Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Em hiểu thế nào về nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc việt nam ( www....

Tài liệu Em hiểu thế nào về nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc việt nam ( www.sites.google.com/site/thuvientailieuvip )

.PDF
14
290
146

Mô tả:

Môn Đường lối cách mạng Đảng cộng sản Việt Nam BÀI KIỂM TRA MÔN ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM Câu hỏi: Em hiểu thế nào về nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam Bài làm: Khái niệm văn hóa Văn hóa là tổng thể những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong lịch sử. Văn hóa Việt Nam là tổng thể những giá trị vật chất và tinh thần do cộng đồng các dân tộc Việt Nam sáng tạo ra trong quá trình dựng nước và giữ nước. Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội. Văn hóa phản ánh và thể hiện một cách tổng quát, sống động mọi mặt của cuộc sống từ quá khứ tới hiện tại; nó cấu thành nên một hệ thống các giá trị, truyền thống và lối sống mà trên đó từng dân tộc tự khẳng định bản sắc riêng của mình. Văn hóa là động lực để một dân tộc vươn tới các mới, tạo ra cái mới nhưng không tách khỏi cội nguồn. Công cuộc đổi mới đất nước, đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng chủ nghĩa xã hội, thực hiện thắng lợi mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”, đòi 1 Sinh viên: Phạm Thị Bích Hường – Mã SV:CQ501314 Môn Đường lối cách mạng Đảng cộng sản Việt Nam hỏi chúng ta phải xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Nền văn hóa Việt Nam là sự thống nhất hữu cơ giữa tính tiên tiến và bản sắc dân tộc. Chúng ta hãy cùng làm rõ quan điểm này. 1. Văn hóa Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam trải qua quá trình lịch sử nhiều biến động, nhiều cuộc chiến tranh chống giặc ngoại xâm xảy ra đã tạo nên con người Việt Nam nhiều đức tính tốt đẹp: có lòng yêu nước sâu sắc, sắn sàng hy sinh vì sự nghiệp bảo vệ dân tộc... Mặt khác, vị trí địa lý, điều kiện xã hội với cộng đồng 54 dân tộc cũng tạo cho văn hóa nước ta phong phú, đa dạng hơn. 1.1Khái niệm bản sắc dân tộc . Bản sắc dân tộc là tổng thể những phẩm chất, tính cách, khuynh hướng cơ bản thuộc về sức mạnh tiềm tàng và sức sáng tạo, giúp cho dân tộc ấy giữ vững tính duy nhất, thống nhất, tính nhất quán so với bản thân mình trong quá trình phát triển. Bản sắc dân tộc đó là lòng yêu nước nồng nàn, ý chí tự cường dân tộc, tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng gắn kết cá nhân - gia đình - làng xã –Tổ quốc; đó là lòng nhân ái, khoan dung, trọng tình nghĩa, đạo lý; là đức tính cần cù, sáng tạo trong lao động; sự tinh tế trong ứng xử, tính giản dị trong lối sống… Bản sắc dân tộc là những giá trị văn hóa truyền thống bền vững của cộng đồng các dân tộc Việt Nam được vun đắp qua lịch sử hàng ngàn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước. 2 Sinh viên: Phạm Thị Bích Hường – Mã SV:CQ501314 Môn Đường lối cách mạng Đảng cộng sản Việt Nam 1.2. Quá trình lịch sử và sự phát triển của văn hóa dân tộc Lịch sử văn hoá Việt Nam là lịch sử hình thành, tồn tại và kế tiếp nhau của ba nền văn hoá: Văn hoá Đông Sơn (từ 2000 đến 3000 năm cách ngày nay), Văn hoá Đại Việt (từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX) và Văn hoá Việt Nam (từ 1945 đến nay), và hai giai đoạn chuyển tiếp. a). Nền văn hoá Đông Sơn Tương ứng với thời đại Hùng Vương là sự khởi đầu của lịch sử văn hoá Việt Nam. Từ văn hoá đồ đá cũ Núi Đọ qua văn hoá đồ đá giữa Hoà Bình đến văn hoá đồ đá mới Bắc Sơn, Quỳnh Văn, Hạ Long,... để rồi hội tụ và "bùng nổ" nền văn minh Đông Sơn rực rỡ. Văn hoá Đông Sơn thời các vua Hùng ra đời dựa trên bước tiến về kĩ thuật kim khí (đồ đồng và sơ kì sắt), sự phát triển của nông nghiệp trồng lúa nước. Người Việt cổ - chủ nhân văn hoá Đông Sơn đã chuyển hẳn từ xã hội nguyên thuỷ sang xã hội có giai cấp, nhà nước Văn Lang - Âu Lạc ra đời, bên cạnh làng xã nông nghiệp là cơ cấu xã hội cơ bản thì trong xã hội này đã xuất hiện hình thái thành thị đầu tiên là Cổ Loa, trung tâm chính trị của quốc gia cũng đã hình thành. Đó cũng là thời kì hình thành tộc người Việt cổ; thời kì hình thành những nền tảng cơ bản của bản sắc văn hoá Việt Nam. Giai đoạn chuyển tiếp văn hoá lần thứ nhất: Vào khoảng thiên niên kỉ thứ I sau Công nguyên ( thời kì Bắc thuộc ở nước ta) chúng ta bước vào thời kì giao lưu mạnh mẽ với thế giới bên ngoài, quốc gia Âu Lạc của người Việt cổ tiếp xúc với văn minh Trung Hoa trong điều kiện bị xâm lược, mất chủ quyền, bị thống trị và áp bức tàn bạo. Chính 3 Sinh viên: Phạm Thị Bích Hường – Mã SV:CQ501314 Môn Đường lối cách mạng Đảng cộng sản Việt Nam trong thời kì khắc nghiệt này của lịch sử, trước thử thách mất còn của dân tộc, dân tộc ta vẫn giữ vững và phát huy bản sắc của mình, lòng yêu quê hương đất nước, chẳng những không bị đồng hóa, mà còn quật cường đứng dậy giành lại độc lập. Bằng khởi nghĩa Ngô Quyền năm 938 chúng ta kết thúc thời kỳ một ngàn năm Bắc thuộc; đổi mới văn hoá Đông Sơn hình thành nền văn hoá Đại Việt, mở đầu là văn hoá Lý - Trần rực rỡ. b) Nền văn hoá Đại Việt (từ thế kỉ X - XIX) Nền văn hoá Đại Việt hình thành và phát triển trên nền tảng của kinh tế nông nghiệp tiểu nông phong kiến và hệ tư tưởng Tam giáo: Phật - Đạo - Nho, trong đó Nho giáo là trụ cột. Cơ cấu xã hội cơ bản là Nhà - Làng - Nước. Tôn giáo tín ngưỡng Đại Việt dựa trên cơ sở Tam giáo đồng nguyên (Phật - Đạo - Nho), kết hợp nhuần nhuyễn với tín ngưỡng bản địa, tạo nên một môi trường đời sống tâm linh, mang nặng tính ứng xử hơn là triết lí, lấy sự hoà nhập, khoan dung làm cốt cách. Chủ nghĩa yêu nước là một hệ ý thức xã hội cơ bản, từ đó sản sinh và tích hợp nhiều hình thức và giá trị văn hoá - nghệ thuật dân tộc. Thời kì phong kiến Đại Việt là thời kì định hình và phát triển ở trình độ cao văn hoá cổ truyền Việt Nam. Chứng kiến sức vươn của văn hoá thể hiện qua ba đỉnh cao văn hoá: Văn hoá Lý - Trần, Văn hoá Lê và Văn hoá Nguyễn. Mỗi đỉnh cao văn hoá ấy đạt tới trình độ phát triển và mang các sắc thái văn hoá khác nhau. 4 Sinh viên: Phạm Thị Bích Hường – Mã SV:CQ501314 Môn Đường lối cách mạng Đảng cộng sản Việt Nam Giai đoạn chuyển tiếp văn hoá lần thứ 2 (từ cuối thế kỉ XIX đến 1945). Nền văn hoá Đại Việt tồn tại và phát triển suốt từ thế kỉ X đến cuối thế kỉ XIX thì đứng trước thách thức mới. Thế giới đang bước vào thời kì công nghiệp hoá, do vậy nền văn hoá truyền thống Đại Việt dựa trên nền tảng nông nghiệp tiểu nông phong kiến đòi hỏi phải thay đổi, phải đổi mới trong khung cảnh tiếp xúc văn hoá Đông - Tây, mà với chúng ta, trực tiếp là với văn hoá Pháp. Hàng loạt những yếu tố và giá trị văn hoá mới được hình thành: ý thức hệ Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, nền tảng kinh tế công nghiệp hoá, đô thị hoá và văn hoá đô thị, chữ quốc ngữ và chế độ giáo dục mới hiện đại, đội ngũ tri thức mới, các ngành khoa học hình thành, nhiều hình thức văn hoá nghệ thuật mới nảy nở và phát triển: tiểu thuyết, thơ mới, sân khấu kịch, âm nhạc, phim ảnh, thể thao... Đó là kết quả quá trình đổi mới từ văn hoá Đại Việt sang văn hoá Việt Nam. c) Nền văn hoá Việt Nam (từ 1945 đến nay) Gắn với sự ra đời nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà từ 1945 là nền văn hoá hình thành trên nền tảng văn hoá Đại Việt và quá trình đổi mới của văn hoá Việt Nam trong khung cảnh tiếp xúc văn hoá Đông Tây. Nền văn hoá Việt Nam hình thành và định hình trên cơ sở nền kinh tế công nghiệp hoá, ý thức hệ Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. 1.3 Bản sắc dân tộc biểu hiện trên các khía cạnh 5 Sinh viên: Phạm Thị Bích Hường – Mã SV:CQ501314 Môn Đường lối cách mạng Đảng cộng sản Việt Nam a) Phong tục, tập quán Phong tục ở Việt Nam có truyền thống lâu đời hàng ngàn năm nay, nó đã trở thành luật tục, sâu đậm và gắn chặt trong người dân có sức mạnh hơn cả những đạo luật. Sớm nhất được nhắc đến trong lịch sử là tục ăn trầu có từ thời Hùng Vương bắt nguồn sự tích Trầu Cau, theo thời gian ý nghĩa của tục ăn trầu được mở rộng sang việc giao hiếu, kết thân của người Việt Nam. Phong tục đón năm mới hay còn gọi là Tết. Từ Tết Nguyên Đán, với những ảnh hưởng từ Trung Quốc, người Việt Nam bổ sung thêm vào những phong tục Tết khác như Tết Nguyên tiêu, Tết Đoan ngọ, Tết Trung thu, Tết Thanh minh. Một số dân tộc khác đón năm mới trong thời gian khác và tên gọi đặc trưng của mình như Chol Chnam Thmay (khoảng tháng 4) của người Khmer, Katê (khoảng tháng 10) của người Chăm Bàlamôm,... Các phong tục hôn nhân, sinh đẻ, thượng thọ, tang lễ, cũng đã song hành với người Việt Nam từ xa xưa và đến ngày nay vẫn là những phong tục gắn liền với đời sống người Việt Nam. Ẩm thực và trang phục gắn liền với đời sống thường nhật của người Việt Nam ngày càng trở lên tinh tế, đặc sắc hơn. b) Lễ hội 6 Sinh viên: Phạm Thị Bích Hường – Mã SV:CQ501314 Môn Đường lối cách mạng Đảng cộng sản Việt Nam Việt Nam là một nước có nhiều lễ hội dân gian. Đó là một hình thức sinh hoạt của cộng đồng. Việt Nam có nhiều loại lễ hội lớn và long trọng như lễ tế các thần linh, các lễ hội nhằm tưởng nhớ tới công ơn tổ tiên, nòi giống như hội Đền Hùng, có những lễ hội tưởng nhớ tới các anh hùng như hội Gióng, hội Đền Kiếp Bạc, hội Đống Đa, có những lễ hội tưởng nhớ người có công mở mang bờ cõi, các ông tổ các ngành nghề,...của người Việt. Bên cạnh các dân tộc khác cũng có các lễ hội như lễ hội Katê của người Chăm, lễ cúng Trăng của người Khmer,...Ngoài ra còn có hàng trăm lễ hội lớn nhỏ khác nhau. Đặc biệt là hội mừng Xuân mới của người Việt và một số dân tộc khác. Cùng với các lễ hội dân gian, các lễ hội của các tôn giáo trở thành những lễ hội mang tính cộng đồng như lễ Phật đản của Phật giáo và lễ Noel của Công giáo c) Tín Ngưỡng Từ thuở xa xưa các dân tộc trên đất Việt Nam đã thờ rất nhiều thần linh. Người Việt thờ các thần Thành Hoàng, các vị anh hùng dân tộc, các vị thần trong đạo mẫu. Dân chúng thờ phụng các vị thần này để tỏ lòng biết ơn và cầu mong các vị phù hộ họ. Cũng như người Việt, người Hoa thờ các vị thần Quan Công, người Chăm thờ các vị thần như Po Nagar, Po Rome,... Thờ cúng tổ tiên và cúng giỗ người đã mất là một tục lệ lâu đời của người Việt và một số dân tộc khác. Họ tin rằng linh hồn của tổ tiên 7 Sinh viên: Phạm Thị Bích Hường – Mã SV:CQ501314 Môn Đường lối cách mạng Đảng cộng sản Việt Nam cũng ở bên cạnh con cháu và phù hộ cho họ. Chính vì như vậy nên gia đình nào cũng có bàn thờ tổ tiên và bàn thờ được đặt nơi trang trọng nhất trong nhà. Ngoài các ngày giỗ, tết thì các ngày mùng một, ngày rằm họ thắp hương như một như một hình thức thông báo với tổ tiên ông bà. Nói đến tục thờ cúng tổ tiên, người ta đều biết tới một ngày giỗ tổ chung cho cho người Việt đó là ngày giỗ tổ Hùng Vương vào ngày 10 tháng 3 (âm lịch) d) Tôn giáo Trải qua hơn 10 thế kỷ Bắc thuộc, đời sống tinh thần nói chung của người dân Việt Nam bị ảnh hưởng rất nhiều của văn hoá Trung Hoa. Với hệ tư tưởng Tam giáo đã thâm nhập vào đời sống tinh thần cũng như vào tôn giáo của người Việt Nam là Đạo giáo, Nho giáo và Phật giáo. Đạo giáo và Nho giáo có nguồn gốc từ Trung Quốc. Phật giáo có nguồn gốc từ Ấn Độ.Tam giáo có những thời kỳ phát triển rất mạnh và cũng có lúc mờ nhạt tại Việt Nam, nhưng nhìn chung ảnh hưởng của Tam giáo rất sâu rộng trong các tầng lớp dân chúng, nhất là Phật giáo. Từ cuối thế kỷ 19, khi thực dân Pháp đã xâm lược hoàn toàn Việt Nam, Công giáo được truyền tự do dễ dàng. Hiện nay, có khoảng 8% dân số nước ta là tín đồ Công giáo. Tin Lành cũng xâm nhập vào Việt Nam từ đầu thế kỷ 20. Đạo Hồi là tôn giáo của một bộ phận người Chăm ở Việt Nam, được du nhập vào từ thế kỷ 15 .Ngoài các tôn giáo 8 Sinh viên: Phạm Thị Bích Hường – Mã SV:CQ501314 Môn Đường lối cách mạng Đảng cộng sản Việt Nam du nhập từ bên ngoài trên, tại miền Nam Việt Nam có các tôn giáo Hoà Hảo và Cao Đài. e) Ngôn ngữ Về mặt ngôn ngữ, các nhà dân tộc học đã chia các dân tộc ở Việt Nam thành 8 nhóm ngôn ngữ của họ: Nhóm Việt-Mường, nhóm TàyThái, nhóm Dao-Hmông, nhóm Tạng-Miến, nhóm Hán, nhóm MônKhmer, nhóm Mã Lai-Đa đảo, nhóm hỗn hợp Nam Á. Tiếng Việt thuộc về ngôn ngữ Việt-Mường, hiện nay là ngôn ngữ chính thức của nước Việt Nam, là tiếng mẹ đẻ của người Việt và đồng thời là ngôn ngữ hành chính chung của 54 dân tộc sống trên đất nước Việt Nam, tiếng Việt được 86% người dân sử dụng. f) Văn học Văn học Việt Nam bao gồm hai bộ phận đó là: văn học dân gian và văn học viết. Văn học dân gian là văn học truyền miệng của người dân. Gồm các chuyện thần thoại như Thần Trụ Trời, Đi san mặt Đất,... những sử thi như Đam San, Đẻ đất đẻ nước,... những truyền thuyết như Sơn Tinh Thuỷ Tinh, Thánh Gióng, những cổ tích như Cây tre trăm đốt, Thạch Sanh... à các truyện ngụ ngôn, truyện cười, tục ngữ, ca dao,.... Trong văn học viết: Một trong những tác phẩm sớm nhất bằng chữ Nôm còn để lại đến hôm nay là các bài thơ của Nguyễn Trãi: 9 Sinh viên: Phạm Thị Bích Hường – Mã SV:CQ501314 Môn Đường lối cách mạng Đảng cộng sản Việt Nam Quốc âm thi tập ở thế kỷ 15, Chinh phụ ngâm của Đoàn Thị Điểm, các bài thơ của Hồ Xuân Hương và đặc biệt là tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du. Từ đầu thế kỷ 20, chữ quốc ngữ được phổ biến rộng rãi, với sự phát triển của công nghệ in ấn cùng với những tiếp xúc với văn học phương Tây, văn học Việt Nam xuất hiện các thể loại văn học mới, văn xuôi chiếm vị trí quan trọng. g) Nghệ thuật Kiến trúc là sự kết hợp kiến trúc bản địa cùng ảnh hưởng Trung Quốc và kiến trúc phương Tây. Nghệ thuật dân gian: điêu khắc, sơn mài, âm nhạc, hội hoạ và văn học, múa rối nước, chèo, tuồng, cải lương, hài kịch, xiếc, ảo thuật, múa, ballet, opera,... Mỹ thuật: tranh dân gian như tranh lụa, tranh tết, tranh Đông Hồ… Thế kỷ 20, nền mỹ thuật của nước ta đã tiếp chịu nhiều ảnh hưởng của nghệ thuật phương Tây. Âm nhạc dân gian Việt Nam cũng có truyền thống lâu đời, bắt đầu với chầu văn, quan họ, ca trù, hát ví, dân ca, vọng cổ, nhạc cung đình, và rất nhiều loại nhạc cụ như còng chiêng Tây Nguyên, đàn bầu... Tháng 9 năm 2009, ba trong số hình thức âm nhạc dân gian Việt Nam là quan họ, ca trù và nhã nhạc cung đình Huế được UNESCO vinh danh là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. 2.Văn hóa Việt Nam tiên tiến Nền văn hóa tiên tiến có đặc trưng: Yêu nước và tiến bộ, có nội dung cốt lõi là lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội dưới ánh 10 Sinh viên: Phạm Thị Bích Hường – Mã SV:CQ501314 Môn Đường lối cách mạng Đảng cộng sản Việt Nam sáng chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, tinh thần nhân văn, tiên tiến không chỉ trong nội dung tư tưởng mà cả trong hình thức biểu hiện, trong các phương tiện chuyển tải nội dung. Nền văn hóa tiên tiến trước hết phải là một nền văn hóa yêu nước. Yêu nước là yêu làng quê, yêu phố phường, yêu vùng đất, vùng biển, vùng trời Tổ quốc; là yêu thương, gắn bó máu thịt với đồng bào, đồng chí; là quyết tâm bảo vệ toàn vẹn độc lập chủ quyền đất nước, quyền tự do, dân chủ; là ý chí đưa đất nước thoát khỏi cảnh nghèo nàn, lạc hậu, mọi người dân đều được ấm no, hạnh phúc. Gắn liền với yêu nước là tiến bộ. Nền văn hóa tiên tiến phải là nền văn hóa kết tinh tất cả những gì là tiến bộ, là chân, là thiện, là mỹ của dân tộc, của thời đại, của loài người. Yêu nước và tiến bộ là đặc trưng bao quát nhất của nền văn hóa tiên tiến. Còn hạt nhân cốt lõi của nền văn hóa tiên tiến là ý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Vì hệ tư tưởng chi phối quan niệm về giá trị, chi phối đạo đức, lối sống và hành vi con người. Nghị quyết Trung ương 5 nêu lên mục tiêu nền văn hóa tiên tiến là tất cả vì con người, vì hạnh phúc và sự phát triển phong phú, tự do, toàn diện con người trong mối quan hệ hài hòa giữa cá nhân và cộng đồng, giữa xã hội và tự nhiên. Ở đây là tính nhân văn cao cả trong đó giai cấp, dân tộc và nhân loại, cá nhân và xã hội, xã hội và tự nhiên là thống nhất trên lập trường chủ nghĩa Mác- 11 Sinh viên: Phạm Thị Bích Hường – Mã SV:CQ501314 Môn Đường lối cách mạng Đảng cộng sản Việt Nam Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh-hệ tư tưởng thấu suốt nền văn hóa mà chúng ta xây dựng. Tính chất tiên tiến thể hiện không những ở nội dung tư tưởng mà cả trong hình thức biểu hiện, trong các phương tiện truyền tải nội dung. Đó là, cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại trong đời sống văn hóa, sinh hoạt văn hóa, trong các ngành thông tin, nghệ thuật, điện ảnh, sân khấu, âm nhạc…; các phương pháp, phong cách sáng tác và biểu diễn cách tân lành mạnh; việc kế thừa, đổi mới và nâng cao các loại hình nghệ thuật truyền thống, sinh hoạt văn hóa truyền thống. Ở đây, tiên tiến thường có nghĩa là hiện đại, song không phải mọi cái hiện đại đều là tiên tiến, cũng không phải đã là hiện đại thì loại trừ bản sắc dân tộc và càng không được nhầm lẫn hiện đại với “chủ nghĩa hiện đại” phiến diện nhất là trong văn học nghệ thuật như cách ăn mặc không theo thuần phong mỹ tục, bài hát không có nội dung… 3. Xây dựng và bảo vệ nền văn hóa tiến tiến đậm đà bản sắc dân tộc Một dân tộc mất nước nhưng văn hóa không mất thì dân tộc đó còn tồn tại, nhưng một dân tộc mà mất văn hóa thì dân tộc đó cũng mất. Vì vậy bảo vệ và xây dựng văn hóa là vô cùng quan trọng. Các biện pháp: a) Đối với cộng đồng 12 Sinh viên: Phạm Thị Bích Hường – Mã SV:CQ501314 Môn Đường lối cách mạng Đảng cộng sản Việt Nam Cần tập trung xây dựng con người Việt Nam phát triển về thể lực, trí lực và tình cảm, có lý tưởng và nhiệt tình cách mạng, trung thành với sự nghiệp đổi mới đảm bảo yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Nâng cao chất lượng toàn diện của việc xây dựng đời sống văn hóa và môi trường văn hóa. Đảm bảo tự do và dân chủ trong hoạt động sáng tạo văn học, nghệ thuật, báo chí xuất bản, phát huy vai trò tích cực của các lĩnh vực này trong việc xây dựng môi trường văn hóa tinh thần lành mạnh. Tiếp tục đầu tư, tôn tạo, bảo tồn và phát huy các di tích lịch sử văn hóa, cần chú trọng xây dựng các công trình văn hóa trọng điểm quốc gia và khu vực. Mở rộng hoạt động giao lưu và hợp tác quốc tế về văn hóa. Đa dạng hóa các hình thức trao đổi và hợp tác văn hóa, văn học, nghệ thuật với nước ngoài. Tuy nhiên phải giữ bản sắc dân tộc, hòa nhập nhưng không hòa tan. b) Đối với cá nhân Phải luôn nâng cao tinh thần yêu nước không chỉ trong chiến đấu mà trong cả công cuộc xây dựng tổ quốc 13 Sinh viên: Phạm Thị Bích Hường – Mã SV:CQ501314 Môn Đường lối cách mạng Đảng cộng sản Việt Nam Mỗi cá nhân học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, luôn rèn luyện, giữ gìn những đức tính: nhân, đức, lễ, nghĩa, chí, tín. Người phụ nữ trong xã hội mới vẫn phải giữ gìn những đức tính tốt: công, dung, ngôn,hạnh để hướng tới sự chân, thiện, mỹ. Gần đây nhất là sự kiện về Nhật Bản với việc hứng chịu thảm họa kép: động đất, sóng thần, khủng hoảng hạt nhân.Tuy nhiều khó khăn phía trước nhưng người Nhật đã cho cả thế giới thấy tinh thần kiên cường, lối sống kỷ luật , tinh thần nhân văn cao cả vì cộng đồng, vì con người đáng để cộng đồng thế giới , trong đó có chúng ta học tập và noi theo. 14 Sinh viên: Phạm Thị Bích Hường – Mã SV:CQ501314
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan