Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Kỹ thuật - Công nghệ Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm sơn của công ty tnhh liên doanh ...

Tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm sơn của công ty tnhh liên doanh sơn việt mỹ trên thị trường miền bắc

.PDF
119
70
51

Mô tả:

MỤC LỤC Lời cam đoan 1 Lời cảm ơn iii Mục lục iv Danh mục bảng vi Danh mục hình vii I MỞ ĐẦU 1 1.1 Đặt vấn đề 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 3 1.2.1 Mục tiêu chung 3 1.2.2 Mục tiêu cụ thể 3 1.3 Câu hỏi nghiên cứu 3 1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 3 1.4.1 Đối tượng nghiên cứu 3 1.4.2 Phạm vi nghiên cứu 3 1.4.3 Kết cấu luận văn 4 II 2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA SẢN PHẨM 5 Cơ sở lý luận 5 2.1.1 Khái niệm và vai trò của cạnh tranh 5 2.1.2 Năng lực cạnh tranh 8 2.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của sản phẩm 11 2.1.4 Nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm 16 2.1.5 Nội dung nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm 17 2.1.6 Các chỉ tiêu đo lường, đánh giá năng lực cạnh tranh của sản phẩm 25 2.2 26 Cơ sở thực tiễn 2.2.1 Tình hình tiêu thụ sản phẩm sơn trên thị trường thế giới 26 2.2.2 Tình hình sản xuất và cạnh tranh của sản phẩm sơn trên thị trường Việt Nam 27 2.2.3 Kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm sơn của một số doanh nghiệp 30 iv III ĐẶC ĐIỂM ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 32 3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 32 3.1.1 Đặc điểm cơ bản của Công ty TNHH Liên doanh sơn Việt-Mỹ 32 3.1.2 Khái quát đặc điểm miền Bắc 42 3.2. 49 Phương pháp nghiên cứu 3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu 49 3.2.2 Phương pháp xử lý và phân tích thông tin 51 IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1 Thực trạng năng lực cạnh tranh sản phẩm sơn của Công ty TNHH Liên doanh sơn Việt-Mỹ trên thị trường miền Bắc 54 54 4.1.1 Chủng loại và bao gói sản phẩm 54 4.1.2 Chất lượng sản phẩm 62 4.1.3 Giá bán sản phẩm 70 4.1.4 Quảng cáo, khuyến mại và dịch vụ hậu mãi 73 4.1.5 Thương hiệu sản phẩm 77 4.1.6 Mạng lưới phân phối sản phẩm 80 4.1.7 Đánh giá tổng hợp năng lực cạnh tranh sản phẩm sơn Việt-Mỹ 82 4.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của sản phẩm sơn 83 4.2.1 Các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô 83 4.2.2 Các yếu tố thuộc môi trường vi mô 85 4.2.3 Các yếu tố thuộc về Công ty 87 4.2.4 Phân tích SWOT cho sản phẩm sơn Việt-Mỹ 87 4.3 Định hướng và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm 95 4.3.1 Định hướng phát triển sản phẩm sơn của Công ty TNHH Liên doanh sơn Việt-Mỹ 95 4.3.2 Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm sơn Việt-Mỹ trên thị trường miền Bắc 96 V KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 102 5.1 Kết luận 102 5.2 Kiến nghị 103 TÀI LIỆU THAM KHẢO 105 PHỤ LỤC 106 v DANH MỤC BẢNG STT Tên bảng Trang 3.1 Số lượng lao động theo trình độ đào tạo từ năm 2012 - 2014 36 3.2 3.3 3.4 Số lượng lao động thời vụ theo giới tính từ năm 2012 - 2014 Tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty giai đoạn 2012 - 2014 Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty qua các năm 37 38 40 3.5 Tình hình tiêu thụ sản phẩm của các đại lý trên địa bàn miền Bắc 6 tháng cuối năm 2014 Số lượng các đại lý và nhà phân phối của công ty trên miền Bắc 42 50 3.6 4.1 4.2 Danh mục một số loại sơn chuyên dụng Số lượng chủng loại sơn Việt-Mỹ và Joton, Đại Bàng đang kinh doanh trên thị trường miền Bắc Quy cách đóng gói sản phẩm sơn Việt-Mỹ 56 Ý kiến của đối tượng điều tra về bao gói của sản phẩm sơn Việt-Mỹ Ý kiến của đối tượng điều tra về bao gói của sản phẩm sơn nước nội thất, ngoại thất Việt-Mỹ so với sơn khác 4.6a Kết quả thử nghiệm mẫu bột trát tường Việt-Mỹ và Joton, Đại Bàng 61 4.3 4.4 4.5 4.6b 4.6c 4.7 4.8 4.9 4.10 Kết quả thử nghiệm mẫu sơn nước nội thất Việt-Mỹ và Joton, Đại Bàng Kết quả thử nghiệm mẫu sơn nước ngoại thất Việt-Mỹ và Joton, Đại Bàng Ý kiến khách hàng về chất lượng các sản phẩm chủ yếu của sơn Việt-Mỹ Đơn giá một số sản phẩm sơn của Việt-Mỹ và đối thủ năm 2014 Tỷ lệ chiết khấu cho đại lý của Công ty năm 2014 Chế độ khuyến mãi của Việt-Mỹ và một số công ty khác 4.11 Tình hình phát triển đại lý, nhà phân phối từ 2012 - 2014 trên thị trường miền Bắc 4.12 Số lượng trung gian phân phối của Việt-Mỹ so với đối thủ năm 2014 trên thị trường miền Bắc 57 58 61 64 65 66 68 71 74 75 80 80 4.13 Ma trận cạnh tranh đánh giá tổng quát năng lực cạnh tranh của sản phẩm sơn Việt-Mỹ so với đối thủ 82 4.14 Một số nhà cung cấp chủ yếu của Công ty 86 4.15 Ma trận SWOT cho nhóm sản phẩm sơn nước cao cấp 93 4.16 Ma trận SWOT cho nhóm sản phẩm sơn phổ thông và bột bả 94 vi DANH MỤC HÌNH STT Tên hình Trang 2.1 Các cách nhìn khác nhau về chất lượng 18 2.2 Cơ cấu sản phẩm sơn Việt Nam theo sản lượng 29 2.3 Cơ cấu sản phẩm sơn Việt Nam theo giá trị 29 3.1 Toàn cảnh và hình ảnh khu vực sản xuất với dây chuyền hiện đại 33 3.2 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty 33 3.3 Cấu trúc ma trận SWOT 52 4.1 Bao bì một số sản phẩm sơn nước cao cấp và bột bả 59 4.2 Bao bì một số sản phẩm sơn nội, ngoại thất phổ thông 60 4.3 Đánh giá của khách hàng về chất lượng sơn của Việt-Mỹ so với công ty 4.4 đối thủ. 69 Một số hình ảnh sản phẩm khuyến mãi 76 vii I. MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Việt Nam đã tham gia tổ chức thương mại WTO được 8 năm và đến năm 2015, cơ bản các mặt hàng sẽ được xóa bỏ thuế quan trong khuôn khổ các cam kết của AFTA. Bên cạnh những cơ hội như mở rộng thị trường, chuyển giao công nghệ thì các doanh nghiệp cũng phải đứng trước rất nhiều thách thức, đối mặt với một môi trường cạnh tranh khốc liệt cùng những biến hóa khôn lường và các mối quan hệ vô cùng phức tạp tồn tại bên trong, đặc biệt là áp lực cạnh tranh với hàng nhập khẩu. Đồng thời khủng hoảng kinh tế toàn cầu làm sức mua của thị trường giảm mạnh là một thách thức lớn đối với tất cả các doanh nghiệp. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm thuận lợi cho các doanh nghiệp có khả năng vươn lên để chiếm lĩnh thị trường nếu biết thay đổi để thích ứng với sự thay đổi của nhu cầu thị trường. Đối với các doanh nghiệp, cạnh tranh luôn là con dao hai lưỡi. Quá trình cạnh tranh sẽ đào thải các doanh nghiệp không đủ năng lực cạnh tranh để đứng vững trên thị trường. Mặt khác cạnh tranh buộc các doanh nghiệp phải không ngừng cố gắng trong hoạt động tổ chức sản xuất kinh doanh của mình để tồn tại và phát triển. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật công nghệ đang phát triển nhanh, nhiều công trình khoa học công nghệ tiên tiến ra đời tạo ra các sản phẩm tốt, đáp ứng nhu cầu mọi mặt của con người. Người tiêu dùng đòi hỏi ngày càng cao về sản phẩm mà nhu cầu của con người thì vô tận, luôn có "ngách thị trường" đang chờ các nhà doanh nghiệp tìm ra và thoả mãn. Do vậy các doanh nghiệp phải đi sâu nghiên cứu thị trường, phát hiện ra những nhu cầu mới của khách hàng để qua đó có thể lựa chọn phương án phù hợp với năng lực kinh doanh của doanh nghiệp để đáp ứng nhu cầu khách hàng. Trong cuộc cạnh tranh này doanh nghiệp nào nhạy bén hơn thì doanh nghiệp đó sẽ thành công. Trong xu thế đó, các doanh nghiệp sơn và chất phủ vẫn đang rất khó khăn trong việc tìm ra chiến lược phát triển kinh doanh bền vững, tiếp cận các mô hình quản lý hiệu quả và ứng dụng công nghệ tiến tiến trong thiết kế, thi công, sản xuất vật liệu. Chỉ có một số ít các doanh nghiệp lớn có cơ hội tiếp cận những phương pháp quản trị, kỹ thuật thi công tiên tiến trên thế giới, nên đã vươn lên cạnh tranh 1 ngang hàng với các nhà thầu quốc tế. Tuy nhiên, các doanh nghiệp này lại đơn độc vì không có những doanh nghiệp hỗ trợ để thực sự đủ sức cạnh tranh và vươn lên đẳng cấp quốc tế. Hầu hết các doanh nghiệp vừa và nhỏ còn lại đang phát triển theo xu hướng tự phát, không chiến lược, không thế mạnh, không có sản phẩm chủ lực, sử dụng công nghệ sản xuất lạc hậu… Tuy năng lực cạnh tranh của các hãng sơn nội địa còn kém so với các đối thủ ngoại nhưng nhiều doanh nghiệp sơn nội đã cố gắng chen chân vào thị trường, điển hình là Kova, Đồng Tâm, Tison, Alphanam, Hòa Bình, Việt-Mỹ... Các hãng sơn nội dù lép vế song vẫn chứng tỏ rằng, họ không hề e dè tiếp cận thị trường. Không thể đối đầu với sức mạnh tài chính của các tập đoàn nước ngoài nhưng thời gian qua, nhiều đơn vị cũng tung ra những “chiêu thức” khá độc đáo. Việc tập trung nghiên cứu và phát triển tính năng độc đáo để tạo điểm khác biệt này cũng giúp cho các doanh nghiệp nội duy trì được thương hiệu, sản lượng và thị phần. Từ khi thành lập đến nay, sản xuất của Công ty TNHH Liên doanh sơn ViệtMỹ đã tăng trưởng mạnh mẽ cả về lượng và chất. Trong 13 năm hình thành và phát triển, nhờ áp dụng các kết quả nghiên cứu nhằm tối ưu hóa các quá trình trong các công đoạn sản xuất hàng hóa và thực tế công ty đã đạt được sự tin cậy của tất cả các đối tác, bạn hàng, cán bộ công nhân viên công ty và tất cả các mối quan hệ khác. Trong giai đoạn hiện nay, cùng với sự phát triển và hình thành nhiều công ty sản xuất sơn và chất phủ, cạnh tranh càng trở nên khốc liệt, nâng cao năng lực cạnh tranh là vấn đề quan trọng và cấp thiết để không chỉ mở rộng thị trường mà còn tạo được uy tín, sự tăng trưởng vững chắc cho Công ty. Xuất phát từ vấn đề trên trong quá trình tìm hiểu, cộng tác tại Công ty tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm sơn của Công ty TNHH Liên doanh sơn Việt-Mỹ trên thị trường miền Bắc” để làm luận văn tốt nghiệp. 2 1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 1.2.1. Mục tiêu chung Nghiên cứu thực trạng năng lực cạnh tranh sản phẩm sơn của Công ty TNHH Liên doanh sơn Việt-Mỹ, từ đó đề xuất những giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm của Công ty trên thị trường miền Bắc. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Góp phần hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về năng lực cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa. - Đánh giá thực trạng và những yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của sản phẩm sơn do Công ty TNHH Liên doanh sơn Việt-Mỹ sản xuất và cung ứng trên thị trường miền Bắc trong những năm gần đây. - Đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm sơn tại Công ty trên thị trường miền Bắc trong thời gian tới. 1.3. Câu hỏi nghiên cứu - Năng lực cạnh tranh sản phẩm là gì? - Nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm cần chú ý tới các nội dung nào? - Thực trạng năng lực cạnh tranh sản phẩm sơn của Công ty TNHH Liên doanh sơn Việt-Mỹ trên thị trường miền Bắc hiện nay như thế nào? - Những yếu tố nào ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh sản phẩm sơn của Công ty? - Cần đưa ra những giải pháp nào nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm sơn của Công ty trên thị trường miền Bắc trong thời gian tới. 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu chính là năng lực cạnh tranh của sản phẩm sơn do Công ty TNHH Liên doanh sơn Việt-Mỹ sản xuất. 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu 1.4.2.1. Về nội dung Nghiên cứu thực trạng năng lực cạnh tranh sản phẩm sơn của Công ty TNHH Liên doanh sơn Việt-Mỹ trên thị trường miền Bắc trong giai đoạn 2012-2014, từ đó 3 đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm sơn của Công ty trong thời gian tới. Do điều kiện nghiên cứu có hạn, đề tài chỉ xét hai doanh nghiệp cạnh tranh trực tiếp với Công ty TNHH Liên doanh sơn Việt-Mỹ trong lĩnh vực sản xuất sản phẩm sơn trên thị trường miền Bắc gồm: Công ty cổ phần L.Q Joton (Sơn Joton) và Công ty cổ phần Sơn Tổng hợp Hà Nội (Sơn Đại Bàng). 1.4.2.2. Về không gian Đề tài được thực hiện tại Công ty TNHH Liên doanh sơn Việt-Mỹ, nghiên cứu thị trường miền Bắc. 1.4.2.3. Về thời gian Số liệu thông tin phục vụ cho đề tài được thu thập từ năm 2012-2014, số liệu điều tra cụ thể năm 2015. Các giải pháp đưa ra cho giai đoạn 2016-2020. Thời gian nghiên cứu đề tài từ ngày 25/3/2014 đến ngày 25/7/2015. 1.4.3. Kết cấu luận văn Toàn bộ nội dung luận văn được chia thành 5 phần, bao gồm: Phần 1: Mở đầu Phẩn 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn Phần 3: Đặc điểm địa bàn nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu Phần 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận Phần 5: Kết luận và kiến nghị 4 II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA SẢN PHẨM 2.1. Cơ sở lý luận 2.1.1. Khái niệm và vai trò của cạnh tranh 2.1.1.1. Khái niệm về cạnh tranh Trong kinh doanh hiện đại thuật ngữ cạnh tranh được sử dụng rất phổ biến tuy nhiên việc định nghĩa về khái niệm cạnh tranh lại không có sự thống nhất rộng rãi. Có nhiều cách hiểu khác nhau về thuật ngữ cạnh tranh và các cấp độ áp dụng, có thể ở cấp độ quốc gia, cấp độ ngành, doanh nghiệp hoặc sản phẩm. Theo C.Mác “Cạnh tranh tư bản chủ nghĩa là sự ganh đua, sự đấu tranh gay gắt giữa các nhà tư bản nhằm giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất tiêu thụ hàng hóa để thu lợi nhuận siêu ngạch”. Cạnh tranh có thể xảy ra giữa người sản xuất với người tiêu dùng (người sản xuất muốn bán đắt, người tiêu dùng muốn mua rẻ), giữa người tiêu dùng với nhau (để mua được hàng tốt hơn, rẻ hơn) và giữa những người sản xuất (để có được những điều kiện tốt hơn trong sản xuất và tiêu thụ). Vũ Trọng Lân (2006) cho rằng: “Cạnh tranh là quan hệ kinh tế mà ở đó các chủ thế kinh tế ganh đua nhau tìm mọi biện pháp để đạt mục tiêu kinh tế của mình, thông thường là chiếm lĩnh thị trường, giành lấy khách hàng cũng như các điều kiện sản xuất, thị trường có lợi nhất. Mục đích cuối cùng của các chủ thể kinh tế trong quá trình cạnh tranh là tối đa hóa lợi ích, đối với người sản xuất kinh doanh là lợi nhuận, đối với người tiêu dùng là lợi ích tiêu dùng và sự tiện lợi”. Theo từ điển Longman của Anh: “Cạnh tranh là sự nỗ lực để đạt thành công hơn những đối thủ của mình trong kinh doanh”. Như vậy có thể thấy cạnh tranh là sự ganh đua giữa một cá nhân, tổ chức, đơn vị với nhau nhằm nâng cao vị thế của mình trong mối tương quan với các đối thủ cạnh tranh. Mục đích cuối cùng của các chủ thể kinh tế trong quá trình cạnh tranh là tối đa hóa lợi ích (đối với người kinh doanh là lợi nhuận còn đối với người tiêu dùng là lợi ích tiêu dùng). Tuy nhiên trong bối cảnh toàn cầu hóa và nền kinh tế 5 tri thức như hiện nay, cạnh tranh không chỉ là làm thay đổi hàm số sản xuất và mở rộng thị phần mà còn là cạnh tranh mở rộng không gian sinh tồn, là sự tư bản hóa giá trị thời gian của cá nhân người tiêu dùng trong không gian thị trường mới. (Micheal Porter, 2005). Xét trên giác độ thị trường thì cạnh tranh có 3 loại cơ bản như sau: - Cạnh tranh hoàn hảo: là hình thức cạnh tranh mà trong đó giá cả của một loại hàng hóa không thay đổi trên toàn bộ khu vực của một thị trường. Mỗi người sản xuất đều phải bán sản phẩm của mình theo giá thị trường đã xác định, còn người mua có cơ hội lựa chọn sản phẩm có nhiều người sản xuất ra trong khi đó giá cả của mọi nhà sản xuất đều giống nhau. - Cạnh tranh độc quyền: là hình thức chỉ có một người duy nhất bán và nhiều người mua. Trong thị trường độc quyền sản phẩm sản xuất ra là loại riêng biệt không có sản phẩm thay thế, sự thay đổi giá của sản phẩm khác không có ảnh hưởng gì đến giá và lượng của sản phẩm độc quyền và ngược lại. Lối gia nhập ngành hoàn toàn bị phong tỏa, các rào cản có thể là: Độc quyền tài nguyên chiến lược, độc quyền phát minh sáng chế, độc quyền do luật định, độc quyền tự nhiên. - Cạnh tranh không hoàn hảo: là thị trường có rất nhiều người bán tự do gia nhập hay rút lui khỏi ngành. Thị phần của doanh nghiệp rất nhỏ, sự tham gia hay rút lui của người bán không làm ảnh hưởng đến thị trường. Sản phẩm của các doanh nghiệp có phân biệt với nhau qua nhãn hiệu, kiểu dáng, chất lượng,... và có khả năng thay thế cho nhau cao nhưng không thay thế hoàn toàn. Chính sự khác biệt giữa các sản phẩm của doanh nghiệp nên hình thành hai nhóm khách hàng. Nhóm thứ nhất, khách hàng trung thành với sản phẩm nghĩa là họ ưa thích sản phẩm này hơn sản phẩm khác nên sẽ vẫn mua sản phẩm mà họ ưa thích cho dù giá của nó có tăng lên. Nhóm thứ hai, khách hàng trung lập (không trung thành) với sản phẩm nghĩa là họ coi các sản phẩm tương tự nhau, do đó họ sẽ nhanh chóng chuyển sang tiêu dùng sản phẩm khác nếu chỉ có giá sản phẩm này tăng lên. Cũng chính vì sự khác biệt giữa các sản phẩm nên không có một mức giá duy nhất cho tất cả các sản phẩm mà hình thành một nhóm giá gồm nhiều mức khác nhau nhưng không nhiều. 6 2.1.1.2. Vai trò của cạnh tranh Trong quá trình cạnh tranh, các chủ thể kinh tế thường xuyên phải đổi mới công nghệ, cải tạo và nâng cao chất lượng sản phẩm,... đây chính là tiền đề để đào thải các doanh nghiệp yếu kém trên thị trường. Cạnh tranh là động lực để phát triển kinh tế xã hội và được thể hiện: - Cạnh tranh thúc ép các doanh nghiệp mở rộng và tìm kiếm thị trường với mục đích tiêu thụ sản phẩm, đầu tư huy động vốn, lao động, công nghệ và kỹ năng quản lý. - Thúc đẩy phát triển nền kinh tế góp phần phân bổ nguồn lực hiệu quả nhất thông qua việc kích thích các doanh nghiệp sử dụng các nguồn lực tối ưu nhất cũng như hạn chế được những bóp méo của thị trường. - Cạnh tranh tạo ra sự lựa chọn rộng rãi cho người tiêu dùng, đảm bảo cả người sản xuất và người tiêu dùng đều không thể áp đặt giá. Vì thế có thể coi cạnh tranh là yếu tố điều tiết thị trường, điều tiết quan hệ cung cầu, góp phần hạn chế méo mó giá cả. Cạnh tranh là một quy luật khách quan của nền sản xuất hàng hóa, là một yếu tố trong cơ chế vận động của thị trường. Sản xuất hàng hóa càng phát triển, hàng hóa bán ra càng nhiều, số lượng người cung ứng càng đông thì cạnh tranh càng gay gắt. Kết quả trong cạnh tranh sẽ là có một số doanh nghiệp bị thua cuộc và bị gạt ra khỏi thị trường, trong khi đó một số doanh nghiệp sẽ tồn tại và phát triển hơn nữa. Cũng chính nhờ sự cạnh tranh không ngừng mà nền kinh tế thị trường vận động theo hướng ngày càng nâng cao năng suất lao động xã hội. Đó cũng là yếu tố đảm bảo cho sự thành công của mỗi quốc gia trên con đường phát triển. Ngày nay, hầu hết các nước trên thế giới đều thừa nhận cạnh tranh và coi cạnh tranh vừa là môi trường vừa là động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội. Đứng trước những cơ hội và thách thức do cạnh tranh tạo ra, các doanh nghiệp phải tự cải tiến mẫu mã sản phẩm, cải tiến công nghệ, phương pháp sản xuất nhằm nâng cao tính cạnh tranh của doanh nghiệp. 7 2.1.2. Năng lực cạnh tranh Trong quá trình nghiên cứu về cạnh tranh người ta sử dụng khái niệm năng lực cạnh tranh. Năng lực cạnh tranh được xem xét ở các cấp độ khác nhau như năng lực cạnh tranh quốc gia, năng lực cạnh tranh của ngành, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, năng lực cạnh tranh của sản phẩm dịch vụ. 2.1.2.1. Năng lực cạnh tranh của quốc gia Năng lực cạnh tranh đã trở thành một trong những quan tâm của chính phủ và các ngành sản xuất trong mỗi quốc gia. Theo M.Porter, có nhiều cách giải thích vì sao một số quốc gia thành công và một số thất bại khi cạnh tranh trên quốc tế. Mặc dù các cách giải thích này thường mâu thuẫn nhau và không có một lý thuyết chung nào được chấp nhận. Một số cho rằng năng lực cạnh tranh của quốc gia là một hiện tượng kinh tế vĩ mô, chịu ảnh hưởng của các biến kinh tế vĩ mô như tỷ giá hối đoái, lãi suất hay thâm hụt chi tiêu chính phủ... Tuy nhiên một số quốc gia lại có mức sống dân cư tăng lên mặc dù bị thâm hụt ngân sách cao (Nhật Bản, Italia, Hàn Quốc), đồng nội tệ tăng giá (Đức, Thụy Sỹ), hay có lãi suất tăng cao (Italia, Hàn Quốc)... Một số nhà kinh tế khác lại lập luận rằng năng lực cạnh tranh của quốc gia là một hàm số của lao động rẻ và dư thừa. Tuy nhiên một số quốc gia như Đức và Thụy Sỹ đã tăng trưởng rất mạnh mặc dù tiền lương của lao động ở những nước này rất cao và có những thời kỳ họ phải chịu cảnh thiếu hụt lao động trầm trọng. Một quan điểm khác cho rằng khả năng phụ thuộc vào việc sở hữu một nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú. Tuy nhiên thực tế cho thấy rằng những quốc gia thành công nhất về kinh tế trong thời gian qua như Đức, Hàn Quốc, Nhật Bản... đều là những nước không giàu có gì về tài nguyên thiên nhiên và thường phải nhập khẩu hầu hết các nguyên liệu thô. Ngay trong nội bộ các nước như Hàn Quốc, Anh, Đức... thì những vùng nghèo về tài nguyên lại phát triển hơn những vùng giàu tài nguyên. Kết quả của năng lực cạnh tranh quốc gia là sự tăng trưởng ổn định của năng suất từ đó phát triển kinh tế và cải thiện mức sống của dân cư nước đó. 8 Micheal Porter với mô hình Kim cương (Diamond Model) trong phân tích lợi thế cạnh tranh lại cho rằng các yếu tố (được bố trí tại các mũi nhọn của hình kim cương) đã tạo nên năng lực cạnh tranh của một quốc gia bao gồm. - Chiến lược của doanh nghiệp, cơ cấu và sự cạnh tranh: những ngành có chiến lược và cơ cấu phù hợp với các định chế và chính sách quốc gia, hoạt động trong môi trường có cạnh tranh trong nước căng thẳng hơn sẽ có tính cạnh tranh quốc tế mạnh hơn. Chẳng hạn như ngành sản xuất xe hơi của Nhật Bản có một số công ty cạnh tranh mạnh trên thị trường thế giới một phần là do các công ty này đã cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường trong nước và luôn suy nghĩ, hành động mang tính chiến lược. - Các điều kiện về cầu: những ngành phải cạnh tranh mạnh ở trong nước thì mới có khả năng cạnh tranh quốc tế lớn hơn. Thị trường trong nước với lượng cầu lớn, có những khách hàng đòi hỏi cao và môi trường cạnh tranh trong ngành khốc liệt hơn sẽ có khả năng cạnh tranh cao hơn. Chẳng hạn như ngành chế biến thức ăn nhanh của Mỹ có khả năng cạnh tranh được trên thị trường quốc tế bởi lẽ người tiêu dùng Mỹ là những người đòi hỏi tốc độ cao và sự thuận tiện nhất thế giới. - Các ngành công nghiệp hỗ trợ và liên quan: tính cạnh tranh của một ngành phụ thuộc vào sức mạnh của các nhà cung cấp và các dịch vụ hỗ trợ. Các nhà cung cấp có khả năng cạnh tranh trên toàn cầu có thể mang lại cho doanh nghiệp - khách hàng của họ những lợi thế về chi phí và chất lượng. Các ngành có quan hệ ngang cũng mang lại lợi thế cạnh tranh thông qua sự lan truyền công nghệ. Sự hiện diện cụm công nghiệp tạo ra cho doanh nghiệp lợi thế cạnh tranh theo quy mô. Ví dụ như ngành sản xuất máy tính của Mỹ là ngành đầu đàn vì các công ty có nhiều sáng kiến trong ngành công nghiệp bán dẫn, vi xử lý, hệ thống điều hành và dịch vụ vi tính. - Các điều kiện về các yếu tố sản xuất: bao gồm chất lượng lao động, vốn và nhân công rẻ, cơ sở hạ tầng mạnh và công nghệ cao sẽ ảnh hưởng đến tính cạnh tranh của ngành và của các quốc gia. Ở đây nhấn mạnh đến chất lượng các yếu tố đầu vào được tạo ra chứ không phải là nguồn lực thiên nhiên vốn có ban đầu. Chẳng hạn như ngành sản xuất thép ở Ấn Độ có khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới dù họ không có tài nguyên về sắt hoặc than mà bởi vì họ có công nghệ sản xuất tốt. 9 2.1.2.2. Năng lực cạnh tranh của một ngành sản xuất và của doanh nghiệp Một trong các yếu tố trọng tâm mà chúng ta quan tâm đó là giải thích vì sao các công ty trong nước lại có thể cạnh tranh một cách thành công với các công ty nước ngoài trong cùng một ngành sản xuất hay ngành công nghiệp của quốc gia này lại thành công hơn so với quốc gia khác khi tham gia trên thị trường quốc tế. Năng lực cạnh tranh của một ngành chịu ảnh hưởng của sự cộng tác và phối hợp giữa các doanh nghiệp trong ngành đó. Vậy để cạnh tranh, các doanh nghiệp trong ngành chắc chắn phải có lợi thế cạnh tranh dưới dạng chi phí thấp hơn hoặc tạo ra sự khác biệt trong sản phẩm mà có thể bán được với giá cao hơn. Năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp là khả năng doanh nghiệp đó có thể duy trì và củng cố vị thế của nó trên thị trường nội địa và quốc tế. Năng lực cạnh tranh liên quan đến các vấn đề về nguồn lực và chất lượng của các nguồn lực này cũng như cách thức sử dụng chúng. Các hãng đạt được lợi thế cạnh tranh thông qua hành động đổi mới: Công nghệ mới, cách thức quản lý, làm việc mới. Kết quả của sự đổi mới này là thiết kế sản phẩm mới, quy trình sản xuất mới, phương pháp tiếp thị mới hay một cách thức mới trong đào tạo. Đôi khi sự đổi mới thường liên quan đến các ý tưởng thậm chí không phải là mới và luôn liên quan đến các đầu tư về kỹ năng, kiến thức, tài sản, nguồn lực và thương hiệu của sản phẩm. Trong một số trường hợp, sự đổi mới tạo ra lợi thế cạnh tranh qua việc nhận thức được một cơ hội thị trường hoàn toàn mới hay một phân khúc thị trường mà đối thủ khác không để ý tới. Nếu doanh nghiệp nắm bắt nhanh hơn cơ hội này thì sự đổi mới này tạo ra tính cạnh tranh cho chính doanh nghiệp đó. Một khi doanh nghiệp đạt được lợi thế cạnh tranh thông qua đổi mới, nó có thể duy trì lợi thế này bằng cách cải tiến không ngừng vì sự đổi mới này thường bị các đối thủ khác làm theo. Ví dụ các công ty của Hàn Quốc đã kịp thời nắm bắt khả năng của các công ty Ấn Độ trong sản xuất hàng loạt các đồ điện tử hay các công ty của Brazil đã có thể lắp ráp và thiết kế giày bình thường để cạnh tranh với giày của 10 Italia. Do vậy cách thức duy nhất để duy trì lợi thế cạnh tranh là nâng cấp lợi thế này, chuyển sang các loại sản phẩm, dịch vụ tinh tế hơn, phức tạp hơn. 2.1.2.3. Năng lực cạnh tranh của sản phẩm Một sản phẩm hàng hoá được coi là có năng lực cạnh tranh khi nó đáp ứng được nhu cầu của khách hàng về chất lượng, giá cả, tính năng, kiểu dáng, tính độc đáo hay sự khác biệt, thương hiệu, bao bì… hơn hẳn so với những sản phẩm hàng hoá cùng loại. Nhưng năng lực cạnh tranh của sản phẩm hàng hoá lại được định đoạt bởi năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Sẽ không có năng lực cạnh tranh của sản phẩm hàng hoá cao khi năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh sản phẩm đó thấp. Năng lực cạnh tranh của sản phẩm nằm ở sự khác biệt, làm chủ công nghệ vừa đảm bảo tạo ra các sản phẩm có chất lượng đáp ứng nhu cầu của thị trường, vừa có chi phí sản xuất thấp. Ở đây cũng cần phân biệt năng lực cạnh tranh của sản phẩm hàng hoá và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, đó là hai phạm trù khác nhau nhưng có quan hệ hữu cơ với nhau. Năng lực cạnh tranh của hàng hoá có được do năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp tạo ra; nhưng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp không chỉ do năng lực cạnh tranh của hàng hoá quyết định mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nữa. Tuy nhiên, năng lực cạnh tranh của hàng hoá có ảnh hưởng rất lớn và thể hiện năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. 2.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của sản phẩm Năng lực cạnh tranh của sản phẩm chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô, các yếu tố thuộc nội bộ ngành cũng như các yếu tố trong bản thân nội tại doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh sản phẩm. 2.1.3.1. Các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô * Các yếu tố kinh tế: Các yếu tố kinh tế thuộc môi trường vĩ mô như: tốc độ tăng trưởng kinh tế, thu nhập bình quân đầu người, lãi suất ngân hàng, tỷ giá hối đoái… có ảnh hưởng rất lớn đến năng lực cạnh tranh của sản phẩm. Lãi suất ngân hàng: lãi suất ngân hàng có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Tỷ lệ lãi suất là rất quan trọng khi người sản xuất cũng 11 như người tiêu dùng thường xuyên vay tiền để thanh toán các khoản mua bán hàng hóa của mình. Đồng thời, lãi suất còn quyết định mức chi phí về vốn và do đó quyết định mức đầu tư. Nếu lãi suất ngân hàng cho vay cao sẽ dẫn đến chi phí đầu vào tăng lên, giá thành sản phẩm cũng vì thế tăng lên. Do đó năng lực cạnh tranh của hàng hóa sẽ giảm đi nhất là khi đối thủ cạnh tranh có tiềm lực mạnh về vốn. Và ngược lại, nếu lãi suất ngân hàng thấp sẽ làm giảm chi phí đầu vào, giá thành sản phẩm hạ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có khả năng mở rộng sản xuất và cạnh tranh với các đối thủ khác trên thị trường bằng công cụ giá. Tỷ giá hối đoái: Tỷ giá hối đoái là sự so sánh về giá trị của đồng tiền trong nước với đồng tiền của quốc gia khác. Thay đổi tỷ giá hối đoái có tác động trực tiếp đến năng lực cạnh tranh của sản phẩm đặc biệt đối với các sản phẩm phải nhập khẩu nguyên liệu đầu vào hay các sản phẩm có lợi thế về xuất khẩu. Nếu đồng nội tệ lên giá, sẽ khuyến khích nhập khẩu vì hàng nhập khẩu sẽ giảm và như vậy khả năng cạnh tranh của các sản phẩm trong nước sẽ bị giảm ngay trên thị trường trong nước; đồng thời xuất khẩu sẽ giảm do sản phẩm trong nước tăng giá. Và ngược lại, khi đồng nội tệ giảm giá thì khả năng cạnh tranh của hàng hóa trên thị trường nội địa và thị trường xuất khẩu cũng sẽ tăng lên. Tốc độ tăng trưởng kinh tế, thu nhập bình quân đầu người: nền kinh tế phát triển, thu nhập bình quân đầu người cao dẫn đến khả năng tiêu thụ hàng hóa cao. Nền kinh tế phát triển cùng với các yếu tố như lãi suất ngân hàng, tỷ giá hối đoái,… ổn định sẽ tạo cơ hội tốt cho các doanh nghiệp mở rộng kinh doanh, thu hút đầu tư nước ngoài. Từ đó dẫn tới nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm. * Các yếu tố chính trị, pháp luật Yếu tố chính trị, pháp luật được thể hiện ở mức độ ổn định chính trị của quốc gia, cơ sở hành lang pháp lý… Các sản phẩm muốn được đưa ra tiêu thụ trên thị trường phải tuân theo các quy định của Chính phủ về chất lượng, mẫu mã…Những quy định này có thể là cơ hội hoặc mối đe dọa với các sản phẩm. Đây cũng là yếu tố ảnh hưởng lớn đến quyết định đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, mức đầu tư vốn của nước ngoài vào việc phát triển sản phẩm đồng thời ảnh hưởng đến mức độ chi mua hàng hóa của người tiêu dùng. 12 * Các yếu tố về văn hóa xã hội Tất cả các doanh nghiệp đều phải phân tích các yếu tố xã hội để nhận biết các cơ hội và nguy cơ có thể xảy ra đối với sản phẩm của mình. Khi một hay nhiều yếu tố thay đổi chúng có thể tác động đến các sản phẩm như trình độ dân trí, tập quán thị hiếu của người tiêu dùng, truyền thống văn hóa dân tộc… Các yếu tố văn hóa xã hội thường biến đổi hoặc tiến triển chậm nên đôi khi thường khó nhận biết. Cùng với sự phát triển kinh tế, sự biến động về các yếu tố văn hóa xã hội ngày càng có tác động mạnh hơn đến sự ra đời và tiêu thụ của các sản phẩm. Đây là yếu tố không những có tác động đáng kể tới sự lựa chọn và tiêu dùng hàng hóa của người tiêu dùng mà còn tác động lớn đến các quyết định của doanh nghiệp khi lựa chọn biểu tượng logo, mẫu mã, kiểu dáng cho sản phẩm… * Yếu tố về môi trường kinh doanh quốc tế Mỗi doanh nghiệp là một bộ phận của nền kinh tế quốc dân, mỗi nền kinh tế lại là một bộ phận cấu thành nền kinh tế thế giới. Những thay đổi về môi trường quốc tế có thể xuất hiện cả những cơ hội cũng như nguy cơ về việc mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm trong nước và ngoài nước. Hiện nay, trong thời kì hội nhập kinh tế quốc tế khi Việt Nam đã gia nhập các tổ chức kinh tế thế giới và khu vực như ASEAN, WTO…thì các doanh nghiệp mà đặc biệt là sản phẩm của ta sẽ chịu tác động lớn của hệ thống luật pháp thế giới. Môi trường kinh doanh quốc tế là cơ hội để sản phẩm Việt Nam có thể vươn ra thị trường rộng lớn nhưng cũng là những thách thức khó khăn buộc các doanh nghiệp phải nâng cao được năng lực cạnh tranh cho sản phẩm của mình. 2.1.3.2. Các yếu tố thuộc nội bộ ngành Theo Michael Porter của Trường Quản trị kinh doanh Harvard thì trong nội bộ ngành chúng ta quan tâm đến các khía cạnh sau: Áp lực từ phía khách hàng: Khách hàng được xem như là sự đe dọa mang tính cạnh tranh khi họ đẩy giá cả xuống hoặc khi họ yêu cầu chất lượng sản phẩm và dịch vụ tốt hơn làm cho chi phí sản phẩm tăng lên. Ngược lại, nếu người mua có những yếu thế sẽ tạo cơ hội để tăng giá sản phẩm mang lại lợi nhuận cho doanh 13 nghiệp. Đây là yếu tố quyết định trực tiếp việc sản phẩm có năng lực cạnh tranh lớn hay không. Áp lực từ nhà cung cấp: Nhà cung cấp là những cá nhân hoặc tổ chức trong nước hay ngoài nước chuyên cung cấp vật tư thiết bị, nguồn nhân lực, tài chính…để một doanh nghiệp có thể hoạt động. Việc nhà cung cấp đẩy mức giá lên cao sẽ đẩy giá sản phẩm tăng lên làm giảm năng lực cạnh tranh của sản phẩm. Đồng thời nhà cung cấp là một trong những nhân tố quan trọng quyết định chất lượng của sản phẩm. Vì vậy, để giảm áp lực từ phía nhà cung cấp đồng thời để tránh rủi ro thì các doanh nghiệp cần phải quan hệ với các tổ chức cung cấp các nguồn hàng khác nhau. Đây là một yếu tố ảnh hưởng lớn đến năng lực cạnh tranh của sản phẩm. Áp lực từ sản phẩm cạnh tranh: Sản phẩm cạnh tranh là những sản phẩm cùng loại, có cùng tính năng tác dụng của các đối thủ cạnh tranh và cùng được tiêu thụ trên một thị trường. Nếu trên thị trường có càng nhiều sản phẩm cạnh tranh và các sản phẩm có sức cạnh tranh thực sự thì càng gây sức ép cho sản phẩm của doanh nghiệp. Sản phẩm có thể cạnh tranh bằng giá hoặc bằng các yếu tố như chất lượng, mẫu mã, thương hiệu… Mà hiện nay khi đời sống ngày càng được nâng cao thì sự cạnh tranh bằng các yếu tố chất lượng, mẫu mã, thương hiệu càng mạnh mẽ hơn so với cạnh tranh bằng giá. Vì vậy, để nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm thì các doanh nghiệp phải thường xuyên đầu tư đổi mới công nghệ. Áp lực từ đối thủ tiềm ẩn: Đối thủ tiềm ẩn là các doanh nghiệp hiện không ở trong ngành nhưng sản xuất cùng một loại sản phẩm và có khả năng tham gia hoạt động kinh doanh trong ngành đó. Khi có đối thủ mới tham gia trong ngành có thể là yếu tố làm giảm năng lực cạnh tranh của sản phẩm hiện đang trong ngành từ đó làm giảm lợi nhuận của của doanh nghiệp do họ dựa vào khai thác các năng lực sản xuất mới với mong muốn giành được một phần thị phần. Do đó, để bảo vệ cho vị trí cạnh tranh của sản phẩm doanh nghiệp thường quan tâm đến việc duy trì hàng rào hợp pháp ngăn sự xâm nhập từ bên ngoài. Theo nhà kinh tế học Joe Bain, ông xác định ba yếu tố trở ngại chủ yếu đối với việc nhảy vào một ngành kinh doanh: sự ưa chuộng sản phẩm, ưu thế về chi phí thấp, tính hiệu quả của sản xuất lớn. Nếu các doanh nghiệp có được những lợi thế 14 này sẽ giữ được vị trí cạnh tranh cho sản phẩm của mình và buộc sản phẩm của các doanh nghiệp mới thâm nhập vào đương đầu với những khó khăn lớn. Áp lực từ các doanh nghiệp trong nội bộ ngành: Sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong ngành là yếu tố quan trọng tạo ra cơ hội hoặc đe dọa cho các doanh nghiệp. Nếu sự cạnh tranh là yếu thì sẽ là cơ hội để nâng giá sản phẩm tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp, còn ngược lại, nếu sự cạnh tranh là gay gắt thì các doanh nghiệp sẽ hạ giá sản phẩm để cạnh tranh về giá do đó có nguy cơ làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp. 2.1.3.3. Các yếu tố thuộc nội bộ doanh nghiệp * Nguồn nhân lực: Nguồn nhân lực được coi là vấn đề vô cùng quan trọng đối với sự tồn tại, phát triển của doanh nghiệp và sản phẩm, dịch vụ. Một nguồn nhân lực kém không đáp ứng được nhu cầu của thị trường sẽ là nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự thất bại của doanh nghiệp. Nguồn nhân lực trong doanh nghiệp được chia thành hai nhóm. Đội ngũ quản lý: gồm ban lãnh đạo và đội ngũ trực tiếp quản lý sản xuất, kinh doanh sản phẩm. Đây là đội ngũ có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả sản xuất kinh doanh và xu hướng phát triển sản phẩm trong tương lai. Nếu họ là những người có kinh nghiệm, có khả năng nhìn xa trông rộng và đưa ra các quyết định đúng đắn thì doanh nghiệp đó sẽ có những sản phẩm có sức cạnh tranh cao. Đội ngũ trực tiếp tham gia sản xuất kinh doanh: đội ngũ này chi phối trực tiếp đến năng lực cạnh tranh của sản phẩm thông qua các yếu tố như: năng suất lao động, trình độ tay nghề, kỉ luật lao động, ý thức trách nhiệm, sự sáng tạo của họ… Các yếu tố này kết hợp với yếu tố khoa học công nghệ sẽ ảnh hưởng đến số lượng, chất lượng, giá thành sản phẩm… góp phần quyết định nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm. * Quy mô sản xuất kinh doanh: Cơ sở hạ tầng: là yếu tố hỗ trợ quan trọng giúp tạo nên năng lực cạnh tranh của sản phẩm. Cơ sở hạ tầng hiện đại sẽ làm tăng năng suất lao động, hiệu quả sản xuất cao hơn, hao phí nhỏ… dẫn tới số lượng sản phẩm tăng, chi phí cận biên giảm 15 và như vậy giá thành sản phẩm hạ nhờ đó nâng sức cạnh tranh của sản phẩm so với đối thủ. Khoa học công nghệ: đây là yếu tố đại diện cho sự sáng tạo, tiên tiến cho sản phẩm mới cũng như loại bỏ những sản phẩm cũ, lạc hậu; tạo cho doanh nghiệp chỗ đứng vững chắc trên thị trường. Một sản phẩm mới ra đời không thể thiếu được sự đóng góp của quá trình nghiên cứu và phát triển (R&D) sản phẩm. Công nghệ hiện đại sẽ giúp doanh nghiệp tạo ra các sản phẩm có chất lượng cao, mẫu mã phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng, giá thành hạ do năng suất lao động tăng, hao phí nhỏ… * Tình hình tài chính: tài chính là yếu tố có vai trò quan trọng đảm bảo cho việc duy trì, mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Nếu một doanh nghiệp có tình hình tài chính tốt, khả năng huy động vốn lớn sẽ cho phép doanh nghiệp có điều kiện để mở rộng sản xuất kinh doanh, đổi mới công nghệ, đa dạng hóa đổi mới, nâng cao chất lượng của sản phẩm; có khả năng thực hiện tốt công tác bán hàng và dịch vụ sau bán hàng… tạo nên khả năng cạnh tranh cao hơn cho sản phẩm. 2.1.4. Nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm Theo Micheal Porter để theo đuổi các lợi thế vượt trội hơn so với đối thủ cạnh tranh trong cùng ngành, một doanh nghiệp có thể lựa chọn một hay một số phương thức sau cho sản phẩm của mình: - Lợi thế về chi phí: tạo ra sản phẩm có chi phí thấp hơn đối thủ cạnh tranh. Các nhân tố sản xuất như đất đai, vốn và lao động thường được xem là nguồn lực để tạo lợi thế cạnh tranh. - Lợi thế về sự khác biệt hóa: dựa vào sự khác biệt của sản phẩm làm tăng giá trị cho người tiêu dùng hoặc giảm chi phí sử dụng sản phẩm hoặc nâng cao tính hoàn thiện khi sử dụng sản phẩm. Lợi thế này cho phép thị trường chấp nhận mức giá thậm chí cao hơn đối thủ. Nâng cao năng lực cạnh tranh là đánh giá thực tế năng lực cạnh tranh của quốc gia, doanh nghiệp, sản phẩm dịch vụ đó thông qua các tiêu chí để có những nhận định, biện pháp, chiến lược nhằm tạo cho quốc gia, doanh nghiệp, sản phẩm 16
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan