Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu Giáo trình thực tập Video

.PDF
33
702
67

Mô tả:

LỜI NÓI ĐẦU Giáo trình Thực tập kỹ thuật Video nhằm giúp ngƣời học củng cố lại lý thuyết, hình thành trong ngƣời học một số kỹ năng cơ bản nhƣ: Kỹ năng phân tích và thiết kế hệ thống video, các sự cố trong triển khai và vận hành hệ thống, kỹ năng tƣ duy tầm nhìn, hoạch định chính sách công nghệ, kỹ năng tự học, kỹ năng làm việc theo nhóm, kỹ năng trình bày và giải quyết các vấn đề kỹ thuật. Ngoài ra, những kiến thức và kỹ năng cơ bản để ngƣời học có thể khảo sát, phân tích, sửa chữa, thiết kế, vận hành trong kỹ thuật truyền hình, qua đó hình thành tƣ duy phản biện, năng lực tự học, tự nghiên cứu khoa học công nghệ. Mở ra một không gian sáng tạo cho sinh viên đam mê chuyên ngành Điện- Điện tử. Sinh viên sẽ đƣợc thao tác trực tiếp trên tivi SONY qua 6 bài thực tập. Cụ thể nhƣ sau: Bài 1 hƣớng dẫn ngƣời học thực hành về bộ nguồn ổn áp ngắt mở đã đƣợc thiết kế cho tivi SONY. Giải thích rõ ràng các vấn đề liên quan nguồn ổn áp nhƣ: Dao động Blocking, chống gai xung nhiễu, Power On – Off, ổn áp....Phần thực hành sẽ có hƣớng dẫn cụ thể các phần đo đạc, kiểm tra và phân tích, thay thế linh kiện một số Pan thƣờng gặp trong sửa chữa nguồn ổn áp. Bài 2 cung cấp cho ngƣời học những kiến thức về mạch vi xử lý trong tivi màu mà chủ yếu là IC vi xử lý (các tivi đời mới). Giải thích rõ nhiệm vụ, chức năng từng chân IC kết nối đến các bộ phận khác. Hƣớng dẫn đo đạc bằng VOM và máy hiện sóng OSC trên một số chân quan trọng của IC này để có thể phân tích, đánh giá về những hƣ hỏng gặp phải trong sửa chữa. Bài 3 hƣớng dẫn ngƣời học tìm hiểu về mạch quét ngang trong tivi- một phần rất quan trọng và dễ hƣ hỏng sau bộ nguồn ổn áp. Ngoài việc cung cấp cho tải là Yoke ngang, công suất ngang còn cung cấp cho tải thứ 2 là sơ cấp biến thế Flyback (đƣợc xem là bộ nguồn thứ 2 trong tivi). Ngƣời học sẽ đƣợc tìm hiểu về kỹ về đƣờng đi của xung quét ngang từ lúc sinh ra ở Vi xử lý đến sò công suất ngang, đƣợc tìm hiểu về mạch quét ngang, hƣớng dẫn đo đạc bằng VOM và máy hiện sóng OSC trên một số vị trí cần thiết để có thể phân tích, đánh giá về những hƣ hỏng gặp phải trong sửa chữa Pan quét ngang. Bài 4 hƣớng dẫn ngƣời học tìm hiểu về mạch quét dọc trong tivi. Ngƣời học sẽ đƣợc tìm hiểu về kỹ về đƣờng đi của xung quét dọc từ lúc sinh ra ở Vi xử lý đến công suất dọc và sau cùng là Yoke dọc, đƣợc tìm hiểu về mạch quét dọc. Ngƣời học hƣớng dẫn đo đạc bằng VOM và máy hiện sóng OSC trên một số vị trí cần thiết để có thể phân tích, đánh giá về những hƣ hỏng gặp phải trong sửa chữa Pan quét dọc. Bài 5 ngƣời học sẽ đƣợc tìm hiểu kỹ về Tuner - bộ phận tín hiệu đầu tiên trong tivi, ngƣời học hƣớng dẫn đo đạc bằng VOM và máy hiện sóng OSC để có thể phân tích, đánh giá về những hƣ hỏng gặp phải trong sửa chữa Pan Tuner. Ngoài ra, phần thực tập này còn cung cấp cho ngƣời học những kiến thức, kỹ năng về bộ phận công suất màu của tivi. Hƣớng dẫn đo đạc bằng VOM và máy hiện sóng OSC để có thể phân tích, đánh giá về những hƣ hỏng gặp phải trong sửa chữa Pan công suất màu. Bài 6 cung cấp cho ngƣời học những kiến thức, kỹ năng về cách tái tạo âm thanh trong truyền hình, xử lý công suất và chất lƣợng âm thanh. Hƣớng dẫn đo đạc bằng VOM và máy hiện sóng OSC để có thể phân tích, đánh giá về những hƣ hỏng gặp phải trong sửa chữa Pan âm thanh. Giáo trình đƣợc biên soạn dựa trên kinh nghiệm giảng dạy nhiều năm của ngƣời biên soạn môn Thực tập Kỹ thuật Video tại trƣờng Đại học Tây Đô, cùng các đóng góp hết sức quý báo từ các Thầy, đồng nghiệp và các bạn sinh viên từ các trƣờng Đại học Cần Thơ, Đại học Sƣ Phạm Kỹ Thuật TPHCM, Đại học Bách Khoa TPHCM… 1 Ngƣời biên soạn dù đã rất cố gắng song không thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong tiếp tục nhận đƣợc sự đóng góp quý báo từ các Thầy, đồng nghiệp và các bạn HS-SV để giáo trình này ngày càng hoàn thiện hơn. Trân trọng! Cần Thơ, ngày 18 tháng 05 năm 2015 Ngƣời biên soạn 2 MỤC LỤC Trang BÀI 1: NGUỒN CẤP ĐIỆN ỔN ÁP KIỂU NGẮT MỞ (SWITCHING)………..……. 4 1.1. BỘ CẤP NGUỒN ĐIỆN KIỂU ỔN ÁP TUYẾN TÍNH……………………...… 4 1.2. NGUỒN CẤP ĐIỆN MỘT CHIỀU KIỂU NGẮT MỞ………………………… 5 1.3. GIẢI THÍCH VẬN HÀNH MẠCH DAO ĐỘNG BLOCKING…………...…… 8 1.4. GIẢI THÍCH VẬN HÀNH MẠCH ỔN ÁP………………………………..…… 8 1.5. GIẢI THÍCH VẬN HÀNH MẠCH CHỐNG GAI XUNG NHIỄU….………… 8 1.6. GIẢI THÍCH VẬN HÀNH MẠCH POWER ON- OFF: (STANDBY).…….… 9 1.7. PHẦN THỰC HÀNH…………………………………………………………… 10 BÀI 2: MẠCH VI XỬ LÝ................................................................................................... 11 2.1. LÝ THUYẾT…………………………………………………………………..… 11 2.2. THỰC HÀNH………………………………………………………………...… 15 BÀI 3: MẠCH QUÉT NGANG TRONG MÁY THU HÌNH........................................... 16 3.1. SƠ LƢỢC LÝ THUYẾT……………………………………………………....… 16 3.2. PHẦN THỰC HÀNH………………………………………………………...… 18 BÀI 4: MẠCH QUÉT DỌC TRONG MÁY THU HÌNH…………………………….... 19 4.1. SƠ LƢỢC LÝ THUYẾT……………………………………………………...…. 19 4.2. PHẦN THỰC HÀNH…………………………………………………………... 20 BÀI 5: BỘ CHỌN KÊNH VÀ CÔNG SUẤT MÀU......................................................... 21 5.1. BỘ CHỌN KÊNH (TUNER)................................................................................. 21 5.1.1. Lý thuyết........................................................................................................... 21 5.1.2. Phần thực hành.................................................................................................. 22 5.2. CÔNG SUẤT MÀU............................................................................................... 23 5.2.1. Cách đƣa tín hiệu màu vào đèn hình ............................................................... 23 5.2.2. Nguyên lý đèn điện tử...................................................................................... 24 5.2.3. Nguyên lý triệt điểm sáng lúc tắt máy.............................................................. 26 5.2.4. Công suất màu của Tivi Sony........................................................................... 27 5.2.5. Thực hành......................................................................................................... 28 BÀI 6: KHỐI ÂM THANH TRONG MÁY THU HÌNH MÀU....................................... 29 6.1. NGUYÊN TẮC CHUNG....................................................................................... 29 6.2. PHẦN THỰC HÀNH............................................................................................. 32 3 BÀI 1 NGUỒN CẤP ĐIỆN ỔN ÁP KIỂU NGẮT MỞ (SWITCHING) Mục tiêu: - Kiến thức: Nắm vững nguyên lý về các loại nguồn ổn áp, nguyên lý ổn áp, dao động blocking, chống gai xung nhiễu, bảo vệ….. - Kỹ năng: Rèn cho sinh viên có đƣợc những kỹ năng dò mạch, phân tích, suy luận, đo đạc, sửa chữa, thay thế linh kiện, từ đó sửa chữa đƣợc tất cả các nguồn ổn áp cho các thiết bị điện tƣơng tự. Dụng cụ chuẩn bị: VOM, mỏ hàn, chì, nhựa thông, hút chì, BJT công suất nguồn, linh kiện điện tử các loại, bộ tools đầy đủ… 1.1. BỘ CẤP NGUỒN ĐIỆN KIỂU ỔN ÁP TUYẾN TÍNH Thƣờng gặp máy thu hình đen trắng, máy thu hình nội địa màu. Sơ đồ nguyên tắc chung nhƣ hình 1.1 Hình 1.1: Sơ đồ nguyên tắc ổn áp tuyến tính 4 Transistor công suất hoạt động ổn áp do điều chỉnh hiệu điện thế VBE Ta có: VO = VI - ∆V = VI - VCE Khi VI tăng, VO= VE tăng, VBE= VB - VE (lấy mẫu giảm) làm BJT chạy yếu làm cho VCE= ∆V tăng, và do đó: VO = (VI - ∆V) giảm. Khi VI giảm, VO giảm, VBE (lấy mẫu tăng) làm BJT chạy mạnh làm cho VCE =∆V giảm, và do đó : VO = (VI - ∆V) tăng. Do Transistor công suất hoạt động liên tục nên: - Transistor phải có công suất lớn - Phải giải nhiệt đầy đủ - Thƣờng hƣ hỏng khi quá tải. - Thƣờng có điện trở R công suất lớn mắc song song để chia dòng với BJT công suất. 1.2. NGUỒN CẤP ĐIỆN MỘT CHIỀU KIỂU NGẮT MỞ Đặc điểm chung: - Thƣờng gặp trong đa số máy thu hình màu. - Nguyên tắc chung vẫn giống nhƣ nguồn ổn áp nhƣng thay mạch kích bằng mạch dao động tạo xung vuông. - Transistor công suất hoạt động nhƣ một chuyển mạch (công tắc – SW) + Mức cao của xung vuông: SW → ON (BJT bảo hòa) + Mức thấp của xung vuông: SW → OFF (BJT ngƣng dẫn). - Nhƣ vậy ngõ ra của mạch ổn áp cũng là xung vuông (khi chƣa có tụ lọc ngõ ra C2) có tần số bằng tần số dao động fH. - Để ngõ ra là điện thế một chiều phải có tụ lọc C2. Do mạch lọc ở tần số cao nên tụ C2 không cần có điện dung lớn. - Để thay đổi VO, ta có thể thay đổi TX (thời gian BJT dẫn) hoặc chu kỳ T. Trong các máy thu hình, ngƣời ta dùng xung quét ngang fH làm tín hiệu để điều khiển mạch dao động tạo xung vuông. Nhƣ vậy điện thế lấy mẫu chỉ làm thay đổi độ rộng xung TX mà thôi (tức là điều khiển thời gian dẫn/ngƣng của BJT công suất ổn áp). - Mạch dao động tạo xung vuông có thể là dao động đa hài hoặc dao động nghẹt (blocking oscillator). Mạch dao động nghẹt dùng phổ biến hơn do cách ly với mass (chống điện giật). - Với bộ nguồn dùng dao động nghẹt, khi hoạt động bắt buộc phải có tải. - Trong máy thu hình màu, các điện thế chính mà bộ nguồn cần phải cung cấp là: + Điện thế cao (từ 70V- 115V) đƣợc cấp cho mạch công suất ngang + Điện thế thấp (12V) cấp cho mạch dao động ngang và thúc ngang để khởi động. + Điện thế thấp: +5V cấp cho mạch vi xử lý (có ngay khi mở công tắc chính) - Các máy hiện nay đều có công tắc nguồn điều khiển từ xa (Remote). 5 Hình 1.2: Sơ đồ nguyên tắc nguồn ổn áp ngắt mở 6 Hình 1.3: Sơ đồ mạch nguồn Switching Tivi Sony 7 1.3. GIẢI THÍCH VẬN HÀNH MẠCH DAO ĐỘNG BLOCKING Khi mới cấp nguồn, tụ C514 (104) nạp thông qua các trở R520, R521, R522, R519, cuộn dây 2-3 về đầu âm, và xả qua R524, mối nối B-E của V513, cuộn 2-3, R519. C514 nạp đầy dẫn đến V513 có áp phân cực thấp (255k) nên bắt đầu dẫn nhẹ, dòng Ic qua cuộn 5-6 cảm ứng sang cuộn 2-3, làm cho mối dây 2 xuất hiện xung dƣơng. Xung dƣơng ở mối dây 2 lại qua R519, C514, R524, làm cho V513 đƣợc phân cực dƣơng hơn nên dẫn mạnh đến bảo hòa. Khi V513 bảo hòa, dòng Ic qua cuộn 5-6 không còn biến thiên, nên không còn cảm ứng sang cuộn 2-3 , nên mối dây 2 mất xung dƣơng dẫn đến V513 tắt. Tụ C514 lại bắt đầu nạp … chu trình tiếp diễn, mạch tự dao động, tần số dao động phụ thuộc vào giá trị R-C đã nói ở trên. Chú ý: + Mạch Damper làm dịu xung, bảo vệmối nối C-E của V513 nhƣ sau: Khi V513 dẫn tắt đột ngột, dòng phản kháng qua cuộn dây 5-6 rất lớn có thể phá hỏng Transistor V513, tụ C526 và trở R525 đƣợc thiết kế nhằm mục đích làm dịu xung này. + V512 có vài trò ổn áp 1.4. GIẢI THÍCH VẬN HÀNH MẠCH ỔN ÁP Khi V513 dẫn mạnh: Biên độ xung cảm ứng ra lớn, áp B+ Regu tăng. Khi V513 dẫn yếu: Biên độ xung cảm ứng ra thấp, áp B+ Regu giảm. Hoạt động ổn áp nhƣ sau: Dùng V512 khống chế độ dẫn mạnh - yếu của V513 Nếu có lý do gì đó làm cho áp B+ ra tăng, cầu chia thế tại chân B V533 tăng, chân E cố định 6,2V nhờ Zener VD560, nên V533 dẫn mạnh. Điều này làm Led chân 1-2 trong Opto PC817 dẫn mạnh, ngõ ra chân 4-3 của Opto có tổng trở thấp, làm cho phân cực tại chân B V512 tăng lên, V512 dẫn mạnh, khống chế làm cho còng nguồn V513 dẫn yếu lại, kết quả áp ra B+ giảm, chống lại khuynh hƣớng tăng áp B+ đã nói ở trên. Nếu có lý do gì đó làm cho áp B+ ra giảm,… kết quả áp ra B+ tăng. Chú ý: + Biến trở RP551 (2K) dùng để chỉnh áp ra ban đầu là +110V. + Vị trí cao của biến trở làm Opto dẫn mạnh, áp ban đầu ra thấp. + Vị trí thấp của biến trở làm Opto dẫn yếu, áp ban đầu ra cao. 1.5. GIẢI THÍCH VẬN HÀNH MẠCH CHỐNG GAI XUNG NHIỄU Khi V513 dẫn: xuất hiện xung dƣơng tại mối dây 2 (cuộn 2-3) Khi V513 tắt: xuất hiện xung âm tại mối dây 2 (cuộn 2-3) Khi xung dƣơng quá lớn, VD518, VD519 thông, theo R523 làm cho phân cực V512 dƣơng hơn, nên dẫn nhiều hơn, điều này hạn chế làm cho V513 dẫn yếu lại. Khi xung dƣơng quá lớn, VD517, VD514 thông, theo tụ C513 xuống đầu âm nguồn, điều này làm giảm các gai nhọn dƣơng quá lớn đƣa vào chân B của V513. Đây là mạch Damper bảo vệ ngõ vào của còng nguồn switching V513. Khi xung âm quá lớn, VD516 thông, theo R517 làm cho phân cực V512 âm hơn, nên dẫn ít hơn, điều này làm cho V513 có cơ hội dẫn mạnh lên, mạch dễ dao động. Chú ý: + C515 chống nhiễu ngõ vào V512 + C517 chống nhiễu ngõ vào V513 Mạch chống sét có tụ C528 (222/400V) 8 Giải thích đường đi của sét: Sét theo đƣờng anten vào bộ Tuner, theo các tụ ký sinh xuống mass trung tính không giật của tivi, rồi theo tụ chống sét C528 này qua mass live, cầu Diod, công tắc nguồn, đến dây ghim điện AC, và cuối cùng đến dây trung tính đã đƣợc tiếp đất của mạng điện lƣới. R513 song song với tụ có nhiệm vụ tạo đƣờng xả cho tụ. Chú ý: Chống sét tốt thì tụ phải lớn, nhƣng lớn quá thì lúc sờ tay vào Mass cách ly sẽ bị giật tê tê khó chịu. Muốn tăng khả năng an toàn, không giật nhẹ tê tê cho ngƣời, thì gở bỏ C-R này là xong, nhƣng lúc đó, chỉ cần sét nhẹ lƣớt qua anten, sét không có đƣờng thoát làm hƣ tivi. 1.6. GIẢI THÍCH VẬN HÀNH MẠCH POWER ON- OFF Nguồn này hoạt động độc lập. Ngõ ra thứ cấp nguồn Switching gồm các mức nguồn: + +27V cấp nguồn cho V.AMP, mạch công suất dọc IC78040 + B+ 110V cấp nguồn cho H.OUT, tạo cao thế nhờ biến thế FLYBACK + +8V cấp nguồn cho H.VCC, mạch dao động ngang bên trong IC 8873 + +5V cấp nguồn cho IC 8873 + +14V cấp nguồn cho IC TDA2003, công suất âm thanh Giải thích mạch standby: Ta thấy trong phần tiếp nguồn +8V, qua transistor ổn áp nối tiếp V554, có chân B ghim áp nhờ Zener VD562 (8.7V), và điện trở hạn dòng R567 (3.3K). Nếu áp tại chân B bị mất, thì áp ra tại chân E cũng bị mất theo (mất +8V) Khi ta ra lệnh POWER OFF, thì chân 64 IC8873 xuất hiện mức áp 5V. Áp này theo hai điện trở R135 và R134, nhanh chóng làm cho V552 bảo hoà, chân C-E transistor này xem nhƣ dính lại, tức là đầu dƣới R561 (330) xem nhƣ nối Mass. Lúc đó áp tại chân B (V554) = (27V x 330) : (3300 + 330) = 2,45V Nên áp ra chân E chỉ còn khoảng 2V, áp này không đủ cho tầng H.OSC làm việc. Mất xung ngang, mất cao thế, đèn hình không hoạt động. Chú ý : Trong chế độ stanby, tất cả các mức điện áp khác vẫn còn nguyên vẹn trừ áp +8V cho tầng H.VCC bị mất. 9 1.7. PHẦN THỰC HÀNH Khảo sát mạch nguồn Switching Tivi SONY có sơ đồ kèm theo. 1. Giải thích nguyên tắc hoạt động của mạch? 2. Giải thích nguyên lý ổn áp? 3. Vai trò của Opto trong mạch? 4. Đặt máy ở chế độ Standby, đo đạc điện thế các nguồn sau: a. Điện thế tại đầu K của VD 551? Điện thế này cấp cho bộ phận nào? b. Điện thế tại đầu K của VD 553? Điện thế này cấp cho bộ phận nào? c. Điện thế tại đầu K của VD 554? Điện thế này cấp cho bộ phận nào? d. Điện thế tại đầu K của VD 555? Điện thế này cấp cho bộ phận nào? e. Điện thế tại chân E của V 554? Điện thế này cấp cho bộ phận nào? 5. Đặt máy ở chế độ hoạt động, đo đạc điện thế các nguồn sau: a. Điện thế tại đầu K của VD 551? b. Điện thế tại đầu K của VD 553? c. Điện thế tại đầu K của VD 554? d. Điện thế tại đầu K của VD 555? e. Điện thế tại chân E của V 554? 6. Có sự khác biệt nào về điện thế của hai trạng thái máy qua các phép đo? Giải thích? 10 BÀI 2 MẠCH VI XỬ LÝ Mục tiêu: - Kiến thức: Cung cấp cho ngƣời học những kiến thức về mạch vi xử lý trong tivi màu mà chủ yếu là IC vi xử lý (các tivi đời mới). Giải thích rõ nhiệm vụ, chức năng từng chân IC kết nối đến các bộ phận khác. - Kỹ năng: Sử dụng tốt khả năng đo đạc bằng VOM và máy hiện sóng OSC trên một số chân quan trọng của IC này để có thể phân tích, đánh giá về những hƣ hỏng gặp phải trong sửa chữa. Dụng cụ chuẩn bị: VOM, OSC, mỏ hàn,chì, nhựa thông, hút chì, linh kiện điện tử các loại, IC vi xử lý A8873, bộ tools đầy đủ… 2.1. LÝ THUYẾT Theo quá trình phát triển, máy thu hình màu ngày có nhiều tính năng hơn để phục vụ các yêu cầu của ngƣời xem nhƣ: điều khiển từ xa, nhớ nhiều đài, hẹn giờ tắt mở máy, dò đài tự động. . . Thoạt đầu các công việc điều khiển này đƣợc thiết kế bằng cơ, điện cơ. . . mà giai đoan cuối là các relay. Đầu thập niên 80, IC vi xử lý bắt đầu tham gia vào việc điều khiển. Cùng với bộ nhớ ROM, RAM, phần mềm. . .mọi thiết bị điện tử ngày nay (trong đó có máy thu hình) đều có thể xem nhƣ máy tính thu nhỏ cho các ứng dụng đặc biệt nào đó. Có thể tóm tắt cấu trúc điều khiển dùng vi xử lý bằng mô hình sau đây: ROM/EPROM RAM KEYBOARD SENSOR REMOTE DC ON/OFF VI XỬ LÝ HỆ THỐNG Vi xử lý phụ (định thời tạo chữ. . .) DC đ/chỉnh mạch chức năng PWM D/A D/A CLOCK Hình 2.1: Mô hình cấu trúc điều khiển dùng vi xử lý 11 Hiển thị Tín hiệu 1. Các lệnh vào - Lệnh vào bàn phím (Keyboard input): Các lệnh điều khiển bằng tay, xuất phát từ các nút bấm. - Lệnh vào cảm biến (Sensor input): Các lệnh tự động xuất phát từ các bộ cảm biến. - Lệnh vào ra mở rộng: Các lệnh vào ra giao tiếp với một vi xử lý khác. - Lệnh vào từ xa (Remote control input): Lệnh vào từ bộ điều khiển từ xa. Các lệnh vào có thể phân biệt bằng mức DC, độ rộng xung, số nhị phân (chuỗi xung). 2. Các lệnh ra Tùy theo yêu cầu điều khiển, các lệnh ra từ vi xử lý có thể là: - Lệnh DC cố định để đóng ngắt các mạch điện. - Lệnh ra DC thay đổi (dò đài). - Lệnh ra DC tùy chỉnh, thông qua Menu và phím bấm ± thay thế cho biến trở. - Lệnh ra nhị phân, sau biến đổi D/A - Lệnh ra hiển thị để giao tiếp giữa ngƣời và máy. Chƣơng trình điều khiển đƣợc soạn trƣớc và cất trong bộ nhớ ROM. GIẢI THÍCH CÔNG DỤNG CÁC CHÂN IC TMP A8873 CỦA TIVI MÀU SONY Chân 1: U/V Chân 2: L/H Hai chân cấp điện thế cho Tuner để xác định băng tần theo bảng trị số: Chân 1 Chân 2 Băng tần L (kênh 1 đến 5 ) 0 1 H (kênh 6 đến 12 ) 1 0 U (các kênh UHF ) 1 1 Giải thích: Khi chân 1 có điện thế là 0V, chân 2 ở mức cao (TD =5V) thì máy nhận (cộng hƣởng) các kênh từ 1 đến 5 VHF… Chân 3: KEY IN. Ngả vào để lấy điện thế điều khiển nhờ vào cầu phân áp của các phím bấm (Power, TV/AV, menu, SW 4 đến 1) Chân 4: DVSS (Digital Video Surveillance System). Trong máy chân này nối đất (Mass Ground) Chân 5: RESET. Điện thế Reset (tạo bởi Q203 qua trở R208 nạp cho tụ C202, từ 0 đến 5V) Chân 6 và 7: XTAL. Hai chân để gắn thạch anh tạo xung nhịp cần cho mạch IC vi xử lý Chân 8: TEST. Trong máy nối mass. Chân 9: DVDD. Chân cấp nguồn nuôi + 5V cho vi xử lý. Chân 10: VVSS. Nối mass Chân 11: TV GND. Nối mass Chân 12: FBP. (Flyback Pulse) Chân 13: H .OSC OUT. Ngỏ ra xung dao động ngang đƣa vào Transistor thúc ngang Q502. Chân 14: H. AFC. Chân để nối các linh kiện, bổ sung cho mạch tự động kiểm soát tần số của dao động ngang. Chân 15: V. SAW. Mạch lọc SAW Chân 16: V.OSC OUT (Vertical Output). Ngả ra tín hiệu quét dọc. Chân 17: Có điện thế 8V. Chân nhận nguồn 8V cho mạch tạo dao động ngang bên trong IC. Chân 18: TVA. GND. Chân nối mass. Chân 19: CB. Ngả vào của tín hiệu màu lơ (Blue) 12 Hình 2.1: Sơ đồ chân IC Vi xử lý A8873 13 Chân 20: Y. Ngả vào của tín hiệu màu trắng đen Chân 21: CR. Ngả vào của tín hiệu màu đỏ (Red). Các ngả vào này từ ngoài máy đi vào Chân 22: AUDIO in1. Ngả vào âm thanh, sau khi đƣợc khếch đại trong IC sẽ ra lại ở chân 28 vào Ic công suất âm thanh và ra loa. Chân 23. Ngả vào tín hiệu màu C. IN Chân 24: VIDEO IN Ngỏ vào của tín hiệu hình từ các ngỏ ghim Video IN. Chân 25: ALC. Automatic Limit Control. Chân 26: VI: Video IN. Ngả vào tín hiệu từ Transistor Q2061 Chân 27: ABL. Mạch giới hạn độ sáng đèn hình. Chân 28: Chân AUDIO OUT 1. Ngả ra âm thanh, qua tụ liên lạc 10uF (C270, C272) ra các đầu nối B27, B28 đến các ngả IN của các IC công suất âm thanh. IC TDA2003 Chân 29: Chân AUDIO OUT 2. Ngả ra âm thanh, qua tụ liên lạc 10uF (C270, C272) ra các đầu nối B27, B28 đến các ngả IN của các IC công suất âm thanh. IC TDA2003 Chân 30: TV. OUT. Ngả ra tín hiệu hình đƣợc khếch đại bởi Q2061 và đƣa lại vào IC này ở chân 26 Chân 31: SIF. OUT. Ngả ra tín hiệu trung tần âm thanh. Chân 32: AUDIO in 2. Ngả vào tín hiệu âm thanh từ các trạm ghim AUDIO IN sau khi đƣợc khếch đại sẽ ra lại ở chân 29. Chân 33: SIF – IN. Ngả vào tín hiệu trung tần âm thanh. Chân 34: DC. Chân để gắn tụ lọc DC C244 = 10uF Chân 35: PIF-PLL. Định pha cho tín hiệu trung tần hình (vòng khóa pha) Chân 36: IF Vcc=5V. Cấp nguồn 5V cho mạch trung tần hình trong IC Chân 37: S.REG.F. Để gắn tụ lọc C246= 4uF Chân 38: AUDIO – OUT. Ngả ra tín hiệu hạ tần âm thanh qua trở R226 = 100Ω vào chân B transistor Q211 (C1815) và ra trạm A.OUT bằng tụ liên lạc C228 = 10uF. Từ đây âm thanh có thể nghe đƣợc nhờ Ear phone, Head phone hoặc đƣa vào AU IN của máy khác. Chân 39: IF AGC (IF Automatic Gain Control). Để ổn định màu ra ở màn hình. Chân 40: IF GND. Chân Mass cho phần trung tần. Chân 41: IF IN 1 Chân 42: IF IN 2. Ở 2 chân 41 và 42 tín hiệu hình (+ âm) đến Antena qua mạch khếch đại cao tần (dao động) trộn sóng ở Tuner để tạo ra các trung tần hình (+ âm) qua tụ liên lạc C08 (103 = 1000pF) khếch đại bởi Q103 qua tụ liên lạc C09 vào mạch lọc SAW Z101 để lọc ra dãy tín hiệu trung tần hình (+ tiếng ) đƣa vào IC 201 ở chân 41 và 42 Chân 43: RF AGC (Automatic Gain Control for Radio Frequency). Kiểm soát tự động độ khếch đại cho tín hiệu cao tần. Tùy theo tín hiệu qua mạch lọc SAW vào chân 41 và 42 mạnh hay yếu mà chân AGC ở Tuner (kết hợp cầu phân thế R112/ R100, tụ lọc C101 = 4,7uF) để ổn định biên độ tín hiệu hình và âm Chân 44: Black – Det. Chân nối trở (R273 = 220K// tụ C251 = 1uF) cho mạch Black – Det Chân 45: V. OUT / SVM: Video OUT: Ngả ra tín hiệu hình Chân 46: APC. Automatic Phase Control: Mạch tự động kiểm soát pha tín hiệu. Chân 47: YC Vcc = 5V. Chân cấp nguồn 5V (Y: trắng đen, C: màu) Chân 48: SYNC OUT. Ngả ra của tín hiệu đồng bộ ngang Chân 49: D Vcc. Chân nhận điện thế từ nguồn 8V bên ngoài qua trở R217 = 270Ω và lọc bởi C254 = 47uF. Tụ C253 = 1000uF để lọc nhiễu ở tần số cao Chân 50: R OUT Chân 51: G OUT 14 Chân 52: B OUT Các chân 50, 51, 52 là ngả ra của các tín hiệu màu cơ bản R: Red (đỏ), G: Green (xanh lá), B: Blue (xanh lơ). Các tín hiệu màu cơ bản sau khi qua điện trở cản 270Ω (R277, R 278, R279) hạn biên bởi Zener Vd211, Vd212, Vd213 (mức 9,1V). Ba tín hiệu màu cơ bản R G B qua trạm nối 5 chấu CN201 qua CN 901 qua 3 trở cản 100Ω (R293, R903, R913) để vào 3 chân B của Transistor khếch đại công suất sắc Q922,Q902, Q912. Tín hiệu màu ra ở cực C sẽ qua trở cản 2,7K (R918, R908, R928) để vào thẳng ba âm cực (Cathode) tƣơng ứng ở đèn hình CRT (Cathode Ray Tube) Chân 53: TV GND Chân 54: GND Chân 55: A Vdd 5V. Cấp nguồn 5V vào đây. Chân 56: AV/TV: Chân contact AV/TV. chọn chế độ hát Tivi hay AV, chân 56 đƣa ra điện thế (L,H). Chân này còn nối với chân 9, 10, 11 của IC contact hay Switch: IC 102, IC 4053 Chân 57: SDA. Nối với chân 5 của IC nhớ. IC 103: 24C08 Chân 58: SCL. Nối với chân 6 của IC nhớ. IC 103: 24C08 Hai chân này còn giao tiếp giữa IC nhớ và IC vi xử lý Chân 59: 50/60 Hz: Chân xác định chu kỳ quét dọc 50/60 Hz. Chân 60: Volt Tuning. Chân phát ra xung nhịp cấp vào chân B của TransistorQ215 qua mạch tích phân R289 = 1KΩ, C258 = 220p…. để tạo ra điện thế quét tìm đài VT cấp cho mạch dò đài VT ở Tuner. Chân 61: MUTE. Chân đƣa ra tín hiệu điện thế tác động vào mạch mute (làm câm âm thanh). Khi điện thế ra ở chân 61 ở mức cao (H) qua diode D103 (1N4148), qua trở R723 = 4,7K đến Q712, Q702 dẫn bảo hoà nối tín hiệu âm thanh ở ngả vào IC công suất âm thanh xuống mass qua tụ C711, C708 dẫn đến mất âm thanh ở loa. Chân 62: SYNC IN. Ngả vào tín hiệu đồng bộ ngang (H. Sync) Chân 63: RMI. Remote Control IN: Ngả vào mạch điều khiển từ xa Chân 64: POWER. Cấp điện thế tắt / mở nguồn (Power ON/ OFF) 2.2. THỰC HÀNH Thực hiện trên máy thu hình màu SONY chỉ thao tác trên một số chức năng chính. IC vi xử lý dùng trong máy là TMP A8873. 1. Giải thích nhiệm vụ các chân IC TMP A8873? 2. Tắt/mở nguồn điều khiển (Power ON/OFF), đo điện thế tại chân 64? Từ sơ đồ vẽ lại các phần mạch liên hệ với chân 64 (Power On/ OFF) và giải thích nguyên tắc mạch tắt/mở nguồn này? 3. Có bao nhiêu phím lệnh từ Panel trƣớc máy? Kể ra? Các phím lệnh này tác động tới chân sô mấy của IC TMP A8873? Ấn giữ từng phím lệnh, đo điện thế ghi kết quả? 4. Đo điện thế chân 60 trong khi đang dò đài? Đo song song điện thế tại VT của Tuner? Nhận xét? 5. Làm câm tiếng (Mute): Xem mức logic tác động tại chân 61. Nhận xét? 15 BÀI 3 MẠCH QUÉT NGANG TRONG MÁY THU HÌNH Mục tiêu: - Kiến thức: Ngƣời học tìm hiểu về mạch quét ngang trong tivi- một phần rất quan trọng và dễ hƣ hỏng sau bộ nguồn ổn áp. Nguyên tắc chung về đƣờng đi của xung quét ngang từ lúc sinh ra ở Vi xử lý đến sò công suất ngang cũng thể hiện rõ qua bài thực tập này - Kỹ năng: Rèn cho sinh viên có đƣợc những kỹ năng đo đạc bằng VOM và máy hiện sóng OSC trên một số vị trí cần thiết để có thể phân tích, đánh giá về những hƣ hỏng gặp phải trong sửa chữa Pan quét ngang. Dụng cụ chuẩn bị: VOM, OSC, mỏ hàn, chì, nhựa thông, hút chì, linh kiện điện tử các loại, BJT công suất ngang, bộ tools đầy đủ… 3.1. SƠ LƯỢC LÝ THUYẾT Nhiệm vụ chính của mạch quét ngang là tạo ra lực điện từ theo chiều ngang để kéo chùm tia điện tử phát xạ từ cathod của đèn hình theo chiều ngang (từ trái sang phải trong quá trình tạo ảnh và từ phải về trái khi chuyển sang dòng quét kế tiếp- đƣờng hồi ngang). Tổng thời gian quét này gọi là một chu kỳ quét ngang. Số chu kỳ trong một giây gọi là tần số quét ngang f H. + Ở OIRT/CCIR: fH = 15.625Hz + Ở FCC fH = 15.750Hz. Cũng tƣơng tự nhƣ trong quét dọc, mạch quét ngang phải cung cấp một dòng điện dạng răng cƣa có tần số tƣơng ứng cho bộ lệch ngang (Yoke ngang) đặt ở cổ đèn hình. Lợi dụng đặc điểm của mạch quét ngang (hoạt động nhƣ một khóa đối xứng, tần số cao, xuất bằng biến thế. . . ), ngƣời ta thiết kế thêm một số mạch phụ để tạo ra một số điện thế một chiều khác (điện thế tăng cƣờng ) để cung cấp cho một số mạch trong máy, đây là các điện thế đã không đƣợc tạo ra từ nguồn cấp điện, trong đó có cả cao thế (H.V) cấp cho anod của đèn hình. Nhƣ vậy có thể xem mạch quét ngang là một nguồn cấp điện thứ hai trong máy. Mạch quét ngang cũng gồm 3 bộ phận chính: Dao động ngang, thúc ngang và công suất ngang. C AFC H.V Dao động ngang Thúc ngang Công suất ngang Yoke ngang B+ Flyback Tăng cƣờng Hình 3.1: Sơ đồ khối mạch quét ngang 16 Một số điểm cần chú ý trong mạch quét ngang: + Mạch dao động ngang là mạch dao động độc lập, hoặc là dao động thạch anh (sau đó dùng kỹ thuật chia tần số để tạo ra tín hiệu dao động dọc). + BJT công suất ngang hoạt động nhƣ một khóa đối xứng (lúc chạy, lúc ngƣng- không có phân cực chân B và chạy bằng tín hiệu dao động). + Để bảo vệ BJT công suất khỏi bị hƣ hỏng bởi các xung cảm ứng (tạo ra khi BJT ngƣng dẫn), luôn có diod và tụ đệm cho BJT. + Do xung cảm ứng tại chân C của BJT công suất ngang khá lớn (có thể đến vài nghìn volt), khi máy hoạt động không đƣợc đo điện thế tại đây. + Đèn hình của các máy đều đƣợc nung tim từ Flyback (6,3V) + Mạch quét ngang trong máy thu đen trắng và màu gần tƣơng tự nhau. Hình 3.2: Sơ đồ mạch quét ngang Tivi Sony 17 3.2. PHẦN THỰC HÀNH Thực hiện trên máy thu hình SONY. 1. Dò mạch và ghi lại các phần chính của mạch quét hàng ngang? 2. Dùng OSC quan sát và vẽ lại dạng sóng hàng ngang từ chân 13 IC 8873 dẫn đến chân B của công suất ngang V432 khi Tivi đang hoạt động? 3. Có bao nhiêu nguyên nhân làm mất sáng màn hình? 4. Xác định và đo các nguồn thứ cấp: ABL, Heater, Pin 12 của IC 8873, nguồn 180V? 5. Xác định (Không được đo!) các áp ra của biến thế Flyback: HV, G3, G2. Các điện áp này cấp cho phần nào của Tivi? 6. Bấm power off, dùng OSC quan sát dạng sóng hàng ngang từ chân 13 IC 8873? Giải thích? Nhận xét? 18 BÀI 4 MẠCH QUÉT DỌC TRONG MÁY THU HÌNH Mục tiêu: - Kiến thức: Ngƣời học sẽ đƣợc tìm hiểu về kỹ về đƣờng đi của xung quét dọc từ lúc sinh ra ở Vi xử lý đến công suất dọc và sau cùng là Yoke dọc. - Kỹ năng: Rèn cho sinh viên có đƣợc những kỹ năng đo đạc bằng VOM và máy hiện sóng OSC trên một số vị trí cần thiết để có thể phân tích, đánh giá về những hƣ hỏng gặp phải trong sửa chữa Pan quét dọc Dụng cụ chuẩn bị: VOM, OSC, mỏ hàn, chì, nhựa thông, hút chì, linh kiện điện tử các loại, IC công suất dọc, bộ tools đầy đủ… 4.1. SƠ LƯỢC LÝ THUYẾT Có nhiệm vụ tạo ra lực điện từ theo chiều đứng để kéo chùm điện tử phát xạ từ catod của đèn hình (CRT) từ trên xuống dƣới trong quá trình tạo ảnh và từ dƣới lên trên trong quá trình chuyển sang bán ảnh mới. Để đạt đƣợc chức năng này, mạch quét dọc phải cung cấp cho bộ lệch dọc (Yoke dọc) đặt ở cổ đèn hình một dòng điện răng cƣa có tần số 50Hz (OIRT/CCIR) hoặc 60Hz (FCC) Trong các máy thu hình đen trắng hoặc màu một hệ thì nguyên tắc mạch quét dọc giống nhau. Ở các máy thu hình màu đa hệ, do số đƣờng quét cho mỗi ảnh và tần số quét dọc khác nhau nên khi chuyển từ hệ này qua hệ khác, ngoài việc đổi tần số quét dọc còn phải điều chỉnh chiều cao khung sáng. Sơ đồ khối tổng quát nhƣ sau: Đồng bộ dọc đến Vert. OSC Vert. Drive Vert. Output Yoke dọc Hình 4.1: Sơ đồ khối mạch quét dọc Để giữ hình ảnh ổn định trên màn hình, mạch dao động dọc đƣợc điều khiển bởi các xung đồng bộ dọc của đài phát. Mạch dao động dọc thƣờng dùng là dao động đa hài, thông dụng hơn là dao động thạch anh (tần số 503Hz), sau khi đƣợc chia xuống thành tín hiệu dao động dọc sẽ đƣợc sửa dạng và nâng công suất để tạo ra dòng điện răng cƣa trong yoke dọc. 19 Hình 4.2: Sơ đồ mạch quét dọc trong Tivi Sony 4.2. PHẦN THỰC HÀNH Phần thực hành đƣợc thực hiện trên máy thu hình màu SONY. 1. Dò mạch, vẽ lại mạch, giải thích nguyên lý hoạt động của mạch? 2. Kiểm tra điện áp ngả vào (chân số 2 của UTC 78040) và ngả ra (chân số 5 của UTC 78040)? Nhận xét? 3. Đo đạc điện thế các chân của UTC 78040? 4. Dùng OSC quan sát và vẽ lại dạng tín hiệu ngả vào và ngả ra của UTC 78040? Nhận xét? 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan