Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giải pháp phát triển du lịch văn hoá nhân văn ở huyện bình xuyên vĩnh phúc...

Tài liệu Giải pháp phát triển du lịch văn hoá nhân văn ở huyện bình xuyên vĩnh phúc

.PDF
82
93
71

Mô tả:

Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN ************** NGUYỄN TIẾN HƯƠNG GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HOÁ NHÂN VĂN Ở HUYỆN BÌNH XUYÊN - VĨNH PHÚC KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Việt Nam học HÀ NỘI - 2010 Nguyễn Tiến Hương 1 K32G - Việt Nam Học Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN ************** NGUYỄN TIẾN HƯƠNG GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HOÁ NHÂN VĂN Ở HUYỆN BÌNH XUYÊN – VĨNH PHÚC KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Việt Nam học Người hướng dẫn khoa học TS. BÙI MINH ĐỨC HÀ NỘI – 2010 Nguyễn Tiến Hương 2 K32G - Việt Nam Học Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp LỜI CẢM ƠN Trong quá trình triển khai thực hiện đề tài: “Giải pháp phát triển du lịch văn hoá nhân văn ở huyện Bình Xuyên - Vĩnh Phúc”, tác giả khoá luận đã thường xuyên nhận được sự giúp đỡ, tạo điều kiện của các thầy, cô giáo trong khoa Ngữ văn và đặc biệt là của TS. Bùi Minh Đức - người hướng dẫn trực tiếp. Tác giả khoá luận xin bày tỏ lòng biết ơn và gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới các thầy, cô giáo đã giúp tác giả hoàn thành khoá luận này. Hà Nội, ngày 15 tháng 4 năm 2010 Tác giả khóa luận Nguyễn Tiến Hương Nguyễn Tiến Hương 3 K32G - Việt Nam Học Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan những nội dung mà tôi đã trình bày trong khoá luận này là kết quả nghiên cứu của bản thân tôi dưới sự hướng dẫn của TS. Bùi Minh Đức. Những nội dung này không trùng lặp với kết quả nghiên cứu của các tác giả khác Tôi xin chịu trách nhiệm về kết quả nghiên cứu của cá nhân mình trong khoá luận này. Hà Nội, ngày 15 tháng 4 năm 2010 Tác giả khoá luận Nguyễn Tiến Hương Nguyễn Tiến Hương 4 K32G - Việt Nam Học Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT KÍ HIỆU GIẢI NGHĨA GDP Tổng sản phẩm quốc nội GS Giáo sư HĐND Hội đồng nhân dân NXB Nhà xuất bản PGS Phó giáo sư TS Tiến sĩ UBND Uỷ ban nhân dân Nguyễn Tiến Hương 5 K32G - Việt Nam Học Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài .............................................................................. 1 2. Lịch sử vấn đề ................................................................................. 2 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .................................................... 3 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..................................................... 3 5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................. 3 6. Đóng góp của khóa luận ................................................................... 4 7. Bố cục của khóa luận........................................................................ 5 NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU DU LỊCH VĂN HOÁ NHÂN VĂN Ở HUYỆN BÌNH XUYÊN – VĨNH PHÚC .......................................................... 6 1.1. Cơ sở lý luận ................................................................................ 6 1.1.1. Khái niệm văn hóa ...................................................................... 6 1.1.2. Khái niệm du lịch ....................................................................... 9 1.1.3. Khái niệm du lịch văn hóa .......................................................... 11 1.1.4. Khái niệm du lịch văn hóa nhân văn ........................................... 14 1.2. Cơ sở thực tiễn ............................................................................. 14 1.2.1. Vị trí, vai trò của ngành du lịch trong nền kinh tế quốc dân ........ 14 1.2.2. Vai trò của ngành du lịch đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế của đất nước ..................................................................................... 16 1.2.3. Sự cần thiết phát triển du lịch của nước ta .................................. 18 1.2.4. Xuất phát từ yêu cầu phát triển du lịch văn hoá nhân văn ở huyện Bình Xuyên................................................................................ Nguyễn Tiến Hương 6 21 K32G - Việt Nam Học Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp CHƯƠNG 2: DU LỊCH VĂN HÓA NHÂN VĂN Ở HUYỆN BÌNH XUYÊN - TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG ........................ 23 2.1. Tiềm năng du lịch văn hóa nhân văn ở huyện Bình Xuyên....... 23 2.1.1. Khái quát về huyện Bình Xuyên ................................................. 23 2.1.2. Di tích lịch sử văn hóa ................................................................ 25 2.1.2.1. Khái niệm ................................................................................ 25 2.1.2.2. Một số di tích lịch sử văn hóa .................................................. 25 2.1.3. Danh thắng ................................................................................. 30 2.1.3.1. Khái niệm ................................................................................ 30 2.1.3.2. Danh thắng Thanh Lanh - Ngọc Bội ........................................ 30 2.1.4. Làng nghề ................................................................................... 33 2.1.4.1. Khái niệm ................................................................................ 33 2.1.4.2. Làng gốm Hương Canh ........................................................... 34 2.1.5. Lễ hội ......................................................................................... 37 2.1.5.1. Khái niệm ................................................................................ 37 2.1.5.2. Lễ hội kéo song ở Hương Canh ............................................... 38 2.2. Thực trạng du lịch văn hóa nhân văn ở huyện Bình Xuyên ..... 43 2.2.1. Thành tựu của du lịch văn hóa nhân văn ở huyện Bình Xuyên.... 43 2.2.2. Một số tồn tại, hạn chế của du lịch văn hoá nhân văn ở huyện Bình Xuyên .......................................................................................... 44 2.2.3. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế của du lịch văn hoá nhân văn ở huyện Bình Xuyên ............................................................. 45 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HÓA NHÂN VĂN Ở HUYỆN BÌNH XUYÊN – VĨNH PHÚC ................. 47 3.1. Mục tiêu và định hướng phát triển du lịch văn hóa nhân văn ở huyện Bình Xuyên .............................................................................. 47 3.1.1. Mục tiêu ..................................................................................... 47 Nguyễn Tiến Hương 7 K32G - Việt Nam Học Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp 3.1.2. Định hướng phát triển du lịch huyện Bình Xuyên ....................... 47 3.2. Các giải pháp phát triển du lịch văn hóa nhân văn ở huyện Bình Xuyên ......................................................................................... 48 3.2.1. Giải pháp về quy hoạch .............................................................. 48 3.2.2. Giải pháp về tuyên truyền quảng bá ............................................ 49 3.2.3. Giải pháp đào tạo và bồi dưỡng nguồn lực du lịch ...................... 49 3.2.4. Giải pháp vốn đầu tư .................................................................. 51 3.2.5. Giải pháp tăng cường đầu tư về cơ sở vật chất để phát triển du lịch ...................................................................................................... 51 3.2.6. Giải pháp về khoa học công nghệ ............................................... 52 3.2.7. Giải pháp về thị trường ............................................................... 52 3.2.8. Giải pháp về tôn tạo các di tích lịch sử văn hóa, các lễ hội và các làng nghề truyền thống phục vụ du lịch .......................................... 52 3.2.9. Giải pháp về tổ chức quản lý tại các điểm du lịch ....................... 53 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................ 55 TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................. 57 PHỤ LỤC Nguyễn Tiến Hương 8 K32G - Việt Nam Học Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Du lịch là một hoạt động xuất hiện từ xa xưa trong lịch sử nhân loại. Trải qua nhiều giai đoạn phát triển, cho đến nay du lịch đã trở thành nhu cầu không thể thiếu được trong đời sống xã hội. Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, có tính liên vùng và xã hội hóa cao. Du lịch phát triển nhanh chóng được mệnh danh là “ngành công nghiệp không khói”. Ngày nay du lịch được rất nhiều quốc gia đầu tư phát triển để trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Ở Việt Nam, ngành du lịch đã được Đảng và Nhà nước quan tâm, tạo điều kiện phát triển trở thành ngành kinh tế quan trọng, có mức tăng trưởng cao, nhất là trong những năm gần đây, khi thực hiện chủ trương đổi mới kinh tế và chính sách đối ngoại với phương châm hết sức năng động của Đảng ta: “Việt Nam muốn là bạn của tất cả các nước”. Bước vào thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước thì vai trò và vị trí của ngành du lịch lại ngày càng quan trọng và cần thiết như nghị quyết của Ban chấp hành Trung Ương Đảng lần thứ VII, khóa VII đã chỉ rõ: “Phát triển ngành du lịch, hình thành ngành công nghiệp du lịch có quy mô ngày càng lớn, tương xứng với tiềm năng của nước ta”. Du lịch ngày càng phát triển và đạt được những thành tựu hết sức to lớn, đồng thời du lịch có những đóng góp đáng kể cho sự phát triển của nền kinh tế. Du lịch đặc biệt là du lịch văn hóa nhân văn đã, đang và sẽ trở thành một xu thế mạnh trong tương lai. Xu thế này được thể hiện rất rõ ở những vùng, những địa phương, nơi có nhiều di tích lịch sử văn hóa, làng nghề, danh thắng, những lễ hội độc đáo… Bình Xuyên là một trong những huyện của tỉnh Vĩnh Phúc. Bình Xuyên có rất nhiều tiềm năng để phát triển du lịch đặc biệt là du lịch văn hóa nhân Nguyễn Tiến Hương 9 K32G - Việt Nam Học Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp văn: có truyền thống về lịch sử văn hóa, có nhiều cảnh quan, có nhiều làng nghề, lễ hội, có nhiều di tích lịch sử - văn hóa có giá trị…. Tuy nhiên sự phát triển du lịch của Bình Xuyên trong thời gian qua chưa tương xứng với tiềm năng của huyện. Nếu không nghiên cứu một cách cụ thể, không đánh giá một cách khách quan về tiềm năng và thực trạng để đề ra những định hướng, giải pháp thì không những không đạt được những kết quả mong muốn mà còn ảnh hưởng đến nhịp độ phát triển kinh tế chung của toàn huyện. Để du lịch Bình Xuyên có thể tận dụng được hết những tiềm năng sẵn có vào việc phát triển du lịch, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của huyện trong tương lai, tôi xin chọn đề tài : “Giải pháp phát triển du lịch văn hóa nhân văn ở huyện Bình Xuyên - Vĩnh Phúc” với mong muốn góp phần nhỏ bé vào việc nhìn nhận, đánh giá hoạt hoạt động du lịch của huyện trong những năm qua. Đồng thời đề ra những giải pháp để thúc đẩy phát triển hoạt động du lịch trên cơ sở khai thác tài nguyên du lịch một cách hợp lý và bền vững. 2. Lịch sử vấn đề Hiện nay có rất nhiều công trình nghiên cứu của các nhà khoa học về du lịch văn hoá và du lịch văn hoá ở huyện Bình Xuyên: Vũ Thế Bình (chủ biên), 1998, Non nước Việt Nam, NXB VHTT Hà Nội. Lê Kim Thuyên (2006), Bình Xuyên đất và người trên hành trình hội nhập, NXB VHTT - Công ty văn hóa trí tuệ Việt. Tạp chí văn hóa thể thao Vĩnh Phúc (số 3/ 2000) chuyên đề huyện Bình Xuyên. Tạp chí văn hóa thể thao Vĩnh Phúc (số 7/ 8- 2006) chuyên đề huyện Bình Xuyên. Nguyễn Tiến Hương 10 K32G - Việt Nam Học Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp Danh nhân Bình Xuyên, 2005, Huyện ủy - HĐND - UBND huyện Bình Xuyên. Tuy vậy việc nghiên cứu một cách toàn diện sâu sắc về những tiềm năng, thực trạng và đề ra những giải pháp để thúc đẩy phát triển du lịch văn hóa nhân văn ở huyện Bình Xuyên thì chưa được thực hiện nghiên cứu. Đề tài khóa luận của tôi đã góp phần giải quyết những vấn đề đó. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích Đề xuất một số giải pháp phát triển du lịch văn hóa nhân văn huyện Bình Xuyên nhằm khai thác các thế mạnh về du lịch để đảm bảo sự đóng góp tích cực của du lịch đối với sự phát triển kinh tế xã hội và sử dụng bền vững tài nguyên, môi trường địa phương. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Xác định cơ sở lý luận và thực trạng của việc nghiên cứu. Phân tích tiềm năng, thực trạng du lịch văn hóa nhân văn huyện Bình Xuyên. Đề xuất các giải pháp để phát triển du lịch văn hóa nhân văn huyện Bình Xuyên. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động du lịch văn hóa nhân văn ở huyện Bình Xuyên. 4.2. Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu du lịch văn hóa nhân văn ở huyện Bình Xuyên (Khóa luận tập trung nghiên cứu về di tích lịch sử văn hóa, danh thắng, lễ hội, làng nghề). 5. Phương pháp nghiên cứu * Phương pháp thống kê: Nguyễn Tiến Hương 11 K32G - Việt Nam Học Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp Những tài liệu thống kê của hoạt động du lịch liên quan đến những lĩnh vực như lượng khách, doanh thu, chỉ tiêu kinh tế….. là những số liệu mang tính định lượng. Trên cơ sở khai thác từ những nguồn thuộc: Tổng cục du lịch, Cục thống kê, Sở văn hóa thể thao và du lịch tỉnh Vĩnh Phúc, Phòng văn hóa thể thao và du lịch huyện Bình Xuyên… Các số liệu được đưa vào xử lý phân tích để từ đó rút ra những kết luận, đánh giá có tính chất thực tiễn cao. * Phương pháp thu thập, phân tích, tổng hợp tài liệu Là phương pháp cần thiết trong việc tiếp cận vấn đề nghiên cứu. Tổng quan tài liệu cho phép ta nghiên cứu những kết quả nghiên cứu trong quá khứ. Việc phân loại, phân nhóm và phân tích dữ liệu giúp cho việc phát triển những vấn đề trọng tâm và những khía cạnh cần được tiếp cận của vấn đề. Trên cơ sở những tài liệu thu thập được và những kết quả phân tích, việc tổng hợp sẽ giúp định hình một tài liệu toàn diện và khái quát về chủ đề nghiên cứu. * Phương pháp khảo sát thực địa Phương pháp này giúp ta tiếp cận vấn đề một cách chủ động, trực quan, kiểm tra, đánh giá một cách xác thực để có một cái nhìn toàn diện về các đối tượng nghiên cứu. Các hoạt động chính khi tiến hành phương pháp này gồm: quan sát, mô tả, điều tra, ghi chép, chụp ảnh, quay phim tại các điểm nghiên cứu. * Phương pháp so sánh đối chiếu Phương pháp này giúp chúng ta có thể hiểu được nét đặc trưng tiêu biểu của tài nguyên du lịch của huyện Bình Xuyên. 6. Đóng góp của khóa luận Hệ thống hóa các vấn đề lý luận về du lịch văn hóa nhân văn để vận dụng vào nghiên cứu cụ thể trên địa bàn huyện Bình Xuyên. Nguyễn Tiến Hương 12 K32G - Việt Nam Học Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp Đánh giá tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch văn hóa nhân văn huyện Bình Xuyên. Sử dụng kết quả đánh giá để đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển du lịch văn hóa nhân văn huyện Bình Xuyên. Đề xuất được một số tour du lịch cơ bản để cho các công ty du lịch và du khách tham khảo. 7. Bố cục của khóa luận Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, khóa luận được trình bày thành 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc nghiên cứu du lịch văn hoá nhân văn ở huyện Bình Xuyên - Vĩnh Phúc. Chương 2: Du lịch văn hóa nhân văn ở huyện Bình Xuyên - Tiềm năng và thực trạng. Chương 3: Giải pháp phát triển du lịch văn hóa nhân văn ở huyện Bình Xuyên - Vĩnh Phúc. Nguyễn Tiến Hương 13 K32G - Việt Nam Học Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU DU LỊCH VĂN HOÁ NHÂN VĂN Ở HUYỆN BÌNH XUYÊN – VĨNH PHÚC 1.1.Cơ sở lý luận 1.1.1. Khái niệm văn hóa Văn hóa là một khái niệm mang nội hàm rộng với rất nhiều cách hiểu khác nhau, liên quan đến mọi mặt đời sống vật chất và tinh thần của con người. Ngược dòng lịch sử của phương Tây từ văn hóa xuất hiện sớm trong đời sống ngôn ngữ. Nhà ngôn ngữ học người Đức W. Wundt cho rằng: “Văn hóa là một từ có từ gốc La tinh: Colere, sau trở thành Cultura nghĩa là cày cấy, gieo trồng”. Từ nét nghĩa này về sau dẫn đến nghĩa rộng hơn là sự hoàn thiện vun trồng tinh thần, trí tuệ. Thế kỷ thứ nhất trước công nguyên Ciceron, nhà hùng biện thời La Mã đã có câu nói nổi tiếng: “Triết học là văn hóa (Sự vun trồng) tinh thần (Filosofia cultura animi est)”. Ở Trung Quốc, từ văn hóa đã xuất hiện trong đời sống ngôn ngữ ở thời Tây Hán. Lưu Hướng viết trong sách Thuyết Uyển bài Chí Vũ: “Thánh nhân cai trị thiên hạ, trước dùng văn đức rồi sau mới dùng vũ lực. Phàm dùng vũ lực đều để đối phó với kẻ bất phục tùng, dùng văn hóa không thể thay đổi được thì sau đó sẽ chinh phạt. Như vậy trong cách nghĩ của Lưu Hướng, từ văn hóa được hiểu như một cách giáo hóa đối lập với vũ lực, văn hóa gần nghĩa với giáo hóa. Nguyễn Tiến Hương 14 K32G - Việt Nam Học Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp Mặc dù có mặt sớm trong dời sống ngôn ngữ phương Tây cũng như phương Đông như vậy, nhưng phải đến đầu thế kỷ XVIII, từ văn hóa mới được đưa vào khoa học, sử dụng như thuật ngữ khoa học. Năm 1774, từ này mới được xuất hiện trong thư tịch và ghi vào từ điển năm 1783 ở Đức. Người đầu tiên sử dụng từ văn hóa trong khoa học là Pufenndory, người Đức, ông cho rằng: “Văn hóa là toàn bộ những gì được tạo ra do hoạt động xã hội, nghĩa là văn hóa đối lập với trạng thái tự nhiên”. Sau ông là nhà triết học Herder (1744 - 1803) cho rằng: “Văn hóa là sự hình thành thứ hai của con người. Theo ông lần thứ nhất con người xuất hiện với tư cách là một thực thể sinh vật tự nhiên, lần thứ hai con người hình thành như một thực thể xã hội, tức là một nhân cách văn hóa”. Mãi đến năm 1855, khi Klemm công bố công trình khoa học chung về văn hóa thì người ta mới coi văn hóa hình thành và thực sự phát triển. Năm 1871, E.B.Tylor công bố công trình văn hóa nguyên thủy ở Luôn Đôn. Ông đã đưa ra định nghĩa: “Văn hóa là một phức thể bao gồm kiến thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, tập quán và mọi khả năng, thói quen mà con người với tư cách là thành viên xã hội đạt được”[5, tr.13] Từ đấy, khái niệm văn hoá được nhiều người đề cập. Năm 1994, trong công trình “Văn hoá Việt Nam và cách tiếp cận mới” PGS. Phan Ngọc cho biết: “Một nhà dân tộc Mỹ đã dẫn ngót 400 định nghĩa về văn hoá khác nhau”[11, tr.19]. Năm 1970, cách hiểu phổ biến là coi văn hoá bao gồm tất cả những gì làm cho dân tộc này khác với các dân tộc khác, từ những sản phẩm tinh vi hiện đại nhất đến tín ngưỡng, phong tục, tập quán, lối sống và lao động. Theo Fedicico Mayor, Tổng giám đốc UNESCO định nghĩa: “Văn hoá phản ánh và thể hiện một cách tổng quát sống động mọi mặt của cuộc sống con người đã diễn ra trong quá khứ cũng như đang diễn ra trong hiện tại. Qua Nguyễn Tiến Hương 15 K32G - Việt Nam Học Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp hàng bao thế kỷ, nó đã cấu thành nên một hệ thống các giá trị, truyền thống, thẩm mỹ và lối sống dựa trên đó từng dân tộc khẳng định bản sắc riêng của mình”. [2, tr.18 ]. Sở dĩ có nhiều khái niệm về văn hóa là do cách tiếp cận văn hóa của các nhà khoa học khác nhau. Theo PGS.TSKH Trần Ngọc Thêm cho rằng: “Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động và thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội của mình”.[16, tr.10]. Trong những thập niên 40 của thế kỷ XX Chủ Tịch Hồ Chí Minh trình bày một quan niệm về văn hóa: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về ăn, mặc, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó là văn hóa. Văn hoá là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn.”[10, tr.431]. Kế thừa tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, thủ tướng Phạm Văn Đồng viết: “Nói tới văn hóa là nói tới một lĩnh vực vô cùng phong phú và rộng lớn, bao gồm tất cả những gì không phải là thiên nhiên mà có liên quan đến con người trong một quá trình tồn tại, phát triển, quá trình con người làm nên lịch sử…cốt lõi của sức sống dân tộc là văn hóa với nghĩa bao quát và đẹp nhất của nó, bao gồm cả hệ thống giá trị, tư tưởng và tình cảm, đạo đức với phẩm chất, trí tuệ, tài năng, sự nhạy cảm và sự tiếp thu cái mới từ bên ngoài, ý thức bảo vệ tài sản và bản lĩnh các cộng đồng dân tộc, sức đề kháng và sức chiến đấu để bảo vệ mình và không ngừng lớn mạnh.”[3, tr.16]. Nguyễn Tiến Hương 16 K32G - Việt Nam Học Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp Nhìn chung mọi định nghĩa về văn hóa đều thống nhất văn hóa có các đặc điểm sau: Thứ nhất, văn hóa là sáng tạo của con người, thuộc về con người, những gì không do con người làm nên không thuộc về khái niệm văn hóa. Từ đó, văn hóa là đặc trưng căn bản phân biệt con người với động vật, đồng thời cũng là tiêu chí căn bản để phân biệt sản phẩm nhân tạo với sản phẩm tự nhiên. Văn hóa xuất hiện do sự thích nghi một cách chủ động và có ý thức của con người với tự nhiên, nên văn hóa cũng là kết quả của sự thích nghi ấy. Thứ hai, sự thích nghi này là sự thích nghi có ý thức và chủ động nên nó không phải là sự thích nghi có máy móc mà thường là sự thích nghi có sáng tạo, phù hợp với giá trị chân - thiện - mỹ. Thứ ba, văn hóa bao gồm cả những sản phẩm vật chất và tinh thần, chứ không chỉ riêng tinh thần mà thôi. Thứ tư, văn hóa không chỉ có nghĩa là văn học nghệ thuật như thông thường người ta hay nói. Văn học nghệ thuật chỉ là bộ phận cao nhất trong lĩnh vực văn hóa mà thôi. 1.1.2. Khái niệm du lịch Ngày nay du lịch đã trở thành một hiện tượng kinh tế xã hội phổ biến không chỉ ở các nước phát triển mà còn ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên cho đến nay nhận thức về du lịch vẫn chưa được thống nhất. Do hoàn cảnh khác nhau, nghiên cứu ở mỗi góc độ khác nhau, cho nên mỗi ngành khoa học, mỗi người đều có cách hiểu khác nhau về du lịch. Đúng như GS.TS Berneker - một chuyên gia hàng đầu về du lịch thế giới đã nhận định: “Đối với du lịch, có bao nhiêu tác giả thì có bấy nhiêu định nghĩa” Nguyễn Tiến Hương 17 K32G - Việt Nam Học Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp Năm 1930 ông Glusman, người Thuỵ Sỹ định nghĩa: “Du lịch là sự chinh phục không gian của những người đến một địa điểm mà ở đó họ không có chỗ cư trú thường xuyên”.[4, tr.15] GS.TS Hanziber và GS.TS Kapf đã định nghĩa về du lịch như sau: “Du lịch là tập hợp các mối quan hệ và các hiện tượng phát sinh trong các cuộc hành trình và lưu trú của những người ngoài địa phương, nếu việc lưu trú đó không thành cư trú thường xuyên và không liên quan đến hoạt động kiếm lời”.[4, tr.16] Định nghĩa của hội nghị quốc tế về thống kê du lịch ở Otawa, Canada diễn ra vào tháng 6/1991: “Du lịch là hoạt động của con người đi tới một nơi ngoài môi trường thường xuyên, trong một khoảng thời gian ít hơn khoảng thời gian đã được các tổ chức du lịch quy định trước, mục đích của chuyến đi không phải là để tiến hành các hoạt động kiếm tiền trong phạm vi vùng tới thăm”.[4, tr.19] Theo các nhà du lịch Trung Quốc thì hoạt động du lịch là tổng hòa hàng loạt quan hệ và hiện tượng lấy sự tồn tại và phát triển kinh tế, xã hội nhất định làm cơ sở, lấy chủ thể du lịch, khách thể du lịch và trung gian du lịch làm điều kiện. Theo I.I. Pirogionic (1985): “Du lịch là một dạng hoạt động của dân cư trong thời gian rỗi liên quan với sự di chuyển và lưu lại tạm thời bên ngoài nơi cư trú thường xuyên nhằm nghỉ ngơi, chữa bệnh, phát triển thể chất và tinh thần, nâng cao trình độ nhận thức văn hóa hoặc thể thao kèm theo việc tiêu thụ những giá trị về tự nhiên, kinh tế, văn hóa”.[17, tr.6] Du lịch được hiểu theo nhiều góc độ khác nhau: Nhìn từ góc độ thay đổi không gian của du khách: Du lịch là một trong những hình thức di chuyển tạm thời từ một vùng này sang một vùng khác, từ Nguyễn Tiến Hương 18 K32G - Việt Nam Học Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp một nước này sang một nước khác mà không thay đổi nơi cư trú hay nơi làm việc. Nhìn từ góc độ kinh tế: Du lịch là một ngành kinh tế, dịch vụ có nhiệm vụ phục vụ cho nhu cầu tham quan giải trí, nghỉ ngơi, có hoặc không kết hợp với việc chữa bệnh, thể thao, nghiên cứu khoa học và các nhu cầu khác. Trong pháp lệnh du lịch của Việt Nam, tại điều 10 chương 1 thuật ngữ du lịch được hiểu như sau: “Du lịch là hoạt động của con người ngoài nơi cư trú trường xuyên của mình nhằm thoả mãn nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”. Theo từ điển tiếng Việt: Du lịch là đi xa cho biết xứ lạ khác với nơi mình ở. Theo chiết tự du lịch: “du” là di chuyển thay đổi vị trí không gian (du canh, du cư, du mục) “du” còn có nghĩa là chơi, đi chơi (ngao du, du xuân…). Còn “lịch” là sự trải qua, kinh qua (lịch duyệt, lịch lãm). Tóm lại du lịch là đi chơi để được trải nghiệm mở rộng hiểu biết và có thêm vốn sống. Như vậy du lịch là một hoạt động xã hội của con người hướng tới nhu cầu hưởng thụ và phát triển, văn hóa tinh thần là một bộ phận trong sinh hoạt văn hóa của con người nhằm thỏa mãn được trí tò mò, đồng thời mở mang kiến thức, đáp ứng lòng ham hiểu biết qua sự gặp gỡ, giao lưu, học hỏi. Từ đó góp phần hình thành phương hướng đúng đắn trong mơ ước, sáng tạo trong việc hình thành nhân cách bản thân. 1.1.3. Khái niệm du lịch văn hóa Tại điều 4, chương 1, luật du lịch của quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (7/ 2005) ghi rõ: “Du lịch văn hóa là hình thức du lịch dựa vào bản sắc văn hóa của dân tộc với sự tham gia của cộng đồng nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống”. Nguyễn Tiến Hương 19 K32G - Việt Nam Học Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp Du lịch văn hóa là một loại hình du lịch được hình thành từ nhu cầu ham biết, hiểu biết của con người đối với cái đẹp, cái tinh túy của văn hóa một tộc người, một địa phương, một đất nước. Một cuộc thăm tìm hiểu các công trình văn hóa, di tích lịch sử, danh thắng, làng nghề, lễ hội. Không chỉ là sự hưởng thụ vật chất qua các món ăn dân tộc, mua sản phẩm dân tộc mà trước hết là sự thăng hoa về tinh thần khi nhận biết quá khứ của một di tích, cảm thụ được cái đẹp của thiên nhiên, của các công trình kiến trúc và con người. Như vậy du lịch văn hóa là các hình thức tổ chức cho du khách tiếp cận với nền văn hóa của dân tộc thông qua những sản phẩm du lịch giàu bản sắc, có chất lượng văn hóa cao. Du lịch văn hóa là một loại hình du lịch với nhiều hình thức như: tham quan, nghiên cứu, hành hương, lễ hội, vui chơi giải trí…là hình thức hoạt động xã hội và hoạt động văn hóa đặc thù. Du lịch văn hóa được sinh ra và phát triển cùng với hoạt động du lịch, vì vậy nó cũng có những đặc điểm cơ bản như: Tính đa dạng: Sản phẩm du lịch văn hóa có chất lượng cao được tạo nên bởi sự khai thác nhiều đối tượng để phục vụ du lịch văn hóa như: cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử - văn hóa, lễ hội truyền thống, các loại hình văn hóa nghệ thuật dân gian, bản sắc dân tộc, cơ sở hạ tầng và các dịch vụ kèm theo. Tính đa thành phần: Du khách tham gia du lịch văn hóa, các tổ chức nhà nước, tư nhân, các doanh nhân trong và ngoài nước đầu tư vào du lịch rất đa dạng, người phục vụ du lịch, cộng đồng địa phương gồm nhiều thành phần trong xã hội tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào hoạt động du lịch văn hóa. Vì vậy tính đa thành phần còn bao hàm cả tính xã hội hóa cao. Tính đa mục tiêu: Du lịch văn hóa mang lại lợi ích nhiều mặt như bảo tồn các tài nguyên thiên nhiên, môi trường, di tích lịch sử - văn hóa, duy trì và Nguyễn Tiến Hương 20 K32G - Việt Nam Học
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất