Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Y tế - Sức khỏe Y học Giáo trình các chương trình y tế quốc gia...

Tài liệu Giáo trình các chương trình y tế quốc gia

.PDF
151
1
78

Mô tả:

BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH KHOA Y TẾ CÔNG CỘNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH Y TẾ QUỐC GIA NAM ĐỊNH - NĂM 2019 Chủ biên: TS. Trần Văn Long Th.S. Nguyễn Thị Tuyết Dương Tham gia biên soạn: Th.s. Nguyễn Thị Tuyết Dương Th.s. Đỗ Thị Mai Th.s. Cao Văn Y Thư ký biên soạn: Th.s. Đỗ Thị Mai LỜI NÓI ĐẦU Chăm sóc, bảo vệ, nâng cao sức khỏe nhân dân là quan điểm của đảng về y tế. Trong mỗi giai đoạn lịch sử nhu cầu chăm sóc sức khỏe nhân dân luôn có những thay đổi do những nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe nhân dân có nhiều thay đổi, Chương trình Mục tiêu y tế quốc gia nhằm mục tiêu khống chế, loại trừ các nguy cơ đó. Thực tế, ngành y tế đã và đang triển khai rất nhiều chương trình y tế quốc gia, đặc biệt ở tuyến y tế cơ sở, các chương trình y tế sẽ thay đổi theo từng giai đoạn để phù hợp với xu hướng diễn biến phức tạp của bệnh, dịch, Để đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe nhân dân, người Điều dưỡng phải luôn cặp nhật các vấn đề sức khỏe ưu tiên nhằm giải quyết vấn đề đó. Các Chương trình Mục tiêu y tế quốc gia giúp cho người điều dưỡng, hộ sinh những giải pháp cơ bản trong chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân. Tài liệu Các chương trình Mục tiêu y tế quốc gia là tài liệu học tập chính thức của đối tượng Đại học Điều dưỡng, Hộ sinh và là tài liệu tham khảo cho học viên thuộc nhóm ngành sức khỏe, các bạn đọc quan tâm tới lĩnh vực này. Tài liệu được xây dựng dựa trên cơ sở chương trình giáo dục của Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định, do các giảng viên có kinh nghiệm của Bộ môn Y tế cộng đồng biên soạn. Nội dung của tài liệu nhằm cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản nhất về các Chương trình Mục tiêu y tế quốc gia. Trong quá trình biên soạn chúng tôi đã có nhiều cố gắng song khó tránh khỏi thiếu sót mong nhận được những ý kiến đóng góp của các độc giả để giáo trình ngày càng hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn hội đồng khoa học đào tạo nhà trường đã đóng góp ý kiến và tạo điều kiện thuận lợi cho giáo trình ra đời. Trân trọng cảm ơn! Nam Định, ngày 03 tháng 6 năm 2019 TÁC GIẢ 3 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ADB Asian Development Bank ( Ngân hàng phát triển châu Á) CIDA Canadian International Development Agency (Tổ chức Hỗ trợ phát triển quốc tế của Canada) CSSK Chăm sóc sức khỏe DS-KHHGĐ Dân số- kế hoạch hoá gia đình HIV Human immunodeficiency virus NGOs Intergovernmental organizations (Các tổ chức phi chính phủ) TTGDSK Trung tâm giáo dục sức khỏe TCMR Tiêm chủng mở rộng TTYT Trung tâm y tế UNICEF United Nations InternationalChilden’s Funds (Quĩ nhi đồng liên hợp quốc) UBND Ủy ban nhân dân ODA Official Development Assistance (Hỗ trợ phát triển chính thức) WB World Bank (Ngân hàng thế giới) WHO WorldHealth Organization (Tổ chức Y tế Thế giới) JICA Japanese International Cooperation Agency (Tổ chức Hợp tác quốc tế của Nhật Bản) 4 MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU ............................................................................................................ 3 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .................................................................................. 4 CHƯƠNG 1 XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN Y TẾ ............................... 13 BÀI 1. TỔNG QUAN VỀ XÂY DỰNG VÀ TRIỂN KHAI CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN Y TẾ ......................................................................................................................... 14 1. KHÁI NIỆM CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN ........................................................ 14 2. ĐẶC TRƯNG CỦA CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN Y TẾ .................................. 15 2.1. Đặc trưng............................................................................................................ 15 2.2. Phân loại dự án ................................................................................................... 15 3. QUẢN LÝ CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN ........................................................... 16 3.1. Khái niệm về quản lý dự án ............................................................................... 16 3.2. Chu trình quản lý dự án ..................................................................................... 16 4. NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH TRONG XÂY DỰNG VÀ TRIỂN KHAI CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN ....................................................................................................... 17 4.1. Chuẩn bị xây dựng dự án ................................................................................... 17 4.2. Thiết kế dự án .................................................................................................... 18 4.3. Thẩm định và phê duyệt dự án ........................................................................... 19 4.4. Triển khai thực hiện dự án ................................................................................. 20 4.5. Kiểm tra, giám sát đánh giá và kết thúc dự án ................................................... 20 4. NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH TRONG XÂY DỰNG VÀ TRIỂN KHAI CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN: ...................................................................................................... 21 A: Chuẩn bị xây dựng dự án ..................................................................................... 21 B: …………………………… ................................................................................. 21 C: Thẩm định và phê duyệt dự án ............................................................................ 21 D: …………………………………. ........................................................................ 21 E:Kiểm tra, giám sát đánh giá và kết thúc dự án ...................................................... 21 BÀI 2. THIẾT KẾ VÀ LẬP KẾ HOẠCH ............................................................... 22 1. THÔNG TIN ĐỂ XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN Y TẾ ................. 22 5 1.1. Các nguồn thông tin cho dự án y tế ................................................................... 22 1.2. Điều tra, thu thập thông tin ................................................................................ 23 2. CÁC BÊN LIÊN QUAN ĐẾN CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN Y TẾ .................. 26 2.1. Khái niệm về các bên liên quan của chương trình, dự án y tế ........................... 26 2.2. Phân tích các bên liên quan ................................................................................ 26 3. XÂY DỰNG MỤC TIÊU VÀ CÁC SẢN PHẨM ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN Y TẾ ............................................................................................................ 28 3.1. Phân tích tình huống .......................................................................................... 28 3.2. Xây dựng mục tiêu ............................................................................................. 31 4. XÂY DỰNG CÁC HOẠT ĐỘNG CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN Y TẾ ............ 34 4.1. Khái niệm và tầm quan trọng của hoạt động dự án ........................................... 34 4.2. Cách xây dựng các hoạt động của dự án ............................................................ 35 CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ .......................................................................................... 37 1. ĐỂ BẮT TAY VÀO XÂY DỰNG DỰ ÁN CHÚNG TA CẦN CÓ CÁC THÔNG TIN GÌ?..................................................................................................................... 37 2. VẼ SƠ ĐỒ VỊ TRÍ CỦA MỤC TIÊU TRONG DỰ ÁN .................................. 37 3. VIẾT CÁC YẾU TỐ THỂ HIỆN BẰNG CHỮ CÁI CỦA 5 TỪ TIẾNG ANH LÀ SMART ĐỂ VIẾT CÁC MỤC TIÊU? ..................................................................... 37 4. TRONG CÁC DỰ ÁN CỦA TA HIỆN NAY THÔNG THƯỜNG CÓ 4 LOẠI HOẠT ĐỘNG, LOẠI HOẠT ĐỘNG NÀY CÓ THỂ RIÊNG RẼ HOẶC GHI CHUNG TRONG MỘT HOẠT ĐỘNG. CÁC LOẠI HOẠT ĐỘNG ĐÓ LÀ GÌ? ............................... 37 BÀI 3. TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN Y TẾ ................ 38 1. CHUẨN BỊ NHÂN LỰC................................................................................... 38 1.1. Nguyên tắc xây dựng tổ chức dự án .................................................................. 38 1.2. Mô tả chức năng và nhiệm vụ của mỗi vị trí trong sơ đồ tổ chức ..................... 39 1.3. Tổ chức văn phòng dự án ................................................................................... 41 1.4. Ban hành các bản hướng dẫn, bảng kiểm cần thiết............................................ 41 1.5. Đào tạo và bồi dưỡng cán bộ dự án ................................................................... 43 2. TRIỂN KHAI CÁC HOẠT ĐỘNG CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN Y TẾ........... 44 2.1. Tổ chức Hội nghị, Hội thảo, Lớp tập huấn ........................................................ 44 6 2.2. Hoạt động hỗ trợ kỹ thuật .................................................................................. 45 2.3. Tham quan, học tập ............................................................................................ 45 3. KIỂM TRA, GIÁM SÁT ................................................................................... 46 3.1. Khái niệm ........................................................................................................... 46 3.2. Vai trò của giám sát trong hoạt động dự án ....................................................... 47 3.3. Phương tiện để giám sát ..................................................................................... 47 3.4. Phương pháp giám sát ........................................................................................ 48 3.5. Quy trình giám sát .............................................................................................. 49 3.6. Những điều cần chú ý trong Giám sát hoạt động dự án..................................... 50 2. Vì sao phải giám sát trong hoạt động dự án....................................................... 51 BÀI 4. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN Y TẾ ........... 52 1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN ...................................................................... 52 2. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH ĐÁNH GIÁ CHƯƠNG TRÌNH ............................ 54 2.1. Bước 1: Lập kế hoạch đánh giá ......................................................................... 54 2.2. Bước 2: Triển khai đánh giá .............................................................................. 56 2.3. Xử lý số liệu, thông tin, viết báo cáo và phổ biến kết quả ................................. 57 3. TIÊU CHUẨN CỦA MỘT CUỘC ĐÁNH GIÁ TỐT ...................................... 58 3.1. Tính hữu dụng .................................................................................................... 58 3.2. Tính khả thi ........................................................................................................ 59 3.3. Tính hiệu quả ..................................................................................................... 59 3.4. Tính chính xác.................................................................................................... 60 CHƯƠNG 2 CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU Y TẾ QUỐC GIA .................. 62 BÀI 5. CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA BẢO VỆ, CHĂM SÓC VÀ NÂNG CAO SỨC KHỎE NHÂN DÂN GIAI ĐOẠN 2011- 2020, TẦM NHÌN ĐẾN 2030 ............... 63 1. DỰ BÁO TÌNH HÌNH DỊCH BỆNH VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỨC KHỎE ....................................................................................................................... 63 1.1. Dự báo tình hình dịch bệnh và mô hình bệnh tật ............................................... 63 1.2. Dự báo các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe ...................................................... 64 2. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP .............................. 68 2.1. Quan điểm chỉ đạo ............................................................................................. 68 7 2.2. Mục tiêu và giải pháp ......................................................................................... 69 3. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ................................................................................... 71 3.1. Bộ Y tế ............................................................................................................... 71 3.2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính ............................................................... 71 3.3. Bộ Nội vụ ........................................................................................................... 71 3.4. Bộ Lao động-Thương binh-Xã hội .................................................................... 72 3.5. Bộ Giáo dục và Đào tạo ..................................................................................... 72 3.6. Bảo hiểm xã hội Việt Nam................................................................................. 72 3.7. Bộ Tài nguyên môi trường ................................................................................. 72 3.8. Bộ Giao thông vận tải ........................................................................................ 72 3.9. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn .......................................................... 72 3.10. Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch ................................................................... 73 3.11. Bộ Công thương chủ trì ................................................................................... 73 3.12. Bộ Quốc phòng ................................................................................................ 73 3.13. Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương........................... 73 3.14. Các Bộ, ngành, địa phương, các cơ quan thông tin đại chúng ........................ 73 BÀI 6. CHƯƠNG TRÌNH PHÒNG, CHỐNG MỘT SỐ BỆNH TRUYỀN NHIỄM NGUY HIỂM VÀ CÁC BỆNH KHÔNG LÂY NHIỄM PHỔ BIẾN ..................... 74 1. CHƯƠNG TRÌNH PHÒNG, CHỐNG MỘT SỐ BỆNH TRUYỀN NHIỄM NGUY HIỂM ........................................................................................................................ 74 1.1. Tình hình chung ................................................................................................. 74 1.2. Mục tiêu ............................................................................................................. 80 1.3. Giải pháp chuyên môn kỹ thuật ......................................................................... 81 2. CHƯƠNG TRÌNH PHÒNG, CHỐNG MỘT SỐ BỆNH KHÔNG LÂY NHIỄM NGUY HIỂM ........................................................................................................... 82 2.1. Tình hình chung ................................................................................................. 82 2.2. Mục tiêu ............................................................................................................. 83 2.3. Những giải pháp chuyên môn kỹ thuật .............................................................. 84 BÀI 7: DỰ ÁN TIÊM CHỦNG MỞ RỘNG ........................................................... 87 1. THỰC TRẠNG VỀ TIÊM CHỦNG MỞ RỘNG ............................................. 87 8 1.1. Giới thiệu nội dung chương trình....................................................................... 87 1.2. Thực trạng tiêm chủng mở rộng ........................................................................ 88 2. MỤC TIÊU DỰ ÁN........................................................................................... 89 2.1. Mục tiêu chung .................................................................................................. 89 2.2. Mục tiêu cụ thể phấn đấu đến năm 2020 ........................................................... 89 3. NỘI DUNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU:......................................................... 90 4. LỊCH TIÊM CHỦNG VACCINE TRONG CHƯƠNG TRÌNH TCMR VIỆT NAM 90 4.1. Các loại vaccine triển khai trong chương trình TCMR ..................................... 90 4.2. Khái niệm về tiêm chủng đầy đủ cho trẻ dưới 1 tuổi......................................... 93 4.3. Các hình thức tiêm chủng được áp dụng ở Việt Nam........................................ 93 5. QUY TRÌNH BẢO QUẢN VACCIN, CHỈ ĐỊNH VÀ TƯ VẤN TRƯỚC TIÊM CHỦNG TRONG TIÊM CHỦNG MỞ RỘNG ....................................................... 94 5.1. Bảo quản vaccin như thế nào ............................................................................. 94 5.2. Bảo quản dung môi của các vaccin tiêm chủng mở rộng như thế nào .............. 95 5.3. Quy trình Chỉ định tiêm vắc xin và Tư vấn trước tiêm chủng trong tiêm chủng mở rộng (Quyết định số 678/QĐ-VSDTTƯ ngày 07 tháng 06 năm 2013) ..................... 96 5.4. Quy trình ............................................................................................................ 96 6. CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHƯƠNG TRÌNH TIÊM CHỦNG MỞ RỘNG Ở TUYẾN Y TẾ CƠ SỞ ............................................................................................................. 98 6.1. Quản lý kế hoạch ............................................................................................... 98 6.2. Quản lý đối tượng tiêm chủng ........................................................................... 99 6.3. Quản lý nhân lực phục vụ chương trình tiêm chủng ....................................... 100 6.4. Quản lý vaccine ................................................................................................ 100 6.5. Quản 1ý phương tiện tiêm chủng, vật tư kinh phí ........................................... 100 6.6. Quản lý kỹ thuật ............................................................................................... 100 6.7. Quản lý bệnh truyền nhiễm trẻ em ................................................................... 100 6.8. Quản lý sổ sách, báo cáo: Thống kê báo cáo theo sổ và mẫu đã quy định ...... 100 BÀI 8. DỰ ÁN DÂN SỐ VÀ PHÁT TRIỂN ......................................................... 101 1. THỰC TRẠNG DÂN SỐ VIỆT NAM HIỆN NAY ....................................... 101 9 1.1. Dân số Việt Nam (năm 2019) .......................................................................... 101 1.2. Nhân khẩu Việt Nam 2018 .............................................................................. 101 1.3. Mật độ dân số Việt Nam .................................................................................. 103 1.4. Cơ cấu tuổi của Việt Nam ................................................................................ 103 1.5. Tỷ lệ dân số phụ thuộc theo độ tuổi ................................................................. 103 1.6. Tuổi thọ ............................................................................................................ 104 1.7. Biết chữ ............................................................................................................ 104 2. MỤC TIÊU CỦA DỰ ÁN ............................................................................... 104 2.1. Mục tiêu chung ................................................................................................ 104 2.2. Mục tiêu cụ thể phấn đấu đến năm 2020 ......................................................... 104 3. NỘI DUNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU:....................................................... 105 3.1. Hoạt động Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (DS - KHHGĐ) .......................... 105 3.2. Hoạt động phục hồi chức năng cho người khuyết tật tại cộng đồng ............... 107 3.3. Hoạt động chăm sóc sức khỏe người cao tuổi ................................................. 107 3.4. Hoạt động chăm sóc sức khỏe sinh sản ........................................................... 107 3.5. Hoạt động cải thiện tình trạng dinh dưỡng trẻ em ........................................... 108 4. KINH PHÍ THỰC HIỆN DỰ ÁN: 4.921 TỶ ĐỒNG, TRONG ĐÓ .............. 108 BÀI 9. DỰ ÁN AN TOÀN THỰC PHẨM ............................................................ 109 1. THỰC TRẠNG AN TOÀN THỰC PHẨM HIỆN NAY ................................ 109 1.1. Một số khái niệm ............................................................................................. 109 1.2. Những thách thức về tình hình vệ sinh an toàn thực phẩm hiện nay ............... 110 1.3. Tầm quan trọng của vệ sinh an toàn thực phẩm .............................................. 111 1.4. Những nguyên nhân gây ô nhiễm thực phẩm .................................................. 112 2. MỤC TIÊU CỦA DỰ ÁN ............................................................................... 113 2.1. Mục tiêu chung: ............................................................................................... 113 2.2. Mục tiêu cụ thể phấn đấu đến năm 2020: ........................................................ 113 3. NỘI DUNG VÀ GIẢI PHÁP .......................................................................... 114 3.1. Nội dung ........................................................................................................... 114 3.2. Một số giải pháp............................................................................................... 115 BÀI 10. DỰ ÁN PHÒNG CHỐNG HIV/AIDS ..................................................... 117 10 1. THỰC TRẠNG MẮC BỆNH HIV/AIDS ....................................................... 117 1.1. Khái niệm, nguyên nhân, triệu chứng, điều trị và cách phòng tránh ............... 117 1.2. Thực trạng mắc bệnh HIV ............................................................................... 123 2. MỤC TIÊU CỦA DỰ ÁN ............................................................................... 124 2.1. Mục tiêu chung: ............................................................................................... 124 2.2. Mục tiêu cụ thể phấn đấu đến năm 2020: ........................................................ 124 3. NỘI DUNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU:....................................................... 124 4. KINH PHÍ THỰC HIỆN DỰ ÁN 2.455 TỶ ĐỒNG, TRONG ĐÓ ................ 125 BÀI 11. DỰ ÁN BẢO ĐẢM MÁU AN TOÀN VÀ PHÒNG, CHỐNG MỘT SỐ BỆNH LÝ HUYẾT HỌC ................................................................................................... 126 1. GIỚI THIỆU TÌNH HÌNH CHUNG ............................................................... 126 1.1. Thực trạng máu an toàn. .................................................................................. 126 1.2. Thực trạng cung ứng máu ................................................................................ 128 1.3. Tầm quan trọng của an toàn truyền máu. ......................................................... 129 2. MỤC TIÊU DỰ ÁN......................................................................................... 130 2.1. Mục tiêu chung ................................................................................................ 130 2.2. Mục tiêu cụ thể phấn đấu đến năm 2020 ......................................................... 131 3. NỘI DUNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ........................................................ 131 4. CÁC BIỆN PHÁP ĐẢM BẢO TRUYỀN MÁU ............................................ 132 4.1. Người cho máu ................................................................................................. 132 4.2. Nhân viên làm truyền máu ............................................................................... 133 4.3. Người nhận máu ............................................................................................... 133 CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ ........................................................................................ 136 1. 3 ĐỐI TƯỢNG CẦN ĐƯỢC BẢO ĐẢM AN TOÀN TRUYỀN MÁU LÀ AI?136 2. VAI TRÒ CỦA AN TOÀN TRUYỀN MÁU? ................................................ 136 BÀI 12. QUÂN DÂN Y KẾT HỢP ....................................................................... 137 1. GIỚI THIỆU TÌNH HÌNH CHUNG ............................................................... 137 1.1. Một số khái niệm ............................................................................................. 137 1.2. Quá trình phát triển quân dân y kết hợp .......................................................... 137 1.3. Nguyên tắc kết hợp quân dân y ........................................................................ 140 11 2. MỤC TIÊU CỦA DỰ ÁN ............................................................................... 141 2.1. Mục tiêu chung ................................................................................................ 141 2.2. Mục tiêu cụ thể phấn đấu đến năm 2020 ......................................................... 141 3. NỘI DUNG VÀ GIẢI PHÁP CỦA DỰ ÁN ................................................... 141 3.1. Nội dung ........................................................................................................... 141 3.2. Quy định về công tác kết hợp quân dân Y ....................................................... 142 BÀI 13. DỰ ÁN THEO DÕI, KIỂM TRA, GIÁM SÁT, ĐÁNH GIÁ CHƯƠNG TRÌNH VÀ TRUYỀN THÔNG Y TẾ ................................................................................ 146 1. GIỚI THIỆU TÌNH HÌNH CHUNG ............................................................... 146 1.1. Công tác theo dõi, kiểm tra, giám sát, đánh giá thực hiện chương trình ......... 146 1.2. Công tác truyền thông y tế ............................................................................... 147 2. MỤC TIÊU DỰ ÁN......................................................................................... 149 2.1. Mục tiêu chung ................................................................................................ 149 2.2. Mục tiêu cụ thể phấn đấu đến năm 2020: ........................................................ 149 3. NỘI DUNG VÀ GIẢI PHÁP .......................................................................... 149 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 151 12 CHƯƠNG 1 XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN Y TẾ 13 Bài 1. TỔNG QUAN VỀ XÂY DỰNG VÀ TRIỂN KHAI CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN Y TẾ MỤC TIÊU HỌC TẬP 1. Trình bày được thế nào là chương trình, dự án 2. Trình bày được khái niệm và chu trình quản lý dự án 3. Liệt kê được các nội dung chính trong xây dựng và triển khai chương trình/dự án y tế NỘI DUNG HỌC TẬP 1. Khái niệm chương trình, dự án Chương trình là tập hợp của nhiều dự án nhằm đạt được mục tiêu chung đã được xác định. Như vậy chương trình là tập hợp của các hoạt động có mục tiêu, hoặc tập hợp các dự án để hướng đến mục tiêu định trước. Chương trình đôi khi còn gọi là đề án. Dự án là một tập hợp các hoạt động có liên quan đến nhau được thực hiện trong một khoảng thời gian có hạn, với những nguồn lực đã được giới hạn; nhất là nguồn tài chính có giới hạn để đạt được những mục tiêu cụ thể, rõ ràng, làm thỏa mãn nhu cầu của đối tượng mà dự án hướng đến. Thực chất, dự án là tổng thể những chính sách, hoạt động và chi phí liên quan với nhau được thiết kế nhằm đạt được những mục tiêu nhất định trong một thời gian nhất định (dự án độc lập). Dự án còn là một chuỗi các hoạt động được liên kết mật thiết với nhau đạt được mục tiêu nhất định để cùng hướng đạt tới mục tiêu chung của chương trình (các dự án trong chương trình). Trong thực tế, khái niệm chương trình, đề án và dự án không phải lúc nào cũng phân biệt rạch ròi, nhiều khi người ta dùng từ dự án để chỉ chung cho cả ba khái niệm chương trình, đề án, dự án; như vậy sẽ có những dự án rất lớn và cũng có những dự án nhỏ. Ví dụ 1: Chương trình Phòng chống một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm và các bệnh không lây nhiễm phổ biến năm 2016 gồm nhiều các dự án: - Dự án phòng chống bệnh sốt rét - Dự án phòng chống bệnh sốt xuất huyết - Dự án phòng chống bệnh lao - Dự án phòng chống bệnh phong 14 - Dự án phòng chống bệnh ung thư - Dự án phòng chống bệnh tiểu đường - Dự án phòng chống bệnh tăng huyết áp - Dự án bảo vệ sức khỏe tâm thần cộng đồng… Ví dụ 2: Chương trình hợp tác y tế Việt Nam - Thuỵ Điển có 16 dự án thành phần như: dự án hỗ trợ vùng khó khăn, dự án tăng cường quản lý thuốc… 2. Đặc trưng của chương trình, dự án y tế 2.1. Đặc trưng Thông thường, chúng ta hoạt động theo kế hoạch hàng năm hay nhiều năm, quy trình này thường lặp đi lặp lại và không có những thay đổi đột biến. Để có những thay đổi lớn chúng ta lập ra các chương trình, dự án để tạo ra các thay đổi không thường xuyên. Dự án khác các hoạt động thường xuyên ở chỗ nó có mục tiêu cụ thể, rõ ràng, có thời gian nhất định (có điểm bắt đầu và kết thúc). Nguồn lực bị ràng buộc, đặc biệt ngân sách được xác định trước. Có địa điểm triển khai thực hiện. Sau khi kết thúc các hoạt động của dự án được gắn vào hoạt động thường xuyên của tổ chức dự án chỉ là tạm thời và không tồn tại sau khi dự án kết thúc. 2.2. Phân loại dự án Hiện nay các dự án y tế thường có 2 loại: dự án đầu tư xây dựng cơ bản và dự án hỗ trợ kỹ thuật. Dự án đầu tư xây dựng cơ bản: là một tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc bỏ vốn để tạo mới, mở rộng hoặc cải tạo những cơ sở vật chất nhất định nhằm đạt được sự tăng trưởng về mặt số lượng hoặc duy trì, cải tiến nâng cao chất lượng của sản phẩm hoặc dịch vụ trong khoảng thời gian xác định. Trong các dự án đầu tư xây dựng cơ bản, ngân sách chủ yếu dành cho việc đầu tư xây dựng nhà, xưởng, vỏ bao che, mua sắm, lắp đặt các trang thiết bị kỹ thuật và đào tạo vận hành công nghệ được trang bị. Dự án hỗ trợ kỹ thuật: là dự án mà ngân sách chủ yếu dành cho việc chuyển giao công nghệ, kiến thức, kinh nghiệm, phát triển nguồn nhân lực thể chế… cung cấp yếu tố đầu vào về kỹ thuật để chuẩn bị và thực hiện dự án đầu tư xây dựng cơ bản. Các dự án có lẫn cả việc đầu tư, xây dựng và hỗ trợ kỹ thuật. 15 Ngoài ra tuỳ theo nguồn vốn mà người ta còn phân loại các dự án nhóm A, dự án nhóm B và dự án nhóm C, với quy định cụ thể hiện nay như sau: - Dự án nhóm A là dự án có số vốn trên 200 tỷ đồng - Dự án nhóm B có số vốn dưới 200 tỷ đồng - Dự án nhóm C có số vốn dưới 7 tỷ đồng 3. Quản lý chương trình, dự án 3.1. Khái niệm về quản lý dự án Quản lý dự án là ngành khoa học nghiên cứu về việc lập kế hoạch, tổ chức và quản lý, giám sát quá trình phát triển của dự án nhằm đảm bảo cho dự án hoàn thành đúng thời gian, trong phạm vi ngân sách đã được duyệt, đảm bảo chất lượng, đạt được mục tiêu cụ thể của dự án và các mục đích đề ra. Mục tiêu cơ bản của việc quản lý dự án thể hiện ở chỗ các công việc phải được hoàn thành theo yêu cầu và bảo đảm chất lượng, trong phạm vi chi phí được duyệt, đúng thời gian và giữ cho phạm vi dự án không thay đổi. Để hiểu rõ hơn quản lý dự án là gì cần xuất phát từ các nền tảng là các đặc thù của một dự án hay chúng ta có thể phân biệt dự án với các loại hình công việc khác, và việc quản lý dự án được thực hiện như thế nào thông qua quy trình quản lý dự án. 3.2. Chu trình quản lý dự án Chu trình quản lý dự án thông thường phải qua các bước như trong sơ đồ. Tuy nhiên, cũng có khi người ta phân nhỏ chi tiết hơn hoặc lược bớt là do mục tiêu sử dụng của những nhà quản lý. Song song với các hoạt động thường xuyên, hiện nay ở ngành y tế còn có hoạt động theo các chương trình, dự án. Có dự án có sự hỗ trợ quốc tế và có dự án không có sự hỗ trợ quốc tế. Các dự án có sự hỗ trợ quốc tế như: dự án vốn vay của các tổ chức quốc tế ngân hàng thế giới (WB), ngân hàng phát triển châu Á (ADB). Các dự án viện trợ phát triển và viện trợ không hoàn lại của các nước và các tổ chức phi chính phủ như WHO, UNICEF, JICA, HVO, Hà Lan… Các dự án này thường là hỗ trợ kỹ thuật, vốn chủ yếu của quốc tế, tuy nhiên nước ta vẫn phải bỏ một số vốn nhất định (vốn đối ứng). 16 Sơ đồ 1. Chu trình quản lý dự án Khởi đầu Kết thúc Chưa xong Xác định dự án Xong Đánh giá kết quả dự án Thiết kế và lập kế hoạch dự án Giám sát các hoạt động dự án Thẩm định, phê duyệt dự án Triển khai thực hiện dự án Các chương trình, dự án sử dụng nguồn kinh phí trong nước như: chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, các chương trình y tế quốc gia… Các chương trình, dự án dù kinh phí của quốc tế hay sử dụng ngân sách trong nước, về cơ bản các bước trong xây dựng, triển khai, đánh giá tương tự như nhau. Tuy nhiên, quy trình xây dựng và thực hiện dự án có thể có những thay đổi tùy theo từng trường hợp cụ thể. 4. Những nội dung chính trong xây dựng và triển khai chương trình, dự án 4.1. Chuẩn bị xây dựng dự án Xây dựng dự án, nhìn chung là công việc quan trọng, khởi đầu cho một sự phát triển sau này. Công việc chuẩn bị xây dựng dự án bao gồm hàng loạt các công việc với các nội dung như: - Chủ trương định hướng phát triển của ngành: Để chuẩn bị xây dựng dự án chúng ta cần thu thập các thông tin như các chủ trương định hướng phát triển của đất nước, của ngành, của địa phương. Trong lĩnh vực y tế chúng ta có chiến lược chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân theo từng giai đoạn. Bên cạnh đó cần có các thông tin về y tế 17 trong lĩnh vực mà chúng ta mong muốn có dự án, đây là cơ sở quan trọng để chúng ta có thể xây dựng được những dự án y tế khả thi. - Phân tích tình huống và xác định các vấn đề ưu tiên: Trước hết cần phải xác định được vấn đề y tế nào đang nổi cộm mà chúng ta muốn giải quyết, ta đang ở đâu và ta cần gì? Dựa trên tình hình cụ thể để xây dựng một cây vấn đề trên cơ sở những mối quan hệ nhân quả và xác định các vấn đề ưu tiên. Vấn đề sức khoẻ ở đây được biểu hiện là sự tồn tại của tình trạng yếu kém trong một lĩnh vực nào đó. Xác định được những nguyên nhân chính gây ra vấn đề y tế bao gồm cả những yếu tố ngoài ngành y tế trên cơ sở những bằng chứng rút ra từ số liệu thu thập được. - Phân tích các bên liên quan dự án: Các bên liên quan là bất cứ nhóm hoặc cá nhân, tổ chức nào quan tâm đến kết quả của dự án. Chúng ta cần xác định những lợi ích dự án mang lại cho các bên liên quan, mối quan hệ giữa các nhóm chủ yếu có thể gây ảnh hưởng đến sự hợp tác giữa họ và cũng như việc thực hiện dự án. Phân tích mối quan tâm của các bên liên quan. Việc phân tích cần tập trung cần vào những nhóm được hưởng nhiều lợi ích và các cơ quan thực hiện dự án. 4.2. Thiết kế dự án - Xác định mục tiêu Sau khi phân tích vấn đề chúng ta có thể xây dựng một cây mục tiêu bằng cách chuyển các vấn đề thành mục tiêu và xếp đặt chúng theo thứ tự phù hợp với mối quan hệ nhân quả. Cây mục tiêu cho thấy các mục tiêu ở mức độ khác nhau đối với các bên liên quan trong dự án. Mục tiêu có nhiều cấp mục tiêu: mục tiêu tổng quát và các mục tiêu cụ thể của từng nội dung. Khi xây dựng mục tiêu cần chú ý để tránh lẫn lộn giữa các mục tiêu cụ thể và các mục tiêu có tính chất phát triển. - Xác định đầu ra và hoạt động của dự án Để đạt được các mục tiêu cụ thể của dự án người ta phải cung ứng một số dịch vụ, trong đó có những dịch vụ do dự án cung cấp, những dịch vụ này được gọi là "đầu ra". Đầu ra là những sản phẩm do dự án tạo ra và có thể xác định được từ cây mục tiêu. Để tạo ra được một đầu ra phải thực hiện một hay một số hoạt động. Các hoạt động này được xác định trên cơ sở các đầu ra. Những đầu ra mà chúng ta không kiểm soát được 18 thì không đưa vào kế hoạch. Xây dựng các hoạt động của dự án cần chú ý đến điều kiện nguồn lực để thực hiện được hoạt động đó và chỉ rõ hoạt động được thực hiện vào lúc nào. Bảng tiến độ hoạt động của dự án và tiến độ giải ngân của dự án được xem như đặc trưng của dự án. Một số dự án hỗ trợ quốc tế, những kế hoạch về nhu cầu chuyên gia luôn có vai trò quan trọng cho dự án được triển khai. - Xác định chỉ số và lập kế hoạch đánh giá Để đo lường sự tiến triển và kết quả của dự án cần có những chỉ số nhất định. Những chỉ số này có thể là định lượng hoặc định tính. Người thiết kế dự án có trách nhiệm đưa ra các chỉ số đánh giá cụ thể để các nhà quản lý hoặc những người đánh giá sử dụng làm thước đo sự thành công của dự án. Chỉ số đánh giá cần nêu rõ thời gian, địa điểm, nhóm đối tượng nào làm được gì (để thực hiện mục tiêu một cấp nào đó). Xây dựng chỉ số đánh giá người ta phải sử dụng các số liệu điều tra có thể được thu thập vào các giai đoạn khác nhau: Trước khi thực hiện dự án, trong quá trình thực hiện hoặc sau khi kết thúc dự án, tuỳ thuộc vào mục tiêu cụ thể. Khi nêu chỉ số cần có bằng chứng cho thấy chỉ số đó được xác định theo căn cứ nào. Việc đánh giá cần được đưa vào kế hoạch ngay từ khi thiết kế, có thể đánh giá vào giữa kỳ hoặc đánh giá khi kết thúc dự án. Chúng ta phải xác định chỉ số và kế hoạch đánh giá ngay khi thiết kế dự án. - Xác định các giả định và rủi ro Giả định là những yếu tố hoặc điều kiện quan trọng để đạt được các mục tiêu của dự án nhưng lại nằm ngoài sự kiểm soát của dự án. Rủi ro là các thông điệp, tài liệu về giáo dục sức khoẻ không phù hợp với phong tục, tập quán của nhân dân địa phương. Khi thiết kế dự án chúng ta phải tính đến tất cả các giả định và rủi ro cũng như tầm quan trọng của chúng đối với dự án để có thể quản lý chúng sao cho giả định xảy ra và rủi ro bị hạn chế. 4.3. Thẩm định và phê duyệt dự án Mục đích của thẩm định dự án là để quản lý tốt việc chuẩn bị đầu tư cho dự án và ra quyết định hoặc cấp giấy phép đầu tư. Không thẩm định và phê duyệt dự án không thể bắt đầu hoạt động được. Tuy nhiên thực tế cho thấy nhiều người ít chú ý đến việc này, do đó không thực hiện được các yêu cầu thẩm định, làm cho quá trình này kéo dài. 19 Thẩm định dự án là một quá trình đòi hỏi thời gian. Các tài liệu dự án phải được chuẩn bị đầy đủ, người lập kế hoạch hoặc quản lý có thể phải bàn bạc hoặc đàm phán, thoả thuận với nhiều người liên quan ở các cấp khác nhau, do đó đòi hỏi có những kỹ năng nhất định. Dự án sau khi thẩm định cần được thông báo công khai, trong khu vực triển khai dự án để tìm kiếm sự đồng tình ủng hộ trong việc triển khai sau này. 4.4. Triển khai thực hiện dự án Đây là khâu then chốt để cải tạo và thay đổi nhằm đạt được điều ta mong muốn. Việc triển khai các hoạt động dự án bao gồm tổ chức và bố trí nhân lực cho dự án, triển khai các hoạt động dự án theo kế hoạch đã vạch ra. Việc triển khai dự án đòi hỏi cán bộ dự án phải nhiệt tình, có trách nhiệm, biết tổ chức và thực hiện từng hoạt động sao cho đúng các quy định và có hiệu quả nhất. Cán bộ dự án cần có những năng lực nhất định (năng lực dự án) như năng lực làm việc nhóm, làm việc với chuyên gia, khả năng ngoại ngữ, vi tính, giao tiếp, viết báo cáo, tổ chức hội thảo... Trong quá trình triển khai dự án, việc quản lý tài chính, hàng hoá, trang thiết bị là những công việc quan trọng, quyết định sự thành bại dự án của chúng ta. Cần lưu ý rằng khi triển khai những dự án có hỗ trợ quốc tế, những hoạt động có chuyên gia luôn luôn là những ưu tiên cao của nhà tài trợ 4.5. Kiểm tra, giám sát đánh giá và kết thúc dự án Kiểm tra giám sát các hoạt động dự án nhằm đưa dự án đi đúng và đạt được mục tiêu mong muốn. Quá trình kiểm tra, giám sát giúp đẩy nhanh tiến độ giải ngân của dự án, tiến độ thực hiện các hoạt động dự án. Kịp thời uốn nắn để dự án đi đúng mục tiêu mà chúng ta đã thiết kế, xây dựng. Việc đánh giá dự án giúp cho các nhà quản lý lãnh đạo nhìn nhận được điểm mạnh và yếu của hệ thống và kịp thời phát hiện, điều chỉnh dự án nhằm làm cho có hiệu quả cao nhất với nguồn lực đã có. Đánh giá giữa kỳ tập trung vào việc xem xét dự án đã làm được gì, có khó khăn hoặc có cần điều chỉnh gì không. Nếu cần thiết có thể đề xuất xin điều chỉnh hoạt động, điều chỉnh kinh phí của dự án, thậm chí có thể điều chỉnh cả một phần mục tiêu dự án. Đánh giá kết thúc tập trung vào các lĩnh vực sau: sự phù hợp, hiệu quả, tác động, tính bền vững của dự án, việc đánh giá phải căn cứ vào mục tiêu dự án đã đặt ra từ ban đầu. Khi đánh giá dự án người quản lý hoặc các chuyên gia đánh giá cần giải thích các 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng