Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luật Giải quyết tranh chấp trên biển đông nhìn từ vụ kiện philippines trung quốc...

Tài liệu Giải quyết tranh chấp trên biển đông nhìn từ vụ kiện philippines trung quốc

.PDF
104
13
109

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT ĐINH THỊ MINH THU GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRÊN BIỂN ĐÔNG NHÌN TỪ VỤ KIỆN PHILIPPINES – TRUNG QUỐC LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2017 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT ĐINH THỊ MINH THU GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRÊN BIỂN ĐÔNG NHÌN TỪ VỤ KIỆN PHILIPPINES – TRUNG QUỐC Chuyên ngành: Luật Quốc tế Mã số: 60 38 01 08 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS. TS. NGUYỄN BÁ DIẾN HÀ NỘI - 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội. Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! NGƯỜI CAM ĐOAN Đinh Thị Minh Thu MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các chữviết tắt MỞ ĐẦU ....................................................................................................................... 1 Chương 1: TỔNG QUAN VỀ CÁC TRANH CHẤP TRÊN BIỂN ĐÔNG NÓI CHUNG VÀ VỤ KIỆN PHILIPPINES – TRUNG QUỐC NÓI RIÊNG ............... 5 1.1. Khái niệm, đặc điểm các tranh chấp trên Biển Đông ..................................... 5 1.2. Phân loại các tranh chấp trên Biển Đông ........................................................... 7 1.3. Các thiết chế tài phán quốc tế và việc giải quyết tranh chấp Biển Đông ......... 9 1.3.1. Tòa án Công lý quốc tế ...................................................................................... 10 1.3.2. Tòa án Quốc tế về Luật biển .............................................................................. 12 1.3.3. Tòa trọng tài thành lập theo Phụ lục VII UNCLOS........................................... 13 1.3.4. Tòa trọng tài thành lập theo Phụ lục VIII UNCLOS ......................................... 16 1.3.5. Tòa trọng tài thường trực ................................................................................... 17 1.4. Tổng quan về vụ kiện Philippines – Trung Quốc............................................. 20 1.4.1. Lược sử tranh chấp giữa Philippines và Trung Quốc trên Biển Đông............... 20 1.4.2. Cơ quan thụ lý Vụ kiện và thành phần tham gia xét xử ..................................... 23 Chương 2: TIẾN TRÌNH VỤ KIỆN PHILIPPINES – TRUNG QUỐC TẠI TÒA TRỌNG TÀI PHỤ LỤC VII ..................................................................................... 27 2.1. Quan điểm của các bên trong Vụ kiện .............................................................. 27 2.1.1. Diễn biến Vụ kiện .............................................................................................. 27 2.1.2. Quan điểm của Philippines................................................................................. 30 2.1.3. Quan điểm của Trung Quốc ............................................................................... 34 2.2. Phán quyết của Tòa trọng tài ............................................................................. 36 2.2.1. Phán quyết của Tòa trọng tài về thẩm quyền và khả năng thụ lý ...................... 36 2.2.2. Phán quyết của Tòa trọng tài về nội dung vụ kiện ............................................. 42 Chương 3: TÁC ĐỘNG CỦA PHÁN QUYẾT VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM TRONG VẤN ĐỀ BẢO VỆ CHỦ QUYỀN BIỂN, ĐẢO ........ 53 3.1. Ý nghĩa và tác động của Phán quyết tới cục diện tranh chấp tại Biển Đông 53 3.1.1. Ý nghĩa của việc ban hành Phán quyết .............................................................. 53 3.1.2. Tác động của Phán quyết tới cục diện tranh chấp tại Biển Đông ...................... 53 3.2. Kinh nghiệm về việc lựa chọn thiết chế tài phán giải quyết tranh chấp biển, đảo ............................................................................................................................ 62 3.2.1. Lựa chọn thiết chế tài phán giải quyết tranh chấp về chủ quyền biển, đảo ....... 62 3.2.2. Lựa chọn thiết chế tài phán giải quyết các tranh chấp biển, đảo khác ............... 65 3.3. Kinh nghiệm về việc chuẩn bị hệ thống tài liệu cần thiết cho thủ tục tố tụng .. ............................................................................................................................ 67 3.3.1. Kinh nghiệm trong xây dựng tài liệu tố tụng ..................................................... 67 3.3.2. Kinh nghiệm trong vấn đề lựa chọn và sử dụng chứng cứ tại Tòa .................... 70 3.4. Các kinh nghiệm khác trong quá trình chuẩn bị cho việc tố tụng tại thiết chế tài phán ........................................................................................................................ 76 3.4.1. Về nhân sự .......................................................................................................... 76 3.4.2. Về tài chính ........................................................................................................ 79 3.4.3. Về các điều kiện đảm bảo khác .......................................................................... 81 KẾT LUẬN ................................................................................................................. 84 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................. 85 PHỤ LỤC. DANH SÁCH CÁC VỤ VIỆC ĐƯỢC GIẢI QUYẾT TẠI TÒA TRỌNG TÀI PHỤ LỤC VII……………………………………………………….94 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ICJ Tòa án Công lý Quốc tế ILC Ủy ban Luật pháp Quốc tế PCA Tòa Trọng tài Thường trực UNCLOS Công ước Liên hợp Quốc về Luật Biển MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Biển Đông là vùng biển nửa kín có vị trí địa chính trị, kinh tế và quân sự đặc biệt quan trọng đối với các quốc gia trong khu vực nói riêng và các quốc gia lớn trên thế giới nói chung. Xuất phát từ vị trí địa chiến lược quan trọng như vậy, từ lâu Biển Đông đã trở thành đối tượng của nhiều tranh chấp phức tạp và kéo dài hàng thập kỷ giữa các quốc gia trong khu vực. Có thể khái quát tranh chấp tại Biển Đông thành các loại chủ yếu sau đây: (i) Tranh chấp chủ quyền lãnh thổ; (ii) Tranh chấp phân định biên giới/ranh giới biển; (iii) Tranh chấp về thực hiện quyền và nghĩa vụ trong các vùng biển theo quy định của Công ước Luật biển năm 1982; (iii) Tranh chấp phát sinh do yêu sách “đường lưỡi bò” phi lý của Trung Quốc chiếm trọn 80% diện tích Biển Đông. Các tranh chấp này đã và đang được giải quyếttheo các phương thức tài phán và phi tài phán theo đúng những nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế và các quy định của Công ước về Luật biển năm 1982 của Liên hợp quốc. Tuy nhiên hiện nay, với tham vọng bá chủ Biển Đông của Trung Quốc, các biện pháp phi tài phán đã tỏ ra kém hiệu quả. Trước bối cảnh đó, Philippines đã thực hiện một bước đi tiên phong, là quốc gia đầu tiên đệ trình vụ việc tranh chấp ra Tòa trọng tài được thành lập theo đúng Phụ lục VII của Công ước Luật biển năm 1982 vào ngày 22 tháng 01 năm 2013.Mặc dù Trung Quốc cố tình phớt lờ không tham gia vụ kiện, song điều đó không ảnh hưởng tới thẩm quyền và khả năng thụ lý vụ việc của Tòa trọng tài. Phán quyết của Tòa trọng tài có tác động mạnh mẽ tới cục diện tranh chấp tại Biển Đông, được coi là “quả búa tạ” vào tham vọng hiện thực hóa yêu sách “đường lưỡi bò” phi lý của Trung Quốc, là động lực lớn lao thúc đẩy các quốc gia khác trong khu vực đã tới lúc phải thực hiện những hành động mạnh mẽ và cứng rắn hơn trong việc giải quyết các tranh chấp đang tồn đọng. Tuy nhiên, Phán quyết này cũng buộc Việt Nam phải quan tâm xem xét vì đối tượng trong vụ kiện đồng thời thuộc chủ quyền lãnh thổ không thể tranh cãi của Việt Nam. 1 Là một trong các bên trong tranh chấp tại Biển Đông, Việt Nam luôn nhất quán khẳng định chủ quyền của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, đồng thời nghiêm túc tuân thủ việc giải quyết các tranh chấp bằng các phương thức hòa bình theo quy định của luật quốc tế. Trong bối cảnh hiện nay khi mà các biện pháp đàm phán, thương lượng đã tỏ ra kém hiệu quả thì biện pháp tài phán là giải pháp cần được tính đến. Để hiện thực hóa được điều này, đòi hỏi Việt Nam phải có những nghiên cứu chuyên sâu về các thiết chế tài phán, đồng thời chuẩn bị hồ sơ pháp lý hoàn chỉnh đi đôi với việc đào tạo đội ngũ nhân lực và các điều kiện đảm bảo khác, thể hiện quyết tâm tổng lực tham gia vào đấu trường pháp lý quốc tế. Vấn đề này đã được tính đến song chỉ thực sự trở nên cấp thiết khi Philippines tiến hành kiện Trung Quốc và giành thắng lợi thông qua việc ban hành Phán quyết của Tòa trọng tài. Tại Việt Nam, việc nghiên cứu vấn đề giải quyết tranh chấp, bảo vệ chủ quyền biển, đảo tại các thiết chế tài phán quốc tế đã được thực hiện nhưng vẫn còn ở mức độ hạn chế. Do vậy, nghiên cứu vụ kiện Philippines – Trung Quốc là việc làm mang tính cấp thiết, từ đó rút ra được các bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc chuẩn bị và hiện thực hóa giải pháp pháp lý nhằm giải quyết tranh chấp, bảo vệ chủ quyền biển, đảo của quốc gia trên Biển Đông. Chính vì những lý do đó, học viên xin chọn đề tài luận văn với nội dung “Giải quyết tranh chấp trên Biển Đông nhìn từ vụ kiện Philippines – Trung Quốc”. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu tổng quát Đóng góp những đề xuất nhằm giúp Việt Nam có thêm kinh nghiệm trong việc chuẩn bị những điều kiện cần thiết để tiến hành khởi kiện Trung Quốc tại các thiết chế tài phán quốc tế trên cơ sở bài học của Philippines trong vụ kiện. 2.2.Mục tiêu cụ thể - Tổng quan về tranh chấp Biển Đông và phương thức giải quyết tranh chấp thông qua các thiết chế tài phán quốc tế; 2 - Nghiên cứu tổng quan về vụ kiện Philippines – Trung Quốc và tác động của phán quyết được ban hành bởi Tòa trọng tài tới cục diện tranh chấp tại Biển Đông; - Nghiên cứu, đánh giá quan điểm và hành động của Philippines trong vụ kiện, qua đó rút ra những bài học kinh nghiệm và gợi ý cho Việt Nam. 3.Tính mới và những đóng góp của Luận văn - Xác định được những điểm mấu chốt trong Phán quyết và đánh giá được tác động của vụ kiện tới cục diện tranh chấp tại Biển Đông; - Làm rõ được những bài học kinh nghiệm và những gợi mở cụ thể cho Việt Nam trong việc chuẩn bị khởi kiện Trung Quốc tại các thiết chế tài phán quốc tế. 4. Phạm vi nghiên cứu Giới hạn trong việc nghiên cứu vụ kiện Philippines – Trung Quốc qua đó rút ra những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam khi tiến hành khởi kiện tại các thiết chế tài phán quốc tế. + Về không gian: Tranh chấp trong khu vực Biển Đông; + Về thời gian: Chủ yếu từ khi vụ kiện được đệ trình từ năm 2013 tới khi Phán quyết được ban hành năm 2016. 5. Phương pháp nghiên cứu đề tài Luận văn sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu bao gồm: - Thu thập tài liệu để nghiên cứu, phân tích và tham khảo thông tin, trên cơ sở kế thừa các thành quả nghiên cứu trước đây; - Sử dụng các phương pháp thống kê, phân tích, so sánh, đối chiếu để làm sáng tỏ vấn đề cần nghiên cứu; - Bên cạnh đó, đề tài cũng được nghiên cứu thông qua phương pháp bình luận, tổng hợp và so sánh khi 3 6. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, Luận văn được cơ cấu thành 03 chương như sau: Chương 1. Tổng quan về các tranh chấp trên Biển Đông nói chung và vụ kiện Philippines – Trung Quốc nói riêng Chương 2. Tiến trình vụ kiện Philippines – Trung Quốc tại Tòa trọng tài Phụ lục VII Chương 3. Tác động của Phán quyết và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong vấn đề bảo vệ chủ quyền biển, đảo 4 Chương 1: TỔNG QUAN VỀ CÁC TRANH CHẤP TRÊN BIỂN ĐÔNG NÓI CHUNG VÀ VỤ KIỆN PHILIPPINES – TRUNG QUỐC NÓI RIÊNG 1.1. Khái niệm, đặc điểm các tranh chấp trên Biển Đông Biển Đông là vùng biển nửa kín có diện tích khoảng 3.5 triệu km2, bao bọc bởi chín quốc gia là Việt Nam, Trung Quốc, Philippines, Indonesia, Brunei, Malaysia, Singapore, Thái Lan, Campuchia và một vùng lãnh thổ là Đài Loan. Biển Đông là một trong các khu vực có tầm quan trọng chiến lược đối với các nước trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương nói riêng và các quốc gia khác trên thế giới nói chung [2]. (i)Về kinh tế: Biển Đông có nguồn tài nguyên sinh vật và phi sinh vật vô cùng phong phú và đa dạng với trữ lượng lớn, là tiềm năng to lớn để phát triển công – thương nghiệp, đồng thời là nơi dự trữ sinh quyển quan trọng trên thế giới. Với vị trí nối liền các vùng biển lớn giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, Biển Đông là yết hầu cho giao lưu hàng hóa của nhiều nước châu Á và trở thành tuyến đường giao thông huyết mạch nhộn nhịp thứ hai thế giới, thúc đẩy sự phát triển của vận tải biển nói riêng, kinh tế biển nói chung. (ii)Về chính trị và an ninh quốc phòng: Biển Đông là địa bàn chiến lược không chỉ của các quốc gia trong khu vực mà còn gồm các quốc gia lớn như Hoa Kỳ,Hàn Quốc, Nhật Bản,Nga, Ấn Độ…Đối với các quốc gia ven biển, Biển Đông có ý nghĩa phòng thủ chiến lược. Các thực thể địa lý trong hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là những nơi quan trọng có thể xây dựng các trạm dừng chân, trạm thông tin, cứu hộ, tiếp nhiên liệu, là “cánh tay nối dài” khẳng định chủ quyền của quốc gia tại Biển Đông. Việc bất cứ một quốc gia nào thực hiện những yêu sách thái quá, vi phạm các quy định của luật quốc tế đều ảnh hưởng nghiêm trọng và trực tiếp tới chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của các quốc gia trong khu vực nói riêng và quyền lợi chính đáng của các quốc gia khác nói chung. Xuất phát từ những lợi ích mang tính chiến lược như vậy, Biển Đông trở thành đối tượng yêu sách của các quốc gia trong khu vực, dẫn tới những tranh chấp phức tạp kéo dài, gọi chung là “Tranh chấp Biển Đông”. Tranh chấp Biển Đông là một 5 dạng tranh chấp quốc tế, theo đó các chủ thể tham gia vào quan hệ quốc tế có những quan điểm pháp lý và quyền lợi mâu thuẫn nhau. GS. Nguyễn Bá Diến – nhà nghiên cứu giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực Luật biển, đã định nghĩa rất sát: Tranh chấp quốc tế về biển, đảo là những mâu thuẫn, xung đột giữa các quốc gia và các chủ thể của luật quốc tế nói chung về những vấn đề liên quan tới việc giải thích hay áp dụng các quy định của các điều ước quốc tế, đặc biệt là Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982, hoặc bất kỳ vấn đề khác liên quan đến lĩnh vực biển, đảo phát sinh trong quan hệ giữa các bên hữu quan [9, tr.11]. Tranh chấp Biển Đông có một số đặc điểm như: (i)Tranh chấp Biển Đông liên quan tới nhiều chủ thể của luật quốc tếnhư tranh chấp giữa các quốc gia (Ví dụ: Tranh chấp đảo Pulau Ligitan và Pulau Sipadan giữa Malaysia và Indonesia); tranh chấp giữa quốc gia với vùng lãnh thổ - chủ thể đặc biệt của luật quốc tế (Ví dụ: Tranh chấp đảo Ba Bình trong quần đảo Trường Sa giữa Việt Nam và vùng lãnh thổ Đài Loan). Đặc biệt, các nước trong khu vực tranh chấp đa số đều là thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Với sứ mệnh của mình, ASEAN đã có nhiều đóng góp tích cực là cầu nối đối thoại giữa các bên trong việc giải quyết các tranh chấp trên Biển Đông, điển hình là việc ra Tuyên bố về ứng xử của các bên trên Biển Đông (DOC) năm 2002 và thúc đẩy các bên tiến đến ký kết Bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC). (ii) Đối tượng tranh chấp Biển Đông bao gồm: Lãnh thổ, kinh tế và an ninh: Như đã chỉ ra, xuất phát từ vị trí địa chiến lược, địa kinh tế và địa chính trị, do đó, Biển Đông trở thành đối tượng tranh chấp của nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ trong khu vực. Xuy cho cùng, bản chất của tranh chấp Biển Đông xoay quanh câu chuyện về lợi ích không thể dung hòa. (iii)Các tranh chấp Biển Đông có tính chất phức tạp, khó giải quyết và bất cân xứng.Tính phức tạp của xung đột này được quy định bởi sự đa dạng về đối tượng tranh chấp, chủ thể tham gia và mức độ đối nghịch khác nhau trong từng loại hình 6 mâu thuẫn. Sự phức tạp của các mâu thuẫn này còn tăng lên bởi những yếu tố như lịch sử và tâm lý. Lịch sử xung đột và chia rẽ kéo dài trong khu vực, ý thức chủ quyền và tinh thần dân tộc mạnh mẽ, truyền thống đấu tranh lớn hơn hợp tác, sự thù hằn lịch sử và định kiến dân tộc… đều đang làm xung đột thêm phần sâu sắc [4]. Không những thế, tính bất cân xứng thể hiện rõ khi một bên là các nước đang phát triển với một bên là Trung Quốc – siêu cường mới của thế giới. Hơn nữa, do các mâu thuẫn này đều liên quan đến lợi ích cơ bản của quốc gia nên rất khó điều hòa và rất khó để giải quyết. (iv)Tác động của các tranh chấp Biển Đông đã vượt ra khỏi phạm vi khu vực, trở thành một trong những điểm nóng toàn cầu.Tuy tranh chấp Biển Đông chỉ diễn ra giữa các nước trong khu vực nhưng không thể phủ nhận tác động mạnh mẽ của nó tới các quốc gia khác trên thế giới. Điều này thể hiện rõ nét khi Trung Quốc công bố yêu sách “đường lưỡi bò” và thực hiện một loạt các hành vi phi lý nhằm hiện thực hóa yêu sách này, đã ảnh hưởng trực tiếp tới quyền tự do hàng hải và các hoạt động giao thương trên biển của những quốc gia lớn như Nga, Hoa Kỳ…Hơn nữa, nếu xung đột xảy ra, nơi đây sẽ trở thành điểm nóng đối với toàn cầu. Chính vì vậy, giải quyết hòa bình tranh chấp Biển Đông là góp phần bảo vệ hòa bình và an ninh khu vực, qua đó giảm thiểu nguy cơ xấu tới hòa bình thế giới. 1.2. Phân loại các tranh chấp trên Biển Đông Tranh chấp Biển Đông hiện nay có thể chia thành các loại tranh chấp chủ yếu như sau: Thứ nhất, tranh chấp liên quan tới chủ quyền lãnh thổ. Trong đó, tồn tại hai tranh chấp nổi cộm là: (i) Tranh chấp chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam, cụ thể: Tranh chấp quần đảo Hoàng Sa với Trung Quốc và Đài Loan; Tranh chấp quần đảo Trường Sa vớiTrung Quốc, Đài Loan, Philippines, Malaysia và Brunei; (ii) Tranh chấp chủ quyền đối với bãi ngầm Hoàng Nham giữa Philippines và Trung Quốc. 7 Thứ hai, tranh chấp liên quan đến các vùng biển chồng lấn, trong đó nổi lên vấn đề phân định biên giới/ranh giới biển giữa Việt Nam và các nước trong khu vực như: (i)Phân định ranh giới biển với Trung Quốc khu vực ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ có diện tích chồng lấn khoảng 1080 km2 [4, tr.385]. (ii)Phân định vùng đặc quyền kinh tế với Indonesia khu vực nam Biển Đông. (iii)Phân định ranh giới Thềm lục địa và Vùng đặc quyền kinh tế với Malaysia trong Vịnh Thái Lan trong khu vực chồng lấn khoảng 2800km2. (iv)Phân định ranh giới Thềm lục địa chồng lấn 3 bên với Thái Lan – Malaysia trong trong Vịnh Thái Lan. (v)Phân định biên giới/ranh giới biển với Campuchia trong khu vực Vịnh Thái Lan. (vi) Phân định biên giới/ranh giới biển với Brunei Thứ ba, tranh chấp về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo quy định của Công ước trong quá trình khai thác, quản lý và sử dụng biển như: Tranh chấp về khai thác dầu mỏ, khí đốt; tranh chấp về nghề cá khi Trung Quốc tuyên bố đơn phương áp đặt Lệnh cấm đánh bắt cá tại Biển Đông năm 1999; và các tranh chấp liên quan tới quyền tự do hàng hải, hàng không. Thứ tư, tranh chấp liên quan tới yêu sách “đường lưỡi bò” của Trung Quốc chiếm hơn 80% diện tích Biển Đông. Theo quan điểm của người viết, đây là tranh chấp nổi cộm nhất hiện nay và có mối liên hệ nguyên nhân – kết quả tới các loại tranh chấp khác trên Biển Đông. “Đường lưỡi bò” hay “đường chín đoạn” có thể được Trung Quốc vin vào như một Tuyên bố chủ quyền nhằm kiểm soát tất cả các thực thể, vùng đất, vùng nước và đáy biển bên trong“đường chín đoạn”. Bằng yêu sách phi lý,mơ hồ và bất nhất này, Trung Quốc đã ngang nhiên tước đoạt chủ quyền và quyền chủ quyền của các quốc gia trong khu vực Biển Đông, đặc biệt là khu vực hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Bên cạnh đó, nhằm hiện thực hóa yêu 8 sách ngông cuồng này, Trung Quốc đã tự cho mình cái quyền được thực hiện việc cải tạo, xây dựng đảo nhân tạo, đơn phương ban hành lệnh cấm đánh bắt cá, bắt giữ trái phép tàu thuyền của các quốc gia khác.... Chính những nguyên nhân đó đã dẫn đến kết quả của việc hình thành và kéo dài các cuộc tranh chấp gay gắt liên quan tới việc thực hiện các quyền chủ quyền và quyền tài phán của các quốc gia ven biển theo quy định của Công ước, đe dọa nghiêm trọng tới sự tự do và an ninh hàng hải. Tranh chấp giữa Philippines và Trung Quốc cũng không phải là ngoại lệ. Từ đó cho thấy việc giải quyết tranh chấp giữa Philippines và Trung Quốc thực chất là xem xét tới tính pháp lý của yêu sách đường chín đoạn, từ đó là cơ sở quan trọng để giải quyết các tranh chấp khác có liên quan. Việc phân loại các tranh chấp này chỉ mang tính chất tương đối dựa trên đối tượng tranh chấp, cho ta thấy một bức tranh toàn cảnh về cục diện tranh chấp tại Biển Đông. Việc giải quyết một tranh chấp có hệ quả pháp lý liên đới và tác động mạnh mẽ tới các tranh chấp còn lại trên Biển Đông. 1.3. Các thiết chế tài phán quốc tế và việc giải quyết tranh chấp Biển Đông Giải quyết tranh chấp Biển Đông bằng các thiết chế tài phán quốc tế là một trong những phương thức hòa bình giải quyết tranh chấp được quy định trong Điều 33 Hiến chương Liên hợp quốc và ghi nhận cụ thể tại Điều 287 Phần XV UNCLOS 1982. Các bên có thể cùng nhau thỏa thuận lựa chọn một thiết chế tài phán hoặc tuân theo thủ tục bắt buộc đưa tranh chấp ra tòa án có thẩm quyền khi các bên không đạt tới một cách giải quyết (Điều 281 Mục 1 và Điều 286 Mục 2 Phần XV). Các thiết chế tài phán được quy định có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp biển, đảo bao gồm: (i)Tòa án Công lý quốc tế (ii)Tòa án quốc tế về Luật biển (iii)Tòa trọng tài được thành lập theo Phụ lục VII Công ước (iv)Tòa trọng tài được thành lập theo Phụ lục VIII Công ước (Tòa trọng tài đặc biệt) 9 Ngoài ra, một thiết chế tài phán khác tuy không nằm trong khuôn khổ của UNCLOS, song với bề dày lịch sử và danh tiếng của mình, Tòa trọng tài thường trực Lahay (PCA) đã có những đóng góp quan trọng vào việc phát triển của Luật biển quốc tế hiện đại. 1.3.1. Tòa án Công lý quốc tế Tòa án Công lý quốc tế (Inernational Court of Justice - ICJ) là cơ quan tư pháp chính của Liên hợp quốc, hoạt động theo Hiến chương Liên hợp quốc 1945 với tiền thân là Pháp viện thường trực Quốc tế, được ra đời và chính thức đi vào hoạt động ngày 6 tháng 2 năm 1946. Các nước thành viên Liên hợp quốc ipso facto (đương nhiên) là thành viên quy chế của Tòa, bên cạnh đó các nước không phải là thành viên Liên hợp quốc cũng có thể trở thành thành viên của Quy chế này. Tại trụ sở chính ở Lahaye, Tòa đã tiến hành các thủ tục tranh tụng giữa các bên và thủ tục nghị án. ICJ bao gồm 15 thẩm phán được Hội đồng Bảo an và Đại hội đồng bổ nhiệm dựa trên danh sách được Tòa Trọng tài Thường trực tiến cử. Nhiệm kỳ của thẩm phán là 9 năm và không hạn chế việc tái đắc cử. Tuy nhiên, một quy tắc quan trọng về việc bổ nhiệm là phải đảm bảo không có hai thẩm phán cùng một quốc tịch. Cứ sau 3 năm, một phần ba số thẩm phán của Tòa sẽ được bổ nhiệm lại. Năm nước thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an sẽ thường xuyên có đại diện của mình trong Tòa. *Về thẩm quyền: Thẩm quyền của ICJ được xác định trong Quy chế Tòa – một bộ phận hợp thành của Hiến chương Liên hợp quốc và Bộ Quy tắc tố tụng năm 1978. Theo đó, ICJ có hai thẩm quyền chính là giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia thành viên và đưa ra kết luận tư vấn theo yêu cầu của Đại hội đồng, Hội đồng Bảo an và các tổ chức chuyên môn của Liên hợp quốc, quyền này không dành cho các quốc gia thành viên. Chỉ có các quốc gia thành viên Liên hợp Quốc mới được đưa vụ việc ra giải quyết tại ICJ. Đây là điểm khác biệt đối với các thiết chế tài phán khác như ITLOS hay PCA khi mở rộng quyền cho các đối tượng như quốc gia không phải là thành 10 viên, thể nhân, pháp nhân. Trong mọi trường hợp xảy ra tranh chấp, thẩm quyền của Tòa được xác định trên cơ sở ý chí của chủ thể tranh chấp và thẩm quyền này là độc lập, dựa trên sự tự nguyện của các bên hữu quan mà không bị tác động bởi bất kỳ sức ép chính trị, kinh tế nào. Cơ sở thẩm quyền giải quyết tranh chấp đó của Tòa là sự thỏa thuận rõ ràng đồng ý thẩm quyền của Tòa. Thẩm quyền của Tòa có thể thiết lập theo ba phương thức như: (i)Quốc gia chấp nhận thẩm quyền của Tòa theo từng vụ việc; (ii)Chấp nhận trước thẩm quyền của Tòa trong các điều ước quốc tế; (iii)Tuyên bố đơn phương chấp nhận thẩm quyền của Tòa. Trong việc giải quyết tranh chấp biển, đảo giữa các quốc gia, theo quy định của Hiến chương Liên hợp quốc cũng như Quy chế ICJ thì ICJ có thẩm quyền giải quyết tranh chấp liên quan tới vấn đề chủ quyền biển đảo. *Về thực tiễn hoạt động: Từ năm 1946 cho tới nay, ICJ đã trở thành thiết chế tài phán uy tín nhất trong việc giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia. Tính đến nay, Tòa đã thụ lý 93 vụ việc xét xử về nội dung và 23 vụ việc xin kết luận tư vấn [19]. Xu hướng cho thấy ngày càng có các nước đang phát triển và các quốc gia châu Á bảo vệ quyền lợi của mình thông qua việc lựa chọn ICJ là thiết chế tài phán để giải quyết tranh chấp của họ. Các tranh chấp về biển đảo chiếm tỷ trọng đáng kể trong số các vụ việc được ICJ giải quyết (31/93 vụ việc) [19]. Xét trong lĩnh vực này, ICJ đã có những đóng góp tích cực và không thể phủ nhận vai trò quan trọng của thiết chế này tới sự hoàn thiện và phát triển của Luật biển quốc tế hiện đại. Ví dụ như: Phán quyết của ICJ trong vụ eo biển Corfu năm 1949 đã góp phần làm sáng tỏ khái niệm pháp lý “eo biển quốc tế” và nguyên tắc qua lại không gây hại qua eo biển quốc tế, góp phần giải thích và thúc đẩy pháp điển hóa Luật biển quốc tế. Hay như phán quyết của ICJ năm 1951 trong vụ Ngư trường Na Uy đã công nhận việc phân định của Na Uy dựa trên kỹ thuật đường cơ sở thẳng “không trái với luật pháp quốc tế”. Điều này trở thành tiêu 11 chuẩn mới của Luật biển quốc tế hiện đại, được luật hóa tại Điều 4 Công ước Luật biển 1958 và Điều 7 Công ước Luật biển 1982… 1.3.2. Tòa án Quốc tế về Luật biển Tòa án quốc tế về luật biển (International Tribunal for the Law of the Sea ITLOS) có trụ sở tại Hamburg, được thành lập và hoạt động theo các quy định của Công ước Luật biển 1982 và Quy chế của tòa quy định tại Phụ lục VI UNCLOS. Tòa có 21 thẩm phán, đại diện cho các nhóm địa lý, các hệ thống pháp lý chủ yếu của Thế giới, được tuyển chọn trong số các nhân vật nổi tiếng về công bằng và liêm khiết, có năng lực rõ ràng trong lĩnh vực luật biển (Khoản 1 Điều 2 Quy chế Tòa án). *Về thẩm quyền:Thẩm quyền của ITLOS được quy định tại Mục 5 Phần XI, Phần XV của UNCLOS. Nhìn chung, cũng giống như ICJ, ITLOS có hai thẩm quyền chính là xét xử và đưa ra ý kiến tư vấn, tuy nhiên, có những điểm đặc thù trong thẩm quyền của ITLOS như sau: (i)Chủ thể có quyền đưa vụ tranh chấp giải quyết tại ITLOS rộng hơn so với ICJ. Điều 20 Quy chế Tòa về Quyền được đưa vấn đề ra Tòa án quy định: 1. Tòaán được để ngỏ cho các quốc gia thành viên. 2. Tòa án được để ngỏ cho các thực thể không phải là các quốc gia thành viên trong tất cả các trường hợp đã được quy định rõ trong phần XI hay cho mọi tranh chấp được đưa ra theo mọi thỏa thuận khác, giao cho Tòa án một thỏa quyền được tất cả các bên trong vụ tranh chấp thỏa thuận. Như vậy, quyền đưa vụ việc ra Tòa án gồm: Các quốc gia thành viên vàcác quốc gia khác không phải là thành viên cũng như các chủ thể khác không phải là quốc gia như thể nhân, pháp nhân, tổ chức quốc tế. Đây là điểm khác biệt so với ICJ khi chỉ có quốc gia thành viên mới được đưa vụ việc ra giải quyết tại ICJ. (ii)Thẩm quyền đưa ra các kết luận tư vấn thuộc về Viện giải quyết các tranh chấp liên quan đến đáy biển theo yêu cầu của Đại hội đồng hay Hội đồng các cơ quan 12 quyền lực về những vấn đề pháp lý được đặt ra trong khuôn khổ hoạt động của họ (Điều 191 UNCLOS 1982). Bên cạnh đó, ITLOS cũng có thể đưa ra các ý kiến tư vấn về một vấn đề pháp lý trong trường hợp có một Điều ước quốc tế liên quan đến tôn chỉ, mục đích của UNCLOS 1982 quy định cụ thể việc được đệ trình đơn lên Tòa án để xin ý kiến tư vấn. Một điểm tương đồng với cơ chế ra ý kiến tư vấn của ICJ, đó là các quốc gia không được trực tiếp xin ý kiến tư vấn của Tòa, việc xin ý kiến tư vấn được thực hiện trung gian thông qua các cơ quan có thẩm quyền. *Về thực tiễn hoạt động: Đến tháng 03 năm 2017, ITLOS đã thụ lý 25 vụ việc và đưa ra ý kiến tư vấn đối với hai vụ việc số 17 và số 21 [22]. Trong đó bao gồm những vụ việc liên quan tới: (i) Tranh chấp về phân định ranh giới biển giữa Gana và Bờ biển Ngà (vụ việc số 23); giữa Bangladesh và Myanmar trong Vịnh Bengal (vụ việc số 16); giữa Malaysia và Singapore liên quan đến eo biển Johor (vụ việc số 12); (ii) Các tranh chấp khác liên quan tới việc giải thích và áp dụng Công ước nổi bật như vụ Mox Plant tranh chấp về đặc quyền đánh cá trên quần đảo Falkland (vụ việc số 10) [22]. Nhìn tổng thể, số lượng các vụ việc được ITLOS giải quyết ít hơn rất nhiều so với ICJ. Hơn nữa, xét trên khía cạnh kinh nghiệm giải quyết các vụ việc liên quan tới vấn đề phân định biển, ITLOS cũng còn rất hạn chế. Tuy nhiên, không thể phủ nhận những đóng góp của ITLOS trong việc làm sáng tỏ và hoàn thiện hơn các quy định của Luật biển quốc tế hiện đại. 1.3.3.Tòa trọng tài thành lập theo Phụ lục VII UNCLOS Là thiết chế tài phán được thành lập trong khuôn khổ Công ước UNCLOS,Tòa trọng tài thành lập theo Phụ lục VII UNCLOS (Tòa trọng tài Phụ lục VII) có thẩm quyền giải quyết các vụ việc liên quan tới việc giải thích và áp dụng Công ước. *Về điều kiện thụ lý vụ việc:Theo quy định của UNCLOS, điều kiện thụ lý vụ việc của Tòa trọng tài Phụ lục VII rất đa dạng: (i) Các bên cùng thỏa thuận đưa vụ việc ra giải quyết tại Tòa trọng tài thông qua Thỏa thuận trọng tài; (ii) Cả hai quốc gia thành viên UNCLOS đều tuyên bố lựa 13 chọn Trọng tài là phương thức giải quyết tranh chấp theo UNCLOS;(iii) Cả hai quốc gia thành viên đều không chấp nhận cùng một thủ tục để giải quyết tranh chấp theo khoản 4 Điều 287; (iv) Khi tuyên bố lựa chọn thiết chế tài phán tại khoản 1 Điều 287 hết hiệu lực thì cũng được xem là đã chấp nhận thủ tục trọng tài đã trù định ở phụ lục VII theo khoản 5 Điều 287. Cụ thể, khoản 1 Điều 287 quy định như sau: 1. Khi ký hay phê chuẩn Công ước hoặc tham gia Công ước, hay ở bất kỳ thời điểm nào sau đó, một quốc gia được quyền tự do lựa chọn, hình thức tuyên bố bằng văn bản, một hay nhiều biện pháp sau đây để giải quyết các tranh chấp có liên quan đến việc giải thích hay áp dụng Công ước: Tòa án Quốc tế về Luật biển được thành lập theo đúng Phụ lục VII; Tòa án quốc tế; Một tòa trọng tài được thành lập theo đúng Phụ lục VII; Một tòa trọng tài đặc biệt được thành lập theo đúng Phụ lục VIII để giải quyết một hay nhiều loại tranh chấp đã được quy định rõ trong đó [34]. Như vậy, Tòa trọng tài là cơ chế duy nhất mà một bên có thể đơn phương khởi kiện, không cần sự chấp thuận của bên còn lại. *Về chức năng, thẩm quyền của Tòa trọng tài Phụ lục VII: Tòa trọng tài sẽ thực hiện các chức năng của mình theo đúng các điều khoản của UNCLOS 1982. Điều này cho phép Tòa trọng tài có thẩm quyền giải quyết tất cả các tranh chấp liên quan đến việc áp dụng và giải thích UNCLOS 1982. Hay nói cách khác, toàn bộ các quy định của UNCLOS 1982 sẽ được Tòa áp dụng để giải quyết tranh chấp, đặc biệt là các điều khoản được quy định tại Chương XV UNCLOS 1982. *Về cơ cấu tổ chức của Tòa trọng tài: Theo quy định tại Phụ lục VI của UNCLOS 1982, Tòa trọng tài gồm 5 thành viên, trong đó mỗi bên cử ra một thành viên (có thể là công dân nước mình) trong số danh sách các Trọng tài viên đã được các quốc gia đăng ký với Tổng thư ký Liên hợp quốc, trừ trường hợp các bên có thỏa 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan