Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn âm nhạc lớp 6 ở trường thcs nguyễ...

Tài liệu Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn âm nhạc lớp 6 ở trường thcs nguyễn huệ tại tỉnh kon tum

.PDF
44
1
104

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG KHOA: GIÁO DỤC NGHỆ THUẬT -------- KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC MÔN ÂM NHẠC LỚP 6 Ở TRƯỜNG THCS NGUYỄN HUỆ TẠI TỈNH KON TUM Giảng viên hướng dẫn Sinh viên thực hiện ThS. HOÀNG ĐÌNH PHƯƠNG Y-TINH Chuyên ngành: SPAN Khóa: 2018 - 2021 Đà Nẵng, tháng 01 năm 2022 TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG KHOA: GIÁO DỤC NGHỆ THUẬT -------- KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC MÔN ÂM NHẠC LỚP 6 Ở TRƯỜNG THCS NGUYỄN HUỆ TẠI TỈNH KON TUM Giảng viên hướng dẫn Sinh viên thực hiện ThS. HOÀNG ĐÌNH PHƯƠNG Y-TINH Chuyên ngành: SPAN Khoá: 2018-2021 Đà Nẵng, tháng 01 năm 2022 Lời cảm ơn Sau thời gian học tập và rèn luyện tại trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng, bằng sự biết ơn và kính trọng, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban Giám hiệu nhà trường, các phòng, khoa Giáo dục Nghệ thuật đã nhiệt tình hướng dẫn, giảng dạy và tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành bài khóa luận này. Đặc biệt em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Thầy giáo trực tiếp hướng dẫn ThS. Hoàng Đình Phương – Khoa Giáo dục Nghệ thuật Đà Nẵng – Trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng. Người Thầy trực tiếp hướng dẫn đã luôn giành nhiều thời gian, công sức hướng dẫn em trong suốt quá trình em nghiên cứu và hoàn thành bài khóa luận. Bên cạnh đó, em gửi lời cảm ơn đến Cô giáo chủ nhiệm lớp 18SAN Cô Nguyễn Hoàng Tịnh Uyên – Khoa Giáo dục Nghệ thuật cô đã đồng hành cùng em, quan tâm, tạo điều kiện cho em trong những năm tháng em học tập tại trường, lớp. Xin cảm ơn Thầy cô, gia đình, bạn bè đã luôn động viên, khích lệ em và có những thời gian chất lượng trong quá trình em học tập và hoàn thành bài luận. Tuy nhiên, điều kiện năng lực của bản thân và thời gian nghiên cứu bài luận còn hạn chế, bài luận chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo, bạn bè để bài khóa luận của em được hoàn thiện hơn. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn! Đà Nẵng, tháng 01 năm 2022 Bảng ký hiệu chữ viết tắt THCS Trung học cơ sở GV Giáo viên HS Học sinh CB Cán bộ CNTT Công nghệ thông tin ANTH Âm nhạc thường thức TĐN Tập đọc nhạc GDCD Giáo dục công dân SGK Sách giáo khoa PPDH Phương pháp dạy học PPKT Phương pháp kiểm tra NXB Nhà xuất bản MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU .......................................................................................................1 1.Lý do chọn đề tài ....................................................................................................1 2.Mục đích nghiên cứu .............................................................................................2 3.Nhiệm vụ nghiên cứu .............................................................................................2 4.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................2 a) Đối tượng nghiên cứu................................................................................2 b) Phạm vi nghiên cứu ...................................................................................2 5.Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................2 6.Đóng góp của đề tài ...............................................................................................3 7.Bố của đề tài ...........................................................................................................4 PHẦN NỘI DUNG....................................................................................................4 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TRẠNG VIỆC DẠY VÀ HỌC MÔN ÂM NHẠC LỚP 6 Ở TRƯỜNG THCS NGUYỄN HUỆ TẠI TỈNH KON TUM 4 1.1.Cơ sở lý luận ........................................................................................................4 1.2.Thực trạng việc dạy và học môn âm nhạc lớp 6 ở trường THCS Nguyễn Huệ tại vùng cao tỉnh Kon Tum. .....................................................................................5 1.2.1.Vài nét về trường vùng cao Kon Tum .......................................................5 1.2.2.Tình hình học tập môn Âm nhạc của HS vùng Cao (Kon Tum) ...............6 1.2.3.Khảo sát tình hình thực tế ........................................................................7 1.3.Sơ lược đặc điểm chương trình và các PPKT đánh giá ................................14  Tiểu kết chương 1 ...............................................................................................16 CHƯƠNG 2: MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÚP HS KHỐI 6 TRƯỜNG THCS NGUYỄN HUỆ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC MÔN ÂM NHẠC.17 2.1.Những yêu cầu đặt ra cho giáo viên Âm nhạc khi thực hiện đổi mới các phương pháp ...........................................................................................................17 2.1.1.Bồi dưỡng, nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của môn Âm nhạc trong nhà Trường...............................................................................................................18 2.1.2.Đối với cán bộ quản lý ............................................................................19 2.1.3.Đội ngũ GV âm nhạc ...............................................................................20 2.1.4.Đối với phụ huynh và học sinh ................................................................20 2.2. Tính tích cực của Học sinh………………………………………………… 21 2.3.Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy học ..............................................21 Giải pháp 1: Gây hứng thú cho HS ngay phần mở đầu bài học .............. Error! Bookmark not defined. Giải pháp 2: Khuyến khích kỹ năng nghe và đánh giá của học sinh ....... Error! Bookmark not defined. Giải pháp 3: HS phát biểu cảm nhận bài hát dưới nhiều hình thức khác nhau.Error! Bookmark not defined. Giải pháp 4: Hướng dẫn HS học hát kết hợp biểu diễnError! Bookmark not defined. Giải pháp 5: Sử dụng phương tiện dạy học…………………………………26 Giải pháp 6: Thường xuyên củng cố và phát triển hứng thú của HS…………27 Giải pháp 7: Chơi trò chơi…………………………………………………………24 2.4. Kết quả sau thực nghiệm ................................................................................29 Tiểu kết chương 2 ............................................................................................31 PHẦN KẾT LUẬN .................................................................................................33 3.1. Những bài học kinh nghiệm:...........................................................................33 3.2. Kiến nghị, đề xuất. ...........................................................................................33 Kiến nghị. ..................................................................................................33 Đề xuất ......................................................................................................34 TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................34 PHỤ LỤC ........................................................... Error! Bookmark not defined.36 Báo cáo khóa luận tốt nghiệp | SVTH: Y Tinh PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Từ lâu, Âm nhạc là một “món ăn tinh thần” không thể thiếu của con người. Nó ngày càng thu hút sự quan tâm của nhiều người đối với việc học môn Âm nhạc ở trường phổ thông và kích thích sự ham muốn tìm tòi học hỏi của học sinh ở mọi lứa tuổi. “Phương châm giáo dục phát huy tính tích cực chủ động, tư duy sáng tạo của người học; bồi dưỡng cho người học tính tự học, khả năng thực hành, lòng - mê học tập và ý chí vươn lên” - Luật giáo dục năm 2005 (điều 5) đã quy định. Với mục tiêu giáo dục phổ thông là: “Giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, tinh thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản, phát triển năng lực cả nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động tham gia xây dựng và bảo vệ tổ quốc". Bộ trưởng Bộ Giáo Dục và Đào Tạo cũng đã nêu: “Phải phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc trưng môn học, đặc điểm đối tượng học sinh; điều kiện của từng lớp học; bồi dưỡng cho học sinh phương pháp tự học, khả năng hợp tác; rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú và trách nhiệm học tập cho học sinh”. Muốn cho học sinh, nhất là học sinh lớp 6 THCS có những tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo có năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên thì đòi hỏi người giáo viên phải có một phương pháp dạy học đạt hiệu quả cao trong từng bài và từng tiết dạy đối với các môn học nói chung và môn Âm nhạc nói riêng. Xuất phát từ những lý do và niềm hứng thú đó, cá nhân em đi vào nghiên cứu một đề tài để tìm hiểu, đánh giá việc dạy và học môn Âm nhạc là điều cần thiết góp phần nâng cao chất lượng dạy học. Vậy việc giáo dục những mục tiêu trên thông qua môn học âm nhạc như thế nào? Thực trạng dạy học môn âm nhạc 1 Báo cáo khóa luận tốt nghiệp | SVTH: Y Tinh hiện nay ở trường THCS ra sao? Cần xây dựng những biện pháp nào để giáo dục học sinh hữu hiệu nhất trong môn âm nhạc là một vấn đề cần phải nhìn nhận một cách nghiêm túc. Từ thực tế đó, em đã chọn nội dung đề tài: “Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Âm nhạc khối 6 ở Trường THCS Nguyễn Huệ tại tỉnh Kon Tum” làm chủ đề nghiên cứu cho khoá luận tốt nghiệp của mình. 2. Mục đích nghiên cứu - Giúp các em học sinh cảm nhận âm nhạc tốt hơn trong cuộc sống. - Khơi dậy tính sáng tạo và tạo sự hứng thú trong học tập, giúp các em phát triển một cách toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lí luận về dạy học môn Âm nhạc ở trường THCS nói chung và trường THCS Nguyễn Huệ, huyện ĐakGlei, tỉnh Kon Tum nói riêng. - Khảo sát, đánh giá thực trạng dạy học môn Âm nhạc ở trường THCS Nguyễn Huệ, huyện ĐakGlei, tỉnh Kon Tum. - Đề xuất một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Âm nhạc tại trưởng THCS Nguyễn Huệ, huyện ĐakGlei, tỉnh Kon Tum. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu a) Đối tượng nghiên cứu Em sẽ tiến hành nghiên cứu các em học sinh lớp 6 trường THCS Nguyễn Huệ- Huyện ĐăkGlei - Tỉnh Kon Tum để làm cơ sở cho việc nghiên cứu. b) Phạm vi nghiên cứu Với thời gian nghiên cứu có hạn cũng như những kiến thức của em còn hạn chế nên phạm vi nghiên cứu của đề tài chỉ nghiên cứu trong trường THCS Nguyễn Huệ Huyện ĐăkGlei - Tỉnh Kon Tum 5. Phương pháp nghiên cứu 2 Báo cáo khóa luận tốt nghiệp | SVTH: Y Tinh - Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Nghiên cứu, tổng hợp và khái quát hoá các tài liệu về dạy học môn Âm nhạc ở trường trường THCS Nguyễn Huệ - Huyện ĐăkGlei -Tỉnh Kon Tum. - Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm: Phương pháp khảo sát, phương pháp điều tra giáo dục, phương pháp phỏng vấn, phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục và phương pháp thực nghiệm sư phạm ở trong trường THCS Nguyễn Huệ - Huyện ĐăkGlei -Tỉnh Kon Tum 6. Đóng góp của đề tài Với mục đích của luận văn em lựa chọn đề tài với mong muốn đóng góp vào việc đưa ra “ Giải pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Âm nhạc lớp 6 trường THCS Nguyễn Huệ tỉnh Kon Tum” sao cho đạt hiệu quả tốt nhất, đáp ứng mục tiêu giáo dục, nâng cao chất lượng học tập và học sinh thêm yêu thích môn Âm nhạc. Giúp giáo viên có những phương pháp dạy hát hiệu quả nhất để phát huy tính sáng tạo của học sinh. Ứng dụng tốt CNTT và sử dụng các kĩ thuật dạy học tích cực phù hợp vào các tiết học tạo hứng thú học tập cho học sinh. - Xây dựng và phát triển năng lực âm nhạc của học sinh thông qua các tiết học theo chủ đề trong sách giáo khoa (SGK ). - Qua việc hướng dẫn học hát, giáo dục cho các em có tình cảm, đạo đức trong sáng, lành mạnh, hướng tới những điều thiện và cái đẹp trong cuộc sống. - Xây dựng khả năng tham gia hoạt động âm nhạc, giúp cho việc phát triển toàn diện cân bằng và hài hoà. - Phát hiện những học sinh có năng khiếu về âm nhạc, động viên và giúp các em phát triển năng khiếu của mình. - Giúp học sinh hát đúng, tập hát diễn cảm và bước đầu tập luyện một số kĩ năng đọc nhạc, giúp các em hiểu biết về một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu và một vài sinh hoạt âm nhạc trong đời sống xã hội, cung cấp cho các em thêm một số kiến thức mang tính văn hoá âm nhạc. 3 Báo cáo khóa luận tốt nghiệp | SVTH: Y Tinh Xuất phát từ những lý do và niềm hứng thú đó cá nhân em đi vào nghiên cứu một đề tài để tìm hiểu, đánh giá việc dạy và học môn âm nhạc là điều cần thiết góp phần nâng cao chất lượng học tập cho học sinh THCS nói chung và trường THCS Nguyễn Huệ, huyện ĐakGlei, tỉnh Kon Tum nói riêng. 7. Bố của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung chính của luận văn được thể hiện qua 2 chương. Chương 1: Cơ sở lý luận và thực trạng việc dạy và học môn âm nhạc lớp 6 ở trường THCS Nguyễn Huệ tại vùng cao tỉnh Kon Tum. Chương 2: Biện pháp nâng cao chất lượng học tập môn Âm nhạc tại Trường THCS Nguyễn Huệ. PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TRẠNG VIỆC DẠY VÀ HỌC MÔN ÂM NHẠC LỚP 6 Ở TRƯỜNG THCS NGUYỄN HUỆ TẠI TỈNH KON TUM 1.1. Cơ sở lý luận Chúng ta đã biết âm nhạc có vai trò rất quan trọng trong cuộc sống con người, âm nhạc đem đến những khoái cảm thẩm mỹ cao, là món ăn tinh thần không thể thiếu trong cuộc sống của con người. Trong những năm qua, từ khi nước ta bước sang thế kỷ XXI, sự nghiệp giáo dục được quan tâm và đầu tư hơn bao giờ hết. Từ đó môn học âm nhạc ở trường THCS có điều kiện phát triển những bước cao hơn. Cho đến ngày nay việc đưa âm nhạc vào học đường đã được chú trọng vì những lợi ích quan trọng của nó trong việc giáo dục học sinh thành những con người toàn diện. Bởi vậy việc dạy âm nhạc ở trường THCS mặc dù không nhằm đào tạo các em thành những con người hoạt động nghệ thuật chuyên nghiệp mà chủ yếu là giáo dục văn hoá âm nhạc, làm cho các em yêu thích nghệ thuật biết cảm thụ và nhận biết âm nhạc một cách sâu sắc, hình thành ở học 4 Báo cáo khóa luận tốt nghiệp | SVTH: Y Tinh sinh một tâm hồn trong sáng. Lòng khát khao sáng tạo, giàu tình cảm, nhanh nhẹn, hoạt bát và sống vui tươi. Âm nhạc phát triển tối đa những tổ chất sinh lý, những phẩm chất tâm lý của lứa tuổi học sinh, tạo điều để các em hoàn chỉnh và cân đối về tâm hồn, trí tuệ và thể chất, làm phong phú tình cảm của lứa tuổi học trò. Mặt khác qua đó phát triển bồi dưỡng những mầm non nghệ thuật cho tương lại đất nước. Đây là bộ môn không còn xa lạ với các em, môn học mang tính nghệ thuật cao học sinh học theo phương châm học vui- vui học. Vì vậy để tạo cho các em say mê hứng thú trong học tập là rất cần thiết. Hứng thú trong học tập nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, nuôi dưỡng ở các em lòng ham muốn chính đáng trong việc không ngừng vươn tới những kiến thức bổ ích cần trau dồi và luôn tìm tòi học tập cái mới, tích cực vận dụng sáng tạo cái đã học vào hoạt động thực tiễn. Môn học nào cũng có khả năng gây hứng thú cho học sinh, âm nhạc cũng là nguồn cảm hứng cho nhiều người. Tạo cho các em hứng thú trong học tập môn âm nhạc không chỉ nâng cao hiệu quả dạy học mà còn làm cho các em vui tươi góp phần thoải mái về tinh thần. Xuất phát từ thực tế dạy học ở trường THCS hiện nay, áp dụng phương pháp dạy học mới: Học sinh tự chủ động chiếm lĩnh kiến thức, giáo viên là người hướng dẫn điều khiển, vì vậy việc tạo hứng thú trong học tập cho các em học sinh có vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả chất lượng dạy học. 1.2. Thực trạng việc dạy và học môn âm nhạc lớp 6 ở trường THCS Nguyễn Huệ tại tỉnh Kon Tum. 1.2.1. Vài nét về trường THCS Nguyễn Huệ  Khái quát về trường - Trường THCS Nguyễn Huệ thuộc địa bàn xã ĐăkPet – Huyện ĐăkGlei - Tỉnh Kon Tum. Trường được xây dựng và đi vào hoạt động từ năm 2009, cơ sở vật chất được trang bị khang trang, có 25 phòng với đầy đủ các phòng học, phòng học bộ môn, phòng chức năng đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh và giảng dạy củ giáo viên. 5 Báo cáo khóa luận tốt nghiệp | SVTH: Y Tinh - Tính đến năm học 2020 - 2021: Tổng số CB-GV của trường là 78 người. Trong đó: Ban giám hiệu: 3 người; Tổ Văn phòng: 12 người; Tổ Văn: 11 người; Tổ Sử-ĐịaGDCD: 9 người; Tổ Ngoại ngữ: 8 người; Tổ Toán: 10 người; Tổ Lý - Tin - Công nghệ: 9 người; Tổ Hóa-Sinh: 8 người; Tổ Thể dục -Nhạc-Mỹ thuật: 8 người. - Nhà trường luôn quan tâm, tạo điều kiện để đội ngũ tỷ lệ học sinh giỏi và khá chiếm 56%. Tỷ lệ hạnh kiểm tốt chiếm trên 99%. Trường đều có học sinh đạt danh hiệu giỏi các cấp; tập thể nhà trường nhiều năm liền đạt danh hiệu lao động tiên tiến và tập thể lao động xuất sắc. - Học sinh của trường chủ yếu là của Huyện ĐăkGlei. Một số ít của Huyện Đăk Hà và Huyện Ngọc Hồi. Tổng số lớp học: 26 lớp. Tổng số học sinh: 1140 em, Trong đó: Lớp 6: 214 học sinh; Lớp 7: 240 học sinh; Lớp 8: 281 học sinh; Lớp 9: 234 học sinh  Thực tiễn khảo sát dạy học môn âm nhạc tại Trường THCS Nguyễn Huệ - Mục đích khảo sát: Nhằm đánh giá toàn diện việc sử dụng phương pháp dạy học phát huy tính tích cực học tập của học sinh trong dạy học môn âm nhạc tại trường THCS Nguyễn Huệ, làm căn cứ cho những để xuất các biện pháp nâng cao chất lượng học tập của học sinh ở trường. - Nội dung khảo sát: Căn cứ vào mục đích nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, em khảo sát chủ yếu ở một số vấn đế cơ bản sau đây: + Nhận thức của học sinh trường THCS Nguyễn Huệ về vai trò của môn âm nhạc với việc hình thành phát triển nhân cách và sự hứng thú của học sinh trong giờ học môn Âm nhạc + Nhận xét mức độ phù hợp nội dung dạy học môn Âm nhạc và mức độ sử dụng PPDH phát huy tính tích cực học tập của HS trong dạy học môn âm nhạc ở trường THCS Nguyễn Huệ. 6 Báo cáo khóa luận tốt nghiệp | SVTH: Y Tinh + Xác định rõ những yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến hiệu quả của việc sử dụng PPDH phát huy tính tích cực học tập trong day học môn âm nhạc tại trường THCS Nguyễn Huệ - Đối tượng khảo sát: 02 GV Âm nhạc của lớp 6A và 6D tại trường THCS Nguyễn Huệ - Địa điểm và thời gian khảo sát: Em đã bắt đầu tiến hành khảo sát thực tiễn khối lớp 6 trường THCS Nguyễn Huệ. Thực hiện dạy học âm nhạc tại trường THCS Nguyễn Huệ vào đầu học kỳ 2 (năm học 2021 – 2022) 1.2.2. Tình hình học tập môn Âm nhạc của học sinh Kon Tum  Về phía nhà trường a. Thuận lợi: - Âm nhạc là một môn học độc lập trong chương trình THCS. Dạy và học nghiêm túc, có kiểm tra, thi đánh giá cuối năm và kết quả là một trong những tiêu chuẩn để xét lên lớp hay tốt nghiệp bậc học. - Nhà trường và BGH quan tâm thường xuyên. - Nhà trường có kết nối mạng internet thuận lợi cho việc tìm kiếm thông tin phục vụ giảng dạy - Giáo viên nắm chắc về chuyên môn, tích cực tìm tòi, nghiên cứu những phương pháp mới để vận dụng trong quá trình giảng dạy. b. Khó khăn: - Học sinh có nhiều em chậm, chưa ham học, nhiều em còn bỏ giờ bỏ tiết còn chưa chú ý học tập nên có ảnh hưởng rất nhiều đến phong trào học tập chung của lớp. - Sách đọc thêm và các tài liệu tham khảo khác của học sinh còn rất hiếm hoi. Giáo viên phải tự tìm tài liệu, sưu tầm đồ dùng dạy học trên mạng để phục vụ cho việc dạy học và học tốt hơn  Về phía học sinh a. Thuận lợi 7 Báo cáo khóa luận tốt nghiệp | SVTH: Y Tinh Học sinh ngoan, đa số các em rất yêu thích môn Âm nhạc. Đặc biệt là phân môn hát. Học sinh cảm nhận giai điệu các bài hát khá tốt. Thực hiện các bài hát với đàn hoặc đĩa tương đối tốt. b. Khó khăn Đối với học sinh trường THCS Nguyễn Huệ nói riêng và học sinh trên địa bàn huyện ĐăkGlei nói chung đa phần các em là con em nông thôn, điều kiện chưa được đầy đủ, việc học thêm các môn văn hoá khác đôi khi còn chưa đủ điều kiện thì làm gì nói đến chuyện học thêm các môn khác như âm nhạc - mỹ thuật... học sinh ít được quan tâm, vì thế hiểu biết về âm nhạc đang còn hạn chế, chưa sâu rộng. không kích thích các em học tập. Đa phần học sinh bị chi phối, ảnh hưởng về các môn chính, lo cho thi, lo đánh giá nên phần nào các em đã sao nhãng đến việc học môn âm nhạc. Một nguyên nhân khách quan khác cũng không kém phần quan trọng liên quan đến hiệu quả và chất lượng bộ môn đó là thời gian dành cho bộ môn quá ít (1tiết/ tuần). Mặt khác, đa số các bậc phụ huynh học sinh chỉ quan tâm đến các môn học chính như Văn, Anh Văn, Toán, … mà chưa quan tâm đến bộ môn Âm nhạc bởi họ cứ nghĩ rằng đây chỉ là môn học phụ. 1.2.3. Khảo sát tình hình thực tế Dạy âm nhạc cho học sinh ở trường THCS Nguyễn Huệ - Huyện ĐăkGlei - Tỉnh Kon Tum đã được nhà trường đầu tư đúng mức. Đội ngũ giáo giáo viên trẻ, nhiệt tình, có lòng yêu nghề mến trẻ có đời sống ổn định, trình độ chuyên môn vững vàng. Giáo viên luôn thường xuyên rèn luyện phụ đạo cho học sinh để giúp các em học tốt môn âm nhạc cùng với các môn học khác. Vấn đề dạy âm nhạc cho học sinh lớp 6 của những năm sau này có phần đạt kết quả cao hơn dẫn đến chất lượng học lực chuyển biến rõ rệt. Nhìn chung học sinh có nhiều điểm khác nhau mỗi lớp mỗi khối có những khó khăn thuận lợi khác nhau và qua việc khảo sát em thấy được học sinh lớp 6 mỗi ngày tiến bộ hơn trong học tập môn học âm nhạc nói chung và học hát nói riêng, vấn đề này do đâu mà có? Do sự phát 8 Báo cáo khóa luận tốt nghiệp | SVTH: Y Tinh triển của xã hội sự quan tâm của các ngành, các cấp. Giáo viên ngày càng có kinh nghiệm giảng dạy âm nhạc cho học sinh ngày một tốt hơn, có giáo viên chuyên nghiệp về bộ môn âm nhạc riêng. Đặc biệt có sự quan tâm của hội cha mẹ học sinh ngày càng nhiều hơn trong việc học của con em mình. Vừa qua sau khi nghiên cứu về lĩnh vực của đề tài, tham khảo một số tài liệu nghiệp vụ, tài liệu tham khảo có liên quan. Tiếp đó em đã tiến hành khảo sát thực tế việc dạy học môn âm nhạc lớp 6 của cô giáo Hoàng Ngọc Mai Anh lớp 6A và cô giáo Nguyễn Diệu Huyền lớp 6D để đánh giá thực tế về việc học âm nhạc hiện nay ra sao, việc vận dụng các phương pháp dạy học cũng như hình thức tổ chức tiết học âm nhạc nhằm rút ra kết luận thực tế để từ đó có cơ sở nghiên cứu lý luận và đề xuất những biện pháp thiết yếu cho việc phát triển kỹ năng âm nhạc ở học sinh lớp 6 nói riêng và môn âm nhạc THCS nói chung. Em đã tiến hành khảo sát tiết dạy âm nhạc của cô giáo: Hoàng Ngọc Mai Anh lớp 6A và cô giáo Nguyễn Diệu Huyền lớp 6D trường THCS Nguyễn Huệ . Qua đó em cũng đã thu thập kết quả và tổng hợp những chi tiết của bài học từ đó rút ra nhận xét sau: – Ưu điểm: Em nhận thấy rằng đây là một tiết dạy tương đối khó, các tiết tấu trong bài có dấu hoá bất thường, có dấu nhắc lại, mốc giật, chùm ba,… xuất hiện nhiều lần vì những kiến thức này yêu cầu cao so với lứa tuổi lớp 6. Nhưng giáo viên đã có sự chuẩn bị tốt cho bài dạy, nghiên cứu kỹ nội dung nên tiến trình bài dạy rất suôn sẻ, giáo viên thực hiện các bước lên lớp nhanh nhẹn, hợp lý. Về tiếp thu kiến thức của học sinh thì nhìn chung các em rất hăng say tham gia hát, dựa vào các bước dạy tập từng câu hát nên các em thuộc lời, một số em đã biết vận dụng tốt phong cách biểu diễn hóm hỉnh, hát thuộc bài hát. Về kỹ năng phát triển có nhiều em thể hiện tốt chất giọng, đặc biệt là thay đổi giọng điệu theo từng nhịp phách trong bài (đây cũng là điểm mấu chốt của nội dung âm nhạc mà giáo viên đã biết khai thác và phát huy). Khi tiết hành tổ chức cho các em 9 Báo cáo khóa luận tốt nghiệp | SVTH: Y Tinh lên trước lớp thể biểu diễn toàn bài, các em đã thể hiện tốt thậm chí có một số em đã biết thể hiện với giọng hay, truyền cảm theo yêu cầu của bài hát. – Khuyết điểm: Khi học sinh hát có một số trường hợp giáo viên chưa động viên kịp thời khi các em gặp lúng túng. Giáo viên ngắt lời đột ngột khi các em hát sai nội dung Kết quả khảo sát: Qua khảo sát tình hình thực tế giảng dạy cho thấy: Chất lượng học tập của học sinh lớp 6A và 6D khi chưa áp dụng các phương pháp dạy học mới: HS hát đúng bài hát HS chưa hát đúng bài hát Đạt % Chưa đạt % 40 25 59,2 15 40,8 42 20 54,1 22 45,9 Lớp Tổng số HS 6A 6D Với chất lượng khảo sát của lớp 6A và 6D cho ta thấy rằng học sinh hát đúng bài hát chỉ đạt 59,2% và 54,1% còn lại số học sinh chưa đạt vẫn chiếm tỷ lệ khá cao. Qua đó cho thấy việc ưu tiên cho các em vẫn là độ hát chính xác lời bài hát, hát đúng giai điệu và bên cạnh đó các em biết cách thể hiện đúng sắc thái của bài theo từng cá nhân trình bày.  Thực tiễn nhận thức của học sinh và nhận xét mức độ của giáo viên âm nhạc trường THCS Nguyễn Huệ Bảng 1.1 Nhận thức của HS về vai trò của Âm nhạc đối với việc hình thành và phát triển nhân cách 10 Báo cáo khóa luận tốt nghiệp | SVTH: Y Tinh Rất TT Quan Bình Ít trọng thường trọng trọng % % % % % Hình thành và phát triển quan trọng nhân cách quan Không quan 1 Năng lực thẩm mỹ 7,25 17,5 35,25 40 0 2 Năng lực tư duy, sáng tạo 6 18,25 51,5 24,25 0 3 Năng lực nhận thức 6,75 17,75 31 43,5 0 4 Năng lực đạo đức 7,5 17,25 33 41,25 0 Nhìn vào bảng khảo sát bảng 1.1 ở trên chúng ta thấy đối với năng lực thẩm mỹ lựa chọn cao nhất của các em về vai trò của âm nhạc là ít quan trọng tỷ lệ (40%): năng lực tư duy - sáng tạo với lựa chọn cao nhất là cột bình thường với tỷ lệ (51,5%), năng lực nhận thức cao nhất là cột ít quan trọng với tỷ lệ là (43,5%). Và cuối cùng là năng lực đạo đức cũng là cột ít quan trọng là tỷ lệ cao nhất (41,25%). Bảng 1.2: Hứng thú của học sinh trong giờ học môn Âm nhạc TT Các phân môn Âm nhạc Rất hứng thú Hứng thú Bình Ít hứng Không thường thú hứng thú % % % % % 1 Nhạc lý 0 4,75 32,5 62,75 0 2 Tập đọc nhạc 0 6 45 49 0 3 Học hát 0 47,25 36,75 15 0 4 Âm nhạc thường thức 0 60,25 29,75 10 0 Nhìn vào kết quả khảo sát bảng 1.2 môn “nhạc lý”chúng ta thấy đa số các em chọn là ít hứng thú (62,75%), bình thường (32,5%), húng thú chỉ có (4,75%), điều này chứng tỏ các em học sinh ít thích học phân môn nhạc lý, có lẽ vì phân môn nhạc lý khô khan, khó hiểu và cũng ít ứng dụng trong thực tế, nên các em ít thích phân môn này cũng là điều dễ hiểu. Ngược lại với phân môn nhạc lý môn “Âm nhạc thường thức” lại được các em chọn nhiều hơn với tỷ lệ: hứng thú (60,25%), bình thường 11 Báo cáo khóa luận tốt nghiệp | SVTH: Y Tinh (29,75%) và ít hứng thú chỉ có (10%), như vậy đối với môn nhạc thì môn âm nhạc thường thức tỷ lệ hứng thú rất cao. Kết quả khảo sát cũng cho thấy tỷ lệ hứng thú với môn tập đọc nhạc cũng thấp thứ ba chỉ cao hơn môn nhạc lý với tỷ lệ hứng thú chỉ có (6%), bình thường (45%) và ít hứng thú đến (49%). Có lẽ vì môn này cũng thật sự phải có năng khiếu mới có thể thực hành được, để đọc được đúng tên nốt nhạc, đúng cao độ, trường độ cũng là vấn đề không đơn giản chút nào, trong khi đó phần lớn lớp lại ít năng khiếu nên cũng e ngại phải đứng lên đọc nhạc Bảng 1.3: Nhận xét của GV về mức độ phù hợp nội dung dạy học môn Âm nhạc tại trường THCS Nguyễn Huệ TT Các phân môn Âm nhạc Rất hợp phù Phù hợp Bình Ít phù Không thường hợp phù hợp % % % % % 1 Nhạc lý 0 0 50 50 0 2 Tập đọc nhạc 0 0 50 50 0 3 Học hát 0 100 0 0 0 4 Âm nhạc thường thức 0 100 0 0 0 Nhìn vào bảng khảo sát bảng 1.3 ta thấy sự hài lòng về mức độ phù hợp của GV môn âm nhạc của trường THCS Nguyễn Huệ như sau: ÂNTT và học hát là phù hợp 100% và ý kiến cho là 02 phân môn này thật sự để tạo hứng thú cho các em HS và nó sôi nổi, vui tươi, nhất là đối với các học sinh ít có năng khiếu các em thích môn ÂNTT hơn vì chỉ được GV yêu cầu kiểm tra về mặt lý thuyết chứ không phải cực nhọc thực hành âm nhạc như tập TĐN, hay hát. Đối với phân môn nhạc lý cũng như tập đọc nhạc thì lựa chọn của GV cũng giống nhau: 50% và họ lý giải các môn này ít được yêu thích như được trình bày ở trên và nhất là môn nhạc lý các em làm bài kiểm tra kết quả rất kém, họ cho là các em không hiểu bài hoặc hiểu đó rồi quên ngay sau vài ngày, vài tuần chứ không nhớ lâu như các phân môn khác chẳng hạn như hát, giới 12 Báo cáo khóa luận tốt nghiệp | SVTH: Y Tinh thiệu tác giả, tác phấm đồng thời sự sắp xếp chưa phù hợp giữa các tiết học (tiết trước tiết sau), hàm lượng kiến thức các tiết học cũng chưa đồng đều (có tiết quá nặng), nội dung chưa sát với thực tế địa phương... Nhìn chung các GV xác định chương trình dạy học môn âm nhạc THCS nói chung và chương trình dạy học âm nhạc của trường THCS Nguyễn Huệ nói riêng đã được xây dựng một cách tích cực, chuẩn xác, hiệu quả , bám sát với mục tiêu giáo dục thẩm mỹ của lưới tuổi bậc học THCS. Bảng 1.4: Mức độ sử dụng PPDH Âm nhạc phát huy tính tích cực học tập của HS trong dạy học môn âm nhạc ở trường THCS Nguyễn Huệ. Rất TT Thường Thỉnh xuyên thoảng % % % % % Các phương pháp dạy thường học xuyên Ít khi Không bao giờ 1 Thuyết trình 0 100 0 0 0 2 Kiểm tra đánh giá 0 100 0 0 0 3 Gợi mở - hướng dẫn 0 50 50 0 0 4 Trình diễn 0 50 50 0 0 5 Giải quyết vấn đề 0 0 0 0 20 Đối chiếu kết quả khảo sát bảng 1.4 các phương pháp được sử dụng dạy học âm nhạc cho học sinh tại trường THCS Nguyễn Huệ chủ yếu xoay quanh các phương pháp truyền thống như: PP thuyết trình, PP kiểm tra đánh giá, PP gợi mở hướng dẫn, PP trình diễn chiếm tỷ lệ từ 50 – 100%. Trong khi đó các phương pháp mới có khả năng phát huy tính tích cực của học sinh như: PP dạy học giải quyết vấn đề, PP dạy học theo nhóm, PP dạy học theo dự án thì 98% không được sử dụng. 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất