Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luật Giải quyết tranh chấp về thềm lục địa trong pháp luật quốc tế luận án ts. luật 6...

Tài liệu Giải quyết tranh chấp về thềm lục địa trong pháp luật quốc tế luận án ts. luật 623801

.PDF
252
8
91

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN HÙNG CƯỜNG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ THỀM LỤC ĐỊA TRONG PHÁP LUẬT QUỐC TẾ Chuyên ngành : Luật Quốc tế Mã số : 62 3 LUẬN ÁN TIẾN SỸ LUẬT HỌC Hà Nội - 2017 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN HÙNG CƯỜNG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THỀM LỤC ĐỊA TRONG PHÁP LUẬT QUỐC TẾ \ Chuyên ngành : Luật Quốc tế Mã số : 62 38 01 08 LUẬN ÁN TIẾN SỸ LUẬT HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. ĐOÀN NĂNG Hà Nội - 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu nêu trong luận án là trung thực. Các số liệu và trích dẫn trong luận án đảm bảo độ tin cậy, chính xác và trung thực. Những kết luận khoa học của luận án chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. TÁC GIẢ LUẬN ÁN Nguyễn Hùng Cường MỤC LỤC MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 Chương 1. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ................................9 1.1. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài ..................................................9 1.1.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài ..........................................................9 1.1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước ............................................................18 1.2. Đánh giá tình hình nghiên cứu....................................................................25 1.2.1. Những vấn đề đã được giải quyết ...........................................................25 1.2.2. Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu, giải quyết ..................................28 Chương2. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THỀM LỤC ĐỊA VÀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ THỀM LỤC ĐỊA ...................................................31 2.1. Khái niệm thềm lục địa và tầm quan trọng của thềm lục địa ..................31 2.1.1. Khái niệm khoa học địa lý - địa chất và cấu tạo của thềm lục địa ..........31 2.1.2. Khái niệm pháp lý về thềm lục địa .........................................................32 2.1.3. Ý nghĩa và tầm quan trọng của thềm lục địa...........................................39 2.2. Tiêu chuẩn để xác định ranh giới thềm lục địa ngoài 200 hải lý .............42 2.3. Ủy ban ranh giới ngoài về thềm lục địa .....................................................43 2.4. Quy chế pháp lý của thềm lục địa ...............................................................46 2.4.1. Quyền chủ quyền và quyền tài phán của quốc gia ven biển đối với thềm lục địa ................................................................................................................46 2.4.2. Quyền của các quốc gia khác trên thềm lục địa ......................................49 2.5. Khái niệm tranh chấp về thềm lục địa .......................................................49 2.6. Phân loại tranh chấp về thềm lục địa .........................................................50 2.6.1. Tranh chấp về phân định thềm lục địa ....................................................52 2.6.2. Tranh chấp về hoạch định ranh giới ngoài thềm lục địa .........................53 2.6.3. Tranh chấp về quyền chủ quyền, quyền tài phán của quốc gia ven biển và quyền của quốc gia khác trên thềm lục địa ..................................................58 Chương 3. NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁP LÝ VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THỀM LỤC ĐỊA .....................................................................................................66 3.1. Cơ sở pháp lý của các nguyên tắc và biện pháp giải quyết tranh chấp về thềm lục địa. .........................................................................................................66 3.1.1. Điều ước quốc tế .....................................................................................66 3.1.2. Tập quán pháp lý và các phán quyết tài phán quốc tế ............................75 3.2. Nguyên tắc giải quyết tranh chấp về thềm lục địa ....................................76 3.2.1. Nguyên tắc cơ bản ...................................................................................77 3.2.2. Nguyên tắc đặc thù ..................................................................................81 3.3. Các biện pháp giải quyết tranh chấp thềm lục địa ...................................88 3.3.1. Biện pháp ngoại giao...............................................................................90 3.3.2. Biện pháp tài phán ...................................................................................95 3.3.3. Các biện pháp khác ...............................................................................105 Chương 4. HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THỀM LỤC ĐỊA VÀ GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI VIỆT NAM TRONG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THỀM LỤC ĐỊA Ở BIỂN ĐÔNG111 4.1. Hoàn thiện pháp luật quốc tế về giải quyết tranh chấp thềm lục địa ...112 4.1.1. Về cơ cấu tổ chức, thẩm quyền và Bộ Quy tắc của CLCS ...................112 4.1.2. Về thẩm quyền của Cơ quan Quyền lực ...............................................114 4.1.3. Về quy định tại Khoản 1 và Khoản 3 Điều 76 ......................................115 4.1.4. Về quy định tại Khoản 8 Điều 76 .........................................................115 4.1.5. Về các quy định tại Điều 74 và Điều 83 ...............................................115 4.1.6. Về Khoản 3 và Khoản 5 Điều 287 ........................................................117 4.1.7. Về Khoản 1 Điều 298............................................................................117 4.2. Tổng quan về các tranh chấp tại Biển Đông và tranh chấp về thềm lục địa giữa Việt Nam và các nước ........................................................................119 4.2.1. Tổng quan về các tranh chấp tại Biển Đông .........................................119 4.2.2. Tranh chấp về thềm lục địa giữa Việt Nam và các nước ......................130 4.3. Giải pháp, kiến nghị đối với Việt Nam trong giải quyết tranh chấp về thềm lục địa ........................................................................................................135 4.3.1. Giải pháp, kiến nghị chung ...................................................................135 4.3.2. Giái pháp, kiến nghị đối với từng loại tranh chấp về thềm lục địa .......142 KẾT LUẬN CHUNG ............................................................................................151 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ...............................................................................................................153 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................154 PHỤ LỤC I - BẢNG BIỂU ...................................................................................185 PHỤ LỤC II - HÌNH ẢNH ...................................................................................216 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ASEAN : Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á Bản Hướng dẫn :Bản Hướng Dẫn về Khoa học và Kỹ Thuật của CLCS Bộ Quy tắc :Bộ Quy tắc về Thủ tục của CLCS CLCS :Ủy ban Ranh giới ngoài về thềm lục địa Công ước 1958 :Công ước Geneva về thềm lục địa năm 1958 Công ước La Hay :Công ước La Hay về các Biện pháp Hòa bình Giải quyết tranh chấp quốc tế DOC : Tuyên bố về Ứng xử của các Bên ở Biển Đông EEZ : Vùng đặc quyền kinh tế Hiến chương : Hiến chương Liên hợp quốc Hội nghị I :Hội nghị lần thứ I của Liên hợp quốc về Luật biển Hội nghị III : Hội nghị lần thứ III của Liên hợp quốc về Luật biển ICJ :Tòa án Công lý quốc tế ITLOS : Tòa án Luật biển PCA : Tòa Trọng tài thường trực TAC : Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác ở Đông Nam Á UNCLOS : Công ước về Luật biển năm 1982 UN : Liên hợp quốc MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài Thế kỷ XXI được xem là thế kỷ của biển và đại dương. Biển và đại dương được coi là “nơi nương tựa cuối cùng”, là không gian sinh tồn, phát triển và là tương lai của nhân loại. Với những đợt sóng của cách mạng công nghiệp và sự phát triển kỳ diệu của khoa học kỹ thuật, các hoạt động khai thác biển và đại dương đã được triển khai một cách mạnh mẽ, toàn diện, rộng rãi, và với quy mô rộng lớn. Những lợi ích khổng lồ từ các hoạt động đầy ý nghĩa này đã soi sáng cho cơ hội thịnh vượng và phát triển cho các quốc gia có biển. Xu hướng tiến ra biển, làm chủ biển đã và đang ngày càng thể hiện rõ nét trong tham vọng phát triển của mỗi quốc gia.Trong một tương lai đang được định hình rõ nét, biển và đại dương đang là tiền đề cho tương lai của nền kinh tế nhân loại nói chung và kinh tế các quốc gia nói riêng mà tại đó vị trí quán quân sẽ thuộc về thềm lục địa, một vùng biển được đặc trưng bởi sự giàu có của các nguồn tài nguyên phong phú, đặc biệt là giá trị kinh tế và vai trò chiến lược của các nguồn dầu mỏ. Bên cạnh đó, thềm lục địa còn có tầm quan trọng về mặt an ninh quốc phòng - là nơi có thể được các quốc gia sử dụng để thiết lập các căn cứ quân sự hoặc các hệ thống theo dõi và giám sát. Thềm lục địa, với những tiềm năng và giá trị vô giá của mình đã gióng lên hồi chuông lợi ích đối với nhiều quốc gia. Hầu như tất cả các quốc gia ven biển đều quan tâm đến việc thăm dò, khai thác tài nguyên, thực thi quyền chủ quyền, quyền tài phán và bảo vệ những đặc quyền của mình ở thềm lục địa. Những hoạt động này đã và đang mang lại những giá trị to lớn cho sự phát triển kinh tế của các quốc gia nhưng đồng thời cũng gây nên nhiều căng thẳng, xung đột, tranh chấp gay gắt trong các quan hệ quốc tế. Đặc biệt, kể từ khi UNCLOS có hiệu lực, 36% diện tích đáy biển và đại dương đã được đặt dưới quyền chủ quyền và quyền tài phán của các quốc gia. Với sự mở rộng diện tích thềm lục địa theo UNCLOS như vậy, trên thế giới vẫn còn khoảng trên 200 vụ tranh chấp phân biển vẫn chưa được giải quyết trong đó có những tranh chấp về phân định thềm lục địa. 1 Biển Đông, với vị trí đặc biệt quan trọng đối với tất cả các quốc gia trong khu vực cũng như các quốc gia ngoài khu vực về địa chiến lược, an ninh, quốc phòng, giao thông hàng hải và kinh tế, từ lâu nay đã trở thành khu vực diễn ra các những tranh chấp thuộc loại phức tạp và “nóng bỏng” nhất thế giới. Những tranh chấp ở Biển Đông không chỉ xuất phát từ những tranh cãi về chủ quyền liên quan đến hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam, từ những tranh chấp phân định EEZ và thềm lục địa, mà còn xuất phát từ sự cạnh tranh chiến lược giữa các nước, đặc biệt là giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, trong việc thực hiện quyền tự do hàng hải và hàng không tại một trong những vùng biển có tuyến đường hàng hải huyết mạch và mang tính chiến lược đối với các nước trong khu vực và thế giới (tuyến đường nối liền Thái Bình Dương với Ấn Độ Dương; nối liền Châu Âu, Trung Đông với Châu Á và giữa các nước Châu Á với nhau; hơn 45% lượng vận tải thương mại của thế giới thực hiện bằng đường biển đi qua Biển Đông). Bên cạnh đó, những tranh chấp ở Biển Đông cũng ngày càng trở nên gay gắt bởi giá trị và tiềm năng kinh tế khổng lồ mà vùng biển này hứa hẹn (Biển Đông được coi là một trong năm bồn trũng chứa dầu khí lớn nhất thế giới); khao khát sở hữu và khai thác nguồn tài nguyên giá trị tại vùng biển này đã đẩy các tranh chấp tại Biển Đông lên những mức độ căng thẳng mới. Từ năm 1992, và đặc biệt từ năm 2007, Trung Quốc đã có nhiều hành động đơn phương, hung hăng, quyết liệt nhằm thực hiện “quyền lịch sử” trong phạm vi đường chữ U, thể hiện tham vọng bành trướng với mục tiêu độc chiếm Biển Đông và độc chiếm các nguồn tài nguyên trong khu vực này. Trung Quốc, một mặt thường xuyên tiến hành các hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí trong các vùng biển nằm trong đường chữ U; mặt khác liên tục có những hành động gây hấn, ngăn cản các hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí của các quốc gia khác bất chấp các hoạt động này nằm trong thềm lục địa 200 hải lý của họ. Trong những quốc gia bị ảnh hưởng bởi các hành động xâm phạm quyền chủ quyền trắng trợn này, Việt Nam là quốc gia bị ảnh hưởng nhiều nhất. Dưới sự đe dọa, cưỡng ép của Trung Quốc, nhiều công ty nước ngoài đã phải rút khỏi các dự án thăm dò và khai thác dầu khí với Việt Nam. Nghiêm trọng nhất là vào tháng 5/2014, Trung 2 Quốc đã hạ đặt trái phép giàn khoan HD981 vào trong vùng biển chồng lấn ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ, huy động hơn 100 tàu và máy bay quân sự các loại hung hãn đe dọa, đâm va, sử dụng súng phun nước cực mạnh, gây hư hỏng và thương tích cho các tàu, thủy thủ và ngư dân của Việt Nam, xâm phạm nghiêm trọng đến quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam đối với thềm lục địa. Bên cạnh phải đối diện với những tranh chấp gay gắt về quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với thềm lục địa, từ năm 2009 Việt Nam cũng đang phải đối mặt với một loại tranh chấp mới: tranh chấp về hoạch định thềm lục địa ngoài 200 hải lý. Vào tháng 5/2009 khi Việt Nam gửi Bản đệ trình ranh giới ngoài thềm lục địa ở phía Bắc Biển Đông và cùng Malaysia gửi Bản đệ trình ranh giới ngoài thềm lục địa chung ở phía Nam Biển Đông tới CLCS, Trung Quốc và Philippines đã phản đối các bản đệ trình này. Trên cơ sở sự phản đối của hai quốc gia này, CLCS đã từ chối xem xét các bản đệ trình của Việt Nam và Malaysia. Trước những tranh chấp phức tạp và gay gắt về thềm lục địa trên thế giới cũng như trên Biển Đông, việc nghiên cứu, tìm hiểu, đánh giá pháp luật quốc tế về các cơ sở pháp lý, nguyên tắc và biện pháp giải quyết các tranh chấp về thềm lục địa, để từ đó góp phần hoàn thiện pháp luật quốc tế về vấn đề này và đưa ra các giải pháp để giải quyết các tranh chấp thềm lục địa của Việt Nam một cách hiệu quả là một nhu cầu khách quan và cấp thiết. Điều này không chỉ góp phần bảo vệ lợi ích, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam đối với thềm lục địa mà còn thúc đẩy ổn định, hòa bình và an ninh của khu vực. Nghị quyết số 09-NQ/TW về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 đã xác định:“Nhiệm vụ cơ bản, lâu dài và xuyên suốt là xác lập chủ quyền đầy đủ, quản lý và bảo vệ vững chắc chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán vùng biển, thềm lục địa…”và một trong những giải pháp cơ bản để thực hiện mục tiêu này là: “…nắm chắc luật pháp và tập quán quốc tế để giải quyết kịp thời, có hiệu quả các tranh chấp biển, đảo; không để xảy ra các điểm nóng...”. Hiện tại, những công trình nghiên cứu về vấn đề giải quyết tranh chấp về thềm lục địa đã bước đầu tìm hiểu và đánh giá những vấn đề ban đầu về cơ sở pháp lý, nguyên tắc và các biện pháp giải quyết tranh chấp thềm lục địa nói chung và tại 3 Biển Đông nói riêng. Tuy nhiên, những nghiên cứu này vẫn còn nhiều khoảng trống, cần tiếp tục được nghiên cứu bổ sung và hoàn thiện. Với mục tiêu nghiên cứu toàn diện các cơ sở pháp lý, nguyên tắc và biện pháp giải quyết tranh chấp thềm lục địa trong pháp luật quốc tế nhằm mục đích hoàn thiện pháp luật quốc tế trong lĩnh vực này và đưa ra các giải pháp để giải quyết các tranh chấp thềm lục địa giữa Việt Nam và các nước, đặc biệt là với Trung Quốc, một cách hiệu quả, tác giả đã lựa chọn đề tài “Giải quyết tranh chấp về thềm lục địa trong pháp luật quốc tế” làm đề tài luận án của mình. 2. Mục đích vànhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của luận án bao gồm: Thứ nhất, góp phần làm phong phú và sâu sắc thêm một cách căn bản, toàn diện các vấn đề lý luận và pháp lý về giải quyết tranh chấp thềm lục địa trong pháp luật quốc tế. Thứ hai, góp phần hoàn thiện pháp luật quốc tế về giải quyết tranh chấp về thềm lục địa. Thứ ba, đưa ra giải pháp tổng thể cũng như các giải pháp cụ thể để giải quyết các tranh chấp về thềm lục địa giữa Việt Nam và các nước. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án bao gồm: Thứ nhất, đánh giá tổng quan các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến đề tài luận án. Thứ hai, trình bày, phân tích và đánh giá những vấn đề lý luận về thềm lục địa và giải quyết tranh chấp về thềm lục địa bao gồm: khái niệm thềm lục địa và tầm quan trọng của thềm lục địa; danh nghĩa và bản chất của thềm lục địa, tiêu chuẩn để xác định ranh giới thềm lục địa ngoài 200 hải lý; thẩm quyền, chức năng của CLCS; quy chế pháp lý của thềm lục địa; khái niệm và phân loại tranh chấp về thềm lục địa. 4 Thứ ba, phân tích, bình luận, đánh giá những vấn đề pháp lý về giải quyết tranh chấp thềm lục địa bao gồm: cơ sở pháp lý cho các nguyên tắc và biện pháp giải quyết tranh chấp về thềm lục địa; các nguyên tắc giải quyết tranh chấp về thềm lục địa và các biện pháp giải quyết tranh chấp về thềm lục địa. Thứ tư, đề xuất hoàn thiện pháp luật quốc tế về giải quyết tranh chấp thềm lục địa. Thứ năm, tổng quan về các tranh chấp tại Biển Đông và sự tác động của bối cảnh địa chính trị, pháp lý, ngoại giao tại Biển Đông đối với việc giải quyết các tranh chấp về thềm lục địa giữa Việt Nam và các nước. Thứ sáu, đưa ra các giải pháp, kiến nghị đối với Việt Nam trong giải quyết các tranh chấp về thềm lục địa bao gồm các giải pháp, kiến nghị chung và các giải pháp kiến nghị đối với từng loại tranh chấp về thềm lục địa. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đề tài có đối tượng nghiên cứu là “pháp luật quốc tế về giải quyết tranh chấp thềm lục địa”. Đây là một đối tượng có phạm vi nghiên cứu rất rộng lớn và phức tạp, không chỉ bởi vì những tranh chấp này diễn ra trong một bối cảnh địa lý rộng lớn, liên quan đến nhiều quy định khác nhau của luật quốc tế, mà còn liên quan đến nhiều lĩnh vực từ khoa học địa mạo, địa chất, địa lý cho đến khoa học chính trị, ngoại giao, lịch sử, an ninh, quốc phòng. Do đó, trong khuôn khổ của một luận án tiến sỹ, tác giả đã xác định phạm vi nghiên cứu của đề tài như sau: Thứ nhất, đề tài tập trung nghiên cứu: (i) các điều ước quốc tế cơ bản như Công ước La hay, Hiến chương UN, Hiến chương ASEAN, UNCLOS, Công ước 1958; (ii) các phán quyết nổi bật về giải quyết tranh chấp thềm lục địa của các thiết chế tài phán quốc tế; (iii) tập quán pháp lý quốc tế về giải quyết tranh chấp quốc tế; (iv) Bản Hướng dẫn và Bộ Quy tắc của CLCS; (v) thực tiễn giải quyết tranh chấp thềm lục địa giữa các quốc gia; và (vi) thực tiễn giải quyết tranh chấp thềm lục địa giữa Việt Nam và các nước. 5 Thứ hai, đề tại tập trung nghiên cứu bối cảnh tranh chấp thềm lục địa tại Biển Đông, những yếu tố chính trị, ngoại giao tác động đến việc giải quyết tranh chấp thềm lục địa tại Biển Đông. Thứ ba, đề tài tập trung nghiên cứu thẩm quyền, chức năng, cơ cấu tổ chức, thực tiễn giải quyết tranh chấp của các thiết chế tài phán quốc tế; không nghiên cứu quy trình, thủ tục giải quyết tranh chấp của các thiết chế này. 4. Phương pháp nghiên cứu của luận án 4.1. Phương pháp luận Luận án sử dụng các phương pháp truyền thống như duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác-Lênin; tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật, cụ thể là: Thứ nhất, việc nghiên cứu đề tài của luận án được dựa trên cơ sở của sự vận động và phát triển của pháp luật quốc tế về giải quyết tranh chấp về thềm lục địa. Thứ hai, việc nghiên cứu đề tài luận án được đặt trong bối cảnh đa dạng va phong phú của các nghiên cứu về nội dung đề tài. Thứ ba, việc nghiên cứu đề tài luận án được đặt trong bối cảnh vận động, thay đổi đa diện và phức tạp của các diễn biến chính trị, ngoại giao quốc tế. 4.2. Phương pháp cụ thể Trên cơ sở phương pháp luận, việc nghiên cứu đề tài luận văn sử dụng những phương pháp nghiên cứu cụ thể như: Thứ nhất, phương pháp tổng hợp: từ những nguồn luật quốc tế khác nhau, và những nguồn nghiên cứu khác nhau, tác giả kết hợp, tổng hợp để rút ra những kết luận và nguyên tắc chung, cũng như xu hướng vận động của pháp luật quốc tế về giải quyết tranh chấp về thềm lục địa. Thứ hai, phương pháp so sánh, đối chiếu: tác giả tiến hành nghiên cứu so sánh giữa các nguồn của luật quốc tế, đặc biệt là giữa các phán quyết của các thiết chế tài phán quốc tế; giữa các biện pháp giải quyết tranh chấp về thềm lục địa, giữa các công trình nghiên cứu khác nhau để từ đó rút ra đánh giá về những thành tựu và hạn chế của hệ thống pháp luật quốc tế về giải quyết tranh chấp thềm lục địa. Thứ ba, phương pháp phân tích: tác giả phân tích những vấn đề lý luận, thực tiễn và pháp lý 6 về thềm lục địa, tranh chấp và việc giải quyết tranh chấp về thềm lục địa trên cơ sở pháp luật quốc tế và những công trình nghiên cứu về các vấn đề này. 5. Ý nghĩa khoa học và tính mới của luận án Luận án có ý nghĩa khoa học và tính mới như sau: Thứ nhất, luận án là công trình khoa học nghiên cứu tổng thể, sâu sắc và tương đối toàn diện những vấn đề lý luận về giải quyết tranh chấp thềm lục địa; cơ sở pháp lý của việc giải quyết các tranh chấp về thềm lục địa, đặc biệt là UNCLOS và các phán quyết của các thiết chế tài phán quốc tế; nguyên tắc và biện phápgiải quyết các tranh chấp thềm lục địa trong pháp luật quốc tế, đặc biệt là đánh giá ưu nhược điểm của các biện pháp này. Thứ hai, luận án là công trình đầu tiên đưa ra và đánh giá các biện pháp mới để giải quyết tranh chấp về thềm lục địa ngoài các biện pháp ngoại giao và các biện pháp tài phán. Thứ ba, luận án là công trình làm sâu sắc hơn thực tiễn giải quyết tranh chấp về thềm lục địa. Thứ tư, luận án là công trình đầu tiên đưa ra những giải pháp, kiến nghị để hoàn thiện pháp luật quốc tế về giải quyết tranh chấp thềm lục địa. Thứ năm, luận án là công trình phân tích sâu sắc hơn các tranh chấp tại Biển Đông trong mối liên hệ với các tranh chấp về thềm lục địa; ngoài ra,luận án đã nghiên cứu và phân tích tương đối toàn diệnsự tác động của bối cảnh chính trị, ngoại giao và đặc biệt là tham vọng, chiến lược, chiến thuật của Trung Quốc đối với việc giải quyết các tranh chấp về thềm lục địa của Việt Nam. Thứ sáu, luận án là công trình làm sâu sắc thêm và phong phú thêmcác giải pháp tổng thể để giải quyết tranh chấp về thềm lục địa giữa Việt Nam và các nước. Thứ bảy, luận án là công trình làm sâu sắc thêm và phong phú thêmcác giải pháp cụ thể để giải quyết từng loại tranh chấp về thềm lục địa giữa Việt Nam và các nước. 7 6. Ý nghĩa thực tiễn của luận án Những giải pháp được nêu trong luận án có ý nghĩa ứng dựng trực tiếp trong hoạt động giải quyết tranh chấp thềm lục địa tại Việt Nam. Kết quả nghiên cứu của luận án có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo hữu ích cho các cơ quan nhà nước, các nhà hoạch định chính sách, các nhà quản lý trong công tác xây dựng, thực thi chính sách pháp luật biển và quản lý biển cũng như cho các tổ chức nghiên cứu, các cơ sở đào tạo trong công tác nghiên cứu, giảng dạy luật quốc tế và luật biển. 7. Kết cấu của Luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục Tài liệu tham khảo, Phụ lục, luận án được kết cấu thành bốn chương như sau: Chương 1. Tổng quan về tình hình nghiên cứu Chương 2. Những vấn đề lý luận về thềm lục địa và giải quyết tranh chấp về thềm lục địa Chương 3. Những vấn đề pháp lý về giải quyết tranh chấp thềm lục địa Chương 4. Hoàn thiện pháp luật quốc tế về giải quyết tranh chấp thềm lục địa và giải pháp đối với Việt Nam trong giải quyết tranh chấp thềm lục địa ở Biển Đông 8 Chương 1 TỔNG QUAN VỀTÌNH HÌNHNGHIÊN CỨU 1.1. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài 1.1.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài Hiện nay, trong khoa học pháp lý quốc tế, vấn đề giải quyết tranh chấp biển nói chung và thềm lục địa nói riêng đã và đang được nhiều nhà luật học quan tâm, nghiên cứu, tìm hiểu. Có thể liệt kê các công trình nổi bật có liên quan trực tiếp (liên quan đến cơ sở pháp lý, nguyên tắc, biện pháp giải quyết tranh chấp về thềm lục địa nói chung và tranh chấp về thềm lục địa giữa Việt Nam và các nước nói riêng) và liên quan gián tiếp (liên quan đến cơ sở để đưa ra các yêu sách về thềm lục địa; quyền chủ quyền và quyền tài phán trên thềm lục địa; thẩm quyền và chức năng của CLCS, các giải thích về các thuật ngữ liên quan đến thềm lục địa, các thỏa thuận hợp tác khai thác chung/hợp tác cùng phát triển như là những biện pháp “quá độ” để tiến tới giải quyết các tranh chấp về thềm lục địa; bối cảnh, lịch sử chính trị, ngoại giao liên quan đến các tranh chấp tại Biển Đông) đến đề tài như sau: 1.1.1.1. Tình hình nghiên cứu liên quan trực tiếp đến đề tài  L.D.M. Nelson (2009), “The Settlement of Disputes Arising From Conflicting Outer Continental Shelf Claims”, The International Journal of Marine and Coastal Law, 24, pp. 409-422. Trong bài viết này, tác giả đã có sự đánh giá chung về hệ thống giải quyết tranh chấp trong UNCLOS và các quy tắc về thủ tục của CLCS được soạn thảo với mục đích ngăn chặn hoặc giảm thiểu các tranh chấp liên quan đến hoạch định ranh giới ngoài thềm lục địa chẳng hạn như Quy tắc 46 và Khoản 5(a) Phụ lục I Bộ Quy tắc liên quan đến các tranh chấp biển hay đất liền. Trong bối cảnh một tranh chấp như vậy tác giả đã nhận định rằng một bản đệ trình chung của quốc gia ven biển sẽ có thể khiến cho CLCS xem xét bản đệ trình đó. Tác giả cũng đã phân tích và đánh giá vai trò của thiết chế như Cơ quan Quyền lực, ITLOS, và CLCS trong việc giải 9 quyết tranh chấp về hoạch định thềm lục địa. Tác giả cũng đã xem xét các trường hợp mà quốc gia thành viên có thể thách thức những khuyến nghị của CLCS.  John E. Noyes (2009), Judicial and Arbitral Proceedings and the Outer Limits of the Continental Shelf, 42 Vanderbilt Journal of Transnational Law. Trong bài viết này, tác giả đã đánh giá những trường hợp mà các thiết chế tài phán quốc tế sẽ có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp về hoạnh định ranh giới ngoài thềm lục địa. Tác giả cho rằng mặc dù UNCLOS quy định các ranh giới ngoài được thiết lập dựa “trên cơ sở” các khuyến nghị của CLCS sẽ là “cuối cùng và ràng buộc”, nhưng hệ thống các biện pháp tài phán của UNCLOS có thể có thẩm quyền đối với các ranh giới ngoài đã được thiết lập như vậy. Mặt khác, tác giả cũng cho rằng các thiết chế tài phán quốc tế có nhiều khả năng chỉ có vai trò hạn chế trong việc đánh giá sự tuân thủ của một quốc gia ven biển đối với các quy định về nội dung và thủ tục liên quan đến các ranh giới ngoài của thềm lục địa. Tác giả nhận xét rằng các quy định về thẩm quyền và tư cách pháp lý, và sự cần thiết của việc tôn trọng vai trò của CLCS sẽ hạn chế hầu hết các trường hợp mà các thiết chế tài phán có thể có thẩm quyền giải quyết đối với các tranh chấp về hoạnh định ranh giới ngoài. Tuy nhiên, tác giả nhận định rằng các ý kiến tư vấn của các thiết chế tài phán quốc tế có thể hỗ trợ cho việc giải quyết các tranh chấp như vậy và qua đó đẩy mạnh việc áp dụng thống nhất các quy định của UNCLOS.  Barbara Kwiatkowska (2012), Submissions to the UN CLCS in Cases of Disputed and Undisputed Maritime Boundary Delimitations or Other Unresolved Land or Maritime Disputes of Developing States, Vandeplas Publishing: Law of the Sea Series 3. Trong ấn phẩm này, tác giả đã phân tích nguyên tắc “không gây phương hại” theo UNCLOS trong hoạt động của CLCS đối với các tranh chấp đất liền hoặc biển đã được giải quyết hoặc chưa được giải quyết. Tác giả đã lập luận rằng hoạt động giải thích các quy định của UNCLOS và Bộ Quy tắc của CLCS, cũng như thực tiễn rộng lớn về việc nộp các bản đệ trình ranh giới thềm lục địa ngoài 200 hải 10 lý của các quốc gia đã chứng minh rằng các khuyến nghị của CLCS sẽ không gây phương hại cho các hoạt động phân định biển cũng như cho việc giải quyết các tranh chấp đất liền hay biển. Do đó, các tranh chấp này có thể được giải quyết trước hoặc song song hoặc sau khi các quốc gia đã nhận được các khuyến nghị của CLCS. Bên cạnh đó, tác giả cũng đã phân tích các biện pháp để thực hiện nguyên tắc “không gây phương hại” như nộp bản đệ trình từng phần, nộp bản đệ trình chung, nộp bản đề trình với sự đồng ý của tất cả các bên tranh chấp, và hoạt động không xem xét các bản đệ trình của CLCS. Ngoài ra, tác giả cũng đã đánh giá một cách toàn diện các bản đệ trình có liên quan tới tranh chấp về biển hoặc đất liền của các quốc gia đang phát triển từ vùng biển Caribbean, Mỹ La Tinh, Đông Bắc và Đông Nam Á, Nam Thái Bình Dương, Nam Á và Trung Đông, Đông Phi, Ấn Độ Dương cho đến các vùng biển của Nam Phi, Tây Phi và Bắc Phi. Cuối cùng, tác giả nhận định rằng sự liên kết chặt chẽ giữa quá trình phân định thềm lục địa (bởi các quốc gia và các thiết chế tài phán quốc tế) và quá trình hoạch định ranh giới thềm lục địa ngoài 200 hải lý của CLCS sẽ đảm bảo rằng CLCS vẫn giữ vị trí trung tâm trong việc thúc đẩy sự phát triển của luật biển quốc tế và giải quyết hòa bình các tranh chấp của đại dương.  Vicente Marotta Rangel (2006), “Settlement of Disputes Relating to the Delimitation of the Outer Continental Shelf: The Role of International Courts and Arbitral Tribunals”, The International Journal of Marine and Costal Law, Vol 21, No 3. Trong bài viết này, tác giả đã làm rõ vai trò và chức năng của ICJ, ITLOS cũng như Tòa Trọng tài Phụ lục VII trong việc giải quyết các tranh chấp về phân định thềm lục địa. Mặc khác, tác giả cũng đã đánh giá về các loại phân định thềm lục địa (phân định thềm lục địa 200 hải lý và ngoài 200 hải lý), quyền quốc gia ven biển trên thềm lục địa và các phán quyết lịch sử về các tranh chấp này. Cuối cùng, tác giả đánh giá về sự kiểm soát tư pháp của các thiết chế tài phán đối với các ranh giới ngoài được thiết lập dựa trên khuyến nghị của CLCS. 11  Bjørn Kunoy (2013), “The Delimitaiton of an Indicative Area of Overlapping Entitlement to the Outer Continential Shelf”, British Yearbook of International Law. Trong bài viết này, tác giả đã nhận định rằng việc xác định khu vực chồng lấn là điều kiện tiên quyết cho việc phân định thềm lục địa ngoài 200 hải lý. Để thực hiện điều này, tác giả cho rằng cần xác định các đường cơ sở có liên quan cho mục đích của việc phân định, ít nhất là đến khoảng cách 200 hải lý. Tác giả cũng cho rằng, mặc dù trên thực tế chỉ có một thềm lục địa duy nhất theo luật pháp quốc tế, các phương pháp để xác định khu vực chồng lấn trong phân định thềm lục địa 200 hải lý không thể áp dụng để xác định khu vực chồng lấn trong phân định thềm lục địa ngoài 200 hải lý.  Bjarni Már Magnússon(2013), Dispute Settlement and the Establishment of the Continental Shelf Beyond 200 Nautical Miles (PhD Thesis), The University of Edinburgh. Trong luận án của mình, tác giả đã giải thích nguồn gốc về thềm lục địa trong pháp luật quốc tế cũng như giải thích sự phát triển của khái niệm thềm lục địa dẫn tới việc hình thành Điều 76 UNCLOS. Tác giả đã nhận định rằng, nguyên tắc về “sự kéo dài tự nhiên” là khái niệm quan trọng nhất, là cơ sở cho sự hình thành quyền lợi của quốc gia ven biển đối với thềm lục địa ngoài 200 hải lý. Trong luận án của mình tác giả đã phân tích những nguyên tắc và hoàn cảnh liên quan trong việc phân định thềm lục địa ngoài 200 hải lý và cho rằng cho rằng yếu tố “chân dốc lục địa” là hoàn cảnh cơ bản trong việc phân định thềm lục địa ngoài 200 hải lý bên cạnh các yếu tố địa lý/địa chất khác như các máng địa chất, các bãi ngầm, ghềnh, núi, bãi, mỏm... mà không phải là đường bờ biển. Tác giả cho rằng phương pháp phân định thềm lục địa 200 hải lý và ngoài 200 hải lý là khác nhau. Tác giả cũng cho rằng CLCS không phải là một cơ quan tài phán quốc tế để giải quyết các tranh chấp về hoạch định thềm lục địa ngoài.  Natalie Klein (2005), Dispute Settlement in the UN Convention on the Law of the Sea, Cambridge University Press. 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan