Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luật Giải quyết tình huống luật lao động...

Tài liệu Giải quyết tình huống luật lao động

.DOC
16
62
102

Mô tả:

MỤC LỤC Trang I. Việc công ty V tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động với 13 thủy thủ đang bị mất tích là trái pháp luật....................................................................................2 II. Thời điểm kết thúc hợp đồng lao động với 13 người bị mất tích là ngày Quyết định tuyên bố đã chết đối với 13 người lao động của Tòa án có hiệu lực pháp luật, vì:..........................................................................................................4 1. Nguyên nhân chấm dứt hợp đồng lao động giữa 13 người lao động bị mất tích và người sử dụng lao động là người lao động bị Tòa án tuyên bố đã chết. 5 2. Thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động với 13 thuyền viên mất tích là ngày Quyết định tuyên bố đã chết đối với 13 người lao động này của Tòa án có hiệu lực pháp luật.......................................................................................................7 III. Giải quyết quyền lợi của 13 người lao động bị mất tích.............................9 1. Trường hợp 13 người lao động bị Tòa án tuyên bố chết sau một năm từ khi chấm dứt tai nạn...............................................................................................10 2. Trường hợp 13 người lao động mất tích quay trở về...................................13 TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................15 1 Đề bài: Ngày 16 tháng 11 năm 2010 tầu TP của Công ty V đi từ Hải Phòng vào thành phố Hồ Chí Minh thì bị đắm. Thủy thủ đoàn trên tầu TP có tất cả 30 người đều là NLĐ có ký hợp đồng lao động với Công ty V. Công ty đã tổ chức tìm kiếm, cứu nạn cho đến ngày 25 tháng 12 năm 2010. Trong số 30 thủy thủ của tàu TP, ®· cứu sống được 15 người, 2 người đã chết và đã tìm thấy thi thể, còn lại 13 người không có tin tức gì. Ngày 10 tháng 3 năm 2011 Công ty V gửi đến thân nhân của 13 người thủy thủ đang bị mất tích “quyết định tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động”, và yêu cầu thân nhân của 13 thủy thủ chưa có tin tức ký vào quyết định tạm hoãn thì công ty sẽ làm thủ tục ứng trước tiền bảo hiểm của Bảo Việt và PJICO. Xem bản Hợp đồng lao động của các thủy thủ kí với Công ty V thì thấy trên hợp đồng lao động không ghi cụ thể số tiền lương mà chỉ ghi là: “lương theo thỏa thuận”. Sổ BHXH ghi tiền lương cơ bản để đóng bảo hiểm xã hội là 2.000.000đ, trong bảng lương ngang tháng 10/2011 của các thủy thủ đoàn thì tính trung bình số tiền mỗi người thủy thủ nhận mỗi tháng trong thực tế là 20.000.000đ. Biên bản điều tra vụ tai nạn của cảng vụ Hải Phòng ghi: “nguyên nhân đắm tầu là do sự cố bất khả kháng”. Câu hỏi: a. Công ty V tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động như vậy là đúng hay sai? b.Thời điểm kết thúc hợp đồng lao động với 13 người bị mất tích là thời điểm nào? Tại sao? c. Quyền lợi của 13 người lao động bị mất tÝch nªu trªn được giải quyết như thế nào? 2 BÀI LÀM I. Việc công ty V tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động với 13 thủy thủ đang bị mất tích là trái pháp luật Theo Điều 35 Bộ luâ ̣t lao đô ̣ng 1994 sửa đổi, bổ sung thì: Hợp đồng lao động được tạm hoãn thực hiện trong những trường hợp sau đây: - Người lao động đi làm nghĩa vụ quân sự hoặc các nghĩa vụ công dân khác do pháp luật quy định; - Người lao động bị tạm giữ, tạm giam; - Các trường hợp khác do hai bên thoả thuận Bộ luật lao động 2012 đã bổ sung thêm các trường hợp tạm hoãn hợp đồng lao động, cụ thể là: - Người lao động phải chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc. - Lao động nữ mang thai theo quy định tại Điều 156 của Bộ luật lao động 2012. Theo tình huống đưa ra, có thể thấy việc Công ty V tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động với 13 thủy thủ bị mất tích không thuộc trường hợp nào theo quy định của pháp luật. Lưu ý, trong trường hợp tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động do thỏa thuận của hai bên phải là sự thống nhất ý chí của hai bên tham gia quan hệ lao động cá nhân tức là người lao động và người sử dụng lao động. Trong trường hợp này, thân nhân của 13 người lao động bị mất tích không thể tự thỏa thuận với người sử dụng lao động về việc tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động của người lao động. Như vậy, việc ngày 10 tháng 3 năm 2011 Công ty V gửi đến thân nhân của 13 người thủy thủ đang bị mất tích “quyết định tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động”, và yêu cầu thân nhân của 13 thủy thủ chưa có tin tức ký vào quyết định tạm hoãn là không phù hợp với các quy định pháp luật. 3 Có thể bàn thêm: việc không thể thực hiện công việc theo hợp đồng lao động của 13 thủy thủ kể trên không thuộc trường hợp ngừng việc theo quy định tại Điều 98 Bộ luật lao động 2012 hay Điều 62 Bộ luật lao động 1994 sửa đổi, bổ sung. Tuy pháp luật không có quy định cụ thể về khái niệm ngừng việc nhưng căn cứ vào các quy định hiện hành có thể hiểu ngừng việc là tình trạng công việc của người lao động không thể thực hiện được do các nguyên nhân xuất phát từ phía người sử dụng lao động hay người lao động, hoặc nguyên nhân khách quan (sự cố điện, nước, thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, lí do kinh tế… tức là những sự cố khách quan bất khả kháng) trong khi người lao động hoàn toàn có khả năng tiếp tục thực hiện được công việc của mình. Việc 13 thủy thủ mất tích do sự cố đắm tàu khiến công việc theo hợp đồng lao động không thể tiếp tục được thực hiện tuy được xác định “nguyên nhân đắm tầu là do sự cố bất khả kháng” nhưng không thuộc trường hợp ngừng việc quy định tại Điều 98 Bộ luật lao động 2012. Cũng cần xác định thêm, trong nhiều trường hợp do doanh nghiệp không có đủ việc làm cho người lao động khiến người lao động phải dừng việc tạm thời, căn cứ vào các quy định của pháp luật có thể xác định đây là trường hợp ngừng việc và người lao động phải được trả lương. Tuy nhiên trong tình huống này cần phân biệt: - Thứ nhất, nguyên nhân của việc người lao động phải ngừng việc được xác định là do lỗi của người sử dụng lao động 1 hay vì lí do kinh tế bởi những nguyên nhân ngừng việc khác nhau sẽ ảnh hưởng tới tiền lương mà người lao động được nhận trong thời gian ngừng việc. Theo ý kiến của nhóm, trường hợp này có thể được xác định là nguyên nhân vì lí do kinh tế, bởi tình trạng thiếu việc làm cho người lao động xảy ra ngoài mong muốn của người sử dụng lao động và thường xuất phát từ tình hình kinh tế khó khăn, nó cũng sẽ làm ảnh hưởng tới doanh thu của chính doanh nghiệp. Như vậy, nếu xác định ngừng việc trong tình huống này là do lỗi của người sử dụng lao động thì sẽ ảnh hưởng tới 1 Luật sư Nguyễn Văn Hậu, Báo Người lao động, ngày 27/10/2011. 4 quyền lợi của người sử dụng lao động và cũng có nhiều điểm chưa phù hợp với thực tế. - Thứ hai, trong nhiều trường hợp doanh nghiệp không có đủ việc làm cho người lao động thì người sử dụng lao động thường đề nghị người lao động thỏa thuận tạm hoãn hợp đồng lao động. Pháp luật không có quy định về tiền lương trong thời gian tạm hoãn hợp đồng lao động, như vậy người sử dụng lao động có thể không phải trả lương cho người lao động hoặc thỏa thuận trả lương người lao động2 và mức lương này có thể sẽ thấp hơn mức lương nếu người lao động phải ngừng việc vì lí do kinh tế. Do pháp luật hiện nay có quy định những trường hợp tạm hoãn hợp đồng lao động theo thỏa thuận của hai bên nên thỏa thuận tạm hoãn hợp đồng này có thể xem là không vi phạm pháp luật, nhưng nó sẽ ảnh hưởng tới quyền lợi của người lao động. II. Thời điểm kết thúc hợp đồng lao động với 13 người bị mất tích là ngày Quyết định tuyên bố đã chết đối với 13 người lao động của Tòa án có hiệu lực pháp luật, vì: 1. Nguyên nhân chấm dứt hợp đồng lao động giữa 13 người lao động bị mất tích và người sử dụng lao động là người lao động bị Tòa án tuyên bố đã chết Theo quy định tại Điều 36 Bộ luật lao động 2012, hợp đồng lao động chấm dứt do các nguyên nhân: Thứ nhất, hành vi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động hoặc người sử dụng lao động. Thứ hai, do sự thỏa thuận của hai bên tham gia quan hệ lao động cá nhân về việc chấm dứt hợp đồng lao động. Thứ ba, chấm dứt hợp đồng lao động là biện pháp chế tài của hình thức kỷ luật lao động sa thải. 2 Công văn số 4294/LĐTBXH-LĐTL của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội v/v tiền lương khi tạm hoãn hợp đồng lao động. 5 Thứ tư, hợp đồng lao động chấm dứt vì các nguyên nhân xuất phát từ nội dung hợp đồng: Hết hạn hợp đồng, trừ trường hợp người lao động là cán bộ công đoàn không chuyên trách đang trong nhiệm kỳ công đoàn mà hết hạn hợp đồng lao động thì được gia hạn hợp đồng lao động đã giao kết đến hết nhiệm kỳ; Đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động; Thứ năm, các nguyên nhân chấm dứt hợp đồng lao động xuất phát từ điều kiện chủ thể của hợp đồng, cụ thể là: - Người lao động đủ điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội và tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại Điều 187 của Bộ luật lao động 2012; - Người lao động bị kết án tù giam, tử hình hoặc bị cấm làm công việc ghi trong hợp đồng lao động theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Toà án; - Người lao động chết, bị Toà án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết; - Người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị Toà án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết; người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động; Trong trường hợp này, do 13 thuyền viên đang mất tích nên có thể thấy nguyên nhân của việc chấm dứt hợp đồng lao động giữa những người lao động này và người sử dụng lao động chính là việc Tòa án tuyên bố chết đối với 13 thuyền viên kể trên. Lưu ý, việc 13 thủy thủ mất tích không thể là nguyên nhân của việc người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động vì căn cứ theo Khoản 1 Điều 38 Bộ luật lao động 2012, các trường hợp mà người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động cũng không thể áp dụng trong tình huống đưa ra (người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng; do thiên tai, hỏa hoạn hoặc những lý do bất khả kháng khác theo quy định của pháp luật, mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải thu hẹp sản xuất, giảm chỗ làm việc…). 6 Bàn thêm về các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Bộ luật lao động 2012 trong mối tương quan với Bộ luật lao động hiện hành, có thể thấy Bộ luật lao động 2012 đã có những bổ sung và hệ thống hóa lại tương đối đầy đủ về các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động. Một số trường hợp mà theo quy định của pháp luật thì hợp đồng lao động sẽ chấm dứt nhưng chưa được Bộ luật lao động 1994 sửa đổi, bổ sung liệt kê tại Điều 36 thì Bộ luật lao động 2012 đã có sự sửa đổi, cụ thể như: Người lao động chết; người sử dụng lao động là cá nhân chết hoặc bị tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết, người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động; người lao động bị kỷ luật dưới hình thức sa thải; người lao động hoặc người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo qui định của pháp luật… Một trong những điểm mới đáng chú ý đối với các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động trong Bộ luật lao động 2012 là: Đối với trường hợp hết hạn hợp đồng lao động, thì theo nguyên tắc chung là hết thời hạn thực hiện hợp đồng lao động mà 2 bên đã giao kết thì đều có thể chấm dứt hợp đồng lao động, riêng đối với người lao động là cán bộ công đoàn không chuyên trách đang trong nhiệm kỳ công đoàn mà hết hạn hợp đồng lao động thì được gia hạn hợp đồng lao động đến hết nhiệm kỳ. Đây là sự quy định bổ sung tương thích với Luật Công đoàn sửa đổi, với mục đích bảo vệ cán bộ công đoàn về việc làm. Theo đó, cán bộ công đoàn không chuyên trách được gia hạn hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc theo nhiệm kỳ tham gia Ban chấp hành công đoàn cơ sở; đơn vị sử dụng lao động không được tự ý chấm dứt hợp đồng hoặc thuyên chuyển công tác cán bộ công đoàn không chuyên trách nếu không có sự thoả thuận của công đoàn3. Quy định này đã tạo hành lang pháp lý vững chắc hỗ trợ, đáp ứng yêu cầu bảo vệ cán bộ công đoàn, mặt khác tạo thêm điều kiện, vị thế cho công đoàn hoạt động tại cơ sở, hạn chế những hành vi độc quyền của đơn vị sử dụng lao động trong tuyển dụng, sử dụng và chuyển công tác, buộc thôi việc, sa thải 3 Điều 25 Luật Công đoàn 2012. 7 những người lao động năng nổ, tích cực hoạt động công đoàn. 2. Thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động với 13 thuyền viên mất tích là ngày Quyết định tuyên bố đã chết đối với 13 người lao động này của Tòa án có hiệu lực pháp luật. Liên quan đến vấn đề xác định thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động giữa người sử dụng lao động và 13 thuyền viên trên, có thể thấy Bộ luật lao động 2012 cũng như Bộ luật lao động 1994 sửa đổi, bổ sung đều xác định việc người lao động bị Tòa án tuyên bố đã chết là nguyên nhân làm chấm dứt hợp đồng lao động nhưng lại không đưa ra cách xác định cụ thể thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động. Vì vậy, có những quan điểm khác nhau trong việc xác định thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động ở trường hợp này: Quan điểm thứ nhất cho rằng, thời điểm kết thúc hợp đồng lao động là ngày mà Tòa án xác định là ngày chết của người lao động, được nêu trong Quyết định tuyên bố đã chết đối với người lao động (Điều 337 Bộ luật tố tụng dân sự 2004, sửa đổi, bổ sung năm 2009 – sau đây gọi tắt là Bộ luật tố tụng dân sự 2004 sửa đổi, bổ sung). Quan điểm này xuất phát từ cách lí giải, người lao động là chủ thể của hợp đồng lao động, vì vậy thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động cần được xác định căn cứ vào khả năng của người lao động không thể tiếp tục thực hiện công việc đã xác định trong hợp đồng, tức là ngày mà Tòa án xác định là người lao động đã chết. Tuy nhiên, cách xác định này vẫn có điểm chưa thật hợp lý bởi sự kiện pháp lý làm chấm dứt hợp đồng lao động trong trường hợp này được xác định là việc người lao động bị Tòa án tuyên bố là đã chết chứ không phải là việc người lao động chết. Do đó, căn cứ vào ngày mà Tòa án xác định là ngày chết của người lao động được nêu trong Quyết định tuyên bố đã chết là chưa phù hợp với nguyên nhân làm chấm dứt hợp đồng lao động đã được xác định ở trên. Quan điểm thứ hai cho rằng, thời điểm kết thúc hợp đồng lao động là ngày Tòa án tuyên bố người lao động đã chết. Quan điểm này đã khắc phục được hạn chế của quan điểm thứ nhất nêu trên, phù hợp với việc xác định sự 8 kiện pháp lý là nguyên nhân chấm dứt quan hệ lao động cá nhân giữa 13 người lao động với người sử dụng lao động. Tuy nhiên, còn có quan điểm thứ ba cho rằng, thời điểm kết thúc hợp đồng lao động là ngày Quyết định tuyên bố đã chết của Tòa án đối với người lao động chính thức có hiệu lực. Quan điểm này xuất phát từ cách giải thích, theo Điều 82 Bộ luật dân sự 2005, kể từ ngày Quyết định của Tòa án tuyên bố một người là đã chết có hiệu lực pháp luật thì “cái chết pháp lý” của người bị tuyên bố chết mới chính thức được xác lập, và phát sinh hậu quả pháp lý là việc giải quyết các quan hệ hôn nhân, gia đình cũng như các quan hệ khác về nhân thân và tài sản của người được tuyên bố đã chết, trong đó có quan hệ lao động. Quan điểm này cũng phù hợp với việc xác định sự kiện pháp lý làm chấm dứt hợp đồng lao động là việc Tòa án tuyên bố người lao động đã chết. Phân tích các quan điểm trên về xác định thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động của 13 thủy thủ bị mất tích, có thể thấy mỗi quan điểm đều có những cách lí giải hợp lý nhưng quan điểm thứ ba là có nhiều điểm phù hợp với các quy định của pháp luật dân sự cũng như pháp luật lao động. Tuy nhiên, việc pháp luật không có quy định cụ thể trong trường hợp này sẽ khiến khó có thể có một cách áp dụng thống nhất trong quá trình thực thi pháp luật. Trong khi đó, thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động trong tình huống nêu ra có ý nghĩa vô cùng quan trọng khi xác định các quyền lợi mà thân nhân người lao động được hưởng cũng như những nghĩa vụ mà người sử dụng lao động và các cơ quan Nhà nước phải thực hiện. Do đó, cần thiết có những quy định hướng dẫn cụ thể làm căn cứ pháp lý xác định ngày chấm dứt hợp đồng lao động trong trường hợp người lao động bị Tòa án tuyên bố đã chết nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động và thân nhân người lao động. Đồng thời, xem xét trường hợp cụ thể mà đề bài nêu ra có thể thấy, theo điểm c Khoản 1 Điều 81 Bộ luật dân sự 2005, thời điểm mà người có quyền, lợi ích liên quan có thể yêu cầu Tòa án ra quyết định tuyên bố 13 người lao động trên là đã chết là 1 năm kể từ ngày tai nạn chấm dứt mà không có tin tức xác thực là còn sống. Sau khi có yêu cầu gửi đến Tòa án có thẩm quyền, việc Tòa án 9 xem xét và giải quyết đơn yêu cầu, sau đó ra Quyết định giải quyết việc dân sự cũng phải tiến hành trong một khoảng thời gian luật định. Như vậy, kể từ lúc người lao động bị tai nạn cho tới ngày chấm dứt hợp đồng lao động, tức là trong khoảng thời gian trên 1 năm, quyền lợi của người lao động được giải quyết như thế nào thì hiện nay pháp luật chưa có quy định cụ thể. Như đã phân tích ở phần I, đây không phải trường hợp tạm hoãn hợp đồng lao động, người sử dụng lao động có thể quyết định việc có hay không trả lương người lao động, và nếu có trả lương mức trả có thể do người sử dụng lao động tự xác định hoặc hai bên thỏa thuận. Trong trường hợp cụ thể của 13 thuyền viên này, nếu Công ty P không trả lương cho người lao động thì có vi phạm pháp luật không, vì thực tế là hợp đồng lao động tuy vẫn đang có hiệu lực nhưng không có việc thực hiện công việc được thỏa thuận trong hợp đồng. III. Giải quyết quyền lợi của 13 người lao động bị mất tích Căn cứ vào đề bài đưa ra, có thể xác định: - Giả định quyền lợi của người lao động được tính vào thời điểm tháng 4 năm 2012. - Theo Điều 16 BLLĐ 2012 quy định về hình thức hợp đồng lao động thì hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản, các bên chỉ được giao kết hợp đồng bằng lời nói đối với công việc tạm thời có thời hạn dưới 03 tháng. Theo thông tin đề bài đưa ra: 13 người lao động trên có ký hợp đồng lao động với công ty V, tức là hợp đồng lao động giữa 13 thủy thủ và công ty V được xác lập dưới hình thức văn bản. Như vậy, đây là loại hợp đồng có thời hạn trên 3 tháng. Mặt khác căn cứ theo điểm a, khoản 1 Điều 2 Luật bảo hiểm xã hội hiện hành thì người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ ba tháng trở lên là đối tượng tham gia bảo hiểm bắt buộc. Như vậy, 13 người lao động này là đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. - Theo quy định tại Khoản 2 Điều 94 Luật Bảo hiểm xã hội 2006, đối với người lao động đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng 10 lao động quyết định thì tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức tiền lương, tiền công ghi trong hợp đồng lao động. Lương của 13 người lao động được ghi trong hợp đồng lao động là mức lương theo thỏa thuận, lương ghi trong sổ bảo hiểm xã hội để đóng bảo hiểm là 2.000.000đ, mức lương thực nhận tính trung bình theo bảng lương ngang là 20.000.000đ, như vậy có thể xác định mức lương ghi theo hợp đồng lao động là 20.000.000đ khi tính toán các quyền lợi của người lao động. 1. Trường hợp 13 người lao động bị Tòa án tuyên bố chết sau một năm từ khi chấm dứt tai nạn Như trên đã phân tích thì thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động với 13 thủy thủ trên là thời điểm Quyết định của Tòa án tuyên bố 13 người đó đã chết chính thức có hiệu lực pháp luật. Sau thời điểm này, quyền lợi của 13 người lao động đó được giải quyết như sau: Trước hết, căn cứ theo khoản 1 Điều 142 BLLĐ: “Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động” có thể khẳng định tai nạn mà các thủy thủ trên tàu TP gặp là tai nạn lao động. Như vậy, 13 thủy thủ sẽ được hưởng quyền lợi đối với người bị tai nạn lao động. Căn cứ vào Điều 144 - Trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và Điều 145 - Quyền của người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp: “Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội.” Cụ thể, quyền lợi của 13 thủy thủ trong trường hợp này như sau: Thứ nhất, theo quy định tại Điều 47 Luật BHXH thì người lao động đang làm việc bị chết do tai nạn lao động thì thân nhân được hưởng trợ cấp một lần bằng ba mươi sáu tháng lương tối thiểu chung. Như vậy, thân nhân của 13 thủy thủ đã chết trong vụ chìm tàu sẽ được hưởng trợ cấp một lần bằng 36 tháng 11 lương tối thiểu chung. Vậy số tiền họ được trợ cấp một lần là: 1.050.000 đồng x 36 = 37.800.000 đồng. Thứ hai, thân nhân của 13 người lao động trên còn được hưởng chế độ tử tuất. Cụ thể như sau: Một là, Thân nhân của 13 người lao động đã chết sẽ được hưởng trợ cấp mai táng. Theo Điều 63 Luật bảo hiểm xã hội thì người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ ba tháng trở lên bị Tòa án tuyên bố là đã chết thì thân nhân được hưởng trợ cấp mai táng, trợ cấp mai táng bằng mười tháng lương tối thiểu chung. Như vậy tiền trợ cấp mai táng được tính như sau: 1.050.000 x 10 = 10.500.000 triệu. Hai là, Theo quy định tại Điều 64 Luật Bảo hiểm xã hội thì thân nhân của 13 người lao động trên còn có thể được hưởng trợ cấp tuất hàng tháng nếu là các đối tượng: - Con chưa đủ mười lăm tuổi; con chưa đủ mười tám tuổi nếu còn đi học; con từ đủ mười lăm tuổi trở lên nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; - Vợ từ đủ năm mươi lăm tuổi trở lên hoặc chồng từ đủ sáu mươi tuổi trở lên; vợ dưới năm mươi lăm tuổi, chồng dưới sáu mươi tuổi nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; - Cha đẻ, mẹ đẻ, cha vợ hoặc cha chồng, mẹ vợ hoặc mẹ chồng, người khác mà đối tượng này có trách nhiệm nuôi dưỡng nếu từ đủ sáu mươi tuổi trở lên đối với nam, từ đủ năm mươi lăm tuổi trở lên đối với nữ; - Cha đẻ, mẹ đẻ, cha vợ hoặc cha chồng, mẹ vợ hoặc mẹ chồng, người khác mà đối tượng này có trách nhiệm nuôi dưỡng nếu dưới sáu mươi tuổi đối với nam, dưới năm mươi lăm tuổi đối với nữ và bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên. 12 Tuy nhiên những thân nhân trên phải không có thu nhập hoặc có thu nhập hằng tháng nhưng thấp hơn mức lương tối thiểu chung. - Mức trợ cấp tuất hằng tháng: Mức trợ cấp tuất hằng tháng đối với mỗi thân nhân bằng 50% mức lương tối thiểu chung, tức là = 1.050.000 đồng x 50% = 525.000 đồng ; trường hợp thân nhân không có người trực tiếp nuôi dưỡng thì mức trợ cấp tuất hằng tháng bằng 70% mức lương tối thiểu chung, tức là = 1.050.000 đồng x 70% = 735.000 đồng. Đối với một người lao động đã chết thì số thân nhân được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng không quá bốn người; Thời điểm hưởng trợ cấp tuất hằng tháng được thực hiện kể từ tháng liền kề sau thời điểm mà người lao động được Tòa án tuyên bố là đã chết. Trong trường hợp 13 người lao động đã chết nêu trên mà không có thân nhân hưởng tiền tuất hằng tháng quy định tại khoản 2 Điều 64 của Luật BHXH thì thân nhân được hưởng trợ cấp tuất một lần: mức trợ cấp tuất một lần đối với thân nhân của người lao động được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm tính bằng 1,5 tháng mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội; mức thấp nhất bằng ba tháng mức bình quân tiền lương, tiền công tháng. Thứ ba, 13 người lao động này có thể được hưởng trợ cấp thôi việc. Theo quy định tại Khoản 6 Điều 139 và Khoản 1 Điều 140 Luật Bảo hiểm xã hội 2006, Điều 48 Bộ luật lao động 2012: Nếu người lao động đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên trong khoảng thời gian trước ngày 1/1/2009 thì trong trường hợp 13 người lao động bị Tòa án tuyên bố đã chết, hợp đồng lao động chấm dứt và người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương. Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân theo hợp 13 đồng lao động của 06 tháng liền kề trước khi người lao động thôi việc, tức là 20.000.000đ. 2. Trường hợp 13 người lao động mất tích quay trở về Ngoài trường hợp 13 người lao động đã chết do vụ chìm tàu cũng có thể xảy ra trường hợp người lao động chưa chết mà quay trở về sau đó nhưng bị thương do vụ chìm tàu thì quyền lợi của họ sẽ được giải quyết như thế nào? Quyền lợi của họ sẽ được giải quyết như sau: Thứ nhất, theo quy định tại khoản 3 Điều 144 BLLĐ 2012 thì người bị tai nạn lao động sẽ được nhận bồi thường từ phía người sử dụng lao động, mức bồi thường cụ thể được quy định tại Điều 145. Theo đó người lao động bị tai nạn lao động mà không do lỗi của người lao động (mà cụ thể ở đây là do sự cố bất khả kháng) và bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên thì được công ty V bồi thường với mức như sau: - Ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động nếu bị suy giảm từ 5,0% đến 10% khả năng lao động, có nghĩa là trong trường hợp này mỗi người sẽ được trợ cấp 30 triệu (vì tiền lương theo hợp đồng là 20 triệu); sau đó cứ tăng 1,0% được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động tức 8 triệu nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80%; - Ít nhất 30 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động nếu người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động. Như vậy, nếu người lao động trở về và bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên do vụ chìm tàu thì được trợ cấp: 20 triệu x 30 = 600 triệu. Thứ hai, bên cạnh những quyền lợi được hưởng từ phía người sử dụng lao động, người bị tai nạn lao động trở về còn được nhận trợ cấp theo quy định của Luật BHXH sau khi giám định mức suy giảm khả năng lao động. - Nếu người lao động tai nạn trở về bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 30% thì được hưởng trợ cấp một lần (khoản 1 Điều 42 Luật BHXH). Và 14 mức trợ cấp một lần người đó được hưởng như sau: suy giảm 5% khả năng lao động thì được hưởng năm tháng lương tối thiểu chung, tức là = 1.050.000 đồng x 5 = 5.250.000 đồng, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 0,5 tháng lương tối thiểu chung tức là 0,5 x 1.050.000 đồng = 525.000 đồng (điểm a khoản 2 Điều 42 Luật BHXH). Ngoài ra họ còn được hưởng thêm khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, từ một năm trở xuống thì được tính bằng 0,5 tháng tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc để điều trị tức là 0,5 x 2.000.000 đồng = 1.000.000 đồng, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội được tính thêm 0,3 tháng tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc để điều trị tức là = 0,3 x 2.000.000 đồng = 600.000 đồng (điểm b khoản 2 Điều 42 Luật BHXH). - Nếu các thủy thủ trở về sau vụ chìm tàu bị suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên thì được hưởng trợ cấp hằng tháng (khoản 1 Điều 43 Luật BHXH). Mức trợ cấp hằng tháng họ sẽ được hưởng như sau: Suy giảm 31% khả năng lao động thì được hưởng bằng 30% mức lương tối thiểu chung, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 2% mức lương tối thiểu chung. Như vậy mỗi tháng họ được hưởng 30% x 1.050.00 đồng = 315.000 đồng, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì hưởng thêm 2% x 1.050.000 đồng = 21.000đ/tháng (điểm a khoản 2 Điều 43 Luật BHXH). Ngoài khoản trợ cấp trên, hằng tháng họ còn được hưởng thêm một khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, từ một năm trở xuống được tính bằng 0,5% mức tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc để điều trị, tức là = 0,5% x 2.000.000 đồng = 10.000 đồng, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội được tính thêm 0,3% mức tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc để điều trị, tức là = 0,3% x 2.000.000 đồng = 6.000 đồng (điểm b khoản 2 Điều 43 Luật BHXH). 15 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ luật dân sự 2005; 2. Bộ luật lao động 2012; 3. Bộ luật tố tụng dân sự 2004, sửa đổi bổ sung năm 2009; 4. Luật Công đoàn 2012; 5. Luật Bảo hiểm xã hội 2006; 6. Công văn số 4294/LĐTBXH-LĐTL của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội v/v tiền lương khi tạm hoãn hợp đồng lao động; 7. Luật sư Nguyễn Văn Hậu, Báo Người lao động, ngày 27/10/2011. 16
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan