Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Kiến trúc xây dựng Giải pháp chuẩn bị kỹ thuật khu đất xây dựng ứng phó với biển đổi khí hậu ở đảo ...

Tài liệu Giải pháp chuẩn bị kỹ thuật khu đất xây dựng ứng phó với biển đổi khí hậu ở đảo quan lạn huyện vân đồn tỉnh quảng ninh

.PDF
116
96
64

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI NGUYỄN KHẢ CƯỜNG GIẢI PHÁP CHUẨN BỊ KỸ THUẬT ỨNG PHÓ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở ĐẢO QUAN LẠN TỈNH QUẢNG NINH LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT CƠ SỞ HẠ TẦNG Hà Nội - 2019 BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI NGUYỄN KHẢ CƯỜNG KHÓA 2017 - 2019 GIẢI PHÁP CHUẨN BỊ KỸ THUẬT ỨNG PHÓ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở ĐẢO QUAN LẠN TỈNH QUẢNG NINH Chuyên ngành: Kỹ thuật cơ sở hạ tầng Mã số: 60.58.02.10 LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT CƠ SỞ HẠ TẦNG NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. TRẦN THỊ HƯỜNG XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN PGS. TS. VŨ THỊ VINH Hà Nội - 2019 LỜI CẢM ƠN Sau thời gian học tập và nghiên cứu tại khoa Sau Đại học – Trường Đại học Kiến Trúc Hà Nội, tôi đã hoàn thành luận văn thạc sỹ chuyên ngành kỹ thuật cơ sở hạ tầng. Tôi xin trân trọng cảm ơn PGS. TS. Trần Thị Hường đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, các đồng nghiệp trong Công ty và bạn bè đã giúp đỡ tôi trong quá trình hoàn thành luận văn Thạc sĩ này. Xin trân trọng cảm ơn ! TÁC GIẢ LUẬN VĂN Nguyễn Khả Cường LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ này là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của Luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. TÁC GIẢ LUẬN VĂN Nguyễn Khả Cường MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ...........................................................................................................................I LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................................... II MỤC LỤC...............................................................................................................................III DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT ............................................................VI DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU...................................................................................... VII DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ ......................................................................................... VIII MỞ ĐẦU .................................................................................................................................. 1 *Lý do chọn đề tài .................................................................................................................... 1 *Mục đích nghiên cứu ............................................................................................................. 3 *Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................................... 3 *Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................................... 3 *Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ........................................................................... 3 *Các thuật ngữ chính .............................................................................................................. 4 *Cấu trúc luận văn .................................................................................................................. 5 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .................................................................................................. 6 CHƯƠNG 1. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC CHUẨN BỊ KỸ THUẬT ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẢO QUAN LẠN – HUYỆN VÂN ĐỒN – TỈNH QUẢNG NINH......................................................................................................................... 6 1.1. Khái quát về toàn bộ khu vực đảo Quan Lạn ............................................................. 6 1.1.1. Vị trí địa lý.................................................................................................................... 6 1.1.2. Điều kiện tự nhiên........................................................................................................ 7 1.1.3. Đặc điểm kinh tế - xã hội .......................................................................................... 11 1.1.4. Đặc điểm cơ sở hạ tầng kỹ thuật ............................................................................... 13 1.2. Thực trạng công tác chuẩn bị kỹ thuật tại đảo Quan Lạn hiện nay ................... 20 1.2.1. Thực trạng công tác lựa chọn đất trong quy hoạch xây dựng ................................. 20 1.2.2. Thực trạng cốt nền xây dựng..................................................................................... 20 1.2.3. Thực trạng thoát nước mưa ....................................................................................... 22 1.2.4. Thực trạng công tác san nền...................................................................................... 23 1.2.5. Thực trạng các công tác chuẩn bị kỹ thuật khác ...................................................... 23 1.3 Ảnh hưởng của thiên tai lũ lụt đối với toàn tỉnh Quảng Ninh và đối với khu vực đảo Quan Lạn ......................................................................................................................... 25 1.3.1. Ảnh hưởng đối với tỉnh Quảng Ninh........................................................................ 25 1.3.2. Ảnh hưởng đối với khu vực đảo Quan Lạn ............................................................. 27 1.4 Ảnh hưởng của Biến đổi khí hậu đối với công tác chuẩn bị kỹ thuật đảo Quan Lạn............................................................................................................................................ 29 1.4.1. Đối với cao độ nền xây dựng .................................................................................... 29 1.4.2. Đối với hệ thống thoát nước mưa ............................................................................. 30 1.4.3. Đối với hệ thống đê trên đảo Quan Lạn ................................................................... 30 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU CÁC GIẢI PHÁP CBKT NHẰM ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU NƯỚC BIỂN DÂNG TẠI KHU VỰC ĐẢO QUAN LẠN – HUYỆN VÂN ĐỒN – TỈNH QUẢNG NINH ................................................................................................................................................... 33 2.1. Cơ sở lý luận .................................................................................................................... 33 2.1.1. Nguyên tắc ứng phó với biến đổi khí hậu ................................................................ 33 2.1.2. Nguyên tắc trong quy hoạch CBKT ứng phó với BĐKH ...................................... 33 2.1.3. Nguyên tắc và giải pháp chuẩn bị kỹ thuật cho khu vực ven biển – hải đảo ......... 35 2.2. Cơ sở pháp lý ................................................................................................................... 36 2.2.1. Các văn bản quy phạm pháp luật về hạ tầng kỹ thuật đô thị và phòng chống thiên tai ........................................................................................................................................... 36 2.2.2. Quy hoạch phân khu chức năng tỉ lệ 1/2000 khu vực đảo Minh Châu – Quan Lạn, khu kinh tế Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh.............................................................................. 39 2.2.3. Kịch bản BĐKH và nước biển dâng cho tỉnh Quảng Ninh .................................... 44 2.3. Cơ sở thực tiễn................................................................................................................. 55 2.3.1. Kinh ngiệm trong công tác CBKT phòng chống lũ lụt, nước biển dâng trên Thế giới......................................................................................................................................... 55 2.3.2. Kinh nghiệm trong công tác CBKT phòng chống lũ lụt, nước biển dâng ở Việt Nam ....................................................................................................................................... 59 CHƯƠNG 3. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHUẨN BỊ KỸ THUẬT NHẰM ỨNG PHÓ VỚI BIỂN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẢO QUAN LẠN – HUYỆN VÂN ĐỒN – TỈNH QUẢNG NINH........................................................................................................... 64 3.1. Giải pháp về lựa chọn đất xây dựng có tính đến ảnh hưởng của BĐKH ............. 64 3.1.1. Đánh giá riêng lẻ từng yếu tố tự nhiên ..................................................................... 64 3.1.2. Đánh giá tổng hợp đất xây dựng ............................................................................... 66 3.1.3. Lựa chọn đất xây dựng có tính đến ảnh hưởng của BĐKH.................................... 68 3.2. Giải pháp về quy hoạch cao độ nền xây dựng và thoát nước mưa có tính đến ảnh hưởng của BĐKH .................................................................................................................. 69 3.2.1 Giải pháp về quy hoạch cao độ nền xây dựng ......................................................... 69 3.2.2. Giải pháp về thoát nước mưa .................................................................................... 73 3.2.3. Giải pháp thoát nước mưa theo hướng bền vững .................................................... 77 3.3. Đề xuất giải pháp xây dựng cấu kiện Tetrapod giảm sóng biển tràn hiệu quả ... 78 3.3.1. Xác định các thông số của đê .................................................................................... 78 3.3.2. Đề xuất dạng mặt cắt ngang đê biển hợp lý ............................................................. 83 3.3.3. Khả năng giảm sóng tràn và hiệu quả cải thiện của cấu kiện Tetrapod trước đê .. 84 3.4. Các giải pháp khác ......................................................................................................... 85 3.4.1. Giải pháp cải tạo địa hình .......................................................................................... 85 3.4.2. Giải pháp gia cố mái dốc, vệt tụ thủy ....................................................................... 87 3.4.3 Các giải pháp hỗ trợ .................................................................................................... 89 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................................. 92 KẾT LUẬN............................................................................................................................. 92 KIẾN NGHỊ............................................................................................................................ 94 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Tên đầy đủ BĐKH Biến đổi khí hậu BTCT Bê tông cốt thép BXD Bộ xây dưng CP Chính phủ CTR Chất thải rắn NĐ Nghị định QCVN Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QĐ Quyết định QH Quốc hội TCN Tiêu chuẩn ngành TCVN Tiêu chuẩn việt nam TDTT Thể dục thể thao TTg Thủ tướng DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Số hiệu bảng, biểu Bảng 1.1 Bảng 2.1 Bảng 2.2 Bảng 2.3 Bảng 2.4 Bảng 2.5 Bảng 2.6 Bảng 2.7 Bảng 3.1 Bảng 3.2 Bảng 3.3 Bảng 3.4 Tên bảng, biểu Trang Tổng chiều dài các tuyến đê biển Bảng tổng hợp cơ cấu sử dụng đất của 12 phân khu thuộc đảo Quan Lạn Biến đổi của nhiệt độ trung bình theo các mùa trong năm (oC) so với thời kỳ cơ sở của tỉnh Quảng Ninh (1986 - 2005) Biến đổi của lượng mưa theo các mùa trong năm (%) so với thời kỳ cơ sở của tỉnh Quảng Ninh (1986 2005) Kịch bản nước biển dâng cho toàn khu vực Biển Đông Kịch bản nước biển dâng theo các kịch bản RCP cho dải ven biển Việt Nam Nước dâng do bão ở khu vực ven biển Nguy cơ ngập đối với tỉnh Quảng Ninh Phân cấp công trình đê biển Tần suất thiết kế và mức đảm bảo thiết kế công trình đê biển Trị số gia tăng độ cao an toàn Quan hệ giữa lưu lượng sóng tràn qua đê biển với vị trí xây dựng cấu kiện Tetrapod, tường có thềm trước rộng 2.0m 25 40 45 47 51 51 52 54 78 79 82 84 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Số hiệu Tên hình vẽ Trang hình vẽ Hình 1.1 Vị trí khu vực đảo Quan Lạn 6 Hình 1.2 Các công trình công cộng trên địa bàn 12 Hình 1.3 Hồ chứa nước Lòng Dinh 24 Hình 1.4 Sạt lở đất tại TP. Hạ Long 27 Hình 1.5 Đập tràn tại xã Quảng Sơn 27 Hình 1.6 Hình ảnh tuyến đê vào năm 2015 đã bị hoang hóa 30 Hình 1.7 Hình ảnh tuyến đê khi đang tiến hành nâng cấp năm 2018 31 Hình 2.1 Quy hoạch phân khu chức năng khu vực đảo Minh Châu – 39 Quan Lạn tỉ lệ 1/2000 Hình 2.2 Sơ đồ phân khu quy hoạch 40 Hình 2.3 Kịch bản biến đổi nhiệt độ trung bình năm (oC) ở khu vực 45 Đông Bắc Bộ Hình 2.4 Kịch bản biến đổi lương mưa năm (%) ở khu vực Đông Bắc 46 Bộ Hình 2.5 Dự tính số lượng bão và áp thấp nhiệt đới thời kỳ cuối thế 48 kỷ Hình 2.6 Biến đổi của bão và áp thấp nhiệt đới vào cuối thế kỷ so với 49 thời kỳ cơ sở Hình 2.7 Bản đồ nguy cơ ngập úng với mực nước biển dâng 100cm, 54 tỉnh Quảng Ninh Hình 2.8 Bản đồ nguy cơ ngập ứng với mực nước biển dâng 100cm, 55 cụm đảo Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh Hình 2.9 Hà Lan tiên phong trong cuộc chiến chống BĐKH Hình 2.10 Đê biển Afsluitdijk - công trình kỳ vĩ của người Hà Lan 56 57 Hình 2.11 Công trình trị thủy Oosterschelde thuộc dự án Delta Works 58 Hình 2.12 Đê biển Saemangeum – Hàn Quốc dài nhất thế giới 59 Hình 2.13 Đê chắn sóng và cảng xuất sản phẩm nhà máy lọc dầu 60 Dung Quất Hình 2.14 Bản đồ khu vực đê biển Cát Hải đoạn Gót – Gia Lộc 60 Hình 2.15 Mái đê đoạn K2+000-K2+800 được gia cố bằng cấu kiện 61 Holhquader Hình 2.16 Các cấu kiện Tetrapod cho đê chắn sóng 62 Hình 3.1 Thống kê các loại đất 67 Hình 3.2 Cao độ nền khu vực trung tâm xã Quan Lạn 70 Hình 3.3 Cao độ nền khu trung tâm xã Minh Châu 71 Hình 3.4 Cao độ nền khu vực chế biến thủy hải sản 71 Hình 3.5 Cao độ nền khu vực rừng ngập mặn 72 Hình 3.6 Cao độ nền khu vực ven sườn đồi 72 Hình 3.7 Cao độ nền khu vực đồi núi cao 73 Hình 3.8 Hướng thoát nước mưa của lưu vực 1 74 Hình 3.9 Hướng thoát nước mưa của lưu vực 2 75 Hình 3.10 Giải pháp thoát nước mưa bền vững với mái xanh tự nhiên 78 Hình 3.11 Cấu kiện Tetrapod bảo vệ công trình đê biển, đụn cát trong 83 bão Hình 3.12 Dạng mặt cắt hợp lý cho đê biển đoạn thuộc xã Quan Lạn 84 Hình 3.13 Bố trí các đơn nguyên nhỏ phù hợp với địa hình 86 Hình 3.14 Bố trí các công trình theo nhiều cấp nền 86 Hình 3.15 Trồng cỏ Vetiver chống xói mòn đất 87 1 MỞ ĐẦU *Lý do chọn đề tài Chúng ta đang sống trong một thế giới có nhiều biến động về chính trị, kinh tế, xã hội và môi trường. Trong đó, biến đổi khí hậu đang là vấn đề toàn cầu được loài người quan tâm sâu sắc. Theo kết quả đánh giá của Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc, Việt Nam nằm trong top 5 nước đứng đầu thế giới dễ bị tổn thương nhất trước tác động của Biến đổi khí hậu. Nếu mực nước biển dâng cao lên 1 m, Việt Nam sẽ mất 5% diện tích đất đai, 11% người mất nhà cửa, giảm 7% sản lượng nông nghiệp và 10% thu nhập quốc nội (GDP). [1] Biến đổi khí hậu đã và đang tác động mạnh mẽ đến nước ta mà điển hình là làm cho các thiên tai, đặc biệt là bão lũ, ngập lụt, hạn hán ngày càng khốc liệt hơn. Khoảng 50 năm qua, nhiệt độ trung bình nước ta tăng khoảng 0,7°C; mực nước biển đã dâng khoảng 20 cm. Trong khi đó, lượng mưa năm giảm ở các vùng khí hậu phía Bắc và tăng ở các vùng khí hậu phía Nam. Tính trung bình trong cả nước, lượng mưa năm đã giảm khoảng 2% trong 50 năm qua. Số lượng những đợt không khí lạnh ảnh hưởng tới Việt Nam giảm đi rõ rệt trong 2 thập niên gần đây, chỉ còn 15 - 16 đợt không khí lạnh (bằng 56% trung bình nhiều năm trước). Đồng thời số cơn bão có cường độ mạnh nhiều hơn, quỹ đạo bão dịch chuyển dần về các vĩ độ phía nam, mùa bão kết thúc muộn hơn và nhiều cơn bão có quỹ đạo di chuyển dị thường, khó đoán hơn. Sau bão thường là mưa lũ, sạt lở đất, lũ quét, lũ ống [1]. Là một tỉnh ven biển Việt Nam, trong những năm qua song song với những lợi thế mà biển đem lại, Quảng Ninh đã phải gánh chịu không ít những tác động tiêu cực. Dưới những biến động bất thưởng của Biến đổi khí hậu, Quảng Ninh sẽ gánh chịu những ảnh hưởng rõ rệt do Biến đổi khí hậu gây ra. 2 Đảo Quan Lạn thuộc quần đảo Vân Hải huyện Vân Đồn, trên đảo có 02 xã trực thuộc huyện Vân Đồn là: xã Quan Lạn, xã Minh Châu. Bề rộng đảo hẹp, địa hình tương đối phức tạp và độ dốc thay đổi từng khu vực. Cụ thể có 3 loại địa hình: địa hình đồi núi, địa hình trung du và đồng bằng, địa hình trũng thấp ven biển. [23] Những năm gần đây các cơn bảo đổ bộ vào đảo Quan Lạn thường đi kèm mưa lớn, có cơn bão lượng mưa từ 100 – 200mm, là nguyên nhân chính tạo ra lũ và gây xói mòn, sạt lở đất, đổ nhà… Năm 2010, trận mưa đá lớn và lốc xoáy đã làm nhiều tàu thuyền du lịch bị chìm. Năm 2013, siêu bão Haiyan gây mưa lớn kết hợp gió to khiến hàng trăm nhà dân bị tốc mái. Không chỉ dừng lại ở đó, nhiệt độ trên đảo Quan Lạn đang có dấu hiệu thay đổi bất thường so với nhiều năm trước làm gia tăng nguy cơ cháy rừng. Số ngày có nhiệt độ không khí trung bình trên 30 oC (thời tiết oi bức) xuất hiện nhiều hơn, nắng nóng có xu hướng xuất hiện sớm và kết thúc muộn, số đợt nóng nhiều hơn và xảy ra cục bộ. Tại đảo Quan Lạn cũng xuất hiện nhiều đợt rét đậm, rét hại kéo dài, kéo nền nhiệt độ thấp hơn giá trị trung bình nhiều năm khoảng 3 – 4oC. Ngoài ra, mỗi năm có khoảng trên dưới 100 ngày có mưa, diễn biến mưa thì phức tạp hơn, xuất hiện nhiều trận mưa lớn bất thường kèm theo mưa đá, hiện tượng sạt lở đất sau mưa đã xuất hiện trong 5 năm gần đây gây. Theo kịch bản về biến đổi khí hậu năm 2016, các khu vực ven biển, các đảo dân sinh của tỉnh Quảng Ninh trong đó có đảo Quan Lạn là những nởi chịu ảnh hưởng nhiều nhất của BĐKH. Trước tình hình đó, việc nghiên cứu đề tài “Giải pháp chuẩn bị kỹ thuật khu đất xây dựng ứng phó với biển đổi khí hậu ở đảo Quan Lạn – huyện Vân Đồn – tỉnh Quảng Ninh” là cần thiết và mang tính thực tiễn cao. 3 *Mục đích nghiên cứu Phân tích, đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp chuẩn bị kỹ thuật nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu tại đảo Quạn Lạn. *Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Các giải pháp chuẩn bị kỹ thuật nhằm ứng phó biến đổi khí hậu nước biển dâng gây ngập lụt tại Quan Lạn. - Phạm vi nghiên cứu + Về không gian: Toàn bộ khu vực đảo Quan Lạn với diện tích 2400ha. + Về thời gian: Theo quy hoạch chung đến năm 2030. *Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp thu thập; kế thừa tài liệu, kết quả đã nghiên cứu; - Phương pháp phân tích, đánh giá các thông tin đã thu thập; - Phương pháp dự báo, đề xuất giải pháp mới. - Phương pháp chuyên gia *Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Ý nghĩa khoa học Góp phần bổ sung cơ sở lý luận cho công tác CBKT và phòng chống thiên tai do BĐKH gây ra đối với những khu vực ven biển, hướng đến mục tiêu xây dựng và phát triển đô thị bền vững trong tương lai. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở để triển khai các giải pháp chuẩn bị kỹ thuật cho đảo Quan Lạn, cũng như có thể áp dụng cho các đảo khác có điều kiện địa lý tương đồng trong cả nước. 4 *Các thuật ngữ chính - Chuẩn bị kỹ thuật (CBKT) cho khu đất xây dựng Là những giải pháp sử dụng và cải tạo điều kiện tự nhiên phục vụ cho kỹ thuật xây dựng và tổ chức không gian đô thị, không gian sản xuất, tổ chức đời sống, tổ chức cảnh quan và môi trường đô thị. [21] - Biến đổi khí hậu Biến đổi khí hậu là sự thay đổi của khí hậu trong một khoảng thời gian dài do tác động của các điều kiện tự nhiên và hoạt động của con người. [1] - Các biểu hiện của sự biến đổi khí hậu bao gồm: + Nhiệt độ trung bình toàn cầu tăng lên do sự nóng lên của bầu khí quyển toàn cầu + Sự dâng cao mực nước biển do giãn nở vì nhiệt và băng tan + Sự thay đổi thành phần và chất lượng khí quyển + Sự di chuyển của các đới khí hậu trên các vùng khác nhau của Trái Đất + Sự thay đổi cường độ hoạt động của quá trình hoàn lưu khí quyển, chu trình tuần hoàn nước trong tự nhiên và các chu trình sinh địa hoá khác + Sự thay đổi năng suất sinh học của các hệ sinh thái, chất lượng và thành phần của thuỷ quyển, sinh quyển, địa quyển. [Theo Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu, IPCC] - Nước biển dâng (NBD) Nước biển dâng là sự dâng lên của mực nước của đại dương trên toàn cầu, trong đó không bao gồm triều cường, nước dâng do bão. Nước biển dâng tại một vị trí nào đó có thể cao hơn hoặc thấp hơn so với trung bình toàn cầu vì có sự khác nhau về nhiệt độ của đại dương và các yếu tố khác. [1] 5 - Kịch bản biến đổi khí hậu Là sự khác biệt giữa kịch bản khí hậu và khí hậu hiện tại. Do kịch bản biến đổi khí hậu xác định từ kịch bản khí hậu, nó bao hàm các giả định có cơ sở khoa học và tính tin cậy về sự tiến triển trong tương lai của các mối quan hệ kinh tế - xã hội, GDP, phát thải khí nhà kính, biến đổi khí hậu và mực nước biển dâng. [1] - Ứng phó với biến đổi khí hậu Là các hoạt động của con người nhằm thích ứng và giảm nhẹ BĐKH + Thích ứng với BĐKH: là sự điều chỉnh hệ thống tự nhiên hoặc hoạt động của con người đối với hoàn cảnh hoặc thay đổi nhằm mục đích giảm khả năng bị tổn thương do dao dộng và biến đổi khí hậu hiện hữu hoặc tiềm tàng và tận dụng cơ hội do nó mang lại. + Giảm nhẹ BĐKH: là các hoạt động nhằm giảm mức độ hoặc cường độ phát thải khí nhà kính. *Cấu trúc luận văn Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận và kiến nghị, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung chính của Luận văn được cấu trúc trong ba chương: - Chương 1. Thực trạng công tác chuẩn bị kỹ thuật ứng phó với biến đổi khí hậu tại đảo Quan Lạn – Huyện Vân Đồn – Tỉnh Quảng Ninh. - Chương 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn nghiên cứu các giải pháp chuẩn bị kỹ thuật nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu. - Chương 3. Đề xuất một số giải pháp chuẩn bị kỹ thuật nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu cho đảo Quan Lạn – Huyện Vân Đồn – Tỉnh Quảng Ninh. 6 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Chương 1. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC CHUẨN BỊ KỸ THUẬT ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẢO QUAN LẠN – HUYỆN VÂN ĐỒN – TỈNH QUẢNG NINH 1.1. Khái quát về toàn bộ khu vực đảo Quan Lạn 1.1.1. Vị trí địa lý - Đảo Quan Lạn thuộc quần đảo Vân Hải; trên đảo có 02 xã thuộc huyện Vân Đồn tỉnh Quảng Ninh, đó là xã Quan Lạn và xã Minh Châu. [22] - Vị trí đảo cụ thể như Hình 1.1 ta có thể thấy được vị trí của đảo như sau: + Phía Đông giáp biển Đông + Phía Tây giáp vịnh Bái Tử Long + Phía Nam giáp biển Đông và đảo Thượng Mai + Phía Bắc giáp sông Mang và xã Bầu Sen. Hình 1.1: Vị trí khu vực đảo Quan Lạn [13] 7 - Diện tích đảo Quan Lạn là 2400 ha, diện tích đất rừng chiếm 330ha. Được phân theo loại trung bình dựa trên kích thước đảo. Dân số toàn đảo khoảng 7000 người. [22] - Khu vực nghiên cứu có điều kiện thuận lợi về vị trí, thuận tiện về giao thông và mối quan hệ với các đô thị lớn trong vùng. Khu vực nghiên cứu được xác định với vai trò trung tâm kinh tế biển, đảo và trọng tâm là phát triển du lịch chất lượng cao. 1.1.2. Điều kiện tự nhiên a. Khí hậu Đảo Quan Lạn thuộc vùng khí hậu biển nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh chịu ảnh hưởng mạnh từ gió mùa Đông Bắc từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau và mùa hè nắng nóng từ tháng 5 tới tháng 8, tháng 4 và tháng 9 là thời kỳ chuyển tiếp với khí hậu ôn hòa. * Nhiệt độ - Nhiệt độ không khí thấp nhất : 6,8oC - Nhiệt độ không khí cao nhất : 39,6oC - Nhiệt độ không khí trung bình mùa hè : 29oC - Nhiệt độ không khí trung bình mùa đông : 12oC - Nhiệt độ không khí trung bình hàng năm : 23oC. [23] * Lượng mưa - Số ngày mưa trung bình trong năm khoảng : 114 ngày - Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng : 1245 mm - Lượng bốc hơi trung bình năm : 722mm/năm. [23] 8 * Độ ẩm - Số ngày có sương mù : 11,7 ngày/năm - Độ ẩm không khí thấp nhất : 80% - Độ ẩm không khí cao nhất : 88% - Độ ẩm không khí bình quân : 84,5%. [23] * Nắng - Tổng số giờ nắng trong năm : 1464,6 h/năm - Tổng lượng bức xạ hàng năm : 109,4 kcal/ha. [23] * Gió bão - Gió mùa Đông Nam thường bắt đầu từ tháng 05 đến tháng 10 mang theo nhiều hơi nước từ biển vào gây nên các trận mưa rào. Trong những tháng này, đôi khi có gió bão kèm theo mưa lớn gây ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống và sản xuất. - Gió mùa Đông Bắc thường bắt đầu tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Thời tiết thời gian này thường lạnh và khô ở đầu mùa và ẩm ướt vào tháng 2 và 3; tháng 12 và tháng 1 đôi khi có sương mù, sương giá. - Tốc độ gió trung bình hàng tháng dao động từ 2.0 m/s đến 2.9 m/s - Tốc độ gió lớn nhất ghi nhận lên đến 34 m/s. [23] b. Địa chất thủy văn và địa chất công trình * Địa chất thủy văn - Mực nước mạch nông khoảng 5m - Chất lượng nước nhạt rất ít sắt và không có mùi tành - Mực nước mạch sâu từ 30-50m, thay đổi theo độ cao, địa hình 9 - Các giếng đào của dân cư trong vùng có biên độ dao động giữa các mùa thay đổi trong phạm vi từ 1,5 – 2,5m. [23] * Địa chất công trình - Địa tầng được khảo sát tại khu vực mỏ cát Vân Hải có mặt các trầm tích giới Paleozoi và Kainozoi. [23] Giới Paleozoi + Cát kết thạch anh màu xám đôi khi phớt tím + Cát kết dạng thạch anh Quavzit màu trắng phớt vàng + Cát thạch anh trắng nâu đỏ, bột kết, sét bột kết, sét kết. Giới Kainozoi + Trầm tích đệ tứ trên đảo Quan Lạn phân bố rộng rãi, trầm tích sớm – giữa lộ ra rất hạn hẹp + Trầm tích biển với diện tích nhỏ hẹp ở khu vực Cầu cảng + Trầm tích hỗn hợp biển đầm lầy, kiểu trầm tích này lộ ra ở xã Quan Lạn với diện tích không lớn + Trầm tích hỗn hợp biển, gió, biển đầm lầy, biển hiện đại.v.v.v - Qua nhiều nghiên cứu thành phần thạch học cho thấy địa chất ở đây tốt, độ chịu tải R ≥ 1,5 kg/cm2 ở các khu vực cồn cát và ven sườn núi; R < 1,5 kg/cm2 ở các khu vực đầm lầy bãi sú vẹt. [23] - Địa tầng khu vực khảo sát có thể chia thành những lớp sau: + Lớp 1: Đất đắp, đất thổ nhưỡng, đất phủ + Lớp 2: Sét pha xen kẹp cát, lẫn hữu cơ, màu xám ghi, xám đen, dẻo chảy – chảy.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan