Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Kỹ thuật - Công nghệ Giải pháp phát triển chăn nuôi gà theo hướng an toàn thực phẩm tại gia lâm, hà n...

Tài liệu Giải pháp phát triển chăn nuôi gà theo hướng an toàn thực phẩm tại gia lâm, hà nội

.PDF
118
275
66

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM ------- ------- ĐỖ THỊ THU HIỀN GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI GÀ THEO HƯỚNG AN TOÀN THỰC PHẨM TẠI GIA LÂM, HÀ NỘI CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP MÃ SỐ: 60.62.01.15 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. PHẠM BẢO DƯƠNG HÀ NỘI, NĂM 2015 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn này là hoàn toàn trung thực, khách quan và chưa từng dùng bảo vệ lấy bất kỳ học vị nào. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được ghi rõ nguồn gốc. Hà Nội, ngày tháng năm 2015 Tác giả luận văn Đỗ Thị Thu Hiền Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn thạc sĩ kinh tế của mình, ngoài sự nỗ lực cố gắng của bản thân, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của nhiều cá nhân và tập thể. Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của các thầy, cô giáo khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn – Học viện Nông nghiệp Việt Nam; đặc biệt là sự quan tâm, chỉ dẫn tận tình của thầy giáo PGS.TS Phạm Bảo Dương đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các phòng ban của huyện Gia Lâm, đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và thu thập tài liệu phục vụ cho luận văn. Qua đây tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn đối với gia đình và bạn bè đã giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Tôi xin gửi lời chúc sức khoẻ và chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày tháng năm 2015 Tác giả luận văn Đỗ Thị Thu Hiền Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page iii MỤC LỤC Trang Lời cam đoan ii Lời cảm ơn iii Mục lục iv Danh mục chữ viết tắt vii Danh mục bảng viii Danh mục đồ thị, sơ đồ, hình ảnh x Danh mục hộp xi PHẦN I MỞ ĐẦU 1 1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2 1.2.1 Mục tiêu chung 2 1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2 1.3 Câu hỏi nghiên cứu 2 1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3 1.4.1 Đối tượng nghiên cứu 3 1.4.2 Phạm vi nghiên cứu 3 PHẦN II CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 4 2.1 Cơ sở lý luận 4 2.1.1 Các khái niệm cơ bản 4 2.1.2 Đặc điểm, vai trò ý nghĩa của phát triển chăn nuôi gà an toàn thực phẩm 7 2.1.3 Nội dung nghiên cứu 10 2.1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi gà an toàn thực phẩm 12 2.2 Cơ sở thực tiễn 15 2.2.1 Quy định áp dụng trong chăn nuôi gà an toàn thực phẩm tại Việt Nam 15 2.2.2 Tình hình chăn nuôi gà trên thế giới 15 2.2.3 Tình hình chăn nuôi gà theo hướng an toàn thực phẩm tại một số địa phương ở Việt Nam Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế 19 Page iv 2.2.4 Bài học kinh nghiệm rút ra 24 PHẦN III PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 26 3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 26 3.1.1 Đặc điểm tự nhiên 26 3.1.2 Kinh tế - xã hội 28 3.1.3 Đánh giá chung 33 3.2 Phương pháp nghiên cứu 34 3.2.1 Cách tiếp cận 34 3.2.2 Phương pháp thu thập số liệu 34 3.2.3 Phương pháp xử lý, phân tích số liệu 38 3.3 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 39 PHẦN IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 41 4.1 Thực trạng phát triển chăn nuôi gà theo hướng an toàn thực phẩm tại Gia Lâm, Hà Nội 41 4.1.1 Khái quát chung 41 4.1.2 Thực trạng phát triển chăn nuôi gà an toàn thực phẩm huyện Gia Lâm 44 4.1.3 Kết quả và hiệu quả trong chăn nuôi gà an toàn thực phẩm 67 4.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi gà theo hướng an toàn thực phẩm tại Gia Lâm, Hà Nội 75 4.2.1 Tuổi và trình độ của chủ hộ chăn nuôi 75 4.2.2 Lao động 76 4.2.3 Diện tích chuồng nuôi 77 4.2.4 Điều kiện về thị trường 78 4.2.5 Hình thức chăn nuôi 80 4.2.6 Vốn và tín dụng 80 4.2.7 Liên kết trong chăn nuôi gà 81 4.2.8 Chính sách của Nhà nước 81 4.2.9 Phân tích SWOT 82 Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page v 4.3 Giải pháp phát triển chăn nuôi gà theo hướng an toàn thực phẩm tại Gia Lâm, Hà Nội 4.3.1 Giải pháp về quy hoạch phát triển chăn nuôi gà 85 85 4.3.2 Xây dựng cơ sở hạ tầng đáp ứng yêu cầu và thúc đẩy chăn nuôi gà an toàn thực phẩm 86 4.3.3 Đẩy mạnh tập huấn chuyển giao và ứng dụng khoa học kĩ thuật 87 4.3.4 Đẩy mạnh công tác thú y và quản lý dịch bệnh 88 4.3.5 Tăng cường củng cố các mối liên kết trong chăn nuôi gà 89 4.3.6 Nâng cao năng lực và phát huy nguồn lực của hộ chăn nuôi 92 4.3.7 Mở rộng, phát triển hình thức tổ chức chăn nuôi theo hướng gia trại, trang trại 92 4.3.8 Chính sách hỗ trợ hợp lý 92 PHẦN V KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 93 5.1 Kết luận 93 5.2 Kiến nghị 94 5.2.1 Đối với Nhà nước 94 5.2.2 Đối với chính quyền địa phương 95 5.2.3 Đối với các hộ chăn nuôi 95 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 96 PHỤ LỤC 99 Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page vi DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ATSH An toàn sinh học ATTP An toàn thực phẩm BQ Bình quân CĐ Cố định CN Công nghiệp ĐVT Đơn vị tính GTSX Giá trị sản xuất HĐND Hội đồng nhân dân HND Hội nông dân HTX Hợp tác xã HTXDVNN Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp KHKT Khoa học kỹ thuật LĐTB&XH Lao động thương binh và xã hội LHPN Liên hiệp phụ nữ NN Nông nghiệp NN – PTNT Nông nghiệp – Phát triển nông thôn NN – TS Nông nghiệp – Thủy sản STT Số thứ tự TMDV Thương mại dịch vụ TT Thị trấn TTCN Tiểu thủ công nghiệp UBND Ủy ban nhân dân XDCB Xây dựng cơ bản Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page vii DANH MỤC BẢNG Số bảng Tên bảng Trang 2.1 Các nước có số lượng gà nhiều nhất trên thế giới 15 3.1 Tình hình đất đai của huyện Gia Lâm giai đoạn 2012 – 2014 27 3.2 Tình hình lao động của huyện Gia Lâm giai đoạn 2012 – 2014 29 3.3 Tình hình cơ sở hạ tầng huyện Gia Lâm năm 2013 30 3.4 Kết quả phát triển kinh tế của huyện Gia Lâm giai đoạn 2011 – 2013 32 3.5 Thu thập thông tin sẵn có liên quan đến đề tài 35 3.6 Loại và số lượng mẫu điều tra 36 4.1 Quy mô đàn gà và cơ sở chăn nuôi huyện 3 năm 2012 - 2014 42 4.2 Thống kê số hộ, trang trại chăn nuôi gia cầm năm 2014 43 4.3 Quy mô đàn gà 3 xã điều tra giai đoạn 2012 - 2014 45 4.4 Quy hoạch về diện tích chăn nuôi của hộ nuôi theo hướng an toàn thực phẩm năm 2014 4.5 Các loại giống gà nuôi chủ yếu ở các hộ nuôi theo hướng an toàn thực phẩm năm 2014 4.6 46 47 So sánh quy hoạch chăn nuôi của hộ nuôi theo hướng an toàn thực phẩm và hộ nuôi truyền thống năm 2014 48 4.7 Chợ và cơ sở giết mổ trên địa bàn huyện Gia Lâm năm 2014 50 4.8 Cơ sở hạ tầng của các hộ nuôi theo hướng an toàn thực phẩm năm 2014 51 4.9 So sánh đầu tư cơ sở hạ tầng của hộ nuôi theo hướng an toàn thực phẩm và hộ nuôi truyền thống năm 2014 52 4.10 Tham gia lớp tập huấn của các hộ chăn nuôi theo hướng an toàn thực phẩm năm 2014 54 4.11 Tình hình thực hiện 1 số chỉ tiêu kỹ thuật trong chăn nuôi theo hướng an toàn thực phẩm năm 2014 55 4.12 So sánh thực hiện 1 số chỉ tiêu kỹ thuật giữa nuôi theo hướng an toàn thực phẩm và nuôi truyền thống năm 2014 4.13 Tình hình dịch vụ thú y huyện Gia Lâm trong 3 năm Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế 55 58 Page viii 4.14 Tình hình dịch vụ thú y ở các xã điều tra trong 3 năm 60 4.15 Tình hình thực hiện phương án phòng dịch của hộ nuôi gà theo hướng an toàn thực phẩm năm 2014 61 4.16 So sánh tỷ lệ sử dụng một số loại thuốc thú y tại hộ nuôi theo hướng an toàn thực phẩm và nuôi truyền thống năm 2014 62 4.17 Tỷ lệ hộ nuôi gà an toàn thực phẩm theo nguồn mua giống năm 2014 63 4.18 So sánh tỷ lệ hộ theo nguồn mua giống của hộ nuôi theo hướng an toàn thực phẩm và nuôi truyền thống năm 2014 64 4.19 Nguồn vốn vay của hộ nuôi theo hướng an toàn thực phẩm năm 2014 65 4.20 Đối tượng tiêu thụ của hộ chăn nuôi gà theo hướng an toàn thực phẩm năm 2014 65 4.21 Thông tin chăn nuôi gà của hộ nuôi theo hướng an toàn thực phẩm năm 2014 68 4.22 Chi phí chăn nuôi bình quân của hộ nuôi theo hướng an toàn thực phẩm năm 2014 71 4.23 Kết quả, hiệu quả chăn nuôi gà bình quân hộ nuôi theo hướng an toàn thực phẩm năm 2014 74 4.24 Thông tin chung về chủ hộ nuôi theo hướng an toàn thực phẩm được điều tra năm 2014 4.25 Tình hình lao động của các hộ được điều tra năm 2014 76 77 4.26 Tình hình sử dụng đất đai các hộ nuôi theo hướng an toàn thực phẩm năm 2014 78 4.27 Tình hình vay vốn của hộ điều tra năm 2014 80 4.28 Bảng phân tích SWOT 84 Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page ix DANH MỤC ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH Số đồ thị Tên đồ thị Trang 4.1 Tỷ lệ số lượng gà giống chăn nuôi tại hộ nuôi theo hướng an toàn thực phẩm năm 2014 47 4.2 Nguồn cung cấp dịch vụ thú y tại 3 xã năm 2014 61 4.3 Tỷ lệ hộ theo nguồn mua thức ăn năm 2014 64 4.4 So sánh tỷ lệ sống giữa nuôi theo hướng an toàn thực phẩm và nuôi truyền thống năm 2014 Số sơ đồ 67 Tên sơ đồ Trang 4.1 Các kênh tiêu thụ trong chăn nuôi gà tại các hộ nuôi theo hướng an toàn thực phẩm năm 2014 Số hình 66 Tên hình ảnh Trang 2.1 Nuôi gà an toàn tại Lâm Đồng 20 2.2 Nuôi gà an toàn sinh học tại Mỏ Cày Nam, Bến Tre 22 2.3 Chăn nuôi gà đẻ theo hướng VietGAHP 23 4.1 Nuôi gà tại hộ nông dân huyện Gia Lâm 49 Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page x DANH MỤC HỘP Số hộp 4.1 Tên hộp Trang Ý kiến của cán bộ huyện về quy hoạch chăn nuôi gà an toàn thực phẩm tại Gia Lâm 44 4.2 Ý kiến của hộ về đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng 50 4.3 Ý kiến của cán bộ xã về đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng 51 4.4 Ý kiến của người chăn nuôi về áp dụng khoa học kỹ thuật trong chăn nuôi gà an toàn thực phẩm tại Gia Lâm 56 4.5 Ý kiến về phòng chống dịch bệnh của cán bộ thú y huyện 59 4.6 Ý kiến cán bộ huyện về nguồn mua gà giống trên địa bàn huyện 63 Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page xi PHẦN I MỞ ĐẦU 1.1 Tính cấp thiết của đề tài Trong xu thế hội nhập và toàn cầu hóa, việc sản xuất và chế biến các loại thực phẩm có chất lượng cao, đặc biệt là chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, đồng thời đáp ứng đầy đủ sở thích của người tiêu dùng là một yêu cầu có tính chất sống còn của nền kinh tế. Hà Nội có nhu cầu lớn về nguồn nông sản, thực phẩm sạch (nhu cầu thịt 800 - 1.000 tấn/ngày; rau, củ, quả 2.000 - 3.000 tấn/ngày, trong khi, tỷ lệ được kiểm soát chất lượng, đảm bảo an toàn thực phẩm của sản phẩm thịt còn rất hạn chế. Số lượng doanh nghiệp tham gia cam kết thực hiện liên kết sạch từ trang trại đến bàn ăn chưa nhiều, nguồn thực phẩm sạch còn quá ít thì nguồn thực phẩm "bẩn" tràn lan, từ lúc được nuôi đến khi đem bán ra thị trường. Tại Hà Nội hiện có 685 chợ, 52 siêu thị, 45 kho bảo quản thực phẩm; 2.188 khách sạn, 1.026 bếp ăn tập thể có sử dụng sản phẩm động vật; 2.574 cơ sở, điểm, hộ giết mổ gia súc, gia cầm (trong đó giết mổ trâu bò 120 cơ sở, lợn 1.482 cơ sở, gia cầm 972 cơ sở). Đây cũng là những cơ sở để tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi của Hà Nội và các tỉnh lân cận (Thảo Dương, 2015). Tại thành phố Hồ Chí Minh có các các thương hiệu kinh doanh thực phẩm hữu cơ được nhiều người tin dùng như Organik (quận 2), Organica (quận 3, quận 7) và Hoasuafood (quận 1). Các sản phẩm này thường có giá rất cao so với những sản phẩm cùng loại trên thị trường. Chẳng hạn xà lách iceberg hữu cơ có giá 60.000 đồng/kg, khoai tây 70.000 đồng/kg, gạo trắng 45.000 đồng/kg, tỏi 110.000 đồng/kg, thịt heo từ 230.000 - 280.000 đồng/kg (tùy loại), trứng gà 60.000 đồng/10 quả… dù đắt hơn bình thường vẫn được người dân thành phố Hồ Chí Minh đón nhận vì tin tưởng là đồ sạch (Thùy Dương và Cao Huệ, 2014). Theo thống kê của Cục Thú y, chỉ tính riêng 3 tháng đầu năm 2014, dịch cúm A/H5N1 đã xảy ra tại 155 xã, phường của 90 huyện, thị xã thuộc 33 tỉnh, thành phố trên cả nước. Số gia cầm mắc bệnh là trên 211.000 con, trong đó số chết là hơn 100.000 con. Mặt khác một trong những yêu cầu quan trọng để nâng Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 1 cao tính cạnh tranh của thực phẩm xuất khẩu là phải đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, đảm bảo chất lượng đối với người tiêu dùng (Khuyết danh, 2014). Huyện Gia Lâm có điều kiện thuận lợi để nâng cao hiệu quả kinh tế ngành chăn nuôi: cả huyện có 20/22 xã, thị trấn là xã nông nghiệp, diện tích đất nông nghiệp là 6118 ha, huyện có vị trí gần các đường giao thông quan trọng, trên địa bàn huyện có các khu đô thị, khu công nghiệp, khu thương mại,… kích thích việc phát triển chăn nuôi đáp ứng nhu cầu thị trường. Tính đến ngày 01/12/2012, tổng đàn gia cầm của huyện ước đạt 366.000 con. Trước đây có nhiều đề tài về chăn nuôi gà như: tác giả Nguyễn Văn Thanh (2013) với đề tài “Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà đồi ở huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang” đã tìm hiểu về thực trạng và các giải pháp phát triển chăn nuôi gà đồi tại Yên Thế. Ngoài ra còn có tác giả Bùi Văn Phúc (2009) “Nghiên cứu phát triển chăn nuôi gà theo hướng an toàn sinh học ở tỉnh Hưng Yên” nhưng chưa có đề tài nào được nghiên cứu tại huyện Gia Lâm. Vì vậy tôi chọn nghiên cứu đề tài: “Giải pháp phát triển chăn nuôi gà theo hướng an toàn thực phẩm tại Gia Lâm, Hà Nội”. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1 Mục tiêu chung Tìm hiểu thực trạng phát triển chăn nuôi, các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi gà an toàn thực phẩm của hộ; từ đó đưa ra các giải pháp phát triển chăn nuôi gà theo hướng an toàn thực phẩm tại Gia Lâm, Hà Nội. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển chăn nuôi gà theo hướng an toàn thực phẩm. - Phân tích thực trạng, xác định các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi gà theo hướng an toàn thực phẩm trên địa bàn huyện Gia Lâm, Hà Nội. - Đề xuất giải pháp nhằm phát triển chăn nuôi gà theo hướng đảm bảo an toàn thực phẩm tại Gia Lâm, Hà Nội. 1.3 Câu hỏi nghiên cứu 1. Thực trạng phát triển chăn nuôi gà theo hướng an toàn thực phẩm tại Gia Lâm, Hà Nội? Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 2 2. Những yếu tố ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi gà ATTP tại Gia Lâm, Hà Nội? 3. Những giải pháp cần đề xuất nhằm phát triển chăn nuôi gà của hộ theo hướng an toàn thực phẩm tại huyện Gia Lâm, Hà Nội? 1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.4.1 Đối tượng nghiên cứu Phát triển chăn nuôi gà theo hướng an toàn thực phẩm. 1.4.2 Phạm vi nghiên cứu * Phạm vi về nội dung Nghiên cứu thực trạng, các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi gà theo hướng an toàn thực phẩm; từ đó đề xuất giải pháp phát triển chăn nuôi gà theo hướng an toàn thực phẩm trên địa bàn huyện Gia Lâm, Hà Nội. * Phạm vi không gian - Huyện Gia Lâm, Hà Nội. * Phạm vi về thời gian - Số liệu được thu thập trong 3 năm từ 2012 – 2014. - Phạm vi giải pháp đến năm 2025. Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 3 PHẦN II CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 2.1 Cơ sở lý luận 2.1.1 Các khái niệm cơ bản • An toàn thực phẩm và điều kiện an toàn thực phẩm Điều 2 của Luật an toàn thực phẩm (2010) do Quốc hội ban hành có khái niệm sau: - “An toàn thực phẩm là việc bảo đảm để thực phẩm không gây hại đến sức khỏe, tính mạng con người”. - “Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm là những quy chuẩn kỹ thuật và những quy định khác đối với thực phẩm, cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm và hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành nhằm mục đích bảo đảm thực phẩm an toàn đối với sức khoẻ, tính mạng con người”. • Chăn nuôi theo hướng an toàn thực phẩm Chăn nuôi theo hướng an toàn thực phẩm là đảm bảo sản xuất thịt và các sản phẩm chăn nuôi đạt tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm: không tồn dư chất độc hại và vi sinh vật vượt ngưỡng cho phép. Theo Quyết định số 1504/QĐ-BNN-KHCN (2008) do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành: “Thực hành chăn nuôi tốt (gọi tắt là VietGAHP: Vietnamese Good Animal Husbandry Practices) là những nguyên tắc, trình tự, thủ tục hướng dẫn tổ chức, cá nhân sản xuất áp dụng trong chăn nuôi nhằm đảm bảo gia cầm được nuôi dưỡng để đạt được các yêu cầu về chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm, đảm bảo phúc lợi xã hội, sức khoẻ người sản xuất và người tiêu dùng, bảo vệ môi trường và truy nguyên nguồn gốc sản phẩm”. “An toàn sinh học trong chăn nuôi: Là các biện pháp kỹ thuật và quản lý nhằm ngăn ngừa và hạn chế sự lây nhiễm của các tác nhân sinh học xuất hiện tự nhiên hoặc do con người tạo ra gây hại đến con người, gia súc và hệ sinh thái…” Nguyên tắc cơ bản trong thực hành chăn nuôi gia cầm an toàn sinh học là đàn gia cầm được nuôi trong môi trường được bảo vệ, chăm sóc, nuôi dưỡng tốt. Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 4 Trại chăn nuôi phải bố trí riêng biệt các khu chăn nuôi, khu cách ly gia cầm ốm, mới nhập, kho chứa thức ăn,... Tất cả các phương tiện vận chuyển khi vào trại chăn nuôi, khu chăn nuôi phải đi qua hố khử trùng và phải được phun thuốc sát trùng. Người chăn nuôi, khách thăm quan trước khi vào khu chăn nuôi phải thay quần áo, giầy dép và mặc quần áo bảo hộ của trại; trước khi vào các chuồng nuôi phải nhúng ủng hoặc giầy dép vào hố khử trùng. • Phát triển Trong phép biện chứng duy vật, phát triển dùng để khái quát quá trình vận động đi lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn. Quá trình đó vừa diễn ra dần dần, vừa nhảy vọt làm cho sự vật hiện tượng cũ mất đi, hiện tượng mới về chất ra đời. Phát triển là tự thân. Phát triển là một trường hợp đặc biệt của vận động (Nguyễn Ngọc Long, 2006). Các chỉ tiêu thể hiện sự phát triển (Bùi Mỹ Anh, 2009): - Các chỉ tiêu số lượng: thể hiện sự phát triển với một nền kinh tế là sự gia tăng của cải vật chất và dịch vụ. Sự phát triển của ngành sản xuất về số lượng là quy mô sản xuất, sự tăng trưởng về số lượng và giá trị sản lượng sản xuất ra, cơ cấu sản xuất nội bộ ngành và với các ngành khác… - Các chỉ tiêu chất lượng: thể hiện sự phát triển của một nền kinh tế là sự tiến bộ về đời sống vật chất, giáo dục, sức khoẻ và môi trường. Với một ngành sản xuất đó là việc phát huy và khai thác có hiệu quả các tiềm năng sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm sản xuất ra, tổ chức quy trình sản xuất hợp lý… - Chỉ tiêu đánh giá về cơ cấu và chủng loại: cơ cấu ngành kinh tế là tổng hợp các ngành kinh tế và mối quan hệ tỷ lệ giữa các ngành thể hiện ở vị trí và tỷ trọng của mỗi ngành trong tổng thể nền kinh tế. - Chỉ tiêu đánh giá sự phù hợp: phát triển kinh tế phải phù hợp với sự phát triển của các ngành khác. - Chỉ tiêu đánh giá sự bền vững: năm 2002, Hội nghị thượng đỉnh về trái đất (Nam Phi) hoàn chỉnh khái niệm phát triển bền vững: “Bảo đảm sự tăng trưởng kinh tế ổn định trong mối quan hệ với thực hiện tốt tiến bộ và công bằng xã hội; khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm tài nguyên, bảo vệ và nâng cao chất lượng môi trường sống”. Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 5 Các yếu tố mang tính quyết định sự phát triển của ngành sản xuất trong một nền kinh tế là cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho sản xuất phải tiên tiến hiện đại, là việc ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật và khoa học công nghệ phù hợp vào sản xuất, là việc thực hiện đồng bộ các công cụ tài chính, pháp luật, chính sách, tổ chức,… đảm bảo cho các ngành kinh tế phát triển. • Phát triển chăn nuôi Khi nói đến phát triển chăn nuôi, người ta nói đến các khía cạnh: số lượng, chất lượng, hình thức tổ chức chăn nuôi và phương thức chăn nuôi, tổ chức thị trường và phát triển chăn nuôi bền vững (Trần Thị Thu Hằng, 2011). - Phát triển về mặt số lượng: số lượng hay quy mô vật nuôi phụ thuộc vào mục tiêu chăn nuôi hay nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm chăn nuôi. Nếu mục tiêu chăn nuôi là giải quyết vấn đề thực phẩm gia đình thì người chăn nuôi không nuôi số lượng lớn và không quan tâm đến hạch toán chi phí. Với mục tiêu hàng hóa thì số lượng vật nuôi đưa vào chăn nuôi lớn hơn nhiều so với chăn nuôi để giải quyết thực phẩm gia đình. Chăn nuôi là ngành có lợi thế kinh tế nhờ quy mô. Quy mô chăn nuôi phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó các yếu tố quan trọng nhất là: mặt bằng sản xuất, vốn đầu tư, trình độ chuyên môn kỹ thuật của người chăn nuôi. Các hộ chăn nuôi có điều kiện tốt về mặt bằng sản xuất, vốn đầu tư, chuyên môn kỹ thuật cao sẽ thuận lợi trong việc phát triển chăn nuôi quy mô lớn và ngược lại. - Phát triển về mặt chất lượng: chất lượng chăn nuôi có thể được đánh giá trên nhiều khía cạnh khác nhau như: sự tăng trưởng ổn định trong một thời kỳ nhất định, khả năng chiếm lĩnh thị trường, năng suất lao động đạt được khi phát triển chăn nuôi, lợi ích thu được của người chăn nuôi và của cộng đồng xã hội. Chất lượng phát triển chăn nuôi cũng phụ thuộc nhiều yếu tố, trong đó các yếu tố quan trọng là: khả năng ứng dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ trong chăn nuôi của người chăn nuôi là cao hay thấp, chất lượng sản phẩm chăn nuôi cung cấp ra thị trường là cao hay thấp, thu nhập và lợi nhuận tính trên một đơn vị sản phẩm cao hay thấp, tổng thu nhập và lợi nhuận thu được của người chăn nuôi cao hay thấp….(Trần Thị Thu Hằng, 2011). Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 6 - Các hình thức tổ chức chăn nuôi: chăn nuôi có nhiều hình thức tổ chức khác nhau tùy thuộc mục đích chăn nuôi, các yếu tố về nguồn lực, thị trường tiêu thụ sản phẩm và các yếu tố khác. Nghiên cứu về các hình thức chăn nuôi ở Việt Nam hiện nay, các nhà nghiên cứu chia thành 2 nhóm chăn nuôi là chăn nuôi nhỏ lẻ và chăn nuôi tập trung. Chăn nuôi nhỏ lẻ hiện nay khá phổ biến ở các vùng sinh thái, chăn nuôi nhỏ lẻ với mục tiêu chính là giải quyết thực phẩm gia đình, phần sản phẩm của các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ bán ra thị trường không nhiều và chỉ được thực hiện khi các hộ có nhu cầu chi tiêu tiền mặt với số lượng nhỏ. Chăn nuôi nhỏ lẻ rất tiện dụng với các hộ nông dân nhưng đây lại là hình thức chăn nuôi có hiệu quả thấp, luôn luôn tiềm ẩn nguy cơ lây lan dịch cúm gia cầm. Chăn nuôi tập trung được phát triển trong các hộ, các trang trại, doanh nghiệp có điều kiện về mặt bằng sản xuất, về vốn đầu tư, về nhân lực, công nghệ và thị trường tiêu thụ. Mục tiêu chính của những người chăn nuôi theo hình thức này là chăn nuôi hàng hóa tìm kiếm lợi nhuận. Tại Việt Nam hiện nay số lượng các chủ hộ, doanh nghiệp, trang trại chăn nuôi gia cầm tập trung tuy không nhiều nhưng lại chiếm tỷ trọng đáng kể về sản phẩm hàng hóa cung cấp cho thị trường, cho xã hội. Phát triển chăn nuôi tập trung sẽ có những thuận lợi nhất định trong việc hình thành vùng sản xuất hàng hóa và tiện kiểm soát dịch cúm lây lan (Trần Thị Thu Hằng, 2011). - Phương thức chăn nuôi: chăn nuôi nông hộ, chăn bán công nghiệp (gà thả vườn), hay chăn nuôi công nghiệp. - Tổ chức thị trường: thị trường đầu vào và đầu ra cho các sản phẩm từ chăn nuôi gà an toàn thực phẩm - Phát triển chăn nuôi bền vững: phát triển chăn nuôi nhưng không làm ảnh hưởng tới các ngành kinh tế khác, ảnh hưởng tới xã hội, ảnh hưởng tới môi trường xung quanh,… 2.1.2 Đặc điểm, vai trò ý nghĩa của phát triển chăn nuôi gà an toàn thực phẩm a) Đặc điểm Quy trình VietGAHP cho chăn nuôi gia cầm ban hành theo quyết định số 1504/QĐ-BNN-KHCN ngày 15/5/2008 của Bộ NN - PTNT yêu cầu người chăn nuôi thực hiện những nội dung sau: Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 7 Địa điểm nuôi, thiết kế chuồng trại, kho, thiết bị chăn nuôi, con giống, quản lý nguyên liệu (thức ăn, nước uống và nước vệ sinh), quản lý đàn gia cầm, quản lý dịch bệnh, bảo quản và sử dụng thuốc thú y, bảo quản chất thải và bảo vệ môi trường, kiểm soát côn trùng loại gặm nhấm và động vật khác, quản lý nhân sự, ghi chép lưu trữ hồ sơ, truy nguyên nguồn gốc và thu hồi sản phẩm, kiểm tra nội bộ, mật độ: gà thịt nuôi nhốt hoàn toàn 7 con/m2 chuồng nền. Quy trình sử dụng thức ăn của gà thịt, gà đẻ với lượng thức ăn cho từng giai đoạn theo mức độ tăng dần tương ứng với trọng lượng của gà. Trong quá trình chăn nuôi, các giải pháp thú y phòng bệnh và an toàn sinh học như: kiểm soát chặt chẽ con giống, có giấy kiểm định động vật, tiêm phòng vacxin đảm bảo con giống đưa vào sản xuất khoẻ mạnh; theo dõi và xử lý kịp thời những tác động tới môi trường làm giảm mức ô nhiễm môi trường và thường xuyên theo dõi tình hình dịch bệnh, hạn chế sử dụng kháng sinh, dừng kháng sinh trước khi bán 10-15 ngày; dùng vôi bột, thuốc sát trùng ChloraminB, Foocmol 2%, Vickon định kỳ 4-7 ngày 1 lần khử trùng tiêu độc chuồng trại. Ứng dụng công nghệ EM, hầm Biogas trong chăn nuôi. Ngoài ra, nông dân phải ghi chép, kiểm tra, giải quyết khiếu nại… Chăn nuôi gà ATTP tạo ra sản phẩm có chất lượng và năng suất cao, bảo đảm an toàn. Sản phẩm đầu ra của chăn nuôi gà ATTP là thực phẩm sạch không chứa các chất hoocmon, hóa chất, chất tăng trọng và được sản xuất theo một quy trình đảm bảo điều kiện vệ sinh từ xây dựng chuồng nuôi, chọn giống, chọn thức ăn, tiêm phòng thú y. Chuồng nuôi phải tách biệt với nhà ở, dễ vệ sinh, khử trùng tiêu độc; phải có nơi để chứa, ủ chất thải rắn, có hố để xử lý chất thải lỏng, đảm bảo vệ sinh thú y, vệ sinh môi trường. Giống vật nuôi có nguồn gốc rõ ràng, khỏe mạnh, được tiêm phòng các bệnh theo hướng dẫn của cán bộ chăn nuôi, thú y. Thức ăn và nước uống dùng trong chăn nuôi phải bảo đảm không gây độc hại cho vật nuôi và người sử dụng sản phẩm động vật. Thuốc thú y, hóa chất, chế phẩm sinh học dùng trong chăn nuôi phải theo hướng dẫn sử dụng ghi trên bao bì, tài liệu hướng dẫn sử dụng… Chăn nuôi gà ATTP là biện pháp phòng các loại bệnh hiệu quả nhất hiện nay. Để cung cấp sản phẩm đảm bảo tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm theo Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 8 quy định của Bộ Y tế thì phải giám sát chặt chẽ trong cả quy trình từ chăm sóc, giết mổ đến chế biến, bảo quản, vận chuyển và phân phối. Đặc biệt là không được sử dụng thuốc quá liều cho phép, lạm dụng các kháng sinh và tuyệt đối không sử dụng các hoocmon. Chăn nuôi theo hướng ATTP là chăn nuôi là mô hình chăn nuôi theo hướng công nghiệp, hiện đại, giảm tiêu tốn nguồn thức ăn, giúp nâng cao sản lượng và thu nhập cho các hộ nông dân, tăng sản lượng đầu ra. Phương pháp chăn nuôi tiên tiến cũng góp phần làm giảm thời gian nuôi và tăng tổng đàn, qua đó góp phần giảm chi phí thức ăn, tăng sản lượng và lợi nhuận. Vì trong quá trình chăn nuôi đã sử dụng men vi sinh vật có tác dụng kích thích quá trình tiêu hóa, tăng khả năng hấp thụ thức ăn, tăng quá trình trao đổi chất và năng lượng. Chăn nuôi gà ATTP góp phần làm giảm ô nhiễm môi trường, quy trình chăn nuôi tốt đã giúp nâng cao hiệu quả sản xuất của những người chăn nuôi theo quy mô hộ gia đình, giảm thiểu tác động môi trường của hoạt động chăn nuôi, tăng cường vệ sinh an toàn thực phẩm. b) Vai trò, ý nghĩa Phát triển chăn nuôi gà ATTP cung cấp cho nền kinh tế quốc dân một khối lượng sản phẩm xuất khẩu góp phần làm tăng trưởng kinh tế. Chăn nuôi cung cấp một lượng phân bón hữu cơ cho trồng trọt. Trong nông nghiệp có hai ngành chính đó là trồng trọt và chăn nuôi, hai ngành này có mối quan hệ hữu cơ hỗ trợ nhau cùng phát triển. Phát triển chăn nuôi gà ATTP cung cấp nguồn thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, đảm bảo các điều kiện vệ sinh an toàn phục vụ nhu cầu cuộc sống của con người. Chăn nuôi gà cung cấp các sản phẩm như trứng, thịt cho nhu cầu hàng ngày. Phát triển chăn nuôi gà cung cấp đầu vào khác như thịt trứng cho các ngành công nghiệp chế biến thực phẩm. Phát triển chăn nuôi gà giúp tận dụng tốt những sản phẩm từ trồng trọt, tận dụng các phế phụ phẩm trong sinh hoạt hàng ngày để tạo ra các sản phẩm có giá trị dinh dưỡng cao phục vụ đời sống con người. Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 9
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan