Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luật Giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù – một số khía cạnh về hình sự, tố tụng hình...

Tài liệu Giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù – một số khía cạnh về hình sự, tố tụng hình sự và thi hành án hình sự

.PDF
113
9
50

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGÔ VIỆT KHOA GI¶M THêI H¹N CHÊP HµNH H×NH PH¹T Tï MéT Sè KHÝA C¹NH VÒ H×NH Sù, Tè TôNG H×NH Sù Vµ THI HµNH ¸N H×NH Sù LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2017 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGÔ VIỆT KHOA GI¶M THêI H¹N CHÊP HµNH H×NH PH¹T Tï MéT Sè KHÝA C¹NH VÒ H×NH Sù, Tè TôNG H×NH Sù Vµ THI HµNH ¸N H×NH Sù Chuyên ngành: Luật Hình sự và Tố tụng Hình sự Mã số: 60 38 01 04 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN VĂN TUÂN HÀ NỘI - 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội. Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! NGƢỜI CAM ĐOAN Ngô Việt Khoa MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục từ viết tắt MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ GIẢM THỜI HẠN CHẤP HÀNH HÌNH PHẠT TÙ ............................................................................. 9 1.1. Một số vấn đề lý luận về giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù ....... 9 1.1.1. Khái niệm giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù ................................ 9 1.1.2. Bản chất pháp lý của chế định giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù ................................................................................................. 17 1.1.3. Ý nghĩa của việc giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù .................... 20 1.2. Khái quát lịch sử pháp luật về giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù................................................................................................ 24 1.2.1. Trƣớc năm 1945 ................................................................................. 24 1.2.2. Giai đoạn 1945 – 1988 ....................................................................... 25 1.2.3. Từ 1989 đến nay ................................................................................. 28 1.3. Giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù trong pháp luật hình sự một số quốc gia ............................................................................ 30 1.3.1. Giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù theo pháp luật Cộng hòa Pháp ... 30 1.3.2. Giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù theo pháp luật Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ........................................................................... 31 1.3.3 Giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù theo pháp luật Hợp chúng quốc Hoa Kỳ....................................................................................... 33 KẾT LUẬN CHƢƠNG 1................................................................................ 35 Chương 2: GIẢM THỜI HẠN CHẤP HÀNH HÌNH PHẠT TÙ THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG .............................................. 36 2.1. Giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù theo quy định của pháp luật hiện hành.......................................................................... 36 2.1.1. Giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù dƣới góc độ hình sự .............. 36 2.1.2. Giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù dƣới góc độ tố tụng hình sự ....... 42 2.1.3. Giảm thời hạn chấp hành hình phạt dƣới góc độ thi hành án hình sự ..... 56 2.2. Thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật về giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù .................................................................... 61 2.2.1. Một số kết quả đạt đƣợc ..................................................................... 61 2.2.2. Một số vấn đề còn tồn tại, hạn chế và nguyên nhân .......................... 66 KẾT LUẬN CHƢƠNG 2................................................................................ 79 Chương 3: HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ GIẢM THỜI HẠN CHẤP HÀNH HÌNH PHẠT TÙ............. 80 3.1. Hoàn thiện các quy định của pháp luật về giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù .................................................................... 80 3.1.1. Định hƣớng hoàn thiện pháp luật về giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù ......................................................................................... 80 3.1.2. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật .......................................................... 86 3.1.3. Một số điểm mới của Bộ luật Hình sự năm 2015 .............................. 90 3.2. Nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù ............................................................................. 91 3.2.1. Nâng cao hiệu quả hoạt động của Cơ quan thi hành án ..................... 91 3.2.2. Nâng cao hiệu quả hoạt động của Viện kiểm sát ............................... 96 3.2.3. Nâng cao hiệu quả hoạt động của Tòa án .......................................... 97 3.2.4. Nâng cao hiệu quả công tác phối hợp liên ngành .............................. 98 KẾT LUẬN CHƢƠNG 3.............................................................................. 100 KẾT LUẬN .................................................................................................. 101 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 102 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BLHS Bộ luật hình sự THAHS Thi hành án hình sự TTHS Tố tụng hình sự MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong giai đoạn xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền và cải cách tƣ pháp ở nƣớc ta hiện nay, để công cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm đạt hiệu quả cao thì cùng với việc thực hiện tốt việc áp dụng pháp luật trong các giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử thì các hoạt động thi hành đầy đủ, kịp thời và đúng pháp luật các hình phạt tại bản án đã có hiệu lực đối với ngƣời phạm tội cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng. Cũng nhƣ trong các giai đoạn khác của hoạt động tố tụng hình sự, hoạt động thi hành án hình sự cũng đảm bảo các nguyên tắc cơ bản pháp luật trong đó tiêu biểu nhất là nguyên tắc nhân đạo. Nguyên tắc đƣợc thể hiện thông qua các chế định về tha miễn đối với hoạt động chấp hành hình phạt. Đặc trƣng nhất là với hình phạt tù giam. Cụ thể, Nhà nƣớc và pháp luật không bắt buộc ngƣời phạm tội phải chấp hành toàn bộ thời gian hình phạt tù đã tuyên tại bản án kết tội. Nhà nƣớc và pháp luật có những cơ chế là cơ sở cho việc ngƣời đang chấp hành hình phạt tù có thể đƣợc rút ngắn thời hạn chấp hành hình phạt khi ngƣời đó đảm bảo những điều kiện luật định. Các quy định là cơ sở pháp lý, đảm bảo cho việc rút ngắn thời hạn chấp hành hình phạt tù là bộ phận của chế định “giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù”. Là một trong những chế định quan trọng của Luật Thi hành án hình sự Việt Nam, giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù thể hiện chính sách nhân đạo của Nhà nƣớc đối với ngƣời phạm tội, khuyến khích họ phấn đấu cải tạo tốt, lập công chuộc tội, chứng tỏ khả năng giáo dục cải tạo, nhanh chóng hòa nhập cộng đồng, trở thành ngƣời có ích cho xã hội. Chế định về giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù có mối quan hệ hữu cơ chặt chẽ với chế định về chấp hành hình phạt tù. Chế định chấp hành hình phạt tù - với tƣ cách chế định lớn nhất của Luật Thi hành án hình sự là cơ sở 1 cho các quy định về giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù. Việc chấp hành hình phạt tù đƣợc đảm bảo nghiêm chỉnh, kịp thời, đúng quy định pháp luật sẽ là những căn cứ đầu tiên cho việc thực hiện xét giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù. Ở chiều ngƣợc lại, các kết quả tích cực của việc giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù sẽ phản ánh hiệu quả giáo dục, cải tạo ngƣời phạm tội mà hình phạt tù mang lại. Để sự phản ánh đó chân thực, rõ ràng nhất thì việc giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù cần đƣợc áp dụng một cách đúng đắn, chặt chẽ, góp phần tích cực vào công cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm Tuy nhiên, trong khoa học luật Hình sự Việt Nam hiện hành, chế định về giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù vẫn chƣa đƣợc quan tâm nghiên cứu một cách sâu sắc, đầy đủ, có hệ thống và toàn diện. Đơn cử, dƣới góc độ, hàng loạt vấn đề cần đƣợc làm sáng tỏ để có quan điểm thống nhất, đầy đủ nhƣ khái niệm; bản chất pháp lý và hậu quả pháp lý của việc giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù; lịch sự phát triển của chế định này; tổng kết đánh giá thực tiễn áp dụng chế định giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù, những kết quả đạt đƣợc và tồn tại, hạn chế; giải pháp nâng cao hiệu quả… Ngoài ra, trong pháp luật thực định (Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng hình sự, Luật Thi hành án hình sự) hiện hành cũng chƣa ghi nhận khái niệm pháp lý về giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù cũng nhƣ bản chất pháp lý của giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù, các hƣớng dẫn thực hiện còn chồng chéo, chƣa thống nhất và rải rác tại nhiều văn bản hƣớng dẫn dƣới luật… nhƣ vậy rõ ràng chƣa đảm bảo tính khoa học và thể hiện sự hạn chế về trình độ lập pháp. Bên cạnh đó, thực tiễn áp dụng các quy định về giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù cũng đã thể hiện một số vƣớng mắc nhất định đòi hòi khoa học luật hình sự cần có những nghiên cứu giải quyết nhƣ các tiêu chí xếp loại phạm nhân làm căn cứ giảm án, quan hệ phối hợp giữa Cơ quan thi hành án hình sự và Cơ quan thi hành án dân sự trong việc theo dõi việc thực hiện các nghĩa vụ dân sự của ngƣời đang chấp hành hình phạt tù… 2 Vì vậy, việc tiếp tục nghiên cứu sâu sắc hơn nữa những vấn đề về giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù và sự thể hiện trong các quy định của pháp luật hiện hành, đồng thời đánh giá việc áp dụng pháp luật trong thực tiễn từ đó đƣa ra kiến giải lập pháp và các giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng chế định này không những có ý nghĩa lý luận – thực tiễn và pháp lý quan trọng mà còn là vấn đề mang tính cấp thiết. Đây cũng là lý do luận chứng cho việc tôi lựa chọn “Giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù – một số khía cạnh về hình sự, tố tụng hình sự và thi hành án hình sự” làm đề tài luận án thạc sĩ luật học của mình. 2. Tình hình nghiên cứu Là chế định thể hiện chính sách phân hóa trách nhiệm hình sự và nguyên tắc nhân đạo của luật thi hành án hình sự, giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù có quan hệ chặt chẽ mật thiết với chế định chấp hành hình phạt tù và một số chế định khác của luật thi hành án hình sự, vì vậy chế định này ở các mức độ khác nhau đã đƣợc một số nhà khoa học trong và ngoài nƣớc quan tâm nghiên cứu. Có thể kể tới một số công trình nghiên cứu của khoa học pháp lý liên quan tới nội dung về giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù tiêu biểu nhƣ: - GS.TSKH Lê Cảm, Chƣơng thứ tám – “Các biện pháp tha miễn trong luật hình sự” - sách chuyên khảo sau đại học: “Những vấn đề cơ bản trong khoa học luật hình sự (phần chung)”,NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2005; - PGS.TS Nguyễn Ngọc Anh “Hoàn thiện pháp luật về đặc xá ở Việt Nam”,NXB.Tƣ Pháp, Hà Nội, 2007. - PGS.TS Trịnh Quốc Toản – “Nghiên cứu hình phạt trong luật hình sự Việt Nam dưới góc độ bảo vệ quyền con người”, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2015. Ngoài ra, còn một số bài đăng của các tác giả khác trên các tạp, báo 3 chuyên ngành nhƣ: Đỗ Văn Chỉnh, “Giảm, miễn chấp hành hình phạt tù – những thiếu sót cần khắc phục” – Tạp chí Tòa án nhân dân, số 9/2001; GS.TSKH Lê Cảm, “Chế định đặc xá, chế định đại xá và mô hình lý luận của chúng trong luật hình sự Việt Nam” – Tạp chí Tòa án nhân dân, số 5/2005; GS.TSKH Lê Cảm, “Khái niệm, các đặc điểm, phân loại và bản chất pháp lý của các biện pháp tha miễn trong luật hình sự Việt Nam”, tạp chí Khoa học pháp lý, số 3/2001; Hoàng Mạnh Thưởng, “Bàn về việc kháng nghị giám đốc thẩm để hủy quyết định giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù”, Tạp chí Kiểm sát, số 12/2006; Nguyễn Đức Mai,“Về việc xét giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù”- Tạp chí Tòa án nhân dân, số 3/2007. Tuy nhiên, khái quát tất cả những nghiên cứu trên đây của các tác giả cho thấy nội dung về giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù trong các công trình này mới chỉ dừng lại ở các bài viết đăng trên các tạp chí khoa học pháp lý chuyên ngành với việc giải quyết một phần nội dung tƣơng ứng hoặc xem xét chế định này nhƣ khối kiến thức cơ bản của một chƣơng, mục trong các nội dung lớn khác mà chƣa có công trình nghiên cứu chuyên sâu, nghiên cứu có hệ thống, độc lập, có sự đánh giá, tổng kết thực tiễn chi tiết về giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù với tƣ cách một chế định độc lập của luật thi hành án hình sự. Nhƣ vậy, tình hình nghiên cứu trên đây lại một lần nữa cho phép khẳng định việc nghiên cứu đề tài “Giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù – một số khía cạnh về hình sự, tố tụng hình sự và thi hành án hình sự” là đòi hỏi khách quan, cấp thiết, có ý nghĩa cả về mặt lý luận lẫn thực tiễn. 3. Mục đích, nhiệm vụ, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn 3.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích của luận văn là nghiên cứu các quy định của pháp luật về giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù dƣới khía cạnh lập pháp hình sự, đối 4 chiếu với việc áp dụng chúng trong thực tiễn, từ đó luận văn tổng kết, đúc rút kinh nghiệm để đƣa ra những phƣơng hƣớng nhằm hoàn thiện các quy định về giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù trong luật hình sự Việt Nam đồng thời đề xuất những giải pháp đồng bộ để nâng cao hiệu quả áp dụng chế định này trong thực tiễn. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Từ mục đích nghiên cứu nhƣ trên, luận văn đề ra những nhiệm vụ nghiên cứu về chế định giảm thời hạn chấp hành hình dƣới góc độ lý luận và thực tiễn nhƣ sau: Về mặt lý luận: Trên cơ sở nghiên cứu lịch sử hình thành phát triển của chế định về giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù của pháp luật Việt Nam hiện đại, phân tích khái niệm, bản chất và ý nghĩa của việc giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù cũng nhƣ mối quan hệ giữa giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù với chế định thi hành hình phạt tù từ đó kiến nghị hoàn thiện về mặt lập pháp với các quy định của pháp luật hiện hành về giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù. Về mặt thực tiễn: Nghiên cứu, đánh giá việc áp dụng các quy phạm pháp luật về giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù trong thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự ở nƣớc ta, đồng thời phân tích những tồn tại xung quanh những quy định về giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù và thực tiễn áp dụng nhằm đề xuất và luận chứng sự cần thiết phải hoàn thiện và đƣa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng các quy phạm về chế định này của pháp luật về thi hành án hình sự Việt Nam. 3.3. Đối tượng nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là những vấn đề về lý luận và thực tiễn về giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù dƣới góc độ hình sự, tố tụng hình sự và thi hành án hình sự, cụ thể là: khái niệm về giảm thời hạn chấp 5 hành hình phạt tù; bản chất và hậu quả pháp lý của việc giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù; ý nghĩa của việc giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù; các quy phạm thực định về giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù; thực tiễn áp dụng các quy phạm về giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù từ đó đề xuất các kiến nghị, giải pháp về mặt lập pháp cũng nhƣ các biện pháp thực tiễn nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định về giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù trong pháp luật Việt Nam. 3.4. Phạm vi nghiên cứu Luận văn nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù dƣới góc độ luật hình sự Việt Nam, luật tố tụng hình sự, luật thi hành án hình sự, có sự đối chiếu, phân tích giữa nội dung các quy phạm của Hiến pháp, luật tố tụng dân sự, luật thi hành án dân sự nhằm hỗ trợ cho việc giải quyết nhiệm vụ và đối tƣợng nghiên cứu. Về thời gian, luận văn nghiên cứu thực tiễn áp dụng các quy phạm pháp luật thi hành án hình sự Việt Nam về giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù trong giai đoạn từ năm 2011 đến hết năm 2015. 4. Cơ sở lý luận và các phương pháp nghiên cứu Cơ sở lý luận của luận văn là quan điểm của chủ nghĩa Mác – Leenin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc ta về đấu tranh phòng chống tội phạm, về tính nhân đạo của pháp luật. Nội dung luận văn cũng quán triệt sâu sắc tƣ tƣởng chỉ đạo của các Nghị quyết Đại hội Đảng IX, X, XI và các Nghị quyết 08-NQ/TW ngày 02/1/2002, Nghị quyết 49-NQ/TW ngày 26/5/2005 về chiến lƣợc cải cách tƣ pháp đến năm 2020 của Bộ Chính trị. Luận văn cũng kế thừa và vận dụng những thành tựu của các bộ môn khoa học pháp lý chuyên ngành nhƣ: lịch sử Nhà nƣớc và pháp luật; lý luận về Nhà nƣớc và pháp luật; luật hình sự; tội phạm học; luật tố tụng hình sự; luật thi hành án hình sự và triết học. 6 Trong quá trình nghiên cứu đề tài, nhằm tiếp cận và làm sáng tỏ về mặt lý luận từng vấn đề tƣơng ứng, tác giả luận văn đã sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu nhƣ: phƣơng pháp lịch sử; phƣơng pháp phân tích và tổng hợp; phƣơng pháp so sánh, đối chiếu; phƣơng pháp diễn dịch; phƣơng pháp quy nạp; phƣơng pháp thống kê, điều tra xã hội học…. 5. Những đóng góp về mặt khoa học của luận văn Luận văn là công trình nghiên cứu đầu tiên ở cấp độ luận văn thạc sĩ luật học về chế định giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù dƣới cả góc độ hình sự, tố tụng hình sự và thi hành án hình sự từ đó đã giải quyết nhiều vấn đề quan trọng về mặt lý luận và thực tiễn liên quan tới giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù. Trong luận văn này, tác giả đã giải quyết về mặt lý luận những vấn đề sau: 5.1. Phân tích một cách có hệ thống và toàn diện những vấn đề lý luận về chế định giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù nhƣ: khái niệm giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù; bản chất và hậu quả pháp lý của việc giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù; ý nghĩa của việc giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù; các quy phạm luật thực định về giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù qua đó đề xuất bổ sung, chi tiết các quy định về giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù. 5.2. Lần đầu hệ thống hóa lịch sử hình thành và phát triển của các quy phạm về giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù trong luật hình sự và thi hành án hình sự Việt Nam để từ đó đƣa ra những nhận xét, đánh giá khách quan và toàn diện. 5.3. Phân tích những căn cứ, điều kiện là cơ sở pháp lý cho việc đƣợc giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù theo quy định của Luật thi hành án hình sự Việt Nam và các văn bản hƣớng dẫn dƣới luật. 5.4. Nghiên cứu, phân tích những nét cơ bản về thực tiễn áp dụng luật 7 thi hành án hình sự, đƣa ra những đánh giá đúng đắn, giúp chỉ ra những tồn tại, hạn chế, vƣớng mắc trong thực tiễn và nguyên nhân của tình trạng này. 5.5. Đề ra giải pháp khắc phục những hạn chế, tồn tại của pháp luật, xác định phƣơng hƣớng hoàn thiện pháp luật, nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật trong thực tiễn. 6. Bố cục của luận văn Ngoài phân Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung của luận văn gồm 3 chƣơng: Chương 1: Một số vấn đề chung về giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù theo pháp luật Việt Nam. Chương 2: Các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù và thực tiễn áp dụng. Chương 3: Hoàn thiện pháp luật và những giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định của pháp luật về giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù. 8 Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ GIẢM THỜI HẠN CHẤP HÀNH HÌNH PHẠT TÙ 1.1. Một số vấn đề lý luận về giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù 1.1.1. Khái niệm giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù Để nắm đƣợc sâu sắc về nội dung của chế định giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù, trƣớc hết cần xuất phát từ việc làm rõ những khái niệm liên quan. Cụ thể, ngƣời nghiên cứu cần đƣa ra đƣợc câu trả lời cho câu hỏi thế nào là hình phạt, hình phạt tù cũng nhƣ nội hàm của các khái niệm này. Dƣới góc độ khoa học pháp lý, đã có nhiều định nghĩa, khái niệm tƣơng đối đầy đủ về “hình phạt”, trong đó có thể kể tới một số khái niệm đƣợc thừa nhận phổ biến: Hình phạt là biện pháp cƣỡng chế Nhà nƣớc nghiêm khắc nhất đƣợc quy định trong luật hình sự, do Tòa án áp dụng cho chính ngƣời đã thực hiện tội phạm nhằm trừng trị và giáo dục họ, góp phần vào việc đấu tranh phòng chống tội phạm, bảo vệ chế độ và trật tự xã hội cũng nhƣ các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân [16, tr. 29]. Hình phạt là biện pháp cƣỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nƣớc đƣợc quyết định trong bản án kết tội có hiệu lực pháp luật của Tòa án để tƣớc bỏ hay hạn chế quyền, tự do của ngƣời bị kết án theo các quy định của pháp luật về hình sự [4, tr.11-12]. Hình phạt là biện pháp cƣỡng chế nghiêm khắc của Nhà nƣớc, đƣợc quy định trong luật hình sự do Tòa án quyết định áp dụng đối với ngƣời phạm tội và đƣợc thể hiện ở việc tƣớc bỏ hoặc hạn chế quyền, lợi ích của họ nhằm giáo dục, cải tạo họ trở 9 thành ngƣời có ích cho xã hội, không phạm tội mới, giáo dục mọi công dân có ý thức tôn trọng pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm [37, tr.48]. Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra đƣợc những nội dung mang tính bản chất của hình phạt, chỉ ra đƣợc các đặc điểm hình phạt, căn cứ để áp dụng hình phạt, hậu quả pháp lý của hình phạt và mục đích hƣớng tới của hình phạt. Dƣới góc độ pháp luật, Bộ luật Hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) cũng đã đƣa ra khái niệm về hình phạt, tạo căn cứ pháp lý cho việc triển khai các quy định khác về hình phạt cũng nhƣ áp dụng hình phạt trong thực tiễn. Theo đó: “Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước nhằm tước bỏ hoặc hạn chế quyền, lợi ích của người phạm tội. Hình phạt được quy định trong Bộ luật hình sự và do Tòa án quyết định” [24, Điều 26]. Qua nghiên cứu những khái niệm về nêu trên, có thể rút ra những đặc điểm cơ bản của hình phạt nhƣ sau: - Hình phạt là biện pháp cƣỡng chế nghiêm khắc của Nhà nƣớc. - Hình phạt là sự thống nhất giữa trừng trị và cải tạo giáo dục ngƣời phạm tội. - Hình phạt gắn liền với tội phạm. - Hình phạt đƣợc luật hình sự quy định. - Hình phạt do Tòa án quyết định áp dụng đối với cá nhân ngƣời phạm tội. Từ các đặc điểm trên, có thể thấy, hình phạt là công cụ Nhà nƣớc bảo đảm cho luật hình sự thực hiện đƣợc nhiệm vụ bảo vệ các quan hệ xã hội quan trọng nhất thuộc các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội, chống các hành vi phạm tội, giáo dục mọi ngƣời có ý thức tôn trọng pháp luật, đấu tranh phòng, chống tội phạm. Theo luật hình sự hiện hành, hình phạt bao gồm hình phạt chính và hình 10 phạt bổ sung. Nếu nhƣ các hình phạt bổ sung chỉ đóng vai trò hỗ trợ nhằm đảm bảo, tăng cƣờng hiệu quả của việc áp dụng hình phạt thì hình phạt chính đóng vai trò chủ đạo, thể hiện rõ nét nhất các đặc điểm của hình phạt. Hình phạt chính theo quan điểm của luật hình sự Việt Nam [24, Điều 28] bao gồm: - Hình phạt cảnh cáo. - Hình phạt tiền. - Hình phạt trục xuất. - Hình phạt cải tạo không giam giữ. - Hình phạt tù có thời hạn. - Hình phạt tù chung thân. - Hình phạt tử hình. Qua lịch sử của hình phạt cho thấy, hình phạt tù là một trong những loại hình phạt phổ biến, truyền thống nhất. Hình phạt tù là loại hình phạt có lịch sử lâu đời, hiện có mặt trong pháp luật của tất cả các quốc gia trên thế giới. Hình phạt tù tƣớc bỏ quyền tự do, cách ly ngƣời phạm tội khỏi đời sống xã hội, buộc họ phải chấp hành hình phạt trong các cơ sở giam giữ tập trung do Nhà nƣớc quản lý. Theo tính chất, mức độ nghiêm khắc của hình phạt tù mà luật hình sự Việt Nam chia hình phạt này thành tù có thời hạn và tù chung thân. Luật Hình sự Việt Nam năm 1999 có quy định cụ thể về khái niệm đối với hai loại hình phạt chính này. Theo đó: Tù có thời hạn là việc buộc ngƣời bị kết án phải chấp hành hình phạt tại trại giam trong một thời hạn nhất định [24, Điều 33]. Tù chung thân là hình phạt tù không có thời hạn đƣợc áp dụng đối với ngƣời phạm tội trong những trƣờng hợp đặc biệt nghiêm trọng nhƣng chƣa đến mức bị xử phạt tử hình [24, Điều 34]. Theo quan niệm của luật hình sự Việt Nam, thời hạn của hình phạt tù không phải là bất biến đối với mỗi phạm nhân sau khi lĩnh án. Thời hạn của 11 hình phạt tù dù là tù có thời hạn hay tù chung thân (không có thời hạn) thì cũng chỉ là mức mà Tòa án tiên lƣợng rằng cần thiết để trừng phạt và giáo dục, cải tạo ngƣời phạm tội. Trong quá trình ngƣời phạm tội chấp hành hình phạt, nếu nhận thấy ở ngƣời đó những biểu hiện cho thấy không cần thiết áp dụng toàn bộ thời hạn tù theo tiên lƣợng ban đầu tại bản án, Tòa án có thể ra quyết định giảm thời hạn chấp hạn hình phạt tù đối với họ. Hoạt động này của Tòa án đƣợc pháp luật hiện hành nhìn nhận với tên gọi “giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù”. Đây cũng là nội dung chính mà luận văn tập trung nghiên cứu, phân tích và làm rõ. Trong hệ thống pháp luật hình sự cũng nhƣ trong khoa học luật hình sự Việt Nam, do ít đƣợc quan tâm nghiên cứu nên hiện nay vẫn còn rất ít những công trình nghiên cứu mang tính chuyên ngành về các biện pháp miễn, giảm hình phạt nói chung và biện pháp giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù nói riêng. Chính vì vậy, trong nhận thức về vấn đề này còn chƣa có đƣợc những tƣ tƣởng, quan điểm mang tính chính thống. Trong các văn bản hƣớng dẫn luật, trong các ấn phẩm báo chí trƣớc đây cũng nhƣ trong quan niệm dân gian hay sử dụng những thật ngữ nhƣ “ân xá”, “ân giảm”, “tha bổng”, “tha trƣớc thời hạn”…. Hiện nay, phổ biến các tác giả vẫn còn hay sử dụng những thuật ngữ nhƣ “các chế định tha, miễn”; “các biện pháp tha, miễn trách nhiệm hình sự, hình phạt”… Kể từ khi Bộ luật Hình sự đầu tiên đƣợc ban hành năm 1985, các nhà làm luật đã thống nhất sử dụng thuật ngữ “miễn và giảm hình phạt” (chƣơng VI) và tới Bộ luật hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) thì đã có những quy định rõ ràng về các biện pháp miễn, giảm chấp hành hình phạt tại chƣơng VIII: “thời hiệu thi hành bản án, miễn chấp hành hình phạt, giảm thời hạn chấp hành hình phạt”. Mặc dù vậy, thế nào là các biện pháp miễn, giảm chấp hành hình phạt cũng nhƣ đặc điểm, vai trò của các biện pháp trên nhƣ 12 thế nào thì vẫn còn là những vấn đề bị bỏ ngỏ. Tới nay, có rất ít các học giả quan tâm nghiên cứu, đƣa ra đƣợc các khái niệm về những nội dung này. Một trong số đó, là quan điểm đƣợc thừa nhận phổ biến hiện nay của GS.TSKH Lê Cảm về các biện pháp miễn, giảm hình phạt trong luật hình sự. Theo ông, các biện pháp miễn, giảm hình phạt trong luật hình sự “là quy phạm (hoặc chế định) mang tính chất nhân đạo, phản ánh sự khoan hồng của Nhà nước đối với người phạm tội và được cơ quan tư pháp có thẩm quyền áp dụng chỉ trong một số trường hợp nhất định khi có đầy đủ các căn cứ và những điều kiện do pháp luật hình sự quy định” [11, tr.5]. Trên tinh thần thừa nhận các nội dung chung về khái niệm các biện pháp miễn, giảm hình phạt trong luật hình sự, PGS.TS Trịnh Quốc Toản đã đƣa ra khái niệm chuyên sâu hơn về các biện pháp miễn, giảm chấp hình phạt nhƣ sau: Các biện pháp miễn, giảm hình phạt với tƣ cách là những thể thức thực hiện trách nhiệm hình sự, biểu hiện rõ nét tính nhân đạo sâu sắc của luật hình sự và đƣờng lối khoan hồng trong chấp hành hình phạt, đƣợc cơ quan chức năng áp dụng khi có đủ các căn cứ và điều kiện do luật quy định [37, tr.198]. Khái niệm trên đã khái quát và bao hàm đầy đủ cả 04 đặc điểm chung của các biện pháp miễn, giảm chấp hành hình phạt là (1) quy phạm (hoặc chế định) mang tính chất nhân đạo; (2) phản ánh sự khoan hồng của Nhà nƣớc đối với ngƣời phạm tội; (3) đƣợc các cơ quan tƣ pháp hình sự có thẩm quyền áp dụng; (4) đƣợc áp dụng khi có đầy đủ các căn cứ và điều kiện do luật hình sự quy định [37, tr.196]. Từ khái niệm và các đặc điểm trên, có thể nhận thấy, dƣới góc độ thi hành án hình sự, miễn chấp hành hình phạt và giảm mức chấp hành hình phạt có mối quan hệ tƣơng đồng về bản chất pháp lý. Mặc dù vậy, giữa miễn chấp 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan