Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luật Giá vàng ở việt nam năm 2012 thực trạng, nguyên nhân và những giải pháp của chín...

Tài liệu Giá vàng ở việt nam năm 2012 thực trạng, nguyên nhân và những giải pháp của chính phủ đối với thị trường này

.DOC
10
103
54

Mô tả:

MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 NỘI DUNG 1 I.Cơ sở lí luận 1 1.Cầu 1 2.Cung 1 II. Thị trường vàng ở Việt Nam năm 2012 2 1.Thực trạng 2 2.Nguyên nhân 4 3.Giải pháp của Chính phủ 5 KẾT LUẬN 7 Danh mục tài liệu tham khảo 8 MỞ ĐẦU Năm 2012, là một năm mà giá cả ở thị trường Việt Nam có sự biến đổi khá lớn: từ những sản phẩm tiêu dùng hàng ngày cho đến những sản phẩm mang tính trọng yếu của nền kinh tế như xăng, điện, gas…Đặc biệt, sự biến đổi thất thường của giá vàng khiến thị trường này trở thành mối quan tâm hàng đầu của nhiều nhà đầu tư và nhiều người dân. Để thấy rõ hơn về thị trường vàng và đưa ra các biện pháp phát triển và ổn định cho thị trường này góp phần vào mục tiêu tăng trưởng kinh tế của đất nước, em đã lựa chọn đề tài “ Giá vàng ở Việt Nam năm 2012: thực trạng, nguyên nhân và những giải pháp của Chính Phủ đối với thị trường này” NỘI DUNG I, Cơ sở lí luận 1, Cầu 1.1. Khái niệm Cầu biểu thị những lượng hàng hóa hay dịch vụ mà người mua có khả năng và sẵn sàng mua ở các mức giá khác nhau trong một khoảng thời gian nhất định(với các yếu tố khác không đổi) Lượng cầu là lượng hàng hóa hay dịc vụ mà người mua có khả năng và sẵn sàng mua ở một mức giá cụ thể trong một khoảng thời gian nhất định. 1.2 Quan hệ giữa giá cả của hàng hóa và lượng cầu Giá và lượng cầu có mối quan hệ nghịch với điều kiện các yếu tố khác giữ nguyên. Khi giá của một mặt hàng nào đó giảm xuống thì người tiêu dùng sẽ sẵn sàng và có khả năng mua nhiều đơn vị của một hàng hóa hơn, đồng thời những người mới sẽ sẵn sàng gia nhập thị trường. Còn trong trường hợp giá của hàng hóa tăng lên thì ngược lại. 2.Cung 1.1 Khái niệm Cung biểu thị những lượng hàng hóa hay dịch vụ mà người bán có khả năng và sẵn sàng bán ở các múc giá khác nhau trong một khoảng thời gian nhất định ( với các yếu tố khác không đổi). Lượng cung là lượng hàng hóa hay dịch vụ mà người bán có khả năng và sẵn sàng bán tại một mức giá cụ thể trong một khoảng thời gian nhất định. 1 2.2 Mối quan hệ giữa giá và lượng cung Giá cả và lượng cung có mối quan hệ thuận với các yếu tố khác không đổi, lượng cung về hàng hóa có khuynh hướng tăng khi giá của hàng hóa tăng lên. II. Thị trường vàng ở Việt Nam năm 2012 1. Thực trạng Hình 1: Biểu đồ thể hiện giá vàng biến động trong 5 năm từ 2008 - 2012 Nhìn vào biểu đồ trên ta thấy, giá vàng liên tục tăng qua các năm từ 2008 – 2012 trong đó năm 2012 giá vàng có sự tăng giảm thất thường. So với giá vàng năm 2011, giá vàng năm 2012 cao vượt trội thể hiện như sau: Chốt ngày làm việc cuối năm, giá vàng SJC bán ra ở mức 46,3 triệu đồng/lượng, tăng 4,5 triệu đồng/lượng (tăng 10,7%) so với cuối năm trước, thấp hơn mức tăng 5,6 triệu đồng/lượng của năm 2011. Trong năm, giá vàng tăng vào đợt Tết âm lịch và giảm dần sau Tết, đến quý III lại bất mạnh (riêng quý này, giá vàng tăng gần 5,5 triệu đồng/lượng). 2 Tầm quý II, giá vàng chỉ dao động quanh 41 đến 42 triệu đồng/lượng và xuống mức thấp nhất 40,98 triệu đồng/lượng vào ngày 16/5/2012 khi nỗi lo về nợ công tại Hy Lạp làm khủng hoảng nợ công khu vực châu Âu thêm trầm trọng. Song, với giá vàng thế giới tăng, giá vàng trong nước bật mạnh lên 48,18 triệu đồng/lượng – mức đỉnh trong năm vào ngày 05/10/2012 khi giá vàng lên sát 1.800 USD/oz nhờ thông tin sáng sủa từ nên kinh tế châu Âu và Mỹ. Hình 2: Giá vàng 4 tháng cuối năm 2012 và đầu năm 2013. Nguồn: SJC Trong thời gian giá vàng lên cao nhất hơn 1 năm, người dân đã tranh thu đem vàng đi bán chốt lời khiến các công ty vàng lớn như SJC, Phú Quý phải làm giấy hẹn thanh toán cho khách hàng. Các cửa hàng vàng của Bảo Tín Minh Châu, DOJI cũng không nhận mua lại vàng của các thương hiệu khác. 3 Giá vàng trong nước năm 2012 tăng theo xi hướng giá vàng thế giới. Năm 2012, giá vàng thế giới đánh dấu năm thứ 12 tăng liên tiếp. Đến ngày 29/12, giá vàng giao ngay chốt ở 1.656,3 USD/oz, tăng gần 90 USD/oz (tăng 5,7%) so với cuối năm trước. Tuy nhiên, mức chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới lên mức kỷ lục khoảng 5 triệu đồng/lượng, cao hơn mức hợp lý 400 nghìn đồng/lượng được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình đưa ra. Tuy nhiên, Thống đốc cho biết, hiện Ngân hàng Nhà nước chưa đặt mục tiêu kéo giảm mức chênh lệch này do tỷ giá và giá vàng ổn định. Về toàn cảnh thị trường trong nước năm 2012, dấu ấn quan trọng nhất là việc Chính phủ ban hành Nghị định 24 về quản lý hoạt động kinh doanh vàng và thông tư hướng dẫn thi hành nghị định này, có hiệu lực từ 25/5/2012. Như vậy, hoạt động kinh doanh vàng miếng chính thức bị lập lại khuôn khổ. 2.Nguyên nhân Bước sang năm 2012, tuy chưa lập lại kỷ lục 49 triệu đồng/lượng của năm 2011, song giá vàng trong nước vẫn tiếp tục tăng đều đặn cùng với giá vàng thế giới. Điều đáng nói là, chưa năm nào, giá vàng trong nước lại liên tục kéo dài chênh lệch với giá vàng thế giới ở mức 3 triệu đồng/lượng như năm 2012. Cùng với giá vàng thế giới, giá vàng trong nước đột ngột tăng mạnh vào tháng 9 năm 2012. Theo chiến lược gia cao cấp của Euro Pacific Capital, John Browne, có 5 nguyên nhân chính dẫn tới sự tăng giá vàng thế giới đột ngột bao gồm: lạm phát, đồng USD mất giá, bất ổn chính trị, các chính sách nới lỏng tiền tệ và hoạt động mua vàng của các ngân hàng trung ương. Đối với giá vàng trong nước, năm 2012 có những biến động là do: Thứ nhất, giá vàng thế giới liên tục biến động theo chiều hướng tăng cao đã làm tăng tình trạng đầu cơ, tích trữ vàng của người dân và doanh nghiệp. 4 Thứ hai, tình hình kinh tế vĩ mô chưa ổn định, lạm phát cao đã làm cho niềm tin của người dân vào giá trị đồng ViệtNam giảm sút, tâm lý mua, nắm giữ vàng gia tăng. Thứ ba, việc vàng miếng SJC chiếm thị phần lớn (trên 90%) cũng tạo lợi thế độc quyền tự nhiên, dẫn đến mỗi khi giá vàng biến động, tình trạng khan hiếm vàng SJC làm cho thị trường biến động mạnh hơn. Thứ tư, do sự thiếu thống nhất trong các quy định về chức năng quản lý Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh vàng. Thứ năm, do những bất cập trong quy định tại Nghị định 174 được ban hành từ năm 1999 về huy động và cho vay vốn bằng vàng.NHNN cho rằng, về cơ bản, các quy định của Nghị định 174 khá thông thoáng và không còn phù hợp với thực tế, từ đó đã gây nên những tác động tiêu cực tới thị trường. Thứ sáu, do những bất cập trong quy định về huy động và cho vay vốn bằng vàng. 3.Giải pháp của Chính phủ Theo Nghị định 174 của Chính phủ, Nhà nước sẽ độc quyền sản xuất vàng miếng, xuất khẩu vàng nguyên liệu và nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng miếng. Hoạt động mua, bán vàng miếng sẽ chỉ được thực hiện tại các tổ chức tín dụng và doanh nghiệp được ngân hàng nhà nước cấp giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng ( từ ngày 10/1/2013, sẽ chỉ có 31 đơn vị được cấp phép mới được mua bán vàng miếng). Bên cạnh đó, thương hiệu vàng SJC sẽ được chọn làm phương hiệu vàng quốc gia. sẽ xây dựng thương hiệu vàng Quốc gia. Ngân hàng Nhà nước sẽ thực hiện chuyển đổi vàng phi SJC sang vàng SJC. Ngân hàng Nhà nước đặt mục tiêu trong năm 2013 tiếp tục thực hiện xóa bỏ tình trạng vàng hóa nền kinh tế và quản lý chặt thị trường vàng để hạn chế đầu cơ, làm giá; giám sát chặt quá trình tất toán số dư huy động và cho vay vốn bằng vàng của các TCTD. Đồng thời, Ngân hàng Nhà nước sẽ đẩy nhanh tiến độ gia công vàng miếng SJC từ vàng miếng thương hiệu khác. Khi thị trường vàng miếng hoạt động tương đối 5 ổn định, Ngân hàng nhà nước sẽ tham gia với vai trò là người kiến tạo và mua bán cuối cùng trên thị trường vàng miếng. Tuy nhiên, chỉ có giải pháp tình thế là chưa đủ mà cần thực hiện đồng bộ các giải pháp khác như: Thứ nhất, cần tiến tới việc liên thông giữa thị trường vàng trong nước và thị trường vàng thế giới. Trong nền kinh tế thị trường, mở cửa, hội nhập, “bình thông nhau” là cơ chế phù hợp. Nhà nước chủ yếu quản lý thông qua chính sách thuế, bán ngoại tệ, kiểm tra, thanh tra, can thiệp khi cần thiết; nếu Nhà nước quản lý trực tiếp sẽ vừa không xuể, vừa tốn kém, vừa dễ phát sinh méo mó, dễ sơ hở cho các kẻ đầu, lợi ích nhóm. Thứ hai, Ngân hàng Nhà nước cần tăng tỷ trọng vàng trong tổng dự trữ ngoại hối để có sẵn nguồn lực can thiệp thị trường khi giá vàng trong nước cao hơn giá vang thế giới, khi có những cơn sốt giá. Những nước có dự trữ ngoại hối lơn cũng có những tỷ trọng vàng đáng kể và mua vào/bán ra cũng là hình thức kinh doanh sinh lời đối với lượng dự trữ này. Thứ ba, can thiệp (cả về vật chất, cả về thông tin, cả về kiểm tra thanh tra những đơn vị được giao…) cần làm kịp thời, tránh để đến hàng tháng mới có động thái như vừa qua là quá chậm. Thứ tư, người dân cần bình tĩnh, tránh chạy theo đám động, lao vào mua ngay cả khi giá vàng trong nước còn cao hơn nhiều so với giá thế giới, dễ bị thiệt thòi lớn như đã từng xảy ra trong các cơn sốt trước. Thứ năm, một biện pháp rất quan trọng là kiên trì, nhất quán thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát ổn định tâm lý, ổn định lòng tin, tránh lấy vàng làm hầm trú ẩn. Thứ sáu, cần cẩn thận trong việc điều hành tỷ giá, bởi tỷ giá tăng nhanh sẽ làm cho giá vàng ở trong nước tính bằng VND sẽ tăng kép (vừa tăng do giá tính bằng USD tăng, vừa tăng do tỷ giá tăng). 6 KẾT LUẬN Năm 2012, tuy giá vàng không có sự tăng đột biến như năm 2011, nhưng những biến động lên xuống cùng với giá vàng thế giới đã tác động không nhỏ đến nền kinh tế trong nước. Hiện nay, với một số biện pháp khá tích cực mà Nhà nước đang thực hiện, giá vàng trong nước đã có phần hạ nhiệt và ổn định hơn. Tuy nhiên, với cơ chế điều hành thị trường vàng hiện tại, vẫn còn khá nhiều bất cập cần giải quyết, nếu muốn bình ổn thị trường vàng trong nước về lâu về dài. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Giáo trình Kinh Tế Học Đại Cương, NxbCông An Nhân Dân, Hà Nội - 2002 2. Giá vàng tăng 4,5 triệu đồng/lượng năm 2012 < http://vtc.vn/1-361299/kinhte/gia-vang-tang-45-trieu-dongluong-nam-2012.htm> 3. Thực trạng giá vàng trong nước 7 < http://www.sic.vn/index.php/vi/component/content/article/97-hang-hoa/2093thuc-trang-vang-trong-nuoc.html> 4. Bất thường giá vàng < http://www.baomoi.com/Bat-thuong-gia-vang/126/9490189.epi> 8 9
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan