từ máy tính lên hệ thống. B4: Chọn CSV delimter (dấu phân cách) là dấu “,” (dấu phẩy). (Hình 2.2) Hình 2.2: Cửa sổ tải file danh sách thành viên. B5: Chọn Nhập danh sách thành viên. B6: Xuất hiện của sổ xem trước danh sách thành viên. Và các lựa chọn thiết đặt khác. Chọn các tùy chọn tương ứng, lưu ý mục Mã số ID ta nên nhập một mã số để phân biệt giữa các lớp. Nhấn Nhập danh sách thành viên. B7: Chọn Continue để hoàn thành thao tác nhập danh sách thành viên. Trang: 13 3. Tạo khóa học trên e-learning THPT Cao Lãnh 1. Một khóa học trực tuyến trên hệ thống Moodle được tập hợp nhiều môđun khác nhau, nó bao gồm nhiều dạng tài liệu và các hoạt động khác nhau của khóa học, được giáo viên chủ động thiết đặt có định hướng cho học sinh học tập trực tuyến. Các hoạt động học tập trực tuyến trong các khóa học rất đa dạng như: + Môđun bài giảng Scorm. + Môđun diễn đàn. + Môđun bài thi. + Môđun lựa chọn. + Môđun bài khảo sát. + Môđun bài tập lớn... Trong khóa học tập hợp các hoạt động học rất đa dạng - Các diễn đàn, Các bài thi, Các bài giảng Scorm, Các lựa chọn, Các bài khảo sát, Các bài tập lớn, Chats, Các bình luận. Sự đa dạng các hoạt động trong khóa học tạo nên sự thích thú trong học tập của học sinh, phát huy tinh thần tự học, khả năng làm việc nhóm trong học tập khi gặp các vấn đề khó khăn. Thông qua các hoạt động đó giáo viên có thể đánh giá học sinh một cách thiết thực. Tạo hoạt động bài giảng chuẩn Scorm: Thông thường, nội dung bài giảng được tạo ra từ công cụ bài giảng như: RELOAD, eXe, Adobe Presenter, Violet. . . sau đó người giáo viên đóng gói bài ở dạng chuẩn SCORM. Các bước để cập nhật một gói bài giảng SCORM như sau: Sau khi đăng nhập vào hệ thống e-learning THPT Cao Lãnh 1. Giáo viên có thể tạo một khóa học mới hoặc lựa chọn một khóa học phù hợp với nội dung bài giảng của mình. Sau đó thực hiện: Trong phần “add a activity. . .” ta chọn “Scorm” (Hình 3.1) Hình 3.1: Tạo bài giảng chuẩn Scorm Trang thiết lập thông tin bài giảng chuẩn Scorm xuất hiện (Hình 3.2) Trang: 14 Hình 3.2: Thiết lập thông số cho bài giảng Scorm Nhập tên của bài giảng trong trường “Tên” Điền thông tin trong ô “Tóm tắt”. Kích chọn nút “Chọn hoặc tải một file. . .” một của sổ chọn file Scorm xuất hiện (Hình 3.3) Hình 3.3: Tải một file chuẩn Scorm lên hệ thống Kích “Chọn” tập tin chuẩn SCORM Hình 3.4: Hoàn tất quá trình thiết lập Scorm 4. Tạo hoạt động “Đề Thi”. Để tạo một đề thi (đề kiểm tra), vào “Add an activiti…” chọn “đề thi” (Hình 4.1) Trang: 15 Hình 4.1: Tạo một đề thi ( kiểm tra) Màn hình thiết lập đề thi xuất hiện (Hình 4.2) Hình 4.2: Thiết đặt thông tin đề thi Đặt tên đề thi trong ô “Tên” Tóm tắt nội dung đề thi, những ghi chú của giáo viên. . . trong ô “Nội dung” Hình 4.3: Thiết đặt thời gian cho đề thi Thiết lập thời thời gian mở bài thi, thời gian đóng bài thi (Hình 4.3). Kích vào “Mở” thiết lập thời gian cho học sinh làm bài (ví dụ: 15, 45. . . phút). Nếu không kích chọn “Mở” thì đề thi không hạn chế thời gian làm bài. Hình 4.4: Thiết đặt hình thức trình bày cho đề thi Số câu hỏi mỗi trang (Hình 4.4) : Quy định cách thức trình bày trang câu hỏi. Trang: 16 Thay đổi vị trí các câu hỏi: Cho phép thay đổi thứ tự câu hỏi trong đề thi, để tránh trùng lặp hoàn toàn giữa các lần làm đề thi của học sinh. Tráo đổi vị trí câu trả lời: Cũng với mục đích tránh trùng lặp, thay đổi thứ tự câu trả lời trong mỗi câu hỏi. Số lần làm đề thi: Cho phép học sinh làm bài một số lần nhất định sau đó có thể tính điểm dựa vào các bài làm này. Cách này rất có ích cho học sinh khi đề thi cho phép xem lại lần làm bài trước và có các thông tin phản hồi cho học sinh.. Thử nghiệm dựa trên bài trước đó (có, không): Nếu đề thi cho phép thử nhiều lần, Học sinh có thể xem kết quả các lần thử trước đó và các thông tin phản hồi tùy thuộc vào thuộc tính này để chọn các phương án trả lời. Cách tính điểm: Cách thức tính điểm cuối cùng của học viên dựa vào các lần làm thử đề thi. Bạn có thể quy định lấy điểm cao nhất, điểm trung bình, điểm lần thử nghiệm đầu tiên, điểm lần thử nghiệm cuối cùng. Cho phép làm bài dạng loại trừ: Áp dụng khi cho phép học sinh làm bài thi nhiều lần. Khi đó học sinh có thể có các thông tin phản hồi từ những lần thi trước đó. Trừ điểm nếu làm sai(kiểu loại trừ): Áp dụng với đề thi làm nhiều lần, đối với mỗi câu hỏi nếu mỗi lần chọn một đáp án sai thì sẽ bị trừ một số điểm bằng tích hệ số trừ và điểm của câu hỏi. Điểm lấy sau dấu phẩy: Quy định độ chính xác của kết quả thi. Sau khi thiết lập xong các thông số cơ bản của đề thi, kích chọn “Lưu và trở về khóa học” để lưu thiết đặt. Nếu không muốn lưu kích chọn “Hủy bỏ”. 5. Đánh giá kết quả kiểm tra trực tuyến. Để biết được kết quả làm bài của học sinh, trở về khóa học cần đánh giá chất lượng. Nhìn bên trái màn hình có mục quản trị và chọn “điểm số”(Hình 5.1) Hình 5.1: Kiểm tra điểm số của học sinh làm bài Sau khi chọn điểm số sẽ thấy bảng thống kê điểm. (Hình 5.2) Trang: 17 Hình 5.3: Bảng điểm của học sinh khi tham gia khóa học Để lọc ra danh sách học sinh của lớp đang dạy có thể xuất thành file excel và tiến hành lọc bình thường bằng cách: + Click chuột vào nội dung bài kiểm tra như (Hình 5.23) => Click chuột vào kiểm tra trắc nghiệm Đề 03, đề ôn trắc nghiệm có biểu tượng màu vàng. + Hộp thoại xuất hiện, kéo xuống hết màn hình và chọn “Download in Excel format” (Hình 5.4) Hình 5.4: Xuất file sang Excel cho việc thống kê điểm Trên file Excel có thể tiến hành lọc bình thường theo lớp. Kết quả file điểm download có dạng: Tên 01 Lê Phương Anh 10A1 02 Nguyễn Bùi Tuyết Anh 10A1 03 Nguyễn Ngọc Kim Anh 10A1 04 Đỗ Minh Ánh 10A1 05 Cao Nhựt Duy 10A1 06 Cao Mỹ Duyên 10A1 07 Lê Huỳnh Trúc Giang 10A1 08 Nguyễn Trường Giang 10A1 09 Lê Nguyễn Phương Hằng 10A1 10 Nguyễn Thuý Hiền 10A1 11 Nguyễn Ngọc Hiện 10A1 12 Trần Quang Hiếu 10A1 13 Phạm Trung Hiếu 10A1 14 Nguyễn Thế Hùng 10A1 Mã số ID 10A1_1516 10A1_1516 10A1_1516 10A1_1516 10A1_1516 10A1_1516 10A1_1516 10A1_1516 10A1_1516 10A1_1516 10A1_1516 10A1_1516 10A1_1516 10A1_1516 Trang: 18 Điểm/1000 850 950 800 750 1000 650 800 850 800 850 900 650 800 800 Phản hồi

Giỏi

Giỏi

Giỏi

Khá

Giỏi

Khá

Giỏi

Giỏi

Giỏi

Giỏi

Giỏi

Khá

Giỏi

Giỏi

15 Nguyễn Trần Khang 10A1 16 Nguyễn Tuấn Kiệt 10A1 17 Nguyễn Quang Lập 10A1 18 Thái Thị Mỹ Linh 10A1 19 Đào Kim Ngân 10A1 20 Nguyễn Lê Thảo Ngân 10A1 21 Nguyễn Thị Kim Ngân 10A1 22 Phan Thu Ngân 10A1 23 Võ Thanh Ngân 10A1 24 Đào Phương Nhi 10A1 25 Đặng Nguyễn Ý Nhi 10A1 26 Trần Thị Yến Nhi 10A1 27 Nguyễn Thị Huỳnh Như 10A1 29 Phan Nhựt Quang 10A1 30 Lê Minh Quân 10A1 31 Nguyễn Thị Thanh Tâm 10A1 32 Đỗ Đoàn Duy Tân 10A1 33 Nguyễn Thị Lan Thanh 10A1 34 Lê Đình Ngọc Thảo 10A1 35 Nguyễn Ngọc Thảo 10A1 36 Đặng Thị Thủy Tiên 10A1 37 Nguyễn Thị Cẩm Tiên 10A1 38 Nguyễn Thị Ngọc Trâm 10A1 39 Phạm Thị Diễm Trinh 10A1 40 Trần Thị Cẩm Tú 10A1 41 Nguyễn Lê Anh Tuấn 10A1 42 Nguyễn Thị Kim Tuyền 10A1 43 Nguyễn Thị Thu Vân 10A1 10A1_1516 10A1_1516 10A1_1516 10A1_1516 10A1_1516 10A1_1516 10A1_1516 10A1_1516 10A1_1516 10A1_1516 10A1_1516 10A1_1516 10A1_1516 10A1_1516 10A1_1516 10A1_1516 10A1_1516 10A1_1516 10A1_1516 10A1_1516 10A1_1516 10A1_1516 10A1_1516 10A1_1516 10A1_1516 10A1_1516 10A1_1516 10A1_1516 800 850 800 850 800 750 600 950 700 950 800 900 850 800 750 750 650 900 700 950 600 700 650 700 1000 900 750 700

Giỏi

Giỏi

Giỏi

Giỏi

Giỏi

Khá

TB

Giỏi

Khá

Giỏi

Giỏi

Giỏi

Giỏi

Giỏi

Khá

Khá

Khá

Giỏi

Khá

Giỏi

TB

Khá

Khá

Khá

Giỏi

Giỏi

Khá

Khá

Ngoài ra để đánh giá kết quả học sinh, chương trình còn thống kê điểm số theo biểu đồ. (Hình 5.5) Hình 5.5 Kết quả kiểm tra thể hiện dạng biểu đồ Thông qua đó, ta có thể biết chính xác về khả năng hiểu bài của học sinh đạt ở mức nào để và có phương pháp điều chỉnh và giảng dạy cho phù hợp. Trang: 19 Trang: 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan