Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Kiến trúc xây dựng Giải pháp quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình nhà đa chức năng ủy ban nhân ...

Tài liệu Giải pháp quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình nhà đa chức năng ủy ban nhân dân tỉnh thái nguyên giai đoạn thực hiện (luận văn thạc sĩ)

.PDF
105
16
113

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI –––––––––––––––––––––––– NGUYỄN MINH TUẤN GIẢI PHÁP QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH NHÀ ĐA CHỨC NĂNG ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THÁI NGUYÊN- GIAI ĐOẠN THỰC HIỆN LUẬN VĂN THẠC SĨ (QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH) Hà Nội - 2019 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI –––––––––––––––––––––––– NGUYỄN MINH TUẤN KHÓA: 2017-2019 GIẢI PHÁP QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH NHÀ ĐA CHỨC NĂNG ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THÁI NGUYÊN- GIAI ĐOẠN THỰC HIỆN Chuyên ngành : (Quản lý đô thị và công trình) Mã số :( 60.58.01.06) LUẬN VĂN THẠC SĨ (QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH) NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. LÊ ANH DŨNG XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HỘ ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN: TS. TRỊNH QUANG VINH Hà Nội - 2019 LỜI CẢM ƠN Trong thời gian học tập tại Trường Đại học kiến trúc Hà Nội, em đã nhận lĩnh hội được những kiến thức của các Thầy, các Cô, em xin cảm ơn các Thầy, Cô Ban giám hiệu trường Đại học Kiến trúc Hà Nội, các Thầy, Cô khoa sau Đại học trường Đại học Kiến trúc Hà Nội đã truyền đạt cho em những kiến thức và kinh nghiệm trong suốt thời gian học tập, đã giúp em lĩnh hội được những kiến thức qúy báu để hoàn thành tốt Luận văn tốt nghiệp. Để hoàn thành tốt Luận văn của mình, học viên xin được bảy tỏ tấm lòng biết ơn sâu sắc tới Thầy giáo PGS.TS Lê Anh Dũng đã hướng dẫn tận tình và định hướng nghiên cứu trong quá trình làm Luận văn tốt nghiệp. Em xin chân thành cảm ơn tới các đồng nghiệp tại cơ quan Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh Thái Nguyên đã cung cấp tài liệu và đóng góp ý kiến trong quá trình thực hiện Luận văn này. Trong quá trình nghiên cứu làm Luận văn Thạc sĩ, chắc chắn chưa đáp ứng được một cách đầy đủ những vấn đề đã nêu ra vì vậy. Em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô để những giải pháp, kiến nghị, đề xuất trong Luận văn được áp dụng ngoài thực tiễn đạt hiệu quả cao. Hà Nội, ngày 13 tháng 06 năm 2019 Tác giả luận văn Nguyễn Minh Tuấn LỜI CAM ĐOAN Em xin cam đoan Luận văn thạc sĩ này là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của em. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của Luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng và chưa từng được công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu nào khác. Hà Nội, ngày 13 tháng 06 năm 2019 Tác giả luận văn Nguyễn Minh Tuấn MỤC LỤC Lời cảm ơn Lời cam đoan Mục lục Danh mục các chữ viết tắt, cụm từ viết tắt Danh mục hình vẽ Danh mục bảng biểu MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 * Lý do chọn đề tài ...................................................................................................... 1 * Mục đích nghiên cứu ................................................................................................ 1 * Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: ........................................................................... 2 * Phương pháp nghiên cứu:......................................................................................... 2 * Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài: ................................................................ 3 * Cấu trúc Luận văn .................................................................................................... 3 NỘI DUNG ................................................................................................................ 5 CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH NHÀ ĐA CHỨC NĂNG ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THÁI NGUYÊN - GIAI ĐOẠN THỰC HIỆN .................................. 5 1.1. Thực trạng về công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại Thái Nguyên ............ 5 1.1.1. Thực trạng quản lý dự án .............................................................................. 5 1.1.2. Các hình thức quản lý dự án ......................................................................... 5 1.1.3. Nội dung quản lý dự án................................................................................. 6 1.1.4. Khái niệm quản lý dự án đầu tư xây dựng .................................................... 7 1.1.5. Mục tiêu của quản lý dự án đầu tư xây dưng................................................ 8 1.1.6. Quá trình quản lý dự án đầu tư xây dựng ..................................................... 9 1.1.7. Những đổi mới tích cực trong công tác quản lý dự án ............................... 10 1.1.8. Đánh giá một số kết quả đạt được .............................................................. 10 1.1.9. Một số tồn tại và nguyên nhân. ................................................................... 11 1.2. Giới thiệu về tỉnh Thái Nguyên ......................................................................... 11 1.2.1. Về điều kiện tự nhiên .................................................................................. 11 1.2.2. Về kinh tế .................................................................................................... 12 1.2.3. Về văn hóa, xã hội ...................................................................................... 12 1.2.4. Về bảo vệ môi trường, phát triển đô thị ...................................................... 12 1.2.5. Về quốc phòng, an ninh và trật tự, an toàn xã hội ...................................... 12 1.3. Giới thiệu chung về BQLDA đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh Thái Nguyên .................................................................................. 13 1.3.1. Lịch sử thành lập ......................................................................................... 13 1.3.2. Địa chỉ trụ sở Ban quản lý dự án: ............................................................... 13 1.3.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy ............................................................................... 14 1.3.4. Một số tồn tại của ban quản lý dự án: ......................................................... 15 1.4. Giới thiệu dự án đầu tư xây dựng công trình nhà đa chức năng ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên ................................................................................................ 16 1.4.1. Mô tả quy mô dự án .................................................................................... 16 1.4.2. Địa điểm xây dựng, quy hoạch kiến trúc, công năng của dự án ĐTXD công trình nhà đa chức năng của ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên .................. 17 1.4.3. Ý nghĩa tầm quan trọng phát triển kinh tế - xã hội của dự án .................... 18 1.4.4. Công tác quy hoạch tổng mặt bằng, công tác thi tuyển kiến trúc, giải pháp thiết kế, công năng sử dụng ......................................................................... 19 1.4.5. Nội dung đầu tư, quy mô đầu tư xây dựng, hình thức đầu tư và nguồn vốn đầu tư, hình thức QLDA, thời gian thực dự án .............................................. 23 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ KHOA HỌC, CƠ SỞ PHÁP LÝ VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG ........................................................... 26 2.1. Cơ sở khoa học ................................................................................................... 26 2.1.1. Khái niệm dự án đầu tư ............................................................................... 26 2.1.2. Vòng đời của dự án đầu tư .......................................................................... 26 2.1.3. Nội dung của quản lý dự án đầu tư xây dựng ............................................. 27 2.1.4. Cấu trúc tổ chức quản lý dự án ................................................................... 29 2.1.5. Các yếu tố tác động đến dự án .................................................................... 31 2.1.6. Năng lực ban quản lý dự án chuyên ngành và năng lực chuyên gia quản lý dự án ...................................................................................................................... 32 2.1.7. Hệ thống quản lý thời gian và tiến độ của dự án đầu tư xây dựng ............. 32 2.1.8. Hệ thống quản lý chi phí của dự án đầu tư ................................................. 33 2.1.9. Hệ thống quản lý chất lượng dự án đầu tư.................................................. 35 2.1.10. Tổng hợp các kết quả nghiên cứu và kinh nghiệm trong công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng trong giai đoạn hiện nay .............................................. 40 2.1.11. Các vấn đề vướng mắc của các dự án đầu tư xây dựng ............................ 44 2.1.12. Những kinh nghiệm điều hành, quản lý dự án thực tiễn: ......................... 51 2.2. Các cơ sở pháp lý ............................................................................................... 54 2.2.1.Các văn bản pháp luật của nhà nước ........................................................... 54 2.2.2. Các văn bản của ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên ................................. 57 2.2.3. Các văn bản của cơ quan chuyên ngành về thực hiện QLDA nhà đa chức năng của ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên ............................................... 59 CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NHÀ ĐA CHỨC NĂNG ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THÁI NGUYÊN GIAI ĐOẠN THỰC HIỆN .................................................................. 64 3.1. Quan điểm và mục tiêu quản lý dự án................................................................ 64 3.1.1. Quan điểm ................................................................................................... 64 3.1.2. Mục Tiêu ..................................................................................................... 65 3.2. Đề xuất giải pháp quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình Nhà đa chức năng UBND tỉnh Thái Nguyên- Giai đoạn thực hiện ............................................... 66 3.2.1. Đề xuất hệ thống quản lý dự án .................................................................. 66 3.2.2. Áp dụng hệ thống quản lý dự án: ................................................................ 67 3.2.3. Giải pháp về cơ chế chính sách .................................................................. 69 3.2.4. Giải pháp về cơ cấu tổ chức quản lý dự án ................................................. 70 3.2.5. Giải pháp về quản lý nguồn vốn đầu tư ...................................................... 73 3.2.6. Giải pháp về nâng cao hiệu quả đầu tư ....................................................... 73 3.2.7. Giải pháp quản lý chất lượng của dự án ..................................................... 76 3.2.8. Giải pháp quản lý tiến độ của dự án ........................................................... 79 3.2.9. Giải pháp quản lý chi phí dự án ................................................................. 84 3.3. Những vấn đề cần rút kinh nghiệm .................................................................... 87 3.3.1. Về quản lý chất lượng trong quá trình thi công .......................................... 87 3.3.2. Vai trò trách nhiệm của địa phương nơi có công trình xây dựng .............878 3.3.3. Vai trò trách nhiệm của ban quản lý dự án ................................................. 88 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................ 91 Kết luận ................................................................................................................. 91 Kiến nghị ............................................................................................................... 91 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT, CỤM TỪ VIẾT TẮT STT DANH MỤC VIẾT TẮT CỤM TỪ VẾT TẮT 1 BQLDA Ban quản lý dự án 2 BQLDAĐTXD Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng 3 DD&CN Dân dụng và công nghiệp 4 DĐBQH Đoàn đại biểu quốc hội 5 GANTT Găng 6 HĐND Hội đồng nhân dân 7 PCCC Phòng cháy chữa cháy 8 SXD Sở xây dựng 9 TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam 10 UBND Ủy ban nhân dân DANH MỤC HÌNH VẼ Số hiệu Nội dung hình vẽ Trang Hình 1.1 Mục tiêu của dự án đầu tư 9 Hình 1.2 Quá trình quản lý dự án đầu tư 9 Hình 1.3 Trung tâm thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên 13 Hình 1.4 Trụ sở ban quản lý dự án ĐTXD các công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh Thái Nguyên Hình 1.5 Mô hình cơ cấu tổ chức ban quản lý dự án Hình 1.6 Phối cảnh tổng thể dự án công trình nhà đa chức năng UBND tỉnh Thái Nguyên Hình 1.7 Vị trí khu đất xây dựng nhà công trình nhà đa chức năng UBND tỉnh Thái Nguyên Hình 1.8 Bản vẽ quy hoạch tổng mặt bằng công trình nhà đa chức năng UBND tỉnh Thái Nguyên Hình 1.9 Phối cảnh kiến trúc tổng thể công trình nhà đa chức năng UBND tỉnh Thái Nguyên 14 15 17 18 19 21 Hình 2.1 Quá trình thực hiện dự án đầu tư xây dựng 27 Hình 2.2 Các cấu trúc tổ chức quản lý dự án 30 Hình 2.3 Các cấu trúc tổ chức theo chức năng 30 Hình 2.4 Các cấu trúc tổ chức ban quản lý dự án 31 Hình 2.5 Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ đầu tư và Ban QLDA 37 Hình 2.6 Sơ đồ quản lý nhà nước đối với dự án ĐTXD công trình 38 Hình 2.7 Chủ đầu tư xây dựng công trình 39 Hình 2.8 Các hình thức quản lý dự án đầu tư xây dựng 39 Hình 2.9 Nhiệm vụ quyền hạn chủ đầu tư và ban quản lý dự án 40 Hình 3.1 Quản lý dự án trong giai đoạn thực hiện 66 Hình 3.2 Sơ đồ tổ chức mô hình Ban quản lý dự án 68 Hình 3.3 Sơ đồ mô hình tổ chức và xây dựng cơ cấu quản lý 69 Hình 3.4 Cơ cấu mô hình QLDADDTXĐ( cấu trúc dạng dự án) 71 Hình 3.5 Mô hình quản lý dự án đầu tư xây dựng 74 Hình 3.6 Mô hình quản lý tiến độ dự án đầu tư xây dựng 78 Hình 3.7 Mô hình quản lý tiến độ thi công công trình 80 Hinh 3.8 Cấu trúc mô hình kế hoạch biểu đồ tiến độ sơ đồ ngang 81 Hình 3.9 Biểu đồ tiến độ sơ đồ mạng Microsotft Project 83 Hình 3.10 Sơ đồ quá trình quản lý chi phí dự án đấu tư xây dựng 83 Hình 3.11 Mô hình quản lý chi phí thi công xây dựng công trình 85 DANH MỤC BẢNG BIỂU Số hiệu Nội dung bảng biểu Bảng 2.1 Các yếu tố ảnh hưởng lớn đến vượt chi phí và chậm tiến độ Bảng 2.2 Các nhóm thành tố bằng phương pháp quay trực giao Varimax Trang 46 47 1 MỞ ĐẦU * Lý do chọn đề tài Trong công cuộc đổi mới đất nước cùng xu thế hội nhập trong khu vực và toàn cầu hóa quy luật của nền kinh tế thị trường, việc đổi mới giải pháp quản lý dự án xây dựng công trình là nhiệm vụ cấp bách để đạt được những yêu cầu về chất lượng, tiến độ, an toàn lao động, vệ sinh môi trường và hiệu quả kinh tế cao trong lĩnh vực quản lý chi phí đầu tư dự án. Mặc dù việc lựa chọn mô hình quản lý hay phương thức quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình đã có nhiều nghiên cứu, đề xuất, nhưng để phát huy hiệu quả của từng dự án thì còn nhiều vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu để bổ sung hoàn thiện nhằm phù hợp với thực tế và xu thế phát triển đô thị trong giai đoạn hiện nay. Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh Thái Nguyên là ban quản lý chuyên ngành được thành lập theo Nghị định 59/NĐ-CP ngày 18/6/2015của Chính phủ và theo Quyết định số 3552/QĐ-UBND ngày 23/12/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên và được cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dưng theo Quyết định số 178/QĐ-SXD ngày 19/9/2018 của Sở xây dựng Thái Nguyên. Việc lựa chọn nghiên cứu đề tài “Giải pháp quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình nhà đa chức năng ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên- Giai đoạn thực hiện”để phù hợp với hệ thống pháp lý hiện hành của nhà nước, cập nhật các phương pháp quản lý dự án hiện đại và xu hướng phát triển hội nhập quốc tế nhằm nâng cao hiệu quả cho dự án, đồng thời rút ra kinh nghiệm hoàn thiện về mặt lý luận và các phương pháp khoa học về công tác quản lý dự án cho các dự án đầu tư xây dựng nhằm góp phần triển khai dự án có hiệu quả cho dự án và rút ra những kinh nghiệm cho các dự án đầu tư xây dựng tương tự. * Mục đích nghiên cứu - Nghiên cứu giải pháp quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình nhà đa chức năng ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên- giai đoạn thực hiện. Qua đó đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng. 2 - Vận dụng cở sở khoa học và tổng kết thực tiễn các kinh nghiệm công tác quản lý dự án xây dựng các công trình của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh Thái Nguyên. Đưa ra những giải pháp, phương thức quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình Nhà đa chức năng ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn thực hiện. phù hợp với thực tế và su hướng phát triển hội nhập quốc tế, đảm bảo triển khai dự án đạt mục tiêu đảm bảo tiến độ, chất lượng, an toàn lao động, vệ sinh môi trường, phòng chống cháy nổ và đảm bảo chi phí cho dự án.(nhằm mục đích giúp cho công tác quản lý dự án được hoàn thiện tốt hơn) * Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: - Đối tượng nghiên cứu: Mô hình, Hệ thống QLDA Ban quản lý dự án ĐTXD công trình nhà đa chức năng ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên - Giai đoạn thực hiện. - Phạm vi nghiên cứu: Giải pháp quản lý dự án ĐTXD công trình nhà đa chức năng ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên - Giai đoạn thực hiện- Tại BQLDA đầu tư xây dựng các công trình DD&CN Tỉnh Thái Nguyên. + Hệ thống văn bản pháp luật hiện hành về công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng, Tiêu chuẩn Việt Nam ISO (21500-2012) + Các quy trình và phương pháp quản lý dự án tiên tiến đang được áp dụng. + Nghiên cứu áp dụng quy trình quản lý dự án đầu tư xây dựng ở một số công trình tương tự khác trong nước và ở nước ngoài * Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp tổng hợp, phân tích, phương pháp so sánh, các phương pháp thống kê kết hợp với khảo sát thực tế. -Sử dụng các công cụ pháp lý về quản lý hoạt động đầu tư và xây dựng theo các văn bản quy phạm ban hành. -Nghiên cứu số liệu thứ cấp các tài liệu thống kê, báo cáo các Dự án đầu tư, Hồ sơ, công tác Quản trị dự án đầu tư công trình xây dựng hiện thời. 3 * Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài: - Ý nghĩa khoa học: Hệ thống hoá và làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về quy trình thực hiện, tác nghiệp Quản lý dự án xây dựng. Làm rõ, đưa ra các giải pháp mô hình, quản lý dự án xây dựng công trình nhà đa chức năng ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên- Giai đoạn thực hiện, những yếu tố ảnh hưởng, các điều kiện để công tác quản lý dự án thông qua các giai đoạn thực hiện đầu tư có hiệu quả. Xây dựng các kịch bản về những rủi ro trong phạm vi nghiên cứu của đề tài đối với dự án do ảnh hưởng của công tác quản lý các dự án, từ đó làm rõ sự cần thiết phải xây dựng quy trình, giải pháp hoàn thiện công tác QLDA nhằm mục tiêu kiểm soát, hoạch định và quản lý các dự án đầu tư công trình xây dựng trong điều kiện chính sách đầu tư hiện nay và định hướng phát triển mô hình hoạt động của hệ thống quản lý các dự án xây dựng cơ bản trong Ban quản lý dự án công trình nhà đa chức năng UBND tỉnh Thái Nguyên. -Ý nghĩa về thực tiễn: Đánh giá tổng quan về các hoạt động quản lý các dự án xây dựng cơ bản trong Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng dân dụng và công nghiệp tỉnh Thái Nguyên. Phân tích và đánh giá thực trạng quy trình tác nghiệp, nội dung, phương pháp và các quy định pháp luật, kỹ năng cần thiết, công tác Quản lý dự án xây dựng và nguyên nhân của những tồn tại đó. -Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, luận văn xây dựng hệ thống các quy trình tác nghiệp, lưu đồ hướng dẫn, chia sẻ tri thức phù hợp nhằm nâng cao công tác Quản lý dự án xây dựng. Các giải pháp đề xuất là những giải pháp trực tiếp đối với Ban quản lý dự án công trình nhà đa chức năng ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên từ hoàn thiện tư duy hệ thống,nôi dung, phương pháp, quy trình QLDA đến tổ chức nhân sự áp dụng trong giai đoạn thực hiện, để Quản lý dự án đầu đầu tư hiệu quả, chất lượng,tiến độ, an toàn lao động và đem lại giá trị hiệu dụng của Dự án.Dùng làm tài tiệu tham khảo cho các Dự án đầu tư xây dựng tại tỉnh Thái Nguyên. * Cấu trúc Luận văn Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận và Kiến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục nội dung chính của Luận văn gồm ba chương: 4 NỘI DUNG - Chương 1: Thực trạng về công tác quản lý đầu tư xây dựng công trình nhà đa chức năng ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên- Giai đoạn thực hiện. - Chương 2: Cơ sở khoa hoc và cơ sở pháp lý về công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng. - Chương 3: Đề xuất các giải pháp quản lý dự án đầu tư xây dựng Công trình nhà đa chức năng ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên- Giai đoạn thực hiện 5 NỘI DUNG CHƯƠNG 1 THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH NHÀ ĐA CHỨC NĂNG ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THÁI NGUYÊN - GIAI ĐOẠN THỰC HIỆN 1.1. Thực trạng về công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại Thái Nguyên 1.1.1. Thực trạng quản lý dự án Thực hiện công cuộc đổi mới của đất nước từ những năm 1990 công tác quản lý dự án bắt đầu phát triển ở tỉnh Thái Nguyên, đặc biệt trong lĩnh vực đầu tư xây dựng nguồn vốn Ngân sách nhà nước, các ban quản lý dự án được thành lập trên cơ sở kiêm nhiệm chủ yếu là Chủ tịch UBND huyện hoặc Giám đốc các Sở ngành hoặc thủ trưởng các cơ quan trực thuộc tỉnh làm chủ đầu tư và kiêm làm trưởng ban quản lý dự án, đặc biệt các nguồn vốn theo chương trình 135 vùng sâu vùng xa theo phân cấp Chủ tịch UBND cấp xã làm Chủ đầu tư và kiêm làm trưởng BQLDA. Nhưng cho đến nay kinh nghiệm và hiểu biết về công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng của các BQLDA trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên hạt nhân là kỹ sư QLDA chưa đáp ứng được yêu cầu thời đại và hội nhập Quốc tế. Công tác QLDA đầu tư xây dựng các công trình đã bộc lộ ra nhiều yếu kém, khuyết điểm và sai sót làm cho Chủ đầu tư và các cấp chính quyền, cơ quan thanh tra, cơ quan kiểm toán nhà nước đã chỉ ra nhiều những sai sót, khuyết điểm, yếu kém trong công tác QLDA đầu tư xây dựng các công trình. 1.1.2. Các hình thức quản lý dự án - Khi trình người có thẩm quyền phê duyệt dự án đầu tư thì chủ đầu tư phải để xuất hình thức quản lý dự án theo mục1,2 Điều 62, 63 Luật xây dựng số 50/2014/QH13. Khoản 2 Điều 16,17 Nghị định 59/2015/NĐ- CP ngày 18/6/2015. - Căn cứ điều kiện năng lực của cá nhân, tổ chức quản lý dự án chủ đầu tư đề nghị người quyết định đầu tư cho phép lựa chọn hình thức quản lý dự án theo điều 152 Luật xây dựng số 50/2014/QH13, áp dụng điều 17,18,19,20,21 Nghị định 59/NĐ- CP ngày 18/06/2015 chủ Chính Phủ. Chủ đầu tư có trách nhiệm chỉ đạo, 6 đôn đốc, kiểm tra Ban quản lý dự án thực hiện quyền hạn, nhiệm vụ chức năng để đảm bảo dự án được thực hiện đúng nội dung, và tiến độ đã được phê duyệt. Chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án là hình thức chủ đầu tư sử dụng bộ máy của cơ quan đơn vị mình để trực tiếp thực hiện tổ chức quản lý dự án hoặc giao cho ban quản lý dự án do mình thành lập ra để tổ chức thực hiện dự án áp dụng theo Điều 21 Nghị định 59/2015/NĐ-CP ngày 18/06/2015. 1.1.3. Nội dung quản lý dự án Quá trình ứng dụng phương pháp quản lý dự án hiện đại tại Thái Nguyên cũng chính là quá trình chuyển đổi từ phương thức quản lý dự án kinh nghiệm truyền thống sang phương thức quản lý dự án trên cơ sở khoa học hiện đại. Trong quá trình chuyển đổi này đã xuất hiện rất nhiều tư tưởng và kỹ thuật quản lý dự án mới. - Quản lý phạm vi dự án Tiến hành không chế quá trình quản lý dự án đối với nội dung công việc của dự án nhằm thực hiện mục tiêu của dự án. Nó bao gồm công việc phân chia phạm vi, quy hoạch phạm vi, điều chỉnh phạm vi dự án.. - Quản lý thời gian dự án Quản lý thời gian là quá trình quản lý mang tính hệ thống nhằm đảm bảo chắc chắn hoàn thành dự án theo đúng thời gian đề ra. Nó bao gồm các công việc như xác định hoạt động cụ thể, sắp xếp trình tự hoạt động, bố trí thời gian. Khống chế thời gian và tiến độ của dự án. - Quản lý chi phí dự án Quản lý chi phí dự án là quá trình quản lý chi phí, giá thành dự án nhằm đảm bảo hoàn thành dự án mà chi phí không vượt quá tổng mức đầu tư ban đầu đã được duyệt. Nó bao gồm việc bố trí nguồn lực, dự tính giá thành và khống chế chi phí. - Quản lý chất lượng dự án: Quản lý chất lượng dự án là quá trình quản lý có hệ thống việc thực hiện dự án nhằm đảm bảo đáp ứng được yêu cầu về chất lượng theo tiêu chuẩn hiện hành. Nó bao gồm việc kiểm tra, kiểm soát, kiểm định chất lượng cấu kiện vật liệu sản phẩm, khống chế chất lượng và đảm bảo chất lượng. 7 - Quản lý nguồn nhân lực của dự án: Quản lý nguồn lực là phương pháp mang tính hệ thống nhằm đảm bảo phát huy hết năng lực, tính tích cực, sáng tạo của mỗi người trong dự án và tận dụng nó một cách có hiệu quả nhất. Nó bao gồm các việc như quy hoạch tổ chức, xây dựng đội ngũ, tuyển chọn nhân viên, chuyên môn, chuyên ngành phù hợp để thành lập các ban quản lý dự án đầu tư xây dựng. - Quản lý việc trao đổi thông tin của dự án: Quản lý việc trao đổi thông tin của dự án là biện pháp quản lý mang tính hệ thống nhằm đảm bảo việc truyền đạt, thu thập, trao đổi một cách hợp lý các tin tức cần thiết cho việc thực hiện dự án đầu tư xây dựng cũng như việc truyền đạt thông tin, báo cáo tiến độ dự án. - Quản lý rủi ro trong dự án Khi thực hiện dự án sẽ gặp phải những nhân tố rủi ro mà chúng ta không lường trước được. Quản lý rủi ro là biện pháp quản lý mang tính hệ thống nhằm tận dụng tối đa những nhân tố có lợi không xác định và giảm thiểu tối đa những nhân tố bất lợi không xác định cho dự án. Nó bao gồm việc nhận biết, phân biệt rủi ro, cân nhắc, tính toán rủi ro, xây dựng đối sách và khống chế rủi ro. - Quản lý việc nguồn cung cấp vật liệu của dự án: Quản lý việc cung cấp vât liệu của dự án là biện pháp quản lý mang tính hệ thống nhằm sử dụng những hàng hóa, vật liệu, sản phẩm cấu kiện được cung cấp từ bên ngoài để tổ chức thực hiện dự án. Nó bao gồm việc lên kế hoạch mua bán cung cấp cấu kiện sản phẩm, lựa chọn việc cung cấp nguồn vật liệu và hợp đồng mua các nguồn vật liệu. - Quản lý việc bàn giao dự án Đây là một nội dụng quản lý dự án quan trọng, khi dự án hoàn thành và bước vào giai đoạn vận hành, chạy thử bàn giao công trình đủ điều kiện đưa vào sử dụng và công tác bảo trì quản lý dự án trong thời gian sử dụng. 1.1.4. Khái niệm quản lý dự án đầu tư xây dựng - Quản lý dự án đầu tư chính là sự tác động liên tục có tổ chức, có định hướng quá trình đầu tư bao gồm: 8 + Giai đoạn chuẩn bị đầu tư + Giai đoạn thực hiện đầu tư + Giai đoạn bàn giao và bảo trì công trình + Giai đoạn thanh lý tài sản do kết quả đầu tư tạo ra - Quản lý dự án đầu tư bằng một hệ thống đồng bộ các biện pháp nhằm đạt được hiệu quả kinh tế -xã hội cao trong điều kiện cụ thể xác định trên cơ sở vận dụng sáng tạo những quy luật kinh tế khách quan. - Quản lý dự án là việc áp dụng những hiểu biết, kỹ năng, công cụ, kỹ thuật vào hoạt động dự án nhằm đạt được những yêu cầu và mong muốn từ dự án - Quản lý dự án còn là quá trình lập kế hoạch tổng thể, điều phối thời gian, nguồn lực và giám sát qúa trình phát triển của dự án từ khi bắt đầu triên khai dự án đến khi kết thúc dự án nhằm đảm bảo cho dự án hoàn thành đúng thời hạn, trong phạm vị ngân sách được duyệt và đạt được các yêu cầu đã định về kỹ thuật và chất lượng sản phẩm dịch vụ. - Quản lý dự án gồm ba giai đoạn chủ yếu: + Giai đoạn lập kế hoạch: Đây là giai đoạn xác định mục tiêu những công việc cần được đề ra để hoàn thành, nguồn lực cần thiết để thực hiện dự án và là quá trình xây dựng một kế hoạch hành động theo trình tự logic mà có thể biểu diễn được dưới dạng sơ đồ hệ thống + Giai đoạn điều phối thực hiện dự án: Đây là quá trình phân phối nguồn lực bao gồm tiền vốn, nhân lực, thiết bị, vật tư, quản lý thời gian tiến độ, an toàn lao động, vệ sinh môi trường, phòng cháy chữa cháy. + Giai đoạn giám sát dự án: Là quá trình theo dõi kiểm tra quá trình thực hiện của dự án, phân tích đánh giá công tác hoàn thành, giải quyết các vấn đề phát sinh liên quan đến dự án, báo cáo tổng kết quá trình thực hiện dự án. 1.1.5. Mục tiêu của quản lý dự án đầu tư xây dưng - Mục tiêu của QLDA đầu tư xây dựng là bảo đảm đạt được mục đích đầu tư, là lợi ích mong muốn của Chủ đầu tư 9 Trong mỗi giai đoạn của quá trình đầu tư, QLDA nhằm đạt được các mục tiêu cụ thể khác nhau. Các mục tiêu cụ thể khi quản lý đầu tư xây dựng bao gồm: + Mục tiêu về chất lượng xây dựng; + Mục tiêu về thời gian thực hiện; + Mục tiêu về chi phí (giá thành); + Mục tiêu về an toàn lao động; + Mục tiêu về vệ sinh môi trường; + Mục tiêu về quản lý rủi ro; + Mục tiêu về sự thỏa mãn của khách hàng. Hình 1.1. Mục tiêu của dự án đầu tư [11] Môi trường Rủi ro 1.1.6. Quá trình quản lý dự án đầu tư xây dựng - Quá trình quản lý dự án đầu tư xây dựng bao gồm các giai đoạn kế tiếp nhau trong quá trình hình thành và vận hành dự án Hình 1.2. Quá trình quản lý dự án đầu tư[ 11] Nhận dạng, Lập chương trình đầu tư Xác định dự án Đánh giá dự án Thực hiện dự án Lập, thẩm định dự án Cung cấp tài chính
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan