Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luật Giám đốc thẩm trong luật tố tụng hình sự việt nam (trên cơ sở số liệu thực tiễn ...

Tài liệu Giám đốc thẩm trong luật tố tụng hình sự việt nam (trên cơ sở số liệu thực tiễn địa bàn tỉnh đắk lắk). luận văn thạc sỹ, đại học quốc gia hà nội, việt nam

.PDF
117
19
134

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN THỊ HẠNH VÂN GIÁM DỐC THẨM TRONG LUẬT HÌNH ■ Tố TỤNG ■ sự■ VIỆT ■ NAM (Trên cơ sử số liệu thực tiễn địa bằn tỉnh Dắk Lắk) Chuyên ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự Mữ si: 60 38 01 04 LUẬN VĂN THẠC • • sĩ LUẬT HỌC • • N gư ờ i hướng dẫn khoa học: PGS. TS NG U Y ỄN NG Ọ C CHÍ HÀ NỘI - 2015 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Dưới sự dẫn dắt và giúp đỡ của Phó giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Chí - Đại học Quốc gia Hà Nội. Các sổ liệu, ví dụ minh họa và các trích dẫn trong luận văn bảo đảm độ tin cậy, chỉnh xác và trung thực. Những tài liệu tham khảo sử dụng trong bài viết đều được trích dẫn rõ ràng, cụ thể và những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được ai công bổ trong bất kỳ cóng trình nào khác. NGƯỜI CAM ĐOAN N g u y ễ n T h i H ạn h Vân M Ụ C LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các từ viết tắt Danh mục bảng MỞ Đ Ầ U ...................................................................................................................1 Chương 1: MỘT SÓ VẤN ĐÈ LÝ LUẬN VÈ THỦ TỤC GIÁM ĐÓC THẨM TRONG TÓ TỤNG HÌNH s ự ....................................7 1.1. Khái niệm giám đốc thẩm ....................................................................... 7 1.2. Vai trò, ý nghĩa của giám đốc thẩm trong quá trình giải quyết vụ án ................................................................................................ 13 1.3. Giám đốc thẩm trong Luât tố tung hình sư Viêt Nam từ năm 1945 đến nay.............................................................................................. 15 dốc ihảm lừ Măiii 1945 dến năm 19ố0...................................... 15 1.3.1. Giám 1.3.2. Giám đốc thẩm từ năm 1960 đến trước năm 2003................................ 19 1.3.3. Giám 1.4. Giám đốc thẩm trong luật tố tụng hình sự một số nước.................. 28 đổc thẩm từ năm 2003 đển nay...........................................27 Chương 2: QUI ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VÀ THỤC TRẠNG GIÁM ĐỐC THẨM TRÊN c ơ s ở SÓ LIỆU TẠI TỈNH ĐẮK LẮK........ 32 2.1. Pháp luật tố tụng hình sự hiện hành về giám đốc th ẩm ................ 32 2.1.1. Kháng nghị giám đốc thẩm...................................................................... 32 2.1.2. Thẩm quyền giám đốc th ẩm .................................................................... 52 2.1.3. Quyết định giám đốc th ẩ m ...................................................................... 54 2.1.4. Vai trò của Viện kiểm sát trong giám đốc thẩm ....................................58 2.1.5. Hiệu lực thi hành quyết định giám đốc th ẩ m ........................................ 58 2.2. Thực trạng giám đốc thẩm (trên sổ liệu của tỉnh Đắk Lắk từ năm 2010 đến năm 2 0 1 4 )....................................................................... 59 2.2.1. Tình hình giám đốc thẩm (5 năm )..........................................................59 2.2.2. Nguyên nhân của tình hình giám đốc thẩm .............................................61 Chương 3: HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIÁM Đ ố c THẨM ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CẢI CÁCH T ư PH Á P.......................................................67 3.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam năm 2003 về giám đốc th ẩ m ....................... 67 3.1.1. Bất cập từ thực tiễn giám đốc thẩm ......................................................... 67 3.1.2. Yêu cầu nâng cao hiệu quả của giám đốc thẩm trong bối cảnh cải cách tư ph áp......................................................................................... 74 3.2. Nội dung sửa đổi, bổ sung các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 về giám đốc thẩm....................................................75 3.2.1. v ề những người có quyền đề nghị kháng nghị giám đốc th ẩ m ........75 ĩ.2 .2 . v ề căn cứ kháng nghị giám đốc t h ẩ m ........................................................76 3.2.3. v ề thẩm quyền giám đốc thẩm ................................................................ 81 3.2.4. v ề thời hạn giám đốc thẩm...................................................................... 82 3.2.5. v ề quyền hạn của Hội đồng giám đốc th ẩ m .........................................84 3.3. Những giải pháp nâng cao hiệu quả giám đốc thẳm .......................88 3.3.1. Hoàn thiện pháp luật..................................................................................88 3.3.2. Áp dụng pháp luật..................................................................................... 90 3.3.3. Giải pháp về công tác cán bộ................................................................... 91 3.3.4. Giải pháp tổ chức thực hiện công tác giám đốc th ẩm .......................... 91 KÉT LUẬN..............................................................................................................92 TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................94 DANH M Ụ C C H Ữ V IÉ T T Ắ T BLHS: Bộ luật hình sự BLTTHS: Bộ luật tổ tụng hình sự HĐGĐT: Hội đồng giám đốc thẩm HĐSX: Hội đồng xét sử TAND: Tòa án nhân dân TANDTC: Tòa án nhân dân tối cao TAQS: Tòa án quân sự VKSND: Viện kiểm sát nhân dân VKSNDTC: Viện kiểm sát nhân dân tối cao VKSQS: Viện kiểm sát quân sự D A N H M Ụ C BẢNG Số hiệu bảng Tên bảng Trang Bảng 2.1: Thống kê sổ vụ án hình sự trong toàn tỉnh Đắk Lẳk bị kháng nghị theo thủ tục giám đổc thẩm có chiều hướng gia tăng từ năm 2010 đến năm 2014 59 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Có thể thấy trong những năm qua, phương châm chính của Đảng và Nhà Nước ta trong đấu tranh phòng, chống tội phạm là chủ động phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm, phát hiện chính xác, nhanh chóng và xử lý công minh mọi hành vi phạm tội, không để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội. Hệ thống pháp luật nói chung, pháp luật tố tụng hình sự trong đó có thủ tục giám đốc thẩm nói riêng đang được các cơ quan có thẩm quyền nghiên cứu đổi mới theo hướng nâng cao hiệu quả áp dụng, đáp ứng nhu cầu, đòi hỏi của thực tiễn để một mặt bảo vệ trật tự pháp luật, lợi ích của xã hội, mặt khác tôn trọng và bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 2/6/2005 của Bộ Chính trị chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020'" đã xác định; Từng bước hoàn thiện thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm theo hiráng quy định chặt chẽ những căn cír kháng nghị và quy định rõ trách nhiệm của người ra kháng nghị đối với bản án hoặc quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật; khắc phục tình trạng kháng nghị tràn lan, thiếu căn cứ [2]. Kết luận số 79-KL/TW ngày 28/7/2010 của Bộ chính trị cũng xác định rõ quan điểm, phương hướng đổi mới tổ chức và hoạt động của Toà án, điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền, phạm vi xét xử: Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xét xử phúc thẩm các bản án, quyết định sơ thẩm của Toà án nhân dân sơ thẩm khu vực có kháng cáo, kháng nghị và xét xử sơ thẩm một số vụ án không thuộc thẩm quyền của Toà án nhân dân sơ thẩm khu vực thuộc địa hạt của tỉnh; kliông thực hiện nhiệm vụ giám đốc thẩm, tái thẩm. Không còn ưỷ ban thẩm phán ở Toà án cấp tỉnh. Toà án nhân dân cấp cao xét xử phúc thẩm các bản án, quyết định của Toà án nhân dân cấp tỉnh có kháng cáo, kháng nghị và giám đốc thẩm, tái thẩm các bản án, quyết định của toà án cấp dưới đã có hiệu lực pháp luật nhưng có kháng nghị. Toà án nhân dân tối cao xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm [3]. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, công tác kháng nghị giám đốc thẩm vẫn còn nhiều hạn chế như: chất lượng kháng nghị chưa cao, điều này thể hiện ở một số bản kháng nghị không nêu được căn cứ kháng nghị, dẫn đến phải rút kháng nghị hoặc không được Hội đồng giám đốc thẩm chấp nhận; nhiều trường hợp phát hiện căn cứ kháng nghị giám đốc thẩm chưa kịp thời nên không còn thời hạn kháng nghị; việc kiểm tra bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật, cũng như việc giải quyết đơn đề nghị giám đốc thẩm chưa triệt để nên số lượng vụ án có kháng nghị giám đốc thẩm, còn quá ít... Một trong những nguyên nhân của tình trạng trên là do nhiều quy định của RI T TH S liên quan đến kháng nghị giám đốc thẩm chưa thật sự phù hợp, chưa cụ thể và rõ ràng, như các quy định về căn cứ kháng nghị giám đốc thẩm; đối tượng kháng nghị; thời hạn kháng nghị; bổ sung kháng nghị, rút kháng nghị; hệ quả của kháng nghị... nhưng lại chưa có hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền, nên trong quá trình áp dụng còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc. Mặt khác, trình độ, năng lực của một số cán bộ làm công tác giám đốc thẩm có phần hạn chế, cũng làm ảnh hưởng đến chất lượng của hoạt động kháng nghị nói trên. Vì thế, việc nghiên cứu làm sáng tỏ về mặt lý luận và các quy định của pháp luật TTHS về kháng nghị giám đốc thẩm; chỉ ra những hạn chế, vướng mắc trong thực tiễn áp dụng và nguyên nhân của những hạn chế đó, từ đó đề ra những giải pháp nhằm tiếp tục hoàn thiện các quy định của pháp luật TTHS về kháng nghị giám đốc thẩm, là một yêu cầu cấp thiết trong tình hình hiện nay.Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này, em chỉ tập trung nghiên cứu về việc giám đốc thẩm trên một địa bàn cụ thể là địa bàn tỉnh Đắk Lắk với đề tài: “Giảm đốc thẩm trong Luật tố tụng hình sự Việt Nam (trên cơ sở sổ liệu thực tiễn địa bàn tỉnh Đắk L ắ k” để làm Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ luật học chuyên ngành Luật hình sự và tố tụng hình sự. 2. Tình hình nghiên cửu Trong những năm gần đây, đã có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến những khía cạnh khác nhau về thủ tục giám đốc thẩm trước yêu cầu cải cách tư pháp của các nhà nghiên cứu lý luận và thực tiễn như: v ề giáo trình, sách chuyên khảo cỏ'. “Giảm đốc thẩm, tải thẩm về hình sự - Nhũng vấn đề lí luận và thực tiễn ” của tác giả Đinh Văn Quế, Nxb.Chính trị quốc gia, Hà Nội, năm 1997; 18. “Giáo trình Luật tố tụng hình sự Việt Nam” , của Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia, năm 2001; ''Nhà nước và pháp luật xã hội chủ nghĩa, tập n r . Nhà xiiât bản tir tirảng —văn hoá, Hà Nội, năm 10Q2. về góc độ đề tài, luận văn, luận án nghiên cứu: ''‘‘Nâng cao hiệu quả công tác giám đốc việc xét xử các vụ án hình sự", do Ths. Đinh Văn Quế chủ biên, năm 2005; luận án Tiến sĩ của tác giả Phan Thị Thanh Mai với đề tài "'Giám đốc thắm trong tố tụng hình sự Việt Narrĩ", năm 2007; luận văn Thạc sĩ của tác giả Quản Thị Ngọc Thảo với đề tài “ơ/‘áw đốc thầm: một sổ vấn đề lý luận và thực íiê ỉỉ\ năm 2007; luận văn thạc sĩ của tác giả Nguyễn Văn Trượng với đề tài “Giảm đốc thẩm trong luật TTHS’\ năm 1996; về góc độ nghiên cứu là bài viết có: '"Vấn đề thực tiễn, lý luận và yêu cầu hoàn thiện thẩm quyền xét xử giảm đốc thẩm các vụ án hình sự của Tòa ản các cấp'’’ tác giả Nguyễn Văn Hiện, Tạp chí TAND, tháng 3 năm 1997; "'Một số vắn đề về thủ tục giám đốc thẩm ”của Nguyễn Quang Hiền, Tạp chí TAND, số 7 năm 2009; căn cứ khảng nghị theo thủ tục tải thẩm trong BLTTHS năm 2003'’' của tác giả Vũ Gia Lâm, Tạp chí Luật học, số 10 năm 2006; “Mộ/ sổ vẩn đề về giảm đốc thẩm hình sự" của tác giả Lê Kim Quế, Tạp chí TAND, số 14 năm 2006; ""Thực trạng thi hành quy định của BLTTHS về phạm vi giảm đốc thẩm và những vấn đề cần hoàn thiệỉỉ’’ của tác giả Nguyễn Văn Trượng, Tạp chí TAND, sổ 7 năm 2011; ''Vấn đề kháng nghị giảm đổc thẩm về "dân s ự ” trong vụ án hình s ự ” của tác giả Đinh Văn Quế, Tạp chí TAND, số 9 năm 2005; ‘'Căn cứ kháng nghị giảm đắc thẩm theo BLTTHS năm 2003 ” của tác giả Đinh Văn Quế, Tạp chí TAND, số 22 năm 2004... Qua nội dung các công trình nghiên cứu, các bài viết cũng như các giáo trình giảng dạy nêu trên cho thấy: các tác giả đã nghiên cứu những vấn đề cơ bản về giám đốc thẩm và có những kiến nghị, đề xuất có giá trị về mặt lý luận và thực tiễn. Nhưng một số công trình có phạm vi nghiên cứu quá rộng, ngược lại một số công trình chỉ nghiên cứu một số khía cạnh nhất định liên quan đến kháng nghị giám đốc thẩm, trong TTHS. Xuất phát tìr lý do trên, tác giả đã chọn đề tài; “ Ci/Í#M đốc th ẩ m trong ỉuât tố tung hình sư Viêt Nam (trên cơ sở số liêu thưc tiễn đia bàn tỉnh Đắk Lắk'* làm luận văn thạc sĩ luật học của mình. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu • • • c9 Mục đích nghiên cứu; Mục đích của luận văn là nghiên cứu các quy định của pháp luật và thực tiễn áp dụng các quy định về thủ tục xét lại bản án có hiệu lực theo trình tự giám đốc thẩm. Từ đó luận văn đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định về thủ tục xét lại bản án có hiệu lực theo trình tự giám đốc thẩm trong luật tố tụng hình sự Việt Nam, cũng như đề xuất những giải pháp khắc phục hạn chế, nâng cao hiệu quả của công tác giámđốc thẩm trong cảnh cải cách tư pháp trên tinh thần của Nghị bổi quyếtsổ49/NQ-TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị nhằm xây dựng tại Việt Nam hệ tố tụng hoàn chỉnh. Nhiệm vụ nghiên cứu: Đe đạt được mục tiêu trên, trong quá trình nghiên cứu phải thực hiện được các nhiệm vụ sau: + Nghiên cứu một cách toàn diện, có hệ thống những vấn đề lý luận về thủ tục tục giám đốc thẩm bản án có hiệu lực nhằm đưa ra những khái niệm, khái quát các quy định của pháp luật nước ta cũng như của một số nước trên thế giới. + Nghiên cứu những quy định cụ thể về thủ tục xét lại bản án có hiệu lực theo trình tự giám đốc thẩm trong Bộ luật tố tụng hình sự hiện hành của Việt Nam, từ đó rút ra những tồn tại, hạn chế của các quy định về thủ tục giám đốc thẩm trong luật thực định Việt Nam cần khắc phục. + Nghiên cứu, đánh giá thực tiễn áp dụng các quy định về thủ tục xét lại bản án có hiệu lực theo trình tự giám đốc thẩm, đồng thời phân tích làm rõ những tồn tại, hạn chế xung quanh việc áp dụng và những nguyên nhân của nó. + Nghiên cứu đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác giám đốc thẩm theo tinh thần cải cách tư pháp. 4. Phạm vi nghiên cứu Làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận về thủ tục xét lại bản án có hiệu lực theo trình tự giám đốc thẩm như: đặc điểm, khái niệm, ý nghĩa của giám đốc thẩm trong quá trình giải quyết vụ án hình sự. Những quy định của pháp luật thực định thể hiện nội dung của chế định giám đốc thẩm cũng như nghiên cứu thực tiễn áp dụng chế định này trong hoạt động giám đốc thẩm ở tỉnh Đắk Lắk. Nguyên nhân của thực trạng giám đốc thẩm ở tỉnh ĐắkLắk những năm 2010 -2014 và đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả của hoạt động giám đốc thẩm trước yêu cầu của cải cách tư pháp. 5. Phương pháp nghiên cứu Đe tài được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận chủ nghĩa duy vật lịch sử và chủ nghTa duy vật biện chứng mác-xít, tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về xây dựng Nhà nước pháp quyền, về vấn đề cải cách tư pháp được thể hiện trong các Nghị quyết Đại hội Đảng VIII, IX, X, XI, Nghị quyết sổ 49-NQ/TW ngày 26/5/2005 về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 của Bộ Chính trị và Kết luận số 79-KL/TW ngày 28/7/2010 của Bộ Chính trị. Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tác giả luận văn đã sử dụng các phương pháp cụ thể và đặc thù của khoa học luật tố tụng hình sự như; phương pháp phân tích và tổng hợp; phương pháp so sánh, đối chiếu; phương pháp thống kê... 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn Ket quả nghiên cứu của luận văn có ý nghĩa quan trọng về phương diện lý luận và thực tiễn trước yêu cầu cải cách tư pháp. Đồng thời luận văn sẽ là một tài liệu tham khảo cần thiết và bổ ích dành cho các nhà nghiên cứu, các cán bộ giảng dạy pháp luật, các nghiên cứu sinh, học viên cao học và sinh viên thuộc chuyên ngành Tư pháp hình sự tại các cơ sở đào tạo luật, v ề phưcmg diện thực tiễn, kết quả nghiên cứu của luận văn còn phục vụ cho việc trang bị những kiến thức chuyên sâu cho các cán bộ thực tiễn đang công tác tại Viện kiểm sát, Tòa án nói chung và trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk nói riêng trong công tác giám đốc thẩm. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Một số vấn đề lý luận về thủ tục giảm đốc thẩm trong tổ tụng hình sự. Chương 2: Thực trạng giám đốc thẩm. Chương 3: Hoàn thiện pháp luật và những giải pháp nâng cao hiệu quả giám đốc thẩm đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp. Chương 1 MỘT SÓ VẤN ĐÈ LÝ LUẬN VÈ THỦ TỤC GIÁM ĐÓC THẨM TRONG T ố TỤNG HÌNH sự ỉ . l . Khái niệm giám đốc thẩm Theo thuyết tam quyền phân lập của Montesquiơ thi trong nhà nước có ba loại quyền lực: Quyền lập pháp; quyền hành pháp; quyền tư pháp. Ba quyền này đươc trao cho ba hệ thống cơ quan tương ứng là: Cơ quan Lập pháp, cơ quan Hành pháp, cơ quan Tư pháp. Hiện nay, trên thế giới có rất nhiều quốc gia tổ chức bộ máy nhà nước theo mô hình này. Trong đó quyền Tư pháp được trao cho hệ thống Tòa án [14, tr.24]. Có thể nói, Tòa án có vị trí và vai trò đặc biệt, là biểu hiện và tập trung nhất của quyền Tư pháp vì Tòa án thực hiện chức năng xét xử, nơi mà kết quả của hoạt động điều tra, truy tố, bào chữa được kiểm tra, xem xét một cách công khai thông qua thủ tục tố tụng luật định để đưa ra những phán quyết có tính chất quyền lực nhà nirác, phản ánh đầy đủ, sâu sắc nhất chính sách pháp luật của một quổc gia. Tòa án là cơ quan xét xử của nhà nước. Hoạt động xét xử của tòa án là ‘"Hoạt động nhân danh quyền lực nhà nước nhằm xem xét, đảnh giả và ra phản quyết về tỉnh hợp pháp và tỉnh đúng đắn của hành vi pháp luật ” [29, tr. 10]. Khi xét xử, với tư cách là chủ thể áp dụng pháp luật. Tòa án không được xét xử tùy tiện mà phải dựa trên cơ sở những quy định của pháp luật, cả về luật nội dung và luật tổ tụng nên hoạt động xét xử của Tòa án đòi hỏi sự vô tư, khách quan, công minh và đúng pháp luật. Khi xét xử, Tòa án là chủ thể ban hành bản án, quyết định phán xét. Các bản án và quyết định này được Tòa án tuyên nhân danh nhà nước, thể hiện trực tiếp thái độ của nhà nước đổi với vụ án, quyết định những vấn đề có liên quan trực tiếp đến quyền lợi, nghĩa vụ của công dân và những chủ thể khác. Các bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật là nhừng phán quyết cuối cùng. Vì vậy, hoạt động xét xử cũng như việc ra phán quyết của Tòa án có vai trò vô cùng quan trọng và đòi hỏi tuân thủ pháp luật một cách chặt chẽ trong một trình tự tố tụng hợp lý. Hiện nay, để bảo đảm tính chính xác trong hoạt động xét xử, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, ổn định trật tự xã hội thì đa số các nước trên thế giới đều thực hiện nguyên tắc hai cấp xét xử. Theo nguyên tắc này, pháp luật các nước quy định sau khi xét xử sơ thẩm thì bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật và chưa được đưa ra thi hành thì các chủ thể theo quy định có quyền kháng cáo, VKS có quyền kháng nghị để xem xét lại theo thủ tục phúc thẩm. Tòa án cấp trên sẽ xem xét cả về tính hợp pháp và tính có căn cứ của bản án, quyết định sơ thẩm đồng thời xét xử lại vụ án về nội dung. Như vậy, ngoài chức năng xét xử, phúc thẩm cũng là một hình thức kiểm tra việc xét xử của ngành Tòa án. Bằng việc quy định nguyên tắc hai cấp xét xử đều nhằm mục đích đảm bảo cho việc xét xử được đúng pháp luật, khắc phiic đirợc những sai lầm trong việc xét xử. Mặc dù đã có cơ chế để đảm bảo tính hợp pháp của các bản án hoặc quyết định trước khi có hiệu lực pháp luật thông qua thủ tục phúc thẩm nhưng những bản án hoặc quyết định này vẫn có thể không hợp pháp. Thực tiễn xét xử của ngành Tòa án đã chứng minh một thực tế rằng: Không phải vụ án nào Tòa án cũng xử đúng, công bằng; kể cả những vụ án đã qua hai cấp xét xử và đã có hiệu lực nhưng vẫn có những sai sót. Nguyên nhân có thể là do khách quan như cơ quan xét xử không thể biết các tình tiết phát sinh làm thay đổi nội dung vụ án hoặc vì những lý do chủ quan, sự cổ tình làm trái quy định pháp luật cơ quan xét xử, những tiêu cực khi xét xử hoặc do trình độ thẩm phán còn hạn chế... Nếu một bản án, quyết định của tòa án đã có hiệu lực pháp luật nói chung hay bản án, quyết định hình sự đã có hiệu lực pháp luật nói riêng khi có những sai lầm mà vẫn thi hành sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền và lợi ích hợp pháp của các bên. Do đó cần có một cơ chế kiểm tra, giám đốc thẩm việc xét xử của Tòa án để nhằm phát hiện những bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật song có sai lầm [8, tr.34 . Hiện nay có nhiều quan điểm về “Giám đốc thẩm”: + Dưới góc độ ngôn ngữ học, theo từ điển Pháp - Việt “cassation” là danh từ có nghĩa là “Sự phá án”; theo từ điển Anh - Việt “cassation” cũng là danh từ có nghĩa là “Sự hủy bỏ”; theo từ điển Tiếng Việt của Viện Ngôn ngừ học thì không có giải thích nghĩa về cụm từ “Giám đốc thẩm” mà phải ghép “Giám đốc” là “Đôn đốc và giám sát” với thẩm là “Xét kỳ”. + Trong lĩnh vực khoa học pháp lý, các tác giả đã đưa ra nhứng khái niệm khác nhau về giám đốc thẩm: Quan điểm thứ nhất: "'Giảm đốc thẩm hình sự là một giai đoạn tố tụng có mục đích kiểm tra tỉnh hợp pháp và tính cỏ căn cứ của các bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp lu ậ t”. Quan điểm này nhìn nhận giám đốc thấm là một giai đoạn tố tụng, cho rằng giám đốc thẩm là một thủ tục để kiểm tra tính hợp hiến, hợp pháp của các bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án. Quan điểm này không đề cập đến việc kháng nghị giám đốc thẩm như là một căn cử của giám đốc thẩm [6, tr. 12]. Quan điểm thứ hai: “Giám đốc thẩm là việc xét lại bản án,quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật nhung bị kháng nghị vì bị phát hiện có sai lầm của Tòa án khi nhận định về những tình tiết, sự kiện của vụ án hoặc có vi phạm pháp luật nghiệm trọng trong việc giải quyết vụ án Quan điếm này cho rằng, bên cạnh căn cứ vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án thì những sai lầm của Tòa án khi nhận định về những tình tiết, sự kiện của vụ án cũng là căn cứ của kháng nghị giám đốc thẩm. Theo chúng tôi, để nhận diện được đầy đủ bản chất của giám đốc thẩm hình sự thì cần làm sáng tỏ các vấn đề như: Đối tượng của giám đốc thẩm là “bản án, quyết định” của Tòa án chứ không phải là vụ án. Đây là điểm khác biệt so với đổi tượng xét xử sơ thẩm và xét xử phúc thẩm. Bên cạnh đó, đối tượng của thủ tục này là bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật. Theo quy định của pháp luật, các bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật phải được thi hành trên thực tế. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật nhưng những bản án, quyết định có những vi phạm pháp luật nghiêm trọng dẫn tới không đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp của các bên, không đảm bảo công bàng xã hội. Vì vậy, thủ tục này đặc ra để giúp Tòa án sửa chữa chính những sai lầm đó. Đây là một thủ tục đặc biệt trong tố tụng tư pháp [12, tr.6 . Mục đích của giám đốc thẩm: là nhằm đảm bảo hoạt động xét xử của Tòa án đúng pháp luật, đảm bảo tính hợp pháp của các bản án, quyết định của Tòa án, đảm bảo pháp chế trong hoạt đọng xét xử. giám đốc thẩm là một hình thức kiểm tra, giám đốc xét xử đặt biệt của T òa án. về thực chất, Tòa án có thảm quyền giám đốc thẩm không xử lại vụ việc mà chỉ đối chiểu bản án, quyết định với quy định của pháp luật xem có phù họp hay không. Tính chất của thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định của tòa án có hiệu lực pháp luật; Là “xét lại” khác với “xét xử” trong thủ tục sơ thẩm hay “xét xử lại” trong thủ tục phúc thẩm. Các đặc điểm của giám đốc thẩm: Giám đốc thẩm không phải là một cấp xét xử: Cấp xét xử là hình thức tổ chức tố tụng thể hiện quan điểm của nhà nước về việc xét xử các vụ án nhàm đảm bảo tính chính xác, khách quan trong phán quyết của Tòa án. cấp xét xử không chỉ quy định đơn thuần về thủ tục tổ tụng mà còn liên quan đến cách thức tổ chức tố tụng và tổ chức hệ thống Tòa án để thực hiện “xét xử” hoặc “xét xử lại” vụ án. ở nước ta, ngay 10 từ ngày Luật tổ chức Tòa án đầu tiên năm 1960 đã quy định Tòa án thực hiện chế độ hai cấp xét xử đó là cấp sơ thẩm và cấp phúc thẩm. Thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật là thủ tục đặc biệt của tố tụng hình sự do Tòa án có thẩm quyền thực hiện để “xét lại” chứ không phải là “xét xử” hay “xét xử lại” bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật khi có những căn cứ kháng nghị do pháp luật quy định; Không đưa ra phán quyết về nội dung sự việc phạm tội: Giám đốc thẩm chỉ xem xét bản án, quyết định có pháp luật của Tòa án khi bị kháng nghị có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong việc xử lý vụ án. Còn việc đưa ra các phán quyết về nội dung phạm tội là thẩm quyền của Tòa án cấp sơ thẩm, phúc thẩm; Chỉ khẳng định tính hợp pháp và có căn cứ của nội dung bản án và quyết định có hiệu lực; Hệ quả của quyết định giám đốc thẩm: Nếu ở giai đoạn xét xử phúc thẩm, bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm bị kháng cáo hoặc kháng nghị thì phần bị kháng cáo, kháng nghị chưa được đưa ra thi hành trừ trường hợp pháp luật cho thi hành ngay. Nhưng ở giai đoạn giám đốc thẩm lại không phải như vậy. về nguyên tắc, quyết định kháng nghị giám đốc thẩm chưa lảm mát hiệu lực pháp luật của bản án hoặc quyết định bị kháng nghị nếu người có thẩm quyền kháng nghị không ra quyết định tạm đình chỉ thi hành án; Thủ tục trình tự giám đốc thẩm: do không xét xử lại vụ án về nội dung mà chỉ xem xét tính hợp pháp của bản án và quyết định đã có hiệu lực pháp luật nên Tòa án chỉ có thẩm quyền giám đổc thẩm chỉ tiến hành xem xét việc áp dụng pháp luật của tòa án cấp dưới trên cơ sở hồ sơ vụ án. Một số nguyên lắc cơ bản của TTHS không được áp dụng trong hoạt động giám đốc thẩm như nguyên tắc: Xét xử công khai,... Vì vậy, hoạt động này không mang tính chất hành chính như hoạt động kiểm tra khác mà mang tính chất là một thủ tục tố tụng [6, tr. 11]. Theo chúng tôi để làm rõ nội hàm khái niệm giám đổc thẩm, thì cần phân biệt giám đốc thẩm với xét xử lại và giám đổc việc xét xử. Tại Điều 20 11 BLTTHS quy định: “Tòa ản thực hiện chế độ hai cấp xét xử... Đối với bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cảo, kháng nghị thì vụ án phải được xét xử phúc thẩm Như vậy, Tòa án cấp phúc thẩm chỉ xét xử lại những vấn đề, nội dung đã được Tòa án cấp sơ thẩm giải quyết, nhưng có kháng cáo, kháng nghị. Còn Tòa án xét xử giám đốc thẩm không phải là một cấp xét xử, mà là thủ tục tổ tụng đặc biệt, kiểm tra tính hợp pháp, tính có căn cứ của bản án, quyết định đã có HLPL. Theo Điều 21 BLTTHS thì "Giảm đốc việc xét xử là việc Tòa án cấp trên giảm đốc việc xét xử cùa Tòa án cấp dưới, TANDTC giảm đốc việc xét xử của TAND và TAQS các cấp để đảm bảo việc áp dụng pháp luật được nghiêm chỉnh và thống n h ấ t” [16, tr.5] Hoạt động giám đốc việc xét xử của Tòa án cấp trên đối với Tòa án cấp dưới bao gồm cả hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo của người tham gia tố tụng, cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội và mọi công dân; kiểm tra, phát hiện các vi phạm pháp luật trong hoạt động xét xử để sửa chữa, khắc phục kịp thời; kháng nghị bản án, quyết định đã có HLPL theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm; xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm và hư ón g dẫn áp dụng thống nhất pháp luật trong công tác xét xử. Do đó, giám đốc thẩm chỉ là một hoạt động của công tác giám đốc việc xét xử và có phạm vi hẹp hơn giám đốc việc xét xử. Trên cơ sở nghiên cửu về lý luận và thực tiễn áp dụng các quy định của BLTTHS về giám đốc thẩm, chúng tôi cho rằng: Giảm đắc thẩm là thủ tục tổ tụng đặc hiệt đê xét lại bản án, quyết định của Tòa án đã cỏ hiệu lực pháp luật, nhimg bị người có tham quyền khảng nghị vì phát hiện có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong việc xử lý vụ án có thê làm thay đối cơ bản nội dung của bản án, quyết định đã có hiệu ỉực pháp luật mà Tòa án không biết được khi ra bản án, quyết định đó, nhằm đảm bảo cho việc giải quyết vụ án được đủng pháp luật. Như vậy, để giải quyết vụ án theo thủ tục giám đốc thẩm thì trước hết 12 phải có kháng nghị của người có thẩm quyền, được ban hành theo một trình tự, thủ tục chặt chẽ, trên cơ sở căn cứ do BLTTHS quy định. Văn bản kháng nghị phải có những lập luận, đánh giá về các tình tiết của vụ án và phải chỉ ra được sai lầm trong áp dụng pháp luật của Tòa án cấp sơ thẩm, Tòa án cấp phúc thẩm; vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án hoặc có tình tiết mới được phát hiện có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án, quyết định đã có HLPL. Đây là văn bản tố tụng mang tính chất pháp lý và là cơ sở để xét lại vụ án theo thủ tục giám đốc thẩm. 1.2. Vai trò, ý nghĩa của giám đốc thẩm trong quá trình giải quyết vụ án - về mặt chính trị Thủ tục xét lại bản án, quyết định hình sự đã có hiệu lực pháp luật góp phần đáp ứng những đòi hỏi của nhà nước pháp quyền và là một trong những cơ chế để đảm bảo việc kiểm tra, giám sát pháp luật. Khi phát hiện những vi phạm pháp luật nghiêm trọng hoặc những tình tiết mới trong bản án hoặc qiiyết định đã có hiệu lực pháp luật, tòa án có thẩm quyền giám đốc thẩm sẽ hủy bản án hoặc quyết định đó để xét xử lại hoặc đình chỉ vụ án. Thông qua hoạt động của mình, Tòa án đã góp phần giáo dục ỷ thức pháp luật cho các cán bộ làm công tác xét xử. Nội dung quyết định giám đốc thẩm sẽ chỉ rõ những sai lầm về phương diện pháp luật trong việc xét xử của Tòa án các cấp, đồng thời hướng dẫn cách khắc phục những sai sót đó. Những sai lầm này được nêu trong các hội nghị tổng kết ngành, hội thảo về công tác xét xử giúp cán bộ làm công tác xét xử nói chung có được nhận thức đúng đắn và tôn trọng pháp luật hơn. Thông qua giám đốc thẩm. Tòa án nhân dân tối cao sẽ hướng dẫn việc áp dụng pháp luật một cách đúng đắn, thống nhất, tránh việc nhận thức pháp luật sai lầm và áp dụng pháp luật một cách tùy tiện. 13 v ấn đề bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân được coi là yêu cầu trung tâm của nội dung nhà nước pháp quyền, thể hiện bản chất tốt đẹp của Nhà nước ta. Tòa án trong hoạt động của mình đảm bảo việc xét xử đúng đắn, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân. Tuy Tòa án cấp giám đốc thẩm không trực tiếp xét xử vụ án, không trực tiếp khôi phục các quyền và lợi ích hợp pháp đã bị xâm hại nhưng bằng việc hủy những bản án, quyết định sai đã tạo cơ sở pháp lý để vụ án được phục hồi và xét xử lại nên đã góp phần khắc phục những vi phạm quyền lợi hợp pháp của nhân dân [9, tr.l2 ]. Giám đốc thẩm có nhiệm vụ xét lại những bản án, quyết định đà có hiệu lực pháp luật, vô hiệu các bản án, quyết định sai trái, đảm bảo xét xử hợp pháp và hợp hiến. Với mục đích này, giám đốc thẩm góp phần đảm bảo nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa, đảm bảo tính thống nhất, ổn định chặt chẽ của nhà nước và pháp luật. - vềmătxăhôi • • Giám đốc thẩm bảo đảm công bằng xã hội, củng cố lòng tin của nhân dân vào hoạt động xét xử của Tòa án, góp phần đảm bảo uy tín của cơ quan Tư pháp. Việc đảm bảo pháp luật được giải thích và áp dụng thống nhất là điều kiện quan trọng để hành vi của công dân được điều chỉnh bởi một hệ thống pháp luật thống nhất, đảm bảo nguyên tắc mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật, thủ tục giám đốc thẩm cho phép người dân được quyền phát hiện nhưng vi phạm pháp luật trong các bản án, quyết định đă có hiệu lực pháp luật của Tòa án, những bản án, quyết định này có thể bị hủy nếu có căn cứ, trình tự tổ tụng để giải quyết vụ án sẽ được khôi phục lại. những quy định đó sẽ giúp người dân tin tưởng pháp luật hon. Việc Tòa án thừa nhận sai lầm trong hoạt động của mình thông qua hoạt động giám đốc thẩm góp phần củng cổ lòng tin của dân vào cơ quan tư pháp. 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan