Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Kỹ năng mềm Tâm lý - Nghệ thuật sống Ebook 101 đạo lý cha mẹ nên biết phần 2...

Tài liệu Ebook 101 đạo lý cha mẹ nên biết phần 2

.PDF
182
123
73

Mô tả:

BÀI HÁT TÌNH MẸ TRÊN GIƯỜNG BỆNH 1. Đối diện với số âm của sinh mệnh Tuy vận mệnh đã cướp đi hết của tôi, còn lại có chăng chỉ là con số âm, tuy đã đối diện với cái chết cận kề. Tôi còn có gì là không thể chấp nhận được nữa đây? Phải cho tâm hồn của con cái phát ra ánh sáng thì trong lòng tôi phải là người bù đắp ánh sáng ấy. 26 năm, thời mà tôi ở vào đại niên mà ngôn ngữ ắt gọi là đấu tranh. Ca khúc trong bài hát “Pavel Korchagin”đã làm rung động lòng tôi: “Trên cánh đồng mênh mông tại Ucraina, có hai cây bạch dương tuyệt đẹp….”. Ca khúc du dương nghe rung động lòng người đã làm cho hai trái tim thanh niên nảy sinh sự đồng cảm, vận mệnh đã an bài cho hai chúng tôi là hai cây bạch dương nương tựa vào nhau, đồng thời suốt đời có nhau. Kéo dài cho tới mùa xuân, trải qua một quá trình lịch sử rời làng nhập ngũ, trở về thành phố làm thầy, con người trải qua cuộc sống 30 năm là tôi đây, lại thi vào khoa văn trường đại học. Cầm đèn học sách, nuôi nấng con cái, nhận giảng dạy nghiệp dư kiếm tiền chữa bệnh cho mẹ già, địu con trên lưng đi quét sơn tường, 500 đồng một viên than tổ ong một mình chuyển lên bốn tầng. Gánh nặng gia đình một thân lo toan. Tác Văn dẫn dắt thanh niên Thiên Tân đi nam về bắc chiến đấu, rất khó về thăm nhà. Mỗi lần gặp nhau chỉ với thời gian ngắn ngủi. Tác Văn vừa giặt tã vừa hát, hoà cảm xúc nhập vào lời ca của bài ca “Ánh đèn”, “Kachiusha”. Cứ hát cho tới khi tôi cảm thấy mệt mỏi thở chẳng ra hơi. Tôi tốt nghiệp với tấm bằng đại học suất sắc, khi phong thái tài hoa đã được chấp cánh để bay tới bầu trời nghiên cứu văn học thì tôi lại bị một căn bệnh bất ngờ ập xuống. Bởi vì không nỡ bỏ tình yêu, sự đam mê của bản thân về sự nghiệp văn học và con nhỏ, tôi đã quên đi sự yếu đuối của đôi chân và tiếp tục đi làm, lo liệu việc nhà, cho đến khi đôi bàn tay run lên vì không còn sức lực để cài cho con cái khuy áo khi đó mới chịu đi bệnh viện. Khi đó con gái tôi vừa tròn 03 tuổi. Ai biết khi đó tập bệnh án dày như hai viên gạch đã ghi lại nỗi dằn vặt nằm trên giường bệnh 17 năm trời của tôi, đã từng làm hai lần phẫu thuật, vết mổ dài bốn thước kéo dài hai mặt vây quanh giữa lưng, rất nhiều lần cấp cứu đã chết đi sống lại, gan và lá lách phù to xuống tới rốn loại bỏ tim thận một cách cứng nhắc. Đối diện với bệnh tật phức tạp của tôi, các bác sĩ trong và ngoài nước đều lắc đầu bó tay. Kết quả kiểm tra cộng hưởng từ của tôi cầm đến Tây Đức tìm chuyên gia để hỏi cách chẩn trị thì cần phải có 30 vạn Mark Đức nhưng cũng chỉ có thể kéo dài thêm tuổi thọ chứ cũng không có cách chữa trị khỏi được bệnh. Bác sĩ đã ám thị ra hiệu với người thân trong gia đình bệnh nhân là tôi: nếu cô ấy có yêu cầu gì thì hãy nhanh đáp ứng di. Một người cao to bệ vệ người ta gọi là “búp bê bằng sứ”đó chính là bản thân tôi trong phút chốc lại trở nên vô cùng đau khổ, không thể chịu đựng được, gặp người quen chỉ biết khóc thút thít. Bệnh tật của tôi đã làm cho tuổi ấu thơ của con gái trở thành những ngày đen tối mờ mịt. Cô giáo bắt đầu phản ánh về tính cách của cháu cả ngày chỉ có ngồi lặng lẽ một chỗ mấy tháng liền không nghe thấy cháu nói chuyện với ai bao giờ. Bà Dương hàng xóm đến bệnh viện khám bệnh gặp tôi nói: Cô nhà họ Dương hát để dỗ con gái vốn tính vui vẻ, vô tâm không chú ý đã hát bài “Rau cải trắng”. Vừa hát đến câu “rau cải trắng lá nhỏ vàng, hai, ba tuổi đã không có mẹ….”con gái đột nhiên mím mồm, quay lại nhìn đã thấy trên khuôn mặt của cháu nhoè nước mắt. “Mẹ ơi, mẹ đến nhà trẻ đón con một lần đi, các bạn nói con không có mẹ…”- cháu rụt rè thỉnh cầu tôi. Cuộc sống dài triền miên vô vọng ở bệnh viện, vì thế, nếu như bên ngoài chỉ có một đứa trẻ gọi to “mẹ ơi”, trong giây phút sắp chết tôi cũng liền ngồi bật dậy. Ai không để ý đã nói đùa đưa con đi chơi, còn tôi thần sắc uể oải đi vào trong góc và khóc. Chỉ cần nghe thấy bài hát “Trên thế giới chỉ có mẹ tốt nhất”tôi ngay lập tức tắt cái đài đi. Mỗi ngày tôi đều lặng lẽ thỉnh cầu với trời xanh: “Xin hãy cho con một lần có thể lực để đi đến cổng nhà trẻ đón con, cho con được giống như các bà mẹ khác: Mở bàn tay giang đón lấy đứa con đang lon ton chạy tới, để ý nguyện nhỏ nhoi của con gái có thể một lần được thực hiện, thì có bắt con phải phẫu thuật 10 lần, trăm lần thì con cũng cam tâm tình nguyện”. Sau khi tự tôi kiểm trách và dày vò của những cơn đau ở gan ruột, tôi đã tỉnh táo để ý thức được rằng, tôi nhất thiết để tinh thần đi ra khỏi cái đáy của tuyệt vọng, để nghị lực vươn lên trên, trước giường bệnh phải tạo ra một hình ảnh người mẹ có dáng vẻ khoẻ mạnh như một chiếc cây to toả mát để con gái có thể dựa vào. Tuy là số mệnh đã cướp tôi đi chỉ để lại con số âm, tuy tôi đã đối diện với cái chết, đã nếm qua mùi vị của địa ngục, tôi còn gì để mà không thể chấp nhận đây? Tôi phải nỗ lực theo đuổi cái ranh giới cao nhất của nhân sinh đưa con gái tôi ra khỏi đầm lầy tự ti, cô độc. Phải bù đắp cái ánh sáng trong tâm hồn con gái thì lòng tôi phải có ánh sáng đó. Trên trang bìa của quyển nhật ký mới tôi đã viết ra một lời thề: “Sức khoẻ siêu việt!”Đồng thời chia quyển nhật ký dầy thành 4 phần “Phần kính dâng xã hội”, “Phần kính dâng gia đình”, “Phần miêu tả con gái”và “Phần giúp đỡ mọi người”.

Tài liệu liên quan