Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Y tế - Sức khỏe Y học Giáo trình tâm bệnh học giang...

Tài liệu Giáo trình tâm bệnh học giang

.DOC
101
342
76

Mô tả:

tài liệu cần thiết cho giáo viên, sinh viên ngành mầm non và tất cả mọi người
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------    -------------------- TS. ĐẶNG HỮU GIANG 1 TP. Hồ Chí Minh, năm 2018 MỤC LỤC MỤC TIÊU, YÊU CẦU CỦA MÔN HỌC..............................................trang 2 Chương 1: KHÁI NIỆM CHUNG VỀ TÂM BỆNH HỌC..............................4 1. Hoàn cảnh ra đời của chuyên ngành tâm bệnh học.............................4 2. Khái niệm tâm bệnh học......................................................................4 3. Tiêu chuẩn xác định những bệnh có căn nguyên tâm lí .....................6 4. Đối tượng, nhiệm vụ nghiên cứu của tâm bệnh học...........................6 5. Phương pháp nghiên cứu tâm bệnh học..............................................6 6. Các biểu hiện của tâm bệnh ..............................................................11 Chương 2: CÁC RỐI LOẠN DẠNG CƠ THỂ................................13 1. Khái niệm chung...............................................................................13 2. Nguyên nhân của rối loạn cơ thể.......................................................13 3. Biểu hiện của rối loạn cơ thể: Rối loạn dạng cơ thể bao gồm: ........13 Chương 3: CÁC RỐI LOẠN KHÍ SẮC.........................................................15 1. Khái niệm chung:..............................................................................15 2. Các biểu hiện của rối loạn khí sắc.....................................................15 Chương 4: CÁC RỐI LOẠN NHÂN CÁCH.................................................17 1. Khái niệm chung...............................................................................17 2. Chẩn đoán các rối loạn đa dạng (đa rối loạn)....................................18 3. Những phương pháp trị liệu..............................................................19 Chương 5: CÁC RỐI LOẠN LO ÂU LAN TỎA..........................................23 1. Khái niệm chung...............................................................................23 2. Các loại rối loạn................................................................................23 3. Chẩn đoán các rối loạn lo âu lan tỏa.................................................26 4. Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ..................................................26 5. Biện pháp khắc phục.........................................................................27 Chương 6: CHÁN ĂN TÂM THẦN..............................................................28 1. Khái niệm chung...............................................................................28 2. Biểu hiện của chán an tâm thần.........................................................28 3. Các nguyên nhân gây bệnh................................................................31 4. Biện pháp khắc phục khi trẻ bị chán ăn tâm thần..............................32 Chương 7: TRẺ CHẬM PHÁT TRIỂN.........................................................33 1. Khái niệm chung...............................................................................33 2. Những biểu hiện của chậm phát triển (mental retardation)..............33 Chương 8: RỐI LOẠN NGÔN NGỮ.............................................................37 2 1. Tổn thương ngôn ngữ bình thường...................................................37 2. Chậm, bất thường, không phát triển ngôn ngữ..................................38 3. Vai trò của môi trường ngôn ngữ và tâm lý - cảm xúc.....................43 4. Nguyên nhân rối loạn ngôn ngữ........................................................44 Chương 9: STRESS........................................................................................45 1. Khái niệm chung về Stress................................................................45 2. Triệu chứng của Tress.......................................................................53 3. Biện pháp khắc phục Tress................................................................56 Chương 10: TRẺ TỰ KỶ...............................................................................60 1. Khái niệm chung ..............................................................................60 2. Nguyên nhân của hội chứng tự kỷ?...................................................63 3. Làm thế nào để chẩn đoán sớm tự kỷ?..............................................70 4. Biện pháp khắc phục chứng bệnh tự kỷ ...........................................70 Chương 11: TRẦM CẢM..............................................................................73 1. Khái niệm chung về trầm cảm...........................................................73 2. Nguyên nhân gây bệnh trầm cảm......................................................74 3. Những tiêu chuẩn chẩn đoán chứng trầm cảm..................................76 4. Chẩn đoán trầm cảm..........................................................................81 5. Chứng trầm cảm ở trẻ em..................................................................84 6. Trị liệu tâm lí.....................................................................................85 Chương 12: CÁC PHƯƠNG PHÁP CHỮA TRỊ...........................................88 1. Các phương pháp chữa trị rối nhiễu tâm lí:.......................................88 2. Những biện pháp phòng ngừa tâm bệnh lý:......................................91 Chương 13: TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG SƯ PHẠM 1. Xem xét trình độ học tập...................................................................94 2. Xem xét trình độ nhận thức...............................................................94 3. Khảo sát về nhân cách.......................................................................96 TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................100 MỤC TIÊU, YÊU CẦU CỦA MÔN HỌC 3 I. MỤC TIÊU CỦA MÔN HỌC Giúp người học hiểu các vấn đề cơ bản về cơ chế và cấu trúc của những rối loạn tâm lí trẻ em trong trạng thái bệnh, nắm được nguyên nhân, biểu hiện, biện pháp ngăn ngừa và chăm sóc trẻ rối loạn tâm lí. Mục tiêu cụ thể: 1. Về kiến thức: - Người học nêu được biểu hiện của một số bệnh tâm lí phổ biến ở trẻ em. - Hiểu rõ nguyên nhân dẫn đến bệnh tâm lí ở trẻ em. - Xác định một số phương pháp tâm lí trong phòng ngừa và chăm sóc bệnh tâm lí trẻ em. 2. Về kỹ năng: - Người học có kỹ năng nhận dạng các rối nhiễu tâm lí ở trẻ. - Có kỹ năng tiếp cận và chuẩn đoán sớm những dấu hiệu bệnh tâm lí ở trẻ - Có kỹ năng chăm sóc và giáo dục trẻ có biểu hiện bệnh tâm lí thường gặp ở trẻ. 3. Về thái độ: Người học cảm thông, tôn trọng, kiên trì chăm sóc và giáo dục trẻ. II. YÊU CẦU: Trong quá trình học tập học phần này: 1. Sinh viên cần thường xuyên liên hệ với thực tế ở các trường mầm non, tiểu học, tìm được các ví dụ cụ thể minh họa cho từng chủ đề trong chương trình học phần. 2. Giảng viên cần tổ chức cho sinh viên đi thực tế trong các trường mầm non, khuyết tật, tiểu học để tham gia các hoạt động giáo dục nhằm quan sát, phân tích thái độ, hành vi của những trẻ có triệu chứng tâm bệnh để rút ra những kết luận sư phạm cần thiết. 3. Trong quá trình học tập, nghiên cứu, sinh viên cần vận dụng lý thuyết đã học vào các hoạt động giáo dục cụ thể để hình thành kỹ năng cần thiết. Chương 1: 4 KHÁI NIỆM CHUNG VỀ TÂM BỆNH HỌC 1. Hoàn cảnh ra đời của chuyên ngành tâm bệnh học - Trước đây, trong phân loại y học chính thống thường chia làm ba lĩnh vực độc lập với nhau: Các bệnh của cơ thể, bệnh tâm thần, các chứng bệnh neurose. - Các nhà y học chỉ quan tâm đến những bệnh cơ thể, họ thường xem các hiện tượng tâm lý là phụ. Hoặc xem cơ thể và tâm lý diễn biến song song, không ảnh hưởng lẫn nhau (chủ nghĩa tâm thể song song).Nhưng thực tế, người thầy thuốc thường gặp phải những bệnh chứng mà không thể nào tìm ra vết tích cơ thể. Trong trường hợp ấy, họ đặt tên những chứng bệnh đó là bệnh "tưởng tượng", bệnh "chức năng", bệnh neurose (bệnh của thần kinh). Trong một thời gian dài, những người bị bệnh kiểu này chạy chữa theo cách mê tín. - Ngày nay, người ta hiểu rõ mối quan hệ qua lại giữa tâm lí và thể chất, tìm cách xác định, trong mỗi bệnh chứng, mỗi ca bệnh, phần nào thuộc về thể chất, phần nào thuộc về tâm lí, trong những trường hợp nào cần tập trung tác động lên thể chất, hay lên tâm lí. Trong số những nhân tố tâm lí gây bệnh, người ta chú ý đến những nhân tố sau: Tác động của xúc cảm quá mạnh, hoặc kéo dài sẽ làm chấn động hệ thống thần kinh thực vật và nội tiết có thể gây ra bệnh tâm lí ở con người. Những căn nguyên tâm lí xã hội: Những mối quan hệ phức tạp trong gia đình, xí nghiệp, cơ quan đoàn thể, khu phố, làng xóm, cộng đồng, tôn giáo, hoàn cảnh di cư thay đổi nơi ăn, chốn ở, lao động căng thẳng, công việc dồn dập, mâu thuẫn không giải quyết, những biến cố như tai nạn, tang tóc, ly hôn, thất nghiệp. Tất cả những biến động trong cuộc sống xã hội đều ảnh hướng sâu sắc đến sức khỏe con người. - Nguyên nhân do thầy thuốc ít khi quan tâm đến những yếu tố tâm lí xã hội, đẩy bệnh nhân vào con đường thuốc men. Nhiều khi làm hết xét nghiệm này đến xét nghiệm khác, vừa tốn kém, vừa tạo tâm lí lo sợ, nuôi dưỡng bệnh tật, có khi gây ra những bệnh chứng trước kia không có. Những căn nguyên tâm lí nằm trong phần vô thức, không được chủ thể nhận ra. Ví dụ như những cảm giác lo âu, ấm ức, giận hờn, căm ghét... từ thời 5 thơ ấu, bị dồn nén vào vô thức nay gặp dịp biểu hiện thành một số biến chứng. Trong những trường hợp này, khởi căn là phụ, mà tiền căn là chủ yếu. Một cơ cấu tâm lí chìm sâu trong vô thức đã hình thành, đây là một mặc cảm mà chính người bệnh không nhận ra.Vì vậy, có tác động lên tình huống hiện tại, lên hoàn cảnh khách quan vẫn không giải quyết.Có giải tỏa được mặc cảm vô thức mới chữa được bệnh. Vì vậy sau mỗi triệu chứng thực thể, như đau đầu, hen xuyển, nhức xương, sau khi khám lâm sàng và xét nghiệm kỹ lưỡng, nếu không thấy rõ một tổn thương nào và ngay cả khi tìm ra một nguyên nhân thực thể, cũng không loại trừ có một căn nguyên chính hay phụ nào về mặt tâm lí. Do đó, khám nghiệm lâm sàng không dừng lại trong phạm vi thực thể mà phải mở rộng sang phạm vi tâm lí xa hội. 2. Khái niệm tâm bệnh học Tâm bệnh học là thuật ngữ chỉ đến một khoa học nghiên cứu về bệnh lý tâm thần, các khó khăn nặng nề về tinh thần, các biểu hiện về hành vi và các trải nghiệm mà từ đó có thể chỉ ra cho biết có bệnh lý tâm thần hoặc suy kém về tâm lý. Tâm bệnh học là môn học nghiên cứu về nguồn gốc (nguyên nhân), sự phát triển và biểu hiện của các rối loạn sức khoẻ tâm thần hoặc rối loạn về hành vi. Tâm bệnh học cũng được sử dụng để gọi tên các hành vi hay các trải nghiệm mà qua đó cho thấy có bệnh lý tâm thần. Ngay cả khi nó không tạo thành một chẩn đoán đầy đủ. Ví dụ: ảo giác (hallucination) có thể được xem là một dấu hiệu tâm bệnh lý ngay cả khi không có đủ các triệu chứng biểu hiện tiêu chuẩn đầy đủ cho một rối loạn được chẩn đoán. Tâm bệnh học trẻ em (Child psychopathology): Nghiên cứu tâm bệnh của trẻ em Tâm bệnh học phát triển (Developmental Psychopathology): Là một tiếp cận để hiểu được làm thế nào tâm bệnh lý phát triển trong suốt cuộc đời, là môn học về quá trình phát triển góp phần vào tâm bệnh lý hay bảo vệ chống lại tâm bệnh lý. 6 Tâm thần học (Psychiatry): Là một ngành thuộc y học, nghiên cứu, phòng ngừa và điều trị các rối loạn sức khỏe tâm thần ở con người. Có nhiều nhà chuyên môn làm việc trong lãnh vực tâm bệnh học như : BS tâm thần, nhà tâm lý lâm sàng, nhân viên xã hội… 3. Tiêu chuẩn xác định những bệnh có căn nguyên tâm lí (rối nhiễu tâm lý) - Một hay nhiều căn nguyên tâm lí đóng vai trò hiện căn hay khởi căn. - Bệnh nhân có một kiểu nhân cách riêng. Thường có cá tính đặc biệt. Điều tra kỹ lưỡng tìm ra những tiền căn tâm lí xã hội. - Dùng tâm pháp có tác dụng rõ rệt. 4. Đối tượng, nhiệm vụ nghiên cứu của tâm bệnh học 4.1. Đối tượng nghiên cứu của tâm bệnh học Tâm bệnh học là một chuyên ngành tâm lí học ứng dụng. Nó nghiên cứu cơ chế của những rối loạn tâm lí của con người biểu hiện trong trạng thái bệnh lí (những hiện tượng bệnh lí có căn nguyên tâm lí). 4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của tâm bệnh học - Tìm hiểu cơ chế và biểu hiện của các rối loạn tâm lí. - Tìm hiểu nguyên nhân của rối loạn tâm lí. - Phòng ngừa và biện pháp chữa trị rối loạn tâm lí 5. Phương pháp nghiên cứu tâm bệnh học Khi thăm khám và nghiên cứu về tâm bệnh lí phải xem bệnh nhân là chủ thể không chỉ tiếp nhận tác động của thầy thuốc và nhà tâm lí, mà còn tác động trở lại, ảnh hường đến người thăm khám, thầy thuốc và nhà tâm lí phải thông cảm được nỗi đau của bệnh nhân. Để làm được điều đó, khi xem xét con người phải chú ý tới cả ba mặt: sinh lí, tâm lí và xã hội. Không thể khẳng định mặt nào là chủ yếu hơn mặt nào. Ba mặt đó tác động lẫn nhau tạo thành một tổng thể nhất định, do đó, muốn thay đổi một nhân cách cần phải tác động lên cả ba mặt. 7 Trong một ca bệnh cụ thể phải phân tích cả 3 mặt: sinh lí, tâm lí và xã hội. Trên cơ sở đó xác định vai trò của từng mặt quan trọng đến mức độ nào. Từ đó xác định vận dụng những biện pháp cụ thể để tác động lên mặt này hay mặt khác và ở mức độ nào. Chúng ta có thể sử dụng những phương pháp nghiên cứu cơ bản sau: 5.1. Khám lâm sàng tâm lí. Những khâu trong quy trình khám lâm sàng tâm lí đòi hỏi nhà nghiên cứu cần phải có một vốn hiểu biết cơ bản về nhiều lĩnh vực. Các khâu lâm sàng bao gồm: - Quan sát (khám) những biểu hiện bên ngoài suy đoán ra nội tâm của người bệnh. Quan sát đòi hỏi nhà tâm lí phải có sự nhạy cảm, nhạy bén và có vốn kiến thức kinh nghiệm. Nếu bệnh nhân là trẻ em, nhà tâm lí chẳng những quan sát đứa trẻ mà còn quan sát cả bố mẹ hoặc người thân chăm sóc trẻ. Việc khám không phải chỉ tiến hành trong buổi tiếp xúc ban đầu mà được tiến hành trong tất cả quá trình trắc nghiệm, chăm chữa và trong khi trẻ chơi hay vẽ. - Hỏi chuyện: Đây là phương pháp cơ bản nhất khi tìm hiểu một con người. Phương pháp này đòi hỏi nhà tâm lí phải biết lắng nghe và trò chuyện với người bệnh. Những người bị rối nhiễu tâm lí hay hiểu sai lệch về mình và những người xung quanh, họ thường thích kể chuyện bản thân và ôn lại cuộc đời mình, nên cần hỏi thêm những người thân trong gia đình hay bạn bè của họ. Thông thường nên hỏi về tiền sử của họ để hiểu hơn những gì mới xuất hiện. qua câu chuyện của họ có thể quan sát cách nói, cách suy nghĩ và phán đoán những tư tưởng đạo đức, chính trị. Biểu mẫu khám lâm sàng: - Nêu tên tuổi, lí do đến thăm khám. - Tiền sử gia đình: Bố mẹ, anh chị em, tuổi, sức khỏe, nghề nghiệp, tính tình. (Nếu đã mất: mất vào lúc nào, nguyên nhân). - Vị trí xã hội của gia đình. - Tình cảnh bất thường trong gia đình: bệnh tật, nghiện ngập, dòng họ. 8 - Không khí và quan hệ gia đình, những biến cố trong gia đình, vào thời thơ ấu của bệnh nhân. - Tiền sử bệnh nhân: Ngày sinh, nơi sinh. Tình trạng người mẹ khi mang thai, đẻ đủ tháng hay không. Bú mẹ hay bú bình sữa. Phát triển nhanh hay chậm: thời kì mọc răng, biết nói, biết đi, khỏe hay yếu. Triệu chứng rối nhiễu từ bé: Sợ hãi, đái dầm, mút tay, nói lắp, quá ngoan (bị ức chế) các loại bệnh tật, có co giật hay không... - Các trò chơi thời niên thiếu và thanh niên. Quá trình học tập, sở thích, sở trường, quan hệ bè bạn. - Những công việc làm ăn đã qua, (lý do nếu thay đổi nghề nghiệp), công việc. - Hiểu biết về tình dục bắt nguồn từ đâu và được tiếp nhận như thế nào. Thủ dâm xuất hiện khi mấy tuổi, có thường xuyên không, có ý thức tội lỗi không? Có kinh nghiệm giao hợp với người khác giới ngoài hôn thú không, có xu hướng đồng tính luyến ái không... - Hôn nhân: thời gian tìm hiểu, nhân cách của người cha hay mẹ, có xung khắc hay không. Thỏa mãn hay không trong quan hệ tình dục. Tình hình con cái... Lối sống: rượu, thuốc lá, ma túy. - Các bệnh tật, tai nạn đã trải qua. Nói rõ về những bệnh chứng tâm lí trước kia, được chữa ở đâu và chữa như thế nào. -Tính tình trước lúc bệnh. Quan hệ như thế nào trong gia đình, với bạn bè, với những người cùng làm việc. Những hoạt động văn hóa, sở thích: đọc sách, xem kịch, xem phim, hội họa... Đánh giá về năng lực: quan sát, trí nhớ, xét đoán, phê phán, óc sáng kiến, dễ mệt mỏi. - Tính cách: lo âu, lạc quan hay bi quan, tự tin hay không, tự kiềm chế hay không, tính tình có ổn định không, cáu gắt, cứng nhắc, nhút nhát, ích kỉ... - Giá trị đạo đức, tín ngưỡng, kiểu ăn tiêu, thái độ đối với bản thân và người khác, hứng thú và tham vọng. - Nội dung những giấc mơ. Thói quen ăn ngủ, đại, tiểu tiện... 9 - Tâm trạng hiện tại: Mô tả đầy đủ cách ứng xử bên ngoài có vẻ bệnh hay không. Có tiếp cận được với thực tế hay không. Quan hệ với nhà tâm lý, thầy thuốc như thế nào, phản ứng như thế nào trong các tình huống: cử chỉ, nét mặt, vận động. Thái độ và hành vi của bệnh nhân có ý nghĩa gì không? - Tính tình lúc khám tỏ ra thoải mái hay cáu gắt, nghi ngờ, tách rời thực tế. Tâm trạng khớp với lời nói hay không. Có hoang tưởng và hiểu lầm về sự vật và con người ở xung quanh không? Có tưởng tượng có người nào đó quan tâm đặc biệt đến mình không? Có khả năng tập trung chú ý hay không? Thái độ đối với bệnh tình của bệnh nhân, có tự xem mình là có bệnh hay không. - Khám lâm sàng tâm lí trẻ em phần nào giống với khám lâm sàng tâm lí cho những bệnh nhân lớn tuổi chịu hợp tác hay chống lại. Vì vậy, phải biết tận dụng những cách thức giao tiếp phi ngôn ngữ như trò chơi, cử chỉ, vẽ... Trò chuyện đem lại kết quả với trẻ trên 5 - 10 tuổi. Trẻ có thể bộc lộ tâm tư của mình qua những hình vẽ hay trò chơi. Đồng thời qua vẽ và trò chơi, trẻ cũng giải tỏa ấm ức của mình. Cho nên, vẽ và trò chơi vừa là phương pháp chẩn đoán vừa là trị liệu. - Trong vẽ hình, không bắt buộc trẻ vẽ theo hình mẫu, mà vẽ tự do. Nhà tâm lí chỉ gợi ý vẽ hình người, vẽ gia đình, vẽ cây... Không vội vàng suy đoán hình vẽ hay trò chơi, mà phải đối chiếu với kết quả quan sát, hỏi chuyện đứa trẻ và những người có quan hệ với trẻ (bố mẹ, ông bà, giáo viên...) Thông qua hình vẽ có thể giúp xác định, suy đoán về trí lực, cũng như về những ấm ức vướng mắc nội tâm. - Trong việc tổ chức chơi cho trẻ, không nhất thiết phải dùng trò chơi đắt tiền. Mỗi phòng khám tâm lí nhất thiết phải có một đồ chơi như búp bê, vài con vật, những khối gỗ. Nhà tâm lí phải biết chơi với trẻ. Trong chẩn đoán tâm lí lâm sàng trẻ em cần chú ý ranh giới giữa những hiện tượng bình thường và bệnh lí rất mong manh, phải đánh giá tùy theo lứa tuổi và sau một tiến trình theo dõi khá lâu. Đồng thời không bao giờ chỉ dựa trên một chỉ báo để chẩn đoán. 5.2. Trắc nghiệm tâm lí (Test) Test là một hệ thống biện pháp được chuẩn hóa về mặt kỹ thuật, được quy định về nội dung và cách làm, nhằm đánh giá ứng xử của một người, nó cung 10 cấp một chỉ báo tâm lí (trí tuệ, cảm xúc, năng lực, nét nhân cách...), trên cơ sở đối chiếu với một thang đo đã được chuẩn hóa hoặc một hệ thống phân loại trên những nhóm mẫu khác nhau về phương diện xã hội. * Một số Test được thông dụng, sử dụng trong các phòng chẩn đoán. - Test Denver (DDST): dùng để đánh giá sự phát triển của trẻ từ sơ sinh đến 6 tuổi. Gồm 105 Item đánh giá mức độ khôn lớn của trẻ. Các Item được chia trên phiếu kiểm.tra theo 4 mặt: Tư thế vận động, phối hợp mắt và vận động, ngôn ngữ, quan hệ xã hội. - Test vẽ hình người của Goodenough: Test thực hiện đơn giản, song có độ ứng nghiệm, ổn định cao, vì các bộ phận, các chi tiết trong hình vẽ phản ánh khá rõ mức độ phát triền trí khôn theo lứa tuổi. - Test khối vuông Kosh: Nhằm đánh giá trí tuệ cho những người không nói được hoặc không quen sử dụng lời nói, hoặc bị rối loạn ngôn ngữ. Test áp dụng cho trẻ từ 5 tuổi đến tuổi thanh niên. Kết quả làm test đánh giá được khả năng phân tích tổng hợp, định hướng không gian, xét đoán, trừu tượng. - Test Raven (Test khuôn hình tiếp diễn chuẩn): Test đo khả năng nhận ra quan hệ giữa các hình vô nghĩa, nhận ra tính logic của hệ thống. Nhờ vậy có thể đánh giá mức phát triển của tư duy, suy luận. Đối với trẻ nhỏ và trẻ chậm khôn có thể dùng test Raven màu. Test gồm 36 bài tập (A,Ab,B) đơn giản hơn test Raven đen trắng. * Một số test đánh giá nhân cách thông dụng. Các test đánh giá nhân cách thường dựa trên nguyên tắc phóng chiếu (Test - Projectif): Đặt chủ thể trước một tình huống không rõ rệt, từ đó chủ thể tự do liên tưởng, suy luận, phản ứng, phán đoán, qua đó phản ánh những mối tâm tư, thường là vô thức. Quy trình triển khai làm test nhân cách đòi hỏi nhà tâm lí nhiều kinh nghiệm và nhạy bén cao. - Test C.A.T (children Apppereption Test). Dùng cho trẻ 3 - 10 tuổi. Test gồm 10 bức tranh vẽ một thú vật quen thuộc (con heo). Mỗi bức tranh đề ra một tình huống, khi trẻ nhìn vào đó có thể bộc lộ những mối quan tâm tư bị dồn nén như lo hãi, ám sợ, ganh tị với anh, chị, em, ấm ức hoặc yêu cầu bố mẹ âu yếm. 11 - Test DUSS (Test ngụ ngôn của Louisa Duss). Test gồm 10 câu chuyện bỏ dỡ theo các chủ đề khác nhau, trẻ phải tiếp tục xây dựng câu chuyện cho hoàn chỉnh, qua đó phát hiện các mối tâm tư bị dồn nén của trẻ trong gia đình. - Test M.M.P.I (Minnesota Multiphasic Personality Inventory) Bảng liệt kê nhiều mặt nhân cách. Chủ phải trả lời 550 câu hỏi theo 3 cách: đúng, sai, không biết và phải sấp xếp theo 26 đề mục. Dùng cho trẻ từ 16 tuổi trở lên. Test nhằm phát hiện mọi mặt của nhân cách về thể chất, giao tiếp xã hội... Thường được dùng trong tâm bệnh. - Test Rogers (thích nghi cá nhân): Nhằm đánh giá khả năng thích nghi trong mối quan hệ gia đình, với những người thân trong gia đình và ý thức bản thân của trẻ. Test thường dùng cho trẻ từ 8 - 14 tuổi. Test đánh giá 4 chỉ số: Tính tự ti, kém thích nghi xã hội, kém thích nghi gia đình và tính mơ mộng. Trên cơ sở đó nhận định về cách ứng xử của trẻ trong những hoàn cảnh khác nhau như co mình lại, tự ti, khoác lác, tự dằn vặt, lui về thế giới tướng tượng... - Test vẽ gia đình: Dùng cho trẻ từ 5 - 14 tuổi. Thông qua cách vẽ, cách bố trí các nhân vật, vị trí và kích thước của các nhân vật, các chi tiết trong từng nhân vật có thể bộc lộ các mối quan hệ tình cảm của trẻ trong gia đình, cảm giác an toàn, hay lo hãi, gắn bó hay ghen tỵ... - Test vẽ cây: Thông qua hình vẽ cây có thể suy đoán những đặc điểm tính tình và nhân cách. Khi sử dụng các test, nhà tâm lí cần lưu ý: Test chỉ là một chỉ báo, không nên tuyệt đối hóa giá trị của nó. Đặc biệt không thể dựa trên một chỉ số thông minh, kết quả một lần thử rồi quy kết cho một đứa trẻ là không thể học tập bình thường hay không đáp ứng một nghề nghiệp nào đó.Vì dễ bị lạm dụng như vậy, nên phương pháp test đã bị một số học giả phê phán gay gắt. Nhưng nếu biết sử dụng một cách thận trọng và khoa học thì không những tránh được tác hại đó, mà còn cung cấp cho người làm tâm lí những dữ kiện có giá trị. 6. Các biểu hiện của tâm bệnh - Các rối loạn dạng cơ thể - Các rối loạn khí sắc 12 - Các rối loạn nhân cách - Các rối loạn lo âu lan tỏa - Chán ăn tâm thần - Trẻ chậm phát triển - Rối loạn ngôn ngữ - Stress - Trẻ tự kỷ - Trầm cảm - Các phương pháp chữa trị - Tâm lý học đường và các hoạt động sư phạm CÂU HỎI THẢO LUẬN, ÔN TẬP 1. Tâm bệnh học là gì? Ví dụ minh họa. 2. Tiêu chuẩn xác định những bệnh có căn nguyên tâm lí (rối nhiễu tâm lý) là gì? 3. Đối tượng, nhiệm vụ nghiên cứu của tâm bệnh học. 4. Những phương pháp được ứng dụng trong nghiên cứu tâm bệnh học. Chương 2: CÁC RỐI LOẠN DẠNG CƠ THỂ 13 1. Khái niệm chung Trong cuộc sống hiện đại, con người phải chịu rất nhiều áp lực từ cuộc sống. Những ảnh hưởng về tâm lý như lo âu, stress, trầm cảm… sẽ tạo ra nhiều bệnh lý khác nhau. Khi bạn bỗng gặp các triệu chứng như: suy nhược, hoa mắt, nhức đầu, đau lưng, hồi hộp, buồn nôn, chóng mặt, đau khớp, nặng đầu, đau bụng… Ấy là bạn đang bị các triệu chứng thường gặp trong rối loạn dạng cơ thể (somatoform disorders). Rối loạn dạng cơ thể được xem là các rối loạn thể hiện bằng các triệu chứng của cơ thể và những yêu cầu được khám chữa bệnh dai dẳng dù rằng các kết luận y khoa đều âm tính. Đặc điểm là trẻ luôn bận tâm và đau khổ vì các triệu chứng cơ thể của mình dù thầy thuốc đã giải thích về nguyên nhân tâm lý của trẻ. Trẻ luôn cho rằng đây là một bệnh cơ thể thực thụ cần phải khám và điều trị tỉ mỉ, vì vậy mà trẻ thường đi khám và điều trị bằng thuốc đồng thời điều đó gây ảnh hưởng đến hoạt động vui chơi của trẻ. Trẻ có thể có các biểu hiện đau ở các vị trí khác nhau như: đau đầu, đau bụng, đau ngực, đau lưng, đau khớp.., và một số rối loạn chức năng. Các rối loạn trên thường kéo dài ít nhất 2 năm mà không tìm thấy bất cứ một giải thích thỏa đáng nào về mặt cơ thể. 2. Nguyên nhân của rối loạn cơ thể Các yếu tố tâm lý được xem là nguyên nhân gây nên các triệu chứng cơ thể mặc dù việc phát hiện các yếu tố tâm lý không phải là điều dễ dàng và trẻ không phải lúc nào cũng chấp nhận nguyên nhân gây bệnh. Rối loạn dạng cơ thể là một nhóm bệnh lý có đặc tính chung là các rối loạn tâm thần, thể hiện bằng các triệu chứng cơ thể. 3. Biểu hiện của rối loạn cơ thể: Rối loạn dạng cơ thể bao gồm: 3.1. Rối loạn cơ thể hoá: trẻ có biểu hiện than phiền với rất nhiều triệu chứng như đau đầu, đau lưng, đau cổ, tiêu chảy, táo bón, khó nuốt, buồn nôn. Trẻ được làm rất nhiều xét nghiệm nhưng kết quả bình thường và được các bác sĩ kết luận là không có vấn đề thực thể. 14 3.2. Rối loạn chuyển dạng: trẻ có thể có các cơn co giật với đặc tính là các cơn co giật lộn xộn, trẻ vẫn tỉnh táo trong cơn. Cơn càng nặng nếu có nhiều người chú ý và cơn không bao giờ xuất hiện trong khi ngủ. Một vài trẻ có biểu hiện mù nhưng đặc biệt là không bị vấp ngã khi di chuyển, trẻ có thể bị liệt nhưng lại không teo cơ, phản xạ gân xương bình thường. 3.3. Rối loạn nghi bệnh: trẻ thường than phiền là mình đang mắc phải một bệnh nan y cần phải được điều trị và không tin tưởng vào kết luận của bác sĩ. 3.4. Rối loạn đau: trẻ đau rất nhiều mặc dù không tìm thấy tổn thương thực thể. Đau thường không đáp ứng với thuốc giảm đau. 3.5. Rối loạn sợ biến dạng cơ thể: trẻ thường bận tâm quá đáng vào các khuyết điểm của cơ thể do tưởng tượng hoặc do một khiếm khuyết nhỏ. Nói chung các bệnh này thường gây trở ngại trong mối quan hệ giữa trẻ và thầy thuốc. Trẻ thường xuyên thay đổi bác sĩ và gần như luôn có “nhu cầu” được khám bệnh. Các triệu chứng xuất hiện do các xung đột nội tâm. Với những người không hiểu rõ về bệnh có cảm giác như trẻ giả vờ. Nếu không tìm cách giải quyết mối quan hệ trong gia đình thì bệnh có thể tiến triển dai dẳng do các “lợi ích thứ phát” mà bệnh có được. Trẻ thường lo lắng về tình trạng bệnh tật của mình do bệnh kéo dài và không được điều trị thích hợp. CÂU HỎI THẢO LUẬN, ÔN TẬP 1. Thế nào là rối loạn dạng cơ thể? 2. Phân tích các biểu hiện của rối loạn dạng cơ thể. 3. Nguyên nhân của các rối loạn dạng cơ thể là gì? Chương 3: CÁC RỐI LOẠN KHÍ SẮC 1. Khái niệm chung: Rối loạn khí sắc là thuật ngữ dùng thay thế rối loạn cảm xúc. 15 + Cảm xúc là gì? là biểu hiện nhất thời, ngắn ngủi của trạng thái tình cảm: vui, buồn, giận, ghét, yêu thương.v.v... + Khí sắc là một tâm trạng, một trạng thái tình cảm lâu dài, bền vững hơn. - Sự biến đổi khí sắc kèm theo thay đổi mức độ hoạt động chung. Đa số các rối loạn đó có tính chất tái diễn và khởi phát thường có liên quan đến sự kiện hoàn cảnh gây Stress (sang chấn tâm lý). - Rối loạn khí sắc là một lĩnh vực rộng lớn. Tỷ lệ bệnh tăng ngày một nhiều. - Rối loạn khí sắc hay tái phát. Có thể được chẩn đoán là lo âu hoặc bệnh cơ thể. 2. Các biểu hiện của rối loạn khí sắc Trạng thái hưng cảm gồm tam chứng: Khí sắc tăng; Nhịp độ tư duy nhanh (hưng phấn trí tuệ); Kích động tâm thần vận động (về ngôn ngữ và vận động). 2.1. Khí sắc tăng: - Trẻ có cảm giác sảng khoái, hoàn toàn khoẻ mạnh. Cảm thấy rất thoải mái, mọi vật sáng rực, người tràn đầy nghị lực, sức khoẻ hoàn hảo vô cùng. Quá khứ và tương lai đều được đánh giá với một sắc thái hoan hỷ, phấn khởi. - Nhìn điệu bộ hành vi, nét mặt của trẻ, có thể phán đoán trẻ tăng khí sắc: trẻ hầu như thường xuyên vui vẻ, cười đùa ầm ĩ về một lý do không đáng kể, giễu cợt, không để ý đến hoàn cảnh xung quanh, trẻ múa may, điệu bộ, động tác nét mặt cởi mở, truyền cảm. Đang vui vẻ, trẻ có thể trở nên giận dữ nhất thời do căn nguyên không đáng kể. 2.2. Nhịp độ tư duy nhanh (hưng phấn trí tuệ): - Dòng tư duy và biểu tượng trôi rất nhanh, thay đổi mau lẹ. Tư duy nông cạn, liên tưởng nhanh rất dễ mất tập trung, tăng trí nhớ. - Trẻ là những người có tài năng, thường tự đánh giá cao, có thể đạt tới mức độ hoang tưởng tự cao tự đại, chủ yếu tài ba, địa vị và khả năng. Lời nói có nhiều điều tưởng tượng hão huyền, không bền vững; người ta có thể thuyết phục trẻ từ bỏ một cách dễ dàng. 16 2.3. Kích động tâm thần vận động: Phù hợp với tăng khí sắc thường kết hợp với kích động ngôn ngữ và vận động. Trẻ nói hầu như thao thao bất tuyệt, giọng nói trở nên khàn. Trẻ luôn vận động, khó ngồi yên một chỗ. Trẻ can thiệp vào công việc của người khác, nhưng làm không có hiệu quả. có khi dẫn đến tình trạng cãi cọ, xung đột liên miên. - Kích động có thể mang tính chất công kích giận dữ, tấn công hỗn độn, cuồng bạo. Kèm theo các rối loạn khác: + Chú ý giảm (kém tập trung) + Tăng trí nhớ. + Ăn nhiều nhưng vẫn sút cân. + Mạch nhanh, huyết áp tang không đều. - Bệnh xuất hiện từng thời kỳ, ngoài thời kỳ bệnh, trẻ biểu hiện bình thường. - Một số trạng thái nhẹ gần như bình thường. CÂU HỎI THẢO LUẬN VÀ ÔN TẬP 1. Thế nào là rối loạn khí sắc? 2. Những biểu hiện của rối loạn khí sắc. 3. Biện pháp khắc phục các rối loạn khí sắc. Chương 4: CÁC RỐI LOẠN NHÂN CÁCH 1. Khái niệm chung Theo tâm lý học, nhân cách là tổ hợp những đặc điểm, những thuộc tính tâm lí của cá nhân, biểu hiện bản sắc và giá trị xã hội của con người. 17 Theo Tâm bệnh học, các đặc trưng nhân cách được định nghĩa là những phương thức mà một người thường sử dụng để nhận biết, liên hệ và suy nghĩ về bản thân và môi trường sống xung quanh, được thể hiện trong những tình huống xã hội và cá nhân khác nhau. Chỉ khi các đặc trưng nhân cách này trở nên cứng nhắc, không linh hoạt và kém thích nghi, hoặc gây ra những khiếm khuyết quan trọng trong quan hệ xã hội và hoạt động, hoặc khiến cá nhân bị đau khổ.., thì mới gọi là rối loạn nhân cách. Biểu hiện của rối loạn nhân cách nói chung có thể được nhận biết từ tuổi mẫu giáo hoặc sớm hơn và sau đó tiếp diễn suốt đời, mặc dù rằng các biểu hiện này thường giảm bớt vào tuổi trung niên hoặc tuổi già. Định nghĩa trên cũng cho thấy rằng chỉ khi các đặc trưng nhân cách trở nên cứng nhắc và không thích nghi, hoặc gây nên sự khiếm khuyết và đau khổ chủ quan cho cá nhân thì mới được xem là rối loạn nhân cách. Trong việc đánh giá các rối loạn nhân cách, phần nhiều những kiểu cách suy nghĩ và cảm xúc ít khi được biểu hiện trực tiếp và trọn vẹn trong hành vi của trẻ. Một vấn đề khác nẩy sinh từ định nghĩa của Tâm bệnh học về rối loạn nhân cách là những biểu hiện đặc thù của các rối loạn này phải đưọc thể hiện trong nhiều tình huống xã hội và bản thân quan trọng. Nếu cá nhân chỉ thể hiện nhân cách bệnh lý nhưng chỉ trong một số hành vi thôi thì cũng chưa gọi là rối loạn nhân cách. Một điều dễ gây nhầm lẫn là các đặc trưng của rối loạn nhân cách phải có diễn tiến kéo dài chứ không phải chỉ giới hạn trong từng cơn ngắn như nhiều loại rối loạn tâm thần khác. Định nghĩa của Tâm bệnh học cũng cho phép chẩn đoán rối loạn nhân cách khi các đặc trưng nhân cách dẫn đến sự khiếm khuyết hoặc đau khổ đáng kể cho cá nhân. Tuy nhiên, một số trẻ có biểu hiện rối loạn nhân cách không có khả năng tự nhận biết được ý nghĩa của những hành vi của mình và không nhận ra được những thiệt hại mà họ gây ra cho đời sống của bản thân cũng như cho đời sống của những người khác xung quanh họ. 18 Việc chẩn đoán các rối loạn nhân cách thường cần áp dụng thêm nhiều phương pháp. Trước tiên, cần phải có những người cung cấp thông tin khác đã biết về trẻ trong một thời gian dài. Việc này giúp xác định xem những hành vi của trẻ có thực sự là đã diễn tiến kéo dài và đã xảy ra trong nhiều hoàn cảnh sống khác nhau hay không. Dĩ nhiên, cũng cần phải ý thức rõ rằng những người khai bệnh như thế cũng có thể có cách nhìn riêng của họ và thông tin do họ cung cấp cũng có thể là sự thật đã bị bóp méo. Một phương pháp hữu ích khác trong chẩn đoán các rối loạn nhân cách là thực hiện những cuộc phỏng vấn đánh giá theo thời. Việc này giúp xác định xem tình trạng rối loạn nhân cách có phải là thứ phát sau một rối loạn khác không, đồng thời giúp cung cấp thêm các dữ liệu về hành vi của trẻ khi được thể hiện trong nhiều tình huống xã hội khác nhau. Một trẻ bị trầm cảm chủ yếu , nhưng sau một tháng có thể biểu hiện hoàn toàn khác khi các triệu chứng trầm cảm không còn rõ rệt trên thực tiễn. 2. Chẩn đoán các rối loạn đa dạng (đa rối loạn) Tâm bệnh học cho phép chẩn đoán nhiều loại rối loạn nhân cách trên cùng một trẻ nếu triệu chứng của trẻ đó thỏa các tiêu chí chẩn đoán của nhiều hơn một loại rối loạn nhân cách chuyên biệt. Điều này cho thấy một thực tế rằng nhiều loại rối loạn nhân cách theo Tâm bệnh học có thể chồng lấp triệu chứng lên nhau và không có ranh giới rõ rệt để tách biệt các rối loạn ấy. Các kiểu nhân cách không có tính chất loại trừ lẫn nhau mà có xu hướng ít nhiều tương tác qua lại với nhau. Để giảm bớt sự chồng lấp triệu chứng trong hệ thống chẩn đoán các rối loạn nhân cách, cách duy nhất là phải giảm thiểu số lượng các rối loạn được xác định quá rõ ràng. Việc có những chẩn đoán đa dạng theo cách này sẽ bảo lưu rất nhiều thông tin quan trọng về trẻ. Hệ thống chẩn đoán đa dạng làm giảm bớt những cố gắng trong việc chẩn đoán phân biệt. Khi sử dụng hệ thống chẩn đoán Tâm bệnh học, người thầy thuốc không bị bắt buộc phải chẩn đoán xác định xem trẻ bị rối loạn nhân cách ranh giới hay rối loạn nhân cách kịch tính, mà chú ý xem trẻ có thỏa tiêu chí cho 19 từng loại rối loạn này hay không và nếu thỏa cả hai thì chẩn đoán cả hai rối loạn cùng lúc. 3. Những phương pháp trị liệu Việc trị liệu những trẻ bị rối loạn nhân cách bao gồm hầu hết các phương pháp điều trị trong tâm thần học. Các liệu pháp này có thể phân chia thành những nhóm tương ứng như sau: - Liệu pháp tâm động học (psychodynamic) - Liệu pháp tâm lý hỗ trợ (supportive) - Liệu pháp hành vi (behavioral) - Liệu pháp nhận thức (cognitive) - Liệu pháp quan hệ liên cá nhân (interpersonal) - Liệu pháp “chiến lược - hệ thống” (strategic-systems) - Liệu pháp hóa dược (pharmacologic) Các phương pháp trị liệu này có thể áp dụng với thời gian ngắn hạn hoặc dài hạn, và dưới các hình thức trị liệu cá nhân, trị liệu gia đình hoặc trị liệu nhóm. 3.1. Mục đích trị liệu Mục đích trị liệu có thể giúp định hướng cho việc trị liệu những trẻ bị rối loạn nhân cách. Các mục đích trị liệu có thể bị ảnh hưởng bởi các bệnh lý khác nhau kèm theo, bởi chính các triệu chứng trong hiện tại cũng như bởi hoàn cảnh sống của trẻ. Việc định hướng trị liệu nhắm vào cải thiện một hành vi đích có thể có nhiều lý do : 1. Vì đây là phương thức dễ làm nhất, trực tiếp nhất và hiệu quả nhất 2. Vì việc này có thể khởi động một chu trình cải thiện các khía cạnh khác trong nhân cách của trẻ bằng cách khuếch đại các thay đổi ban đầu, tuy nhỏ nhưng tích cực 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng