Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giá trị sử dụng của câu đặc biệt trong tiểu thuyết quê nội và tảng sáng của võ q...

Tài liệu Giá trị sử dụng của câu đặc biệt trong tiểu thuyết quê nội và tảng sáng của võ quảng

.PDF
88
121
118

Mô tả:

Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2 LỜI CẢM ƠN ! Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc của mình tới cô giáo hướng dẫn Th.S-GVC Lê Kim Nhung người đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn để em hoàn thành khóa luận này. Tôi xin chân thành cảm ơn tới các thầy cô trong tổ ngôn ngữ khoa Giáo dục Tiểu học, trường Sư phạm Hà Nội 2 và các bạn sinh viên trong nhóm khóa luận đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi để khóa luận của tôi được hoàn thành. Mặc dù đã có những cố gắng nhất định, song khóa luận vẫn không tránh khỏi thiếu sót. Tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô và các bạn. Xin chân thành cảm ơn ! Hà Nội, ngày 05 tháng 05 năm 2012 Sinh viên Nguyễn Thu Thảo Nguyễn Thu Thảo 1 Lớp: K34B - GDTH Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2 BẢN CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài “Giá trị sử dụng của câu đặc biệt trong tiểu thuyết “Quê nội” và “Tảng sáng” của Võ Quảng” là một đề tài do chính tôi thực hiện, không có sự trùng lập với bất kì đề tài của tác giả khác. Nếu sai tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm. Hà Nội, ngày 5 tháng 5 năm 2012 Sinh viên Nguyễn Thu Thảo Nguyễn Thu Thảo 2 Lớp: K34B - GDTH Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2 MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài ..................................................................................... 6 2. Lịch sử vấn đề ........................................................................................ 7 3. Mục đích nghiên cứu ............................................................................ 14 4. Nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................................... 15 5. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ............................................................ 15 6. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 15 7. Bố cục của đề tài .................................................................................. 16 NỘI DUNG CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT........................................................... 17 1.1. Khái quát chung về câu ....................................................................... 17 1.1.1. Khái niệm câu ............................................................................. 17 1.1.2. Đặc điểm của câu........................................................................ 17 1.1.3. Phân loại câu .............................................................................. 18 1.2. Câu đơn đặc biệt .................................................................................. 19 1.2.1. Khái niệm ................................................................................... 19 1.2.2. Đặc điểm của câu đơn đặc biệt.................................................... 19 1.2.3. Cấu tạo của câu đơn đặc biệt....................................................... 19 1.2.4. Phân loại câu đơn đặc biệt .......................................................... 20 1.3. Phân biệt câu đơn đặc biệt với câu tỉnh lược ..................................... 23 1.4. Tác giả Võ Quảng và đôi nét về hai tiểu thuyết “Quê nội” và “Tảng sáng”.................................................................................................... 25 1.4.1. Tác giả Võ Quảng ....................................................................... 25 1.4.2. Đôi nét về hai tiểu thuyết Quê nội và Tảng sáng ........................ 27 CHƯƠNG 2. KẾT QUẢ KHẢO SÁT, THỐNG KÊ, PHÂN LOẠI ........ 30 2.1. Kết quả khảo sát, thống kê, phân loại ............................................... 30 Nguyễn Thu Thảo 3 Lớp: K34B - GDTH Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2 2.1.1 Câu đặc biệt danh từ .................................................................... 30 2.1.2. Câu đặc biệt động từ ................................................................... 32 2.1.3. Câu đặc biệt tính từ ..................................................................... 34 2.1.4. Câu đặc biệt thán từ .................................................................... 35 2.2. Bảng thống kê các kiểu câu đặc biệt đã khảo sát trong các tác phẩm của Võ Quảng ..................................................................................... 36 2.3. Nhận xét sơ bộ kết quả khảo sát, thống kê, phân loại. ...................... 36 CHƯƠNG 3. GIÁ TRỊ SỬ DỤNG CỦA CÂU ĐẶC BIỆT TRONG TIỂU THUYẾT “QUÊ NỘI” VÀ “TẢNG SÁNG”CỦA VÕ QUẢNG ... 38 3.1. Câu đặc biệt danh từ ........................................................................... 38 3.1.1. Câu đặc biệt danh từ với vai trò làm nhan đề tác phẩm ............... 38 3.1.2. Câu đặc biệt danh từ biểu thị thời gian ........................................ 41 3.1.3. Câu đặc biệt danh từ biểu thị không gian .................................... 42 3.1.4. Câu đặc biệt danh từ có chức năng dùng làm câu chửi ................ 43 3.1.5. Câu đặc biệt danh từ có tác dụng nêu sự vật hiện tượng.............. 46 3.1.6. Câu đặc biệt danh từ với chức năng làm câu gọi, thưa gửi .......... 50 3.2. Câu đặc biệt động từ ........................................................................... 57 3.2.1. Câu đặc biệt động từ diễn tả các hành động diễn ra liên tiếp theo một trình tự thời gian .................................................................. 57 3.2.2. Câu đặc biệt động từ miêu tả trạng thái tồn tại chủ động của sự vật, hiện tượng .................................................................................. 59 3.2.3. Câu đặc biệt động từ có chức năng là câu giới thiệu nhân vật ..... 61 3.2.4. Câu đặc biệt động từ có tác dụng là câu gợi tình huống truyện ... 63 3.2.5. Câu đặc biệt động từ có tác dụng biểu thị không gian ................. 65 3.2.6. Câu đặc biệt động từ miêu tả sự tồn tại của sự vật hiện tượng..... 65 3.2.7. Câu đặc biệt động từ có tác dụng gợi tả âm thanh ....................... 68 3.3. Câu đặc biệt tính từ ............................................................................. 70 Nguyễn Thu Thảo 4 Lớp: K34B - GDTH Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2 3.3.1. Câu đặc biệt tính từ dùng để miêu tả trạng thái, tính chất của sự vật, hiện tượng...................................................................................... 70 3.3.2. Câu đặc biệt dùng làm câu nhận xét, đánh giá ............................ 72 3.4. Câu đặc biệt thán từ ............................................................................ 78 3.4.1. Câu đặc biệt thán từ với chức năng thể hiện niềm vui ................ 78 3.4.2. Câu đặc biệt thán từ với chức năng thể hiện sự thán phục ........... 80 3.4.3. Câu đặc biệt thán từ thể hiện sự ngạc nhiên ................................ 81 3.4.4. Câu đặc biệt thể hiện sự cảm thương .......................................... 83 KẾT LUẬN ................................................................................................. 85 TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 87 Nguyễn Thu Thảo 5 Lớp: K34B - GDTH Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Câu là đơn vị ngữ pháp cơ bản của tiếng Việt, là đơn vị có nội dung trọn vẹn để thực hiện chức năng giao tiếp. Câu cũng là thành tố cơ sở để tạo thành văn bản. Trong thực tế sử dụng, nhất là trong các văn bản văn chương, câu được sử dụng một cách đa dạng và linh hoạt tùy thuộc vào sự sáng tạo của người dùng. Sự sáng tạo này đôi khi vượt qua những qui định về câu, tạo nên sự đa dạng cho câu tiếng Việt và những hiệu ứng nghệ thuật đặc biệt cho các tác phẩm văn học. Câu đặc biệt cũng là một loại câu như vậy. Do đó, nghiên cứu về câu đặc biệt nói riêng và câu tiếng Việt nói chung sẽ giúp chúng ta có điều kiện nắm vững được quy luật sử dụng và củng cố lại những kiến thức cơ bản về câu. Đồng thời thông qua đó, chúng ta có thể bồi dưỡng về khả năng cảm thụ cái hay cái đẹp trong các tác phẩm văn học từ góc nhìn ngôn ngữ. Qua đó góp phần khẳng định nét đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm văn học và phong cách nghệ thuật độc đáo của mỗi tác gia văn học. 1.2. Khác với những cây đa cổ thụ trong làng văn học viết cho thiếu nhi như Tô Hoài, Nguyễn Huy Tưởng, Phạm Hổ... bởi các nhà văn, nhà thơ này còn sáng tác cho nhiều đối tượng độc giả ở mọi lứa tuổi khác, với nhà văn Nguyễn Thu Thảo 6 Lớp: K34B - GDTH Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2 Võ Quảng toàn bộ tác phẩm của ông đều cho một lứa tuổi duy nhất: thiếu niên - nhi đồng. Làm được công việc như ông quả có một không hai trong nền văn học hiện đại Việt Nam. Suốt con đường dằng dặc hơn nửa thế kỷ, nhà văn đã chứng minh đúng cái điều mà ông hằng tâm nguyện: "Viết cho thiếu nhi là tình yêu và lẽ sống của tôi". Và tác giả Võ Quảng đã có rất nhiều cống hiến cho nền văn học nước nhà và đặc biệt là văn học thiếu nhi. Bên cạnh đó, nhiều các tác phẩm của ông đã được chọn lọc và đưa vào giảng dạy trong trường học. Do đó, chúng tôi hi vọng việc nghiên cứu về các tác phẩm của ông nói chung và nghệ thuật sử dụng câu đặc biệt của ông nói riêng sẽ tôn vinh thêm tài năng và sự cống hiến của ông đối với nền văn học thiếu nhi. 1.3. Việc tìm hiểu hiệu quả nghệ thuật của câu đặc biệt trong truyện ngắn của Võ Quảng có ý nghĩa rất lớn đối với chúng tôi trong việc học tập, trau dồi kiến thức văn học khi còn là sinh viên ngồi trên ghế nhà trường. Đồng thời nó còn có ý nghĩa thiết thực bổ ích trong việc giảng dạy của một giáo viên trong tương lai. Từ những lí do trên, tôi quyết định lựa chọn nghiên cứu đề tài “Giá trị sử dụng của câu đặc biệt trong tiểu thuyết “Quê nội” và “Tảng sáng” của Võ Quảng”. 2. Lịch sử vấn đề 2.1. Việc nghiên cứu về câu đơn đặc biệt trong các giáo trình Đại học 2.1.1. Trong lĩnh vực nghiên cứu ngữ pháp tiếng Việt, câu đặc biệt không phải là một loại câu hoàn toàn mới được phát hiện mà nó là một vấn đề đã có lịch sử nghiên cứu lâu dài. Câu đặc biệt và các vấn đề có liên quan đã từng được đề cập tới trong nhiều đề tài. Mỗi đề tài lại khai thác những khía cạnh và những góc độ khác nhau. Dưới đây là một vài ý kiến bàn luận về câu đơn đặc biệt trong tiếng Việt. Nguyễn Thu Thảo 7 Lớp: K34B - GDTH Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2 Trước hết trong cuốn “Ngữ pháp Tiếng Việt” của UBKHXH, các tác giả quan niệm: “Câu đơn đặc biệt là loại câu bao gồm một nòng cốt đơn đặc biệt, tức nòng cốt đơn một thành phần” Ở đây, các tác giả đã nêu khái quát về câu đơn đặc biệt cùng các trường hợp sử dụng loại câu này nhưng các tác giả chưa chú ý đề cập đến cách cấu tạo và việc phân loại câu đơn đặc biệt. Trong cuốn “Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt”, các tác giả Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghệu, Hoàng Trọng Phiến đã đưa ra quan niệm khá đầy đủ về câu đơn đặc biệt: “Câu đơn đặc biệt là một kiến trúc kín tự thân, chỉ chứa một trung tâm cú pháp chính (có thể thêm thành phần phụ của câu) không chứa hay không hàm ẩn một trung tâm cú pháp thứ hai có quan hệ qua lại như chủ ngữ với vị ngữ.” Đồng thời các tác giả này đã đưa ra cấu tạo, phân loại và ý nghĩa của câu đơn đặc biệt: “Câu đơn đặc biệt có ý nghĩa khái quát là ý nghĩa tồn tại. Nội dung tồn tại của ý nghĩa ngữ pháp này là một trong những đặc trưng làm cho câu đặc biệt khác so với một bộ phận của câu bị tách ra thành một biến thể dưới bậc của câu (hay một ngữ trực thuộc)”. Trong cuốn “Cơ sở tiếng Việt”, ba tác giả Hữu Đạt, Trần Trí Dõi, Đào Thanh Xuân lại có quan niệm về câu đặc biệt như sau: “Câu đặc biệt là loại câu không có cấu trúc Đề -Thuyết làm nòng cốt”. Các tác giả đã nêu ra cấu tạo và cách sử dụng câu đơn đặc biệt nói chung. Câu đặc biệt nói lên sự tồn tại của sự vật hiện tượng. Câu đặc biệt xác định thời gian hay phát biểu một lời ca ngợi, gọi đáp, chửi mắng … Câu đặc biệt dùng làm nhan đề sách báo, quảng cáo. Tác giả Diệp Quang Ban trong cuốn “Một số vấn đề về câu tồn tại trong Tiếng Việt” đã đi sâu nghiên cứu một dạng của câu đặc biệt đó là loại câu đặc biệt vị từ với ý nghĩa tồn tại và cách phân loại câu đặc biệt vị từ thành Nguyễn Thu Thảo 8 Lớp: K34B - GDTH Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2 các loại câu tương ứng với ý nghĩa khái quát của nó là câu tồn tại đích thực (câu khái quát và câu tồn tại) và câu tồn tại không đích thực (câu đơn vị và câu hiện diện) Tác giả Diệp Quang Ban đã đi sâu nghiên cứu về loại câu này với khuôn hình, điều kiện hình thành câu đặc biệt vị từ từ cụ thể để khái quát nên những dạng tiêu biểu của câu đơn đặc biệt. Nhưng tác giả chỉ đi sâu nghiên cứu loại câu đơn đặc biệt vị từ mà chưa chú ý đến loại câu đơn đặc biệt danh từ. Trong cuốn “Câu tiếng Việt và nội dung dạy-học câu ở trường phổ thông”, tác giả Nguyễn Thị Thìn đã nêu ra quan niệm về câu đơn đặc biệt cùng với cách phân loại chúng dựa vào hình thức và nội dung biểu hiện. Ở đây, ngoài hai dạng câu đơn đặc biệt lớn và tiêu biểu là câu đơn đặc biệt cùng với cách phân loại chúng dựa vào hình thức và nội dung biểu hiện, tác giả đã giới thiệu một số dạng biến thể có sự xuất hiện của câu đặc biệt. Trong cuốn “Câu trong tiếng Việt” do Cao Xuân Hạo chủ biên, các tác giả quan niệm câu đơn đặc biệt là loại câu không có cấu trúc Đề-Thuyết và được chia thành bốn loại câu tương ứng với ý nghĩa biểu hiện của nó là câu đơn đặc biệt cảm thán, câu đặc biệt gọi đáp, câu đặc biệt gọi tên, câu đặc biệt tượng thanh. Trong cuốn “Ngữ pháp tiếng Việt”, tác giả Diệp Quang Ban đã nêu định nghĩa về câu đặc biệt: “Câu đặc biệt là một kiến trúc có một trung tâm cú pháp chính (có thể thêm trung tâm cú pháp phụ) không chứa hay không hàm ẩn một trung tâm cú pháp thứ hai có quan hệ với nó như là một quan hệ giữa chủ ngữ và vị ngữ.” Tác giả đã nêu cách phân biệt giữa câu đặc biệt với câu đơn hai thành phần và loại câu dưới bậc (câu đơn hai thành phần vắng chủ ngữ hay vắng vị Nguyễn Thu Thảo 9 Lớp: K34B - GDTH Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2 ngữ). Diệp Quang Ban còn nêu ý nghĩa khái quát cùng các trường hợp sử dụng, các khuôn hình của câu đơn đặc biệt. Như vậy, việc nghiên cứu câu đặc biệt ở góc độ lí thuyết đã được rất nhiều tác giả quan tâm.Các tác giả đã nêu khái niệm, phân loại, một số hiệu quả biểu đạt ở dạng khái quát,… Tuy nhiên việc phân loại còn chưa nhất quá, gây khó khăn cho người học. Bên cạnh đó, việc nghiên cứu hiệu quả của câu đặc biệt mới chỉ dừng lại ở việc nhận xét và minh họa, chưa được phát triển một cách hệ thống và đầy đủ. 2.2. Việc nghiên cứu về các tác phẩm của Võ Quảng Nhìn một cách khái quát, có thể thấy rằng, từ khi tác phẩm đầu tay (tập thơ Gà mái hoa) ra đời năm 1957 cho đến suốt hơn bốn mươi năm cầm bút, Võ Quảng là một trong những nhà văn hiếm hoi ở nước ta chuyên viết và viết thành công những tác phẩm văn học cho thiếu nhi nên rất được các đồng nghiệp và giới nghiên cứu, phê bình quan tâm. Ngay từ năm 1983, NxbKim Đồng trong tập sách Bàn về văn học thiếu nhi bao gồm bài viết của nhiều tác giả, sau phần I: Thơ viết cho các em, công trình đã dành hẳn phần II, với 18 bài viết về Tác phẩm của Võ Quảng, với sự đóng góp của nhiều nhà văn, nhà nghiên cứu phê bình. Tiêu biểu như: Nguyễn Kiên với Một tấm lòng vì tuổi thơ, Vân Hồng với Võ Quảng và tiểu thuyết “Quê nội - Tảng sáng”, Đoàn Giỏi với Tác phẩm và con người Võ Quảng, Vài cảm nghĩ khi đọc thơ Võ Quảng của Phạm Hổ, Vũ Tú Nam với Tài năng miêu tả của Võ Quảng, Vân Thanh khẳng định Vị trí Võ Quảng và văn học thiếu nhi, Phạm Hoàng Gia với “Quê nội” và mấy đặc trưng tâm lý thiếu nhi, Võ Quảng với “Quê nội” của Xuân Tùng, Phong Thu với Một thời niên thiếu trong văn Võ Quảng, Vũ Ngọc Bình với Vài cảm nghĩ về văn Nguyễn Thu Thảo 10 Lớp: K34B - GDTH Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2 thơ Võ Quảng, và Phong Lê Đi vào thế giới thu nhỏ trong “Quê nội” và “Tảng sáng” của Võ Quảng… Đặc biệt, công trình Võ Quảng - con người, tác phẩm, do bà Phương Thảo (người vợ hiền của Võ Quảng, đồng thời cũng là một nhà nghiên cứu, dịch thuật văn học) biên soạn, NxbĐà Nẵng ấn hành tháng 3 năm 2008, đã tập hợp khá đầy đủ các bài viết giúp người đọc hình dung về cuộc đời và sự nghiệp của Võ Quảng. Dưới đây là một số ý kiến của một số tác giả về Võ Quảng qua bộ tiểu thuyết Quê nội và Tảng Sáng: - Nhà văn Nguyễn Kiên trong Một tấm lòng vì tuổi thơ (1983) dường như đã phát hiện ra nét nổi bật của ngòi bút Võ Quảng: "Chúng ta có một Võ Quảng thơ và một Võ Quảng văn xuôi, và thường trên những trang sách hay nhất của anh, cái chất thơ và chất văn xuôi của Võ Quảng dẫn nhập vào nhau, hỗ trợ cho nhau, tạo nên một vẻ đẹp riêng Võ Quảng''. - Giáo sư Phong Lê đã có lần viết về Võ Quảng: "Đường đời của ông rất có thể chuyển theo một hướng khác với nghiệp viết, và như vậy xem ra là thuận, là hợp lẽ với số đông người. Thế nhưng rồi ông đã chọn nghề viết. Ấy là điều xem ra không bình thường. Lại viết cho thiếu nhi khi chớm vào tuổi 40 (chính xác là năm ông 35 tuổi - NNT), trong bối cảnh một nền văn học cho thiếu nhi còn trong buổi đầu thanh vắng. Ấy là một chuyện càng không bình thường nữa". Với sự "trái chứng" và "ngược đời" kia của Võ Quảng, xem ra có thể gọi ông là "ông Bụt" hiện ra tạo dựng một thiên đường cho lớp lớp thế hệ thiếu nhi cũng không phải là quá lời. Viết cho thiếu nhi - nhi đồng là công việc khổ ải tự vượt qua những ham muốn thường nghiệm, kể cả nhu cầu bản năng thường thấy trong trái tim nhạy cảm của một nghệ sĩ trước bao la cuộc đời. Nếu không yêu trẻ thơ bằng một tình yêu nguyên vẹn dốc hết ruột gan thì sẽ khó có được những thành công viên mãn như ông.” Và khi đi Vào thế giới Nguyễn Thu Thảo 11 Lớp: K34B - GDTH Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2 thu nhỏ trong “Quê nội” và “Tảng sáng” của Võ Quảng, ông nhận ra “Một giọng điệu trầm buồn, và đôi khi như có gì hiu hắt nữa, cứ bám riết, và hằn in lên nửa cuộc đời của số không ít nhân vật truyện, nơi phía bên kia bóng tối chế độ cũ, mà bản lề là Cách mạng Tháng Tám 1945. Và từ đó mà tỏa rộng và loang dần ra một niềm vui, một sự bâng khuâng và đôi khi như rạo rực của một cuộc đổi đời đã diễn ra từ mùa thu năm ấy”. Sau đó, liên tiếp trong ba bài viết: Võ Quảng - Tuổi 80 (năm 2000), Võ Quảng cả một đời văn cho thiếu nhi (năm 2005) và Nhà văn Võ Quảng (năm 2007), giáo sư Phong Lê không chỉ khắc họa chân dung, không chỉ nhìn lại quá trình và thành tựu đóng góp của nhà văn Võ Quảng cho mảng sáng tác văn học thiếu nhi nói chung mà ông còn phát hiện thêm những nét đặc sắc của hình tượng hai nhân vật Cục và Cù Lao. Là người của Hòa Phước, nhưng cả hai vẫn có sự sống riêng, vẫn có sức lan tỏa của những nhân vật điển hình. Từ đó, cũng như nhiều người khác, giáo sư Phong Lê đã khẳng định đó là “một bộ truyện nổi tiếng” vì với Quê nội và Tảng sáng, Võ Quảng “đã bổ sung thêm vào danh mục bảo tàng văn chương hiện đại một cái tên riêng là Hòa Phước…" - Dương Trọng Đạt đề cập đến Chất thơ trong "Quê nội”. Qua nét bút của Võ Quảng cảnh sắc của một vùng quê, tưởng như không có gì khác thường, nhưng đằng sau những màu sắc, âm thanh, đường nét… cái làm nên chất thơ chính là sợi chỉ đỏ xuyên suốt của tình yêu đằm thắm sâu thẳm đến nồng cháy mà nhà văn đã dành cho quê hương mình qua từng trang viết. - Nhà văn Tô Hoài viết: "Một nhà thơ dùng lối tiểu thuyết viết lại những kỷ niệm đối với quê hương. Trong văn học Việt Nam chúng ta đã được đọc những tác phẩm hay như Chiếc cánh xanh của Lưu Trọng Lư, Phấn thông vàng của Xuân Diệu. Nhưng Quê nội của nhà thơ Võ Quảng có vẻ đẹp cao rộng hơn". Nguyễn Thu Thảo 12 Lớp: K34B - GDTH Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2 - Theo nhà văn Trần Thanh Địch thì: "Đến “Quê nội”,” Tảng sáng” cương vị một nhà văn có tài năng của anh đã rõ rệt... truyện như một mùi hương ngâu mê say có sức hấp dẫn và quyến rũ lạ lùng". Nhà văn Hoàng Tiến đã có hẳn một bài viết đặc sắc về thanh nhạc trong văn xuôi Võ Quảng mà cụ thể là nhạc văn trong hai cuốn truyện Quê nội và Tảng sáng. Nhà văn Alice Kahn người dịch Quê nội sang tiếng Pháp đã viết: "Khi giới thiệu quyển truyện “Quê nội” người ta bảo tôi: Đây là một loại “Tom Sawyer” của Việt Nam. Đã từ lâu tôi rất thích quyển sách “Tom Sawyer” với nhân vật Hucklebery Finn. Nhưng sau khi làm quen với tác phẩm của Võ Quảng, tôi cảm thấy mình còn thích các nhân vật Cục và Cù Lao hơn". Ai cũng biết Tom Sawyer là kiệt tác của nhà văn Mỹ Măc Tuên. Như vậy thật vinh dự biết bao cho văn học Việt Nam khi nhà văn Pháp A. Kahn thông qua so sánh đã đặt Quê nội lên tầm kiệt tác. - Vương Trí Nhàn nhận ra Chất hài hước trong sáng tác văn xuôi của Võ Quảng gắn liền với hai nhân vật chính trong Quê nội và Tảng sáng là Cục và Cù Lao và tập thể các bạn nhỏ tuổi ở Hòa Phước; - Ngô Thảo Thêm một ý nhỏ về văn anh Võ Quảng đã khẳng định những nét đặc sắc của tác phẩm Quê nội, và chỉ có thêm chút ý kiến mà tác giả bài viết chân thành bộc lộ với tác giả, ấy là: "các bạn trẻ của anh - mà hình như anh không chú ý phê bình đúng mức - ít tình cảm cha mẹ quá". - Đi sâu hơn vào thế giới nghệ thuật, nhà văn Vũ Tú Nam nhận xét văn miêu tả của Võ Quảng gọn, động, rất gần với thơ. Nhà văn Hoàng Tiến và Lã Thị Bắc Lý đã nhắc đến "Tính nhạc trong văn xuôi" khi nói về Quê nội và Tảng sáng: "Văn xuôi của Võ Quảng rất giàu nhạc điệu. Đọc văn của ông, ta thấy chất thơ trong từng câu, từng chữ". Bạch Thế Mai trong cuốn Văn nghệ sĩ Liên khu V - Lý tưởng nhân cách sáng tạo (2009) đã kết luận: "Võ Quảng thành công và nhìn được xa trong nghệ thuật là vì ông có Nguyễn Thu Thảo 13 Lớp: K34B - GDTH Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2 cái tâm thật trong và còn vì ông biết nhìn đời bằng chính cái tâm đó". Tuy đã có nhiều công trình nghiên cứu của các nhà lý luận phê bình, các nhà nghiên cứu ngôn ngữ trong tác phẩm tự sự của Võ Quang ở các cấp độ khác nhau song chưa có tác giả nào đi sâu nghiên cứu một cách hệ thống toàn diện về hiệu quả nghệ thuật của việc sử dụng câu đơn đặc biệt trong hai tiểu thuyết Quê nội và Tảng sáng của Võ Quảng. Trên cơ sở tiếp nhận từ nhiều nguồn ý kiến của những người đi trước, cộng hưởng cùng niềm yêu thích của bản thân đối với những trang văn Võ Quảng, tôi sẽ đi sâu khảo sát hai tác phẩm Quê nội và Tảng sáng. Đồng thời tìm hiểu một cách hệ thống để phát hiện thêm vẻ đẹp của hình tượng Thế giới tuổi thơ trong sáng tác của Võ Quảng. Đây cũng là dịp để người lớn chúng ta được sống lại với tâm tính trẻ thơ khi bước vào sáng tác của Võ Quảng. 3. Mục đích nghiên cứu 3.1. Với đề tài “Giá trị sử dụng của câu đặc biệt trong tiểu thuyết “Quê nội” và “Tảng sáng” của Võ Quảng”, chúng tôi hi vọng sẽ góp phần bổ sung và khẳng định rõ thêm về vấn đề lý luận của ngôn ngữ học. Đó là sự hoạt động, tác dụng và hiệu quả của câu đặc biệt trong các tác phẩm tự sự. Đồng thời với đề tài này chúng tôi cũng mong muốn góp phần khẳng định tài năng, phong cách nghệ thuật độc đáo của Võ Quảng cùng những đóng góp to lớn của ông cho nền văn học nước nhà nói chung và nền văn học thiếu nhi nói riêng. 3.2. Thực hiện đề tài này, chúng tôi hi vọng những tư liệu và kết quả nghiên cứu có được sẽ là những tài liệu cần thiết phục vụ cho nhiệm vụ học tập hôm nay cũng như trong công việc giảng dạy sau này. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu 4.1. Nắm vững các kiến thức lí luận về ngữ pháp tiếng Việt, đặc biệt là những hiểu biết về câu đặc biệt (khái niệm, cách phân loại câu đặc biệt, tác Nguyễn Thu Thảo 14 Lớp: K34B - GDTH Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2 dụng, hiệu quả ..). Từ đó hệ thống hóa kiến thức này thành cơ sở lí luận làm chỗ dựa cho đề tài. 4.2. Khảo sát và phân loại các dạng câu đặc biệt trong hai tiểu thuyết Quê nội và Tảng sáng của nhà văn Võ Quảng. 4.3. Phân tích các ngữ liệu thu được để rút ra những nhận xét cơ bản về giá trị sử dụng của việc sử dụng các câu đặc biệt trong văn xuôi nghệ thuật của Võ Quảng. Qua đó, khẳng định tài năng nghệ thuật của Võ Quảng trong những sáng tác dành cho thiếu nhi. 5. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 5.1. Đối tượng nghiên cứu Các dạng câu đơn đặc biệt và giá trị sử dụng của nó trong tiểu thuyết “Quê nội” và “Tảng sáng” của Võ Quảng. 5.2. Phạm vi nghiên cứu - Khảo sát câu đặc biệt qua ngữ liệu thống kê từ hai tiểu thuyết “Quê nội” và “Tảng sáng” của Võ Quảng. 6. Phương pháp nghiên cứu 6.1. Phương pháp thống kê, phân loại Phương pháp thống kê, phân loại được thực hiện để có nguồn ngữ liệu về câu đặc biệt nhằm phục vụ cho việc khảo sát, phân tích, tìm hiểu đối tượng nghiên cứu. 6.2. Phương pháp nghiên cứu Đây là phương pháp chủ yếu được sử dụng trong khóa luận. Phương pháp này được vận dụng để tìm hiểu đặc điểm cấu trúc câu, xác định giá trị ngữ văn, ngữ dụng của câu đặc biệt trong các tác phẩm nghệ thuật của Võ Quảng. 6.3. Phương pháp miêu tả Nguyễn Thu Thảo 15 Lớp: K34B - GDTH Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2 Phương pháp này được sử dụng trong trường hợp cần tái hiện lại hoàn cảnh sử dụng câu đặc biệt trong các tác phẩm của Võ Quảng 6.4. Phương pháp hệ thống, khái quát hóa Phương pháp này được dùng trong khóa luận để đặt câu đặc biêt vào trong mối quan hệ với câu khác của văn bản để thấy rõ dụng ý nghệ thuật của nhà văn đối với từng trường hợp sử dụng cụ thể. Đồng thời rút ra những nhận xét, kết luận tổng quát nhằm thể hiện rõ những mục đích cần hướng tới của đề tài. 7. Bố cục của đề tài Đề tài được chia thành ba phần: Phần 1: Phần mở đầu Phần 2: Nội dung Chương 1 Cơ sở lí thuyết Chương 2 Kết quả khảo sát, thống kê, phân loại Chương 3 Giá trị sử dụng của câu đặc biệt trong tiểu thuyết “Quê nội” và “Tảng sáng” của Võ Quảng Phần 3: kết luận Nguyễn Thu Thảo 16 Lớp: K34B - GDTH Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2 NỘI DUNG CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1.1. Khái quát chung về câu 1.1.1. Khái niệm câu Câu là đơn vị của nghiên cứu ngôn ngữ có cấu tạo ngữ pháp (bên trong và bên ngoài) tự lập và ngữ điệu kết thúc, mang một ý nghĩa tương đối trọn vẹn hay thái độ, sự đánh giá của người nói hoặc có thể kèm theo thái độ, sự đánh giá của người nói, giúp hình thành và biểu hiện, truyền đạt tư tưởng, tình cảm. Câu đồng thời là đơn vị thông báo nhỏ nhất bằng ngôn ngữ. 1.1.2. Đặc điểm của câu 1.1.2.1. Về mặt bản thể Câu là đơn vị không có sẵn trong ngôn ngữ, nó được tạo ra trong quá trình tư duy và giao tiếp, nhờ sự kết hợp của các đơn vị ngôn ngữ có sẵn: âm vị, hình vị, từ, cụm từ cố định. 1.1.2.2. Về mặt cấu tạo Theo quy tắc ngữ pháp phổ quát thông thường, câu gồm hai thành phần chính là chủ ngữ và vị ngữ. Trong đó, chủ ngữ nêu lên đối tượng được nói tới ở câu, còn vị ngữ nêu lên nội dung thông báo về đối tượng được nói tới ở chủ ngữ. Trong một số trường hợp, người ta có thể lược bỏ đi một trong hai thành phần của câu, lúc đó câu trở thành câu tỉnh lược. Nguyễn Thu Thảo 17 Lớp: K34B - GDTH Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2 1.1.2.3. Về mặt nội dung Câu luôn diễn đạt một ý tương đối trọn vẹn. 1.1.2.4. Về mặt chức năng Nói khái quát nhất, câu có chức năng thông báo, ngoài ra câu còn có thể thực hiện chức năng hỏi, yêu cầu, đề nghị, tuyên bố, phân trần, bày tỏ, phủ định, khẳng định,… tức là câu có chức năng biểu đạt các hành vi ngôn ngữ. 1.1.2.5. Về mặt hình thức Câu có thể thực hiện theo hai cách: nói hoặc viết. Mỗi câu có một ngữ điệu riêng. Trên các văn bản, câu bắt đầu bằng một chữ cái viết hoa và kết thúc bằng một dấu ngắt câu. 1.1.3. Phân loại câu Thứ nhất, dựa vào cấu tạo ngữ pháp, ta có thể chia câu thành ba loại: câu đơn, câu phức và câu ghép. Trong đó: - Câu đơn là câu được cấu tạo bởi một kết cấu chủ vị làm trung tâm cú pháp chính. Câu đơn lại được chia thành hai loại câu đơn bình thường và câu đơn đặc biệt. Trong đó, câu đơn bình thường được cấu tạo bằng một kết cấu chủ vị nòng cốt. Còn câu đơn đặc biệt được cấu tạo từ một từ hay một cụm từ (trừ cụm chủ vị). - Câu phức là câu có từ hai kết cấu chủ vị trở nên trong đó chỉ có một kết cấu chủ vị làm nòng cốt và bao hàm các kết cấu chủ vị còn lại. - Câu ghép là câu được cấu tạo từ hai kết cấu chủ vị trở nên, trong đó các kết cấu chủ vị nòng cốt có quan hệ với nhau về mặt ý nghĩa ngữ pháp. Đó có thể là quan hệ chính phụ hoặc đẳng lập. Cách thứ hai, dựa vào mục đích sử dụng, ta có thể chia câu thành bốn loại: câu cầu khiến, câu cảm thán, câu nghi vấn, câu trần thuật. Trong đó: Nguyễn Thu Thảo 18 Lớp: K34B - GDTH Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2 - Câu cầu khiến là câu nêu ý muốn, mệnh lệnh của người truyền đạt. Mục đích của câu cầu khiến là yêu cầu người nghe phải thực hiện một hoạt động nào đó. - Câu trần thuật (hay câu kể) là câu nhằm nêu kể, nêu, mô tả, sự kiện, hoạt động, trạng thái, tính chất, chủng loại của sự vật hiện tượng. - Câu nghi vấn là câu đặt ra câu hỏi và yêu cầu trả lời. Điều kiện đặt ra câu hỏi là phải có hai yếu tố: Cái không rõ cần hỏi và nhu cầu cần hỏi. - Câu cảm thán là câu nhằm biểu thị cảm xúc thái độ. Trong câu cảm thán ngữ điệu đóng vai trò vô cùng quan trọng. Ngoài ra còn có các tình thái từ như: sao, chăng, hay, ôi, ô, … 1.2. Câu đơn đặc biệt Như đã trình bày ở phần lịch sử vấn đề, câu đơn đặc biệt đã được rất nhiều người quan tâm nghiên cứu, trong đó có tác giả Diệp Quang Ban. Và trong quan niệm của mình, ông đã có sự tập trung cân đối những đặc điểm cấu tạo,sự phân loại và ý nghĩa cũng như phạm vi sử dụng của câu đơn đặc biệt. Do đó, chúng tôi lấy quan niệm của Diệp Quang Ban về câu đơn đặc biệt trong cuốn Ngữ pháp Tiếng Việt (NxbĐại học Sư phạm, 2009) làm cơ sở, làm chỗ dựa cơ bản nhất cho sự nghiên cứu của mình. 1.2.1. Khái niệm Câu đơn đặc biệt là câu có một trung tâm cú pháp chính (có thể có thêm trung tâm cú pháp phụ), không chứa hay không hàm ẩn một trung tâm cú pháp thứ hai có quan hệ với nó như là quan hệ giữa chủ ngữ với vị ngữ. 1.2.2. Đặc điểm của câu đơn đặc biệt - Câu đơn đặc biệt là loại câu được cấu tạo bởi một trung tâm cú pháp chính là một từ hay một cụm từ. Nguyễn Thu Thảo 19 Lớp: K34B - GDTH Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2 - Câu đơn đặc biệt có cấu trúc kín tự thân, nó không đòi hỏi phải thêm vào một bộ phận hay một thành phần nào khác. Trong nội bộ câu đơn đặc biệt không thể phân định được thành phần chủ ngữ hay vị ngữ. - Câu đơn đặc biệt gắn liền với hoàn cảnh giao tiếp cụ thể. 1.2.3. Cấu tạo của câu đơn đặc biệt - Câu đơn đặc biệt được làm thành từ một hoặc một cụm từ (trừ cụm chủ vị). Các từ loại thường gặp ở đây là danh từ và vị từ (động từ, tính từ). Ví dụ: Bom tạ. (Nguyễn Đình Thi) Một thứ im lặng ghê người. (Nam Cao) Chửi. Kêu. Đấm. Đá. Thụi. Bịch. (Nguyễn Công Hoan) - Câu đơn đặc biệt cũng có thể có trung tâm cú pháp đi kèm làm thành phần phụ của câu cho nó. Ví dụ: Chốc lại cốc một tiếng; boong một tiếng. (Nguyễn Đình Thi) Ở làng này, khó lắm. (Nam Cao) Cơm, toàn một thứ gạo cuống rơm đã bốc hơi. (Nam Cao) - Đôi khi Câu đơn đặc biệt cũng có thể có thành phần phụ là các thán từ, các phụ từ. Ví dụ: Thưa bà! (Võ Quảng) 1.2.4. Phân loại câu đơn đặc biệt Câu đơn đặc biệt danh từ thường được phân loại theo bản tính từ loại của từ - thành tố chính. Theo đó có thể chia ra thành những loại sau: 1.2.4.1. Câu đơn đặc biệt danh từ a. Khái niệm Nguyễn Thu Thảo 20 Lớp: K34B - GDTH
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất