Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục trung học cơ sở huyện yên thủy tỉnh hòa bình (1986 2010)...

Tài liệu Giáo dục trung học cơ sở huyện yên thủy tỉnh hòa bình (1986 2010)

.PDF
115
408
89

Mô tả:

Giáo dục trung học cơ sở huyện yên thủy tỉnh hòa bình (1986 2010)
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM BÙI VĂN THIÊM GIÁO DỤC TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN YÊN THỦY TỈNH HÒA BÌNH (1986 – 2010) LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ Thái Nguyên - 2013 Soá hoùa bôûi Trung taâm Hoïc lieäu http://lrc.tnu.edu.vn/ ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM BÙI VĂN THIÊM GIÁO DỤC TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN YÊN THỦY TỈNH HÒA BÌNH (1986 – 2010) Chuyên ngành: LỊCH SỬ VIỆT NAM Mã số: 60.22.03.13 LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. NGND Nguyễn Cảnh Minh Thái Nguyên - 2013 Soá hoùa bôûi Trung taâm Hoïc lieäu http://lrc.tnu.edu.vn/ LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trên là trung thực. Những kết luận của luận văn chưa từng được công bố trong bất cứ công tình nào khác. Tác giả Luận văn Bùi Văn Thiêm XÁC NHẬN CỦA TRƯỜNG KHOA CHUYÊN MÔN i Soá hoùa bôûi Trung taâm Hoïc lieäu http://lrc.tnu.edu.vn/ MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan...................................................................................................... i Mục lục ............................................................................................................. ii Danh mục các từ viết tắt ................................................................................... iii Danh mục các bảng............................................................................................iv Danh mục các biểu .............................................................................................v MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài........................................................................................ 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.......................................................................... 4 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................... 5 4. Nhiệm vụ đề tài .......................................................................................... 6 5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu. ................................................ 6 6. Đóng góp của đề tài.................................................................................... 7 7. Bố cục luận văn.......................................................................................... 8 Chương 1. KHÁI QUÁT VỀ GIÁO DỤC HUYỆN YÊN THỦY TỈNH HÒA BÌNH TRƯỚC NĂM 1986 ......................................................... 9 1.1. Vài nét về huyện Yên Thủy tình Hòa Bình .............................................. 9 1.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên ......................................................... 9 1.1.2. Sự thay đổi địa giới hành chính và tên gọi .......................................... 11 1.1.3. Tình hình kinh tế ................................................................................ 12 1.1.4. Tình hình văn hóa, xã hội ................................................................... 13 1.1.5. Dân cư và truyền thống....................................................................... 15 1.2. Vài nét về giáo dục huyện Yên Thủy trước năm 1986 ........................... 16 1.2.1. Thời kỳ bị Pháp đô hộ ........................................................................ 16 1.2.2. Thời kỳ từ sau Cách mạng tháng 8 năm 1945 đến năm 1985 .............. 22 Tiểu kết chương 1 ........................................................................................ 31 ii Soá hoùa bôûi Trung taâm Hoïc lieäu http://lrc.tnu.edu.vn/ Chương 2. GIÁO DỤC TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN YÊN THỦY TỈNH HÒA BÌNH TRONG 10 NĂM ĐẦU THỰC HIỆN ĐƯỜNG LỐI ĐỔI MỚI (1986 - 1996) ......................................................................... 32 2.1. Hoàn cảnh lịch sử đổi mới ..................................................................... 32 2.2. Đường lối đổi mới đất nước của Đảng, Chính phủ và tỉnh Hòa Bình trong giáo dục THCS.................................................................................... 33 2.3. Sự vận dụng đường lối, chủ trương đổi mới THCS của Đảng bộ, chính quyền huyện Yên Thủy ................................................................................ 37 2.4. Tình hình giáo dục THCS Yên Thủy trong 10 năm đầu 1986 - 1996 ..... 38 2.4.1. Hệ thống trường lớp, cơ sở vật chất nhà trường .................................. 38 2.4.2. Số lượng học sinh qua mỗi năm.......................................................... 43 2.4.4. Đội ngũ cán bộ quản lý từ 1986 – 1996 .............................................. 48 2.4.5. Các hoạt động giáo dục của nhà trường, của giáo viên và học sinh trong nhà trường........................................................................................... 49 2.4.6. Các hoạt động nội khóa và ngoại khóa ............................................... 53 Tiểu kết chương 2 ........................................................................................ 54 Chương 3. GIÁO DỤC TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN YÊN THỦY TỈNH HÒA BÌNH TỪ NĂM 1996 ĐẾN NĂM 2010.................................... 56 3.1. Bối cảnh lịch sử của đất nước ................................................................ 56 3.2. Đường lối đổi mới đất nước của Đảng, Chính phủ và tỉnh Hòa Bình trong giáo dục THCS.................................................................................... 57 3.3. Sự vận dụng đường lối, chủ trương đổi mới THCS của Đảng bộ, chính quyền huyện Yên Thủy ................................................................................ 60 3.4. Tình hình giáo dục THCS Yên Thủy trong những năm 1996 - 2010...... 60 3.4.1. Hệ thống trường lớp, cơ sở vật chất nhà trường .................................. 60 3.4.2. Số lượng học sinh, giáo viên trong từng năm...................................... 68 3.4.3. Số lượng học sinh xếp loại học tập về học lực, hạnh kiểm qua từ năm học 1996 đến 2010................................................................................ 72 iii Soá hoùa bôûi Trung taâm Hoïc lieäu http://lrc.tnu.edu.vn/ 3.4.4. Số lượng học sinh tốt nghiệp THCS. Các giải thưởng thi học sinh giỏi trong mỗi năm ....................................................................................... 76 3.4.5. Các hoạt động giáo dục của nhà trường, giáo viên và học sinh trong nhà trường .................................................................................................... 79 3.4.6. Các hoạt động nội khóa và ngoại khóa ............................................... 83 Tiểu kết chương 3 ........................................................................................ 85 KẾT LUẬN .................................................................................................... 93 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 97 PHỤ LỤC ........................................................................................................... iv Soá hoùa bôûi Trung taâm Hoïc lieäu http://lrc.tnu.edu.vn/ BẢNG CHỮ CÁI VIẾT TẮT Chữ cái viết tắt Nội dung BCH Ban chấp hành HĐND Hội đồng Nhân dân Nxb Nhà xuất bản PCGD TH - CMC Phổ cập giáo dục Tiểu học - Chống mù chữ PCGD THCS Phổ cập giáo dục Trung học cơ sở PTCS Phổ thông cơ sở TH Tiểu học THCS Trung học cơ sở THPT Trung học phổ thông TW Trung ương UBND Ủy ban Nhân dân XHCN Xã hội chủ nghĩa iii Soá hoùa bôûi Trung taâm Hoïc lieäu http://lrc.tnu.edu.vn/ DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 2.1: Số trường, số lớp giáo dục THCS huyện Yên Thủy qua các năm học từ 1986 đến 1996 ......................................................................39 Bảng 2.2: Số lượng học sinh THCS huyện Yên Thủy qua các năm học từ 1986 đến 1996 .................................................................................44 Bảng 3.1: Hệ thống trường, lớp THCS huyện Yên Thủy năm 1996 - 2010.....61 Bảng 3.2: Số lượng học sinh, giáo viên giáo dục THCS huyện Yên Thủy từ năm 1996 đến năm 2010..................................................................68 Bảng 3.3: Tỉ lệ học sinh xếp loại học tập về học lực, hạnh kiểm của học sinh THCS huyện Yên Thủy từ năm 1996 đến 2010........................73 Bảng 3.4: So sánh học lực của học sinh THCS huyện Yên Thủy với học lực của học sinh THCS tỉnh Hòa Bình năm học 2009 - 2010.................75 Bảng 3.5: Số lượng học sinh tốt nghiệp THCS huyện Yên Thủy từ 1996 đến 2010 ................................................................................................76 Bảng 3.6: Các giải thưởng học sinh giỏi trong mỗi năm của học sinh THCS huyện Yên Thủy từ 1996 đến 2010..................................................77 Bảng 3.7: Kết quả thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục qua các năm học từ 1996 đến 2010.............................................................................82 Bảng 3.8: So sánh sự phát triển của giáo dục THCS huyện Yên Thủy qua một số năm từ 1986 đến 2010..........................................................86 iv Soá hoùa bôûi Trung taâm Hoïc lieäu http://lrc.tnu.edu.vn/ DANH MỤC CÁC BIỂU Trang Biểu đồ 2.1: Biểu đồ sự phát triển hệ thống trường, lớp giáo dục THCS huyện Yên Thủy từ năm 1986 đến 1996 ................................................ 40 Biểu đồ 2.3: Biểu đồ thể hiện sự phát triển số lượng đội ngũ giáo viên THCS huyện Yên Thủy từ năm 1986 đến 1996...................................... 46 Biểu đồ 3.1: Biểu đồ sự phát triển hệ thống trường, lớp giáo dục THCS huyện Yên Thủy từ năm 1996 đến 2010 ................................................ 62 Biểu đồ 3.2: Biểu đồ sự phát triển số lượng học sinh, giáo viên giáo dục THCS huyện Yên Thủy từ năm 1996 đến 2010...................................... 69 Biểu đồ 3.3: Biểu đồ sự thay đổi học lực của học sinh THCS huyện Yên Thủy từ năm 1996 đến 2010................................................................. 74 v Soá hoùa bôûi Trung taâm Hoïc lieäu http://lrc.tnu.edu.vn/ MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Giáo dục - đào tạo đóng vai trò quan trọng trong việc tồn tại và phát triển một quốc gia. Trong thời đại cách mạng khoa học công nghệ ngày nay, giáo dục - đào tạo đang trở thành động lực chính của sự phát triển kinh tế xã hội, là nhân tố quyết định vị thế của một quốc gia trên trường quốc tế và sự thành đạt của mỗi con người trong cuộc sống. Do vậy, bất kỳ quốc gia nào cũng rất coi trọng giáo dục - đào tạo. Đảng và Nhà Nước ta luôn luôn quan tâm đến sự nghiệp chăm sóc và phát huy yếu tố con người. Điều đó xuất phát từ nhận thức sâu sắc những giá trị lớn lao và ý nghĩa quyết định của yếu tố con người, chủ thể của tất cả những sáng tạo, những nguồn của cải vật chất và văn hóa, những nền văn minh của các quốc gia. Xây dựng và phát triển con người có trí tuệ cao, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức là động lực đồng thời cũng là mục tiêu của chủ nghĩa xã hội. Để đạt được điều đó, giáo dục - đào tạo có vai trò quyết định. Giáo dục - đào tạo là môi trường để phát triển và bồi dưỡng nhân tài cho đất nước. Loài người đang bước sang thế kỉ XXI, thế kỉ mà trí tuệ đóng vai trò quyết định. Vì vậy hơn bao giờ hết các quốc gia đang dành nguồn nhân lực tối đa cho phát triển, nâng cao chất lượng của giáo dục quốc dân. Nhận thức vai trò của giáo dục - đào tạo, Nghị quyết của Hội nghị ban Chấp hành Trung ương lần thứ 2 ( khóa VIII ) đã khẳng định: "Thực sự coi giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu. Nhận thức sâu sắc giáo dục - đào tạo cùng với khoa học và công nghệ là nhân tố quyết định tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội, đầu tư cho giáo dục - đào tạo là đầu tư phát triển. Thực hiện các chính sách ưu tiên, ưu đãi đối với giáo dục - đào tạo đặc biệt là chính sách đầu tư và chính sách tiền lương. Có giải pháp mạnh mẽ để phát triển giáo dục." [79, tr. 30]. Sinh thời chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng khẳng định vai trò to lớn của công tác giáo dục - đào tạo: “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm 1 Soá hoùa bôûi Trung taâm Hoïc lieäu http://lrc.tnu.edu.vn/ năm thì phải trồng người” hoặc: “ Không có giáo dục, không có cán bộ, không có cán bộ thì không nói gì đến kinh tế văn hóa”. [38, tr.123] Trong qua trình đổi mới đất nước hiện nay, phát triển giáo dục và đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người - yếu tố cơ bản để phát triển kinh tế nhanh và bền vững. Đảng ta trong các kỳ đại hội gần đây đã sớm nhận thức và khẳng định vai trò to lớn của giáo dục và đào tạo. Trong văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng đã chỉ rõ: “ Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”. [79, tr. 24] Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX cũng nhấn mạnh: “Để đáp ứng yêu cầu về con người và nguồn nhân lực là nhân tố quyết định sự phát triển của đất nước trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa cần tạo chuyển biến cơ bản, toàn diện về giáo dục, đào tạo”. [80, tr. 231] Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ X đã chỉ rõ: “Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện; đổi mới cơ cấu tổ chức, cơ chế quản lý, nội dung, phương pháp dạy và học; thực hiện chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, chấn hưng nền giáo dục Việt Nam”. [81, tr. 45] Luật Giáo dục (2005) có quy định: “Phát triển giáo dục phải gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, tiến bộ khoa học, công nghệ, củng cố quốc phòng, an ninh; thực hiện chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá”. [39, tr.12] Vì thế việc chăm lo hạnh phúc của con người, bồi dưỡng và phát triển trí tuệ của con người là mục tiêu phấn đấu của Đảng và Nhà nước ta. Đảng và Nhà nước ta đã “ thực sự coi giáo dục là quốc sách hàng đầu”, nhờ thế giáo dục - đào tạo nước nhà trong những năm gần đây đã có những bước phát triển mạnh mẽ góp phần vào sự tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế quốc dân. Sự nghiệp giáo dục đào tạo muốn có kết quả tốt không thể chỉ diễn ra trong một thời gian ngắn được mà phải có một quá trình lâu dài, diễn ra tuần tự 2 Soá hoùa bôûi Trung taâm Hoïc lieäu http://lrc.tnu.edu.vn/ theo từng bậc học. Trong quá trình đó, giáo dục phổ thông giữ vai trò đặc biệt quan trọng vì theo như Luật giáo dục ban hành năm 1998 thì giáo dục phổ thông gồm hai bậc học là bậc tiểu học và bậc trung học, trong đó bậc trung học có hai cấp học là THCS và trung học phổ thông. Từ đó có thể thấy giáo dục THCS là bậc giữ vai trò nối tiếp giữa bậc học tiểu học và trung học phổ thông. Vì vậy, thiếu nó thì hệ thống giáo dục quốc dân sẽ không tồn tại. Trong thời kỳ đổi mới từ năm 1986 đến nay, giáo dục THCS đã đóng góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, với bậc học này đã đào tạo ra một nguồn nhân lực có kiến thức để hòa nhập vào quá trình đi lên của đất nước. Hòa chung vào quá trình đó, huyện Yên Thủy là một huyện nằm ở phía nam của tỉnh Hòa Bình, đã trải qua bao thăng trầm bởi nhiều khó khăn thử thách, nhưng ngành giáo dục và đào tạo huyện vẫn vươn lên với sức sống mạnh mẽ. Sau cách mạng tháng Tám năm 1945, tỉnh Hòa Bình còn rất nhiều khó khăn. Trong ngành giáo dục, đối với tỉnh Hòa Bình thì khó khăn lớn nhất là tỉ lệ người mù chữ cao do hậu quả của chế độ thực dân phong kiến để lại, cùng với đó là hệ thống trường lớp thiếu thốn và lạc hậu. Nhưng dưới sự lãnh đạo của Đảng, tỉnh Hòa Bình nói chung và huyện Yên Thủy nói riêng đã ra sức gây dựng lại đời sống nhân dân và phong trào giáo dục trong trong toàn tỉnh. Nắm vững để thực hiện đúng các chỉ thị, nghị quyết của Đảng ủy và chính quyền cấp trên, toàn thể nhân dân huyện Yên Thủy đã ra sức nỗ lực phấn đấu cho sự nghiệp xây dựng huyện nhà giàu mạnh. Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn song các cấp Ủy đảng và chính quyền huyện Yên Thủy đã tạo mọi điều kiện để cho giáo dục cũng như các lĩnh vực khác của đời sống kinh tế - xã hội trong toàn huyện được phát triển toàn diện. Qua những con số thống kê cho thấy, trong khoảng thời gian từ năm 1986 - 2010 sự nghiệp giáo dục THCS ở huyện Yên Thủy tỉnh Hòa Bình đã đạt 3 Soá hoùa bôûi Trung taâm Hoïc lieäu http://lrc.tnu.edu.vn/ được những thành tựu quan trọng cả về số lượng và chất lượng thông qua sự phát triển mạng lưới trường lớp, tỉ lệ học sinh giỏi, tỉ lệ tốt nghiệp. Những thành tích này của giáo dục Yên Thủy có sự đóng góp của giáo dục phổ thông, thành tích đó cũng góp phần đưa huyện Yên Thủy trở thành huyện phổ cập giáo dục sớm. Do đó việc tìm hiểu và nghiên cứu về giáo dục THCS huyện Yên Thủy có ý nghĩa to lớn trong việc phát triển và đi lên của ngành giáo dục huyện Yên Thủy và của cả nước cũng như góp phần thúc đẩy ngành giáo dục và đào tạo phát triển. Đồng thời cho thấy truyền thống hiếu học của người dân Yên Thủy. Vì vậy, việc nghiên cứu lịch sử giáo dục THCS ở huyện Yên Thủy sau thời kỷ đổi mới từ năm 1986 - 2010 sẽ góp phần vào việc nghiên cứu lịch sử giáo dục trong giai đoạn đổi mới đất nước. Từ đó, rút ra những hạn chế, những bài học kinh nghiệm để tiếp tục thúc đẩy sự nghiệp giáo dục huyện Yên Thủy trong thế kỷ XXI là một điều hết sức cần thiết. Nhận thức được vai trò của giáo dục THCS cũng như vị thế của giáo dục tiểu học, THCS huyện Yên Thủy trong những năm 1986 - 2010, xuất phát từ yêu cầu cấp thiết của tình hình hiện nay. Là một người giáo viên trực tiếp giảng dạy bộ môn Lịch Sử ở trường THCS Lạc Sỹ - huyện Yên Thủy. Bản thân tuy mới chỉ tham gia công tác nhưng cũng thấy được những vấn đề bức bách của việc định hướng giáo dục THCS hiện nay trong tình hình mới. Do đó, tôi quyết định chọn đề tài “Giáo dục trung học cơ sở huyện Yên Thủy tỉnh Hòa Bình (1986 - 2010)” làm Luận văn tốt nghiệp Cao học. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Đề tài giáo dục Việt Nam từ sau thời kỳ đổi mới ở Việt Nam đã được các tác giả trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu. Những nghiên cứu đó phạm vi thời gian và không gian khác nhau. Tình hình giáo dục THCS huyện Yên Thủy chủ yếu được phản ánh qua các nguồn tài liệu sau. Năm 1994, BCH Đảng bộ huyện Yên Thủy xuất bản cuốn “ Lịch sử cách mạng của Đảng bộ và nhân dân huyện Yên Thủy tập I (1929 - 1975). Đến năm 4 Soá hoùa bôûi Trung taâm Hoïc lieäu http://lrc.tnu.edu.vn/ 2004 BCH Đảng bộ huyện Yên Thủy xuất bản cuốn “ Lịch sử cách mạng của Đảng bộ và nhân dân huyện Yên Thủy tập II (1975 - 2000). Tuy không có những phần viết riêng nào về lĩnh vực giáo dục song rải rác trong hai tập sách đó có những nhận định về kết quả, thành tựu của giáo dục huyện Yên Thủy qua các thời kỳ, nhất là từ khi đất nước thực hiện công cuộc đổi mới đến năm 2000. Những số liệu đó rất cần thiết cho việc nghiên cứu giáo dục huyện Yên Thủy. Năm 2010 Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hòa Bình xuất bản cuốn “Lịch sử giáo dục và đào tạo Hòa Bình (1945 - 2008). Cuốn sách đã trình bày lại tình hình giáo dục tỉnh Hòa Bình từ năm 1945 - 2008, trong đó có đề cập sơ lược đến tình hình giáo dục của huyện Yên Thủy. Năm 2011 BCH Đảng bộ tỉnh Hòa Bình xuất bản cuốn “Lịch sử Đảng bộ tỉnh Hòa Bình (1929-2010)”. Các tác giả phản ánh lịch sử Đảng bộ tỉnh Hòa Bình trong đó có đề cập khái quát về giáo dục tỉnh Hòa Bình. Những số liệu đó là cần thiết cho việc nghiên cứu giáo dục tỉnh Hòa Bình nói chung và huyện Yên Thủy nói riêng. Tất cả những bài viết, phần viết nêu trên chưa phải là công trình nghiên cứu về giáo dục THCS ở huyện Yên Thủy, nhưng trong đó có chứa đựng những tư liệu quan trọng về giáo dục THCS ở huyện Yên Thủy. Ngoài ra, giáo dục THCS huyện Yên Thủy còn được phản ánh qua các báo cáo tổng kết năm học năm học của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Yên Thủy từ năm 1986 - 2010. Mặc dù đã có sự quan tâm của các cấp chính quyền và ban ngành đoàn thể về tình hình giáo dục nói chung và giáo dục THCS Yên Thủy nói riêng nhưng cho đến nay chưa có một công trình nào nghiên cứu đầy đủ và có hệ thống về giáo dục THCS ở huyện Yên Thủy từ năm 1986 - 2010. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đề tài tập trung vào nghiên cứu vào quá trình phát triển và những thành tựu của giáo dục THCS ở huyện Yên Thủy, tỉnh Hòa Bình từ năm 1986 - 2010. 5 Soá hoùa bôûi Trung taâm Hoïc lieäu http://lrc.tnu.edu.vn/ 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi thời gian: Từ năm 1986 đến năm 2010. - Phạm vi không gian: Hệ thống giáo dục THCS huyện Yên Thủy, tỉnh Hòa Bình. 4. Nhiệm vụ đề tài Qua việc xác định đối tượng và phạm vi nghiên cứu, dựa vào các nguồn tài liệu, đề tài tập trung vào các nhiệm vụ sau: - Khôi phục và dựng lại quá trình phát triển của hệ thống giáo dục THCS ở huyện Yên Thủy tỉnh Hòa Bình từ năm 1986 - 2010. - Trình bày những kết quả và thành tích cơ bản mà giáo dục THCS ở huyện Yên Thủy đã đạt được trong thời gian từ 1986 - 2010 và tác động của tình hình kinh tế - xã hội đối với giáo dục THCS cũng như tác động của giáo dục đối với quá trình xây dựng và phát triển kinh tế xã hội địa phương. - Tìm hiểu những hạn chế và bài học kinh nghiệm cần thiết cho sự phát triển của giáo dục THCS ở huyện Yên Thủy trong những năm tiếp sau năm 2010. Trên cơ sở đó nêu lên một số kiến nghị góp phần thúc đẩy sự nghiệp giáo dục - đào tạo ở huyện Yên Thủy trong những năm tới. 5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu. 5.1. Nguồn tư liệu Nghiên cứu đề tài này, tôi cố gắng tập hợp và khai thác các nguồn tư liệu chủ yếu sau. 5.1.1. Các tư liệu có tính chất lý luận - Các tác phẩm của các lãnh tụ Đảng và Nhà Nước như: Hồ Chí Minh, Phạm Văn Đồng, Phạm Minh Hạc. - Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc các khóa VI, VII, VIII, IX. - Tài liệu học tập của Ban tư tưởng văn hóa Trung ương. - Những chỉ thị, nghị quyết về công tác giáo dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo. - Các nghị quyết của các cấp ủy Đảng, chính quyền có liên quan đến Giáo dục - Đào tạo ở huyện Yên Thủy. 6 Soá hoùa bôûi Trung taâm Hoïc lieäu http://lrc.tnu.edu.vn/ 5.1.2. Các báo cáo tổng kết - Báo cáo tổng kết năm học trong toàn huyện Yên Thủy của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Yên Thủy từ năm 1986 đến 2010. - Các bản phương hướng thực hiện nhiệm vụ năm học của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Yên Thủy. 5.1.3. Các tài liệu tham khảo khác - Các tác phẩm lịch sử có liên quan đến giáo dục THCS ở huyện Yên Thủy như: Lịch sử cách mạng của Đảng bộ và nhân dân huyện Yên Thủy. - Các tác phẩm có liên quan đến giáo dục hoặc giáo dục THCS của các tác giả trong nước. - Phỏng vấn một số lãnh đạo của ngành giáo dục của huyện. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài này, luận văn của tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau. - Phương pháp nghiên cứu lịch sử và phương pháp lôgic là hai phương pháp nghiên cứu chủ yếu để nhằm khôi phục lại thực trạng của giáo dục THCS ở huyện Yên Thủy từ năm 1986 - 2010. - Phương pháp thống kê, đối chiếu so sánh để thấy được quá trình phát triển của giáo dục THCS ở huyện Yên Thủy qua các giai đoạn từ năm 1986 đến 2010. - Phương pháp phân tích, tổng hợp để thấy được mối liên hệ, sự tác động lẫn nhau giữa giáo dục THCS với tình hình kinh tế xã hội ở huyện Yên Thủy. - Ngoài ra luận văn còn sử dụng phương pháp phỏng vấn khi đi thu thập tư liệu thông qua các lần phỏng vấn các lãnh đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Yên Thủy. 6. Đóng góp của đề tài Thực hiện việc nghiên cứu đề tài này, luận văn nhằm khôi phục lại quá trình phát triển của giáo dục THCS ở huyện Yên Thủy, tỉnh Hòa Bình từ năm 1986 - 2010. Mặt khác luận văn còn nhằm tìm hiểu cách thức phát triển, hệ 7 Soá hoùa bôûi Trung taâm Hoïc lieäu http://lrc.tnu.edu.vn/ thống trường, lớp ở cấp học THCS. Tìm hiểu những tác động của tình hình kinh tế - xã hội của huyện, tỉnh, đất nước đến giáo dục và đào tạo ở huyện Yên Thủy. Luận văn cũng góp phần tìm hiểu những thành tựu cơ bản của giáo dục THCS ở huyện Yên Thủy đối với sự nghiệp giáo dục của huyện. Từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm nhằm làm tốt hơn công tác giáo dục và đào tạo nói chung và công tác giáo dục THCS nói riêng. 7. Bố cục luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo luận văn được xây dựng thành 3 chương. Chương 1: Khái quát về giáo dục huyện Yên Thủy tỉnh Hòa Bình trước năm 1986 Chương 2: Giáo dục trung học cơ sở huyện Yên Thủy tỉnh Hòa Bình trong 10 năm đầu thực hiện đường lối đổi mới (1986 - 1996) Chương 3: Giáo dục trung học cơ sở huyện Yên Thủy tỉnh Hòa Bình từ năm 1996 đến năm 2010 8 Soá hoùa bôûi Trung taâm Hoïc lieäu http://lrc.tnu.edu.vn/ Chương 1 KHÁI QUÁT VỀ GIÁO DỤC HUYỆN YÊN THỦY TỈNH HÒA BÌNH TRƯỚC NĂM 1986 1.1. Vài nét về huyện Yên Thủy tình Hòa Bình 1.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên Từ thủy điện Hòa Bình dọc đường 12A theo hướng nam, tới cây số 80 là đến trung tâm huyện lỵ Yên Thủy, một huyện miền núi phía nam của tỉnh Hòa Bình. Huyện Yên Thủy tỉnh Hòa Bình nằm ở vùng Tây Bắc Việt Nam, nằm ở phía cực nam của tỉnh Hòa Bình. Yên Thủy ở vị trí 22º55 vĩ bắc và 105º54 kinh đông, có độ cao trung bình 42 mét so với mặt biển. Cách thành phố Hòa Bình khoảng 85 km, cách thành phố Ninh Bình theo đường quốc lộ 1A khoảng 50km, cách thủ đô Hà Nội, sân bay quốc tế Nội Bài khoảng 100km, cách thành phố Sơn La tỉnh Sơn La khoảng 250km… phía Đông huyện Yên Thủy giáp huyện Lạc Thủy (Hòa Bình), phía Tây giáp huyện Lạc Sơn (Hòa Bình), phía Nam giáp huyện Nho Quan (Ninh Bình), huyện Thạch Thành (Thanh Hóa) và phía Bắc giáp huyện Kim Bôi (Hòa Bình). Yên Thủy có sông Lạng bắt nguồn từ xã Bảo Hiệu, Hữu Lợi chảy về sông Nho Quan, có đường quốc lộ 12A đi qua địa bàn huyện dài 22,0 km dọc 5 xã, thị trấn (Lạc Thịnh, Yên Lạc, Phú Lai, Yên Trị, Ngọc Lương, thị trấn Hàng Trạm) và đường Hồ Chí Minh đi qua 4 xã, thị trấn dài 22,5 km bao gồm (Lạc Thịnh, Yên Lạc, Bảo Hiệu, Lạc Hưng, thị trấn Hàng Trạm). [1, tr.12-13] Trước năm 1999 toàn huyện có 11 xã và 1 thị trấn. Năm 1999 xã Đa Phúc được chuyển từ huyện Lạc Sơn về huyện Yên Thủy nâng tổng số xã trong toàn huyện là 12 xã và 1 thị trấn. Huyện có diện tích 282,1km² với dân số là 63.760 người, trong đó phần lớn là người Mường chiếm 67,57% dân số toàn huyện, dân tộc Kinh chiếm 32,22% dân số toàn huyện. Ngoài ra còn có đồng bào Hoa, Thái, H Mông, Su Đăng, Sán Chay, Cờ Ho, Vân Kiều… 9 Soá hoùa bôûi Trung taâm Hoïc lieäu http://lrc.tnu.edu.vn/ Nằm trong hệ thống núi rừng của tỉnh Hòa Bình lại dựa lưng vào dãy Trường Sơn hùng vĩ, cho nên Yên Thủy có một địa hình rất đa dạng: Vừa có núi, có đồi đan xen nhau tạo thành những thung lũng khá rộng. Địa hình toàn huyện hình thành hai vùng rõ rệt, đó là vùng sâu và vùng dọc đường 12A1. Vùng sâu là các xã xa trung tâm huyện lỵ, xa đường 12A, giao thông đi lại khó khăn có nhiều rừng núi, hang động xen kẽ với các rải đồi thấp nhấp nhô. Vùng dọc đường 12A có địa hình tương đối bằng phẳng, giao thông thuận lợi. Trên địa bàn huyện có đường 12A chạy dọc qua 5 xã: Ngọc Lương, Yên Trị, Phú Lai, Yên Lạc, Lạc Thịnh và thị trấn Hàng Trạm với tổng chiều dài 22km. Phía đông huyện nối liền với huyện Nho Quan (Ninh Bình) là cầu Lập Cập, phía tây nối liền với huyện Lạc Sơn có cầu Bai Ngang. Đây là 2 chiếc cầu rất quan trọng trên đường 12A thuộc địa phận Yên Thủy. Con đường 12A đã tạo thế thuận lợi cho việc giao lưu với khu III, khu IV và Hòa Bình - Tây Bắc. Ngoài ra còn nhiều con đường giao thông liên xã từ huyện lỵ. Đến nay thì những con đường từ trung tâm huyện tới các xã đã có đường nhựa hoặc đường bê tông để phục vụ cho việc giao lưu, phát triển kinh tế văn hóa. Là huyện miền núi thấp có địa hình nghiêng dần về phía đông, Yên Thủy có con sông Lạng bắt nguồn từ Bảo Hiệu, Hữu Lợi chảy về Nho Quan (Ninh Bình), bên cạnh đó còn hàng chục con suối nhỏ tạo thuận lợi cho sản xuất và đời sống của nhân dân. Đặc biệt Lạc Thịnh là một xã phía tây của huyện có địa hình nghiêng dần về phía tây, các con suối trong xã đều chảy theo hướng tây và đổ về sông Bưởi (Lạc Sơn). Do đó trước đây xã Lạc Thịnh còn có tên là xã Lạc Thủy. Với địa bàn, địa thế như trên đã tạo cho Yên Thủy trở thành một vị trí rất quan trọng, là cửa ngõ lên Hòa Bình - Tây Bắc và xuống đồng bằng liên khu III. Do vậy nên sự giao lưu kinh tế - văn hóa của đồng bào dân tộc huyện Yên Thủy với miền xuôi có sự thuận lợi hơn so với các vùng dân tộc khác. Hơn nữa việc tập trung đông đồng bào dân tộc Mường cũng là điều kiện thuận lợi trong 1 Vùng sâu là các xã: Lạc Sỹ, Lạc Hưng, Lạc Lương, Bảo Hiệu, Đoàn Kết, Đa Phúc và Hữu Lợi. Vùng dọc đường 12A là các xã: Lạc Thịnh, Yên Lạc, Phú Lai, Yên Trị, Ngọc Lương và thị trấn Hàng Trạm. 10 Soá hoùa bôûi Trung taâm Hoïc lieäu http://lrc.tnu.edu.vn/ việc thực hiện các chủ trương chính sách cuả Đảng, Nhà nước. Tuy vậy, các xã vùng trong như Lạc Lương, Lạc Sỹ, Lạc Hưng là những vùng điều kiện kinh tế - xã hội còn khó khăn, trình độ dân trí thấp hơn so với các xã vùng ngoài. 1.1.2. Sự thay đổi địa giới hành chính và tên gọi Trước cách mạng tháng Tám năm 1945, các xã Ngọc Lương, Yên Trị, Phú Lai, Yên Lạc, Lạc Thịnh và một phần xã Lạc Lương, Lạc Sỹ thuộc tổng Lạc và tổng Lạng Phong phủ Nho Quan, tỉnh Ninh Bình1. Phần xã Lạc Lương còn lại và xã Lạc Hưng thuộc về huyện Lạc Thủy tỉnh Hà Nam2. Để thuận lợi cho việc chỉ đạo phong trào cách mạng trong giai đoạn cuối của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp cũng như chủ trương thành lập liên hoàn và chuẩn bị cho việc thành lập khu “Tự trị xứ Mường”, ngày 1-5-1953 ủy ban kháng chiến hành chính Liên khu 3 quyết định cắt 5 xã phía tây huyện Nho Quan (gần như toàn bộ huyện Yên Thủy ngày nay) nhập với huyện Lạc Thủy và chuyển huyện Lạc Thủy về tỉnh Hòa Bình. Thực hiện Nghị quyết trung ương 5 (khóa 3) về sự phát triển kinh tế văn hóa miền núi, theo sự chỉ đạo của Trung ương, tỉnh Hòa Bình kết nghĩa với tỉnh Nam Định, huyện Lạc Thủy kết nghĩa với huyện Ý Yên. Do đó vào những năm đầu thập kỉ 60, hàng ngàn đồng bào Ý Yên (Nam Định) đã lên đây xây dựng quê hương mới. Mọi người cùng chung lòng, đấu sức cùng nhân dân địa phương xây dựng quê hương. Xuất phát từ yêu cầu đẩy mạnh phát triển kinh tế văn hóa miền núi, ngày 17-8-1964 Hội đồng Chính phủ quyết định chia huyện Lạc Thủy thành hai huyện là Lạc Thủy và Yên Thủy. Ngày 1-8-1994 Thị trấn Hàng Trạm được thành lập dựa trên địa bàn xã Yên Lạc. Ngày 27-3-1999, Thủ tướng Chính phủ ký Nghị định số 15/1999/NĐ-CP chuyển giao xã Đa Phúc huyện Lạc Sơn về huyện Yên Thủy quản lý. Từ đây, toàn huyện có 12 xã và 1 thị trấn. [1, tr. 7] 1 Tổng Lạng Phong gồm các xã: Phúc Lương, Ngọc Úng (Ngọc Lương ngày nay), Yên Trị và một số xã lân cận của Nho Quan. Tổng Lạc gồm các xã: Phú Lai, Yên Lạc, Lạc Thủy (nay là Lạc Thịnh), Phủ Vệ, Yên Thái, Thắc La (nay là Đoàn Kết), Thượng Lụng và Hữu Lũng. 2 Các xóm: Thêu, Tháy, Đồi, Vén, Trôi, Vang, Thiên, Ao Răm thuộc xã Hưng Thi (Lạc Thủy) 11 Soá hoùa bôûi Trung taâm Hoïc lieäu http://lrc.tnu.edu.vn/
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất