Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luật Giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức...

Tài liệu Giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức

.DOCX
22
75
60

Mô tả:

MỤC LỤC MỤC LỤC.....................................................................................................................0 MỞ ĐẦU........................................................................................................................1 NỘI DUNG....................................................................................................................1 I. Giao dịch dân sự..................................................................................................1 1. Khái niệm giao dịch dân sự.............................................................................1 2. Đặc điểm của giao dịch dân sự........................................................................2 3. Ý nghĩa của giao dịch dân sự...........................................................................3 II. Giao dịch dân sự vô hiệu và hậu quả pháp lí....................................................4 III............Giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ các quy định về hình thức ...............................................................................................................................5 1. Hình thức của giao dịch dân sự......................................................................5 2. Khái niệm giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ các quy định về hình thức...........................................................................................................6 3. Cơ sở để xác định giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ các quy định về hình thức......................................................................................................7 4. Hậu quả pháp lí của giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ các quy định về hình thức..............................................................................................8 IV........Thực tiễn áp dụng pháp luật về giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm các quy định về hình thức........................................................................................16 V. Một số kiến nghị để hoàn thiện pháp luật về giao dịch vô hiệu do không tuân thủ các quy định về hình thức.................................................................19 KẾT LUẬN.................................................................................................................20 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................21 0 MỞ ĐẦU Giao dịch dân sự là một trong những phương tiện hữu hiệu nhất để các chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự xác lập và thực hiện các quyền và lợi ích hợp pháp của mình cũng như phải chịu những nghĩa vụ dân sự nhất định trong các quan hệ dân sự nhằm thỏa mãn nhu cầu của mình trong sản xuất và sinh hoạt. Cùng với sự phát triển chung của nền kinh tế thì các giao dịch dân sự diễn ra ngày càng nhiều và đa dạng. Cũng chính vì nguyên nhân này mà các tranh chấp trong giao dịch dân sự đã và đang tăng lên đáng kể cả về số lượng cũng như sự phức tạp của nó. Trong đó thì các giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm quy định về hình thức của giao dịch chiếm một phần đáng kể. Với mong muốn cầu thị, có cơ hội để hiểu thêm về các quy định của pháp luật nước ta về hình thức của giao dịch dân sự nên em đã chọn chủ đề “ Giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức” là chủ đề cho bài tập lớn cuối kì của mình. Bài viết của em còn thiếu xót em mong nhận được sự góp ý của quý thầy cô để bài làm của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! NỘI DUNG I. Giao dịch dân sự 1. Khái niệm giao dịch dân sự Trong đời sống hiện nay, giao dịch dân sự được xem là công cụ hữu ích và có hiệu quả nhất đảm bảo cho các quan hệ dân sự được thực hiện trong hành lang pháp lý nhằm thúc đẩy giao lưu dân sự. Dưới góc độ khoa học, khái niệm giao dịch dân sự được các nhà khoa học Việt Nam đề cập trong nhiều tài liệu ở những góc độ khác nhau như: “Giao dịch dân sự là hành vi được thực hiện nhằm thu được kết quả nhất định và pháp luật tạo điều kiện cho kết quả trở thành hiện thực” hay “ giao dịch dân sự là một sự kiện pháp lí, bào gồm hành vi pháp lí đơn phương hoặc đa phương ( hợp đồng) làm phát sinh hậu quả pháo lý” Theo từ điển luật học, Nxb Tư pháp năm 2006 thì: “Giao dịch dân sự là hành vi pháp lý đơn phương hoặc hợp đồng của cá nhân, pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác nhằm làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt các quyền và nghĩa vụ dân sự”. 1 Theo Điều 121 BLDS 2005: “ Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự”. Từ những phân tích trên chúng ta có thể kết luận: “ Giao dịch dân sự là sự thể hiện ý chí một cách tự nguyện của các chủ thể thông qua hợp đồng hoặc hành vi pháp lí đơn phương nhằm làm phát sinh, thay đổi, hoặc chấm dứt các quyền và nghĩa vụ dân sự”. 2. Đặc điểm của giao dịch dân sự Từ khái niệm trên chúng ta có thể thấy giao dịch dân sự có các đặc điểm chung như sau: Thứ nhất, nó phải thể hiện được ý chí của các bên tham gia giao dịch. Giao dịch dân sự đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống của con người vì vậy khi tham gia vào một giao dịch, các chủ thể đều đạt được mục đích nhất định nhằm thỏa mãn như cầu sản xuất kinh doanh hoặc sinh hoạt tiêu dùng.Để đạt được mục đích đó chủ thể phải thể hiện được ý chí của mình “sự thể hiện ý chí là hành vi có ý chí nhằm thu một kết quả nhất định và là yếu tố bắt buộc của giao dịch pháp lí. Như vậy, tuy hành vi có ý chí nhưng không làm phát sinh hậu quả pháp lí hoặc làm phát sinh hậu quả pháp lí nhưng các bên đều không mong muốn xảy ra thì hậu quả cũng ko xảy ra. Nên muốn làm phát sinh hậu quả pháp lí thì sự thể hiện ý chí phải được diễn ra theo hình thức nhất định phù hợp với quy định của pháp luật. Thứ hai, Các bên trong giao dịch phải tự nguyện. Đây là phản ánh sự thống nhất ý chí của các bên nên nó là một nguyên tắc quan trọng để thiết lập giao dịch dân sự. Trong các giao dịch nếu thiếu yếu tố này thì không thể coi là giao dịch được. Bởi lẽ trong giao dịch dân sự các chủ thể tham gia vào giao dịch dân sự nhằm một mục đích nhất định phục vụ cho nhu cầu vật chất hay tinh thần của họ. Để có được mục đích đó người tham gia giao dịch phải có năng lực hành vi dân sự, còn đối với những người bị hạn chế năng lực hành vi thì chỉ được tham gia trong một số giao dịch nhất định hoặc phải có người đại diện, người tham gia giao dịch trên cơ sở tự nguyện, phù hợp với quy định của pháp luật. Thứ ba, giao dịch dân sự luôn làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ của chủ thể tham gia vào giao dịch dân sự. Không phải bất cứ sự thỏa thuận hay hành vi pháp lý đơn phương nào cũng được coi là giao dịch dân sự. Nó 2 chỉ được coi là giao dịch dân sự khi hành vi đó làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của chủ thể theo đúng quy định của pháp luật. Thứ tư, nội dung của giao dịch không được trái với pháp luật và đạo đức xã hội. Trong giao dịch dân sự, khi tham gia giao dịch các chủ thể đều phải nhằm đạt được một mục đích nhất định và mong muốn mục đích của mình trở thành hiện thực. Do vậy, để đạt được mục đích đó các chủ thể có quyền tự do đặt ra những yêu cầu, cam kết đó không được trái với pháp luật và đạo đức xã hội. Bởi lẽ, pháp luật của các nước, ngoài việc tạo điều kiện để cho các giao kết trở thành hiện thực, còn phải đặt ra những quy phạm pháp luật bảo vệ lợi ích chung của xã hội, trong đó có lợi ích của chính các các chủ thể tham gia giao dịch. 3. Ý nghĩa của giao dịch dân sự Giao dịch dân sự có ý nghĩa quan trọng, thiết thực góp phần thúc đẩy các giao lưu dân sự phát triển, phù hợp với quá trình phát triển của nền kinh tế thị trường. Tạo ra hành lang pháp lí an toàn cho các chủ thể tham gia giao dịch Các bên tham gia giao dịch có quyền tự do, tự nguyện tham gia nhưng phải đặt trong khuôn khổ các quy định của pháp luật. Pháp luật quy định về điều kiện để các chủ thể tham gia giao dịch và đồng thời quy định biện pháp chế tài nếu các bên tham gia không tuân thủ các điều kiện để giao dịch có giá trị pháp lí, thì giao dịch dân sự bị vô hiệu, các bên phải chịu hậu quả pháp lí nhất định. Việc quy định này nhằm bảo vệ trật tự công, tạo hành lang pháp lí an toàn cho các chủ thể tham gia giao dịch. Là cơ sở pháp lí giải quyết các tranh chấp xảy ra. Khi có tranh chấp thì chính những cam kết mà các bên đã thỏa thuân đó sẽ là chứng cứ quan trọng để xác định xem ai là người vi phạm, mức độ vi phạm, cần phải áp dụng biện pháp chế tài như thế nào cho phù hợp. Nếu trong trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu thì cam kết đóng vai trò quan trọng xác định lỗi của các bên tham gia, trên cơ sở đó xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với bên vi phạm khi giải quyết hậu quả giao dịch dân sự vô hiệu. Bảo đảm cho việc kiểm tra của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Những cam kết thỏa thuận của các chủ thể tham gia giao dịch là căn cứ vững chắc để các cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra xem các chủ thể có tuân thủ nghiêm túc theo các quy định của pháp luật hay không. Đồng thời áp dụng biện 3 pháp chế tài cho các bên vi phạm cần thiết. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu và giải quyết hậu quả pháp lí giao dịch dân sự vô hiệu. Góp phần ổn định trong các quan hệ sở hữu tài sản Chế định giao dịch dân sự có ý nghĩa quan trọng để các chủ thể khi tham gia giao dịch nghiêm túc thực hiện, tránh không vi phạm các quy định của nhà nước. Nếu một bên vi phạm thì giao dịch dân sự có thể bị vô hiệu, bên vi phạm phải chịu hậu quả pháp lí nhất định có thể gây bất lợi cho chính họ. Việc quy định này có ý nghĩa khắc phục những thiệt hại cho bên vi phạm, đồng thời còn tạo ra sự công bằng xã hội và là lời cảnh báo cho các chủ thể khác khi tham gia một giao dịch. II. Giao dịch dân sự vô hiệu và hậu quả pháp lí. Điều 127 BLDS quy định về giao dịch dân sự vô hiệu theo đó thì: “Giao dịch dân sự không có một trong các điều kiện được quy định tại Điều 122 của Bộ luật này thì vô hiệu”. Căn cứ vào đó chúng ta có thể hiểu một cách đơn giản nhất giao dịch dân sự vô hiệu là giao dịch dân sự mà các bên chủ thể tham gia giao dịch không tuân thủ theo ít nhất một trong các điều kiện mà pháp luật quy định đối với giao dịch dân sự có hiệu lực pháp luật. Hậu quả pháp lí của giao dịch dân sự vô hiệu có thể được hiểu là những hệ quả pháp lí phát sinh theo quy định của pháp luật trong trường hợp giao dịch dân sự bị vô hiệu. Hậu quả này chỉ phát sinh khi có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc trên cơ sở một quyết định, bản án của Tòa án có hiệu lực pháp luật. Cơ sở để xác định hậu quả pháp lí có thể được pháp luật dân sự quy định trước hoặc do các bên tham gia giao dịch thỏa thuận. Hiện nay, hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu được quy định trong bộ luật dân sự cụ thể tại Điều 137: “ Điều 137: Hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu 1. Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên chủ thể từ thời điểm xác lập. 2. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận, nếu không trả được bằng hiện vật thì phải trả cho nhau bằng tiền, trừ trường hợp tài sản giao dịch, hoa lợi, lợi tức thu được bị tịch thu theo quy định của pháp luật. Bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường.” 4 Như vậy, trên đây là những khái quát chung nhất về giao dịch dân sự vô hiệu. Khi có tranh chấp xảy ra Tòa án hoặc các cơ quan nhà nước có thẩm quyền căn cứ vào từng tình huống cụ thể để giải quyết. III. Giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ các quy định về hình thức 1. Hình thức của giao dịch dân sự Hình thức của giao dịch là phương tiện thể hiện nội dung của giao dịch. Thông qua phương tiện này bên đối tác cũng như người thứ ba có thể biết được nội dung của giao dịch đã xác lập. Hình thức của giao dịch có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Trong một số trường hợp, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thể kiểm tra, kiểm soát được tính hợp pháp hay không hợp pháp của giao dịch đó và đồng thời là chứng cứ quan trọng trong tố tụng dân sự. Vì trong trường hợp cần thiết nó là chứng cứ cụ thể mô tả lại các nội dung và ý chí mà các chủ thể tham gia giao dịch đã xác lập, thực hiện. Trên cơ sở đó các cơ quan có thẩm quyền có thể xác định được trách nhiệm cũng như quyền và nghĩa vụ của mỗi bên khi có tranh chấp. Như vậy, có thể thấy giao dịch dân sự là sự biểu lộ ý chí của chủ thể ra bên ngoài bằng những hình thức cụ thể. Có thể hiểu hình thức của giao dịch dân sự là cách thể hiện ra bên ngoài, là phương thức thể hiện ý chí của các chủ thể trong giao dịch dân sự. Điều 124 BLDS 2005 quy định hình thức của giao dịch dân sự gồm: Hình thức miệng (băng lời nói): hình thức miệng là hình thức phổ biến nhất trong xã hội hiện nay mặc dù hình thức này có độ xác thực thấp. Hình thức miệng thường được áp dụng đối với các giao dịch được thực hiện ngay và chấm dứt ngay sau đó (mua bán trao tay) hoặc giữa các chủ thể có mối quan hệ mật thiết, tin cậy, giúp đỡ lẫn nhau (bạn bè, người thân cho vạy, mượn tài sản…..). Nhưng cũng có trường hợp giao dịch dân sự nếu thể hiện bằng hình thức miệng phải bảo đảm tuân thủ những điều kiện luật định mới có giá trị ( Khoản 5 Điều 652 BLDS di chúc miệng). Hình thức văn bản: - Văn bản thường: được áp dụng trong trường hợp các bên tham gia giao dịch dân sự thỏa thuận hoặc pháp luật quy định giao dịch dân sự phải thể hiện bằng hình thức văn bản. Nội dung giao dịch được thể hiện trên văn bản có chữ kí xác 5 nhận của các chủ thể cho nên hình thức này là chứng cứ xác định chủ thể đã tham gia vào một giao dịch dân sự rõ ràng hơn so với trường hợp giao dịch được thể hiện bằng lời nói. - Văn bản có công chứng, chứng thực, ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền chứng thực: Được áp dụng trong những trường hợp pháp luật quy định giao dịch dân sự bắt buộc phải được lập thành văn bản hoặc các bên có thỏa thuận phải có công chứng, chứng thực, đăng kí hoặc xin phép thì khi xác lập giao dịch dân sự các bên phải tuân thủ hình thức, thủ tục đó (ví dụ: mua bán nhà đất; chuyển quyền sử dụng đất….) - Ngoài ra hiện này cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin thì các hình thức giao dịch ngày càng đa dạng, phong phú: thư điện tử, fax… thì cũng được điều luật xác định: “ giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu được coi là giao dịch bằng văn bản”. Như vậy đây cũng được coi là một dạng của hình thức giao dịch dưới dạng văn bản. Hình thức giao dịch bằng hành vi: Giao dịch dân sự có thể được xác lập thông qua những hành vi nhất định theo quy ước định trước. Ví dụ: goi điện thoại công cộng; mua nước uống băng máy tự động…. Đây là hình thức giản tiện nhất của giao dịch. Giao dịch có thể được xác lập thông qua hình thức này mà không nhất thiết phải có sự hiện diện đồng thời của tất cả các bên ở nơi giao kết. Hình thức này càng ngày càng trở nên phổ biến, nhất là tại những quốc gia có nền công nghiệp tự động hóa phát triển. Điều kiện về hình thức trong giao dịch dân sự đòi hỏi các bên phải tuân theo đúng hình thức mà pháp luật quy định cho loại giao dịch đó. Trong trường hợp pháp luật không quy định cụ thể thì các bên có thể tùy nghi lựa chọn. Tuy nhiên, không phải tất cả các loại giao dịch dân sự mà pháp luật đều quy định các bên tham gia giao dịch có thể lựa chọn bất cứ một hình thức thể hiện nào. Bởi lẽ, khách thể của giao dịch dân sự rất phong phú và đa dạng, mỗi khách thể có đặc trưng và công dụng khác nhau. Để đảm bảo sự an toàn pháp lí trong các giao dịch cũng như bảo vệ trật tự pháp luật và lợi ích công cộng có những giao dịch phải tuân theo một hình thức nhất định được BLDS quy định như: bằng văn bản, phải có công chứng nhà nước, chứng thực, đăng kí hoặc cho phép. 6 2. Khái niệm giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ các quy định về hình thức Điều 134 – BLDS 2005 quy định về giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức “Trong trường hợp pháp luật quy định hình thức giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch mà các bên không tuân thủ theo thì theo yêu cầu của một hoặc các bên, Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác quyết định buộc các bên thực hiện quy định về hình thức của giao dịch trong một thời hạn; quá thời hạn đó mà không thực hiện thì giao dịch dân sự vô hiệu.” Hiện nay chưa có khái niệm cụ thể về giao dịch như thế nào thì được coi là một giao dịch dân sự vô hiệu về hình thức do không tuân thủ các quy định về hình thức. Nhưng căn cứ vào điều luật trên chúng ta có thể hiểu một cách đơn giản nhất giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức là giao dịch dân sự mà các bên chủ thể khi tham gia giao dịch không tuân thủ theo các quy định của pháp luật về hình thức của giao dịch, tuy đã được Tòa án, cơ quan nhà nước cơ thẩm quyền khác quyết định các bên thực hiện quy định về hình thức của giao dịch phù hợp với quy định của pháp luật trong một thời hạn nhưng vẫn không thực hiện thì giao dịch đó vô hiệu. 3. Cơ sở để xác định giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ các quy định về hình thức Theo nguyên tắc chung thì các chủ thể được tự do lựa chọn hình thức của giao dịch. Chỉ những giao dịch pháp luật quy định băt buộc phải thể hiện bằng văn bản, phải có công chứng, chứng thực, đăng lí hoặc xin pháp mà các bên không tuân thủ quy định này của pháp luật thì mới bị vô hiệu. Vậy dựa vào cơ sở nào để chúng ta có thể xác định được một giao dịch có thể bị vô hiệu do không tuân thủ các quy định của pháp luật về hình thức. Hình thức giao dịch không đúng với quy định của pháp luật trong trường hợp pháp luật có quy định có thể là cơ sở để dẫn đến giao dịch bị vô hiệu do không tuân thủ các quy định về mặt hình thức. Nếu như Điều 131 BLDS 1995 quy định hình thức của giao dịch là điều kiện bắt buộc trong mọi trường hợp để xác định hiệu lực của giao dịch dân sự thì khoản 2 Điều 122 BLDS 2005 lại quy định chỉ trong những trường hợp pháp luật quy định chỉ trong những trường hợp pháp luật có quy định, hình thức của giao dịch dân sự mới là điều kiện bắt buộc. Đây là quy 7 định thể hiện bước tiến bộ, hoàn chỉnh hơn của BLDS 2005 so với BLDS 1995; làm cho tính khả thi của pháp luật cao hơn, bảo vệ tốt hơn quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể tham gia giao dịch dân sự. Theo đó, đối với các giao dịch dân sự mà pháp luật không quy định hình thức bắt buộc thì giao dịch đó được thể hiện duới bất kì hình thức nào. Thông thường các giao dịch dân sự mà đối tượng của giao dịch Nhà nước cần phải kiểm soát trong lưu thông dân sự hoặc đối tượng của giao dích dân sự có giá trị lớn thì pháp luật sẽ quy định hình thức bắt buộc của giao dịch dân sự ( như mua bán nhà, chuyển quyền sử dụng đất, …). Nếu pháp luật quy định giao dịch dân sự buộc phải tuân theo hình thức đó thì khi xác lập giao dịch các chủ thể phải tuân theo. Việc không tuân thủ quy định về hình thức của giao dịch trong trường hợp này có thể là cơ sở dẫn tới giao dịch dân sự vô hiệu. Ví dụ: Điều 450 BLDS quy định về hình thức hợp đồng mua bán nhà ở theo đó thì: “Hợp đồng mua bán nhà ở phải được lập thành văn bản, có công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác”. Như vậy, ngoại trừ các trường hợp mà pháp luật quy định thì các hợp đồng mua bán nhà ở phải được thành văn bản có công chứng, chứng thực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Nếu không thực hiện theo đúng thủ tục mà pháp luật nêu trên đấy khi có tranh chấp xảy ra Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định buộc các bên đương sự trong một thời hạn nhất định phải thực hiện thủ tục hoàn thiện về mặt hình thức của giao dịch theo đúng các quy định của pháp luật. Nếu trong thời hạn trên mà các bên vẫn không hoàn thành thủ tục về hình thức của giao dịch theo đúng các quy định của pháp luật thì Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền tuyên bố giao dịch đó vô hiệu do không tuân thủ các quy định về mặt hình thức. Như vậy, căn cứ để chúng ta có thể xác định một giao dịch có vô hiệu do không tuân thủ các quy định về mặt hình thức hay không chúng ta có thể dựa vào Điều 122 BLDS; Điều 127BLDS; Điều 134 BLDS và các quy định cụ thể của pháp luật về hình thức của giao dịch dân sự đối với từng giao dịch cụ thể có thể được quy định trong bộ luật dân sự, có thể được quy định ở các bộ luật, văn bản dưới luật…. 4. Hậu quả pháp lí của giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ các quy định về hình thức 8 Hậu quả pháp lí của giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ các quy định về hình thức có thể được hiểu là những hệ quả pháp lí phát sinh theo quy định của pháp luật trong trường hợp giao dịch dân sự bị vô hiệu do không tuân thủ đúng các quy định của pháp luật về hình thức của giao dịch đó. Hậu quả pháp lí này chỉ phát sinh khi có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc trên cơ sở một quyết định, bản án của Tòa án có hiệu lực pháp luật. Cơ sở để xác định hậu quả pháp lí có thể được pháp luật dân sự quy định trước hoặc do các bên tham gia giao dịch thỏa thuận. Giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ các quy định về mặt hình thức cũng là một trường hợp của giao dịch dân sự vô hiệu nên nó cũng có hậu quả pháp lí giống với các loại giao dịch dân sự khác vô hiệu. Khi một giao dịch dân sự bị tuyên vô hiệu do không tuân thủ các quy định của pháp luật về hình thức thì hậu quả pháp lý của nó vấn được giải quyết theo tinh thần của Điều 137 BLDS về hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu. Tuy nhiên, BLDS còn có quy định điều khoản “mở” tạo điều kiện cho phép các bên khắc phục, đó là Điều 134 “ Trong trường hợp pháp luật có quy định thì hình thức giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch mà các bên không tuân theo thì theo yêu cầu của một hoặc các bên, Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác quyết định buộc các bên thực hiện quy định về hình thức của giao dịch trong một thời hạn, quá thời hạn đó mà không thực hiện thì giao dịch vô hiệu”. Quy định này có nghĩa là một giao dịch vi phạm về hình thức tùy vào từng trường hợp mà Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định buộc các bên phải thực hiện quy định về hình thức của giao dịch trong một thời hạn. Việc ấn định thời hạn do tòa án quyết định căn cứ vào hoàn cảnh cụ thể. Việc buộc các bên phải thực hiện quy định về hình thức của giao dịch thuộc thẩm quyền và là nghĩa vụ của Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Chỉ khi các bên không thực hiện và hoàn tất các thủ tục về hình thức đúng theo các quy định của pháp luật của giao dịch thì giao dịch mới vô hiệu. Tuy nhiên để áp dụng được quy định này trong thực tiễn vẫn còn là một vấn đề phức tạp và khó áp dụng. Đặc biệt trong trường hợp tranh chấp mua bán nhà ở do không tuân thủ các quy định về hình thức. Giải quyết vấn đề này hội đồng thẩm phán TANDTC có hướng dẫn đối với loại giao dịch này. Theo nghị quyết số 01/ 9 2003/NQ – HĐTP ngày 16 – 4 – 2003 và Nghị quyết số 02/HĐTP/2004 ngày 10 – 8 – 2004, vấn đề hình thức của giao dịch được hướng dẫn cụ thể với tinh thần như sau: Đối với hợp đồng mua bán nhà ở vô hiệu do không tuân thủ các điều kiện về hình thức của hợp đồng, khi có tranh chấp và theo yêu cầu của một hoặc các bên, Tòa án áp dụng Điều 134 BLDS 2005 để giải quyết buộc một hoặc các bên phải đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong thời hạn một tháng, kể từ ngày Tòa án ra quyết định thực hiện các thủ tục để hoàn thiện về hình thức của hợp đồng. Nếu có một bên đương sự vắng mặt thì thời hạn này tính từ ngày bên được sự vắng mặt nhận được quyết định của Tòa án. Trong trường hợp có sự bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan, thì thời gian có sự kiện bất khả kháng hoặc có trở ngại khách quan không tính vào thời hạn một tháng đó. Quá thời hạn một tháng mà họ không đén cơ quan có thẩm quyền để thực hiện các thủ tục để hoàn thiện về hình thức của hợp đồng, thì Tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu. Bên có lỗi làm cho hợp đồng vô hiệu về hình thức vì không thực hiện theo quyết định của tòa án phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại Điều 137 Bộ luật này. Với hướng dẫn này của Hội đồng thẩm phán TANDTC đã thống nhất được việc áp dụng Điều 134 BLDS 2005 khi giải quyết tranh chấp đối với hợp đồng mua bán nhà ở do các bên không tuân thủ các quy định về hình thức. Tuy nhiên đây chỉ là những trường hợp ngoại lệ còn chủ yếu vẫn giải quyết theo tinh thần của Điều 137 BLDS về hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu. Nhìn chung hậu quả này không có sự khác biệt nhiều so với Điều 146 BLDS 1995. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này em xin trích dẫn một bản án trong thực tế để làm rõ hơn hậu quả pháp lí đối với giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm các quy định về hình thức như sau: “Tranh chấp hợp đồng mua bán nhà” giữa nguyên đơn bà Nguyễn Thị Hải và bị đơn bà Trần Thị Hiền, ông Vũ Văn Thập”. Cụ thể như sau: Ngày 21/10/2005, vợ chồng bà Hiền, ông Thập bán căn nhà số 599 Nguyễn Văn Linh cho bà Hải với giá 2.100.000.000đ. Hai bên lập “Hợp đồng chuyển nhượng đất thổ cư và nhà” có người làm chứng nhưng không công chứng hoặc chứng thực của cơ quan có thẩm quyền. Trước khi bán ngôi nhà này, bà Hiền ông Thập đã thế chấp ngôi nhà cho Ngân hàng công thương chi nhánh Tô Hiệu để vay 10 890.000.000đ; còn bà Hải không có tiền nên hai bên thống nhất chuyển khoản tiền vợ chồng bà Hiền ông Thập còn vay ngân hàng sang cho bà Hải. Ngoài ra, bà Hiền đi vay ngoài cho bà Hải 100.000.000đ (có giấy ủy quyền vay), bà Hải trả trực tiếp cho bà Hiền 10.000.000đ. Hai bên thống nhất số tiền nhà đã được trả là 1.000.000.000đ. Số tiền còn lại hai bên thống nhất bà Hải trả làm hai đợt: đợt 1 – ngày 01/01/2006 trả 2/3 số tiền; đợt 2 – ngày 01/04/2006 trả hết số tiền còn lại. Ngay sau khi ký kết hợp đồng, bà Hiền ông Thập đã giao nhà cho bà Hải. Do quá thời hạn mà bà Hải không thanh toán được số tiền 1.100.000.000đ nên ngày 25/06/2006 vợ chồng bà Hiền ông Thập và bà Hải lại lập: “Bản cam kết hợp đồng chuyển nhượng đất và nhà ở” thỏa thuận số tiền 1.100.000.000đ được quy ra là 118.085 cây vàng 9999 và thanh toán trong ba đợt: đợt 1 – tháng 7 âm lịch (không quy định số vàng phải trả), đợt 2 – tháng 9 âm lịch (không quy định số vàng phải trả), đợt 3 – khi nào cháu Thắm cần thì trả tiếp. Bà Hải vẫn không thực hiện được nghĩa vụ như trong bản cam kết nên ngày 27/11/2006, vợ chồng bà Hiền ông Thập và bà Hải tiếp tục lập: “Hợp đồng chuyền nhượng đất ở thổ cư và nhà” thỏa thuận số tiền 1.100.000.000đ thanh toán làm hai đợt: đợt 1 – ngày 17/12/2006 trả 2/3 số vàng, đợt 2 – ngày 27/02/2007 trả hết số tiền. Quá hạn thanh toán lần thứ ba nhưng bà Hải vẫn không trả được nên ngày 02/11/2007 vợ chồng bà Hiền ông Thập lấy lại nhà và bán cho người khác. Sau đó, bà Hải đã có đơn yêu cầu Tòa án nhân dân quận Lê Chân tuyên vô hiệu hợp đồng chuyển nhượng đất thổ cư và nhà giữa bà với vợ chồng bà Hiền ông Thập. Buộc bà Hiền, ông Thập phải trả lại toàn bộ số tiền đã lừa đảo để lấy của bà trong giao dịch mua bán căn nhà 599 đường Nguyễn Văn Linh là 1.029.730.000đ. Bà Hiền và ông Thập cho rằng bà Hải đã không trả tiền nhà theo đúng như thỏa thuận, sau hai năm mua bán bà Hải mới trả được 280.000.000đ. Bà Hiền ông Thập đồng ý tuyên hợp đồng mua bán nhà vô hiệu. Tại Bản án sơ thẩm số 02/2011/DSST ngày 25/01/2011, Tòa án nhân dân quận Lê Chân đã quyết định: Áp dụng Điều 25, 131, 238, 241 Bộ luật tố tụng dân sự; Điều 127, 134, 137, 410, 423, 426, 427, 450 Bộ luật dân sự năm 20005; Pháp lệnh án phí, lệ phí Tòa án ngày 27/02/2009 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội. Xử: Chấp nhận đơn khởi kiện của nguyên đơn là bà Nguyễn Thị Hải. 11 Tuyên bố hợp đồng mua bán nhà và đất số 599 đường Nguyễn Văn Linh phường Vĩnh Niệm, quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng được các bên ký kết vào ngày 21/10/2005; 25/06/2006 (âm lịch); 27/11/2006 giữa nguyên đơn bà Nguyễn Thị Hải với bị đơn vợ chồng ông Vũ Văn Thập và bà Trần Thị Hiền bị vô hiệu về hình thức. Buộc bị đơn là bà Trần Thị Hiền và ông Vũ Văn Thập phải hoàn trả cho nguyên đơn là bà Nguyễn Thị Hải số tiền là 280.000.000đ trong đó 10.000.000đ là tiền đặt cọc mua nhà và 270.000.000đ là tiền mà bị đơn đã thừa nhận của nguyên đơn trong việc mua bán nhà vì hợp đồng mua bán nhà giữa các bên bị Tòa án tuyên vô hiệu. Bác yêu cầu của nguyên đơn bà Nguyễn Thị Hải buộc bị đơn ông Vũ Văn Thập và bà Trần Thị Hiền phải trả các khoản tiền khác vì không có đủ căn cứ để chứng minh. Có thể thấy trong vụ án này, các đương sự đều thể hiện ý chí yêu cầu Tòa án tuyên hợp đồng mua bán nhà đất vô hiệu nhưng các bên không tự thỏa thuận được về hậu quả pháp lý phát sinh khi hợp đồng vô hiệu nên đã xảy ra tranh chấp. Theo quy định tại Điều 146 Bộ luật dân sự năm 1995 cũng như Điều 137 Bộ luật dân sự năm 2005 thì hợp đồng dân sự vô hiệu sẽ phát sinh những hậu quả pháp lý sau: Thứ nhất, quyền và nghĩa vụ của các bên giao kết hợp đồng: Hợp đồng dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm xác lập hay nói cách khác pháp luật dân sự không công nhận và bảo vệ quyền và nghĩa vụ của các bên khi hợp đồng vô hiệu ngay cả khi các bên đã thực hiện xong hợp đồng. Do đó, nếu hợp đồng mới xác lập chưa thực hiện thì các bên không thực hiện, nếu các bên đang thực hiện thì không tiếp tục thực hiện hợp đồng. Vấn đề cần lưu ý ở đây là thời điểm xác lập hợp đồng bởi xác định đúng thời điểm này không chỉ có ý nghĩa trong việc giải quyết chính xác hậu quả của hợp đồng vô hiệu mà còn nhằm xác định pháp luật áp dụng: Trong vụ án trên, giữa vợ chồng bà Hiền ông Thập và bà Hải đã lập ba văn bản tại các thời điểm khác nhau: Hợp đồng chuyển nhượng đất thổ cư và nhà ở ngày 21/10/2005; Bản cam kết hợp đồng chuyển nhượng đất và nhà ở ngày 25/06/2006; Hợp đồng chuyển nhượng đất ở thổ cư và nhà ngày 27/11/2006. Như vậy, trong 12 trường hợp này thì thời điểm xác lập hợp đồng là thời điểm nào? Có thể thấy rằng thỏa thuận trong Bản cam kết ngày 25/06/2006 và Hợp đồng chuyển nhượng ngày 27/11/2006 không nhằm thay đổi nội dung của Hợp đồng chuyển nhượng lập ngày 21/10/2005 vì nội dung vẫn là việc mua bán căn nhà số 599 Nguyễn Văn Linh song hai bên thỏa thuận lại về nghĩa vụ và phương thức thanh toán số tiền 1.100.000.000đ do còn thiếu, do đó đối chiếu với các quy định của Bộ luật dân sự thì Bản cam kết ngày 25/06/2006 và Hợp đồng chuyển nhượng ngày 27/11/2006 được coi là phụ lục của hợp đồng chuyển nhượng lập ngày 21/10/2005. Như vậy, quyền và nghĩa vụ của bà Hải cũng như vợ chồng bà Hiền, ông Thập trong hợp đồng mua bán nhà đất không phát sinh, thay đổi hay chấm dứt ngay từ ngày 21/10/2005. Mặt khác, do thời điểm xác lập hợp đồng vào ngày 21/10/2005 (trước ngày Bộ luật dân sự năm 2005 có hiệu lực pháp luật) nên theo điểm b mục 2 Nghị quyết số 45/2005 - QH11 ngày 14/06/2005 thì phải áp dụng quy định của Bộ luật dân sự năm 1995 và các văn bản hướng dẫn áp dụng Bộ luật dân sự năm 1995 để giải quyết nên việc Tòa án cấp sơ thẩm căn cứ vào Bộ luật tố tụng dân sự năm 2005 để giải quyết vụ án trên là chưa chính xác. Thứ hai, hoàn trả lại tài sản: Theo thứ tự quy định tại Điều 146 Bộ luật dân sự năm 1995 và Điều 137 Bộ luật dân sự năm 2005, “khôi phục lại tình trạng ban đầu” được đặt trước “hoàn trả cho nhau những gì đã nhận”, nhưng về logic trình tự thì chỉ có thể khôi phục lại tình trạng ban đầu sau khi đã hoàn trả lại tài sản đã nhận. Hậu quả pháp lý thứ hai của hợp đồng vô hiệu chỉ đặt ra khi các bên đang thực hiện hoặc đã thực hiện xong hợp đồng mà không áp dụng trong trường hợp hợp đồng mới xác lập và chưa được thực hiện hay khi đối tượng của hợp đồng là tài sản bị tịch thu theo quy định của pháp luật. Về nguyên tắc, các bên phải trả lại chính tài sản đã giao cho bên kia nhưng nếu không thể trả được bằng hiện vật thì sẽ thanh toán bằng tiền. Khi hoàn trả lại tài sản, các bên phải chứng minh được những tài sản mà mình đã giao nhận khi thực hiện hợp đồng. Trở lại vụ án trên, vì hợp đồng mua bán nhà đất là vô hiệu nên bà Hiền ông Thập phải trả lại số tiền mà bà Hải đã thanh toán; đồng thời, bà Hải phải trả lại nhà cho bà Hiền ông Thập. Do quá hạn thanh toán lần thứ ba nhưng bà Hải vẫn không trả được nên ngày 02/11/2007, vợ chồng bà Hiền ông Thập lấy lại nhà và bán cho 13 người khác vì vậy phần quyết định của Bản án sơ thẩm đã không tuyên buộc bên mua phải trả lại nhà và đất cho bên bán mà chỉ“Buộc bị đơn là bà Trần Thị Hiền và ông Vũ Văn Thập phải hoàn trả cho nguyên đơn là bà Nguyễn Thị Hải số tiền là 280.000.000đ trong đó 10.000.000đ là tiền đặt cọc mua nhà và 270.000.000đ là tiền mà bị đơn đã thừa nhận của nguyên đơn trong việc mua bán nhà”.Nếu đối chiếu với nội dung bản hợp đồng mua bán nhà đất thì hai bên thống nhất đã thanh toán được 1.000.000.000đ, song thực tế số tiền này là: 10.000.000đ mà bà Hải đặt cọc cho vợ chồng bà Hiền ông Thập ngày 21/10/2005; 100.000.000đ mà bà Hải vay của vợ chồng bà Hiền ông Thập và 890.000.000đ bà Hải đã nhận thế chân trả nợ cho ngân hàng công thương chi nhánh Tô Hiệu theo phương thức trả dần. Trong quá trình giải quyết vụ án, bên mua đã không cung cấp được chứng cứ chứng minh số tiền đã đưa cho phía bị đơn ngoài số tiền 280.000.000đ mà bên bán thừa nhận. Do đó, Tòa án cấp sơ thẩm chỉ buộc ông Thập, bà Hiền phải hoàn trả cho bà Hải số tiền là 280.000.000đ là phù hợp. Thứ ba, khôi phục lại tình trạng ban đầu: Trong thực tiễn áp dụng pháp luật thì “khôi phục lại tình trạng ban đầu” thường được đồng nhất với “hoàn trả cho nhau những gì đã nhận”, nhưng thực chất đây là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau. Tòa án buộc các bên trong hợp đồng vô hiệu phải khôi phục lại tình trạng ban đầu khi tài sản được hoàn trả không đúng với hiện trạng tại thời điểm xác lập hợp đồng: - Tài sản đã bị hư hỏng, giảm giá trị; - Tài sản đã được tu sửa, xây dựng, cải tạo làm tăng giá trị. Trong trường hợp thứ nhất, bên đã làm hư hỏng, giảm giá trị tài sản phải sửa chữa, phục hồi lại tài sản nhưng đối với trường hợp thứ hai, vấn đề đặt ra ở đây là có cần thiết phải khôi phục tài sản trở về trạng thái ban đầu khi tài sản đó đã được làm tăng giá trị? Thực tiễn xét xử cho thấy, nhiều trường hợp bên nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã xây dựng nhà ở hoặc công trình kiên cố nên khi hợp đồng bị vô hiệu Tòa án buộc bên nhận chuyển nhượng phải tháo dỡ công trình trên đất để trả lại hiện trạng đất ban đầu cho bên chuyển nhượng. Mặc dù việc khôi phục lại hiện trạng ban đầu trong trường hợp này là có thể thực hiện được song không phát huy được hiệu quả về mặt kinh tế, đặc biệt khi tài sản tăng thêm có giá trị rất lớn. Do đó, để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các bên, Tòa án có thể 14 lựa chọn giải pháp theo hướng buộc một bên nhận lại tài sản đã được làm tăng giá trị và thanh toán thành tiền tương ứng với phần giá trị tài sản tăng thêm cho bên kia. Thứ tư, bồi thường thiệt hại: Theo Điều 146 Bộ luật dân sự năm 1995 và Điều 137 Bộ luật dân sự năm 2005 thì bên có lỗi làm cho hợp đồng vô hiệu mà gây thiệt hại phải bồi thường. Hợp đồng vô hiệu có thể chỉ do lỗi một bên mà cũng có thể do lỗi của hai bên. Do đó, Tòa án phải xác định mức độ lỗi của từng bên trong việc làm cho hợp đồng vô hiệu để xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại: nếu mỗi bên đều có lỗi tương đương nhau thì mỗi bên phải chịu ½ giá trị thiệt hại; nếu mức độ lỗi của họ không tương đương nhau thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại được xác định theo mức độ lỗi của mỗi bên. Hiện nay, vấn đề xác định thiệt hại của hợp đồng dân sự vô hiệu nói chung chưa được hướng dẫn cụ thể nhưng nếu dựa trên các quy định tại điểm c tiểu mục 2.3 mục 2 phần II Nghị quyết số 02/2004/NQ-HĐTP ngày 10/04/2004 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao về xác định thiệt hại của hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất vô hiệu và điểm c tiểu mục 2.4 mục 2 phần I Nghị quyết số 01/2003/NQ-HĐTP ngày 16/04/2003 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao về xác định thiệt hại của hợp đồng mua bán nhà ở vô hiệu thì có thể xác định thiệt hại trong hợp đồng vô hiệu nói chung bao gồm: - Khoản tiền mà các bên bỏ ra để khôi phục lại tình trạng ban đầu khi tài sản là đối tượng của hợp đồng bị vô hiệu bị hư hỏng; - Khoản tiền mà các bên bỏ ra để làm tăng giá trị của tài sản là đối tượng của hợp đồng bị vô hiệu; - Khoản tiền chênh lệch giá do các bên thỏa thuận với giá trị tài sản tại thời điểm xét xử sơ thẩm; - Các thiệt hại khác (nếu có). Trong vụ án trên, Tòa án cấp sơ thẩm khi tuyên hợp đồng mua bán nhà và đất số 599 đường Nguyễn Văn Linh giữa vợ chồng bà Hiền ông Thập và bà Hải vô hiệu mới chỉ giải quyết cho các bên hoàn trả cho nhau những gì đã nhận mà chưa giải quyết vấn đề bồi thường thiệt hại, cụ thể là: chưa xác định lỗi của các bên làm cho hợp đồng vô hiệu, chưa xác định thiệt hại xảy ra và trách nhiệm bồi thường 15 thiệt hại của mỗi bên là chưa đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự. Có thể thấy, bà Hải cũng như vợ chồng bà Hiền ông Thập đều có lỗi làm hợp đồng mua bán nhà ở vô hiệu bởi hai bên đã không tuân thủ về mặt hình thức của hợp đồng mua bán nhà ở (không công chứng, chứng thực hợp đồng), hơn nữa mặc dù ngôi nhà đã được thế chấp tại ngân hàng nhưng hai bên vẫn thực hiện việc chuyển nhượng vì vậy hợp đồng vô hiệu cả về hình thức (Điều 139, 443 Bộ luật dân sự năm 1995) và nội dung (khoản 2 Điều 31 Bộ luật dân sự năm 1995). Trong trường hợp này, Tòa án cấp sơ thẩm cần căn cứ vào tiểu mục 2.4 mục 2 phần I Nghị quyết số 01/2003/NQ-HĐTP ngày 16/04/2003 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao để xác định trách nhiệm bồi thường cụ thể của các bên thì mới giải quyết triệt để vụ án. Chính vì thiếu sót này mà Bản án số 12/2012/DSPT ngày 26/04/2012 của Tòa án nhân dân thành phố Hải Phòng đã quyết định hủy Bản án sơ thẩm số 02/2011/DSST ngày 25/01/2011 và giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân quận Lê Chân xét xử lạivụ án. Như vậy, với một tình huống thực tế được trình bày như trên chúng ta đã thấy rõ được hậu quả pháp lý do hợp đồng vô hiệu về hình thức. Vì vậy, khi tham gia giao kết một hợp đồng nào đó các chủ thể cần hết sức chú ý đến vấn đề hình thức của giao dịch để giao dịch của mình được có đủ các điều kiện có hiệu lực. IV. Thực tiễn áp dụng pháp luật về giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm các quy định về hình thức Với các quy định của BLDS về giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ các quy định về mặt hình thức cũng như các quy định về hậu quả do giao dịch dân sự vô hiệu nói chung và giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm các điều kiện về hình thức nói riêng đã giải quyết căn bản được các tranh chấp phát sinh trong thực tế. Tuy nhiên trong thực tế lại có nhiều vụ án phức tạp, kh khăn trong việc áp dụng các quy định. Hoặc nếu áp dụng đúng theo tinh thần của các điều luật ấy thì lại không bảo vệ được quyền lợi chính đáng của các chủ thể. Ví dụ, trong trường hợp A bán nhà cho B với điều kiện B trả 2/ 3 số tiền mua bán thì các bên làm thủ tục mua bán, nhưng B đã không thực hiện điều khoản này, không giao tiền, không ra công chứng nhà nước thực hiện thủ tục quy định về hình thức. Lỗi hoàn toàn do B gây ra, nên A kiện ra tòa yêu cầu hủy hợp đồng và buộc B phải bồi thường thiệt hại. Nhưng do khi khởi kiện giá nhà tăng gấp 4 lần so với 16 thời điểm giao điểm giao, nên B phản tố yêu cầu công nhận hợp đồng. Tòa án áp dụng Điều 139, BLDS để ra quyết định buộc các bên phải đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện thủ tục quy định về hình thức trong một thời hạn nhất định nhưng A vẫn không đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền để thực hiện các thủ tục về hình thwucs của hợp đồng. Trong trường hợp này, Tòa tuyên bố hợp đồng vô hiệu. Vơi quy định như trên thì A là người có lỗi, do đó Tòa án buộc A phải bồi thường thiệt hại cho B là bất hợp lí, vì B mới chính là người có lỗi dẫn tới giao dịch vô hiệu. Bản chất của sự việc suy cho cùng chính là vấn đề lợi ích trong giao dịch. Vì khi giá nhà tăng gấp 4 lần thì hơn ai hết B là người mong muốn Tòa án tuyên bố giao dịch trên vô hiệu để “hoàn trả cho nhau những gì đã nhận” nhằm trục lợi do giá cả biến động. Ngoài ra, chúng ta còn thấy những hạn chế về quy định bắt buộc khắc phục hình thức của giao dịch dân sự trong trường hợp không đáp ứng điều kiện về hình thức. Theo Điều 134 thì trong trường hợp pháp luật quy định hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch mà các bên không tuân theo thù theo yêu cầu của một hoặc các bên, Tòa án, cơ quan nhà nước cơ thẩm quyền quyết định buộc các bên thực hiện quy định về hình thức của giao dịch trong một thời hạn, quá thời hạn đó mà không thực hiện thì giao dịch dân sự vô hiệu. Thực tiễn xét xử cho thấy có nhiều nguyện nhân dẫn đến việc các bên tham gia giáo dịch không hoàn thành các thủ tục về mặt hình thức của giao dịch dân sự: do trình độc hiểu biết pháp luạt thấp, không biết cá quy định bắt buộc về hình thức của giao dịch dân sự; do nguyên nhân về kinh tế, nếu không đăng kí, công chứng, chứng thực, không làm thủ tục chuyển quyền sở hữu sẽ tiết kiệm được thời gian và tiền bạc; do sự thiếu thiện chí của một bên không muốn làm thủ tục vì lợi ích trục lợi…. mỗi nguyên nhân đều có động cơ và mục đích khác nhau dẫn đến việc ấn định thời gian theo điều 134 BLDS 2005 sẽ đem lại hiệu quả khác nhau. Nếu giao dịch dân sự chưa tuân thủ điều kiện hình thức do điều kiện về kinh tế hay do sự thiếu hiểu biết pháp luật mà cả hài bên tham gia giao dịch có yêu cầu thì một bên có yêu cầu và được sự đồng ý của bên kia thì Tòa án ấn định một thời hạn để các bên sẽ hợp tác với nhau để hoàn thành hình thức của giao dịch. Tuy nhiên, nếu giao dịch chưa tuân thủ điều kiện về hình thức vì lí do trục lợi, muốn hủy bỏ những gì đã giao kết của một bên tham gia vào giao dịch thì việc ấn định một thời gian để 17 các bên hoàn thành thủ tục về hình thức sẽ không mạng lại hiệ quả cao. Bởi một khi họ đã không thiện chí trong việc thực hiện nội dung các thỏa thuận trước đó thì dù tòa có ấn định thời gian đến bao giờ thì họ vẫn không thay đổi quan điểm. Ví dụ: năm 2001, ông Đa và ông Bảo được biết vợ chồng ông Bạ, bà Ngoạn có nhu cầu bán đất tại thôn Tân Phong, xã Thụy Phương, huyện Từ Liêm Hà Nội nên đã nhờ anh Hán, anh Phú là người cùng thôn đứng ra làm thủ tục mau bán hộ. Theo thỏa thuận diện tích đất mua là 380m2 , giá 1.500.000 đồng/m2 , thành tiền là 570.000.000 đồng. Hợp đồng mua bán đất được kí vào ngày 18/7/2001, ông Đa và ông Bảo trực tiếp đến nhà ông Bạ bà Ngoan giao số tiền 100 triệu đồng và 300 USD (tương đương 570 triệu đồng) và ký vào hợp đồng mua bán đất. Cùng ngày giao nhận tiền, hai bên có bàn giao mốc giới. Việc bàn giao mốc giới có lập thành văn bản do ông Đa trực tiếp viết, ông Bạ có kí vào văn văn bản. Việc bàn giao mốc giới có lập thành văn bản do ông Đa nhờ anh Hán xây tường bao quanh khu đất. Sau khi mua bán xong, hai bên chưa đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền làm thủ tục mua bán. Quá trình sử dụng do ông Đa và ông Bảo không có ở đó nên gia đình ông Bạ đã phá tường bao và xây thêm trên đất một nhà cấp 4 để sử dụng. Nay ông Đa ông Bảo khởi kiện yêu cầu ông Bạ Bà Ngoạn tiếp tục thực hiện hợp đồng mua bán. Trong trường hợp phải hủy hợp đồng mua bán, đề nghị bên bán phải chịu 100% lỗi. Phía ông Bạ bà Ngoạn không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của bên nguyên đơn và cho rằng giữa ông bà và nguyên đơn không có việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất, hiện nay đất vẫn thuộc sở hữu của gia đình ông bà. Ông bà có kí vào hợp đồng mua bán nhưng hai bên chưa bàn bạc xong về thủ tục mua bán. Ông bà xác nhận có nhận số tiền 570 triệu đồng nhưng nhận từ ông Phú và ông Hán và không liên quan gì đến việc mua bán đất. Ông bà cho rằng đó là số tiền ông Phú và ông Hán giúp đỡ ông bà và sẽ tự giải quyết với ông Phú và ông Hán. Còn việc mua bán đất như hợp đồng ngày 18/7/2001 ông bà không đồng ý vì chưa bàn bạc xong giá cả. Nhận xét: Trong tình huống trên, căn cứ vào hợp đồng mua bán nhà đất ngày 18/7/2001văn bản bàn giao mốc giới mà ông Bạ bà Ngoạn đều xác nhận do ông bà trực tiếp lý tên có khẳng định có việc thỏa thuận xác lập hợp đồng mua bán 380m2 đất giá 1.500.000 đồng/m2 là có thật. Tuy nhiên, hợp đồng mua bán nhà đất trên không tuân thủ điều kiện về hình thức theo quy định cảu pháp luật, mặt khác, các 18 bên giao kết hợp đồng có sử dụng một phần số tiền mưa bán là đồng USD, điều này vi phạm điều cấm của pháp luật. Theo đó hợp đồng trên vô hiệu. Theo quy định tại điều 134 BLDS 2005 trong trường hợp này khi có yêu cầu, Tòa án có thẩm quyền phải ra quyết định buộc các bên phải thực hiện quy định về hình thức hợp đồng mua bán nhà đất nêu trên trong một thời gian nhất định. Điều này không được tòa án sơ thẩm là TAND huyện Từ Liêm đề cập đến tại bản án sơ thẩm số 47/2006/DSST. Tại tòa phúc thẩm, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã buộc các bên phải thực hiện các điều kiện về hình thức hợp đồng trong thời hạn một tháng. Song ông Bạ Bà Ngoan không đến. Đây là một trường hợp thực tế chứng mình cho việc khi một trong các bên tham gia giao kết cố tình lật lọng, không muốn tiếp tục thực hiện hợp đồng thì việc quy định phải thực hiện điều kiện về hình thức giao dịch trong một thời hạn trở nên không cần thiết. Từ thực tế trên đây chúng tôi cho rằng, trong trường hợp này hợp lí hơn cả, nên bỏ Điều 134 BLDS. Trong từng trường hợp cụ thể, căn cứ vào ý chí của các bên tham gia giáo dịch thì Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thể ra thời hạn để họ có thời gian hoàn thiện hình thức của giao dịch cho nó phù hợp với các quy định của pháp luật. V. Một số kiến nghị để hoàn thiện pháp luật về giao dịch vô hiệu do không tuân thủ các quy định về hình thức Theo quy định tại Điều 134 BLDS, thì tòa án,cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác quyết định buộc các bên thực hiện các quy định về hình thức của giao dịch trong một thời hạn nhất định, quá thời hạn đó mà khôn thực hiện thì tuyên bố vô hiệu. Bên có lỗi làm cho giao dịch vô hiệu có trách nhiệm phải bồi thường thiệt hại. Theo chúng tôi, với quy định như trên chỉ áp dụng trong trường hợp, mà cả hai bên khi tham gia giao dịch vẫn giữ nguyên cam kết ban đầu, nhưng khi một trong hai bên trây ỳ không thực hiện các quy định về hình thức chứ không áp dụng cho trường hợp mà một trong hai bên không thiện chí trong thực hiện những cam kết mua bán với nhau nữa. Bởi lẽ trong thực tiễn giải quyết các án kiện tại Tòa án cho thấy, nếu một hoặc các bên mà đã yêu cầu hủy hợp đồng vì một mục đích nào đó, thì dù tòa có quy định thời gian dài đến đâu thì họ vẫn không thay đổi quan điểm. Còn trong trường hợp các bên tham gia giao dịch chỉ nhằm mục đích thực hiện những quy định rằng với quy định như Điều 134 nêu trên không thiết thực trong 19
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan