Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Kiến trúc xây dựng Giải pháp quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan khu du lịch quốc gia tân trào...

Tài liệu Giải pháp quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan khu du lịch quốc gia tân trào (luận văn thạc sĩ)

.PDF
108
62
100

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI NGUYỄN THỊ PHƯƠNG THẢO GIẢI PHÁP QUẢN LÝ KHÔNG GIAN, KIẾN TRÚC, CẢNH QUAN KHU DU LỊCH QUỐC GIA TÂN TRÀO LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH Hà nội - 2019 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI NGUYỄN THỊ PHƯƠNG THẢO KHOÁ: 2017-2019 GIẢI PHÁP QUẢN LÝ KHÔNG GIAN, KIẾN TRÚC, CẢNH QUAN KHU DU LỊCH QUỐC GIA TÂN TRÀO Chuyên ngành: Quản lý Đô thị và công trình Mã số: 60.58.01.06 LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS.LÊ TRỌNG BÌNH Hà Nội - 2019 LỜI CẢM ƠN Xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo trường Đại học Kiến trúc Hà Nội, khoa Sau đại học và khoa Quản lý đô thị trường Đại học Kiến trúc Hà Nội, Ban lãnh đạo Sở Xây dựng Tuyên Quang, ban quản lý khu du lịch quốc gia Tân Trào đã tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành chương trình cao học và bản Luận văn tốt nghiệp này. Xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong Hội đồng, đặc biệt là TS.Lê Trọng Bình đã tận tình hướng dẫn trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành bản Luận văn này. Xin chân thành cảm ơn toàn thể các Giáo sư, Phó giáo sư, Tiến sỹ cùng toàn thế các thầy cô giáo của khoa Sau đại học cũng như của trường đã truyền đạt cho tôi những kiến thức và kinh nghiệm quý báu trong suốt thời gian học tập và làm luận văn tốt nghiệp tại trường. Xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã động viên giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Hà Nội, tháng 4 năm 2019 Người cảm ơn Nguyễn Thị Phương Thảo LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn “Giải pháp quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan Khu du lịch quốc gia Tân Trào” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu trong luận văn được sử dụng trung thực. Kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn này chưa từng được công bố tại bất kỳ công trình nào khác. Hà Nội, tháng 4 năm 2019 Người cam đoan Nguyễn Thị Phương Thảo MỤC LỤC Lời cảm ơn Lời cam đoan Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục hình ảnh minh họa Danh mục sơ đồ MỞ ĐẦU * Lý do lựa chọn đề tài……………………………………………………01 * Mục đích nghiên cứu * Đối tượng và phạm vi nghiên cứu * Nội dung nghiên cứu * Phương pháp nghiên cứu * Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài * Các khái niệm và thuật ngữ áp dụng cho luận văn * Cấu trúc luận văn PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ KHÔNG GIAN, KIẾN TRÚC, CẢNH QUAN KHU DU LỊCH QUỐC GIA TÂN TRÀO, TỈNH TUYÊN QUANG …………………………………………………...09 1.1. Giới thiệu chung về khu du lịch Quốc gia Tân Trào……………...09 1.1.1. Vị trí phạm vi khu du lịch quốc gia Tân Trào………………………...09 1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển khu du lịch quốc gia Tân Trào……..09 1.1.3. Tình hình văn hóa, kinh tế, xã hội và cư dân khu du lịch quốc gia Tân Trào …………………………………………………………………………11 1.2. Thực trạng không gian, kiến trúc, cảnh quan khu du lịch quốc gia Tân Trào ……………………………………………………………………14 1.2.1. Không gian các khu, cụm di tích……………………………………...15 1.2.2. Hệ thống kiến trúc công trình khu du lịch quốc gia Tân Trào………..20 1.2.3. Hệ thống cảnh quan khu du lịch quốc gia Tân Trào…………………..31 1.3. Thực trạng công tác quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan khu du lịch quốc gia Tân Trào………………………………………………….34 1.3.1 Công tác lập, phê duyệt QH trên địa bàn khu du lịch quốc gia Tân Trào………………………………………………………………………….34 1.3.2. Kết quả thực hiện các quy hoạch được duyệt………………………...37 1.3.3. Quản lý khu du lịch theo quy hoạch được duyệt……………………..40 1.3.4. đánh giá chung và những vấn đề tồn tại cần giải quyết trong công tác quản lý KGKTCQ khu du lịch Quốc gia Tân Trào………………………….42 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA CÔNG TÁC QUẢN LÝ KHÔNG GIAN, KIẾN TRÚC CẢNH QUAN KHU DU LỊCH QUỐC GIA TÂN TRÀO…………………………………………………………...44 2.1. Cơ sở lý luận…………………………………………………………44 2.1.1. Quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan khu du lịch……………….44 2.1.2. Nguyên tắc quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan khu du lịch…...46 2.1.3. Các yếu tố tác động đến công tác quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan khu du lịch……………………………………………………………..47 2.2. Cơ sở pháp lý………………………………………………………...50 2.2.1 Văn bản pháp luật……………………………………………………...50 2.2.2. Quy hoạch được duyệt………………………………………………...55 2.3. Một số kinh nghiệm thực tiễn về quản lý kiến trúc cảnh quan Khu du lịch……………………………………………………………………….60 2.3.1. Kinh nghiệm nước ngoài……………………………………………...60 2.3.2.Kinh nghiệm trong nước……………………………………………….62 CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ KHÔNG GIAN, KIẾN TRÚC, CẢNH QUAN KHU DU LỊCH QUỐC GIA TÂN TRÀO……...67 3.1. Quan điểm, mục tiêu..............................................................................67 3.2.Giải pháp quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan khu du lịch quốc gia Tân Trào……………………………………………………………….69 3.2.1. Giải pháp phân vùng quản lý không gian kiến trúc cảnh quan ...……69 3.2.2. Nguyên tắc, yêu cầu quản lý……………………………………………….74 3.2.3. Xây dựng, ban hành công cụ quản lý không gian kiến trúc cảnh quan khu du lịch quốc gia…………………………………………………………81 3.2.4. Đề xuất giải pháp quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan có sự tham gia của cộng đồng............................................................................................88 3.2.5. Đề xuất bộ máy quản lý………………………………………………88 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ……………………………………………..92 Kết luận……………………………………………………………………...92 Kiến nghị…………………………………………………………………….93 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Cụm từ viết tắt Viết tắt Nghị định – chính phủ NĐ-CP Quyết định – thủ tướng QĐ-Ttg Bộ Xây Dựng BXD Thành phố TP Du lịch sinh thái DLST Không gian kiến trúc cảnh quan KGKTCQ Luật di sản LDS Thông tư TT Quy hoạch QH Quy hoạch chi tiết QHCT Văn hoa lịch sử VHLS DANH MỤC HÌNH ẢNH MINH HỌA Hình 1.1 Sơ đồ vị trí phạm vi của khu du lịch quốc gia Tân Trào Hình1.2. Sơ đồ hiện trạng hệ thống không gian kiến trúc cảnh quan khu du lịch quốc gia Tân Trào. Hình 1.3. Cây đa Tân Trào Hình 1.4: Lán Nà Lừa Hình 1.5: Lán Cảnh Vệ Hình 1.6: Lán điện đài Hình 1.7: Lán Đồng Minh Hình 1.8: lán họp hội nghị cán bộ toàn quốc Hình 1.9: Đình Tân Trào Hình 1.10: Đình Hồng Thái Hình 1.11: Cụm di tích Chủ tịch phủ - Thủ tướng phủ Hình 1.12: Di tích ban tuyên huấn trung ương Đảng Hình 1.13: Lán an toàn của chủ tịch tôn Đức thắng Hình 1.14: Hầm an toàn của chủ tịch tôn Đức Thắng Hình 1.15: Di tích Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Hình 1.16: Di tích bộ ngoại giao Hình 1.17: Nha Công An Hình 1.18: Di tích nha thông tin Hình 1.19: Di tích bộ tư pháp Hình 1.20: Hầm an toàn của chính phủ Hình 1.21: Hầm an toàn của Trung ương Đảng Hình 1.22: Hầm an toàn của chủ tịch hồ chí minh Hình 1.23. Văn phòng tổng bí thư Hình 1.24. Cảnh quan khu vực đồi núi Hình 1.25 Sông Phó Đáy Hình 1.26 Hàng duối tại Tân Trào Hình 1.26 Hàng duối tại Tân Trào Hình 1.27 Cảnh quan khu dân cư Hình 1.28 Cảnh quan đường mòn vào di tích văn phòng tổng bí thư Hình 2.1 Bản đồ định hướng phát triển không gian du lịch. Hình 2.2 Bản đồ phân khu chứ năng và nhu cầu sử dụng đất Hình 2.3 Du lịch xứ wales Hình 2.4 Hình 2.5 Sơ đồ định hướng phát triển không gian Khu di tích lịch sử Đền Hùng Khu du lịch Đền Hùng Hình 3.1 Sơ đồ phân bố KGKTCQ khu du lịch quốc gia Tân Trào Hình 3.2 Lán hang Bòng nằm trong vùng bảo vệ di tích gốc Hình 3.3 Hình 3.4 Bảo tàng ATK Tân Trào nằm trong vùng bảo vệ cảnh quan di tích Hình minh họa cảnh quan Hình 3.5 Hình minh họa công trình kiến trúc Hình 3.6 Hình minh họa cổng chào khu du lịch Hình 3.7 Hình minh họa Công trình công cộng Hình 3.8 Hình ảnh minh họa khu dân cư Hình: 3.9 Hình ảnh minh họa khu du lịch sinh thái Hình 3.10 Hình ảnh minh họa khu du lịch sinh thái DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1 Sơ đồ 1.1. Sơ đồ cụm di tích Nà Lừa Sơ đồ 1.2 Sơ đồ cụm di tích chủ tịch phủ - Thủ Tướng phủ Sơ đồ 1.3 Sơ đồ cụm di tích phân khu Nguyễn Huệ Sơ đồ 1.4 Sơ đồ cụm di tích ATK Kim Quan Sơ đồ 3.1 Sơ đồ hệ thống KGKTCQ Sơ đồ 3.2 Sơ đồ không gian vùng bảo vệ di tích gốc Sơ đồ 3.3 sơ đồ vùng bảo vệ cảnh quan di tích Sơ đồ 3.4 Đề xuất bộ máy quản lý khu du lịch quốc gia Tân Trào 1 MỞ ĐẦU * Lý do lựa chọn đề tài Khu du lịch quốc gia Tân Trào là khu di tích lịch sử của cách mạng Việt Nam thời kỳ Cách mạng tháng Tám. Hiện nay, nơi đây đã được thủ tướng chính phủ Việt Nam đưa vào danh sách xếp hạng 23 di tích quốc gia đặc biệt. Tân Trào là thủ đô lâm thời của khu giải phóng, nơi Ðảng Cộng sản Việt Nam tiến hành hội nghị toàn quốc ngày 13 tháng 8 năm 1945 để quyết định tổng khởi nghĩa. Ðại hội quốc dân đã họp tại đây ngày 16 tháng 8 năm 1945, thông qua 10 chính sách lớn của Việt Minh, bầu ra một chính phủ lâm thời do Hồ Chí Minh làm chủ tịch và quân giải phóng Việt Nam làm lễ ra quân. Khu du lịch quốc gia Tân Trào với tiềm năng du lịch nổi trội gắn với các giá trị lịch sử, văn hóa, giá trị sinh thái là điểm nhấn, trọng điểm du lịch của tỉnh Tuyên Quang, thực tế phát triển cho thấy, trong giai đoạn từ năm 2006 đến năm 2015, Tân Trào luôn là điểm đến không thể thiếu trong hành trình du lịch về với Tuyên Quang nói riêng và về vớ cội nguồn chiến khu cách mạng Việt Bắc nói chung của khách du lịch. Khu du lịch quốc gia Tân Trào còn góp phần phát triển kinh tế - xã hội tỉnh cụ thể là góp phần tăng thu ngân sách và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh, góp phần giải quyết việc làm nâng cao đời sống vật chất cho cộng đồng dân cư và công tác xóa đói giảm nghèo vươn lên làm giàu cho địa phương, góp phần tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật cho tỉnh, góp phần nâng cao dân trí, tăng cường giáo dục truyền thống yêu nước, đạo lý uống nước nhớ nguồn cho các thế hệ người Việt Nam Quản lý kiến trúc cảnh quan Khu du lịch quốc gia Tân trào là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng, hiện tại phải thực hiện rất nhiều nhiệm vụ như quản lý lao động, kiểm tra việc xây dựng kết cấu hạ tầng, quản lý về môi trường, hướng dẫn kiểm tra các chủ đầu tư trong Tuyến du lịch lịch Quốc gia 2 Tân trào xây dựng theo đúng quy hoạch và pháp luật. Ban quản lý hoạt động kém hiệu quả, hình thức chung chung, đội ngũ cán bộ thiếu chuyên môn, ko thực hiện hết chức trách nhiệm vụ nên chưa đạt hiệu quả cao. Khu du lịch quốc gia tân Trào với tính chất là khu du lịch lịch sử, văn hóa két hợp sinh thái nên định hướng kiến trúc – cảnh quan khu du lịch phải được nghiên cứu khai thác các nét đặc trưng văn hóa của khu vực vùng núi đông bắc, và thân thiện với môi trường về quy mô công trình, màu sắc, vật liệu xây dựng, tuy nhien những quy định này phụ thuộc vào tính chất của công trình kiến trúc trong khu du lịch, vì vậy đc quy định cụ thể đói với từng khu chức năng Cùng với việc Khu du lịch quốc gia Tân Trào là khu căn cứ cách mạng với nhiều khu di tích lịch sử cần được bảo tồn. Quy hoạch khu căn cứ cách mạng ATK là một nhân tố thúc đẩy phát triến đưa khu vực ATK thành một khu du lịch có giá trị trong và ngoài nước. Vậy để khai thác tối đa tiềm năng và lợi thế về tài nguyên du lịch lịch sử văn hoá và sinh thái Tân Trào cũng như phục hồi, bảo tồn những di tích lịch sử, văn hoá thì việc nghiên cứu đề tài “Giải pháp quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan Khu du lịch quốc gia Tân Trào” là đề tài mang tính thực tiễn cao và rất cần thiết trong quá trình bảo tồn những di tích lịch sử, văn hoá và phát triển lợi thế du lịch của huyện Sơn Dương, Yên Sơn nói riêng và tỉnh tuyên Quang nói chung. * Mục đích nghiên cứu - Làm cơ sở thực hiện quy hoạch tổng thể phát triển khu du lịch quốc gia Tân Trào, nâng cao chất lượng KGKTCQ khu vực NC nhằm bảo tồn và phát huy giá trị các di sản VH lịch sử phục vụ phát triển du lịch, nâng cao đời sống của nhân dân khu vực di tích góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn huyện Sơn Dương và tỉnh Tuyên Quang * Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3 - Đối tượng nghiên cứu: Công tác quản lý KGKTCQ khu du lịch quốc gia Tân Trào chủ yếu về các nội dung quản lý kiến trúc cảnh quan khu du lịch, khu di tích đặc biệt quốc gia Tân Trào theo quy hoạch được duyệt. - Phạm vi nghiên cứu: + Phạm vi nghiên cứu được xác định theo quy mô của khu di tích quốc gia Tân trào, gồm địa giới hành chính của 11 xã: Tân Trào, Minh Thanh, Trung Yên, Bình Yên, Lương Thiện(huyện Sơn Dương); Kim Quan, Trung Sơn, Hùng Lợi, Trung Minh, Đạo Viện, Công Đa (huyện Yên Sơn). + Quy mô diện tích đất tự nhiên của toàn khu là khoảng 48.053 ha (480.053 km2) trong đó huyện Sơn Dương có 14.611 ha, huyện Yên Sơn có 33.392 ha.[1] * Nội dung nghiên cứu: - Đánh giá thực trạng quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan khu du lịch lịch sử văn hóa và sinh thái Tân Trào, xác định những ưu diểm, vấn đề tồn tại trong công tác quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan khu du lịch quốc gia Tân Trào - Xác định cơ sở khoa học của công tác quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan khu du lịch quốc gia Tân Trào - Đề xuất giải pháp quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan khu du lịch quốc gia Tân Trào nhằm phát huy giá trị truyền thống. * Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp điền dã: Khảo sát thực tế công tác quản lý tại địa bàn. - Phương pháp điều tra xã hội học (điều tra bằng bảng hỏi). Sử dụng phương pháp này để xác định diễn biến thực trạng của đối tượng khảo sát, tâm lý nguyện vọng dân cư tại địa bàn. Đặc biệt để làm nổi bật tâm lý cộng 4 đồng và hiểu được những khó khăn, tồn tại trong công tác quản lý bảo tồn và phát huy giá trị không gian văn hóa kiến trúc khu du lịch quốc gia Tân Trào. - Phương pháp thu thập thông tin: Thu thập thông tin với mục đích nghiên cứu tài liệu để tìm hiểu và kế thừa thành tựu nghiên cứu. Sử dụng phương pháp này nhằm xác định tổng quan lịch sử nghiên cứu và các phạm trù sự việc, các số liệu thống kê, tổng hợp, chủ trương và chính sách liên quan đến nội dung nghiên cứu nhằm xác định vấn đề nghiên cứu, phục vụ bàn luận kết quả nghiên cứu, xác lập cơ sở nghiên cứu khoa học đến chủ đề nghiên cứu. - Phương pháp chuyên gia, đúc rút kinh nghiệm, đề xuất giải pháp mới - Phương pháp phân tích, tổng hợp, suy luận để đề xuất các giải pháp, chính sách quản lý bảo tồn và phát huy giá trị không gian văn hóa kiến trúc khu du lịch quốc gia Tân Trào. * Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài - Ý nghĩa khoa học: + Đề xuất các giải pháp quản lý bảo tồn và phát huy giá trị không gian, kiến trúc cảnh quan một cách cụ thể, phù hợp với địa phương, giá trị và đặc điểm khu du lịch quốc gia Tân Trào. + Góp phần cụ thể hóa lý luận khoa học về công tác quản lý gắn kết với đời sống nhân dân. - Ý nghĩa thực tiễn: + Góp phần hoàn thiện hệ thống các giải pháp cho công tác quản lý bảo tồn và phát huy giá trị không gian, kiến trúc, cảnh quan khu du lịch quốc gia Tân Trào. + Gìn giữ bản sắc và phát huy giá trị không gian, kiến trúc, cảnh quan và văn hóa khu du lịch quốc gia tân Trào. + Hướng tới sự hài hoà giữa bảo tồn và phát triển các không gian, kiến trúc cảnh quan khu du lịch quốc gia Tân Trào. 5 + Góp phần nâng cao giá trị và vai trò của không gian, kiến trúc, cảnh quan khu du lịch quốc gia Tân Trào - Tỉnh Tuyên Quang trong công cuộc đổi mới của đất nước. + Góp phần cân bằng đời sống làm việc và nhu cầu hưởng thụ tinh hoa văn hoá truyền thống. + Góp phần tạo ra giá trị cộng đồng và phát huy giá trị văn hóa tôn giáo. * Các khái niệm và thuật ngữ áp dụng cho luận văn - Không gian: là mở rộng 3 chiều giới hạn bởi các thành phần cảnh quan, nhân tạo hoặc tự nhiên, thành phần kiến trúc hoặc là một hoạt động của con người.[5] -Kiến trúc: là sự kết hợp khoa học và nghệ thuật để tạo nên và tổ chức không gian sống.[5] -Cảnh quan: Tùy theo mỗi ngành có một quan niệm khác nhau về cảnh quan. Theo các nhà kiến trúc cảnh quan: phong cảnh là một không gian hạn chế, mở ra những điểm nhất định. Đó là những thành phần thiên nhiên và nhân tạo mang đến cho con người những cảm xúc và tâm trạng khác nhau. Còn cảnh quan là một tổ hợp phong cảnh có thể khác nhau, nhưng tạo nên một biểu tượng thống nhất về đặc điểm thiên nhiên chung của địa phương. Con người chịu tác động của môi trường cảnh quan thông qua tất cả các giác quan (chủ yếu là thị giác). Môi trường này được hình thành do hệ quả tác động tương hỗ của các thành phần cảnh quan. Hệ thống mối quan hệ này đã tạo nên nét đặc trưng cho mỗi vùng với kiểu cảnh quan khác nhau. Tùy theo cách phân loại mà ta có các loại cảnh quan như: cảnh quan đô thị, cảnh quan nông thôn, cảnh quan biển, cảnh quan núi, đồng bằng.[12] -Kiến trúc cảnh quan: Bộ môn kết hợp khoa học và nghệ thuật để nghiên cứu giải quyết và thiết lập mối quan hệ hài hòa giữa cảnh quan tự nhiên và 6 cảnh quan nhân tạo trong đó có kiến trúc và những hoạt động của con người bao gồm: sống, làm việc, nghỉ ngơi, giao tiếp xã hội.[10] -Khu du lịch: là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn với ưu thế về tài nguyên du lịch tự nhiên, được quy hoạch, đầu tư phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách du lịch, đem lại hiệu quả về kinh tế – xã hội và môi trường -Du lịch sinh thái: là hình thức du lịch dựa vào thiên nhiên, gắn với bản sắc văn hoá địa phương với sự tham gia của cộng đồng nhằm phát triển bền vững.[3] -Điểm du lịch: là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn, phục vụ nhu cầu tham quan của khách du lịch.[4] -Di sản văn hóa vật thể: Di sản văn hóa vật thể là sản phẩm vật chất , có thể chạm vào , mang giá tri lịch sử, văn hóa, khoa học -Di sản văn hóa phi vật thể: là sản phẩm tinh thần , mang tính tinh thần , giải trí [ví dụ: ca huế , tiếng nói của gióng , ....] đc lưu truyền bằng trí nhớ , chữ viết , truyền miệng , truyền nghề , ..... có giá trị lịch sử , văn hóa , khoa học , đc lưu giữ từ thế hệ này qua thế hệ khác. -Bảo tồn phát huy giá trị: các nỗ lực nhằm bảo vệ và giữ gìn sự tồn tại của di sản theo dạng thức vốn có của nó, những hành động nhằm đưa di sản văn hóa vào trong thực tiễn xã hội, coi đó như là nguồn nội lực, tiềm năng góp phần thúc đẩy sự phát triển xã hội, mang lại những lợi ích vật chất và tinh thần cho con người, thể hiện tính mục tiêu của văn hóa đối với sự phát triển của xã hội. - Sự tham gia của cộng đồng: Là quá trình trong đó các nhóm dân cư của cộng đồng tác động vào quá trình quy hoạch, thực hiện quản lý sử dụng hoặc duy trì một dịch vụ, trang thiết bị hay phạm vi hoạt động. Các hoạt động các nhân không có tổ chứ sẽ không được coi là sự tham gia của cộng đồng. Sự 7 tham gia của cộng đồng là một quá trình mà chính phủ và cộng đồng cùng nhận một số trách nhiệm cụ thể và tiến hành các hoạt động để cung cấp các dịch vụ đô thị cho tất cả cộng dồng, sự tham gia của cộng đồng là đảm bảo cho tất cả những người chịu ảnh hưởng của dự án được tham gia vào việc quyết định dự án. Sự tham gia của cộng đồng là tìm và huy động các nguồn lực của cộng đồng, qua đó tăng lợi ích cho cộng đồng dân cư, tăng hiệu quả kinh tế và chính trị cho nhà nước. 8 * Cấu trúc luận văn LÝ DO LỰA CHỌN ĐỀ TÀI MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU PHẦN ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU MỞ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ĐẦU PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Ý NGHĨA KHOA HỌC & THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI GIẢI THÍCH MỘT SỐ TỪ NGỮ VIẾT TẮT VÀ THUẬT NGỮ ÁP DỤNG CHO LUẬN VĂN CẤU TRÚC LUẬN VĂN CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ KHÔNG GIAN, KIẾN TRÚC CẢNH QUAN KHU DU LỊCH QUỐC GIA TÂN TRÀO, TỈNH TUYÊN QUANG 1.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ KHU DU LỊCH QUỐC GIA TÂN TRÀO 1.2. THỰC TRẠNG KHÔNG GIAN, KIẾN TRÚC , CẢNH QUAN KHU DU LỊCH QUỐC GIA TÂN TRÀO PHẦN NỘI DUNG 1.3. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ KHÔNG GIAN, KIẾN TRÚC, CẢNH QUAN KHU DU LỊCH QUỐC GIA TÂN TRÀO NGHIÊ CHƯƠNG 2: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA CÔNG TÁC QUẢN LÝ KHÔNG GIAN, KIẾN N CỨU TRÚC CẢNH QUAN KHU DU LỊCH QUỐC GIA TÂN TRÀO 2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.2. CƠ SỞ PHÁP LÝ 2.3. MỘT SỐ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ KIẾN TRÚC CẢNH QUAN KHU DU LỊCH CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ KHÔNG GIAN, KIẾN TRÚC, CẢNH QUAN KHU DU LỊCH QUỐC GIA TÂN TRÀO 3.1. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU CÁC KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 3.2. GIẢI PHÁP QUẢN LÝ KHÔNG GIAN, KIẾN TRÚC, CẢNH QUAN KHU DU LỊCH QUỐC GIA TÂN TRÀO KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan