Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Y tế - Sức khỏe Y học Giáo trình điều dưỡng truyền nhiễm...

Tài liệu Giáo trình điều dưỡng truyền nhiễm

.PDF
257
1
105

Mô tả:

BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH ĐIỀU DƯỠNG TRUYỀN NHIỄM (GIÁO TRÌNH ĐÀO TẠO ĐIỀU DƯỠNG) NAM ĐỊNH - NĂM 2021 Chủ biên: TS. Trương Tuấn Anh Tham gia biên soạn: TS. Trương Tuấn Anh BSCKII. Phan Đình Phô Ths. Nguyễn Thị Thảo Ths. Đào Thị Minh Hải BS. Đinh Hồng Nhung Thư ký biên soạn: Ths. Nguyễn Thị Thảo LỜI NÓI ĐẦU Các bệnh truyền nhiễm luôn là vấn đề thời sự của Y học vì tính chất nguy hiểm và khả năng bùng phát thành dịch của nó làm ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ con người. Do đó việc cập nhật kiến thức về bệnh truyền nhiễm là vấn đề quan trọng trong thực hành điều trị và chăm sóc. Với sự phát triển của xã hội, nhu cầu và chất lượng cuộc sống ngày càng cao. Đòi hỏi việc điều trị, chăm sóc phải tốt hơn để đáp ứng nhu cầu của người bệnh, vấn đề nâng cao kiến thức, kĩ năng, thái độ của người Điều dưỡng trong phòng bệnh, chữa bệnh, tư vấn giáo dục sức khỏe là rất cần thiết. Để góp phần vào sự nghiệp chăm sóc sức khỏe nhân dân, đẩy lùi bệnh tật, nâng cao chất lượng cuộc sống, cuốn bài giảng “Điều dưỡng Truyền nhiễm” đề cập đến các nội dung bao gồm mô tả dịch tễ học, cơ chế bệnh sinh, triệu chứng, biến chứng của các bệnh truyền nhiễm từ đó đưa ra cách chăm sóc cụ thể, hiệu quả. Cuốn giáo trình cũng giúp người đọc có thêm tư liệu cập nhật để tư vấn giáo dục sức khỏe cho người bệnh và người nhà người bệnh hiểu đúng hơn về bệnh truyền nhiễm từ đó có cách phòng chống bệnh sớm và hiệu quả. Cuốn giáo trình này phần nào sẽ đáp ứng nhu cầu về tài liệu dạy học cho sinh viên trong nhà trường. Mặc dù đã có nhiều cố gắng, song trong quá trình biên soạn còn những thiếu sót, hạn chế. Chúng tôi rất mong nhận được sự góp ý chân thành và kịp thời của đồng nghiệp để lần tái bản sau được hoàn thiện hơn. Trân trọng! Các tác giả. MỤC LỤC Chương 1: ĐẠI CƯƠNG .......................................................................................... 1 Bài 1. ĐẠI CƯƠNG VỀ CÁC BỆNH TRUYỀN NHIỄM ........................................ 1 Bài 2. CHĂM SÓC BỆNH TRUYỀN NHIỄM ........................................................ 14 Bài 3. CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH NHIỄM KHUẨN HUYẾT ............................. 18 Chương 2. BỆNH TRUYỀN NHIỄM QUA ĐƯỜNG HÔ HẤP ....................... 35 Bài 4. CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH QUAI BỊ ......................................................... 35 Bài 5. CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH BẠCH HẦU ................................................... 45 Bài 6. CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH CÚM ............................................................... 54 Bài 7. CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH SỞI .................................................................. 67 Bài 9. CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH HO GÀ............................................................ 83 Bài 10. CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH VIÊM MÀNG NÃO MỦ ............................. 89 Chương 3. BỆNH TRUYỀN NHIỄM ĐƯỜNG TIÊU HÓA .............................. 98 Bài 11. CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH TẢ ................................................................. 98 Bài 12. CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH THƯƠNG HÀN ......................................... 107 Bài 13. CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH LỴ TRỰC KHUẨN ................................... 118 Bài 14. CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH LỴ AMÍP .................................................... 128 Bài 16. CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH TAY CHÂN MIỆNG ................................. 150 Chương 4. BỆNH TRUYỀN NHIỄM QUA ĐƯỜNG MÁU............................ 161 Bài 17. CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE ................ 161 Bài 18. CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH SỐT RÉT .................................................... 172 Bài 19. CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH NHIỄM HIV/AIDS .................................... 183 Bài 20. CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH VIÊM NÃO NHẬT BẢN........................... 197 Chương 5. BỆNH TRUYỀN NHIỄM QUA ĐƯỜNG DA VÀ NIÊM MẠC ... 205 Bài 21. CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH UỐN VÁN .................................................. 205 Bài 22. CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH DẠI ............................................................. 222 Bài 24. CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH DO LEPTOSPIRA ..................................... 241 Chương 1: ĐẠI CƯƠNG Bài 1. ĐẠI CƯƠNG VỀ CÁC BỆNH TRUYỀN NHIỄM MỤC TIÊU: 1. Trình bày được một số khái niệm về nhiễm khuẩn và bệnh nhiễm khuẩn. 2. Trình bày được đặc điểm dịch tễ học và lâm sàng của bệnh truyền nhiễm. 3. Trình bày được chẩn đoán, điều trị và các biện pháp phòng bệnh truyền nhiễm. NỘI DUNG: 1. Vị trí, tầm quan trọng và lịch sử nghiên cứu của môn học 1.1. Vị trí, tầm quan trọng Trước đây bệnh truyền nhiễm nằm trong khối bệnh nội khoa, đến đầu thế kỷ 19, được tách thành chuyên ngành độc lập. Tùy theo vùng, địa lý, khí hậu, trình độ dân trí và điều kiện sống mà tỷ lệ mắc bệnh nhiều ít khác nhau. Bệnh lưu hành cả trong nước và thế giới, là mối lo ngại của toàn cầu. Nguồn lây bệnh đa phần từ người bệnh, có thể từ người lành mang mầm bệnh và trung gian truyền bệnh. Tỷ lệ mắc bệnh còn phụ thuộc vào sức đề kháng của cơ thể và tỷ lệ tiêm phòng vacxin. Việt Nam là nước vùng nhiệt đới có khí hậu ẩm thấp, nhiều rừng núi, nhân dân sinh hoạt theo nhiều tập quán còn lạc hậu, đời sống còn khó khăn nên bệnh truyền nhiễm chiếm tỷ lệ cao so với một số nước, còn nhiều vụ dịch lẻ tẻ xảy ra quanh năm như: thủy đậu, sốt rét, sốt xuất huyết, sới, cúm…Và còn một số bệnh truyền nhiễm phát thành dịch theo chu kỳ nhất định. Ngày nay nhờ sự tiến bộ của khoa học Thế giới cũng như trong nước; tỷ lệ mắc bệnh truyền nhiễm có giảm đi song một số bệnh vẫn còn đang lưu hành trong nước và thế giới gây nguy hiểm cho cộng đồng như: HIV/AIDS; viêm gan virus, chân tay miệng….Vì vậy bệnh truyền nhiễm vẫn được quan tâm hàng đầu. 1.2. Lịch sử nghiên cứu bệnh truyền nhiễm Từ thời Hypocrate bệnh truyền nhiễm đã được biết đến với tên gọi “Bệnh dịch”, họ cho rằng bệnh có liên quan đến “khí độc”. Đến thế kỷ XVI, cho rằng đây 1 là các bệnh “lây” và học thuyết về sự lây bệnh được D.S.Samoilovitra đề xuất vào năm 1784. Sang nửa đầu thế kỷ XIX bệnh truyền nhiễm được được phân thành chuyên ngành riêng biệt. Tiếp theo là sự phát minh ra kính hiển vi và các phương tiện máy móc chẩn đoán khác để tìm các loại vi khuẩn, virus, kí sinh trùng … 2. Một số khái niệm 2.1. Nhiễm khuẩn Là sự xâm nhập của các vi sinh vật gây bệnh vào cơ thể con người (hay động vật), và cơ thể có những đáp ứng về mặt sinh học (đáp ứng viêm tại chỗ, hoặc đáp ứng miễn dịch của toàn thân) chống lại các tác nhân gây bệnh này. Trong tự nhiên khi nhiễm các vi sinh vật thường có 3 hình thái: + Cộng sinh: Tuy bị nhiễm các vi sinh vật, nhưng cơ thể không bị tổn thương, không có đáp ứng sinh học, vi sinh vật cộng sinh sống hòa hợp, thậm chí có ích cho cơ thể vật chủ. Ví dụ như E.coli sống cộng sinh trong ruột. Tuy nhiên, khi có thay đổi về môi trường sống của vi khuẩn cộng sinh, hoặc khi có sự thay đổi về tình trạng miễn dịch của vật chủ lúc đó có thể gây thành bệnh. + Quần cư: Là tình trạng nhiễm vi sinh vật, nhưng không gây tổn thương, cũng không có ích cho cơ thể vật chủ. + Gây tổn thương: Là tình trạng các vi sinh vật xâm nhập và gây thành bệnh nhiễm khuẩn, nhiễm khuẩn tiềm tàng trên cơ thể vật chủ. 2.2. Phơi nhiễm Là tình trạng con người hoặc động vật (trong thuật ngữ truyền nhiễm được gọi là khối cảm thụ) tiếp xúc trực tiếp với các tác nhân gây bệnh (thường là các vi sinh vật – mầm bệnh) trong tự nhiên, dẫn đến nguy cơ mắc bệnh sau khi tiếp xúc. Đường tiếp xúc có thể gồm: - Qua đường hô hấp: Người bị phơi nhiễm có nguy cơ hít phải các vi sinh vật khi người bệnh ho, hắt hơi. - Qua da và niêm mạc: Da và niêm mạc bị tổn thương tạo cơ hội cho vi sinh vật xâm nhập như nhiễm HIV, chó dại cắn gây bệnh dại. - Qua đường máu: Khi vật sắc nhọn mang mầm bệnh đâm xuyên qua da. 2 - Qua súc vật cắn: Mèo cào, chó dại cắn - Qua đường tình dục: Bệnh lậu, nhiễm nấm… - Qua trung gian truyền bệnh (muỗi): Sốt xuất huyết, sốt rét…. Tuy nhiên, nguy cơ mắc bệnh cũng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như đường phơi nhiễm, thời gian phơi nhiễm, tình trạng nguồn bệnh, tình trạng miễn dịch của người phơi nhiễm. 2.3. Bệnh nhiễm khuẩn Là tình trạng cơ thể có các phản ứng toàn thân hoặc tại chỗ đáp ứng lại các vi sinh vật gây bệnh. Nhiễm khuẩn có thể hiểu như là tình trạng nhiễm các vi khuẩn. Tuy nhiên không chỉ có vi khuẩn mà còn các mầm bệnh khác như virus, các đơn bào cũng gây các phản ứng toàn thân như thay đổi bạch cầu máu, biểu hiện bệnh lý tại các cơ quan... Trong tự nhiên, các tác nhân gây bệnh nhiễm khuẩn có thể chia thành 3 nhóm chính: + Virus + Vi khuẩn + Các ký sinh trùng đơn bào, nấm, sán và các côn trùng, tiết túc. Quan hệ vật chủ - mầm bệnh: Khả năng gây bệnh của các tác nhân gây bệnh cũng phụ thuộc vào một số yếu tố + Tình trạng của các tác nhân gây bệnh: Số lượng mầm bệnh xâm nhập, độc lực của mầm bệnh. + Tình trạng miễn dịch của cơ thể: Chưa có đáp ứng miễn dịch hoặc đang có vấn đề về miễn dịch sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao. + Các yếu tố thuận lợi: Đường xâm nhập, điều kiện môi trường thuận lợi cho tác nhân gây bệnh phát triển. 2.4. Bệnh truyền nhiễm Bản chất là các bệnh nhiễm trùng, nhưng chỉ bao gồm những bệnh có đặc điểm lây truyền nhanh sang các cá thể xung quanh và có xu hướng gây thành dịch bệnh trong các cộng đồng dân cư. 3 2.5. Một số khái niệm khác - Bệnh sơ nhiễm: Là nhiễm khuẩn tiên phát (lần đầu). - Bệnh tái nhiễm: Là nhiễm lại mầm bệnh mà trước đây người bệnh đã nhiễm - Bệnh tái phát: Mầm bệnh cũ chưa bị tiêu diệt hẳn, nay tái hoạt động. Quan hệ vật chủ - mầm bệnh Phơi nhiễm Nhiễm trùng Không nhiễm tù Cộng sinh Bệnh lý Quần cư Thải loại Tiềm tàng 3. Một số đặc điểm của bệnh truyền nhiễm Để bệnh truyền nhiễm có thể lưu hành trong cộng đồng, cần có vai trò của nhiều yếu tố như mầm bệnh, đối tượng cảm thụ. Một số bệnh đòi hỏi vai trò của các trung gian truyền bệnh. 3.1. Mầm bệnh Ngoài đặc điểm về mặt cấu trúc, các tác nhân gây bệnh cũng có một số đặc điểm sinh học liên quan với quá trình gây bệnh và đặc biệt mỗi loại vi sinh vật có một vật chủ riêng. Ví dụ: - Nhóm các vi sinh vật chỉ gây bệnh cho con người. - Nhóm các vi sinh vật chỉ gây bệnh cho các loài động vật khác nhau nhưng không gây bệnh cho con người. 4 - Một số vi sinh vật có thể lây truyền giữa người và động vật. Ví dụ: + Vật chủ là động vật, con người mang mầm bệnh là ngẫu nhiên như bệnh dịch hạch, sốt mò. + Vật chủ là con người, động vật chỉ mang mầm bệnh mà không có biểu hiện bệnh: viêm não nhật bản (lợn và chim liếu điếu chỉ mang mầm bệnh nhưng không có biểu hiện bệnh). + Con người và động vật đều có khả năng mang vi sinh vật và biểu hiện bệnh như Leptospira. 3.2. Trung gian truyền bệnh Là những sinh vật mang mầm bệnh nhưng không có biểu hiện bệnh lý và có vai trò lan truyền mầm bệnh trong cộng đồng dân cư. Ví dụ như muỗi Anophen truyền bệnh sốt rét, muỗi Ades aegypti truyền bệnh sốt xuất huyết. 3.3. Cơ thể cảm thụ Là các đối tượng có nguy cơ nhiễm các mầm bệnh và mắc bệnh. Trong cộng đồng đối tượng cảm thụ của bệnh truyền nhiễm thường là các đối tượng chưa có đáp ứng miễn dịch với các mầm bệnh, hoặc đang có vấn đề về đáp ứng miễn dịch. Ví dụ như trẻ em chưa được tiêm phòng bệnh chủ động với mầm bệnh, người già có suy yếu về miễn dịch, người đang điều trị bằng các thuốc gây ức chế miễn dịch như corticoid. 4. Lâm sàng của bệnh truyền nhiễm Do đặc điểm của các bệnh truyền nhiễm có khả năng gây thành dịch trong cộng đồng, nên ngành truyền nhiễm và dịch tễ học cần phân loại các thời kỳ tiến triển của bệnh để chẩn đoán bệnh, cách ly kịp thời, tránh để bệnh lây lan trong cộng đồng. 4.1. Diễn biến của bệnh truyền nhiễm Được chia thành 4 giai đoạn: - Thời kỳ ủ bệnh: được tính từ khi nhiễm bệnh đến khi có triệu chứng lâm sàng đầu tiên. Thời kỳ ủ bệnh giữa các loại mầm bệnh rất khác nhau và với cùng một mầm bệnh cũng khác nhau giữa các cá thể trong mối quan hệ vật chủ và mầm bệnh. 5 - Thời kỳ khởi phát: là thời kỳ có các biểu hiện lâm sàng đầu tiên, nhưng ở giai đoạn này chưa có đầy đủ các triệu chứng của bệnh nên việc chẩn đoán sớm cần dựa vào các xét nghiệm. - Thời kỳ toàn phát: là thời kỳ các triệu chứng lâm sàng biểu hiện rầm rộ, điển hình và có thể xảy ra các biến chứng. - Thời kỳ lui bệnh: là thời kỳ bệnh thuyên giảm và tình trạng sức khỏe người bệnh bắt đầu hồi phục nếu như không có các biến chứng. 4.2. Biểu hiện lâm sàng Do đáp ứng miễn dịch của từng cá thể cảm nhiễm đối với cùng một mầm bệnh khác nhau, nên các biểu hiện lâm sàng của bệnh truyền nhiễm cũng rất khác nhau. - Thể nặng: bệnh cảnh lâm sàng nặng, người bệnh thường có biến chứng, nguy cơ tử vong cao. - Thể điển hình: người bệnh có các biểu hiện lâm sàng điển hình của bệnh. - Thể nhẹ: biểu hiện lâm sàng của bệnh thô sơ, người bệnh phục hồi nhanh. Đối với thể bệnh này thường khó phát hiện và ít khi có biến chứng. - Thể ẩn: không có biểu hiện lâm sàng, tuy nhiên vẫn có sự tổn thương bệnh lý diễn ra trong cơ thể. - Người lành mang trùng: ở những người này, thường đã có đáp ứng miễn dịch nên không biểu hiện lâm sàng và cũng không có tổn thương bệnh lý. Tuy nhiên vẫn mang mầm bệnh, đào thải ra môi trường và gây lây lan bệnh. 5. Cơ chế bệnh sinh nhiễm khuẩn Gồm các cơ chế bám dính vào tế bào vật chủ, khởi động quá trình sinh học gây bệnh như tăng sinh, tiết độc tố, xâm nhập và hoạt hóa các tín hiệu trong tế bào vật chủ. 5.1. Các yếu tố vi khuẩn Yếu tố bám dính: Quyết định sự xâm nhập của vi sinh vật. Các bề mặt bám dính như bề mặt da, niêm mạc (họng, mũi, tiết niệu), tổ chức lympho, phế nang, nội mô). Cơ thể có cơ chế cơ học loại bỏ vi sinh vật như: bài tiết nước bọt, ho, hắt hơi, dịch tiết niêm mạc, nhu động ruột và dòng máu chảy. 6 Khả năng xâm nhập: Khi đã gắn vào bề mặt, các vi sinh vật sẽ xâm nhập vào tổ chức. Có 2 loại xâm nhập: + Xâm nhập ngoại bào: Vi sinh vật tiết enzyme phá vỡ rào cản của tổ chức, tăng sinh, sản xuất độc tố, khởi động đáp ứng viêm, và tồn tại bên ngoài tế bào vật chủ. Ngoài ra các tác nhân gây bệnh ngoại bào có thể vào bên trong tế bào và sử dụng cả 2 con đường xâm nhập. + Xâm nhập nội bào: Vi sinh vật xâm nhập và sống trong môi trường nội bào như các vi khuẩn Gram (-), Gram (+) và Mycobacteria. Các đích tấn công là tế bào có chức năng thực bào và tế bào không có chức năng thực bào. Một số tác nhân sống nội bào không bắt buộc, chỉ xâm nhập để tăng sinh và phát tán đến các tổ chức khác. Vỏ Vi khuẩn: Giúp vi khuẩn chống lại cơ chế phòng vệ của cơ thể. Vi khuẩn có khả năng tạo vỏ là phế cầu, não mô cầu và trực khuẩn mủ xanh. Vách tế bào vi khuẩn: Vi khuẩn được chia thành 2 nhóm dựa trên cấu trúc vách tế bào: Gram (+) và Gram (-). Vách tế bào chứa các thành phần gây độc, làm hoạt hóa các chất trung gian cytokin, bổ thể và các thành phần đông máu… Các độc tố: Có bản chất protein hoặc không phải protein (như nội độc tố (LPS) của vi khuẩn Gram âm và teichoic acid của Gram dương. Ký sinh nội bào: Gồm tế bào không có chức năng thực bào (tế bào biểu mô và nội mô) và tế bào thực bào (đại thực bào, bạch cầu đa nhân trung tính). Vi khuẩn có thể tồn tại: Bên trong các không bào, bên trong dịch bào tương. Các vi khuẩn dùng enzyme phá hủy không bào và phát tán vào nội bào; nhân lên và ly giải màng tế bào vật chủ và lan tràn đến các tế bào khác. Gây nhiễm khuẩn thông qua hệ thống máu và bạch huyết. 5.2. Các yếu tố miễn dịch của vật chủ Bạch cầu đa nhân và đại thực bào: bạch cầu đa nhân và đại thực bào thuộc tế bào máu. Khi có các mầm bệnh xâm nhập cơ thể, dưới tác dụng của các yếu tố viêm (hóa ứng động) các bạch cầu đa nhân sẽ tập trung tại ổ viêm và tiến hành thực bào vi khuẩn. Quá trình thực bào nhờ có vai trò của các enzyme, các protein kháng khuẩn và độ acid cao trong tiểu thực bào của tế bào bạch cầu đa nhân. 7 Đại thực bào có vai trò như bạch cầu trung tính nhưng sẽ tăng hoạt tính nhờ vai trò của các yếu tố trung gian do tế bào lympho T sản xuất. Ngoài ra đại thực bào còn có vai trò trong việc trình diện kháng nguyên, sản xuất ra interleukin 1 tạo điều kiện để hoạt hóa đáp ứng miễn dịch tế bào và đáp ứng miễn dịch thể dịch. Bổ thể và các kháng thể: Là các chất trung gian có tính miễn dịch, hòa tan trong huyết thanh và có vai trò đáp ứng miễn dịch đặc hiệu và không đặc hiệu. Quá trình hoạt hóa bổ thể nhờ vai trò của kháng thể gắn vào màng tế bào vi khuẩn hoạt hóa đáp ứng miễn dịch. Đáp ứng miễn dịch tế bào: là đáp ứng viêm thông qua vai trò của các đại thực bào, lympho T và các sản phẩm trung gian của chúng. 6. Chẩn đoán bệnh truyền nhiễm Do tính chất lây nhiễm của bệnh, để hạn chế lây lan cần chẩn đoán bệnh sớm nhất có thể được. Việc chẩn đoán cần dựa vào: - Yếu tố dịch tễ. - Biểu hiện lâm sàng: theo 4 thời kỳ - Xét nghiệm gồm: + Xét nghiệm không đặc hiệu: giúp định hướng bệnh, đánh giá khả năng tiến triển của bệnh. + Xét nghiệm chẩn đoán: thường là các xét nghiệm phát hiện các mầm bệnh như soi (tìm vi khuẩn, ký sinh trùng gây bệnh), cấy và phân lập mầm bệnh (xác định mầm bệnh vi khuẩn, virus), xét nghiệm sinh học phân tử (thường dùng kỹ thuật PCR) xác định được yếu tố di truyền của nhiều loại mầm bệnh. + Xét nghiệm chẩn đoán các biến chứng. 7. Các yếu tố thúc đẩy xuất hiện và tái xuất hiện các bệnh truyền nhiễm 7.1. Các yếu tố thúc đẩy các bệnh truyền nhiễm Nhiều nguyên nhân được xem là có liên quan với sự xuất hiện của các bệnh nhiễm khuẩn mới, cũng như sự tái xuất hiện hàng loạt các bệnh nhiễm khuẩn mà trước đây đã được khống chế. - Sự thích nghi và thay đổi của mầm bệnh. 8 - Tính cảm thụ của con người với nhiễm khuẩn. - Khí hậu và thời tiết; thay đổi hệ sinh thái. - Nhân khẩu học và hành vi con người. - Phát triển kinh tế và sử dụng đất. - Lữ hành và thương mại quốc tế. - Công nghệ và công nghiệp. - Phá vỡ các biện pháp y tế cộng đồng. - Đói nghèo, chiến tranh và mất công bằng xã hội. - Thiếu thiện chí chính trị. - Cố ý gây hại. 7.2. Bệnh mới xuất hiện và bệnh tái xuất hiện: 7.2.1. Tình hình bệnh HIV/AIDS Từ những năm đầu của thập kỷ 80 thuộc thế kỷ 20, bệnh HIV/AIDS đã được phát hiện và nhanh chóng trở thành đại dịch trên toàn cầu. Theo ước tính, trên toàn cầu có trên 60 triệu người nhiễm, trong đó có khoảng 30 triệu người đã tử vong vì bệnh AIDS và hiện nay có khoảng 33 triệu người đang sống cùng HIV/AIDS. Sự gia tăng của bệnh HIV/AIDS có liên quan với: - Đói nghèo. - Sa sút hành vi + Tình dục không an toàn. + Mại dâm. + Tiêm chích ma túy. 7.2.2. Bệnh SARS Dịch SARS – Hội chứng hô hấp cấp tính nặng; được ghi nhận lần đầu tháng 11 năm 2002 tại Quảng Đông Trung Quốc. 7.2.3. Cúm A Bệnh gây dịch ở người từ năm 1874 đến nay. Các type virus gây bệnh đã được ghi nhận là A, B, C. Type B và C chỉ gây bệnh ở người và thường gây dịch khu vực. Type A là nguyên nhân gây các vụ dịch toàn cầu. 9 7.2.4. Nhóm bệnh động vật truyền và lây truyền qua vector Trong những năm cuối thế kỷ 20 một số bệnh có xu hướng xuất hiện trở lại, trong đó nổi bật là các bệnh có đường lây truyền qua trung gian truyền bệnh và một số bệnh ở động vật: - Sốt xuất huyết do arenavirus (sốt xuất huyết Lassa). - Bệnh Lyme. - Hội chứng phổi do Hantavirus. - Dịch virus Nipah Malaysia 1998-1999. - Bệnh Creutzfeldt-Jakob biến thể (bệnh bò điên). - Bệnh đậu khỉ-Mỹ 2003. - Dịch liên cầu lợn – Tứ Xuyên 2005. 7.2.5. Nhóm các bệnh có mầm bệnh tồn tại dai dẳng ngoài môi trường Legionella pneumophila (1976) không chỉ liên quan đến môi trường điều hòa nhiệt độ. Campylobacter jejuni và Escherichia coli sinh độc tố Shiga (E.coli O157:H7 và các tác nhân khác của hội chứng tán huyết tăng ure máu). Tả nhóm huyết thanh O1 và O139. Đơn bào từ động vật Cryptosporidium parvum và Cyclospora cayetanensis. 7.2.6. Các mầm bệnh cũ gây bệnh mới Một số tác nhân gây bệnh ở loài người, đến nay có các bệnh cảnh lâm sàng phức tạp và đa dạng hơn như: - Streptococcus pyogenes gây hội chứng sốc nhiễm độc, viêm hoại tử mạc ngang, sốt thấp. - Haemophilus influenzae gây sốt tử ban Brazil. 7.2.7. Tác nhân vi sinh vật và bệnh mạn tính Một số tác nhân gây bệnh đang là thách thức, đe dọa sức khỏe con người trong giai đoạn hiện nay như: - Virus viêm gan B, C và xơ gan, ung thư gan. 10 - HPV và ung thư cổ tử cung. - EBV và u lympho, u vòm. - HSV-8 và sarcoma Kaposi. - Helicobacter pylori và loét-ung thư dạ dày. 7.2.8. Mầm bệnh kháng thuốc điều trị đặc hiệu Ngoài việc phải đối phó với xu hướng lan rộng của các mầm bệnh mới, thì một số tác nhân vi sinh gây bệnh lại có xu hướng xuất hiện sự kháng lại thuốc điều trị. Đây là những trở ngại cho công tác chăm sóc và điều trị bệnh như: - Sốt rét đa kháng - Lao đa kháng. - Các vi khuẩn như tụ cầu kháng methicillin, Enterococcus kháng vancomycin, phế cầu, lậu cầu.... 7.2.9. Các nhiễm trùng trên các cơ địa bị suy giảm miễn dịch Trong xu hướng phát triển chung, các bệnh nhiễm trùng cơ hội trên các người bệnh bị suy giảm miễn dịch đang là các trở ngại lớn trong công tác chăm sóc sức khỏe cộng đồng tại các quốc gia đang phát triển, nơi có nguồn lực hạn chế, cũng đang là mối quan tâm hàng đầu tại các quốc gia đã phát triển như: - HIV/AIDS - Hóa trị liệu ung thư, ghép tạng - Các cơ địa nền: đái tháo đường, nghiện rượu, xơ gan, bệnh tự miễn. 7.2.10. Bệnh liên quan vũ khí sinh học Trong thời đại ngày nay, khi chủ nghĩa đế quốc và chủ nghĩa khủng bố đang đe dọa nên hòa bình toàn cầu, thì các vi sinh vật cũng có nguy cơ trở thành mối hiểm họa cho con người, khi được sử dụng như những vũ khí chiến tranh: - Bệnh than - Đậu mùa - Dịch hạch - Tularaemia - Virus Marburg, các virus gây sốt xuất huyết 11 - Độc tố botulinum. 8. Điều trị và phòng bệnh 8.1. Điều trị - Điều trị đặc hiệu - Điều trị theo cơ chế bệnh sinh - Điều trị triệu chứng 8.2. Phòng bệnh 8.2.1. Nguyên tắc phòng và chống bệnh truyền nhiễm Phòng bệnh là chính: Thông tin, giáo dục, truyền thông, giám sát là chủ yếu, kết hợp chuyên môn kĩ thuật y tế với biện pháp xã hội. hành chính trong phòng chống. Thực hiện phối hợp liên ngành và huy động xã hội lồng ghép phòng chống vào chương trình phát triển kinh tế, xã hội. Công khai chính xác, kịp thời thông tin dịch. Chủ động, tích cực, kịp thời, triệt để trong hoạt động phòng chống. 8.2.2. Các vấn đề cần làm - Thông tin, giáo dục, truyền thông. - Vệ sinh phòng bệnh - Công tác giám sát - An toàn sinh học trong xét nghiệm - Sử dụng vacxin, sinh phẩm y tế trong phòng bệnh - Phòng lây nhiễm tại cơ sở khám chữa bệnh. - Trách nhiệm của cơ sở khám chữa bệnh - Trách nhiệm của người bệnh, người nhà. - Kiểm dịch y tế biên giới. 8.2.3. Các biện pháp chống dịch - Thành lập ban chỉ đạo phòng chống dịch. - Khai báo, báo cáo dịch. 12 - Tổ chức cấp cứu, khám chữa bệnh. - Tổ chức cách ly y tế - Vệ sinh, tiệt trùng tẩy uế vùng có dịch. - Biện pháp vệ sinh cá nhân. - Biện pháp khác: tạm đình chỉ các dịch vụ, hạn chế tập trung đông người. - Kiểm soát ra vào vùng dịch. - Huy động, trưng dụng các nguồn lực. - Hợp tác quốc tế. Câu hỏi lượng giá: 1. Anh (chị) hãy trình bày khái niệm về nhiễm khuẩn, phơi nhiễm, bệnh nhiễm khuẩn, bệnh truyền nhiễm? 2. Anh (chị) hãy trình bày đặc điểm dịch tễ học và lâm sàng của bệnh truyền nhiễm? 3. Anh (chị) hãy trình bày chẩn đoán, điều trị và các biện pháp phòng bệnh truyền nhiễm? 13 Bài 2. CHĂM SÓC BỆNH TRUYỀN NHIỄM Mục tiêu: 1. Trình bày được nguyên tắc chăm sóc người bệnh truyền nhiễm 2. Trình bày được một số biện pháp chăm sóc người bệnh truyền nhiễm Nội dung: 1. Đặc điểm khoa truyền nhiễm Khoa truyền nhiễm là nơi phát hiện bệnh, cách ly người bệnh và điều trị người bệnh mắc bệnh truyền nhiễm cho đến lúc khỏi bệnh. Khoa Truyền nhiễm được coi như một vi trùng, siêu vi trùng rất nguy hiểm. Các người bệnh nằm điều trị tại khoa truyền nhiễm đều là những nguồn bệnh nguy hiểm, có thể gieo rắc mầm bệnh và lây lan sang những người lành, ngay cả nhân viên y tế trong khoa. Khi có dịch, những trường hợp nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm vẫn phải theo dõi, xác định chẩn đoán và cần cho ra viện hoặc chuyển khoa ngay nếu không thật sự mắc bệnh truyền nhiễm. 2. Công tác chăm sóc người bệnh truyền nhiễm 2.1. Nguyên tắc chăm sóc người bệnh truyền nhiễm Công tác chăm sóc người bệnh truyền nhiễm cần tuân theo các nguyên tắc sau: Xác định được các vấn đề ưu tiên và lâu dài của người bệnh, từ đó đưa ra quyết định chăm sóc hiệu quả, phù hợp với nhu cầu thực tiễn của người bệnh, gia đình người bệnh, giúp việc điều trị đạt kết quả tốt. Chăm sóc phải đảm bảo mục đích phòng bệnh, tránh lây chéo giữa các người bệnh, tránh lây lan cho những người xung quanh: gia đình người bệnh, nhân viên y tế. 2.2. Các biện pháp chăm sóc cụ thể Người bệnh truyền nhiễm thường có các triệu chứng, biểu hiện bệnh đa dạng. Tuỳ từng mặt bệnh, cá thể người bệnh mà áp dụng các biện pháp chăm sóc khác nhau. Dưới đây là một số biện pháp chăm sóc người bệnh truyền nhiễm thường gặp và được áp dụng phổ biến: 2.2.1. Cách ly người bệnh truyền nhiễm Tuỳ bệnh và mức độ nặng nhẹ của bệnh, người bệnh truyền nhiễm có thể được điều trị nội trú hoặc ngoại trú. 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng