Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu Giao an vat ly 11 bai 7

.PDF
2
1
71

Mô tả:

CÔNG CỦA LỰC ĐIỆN I. MỤC TIÊU: 1. Nhận thức: - Nêu được đặc điểm của lực tác dụng lên điện tích trong điện trường đều. - Lập được biểu thức tính công thức của lực điện trong điện trường đều. - Phát biểu được đặc điểm của công dịch chuyển điện tích trong điện trường bất kì. - Trình bày được khái niệm, biểu thức, đặc điểm của thế năng của điện tích trong điện trường, quan hệ giữa công của lực điện trường và độ giảm thế năng của điện tích trong điện trường. 2. Kĩ năng: Giải bài toán tính công của lực điện trường và thế năng điện trường. 3. Tư duy, thái độ: Giáo dục cho học sinh về tính cách tự giác, tích cực và nỗ lực trong học tập. II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: Vẽ trên giấy khổ lớn hình 4.2 sgk và hình ảnh hỗ trợ trường hợp di chuyển điện tích theo một đường cong từ M đến N. 2. Học sinh: Ôn lại cách tính công của trọng lực và đặc điểm công trọng lực. III. PHƯƠNG PHÁP: Đàm thoại, thuyết trình, phát vấn. IV. TIẾN TRÌNH CỦA TIẾT DẠY 1. Ổn định tổ chức: 2. Giảng bài mới: Kiểm tra bài cũ: Nêu định nghĩa và các tính chất của đường sức của điện trường tĩnh. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1: Tìm hiểu công của lực điện. I. Công của lực điện - Vẽ hình 4.1 lên bảng. - Vẽ hình 4.1. - Xác định lực điện trường tác dụng lên điện tích q > 0 đặt trong điện trường đều có cường độ  điện trường E . - Vẽ hình 4.2. 1. Đặc điểm của lực điện tác dụng lên một điện tích đặt trong điện trường đều   - Biểu thức: F  q.E - Độ lớn: F=q.E - Vẽ hình 4.2 lên bảng.  - Phương, chiều của véc tơ E .  - Yêu cầu HS tính công khi điện tích q di chuyển theo đường thẳng từ M đến N. - Yêu cầu HS tính công khi điện tích di chuyển theo đường gấp khúc MPN. - Cho học sinh nhận xét. - Đưa ra kết luận. - Nhận xét: Lực F là lực không đổi. - Tính công khi điện tích q di chuyển theo đường thẳng từ M đến N. - Tính công khi điện tích di chuyển theo đường gấp khúc MPN. - Nhận xét. - Ghi nhận đặc điểm công. 2. Công của lực điện trong điện trường đều AMN = qEd - Với d là hình chiếu đường đi trên một đường sức điện. Chiều đường sức điện là chiều dương. - Các trường hợp đặc biệt: + Nếu   900 thì cos  > 0, d >0 => A > 0 + Nếu   900 thì cos  < 0, d <0 => A < 0 VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí - Giới thiệu đặc điểm công của lực điện khi điện tích di chuyển trong điện trường bất kì. - Yêu cầu học sinh thực hiện C1. - Yêu cầu học sinh thực hiện C2. Hoạt động 2: Tìm hiểu thế năng của một điện tích trong điện trường - Yêu cầu học sinh nhắc lại khái niệm thế năng trọng trường. - Giới thiệu thế năng của điện tích đặt trong điện trường. - Giới thiệu thế năng của điện tích đặt trong điện trường và sự phụ thuộc của thế năng này vào điện tích. - Cho điện tích q di chuyển trong điện trường từ điểm M đến N rồi ra . Yêu cầu học sinh tính công. - Cho học sinh rút ra kết luận. - Yêu cầu học sinh thực hiện C3. - Tổng quát: Công của lực điện trường trong sự di chuyển của điện tích trong điện trường đều từ M đến N là AMN = qEd, không phụ thuộc vào hình dạng của đường đi mà chỉ phụ thuộc vào vị trí của điểm đầu M và điểm cuối N của đường đi. 3. Công của lực điện trong sự di chuyển của điện tích trong điện trường bất kì - Công của lực điện trong sự di chuyển của điện tích trong điện trường bất kì không phụ thuộc vào hình dạng đường đi mà chỉ phụ thuộc vào vị trí điểm đầu và điểm cuối của đường đi. - Lực tĩnh điện là lực thế, trường tĩnh điện là trường thế. II. Thế năng của một điện tích trong điện trường - Nhắc lại khái niệm thế năng trọng trường. - Ghi nhận khái niệm. 1. Khái niệm về thế năng của một điện tích trong điện trường - Thế năng của điện tích đặt tại một điểm trong điện trường đặc trưng cho khả năng sinh công của điện trường khi đặt điện tích tại điểm đó. 2. Sự phụ thuộc của thế năng WM vào điện tích q - Thế năng của một điện tích điểm q đặt tại điểm M trong điện trường: WM = AM = qVM - Thế năng này tỉ lệ thuận với q. 3. Công của lực điện và độ giảm thế năng của điện tích trong điện trường AMN = WM - WN - Khi một điện tích q di chuyển từ điểm M đến điểm N trong một điện trường thì công mà lực điện trường tác dụng lên điện tích đó sinh ra sẽ bằng độ giảm thế năng của điện tích q trong điện trường. 3. Củng cố và luyện tập : - Cho học sinh tóm tắt những kiến thức cơ bản đã học trong bài. 4. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà : - Yêu cầu học sinh về nhà làm các bài tập 4, 5, 6, 7 trang 25 sgk và 4.7, 4.9 sbt. VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan