Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ đường lối cán bộ nữ của đảng cộng sản việt nam thời kỳ 1975 1995...

Tài liệu đường lối cán bộ nữ của đảng cộng sản việt nam thời kỳ 1975 1995

.PDF
67
27
80

Mô tả:

Header Page 1 of 128. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong lịch sử dựng và giữ nước của dân tộc ta đã chứng minh rằng phụ nữ Việt Nam giữ một vị trí và vai trò quan trọng. Trong sự nghiệp đổi mới hiện nay, các tầng lớp phụ nữ đã thể hiện tinh thần đoàn kết, sáng tạo trong lao động, công tác đạt nhiều thành tích xuất sắc trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa-xã hội góp phần xứng đáng vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Phong trào phụ nữ phát triển gắn liền với sự trưởng thành của đội ngũ cán bộ nữ. Phong trào phụ nữ và đội ngũ cán bộ nữ có mối quan hệ khăng khít, biện chứng giữa đường lối chính trị, đường lối tổ chức với hoạt động thực tiễn của phụ nữ. Xây dựng đội ngũ cán bộ nữ vừa là nhân vừa là quả của phong trào phụ nữ. Nhận thức được đúng đắn mối quan hệ giữa phong trào phụ nữ và công tác cán bộ nữ, trong giai đoạn 1975-1995 Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn coi trọng công tác cán bộ nữ, xem đó là nhiệm vụ có tính chiến lược, “Đặt vấn đề xây dựng đội ngũ cán bộ nữ thành nhiệm vụ có tính chiến lược trong toàn bộ công tác cán bộ của Đảng và Nhà nước. Trên cơ sở quy hoạch, có kế hoạch đào tạo nguồn, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nữ, tạo điều kiện để cán bộ nữ cống hiến và trưởng thành, phấn đấu tăng tỷ lệ nữ trong các cấp ủy Đảng, cơ quan nhà nước, trong các lĩnh vực quản lý kinh tế, xã hội, khoa học, nghệ thuật… chống coi thường phụ nữ, phân biệt đối xử, khắt khe, hẹp hòi trong đánh giá, sử dụng đề bạt trong cán bộ nữ”[24,tr.14]. Để đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay, công tác cán bộ nữ cần đẩy mạnh hơn nữa. Căn cứ vào những chủ trương những chính sách và quá trình chỉ đạo thực hiện của Đảng về công tác cán bộ nữ từ 1975 - 1995 để chỉ ra mặt mạnh, mặt yếu của công tác cán bộ, nguyên luan van thac si - luan van kinh te - khoa luan - tai lieu -Footer Page 1 of 128. Header Page 2 of 128. 2 nhân dẫn đến thực trạng đó; rút ra những kinh nghiệm, những kiến nghị, những chủ trương chiến lược lâu dài cũng như những giải pháp trước mắt với Đảng và Nhà nước để đưa công tác cán bộ nữ ngang tầm với nhiệm vụ của sự nghiệp đổi mới. Những vấn đề trên đây đã nói lên tính cấp thiết và có ích của đề tài nghiên cứu. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Vấn đề cán bộ nữ đã được Đảng, Chính phủ rất quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thông qua các chỉ thị, nghị quyết qua từng thời kỳ cách mạng. Đặc biệt, từ sau Đại hội VII, nhiều đề tài cấp Nhà nước, cấp bộ, nhiều dự án, hội thảo khoa học liên quan đến cán bộ nữ đã được triển khai tiêu biểu như: Cơ cấu cán bộ và tiêu chuẩn cán bộ lãnh đạo chủ chốt của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam trong hệ thống chính trị đổi mới (Đề tài KX.05.11.04). Vị trí, vai trò chức năng và mô hình tổ chức của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam trong hệ thống chính trị (Đề tài KX.05.10.05) do Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam thực hiện năm 1993. Đề tài vai trò của của phụ nữ đồng bằng sông Hồng do Bộ Khoa học Công nghệ và môi trường chủ trì, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam thực hiện tháng 5-1994.Phó chủ tịch nước Trương Mỹ Hoa: Đổi mới mạnh mẽ hơn nữa công tác cán bộ nữ (Tạp chí Cộng sản tháng 12-1993). PTS. Chu Tuấn Nhạ: Vài nét về tình hình hoạt động của các nhà khoa học nữ nước ta (Tạp chí khoa học về phụ nữ, số 4-1993)… Các công trình nghiên cứu trên đây từ nhiều góc độ và cách tiếp nhận khác nhau cũng đã chỉ rõ: Giải phóng phụ nữ là yêu cầu của lịch sử, là vấn đề có tính thời sự: giải phóng phụ nữ gắn với giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội; giải phóng con người; muốn giải phóng phụ nữ, thực hiện “nam nữ bình quyền” triệt để phải gắn với cuộc cách mạng xã hội. Nhưng do yêu cầu cụ thể của các cuộc hội thảo, đề tài nghiên cứu khoa học… nên các công trình này chỉ phân tích, lý giải từng mặt của vấn đề cán bộ nữ. Đề tài “Đường lối cán luan van thac si - luan van kinh te - khoa luan - tai lieu -Footer Page 2 of 128. Header Page 3 of 128. 3 bộ nữ của Đảng Cộng sản Việt Nam thời kỳ 1975-1995”góp phần đề cập tới vấn đề cán bộ nữ một cách hệ thống cả về lý luận và thực tiễn. 3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu Mục đích: Thông qua các chủ trương, chính sách của Đảng và thực tiễn phong trào cán bộ nữ từ năm 1975-1995 góp phần giúp cho lãnh đạo các cấp nhận thức đúng và quan tâm thường xuyên bằng những biện pháp cụ thể, thiết thực đến công tác phụ nữ. Nhiệm vụ: Trình bày quá trình hình thành chính sách cán bộ nữ của Đảng cộng sản Việt Nam từ 1975-1995. Tác dụng của những chính sách đó. Giới hạn đề tài: Phong trào cán bộ nữ nói chung và công tác cán bộ ở Việt Nam là một đề tài rất rộng, nên phạm vi nghiên cứu của đề tài luận văn chủ yếu tập trung nghiên cứu những chủ trương chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với công tác cán bộ nữ từ năm 1975-1995. 4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu Nguồn tài liệu - Các văn kiện của Đảng, Nghị quyết hội nghị Ban Chấp Hành Trung Ương, các Nghị quyết, Chỉ thị, Báo cáo của Trung ương Đảng. - Các văn kiện Nhà nước như Hiến pháp, Pháp lệnh, Chỉ thị, Quyết định của Chính phủ. - Một số sách, báo, tạp chí viết về phụ nữ. Các công trình khoa học nghiên cứu về vấn đề này. Phương pháp nghiên cứu Nhất quán phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, đề tài được hoàn thành trên cơ sở phương pháp lịch sử và phương pháp lôgic.Ngoài ra còn kết hợp sử dụng phương pháp phân tích-tổng hợp, cụ thể-khái quát, thống kê, so sánh, đối chiếu. luan van thac si - luan van kinh te - khoa luan - tai lieu -Footer Page 3 of 128. Header Page 4 of 128. 4 5. Đóng góp của khóa luận Khóa luận trình bày một cách hệ thống đường lối, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với công tác cán bộ nữ, sự lãnh đạo và chỉ đạo trong hoạt động thực tiễn. Đồng thời trình bày rõ thực trạng của đội ngũ cán bộ nữ sau 20 năm thống nhất đất nước. Phân tích nguyên nhân của những thành tựu, tồn tại và đưa ra những kinh nghiệm cho giai đoạn sau. 6. Bố cục khóa luận Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tham khảo và phụ lục luận văn gồm 2 chương. Chương 1: ĐƯỜNG LÓI CÁN BỘ NỮ CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM THỜI KỲ TRƯỚC ĐỔI MỚI Chương 2: ĐƯỜNG LỐI CÁN BỘ NỮ CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM THỜI KỲ ĐỔI MỚI (1986 – 1995) luan van thac si - luan van kinh te - khoa luan - tai lieu -Footer Page 4 of 128. Header Page 5 of 128. 5 Chương 1 ĐƯỜNG LỐI CÁN BỘ NỮ CỦA ĐẢNG CỘNGSẢN VIỆT NAM THỜI KỲ TRƯỚC ĐỔI MỚI 1.1. QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN VÀ TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VỊ TRÍ VÀ VAI TRÒ CỦA PHỤ NỮ TRONG XÃ HỘI Trước chủ nghĩa Mác, cả trong tư tưởng lý luận cũng như trong thực tiễn, phụ nữ luôn bị khinh rẻ, bị coi là kẻ tiểu nhân và mất quyền bình đẳng cả ngoài xã hội cũng như trong gia đình phụ nữ được xem như những công cụ biết nói… Hàng loạt những giáo lý bất công dưới chế độ phong kiến như thuyết tam tòng đã chói chặt người phụ nữ vào công việc gia đình, suốt đời phụ nữ chỉ biết phục tùng cha, chồng, con trai. Xác định được vị trí, vai trò của phụ nữ đối với sự phát triển của toàn xã hội Mác, Ăngghen, Lênin đã khẳng định trong lịch sử nhân loại, không có một phong trào to lớn nào của những người bị áp bức mà lại không có người phụ nữ tham gia. Phụ nữ là những người bị áp bức nhất trong những người bị áp bức nên không bao giờ họ đứng ngoài và cũng không thể đứng ngoài các cuộc đấu tranh giải phóng, chỉ ra những điều kiện và biện pháp để giải phóng phụ nữ, trong đó theo các ông, điều kiện đầu tiên có tính chất bao trùm là phải thực hiện quyền bình đẳng, đặc biệt là quyền bình đẳng về việc làm giữa nam và nữ. Để thực sự giải phóng phụ nữ, theo Lênin cần tiến hành theo hai bước: + Bước thứ nhất, phải bóc trần sự lừa bịp và giả nhân giả nghĩa của chế độ dân chủ tư sản, tiến hành xóa bỏ chế độ tư hữu về ruộng đất, công xưởng, nhà máy và trao toàn bộ quyền lực nhà nước về tay quần chúng lao động. Cần luan van thac si - luan van kinh te - khoa luan - tai lieu -Footer Page 5 of 128. Header Page 6 of 128. 6 phải thủ tiêu sự bất bình đẳng trong pháp luật về hôn nhân và gia đình, sự bất bình đẳng về con cái. + Bước thứ hai, phải để phụ nữ tham gia lao động sản xuất nói chungcoi vấn đề giải phóng phụ nữ vừa là mục tiêu vừa là động lực của cuộc cách mạng vô sản. Nhất quán với các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác-Lênin, Chủ tịch Hồ Chí Minh sớm nhận thức được vị trí, vai trò của phụ nữ trong lịch sử và quan tâm đến vấn đề giải phóng phụ nữ. Hồ Chí Minh khẳng định “Non sông gấm vóc Việt Nam do phụ nữ ta, trẻ cũng như già, ra sức dệt thêu mà thêm tốt đẹp, rực rỡ”[36,tr.432].Người cũng chỉ ra rằng bình đẳng nam nữ là điều kiện quan trọng nhất để phụ nữ tham gia ngày càng nhiều vào sự nghiệp cách mạng, cùng gánh vác với nam giới.Ngay từ năm 1925 cùng với việc chuẩn bị về tư tưởng, chính trị và tổ chức để thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, tổ chức Việt Nam cách mạng thanh niên do Người sáng lập đã chọn 10 em gái và trai, con Việt kiều ở Xiêm đưa đến Quảng Châu để đào tạo cán bộ chuẩn bị thành lập Đảng. Trong Chính cương vắn tắt, sách lược vắn tắt do Người soạn thảo được thông qua Hội nghị hợp nhất (3 – 2-1930) sau những vấn đề quan trọng về đối tượng, mục tiêu, phương pháp tiến hành cách mạng… Người chỉ rõ: Phải thực hiện “nam nữ bình quyền”[35, tr.295].Cùng với việc thực hiện bình đẳng nam nữ, phải bố trí cho phụ nữ được giảm bớt công việc nội trợ trong gia đình để giành thời gian cho hoạt động xã hội và học tập. Để sự nghiệp giải phóng phụ nữ và công tác cán bộ nữ được thực hiện triệt để thì trách nhiệm trước hết thuộc về Đảng “Đảng cách mạng phải làm sao dạy cho đàn bà nấu ăn cũng phải biết làm việc nước” [35, tr.217]. Xác định được vai trò quan trọng của phụ nữ trong sự nghiệp cách mạng, Hồ Chí Minh rất quan tâm, theo dõi hoạt động của phụ nữ và Người rất phấn khởi mà thành tích của phụ nữ đạt được. Trong buổi gặp mặt luan van thac si - luan van kinh te - khoa luan - tai lieu -Footer Page 6 of 128. Header Page 7 of 128. 7 phụ nữ lao động tiên tiến và chiến sĩ thi đua toàn thành phố Hà Nội lần thứ hai, Người nói “Từ trước đến nay phụ nữ Việt Nam ta đã có nhiều đóng góp cho cách mạng, phụ nữ ta rất đáng kính”[35, tr.668]. Hồ Chí Minh đã phân tích, so sánh sự tiến bộ, trưởng thành của phụ nữ nước ta ngày nay với thời trước đây “Dưới chế độ XHCN, hàng vạn phụ nữ đã trở thành cán bộ chuyên môn các ngành, và cán bộ lãnh đạo, làm giám đốc và phó giám đốc các xí nghiệp, chủ nhiệm các hợp tác xã nông nghiệp, chủ tịch ủy ban hành chính, bí thư chi bộ đảng…”[37, tr.755], hay “một trong những tiến bộ rõ rệt nhất là phụ nữ ta hiện nay tham gia chính quyền ngày càng nhiều”[38, tr.239]. Người phấn khởi tự hào với sự trưởng thành của đồng chí Nguyễn Thị Định trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước: “Trên thế giới chưa có nơi nào phụ nữ làm phó Tổng tư lệnh như ở miền Nam nước ta” [38, tr.489]. Cùng với việc khẳng định những tiến bộ của phụ nữ trong quá trình cách mạng, Hồ Chủ tịch đã chỉ ra những thiếu sót, khuyết điểm của công tác cán bộ nữ. Trong thư gửi Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương ngày 20 – 04-1931, Người đã phê bình thiếu sót của xứ ủy Trung kỳ về việc đào tạo và bố trí cán bộ nữ ở các huyện quá ít so với nam giới. Hồ Chí Minh đề nghị “phải sửa chữa những sai lầm trên”. Ngày 18 – 01-1967, khi đến thăm và nói chuyện với lớp cán bộ lãnh đạo cấp huyện thấy đại biểu phụ nữ chiếm tỷ lệ rất thấp trong tổng số cán bộ tham dự, Người lại chỉ ra“Cán bộ nữ ít như vậy là một thiếu sót. Các đồng chí phụ trách lớp học chưa quan tâm tới việc bồi dưỡng cán bộ nữ. Đây cũng là thiếu sót chung ở trong Đảng. Nhiều người còn đánh giá không đúng khả năng của phụ nữ, hay thành kiến hẹp hòi. Như vậy rất sai”[38, tr.489].Bác mong rằng “các đồng chí hãy thật sự sửa chữa bớt thành kiến, hẹp hòi đối với phụ nữ.Các cô nhất là các cô ở huyện, phải đấu tranh mạnh”[38, tr.490].Cùng với việc chỉ ra những nguyên nhân khách quan làm công tác cán bộ nữ yếu kém Người đã nêu những hạn luan van thac si - luan van kinh te - khoa luan - tai lieu -Footer Page 7 of 128. Header Page 8 of 128. 8 chế về phía các chị “phụ nữ ta phải xóa bỏ cái tâm lý tự ti và ỉ lại, phải có ý chí tự cường, phải nâng cao lên mãi trình độ chính trị, văn hóa, kỹ thuật”[39, tr.48]. Được Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện, Đảng Cộng sản Việt Nam đã nhận thức được thân phận của người phụ nữ dưới chế độ cũ và vai trò của họ trong lịch sử: “Trong xã hội cũ, phụ nữ là người đau khổ nhất, bị áp bức nhiều nhất do đó dễ nhạy cảm với cách mạng, phụ nữ lại là lực lượng to lớn trong nhân dân, không có phụ nữ tham gia thì không một cuộc vận động cách mạng nào có thể thành công” [23, tr.12]. Đối với phụ nữ “Đảng và Nhà nước ta đã đánh giá rất cao công lao của phụ nữ trong cách mạng dân tộc dân chủ cũng như trong cách mạng XHCN, trong chiến đấu cũng như trong sản xuất” [23, tr.11]. Nghị quyết Đại hội lần thứ ba của Đảng đã chỉ rõ “phụ nữ nước ta là một lực lượng quan trọng trong cách mạng và sản xuất, Đảng ta có trách nhiệm lớn đối với sự nghiệp giải phóng phụ nữ và phát huy năng lực dồi dào của phụ nữ để xây dựng xã hội mới”[23, tr.4-5]. Đảng Cộng sản Việt Nam cho rằng: Sự nghiệp giải phóng phụ nữ phải gắn liền, là một bộ phận của sự nghiệp giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp. Bởi vì, phụ nữ là một bộ phận của dân tộc, nếu dân tộc không được độc lập tự do thì phụ nữ cũng mất hết quyền tự do. Do đó, chỉ khi nào dân tộc được giải phóng, phụ nữ mới được giải phóng. Phụ nữ cũng là một bộ phận của giai cấp, cho nên nếu giai cấp chưa được giải phóng thì phụ nữ không thể tự giải phóng được.Ngược lại nếu giai cấp được giải phóng hoàn toàn và triệt để chỉ khi nào phụ nữ được giải phóng hoàn toàn. Để phụ nữ giải phóng một cách triệt để Đảng Cộng sản Việt Nam cho rằng phải gắn bó với việc xây dựng thắng lợi Chủ Nghĩa Xã Hội và Chủ Nghĩa Cộng Sản. Bởi vì nguồn gốc xâu xa của vấn đề phụ nữ không bình đẳng với nam giới là do còn tồn tại xã hội có giai cấp, trong đó có giai cấp luan van thac si - luan van kinh te - khoa luan - tai lieu -Footer Page 8 of 128. Header Page 9 of 128. 9 bóc lột và bị bóc lột, còn tồn tại sự áp bức bóc lột về kinh tế-chính trị-văn hóa-xã hội. Do đó, xây dựng phải gắn liền với sự nghiệp giải phóng phụ nữ và ngược lại “Nếu không giải phóng phụ nữ là xây dựng Chủ Nghĩa Xã Hội chỉ một nửa”[26, tr.728]. Chỉ có Chủ Nghĩa Xã Hội và Chủ Nghĩa Cộng Sản mới tạo ra được mọi điều kiện cần thiết về kinh tế và xã hội, về vật chất và tinh thần để giải phóng phụ nữ một cách triệt để, thực hiện bình đẳng giữa nam và nữ toàn diện, làm cho phụ nữ có địa vị xã hội xứng đáng, phát huy được hết mọi tài năng, sức sáng tạo để cống hiến cho xã hội, đồng thời xây dựng cuộc sống gia đình hạnh phúc. 1.2. ĐƯỜNG LỐI CÁN BỘ NỮ CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TRƯỚC ĐỔI MỚI 1.2.1. Thời kỳ 1930 - 1975 Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về vị trí và vai trò của phụ nữ nói chung, chính sách đối với cán bộ nữ nói riêng mang tính liên tục nhất quán. Trong tác phẩm “Đường cách mệnh”, Hồ Chí Minh đã trình bày quan điểm của Các Mác, Lênin về vị trí của phụ nữ đối với cách mạng. Qua thực tiễn đóng góp của phụ nữ đối với cách mạng Pháp, đặc biệt là cách mạng Nga, Người khẳng định tính đúng đắn của chủ nghĩa Mác-Lênin. Người đòi hỏi cần thiết phải có cơ quan chuyên trách về mặt tuyên truyền, tổ chức và huấn luyện đàn bà con gái, và giúp về đường giáo dục trẻ em công nông.Hồ Chí Minh khẳng định “mỗi Đảng Cộng sản phải có một hội phụ nữ” [35, tr.218].Như vậy là, ngay từ những năm 20, cùng với việc chuẩn bị về chính trị, tư tưởng và sự tổ chức cho việc ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam, vấn đề tổ chức và cán bộ nữ, chính sách đối với giới nữ ở Việt Nam đã được Hồ Chí Minh đặt ra và luận chứng sâu sắc.Người cho rằng, cách mệnh Nga thành công mau như thế, đứng vững như thế, cũng nhờ đàn bà con gái giúp vào. Người kêu gọi: cách mạng Việt Nam muốn thành công cũng cần có phụ nữ luan van thac si - luan van kinh te - khoa luan - tai lieu -Footer Page 9 of 128. Header Page 10 of 128. 10 tham gia. Hưởng ứng, từ năm 1927 đến 1930, phụ nữ cả nước đã tham gia tổ chức “Thanh niên” như các chị Hoàng Thị Ái, Nguyễn Thị Minh Lãng, Thái Thị Bôi, Nguyễn Thị Nhỏ…một số khác tham gia Đảng Tân Việt và sau này trở thành đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam như Nguyễn Thị Minh Khai, Tôn Thị Quế… Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời 3 - 2 - 1930 mở ra thời kỳ mới có tính chất bước ngoặt đối với tình hình phát triển của phong trào phụ nữ Việt Nam.Các tác phẩm của Hồ Chí Minh, văn kiện của Đảng thời kỳ 1930-1945 đều có phần chính sách đối với phụ nữ nói chung, cán bộ nữ nói riêng. Đáng chú ý là một trong mười chính sách của Việt Minh là chính sách đối với phụ nữ: Đàn bà con gái cũng được tự do-bất phân nam nữ, đều cho bình quyền.Theo đó, phong trào phụ nữ càng phát triển.Chính sách cán bộ nữ của Đảng đã tạo tiền đề xuất hiện những cán bộ nữ xuất sắc. Những cán bộ nữ đó đã cùng với đội ngũ cán bộ đảng viên tiền bối của Đảng góp phần quyết định trong đấu tranh giành chính quyền tháng Tám 1945. Chính quyền non trẻ thành lập sau Cách mạng Tháng Tám phải đương đầu với những thử thách hiểm nghèo: Thù trong giặc ngoài, giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm. Trở thành Đảng cầm quyền trong điều kiện đó, khó khăn lớn nhất của cách mạng Việt Nam lúc bấy giờ là thiếu nhiều cán bộ đặc biệt là cán bộ nữ. Ở một nước thuộc địa nửa phong kiến, lại bị những lề thói bất bình đẳng giới của xã hội phong kiến ràng buộc, việc phụ nữ tham gia quản lý và điều hành xã hội chưa bao giờ được đặt ra. Vì vậy, trả lại vị trí cho phụ nữ, đưa họ tham gia công tác xã hội, đóng góp cho cách mạng là yêu cầu cấp bách của Đảng và Nhà nước. Kể từ đó đến hết 2 cuộc kháng chiến giữ nước, công tác cán bộ nữ được coi là một trong những nhiệm vụ chiến lược của Đảng Cộng sản Việt Nam. Phụ nữ được tập hợp đông đảo và phát huy vai trò của mình trong những tổ chức từ Trung ương đến địa phương.Trong cuộc kháng luan van thac si - luan van kinh te - khoa luan - tai lieu -Footer Page 10 of 128. Header Page 11 of 128. 11 chiến chống Pháp, phụ nữ đã có nhiều đóng góp quan trọng. Các chị đã đảm nhận hầu hết công việc sản xuất nông nghiệp ở các địa phương để chồng con yên tâm chiến đấu. Từ cuộc trường chinh giữ nước, nhiều tấm gương chiến đấu anh dũng như anh hùng Võ Thị Sáu; Mạc Thị Bưởi; Nguyễn Thị Chiên…đã xuất hiện. Thực hiện chủ trương đưa phụ nữ bần cố nông tham gia cuộc đấu tranh cải cách ruộng đất của Đảng, nhiều chị em phụ nữ trở thành nòng cốt mà Phú Thọ là một điển hình. Trong cải cách ruộng đất đợt 2 ở 100 xã, có 132 phụ nữ được bầu vào Uỷ Ban Hành Chính xã. Trong số xã đã cải cách, có 15 chủ tịch và phó chủ tịch; 14 chính trị viên xã đội và xã đội trưởng; 5 trưởng công an xã.. Kết quả của cải cách ruộng đất trong đó có một phần đóng góp không nhỏ của phụ nữ, góp phần làm nên thắng lợi hoàn toàn của nhân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Cách mạng Việt Nam bước vào giai đoạn mới: Cả nước thực hiện 2 nhiệm vụ chiến lược: Xây dựng Chủ Nghĩa Xã Hội ở miền Bắc và kháng chiến chống Mỹ cứu nước ở miền Nam. Cùng với phong trào phụ nữ được củng cố và phát triển, công tác cán bộ nữ của Đảng đã tạo điều kiện khách quan để phụ nữ được bình đẳng tham gia quản lý và điều hành xã hội với hiệu quả cao. Có những chức vụ rất cao do phụ nữ đảm nhận: Phó tổng tư lệnh lực lượng vũ trang nhân dân miền Nam Nguyễn Thị Định (sau này bà là Phó Chủ tịch nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam); Bộ trưởng ngoại giao Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam – Trưởng đoàn đại biểu Chính Phủ Lâm Thời Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam tại Hội Nghị Pari Nguyễn Thị Bình (sau này bà là Bộ trưởng bộ giáo dục, rồi phó Chủ tịch nước), đồng thời còn có vô vàn những phụ nữ khác đảm nhiệm các cương vị lớn nhỏ khác nhau trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Đội ngũ cán bộ nữ ngày càng lớn mạnh, giữ vị trí quan trọng góp phần đưa công tác cán bộ nói chung của Đảng, Chính phủ, mà rõ nhất từ sau khi có Nghị quyết 152, 153 luan van thac si - luan van kinh te - khoa luan - tai lieu -Footer Page 11 of 128. Header Page 12 of 128. 12 NQ/TW (10 – 1-1967), công tác cán bộ nữ có những chuyển biến sâu sắc. Những số liệu sau đây chỉ rõ nhận định này: Khi cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ leo thang ra miền Bắc (8-1964), cho đến khi kết thúc cuộc chiến tranh này có số lượng cán bộ nữ tăng 353%. Số lượng cán bộ nữ đều tăng ở các cấp: Trong cơ quan Đảng số nữ tham gia cấp ủy xã tăng từ 12,9% tăng lên 20,9%, cán bộ huyện từ 9,5% lên 17,7% tỉnh tăng từ 6,3% lên 13,7%. Ở các cấp chính quyền: cán bộ xã tăng từ 14% lên 32,76%, huyện từ 12 % tăng lên 26,48%; tỉnh từ 8% lên 13,9%. Số cán bộ nữ làm trưởng, phó ty, ban ngành cấp tỉnh tăng từ 135 chị lên 221 chị, làm phó giám đốc, phó giám đốc xí nghiệp tăng lên từ 50 lên 130 chị, nữ làm chủ nhiệm, phó chủ nhiệm cũng tăng lên từ 32 lên 90 chị. Ở các cơ quan Trung ương số cán bộ trung cao cấp là nữ cũng tăng đáng kể: Năm 1965, số nữ giữ chức vụ thứ trưởng và tương đương có 5 chị, đến năm 1972 tăng lên 12 chị: số nữ đảm nhiều chức vụ: Cục, Vụ, Viện trưởng và phó tăng từ 115 tăng lên 1.837 chị. Do đòi hỏi của công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, đội ngũ trí thức nói chung, trí thức nói riêng cũng phát triển nhanh: năm 1961 chỉ có 3 tiến sĩ và phó tiến sĩ đến năm 1965 tăng lên 6 và năm 1972 tăng lên 97 chị. Số nữ có trình độ đại học năm 1961 là 1.650 thì đến 1972 đã tăng lên 16.948, trong đó có 1.234 chị là giảng viên đại học. Ở các địa phương thời kỳ này, công tác cán bộ nữ cũng có những chuyển biến đáng kể. Điển hình là Hải Hưng, một trong những tỉnh thực hiện tốt công tác cán bộ nữ. Sau khi có Nghị quyết 152-NQ/TW của Ban Bí thư, tỉnh ủy Hải Hưng đã tổ chức Hội nghị mở rộng đến các bí thư huyện ủy và đảng đoàn phụ nữ tỉnh. Trước khi học tập Nghị quyết 152-NQ/TW, số ủy viên nữ của tỉnh chỉ có 43 chị, sau triển khai Nghị quyết số lượng nay đã tăng lên 79 chị (tăng 138,7%); bí thư đảng ủy tăng 600% (trước có 3 nay lên 18). Đảng ủy viên tăng 204,7% (từ 567 lên 1.101). Bí thư chi bộ tăng 275% (từ 36 lên luan van thac si - luan van kinh te - khoa luan - tai lieu -Footer Page 12 of 128. Header Page 13 of 128. 13 99), chi ủy viên tăng 184,5% (từ 562 lên 1.037); Phó chủ tịch huyện tăng 666% (từ 3 lên 20); Chủ tịch Ủy ban hành chính xã tăng 385,7%(từ 21 lên 18) [2,tr.67]. Với chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, dưới sự lãnh đạo của Đảng, cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta hoàn toàn thắng lợi, trong đó có đóng góp rất lớn của phụ nữ.Phụ nữ Việt Nam phát huy truyền thống tự giải phóng đã có từ thời các bà Trưng, bà Triệu, được ánh sáng của Đảng soi đường họ không bồng con đi hóa đá mà cùng chồng con bước vào các cuộc trường chinh giữ nước và xây dựng đất nước với tất cả sức mạnh của truyền thống và hiện đại để tiếp tục làm rạng danh sứ mệnh của mình trong lịch sử dân tộc. Có được thành quả như vậy phần lớn bởi hiệu quả của chính sách công tác nữ và công tác cán bộ nữ của Đảng.Phải khẳng định chính sách cán bộ nữ thời kỳ CMDTDC và xây dựng CNXH ở miền Bắc (1930 -1975) đã tạo những tiền đề rất quan trọng cho công tác cán bộ nữ ở giai đoạn tiếp theo giai đoạn cả nước độc lập, thống nhất, đi lên CNXH. 1.2.2. Thời kỳ 1975-1986 Đáp ứng yêu cầu của mới của cách mạng, tháng 6 - 1976, 2 Hội Liên hiệp phụ nữ ở 2 miền đã thống nhất thành Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam. Sự thống nhất về tổ chức này đã góp phần đưa công tác cán bộ nữ và đội ngũ cán bộ nữ ngày một phát triển. Những vấn đề mang tính nguyên tắc trong chính sách cán bộ nữ của Đảng thời kỳ này thể hiện trong các văn kiện Đại hội IV, Đại hội V, Nghị quyết Bộ chính trị số 32-NQ/TW ngày 20 – 11 - 1980, “Về công tác tổ chức”. Những nghị quyết, chỉ thị tập trung đề cập đến chính sách cán bộ nữ gồm Chỉ thị của Ban Bí thư Trung ương Đảng “Về một số vấn đề cấp bách trong công tác cán bộ nữ” số 44-CT/TW ngày 7 – 6-1984. Ở chỉ thị này, Đảng ta đã nhận định về sự lớn mạnh, trưởng thành của đội ngũ cán bộ nữ từ phong trào cách luan van thac si - luan van kinh te - khoa luan - tai lieu -Footer Page 13 of 128. Header Page 14 of 128. 14 mạng của quần chúng phụ nữ: “Sự trưởng thành của đội ngũ cán bộ nữ đánh dấu bước tiến quan trọng trong việc thực hiện nam nữ bình đẳng, xây dựng và phát huy quyền làm chủ tập thể XHCN của nhân dân lao động nước ta” [19, tr.1]. Tuy nhiên Đảng ta cũng chỉ ra hiện tượng tỷ lệ cán bộ nữ giữ chức vụ lãnh đạo chủ chốt ở cấp tỉnh, thành, Trung ương, thậm chí cả ở địa phươnggiảm đi và phần nhiều lớn tuổi, nhưng diện kế cận rất ít. Để khắc phục, Hội Đồng Bộ Trưởng đã “Nhà nước hóa” đường lối của Đảng bằng việc ra Nghị quyết 176a/HĐBT (24 – 12-1984) “Về việc phát huy vai trò năng lực của phụ nữ trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa”. Chính sách cán bộ nữ thời kỳ này còn được thể hiện trong những tài liệu của Đại hội V. Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam; trong các Nghị quyết của Trung ương Đảng khóa IV và V. Nội dung cơ bản chính sách cán bộ nữ của Đảng Cộng sản Việt Nam trong các văn kiện và tài liệu nêu trên là khẳng định những thành công và chỉ ra những thiếu sót của công tác cán bộ nữ. Qua các văn kiện của Đảng, Nhà nước, đặc biệt là chỉ thị 44-CT/TW, và Nghị quyết 176a/HĐBT có thể khái quát hai thiếu sót cơ bản trong quá trình thực hiện chính sách cán bộ nữ của Đảng. + Tỷ lệ cán bộ nữ tham gia quản lý và lãnh đạo đã quá thấp lại có xu hướng sản xuất, nhất là trong các cơ quan quản lý kinh tế, quản lý Nhà nước. Số liệu thống kê của Đại hội V Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam đã chứng tỏ đó (xem phụ lục).Xét thêm một số tiêu chí khác ta cũng thấy tình trạng tương tự. + Cán bộ nữ giữ các chức vụ chủ chốt ở cấp tỉnh thành và Trung ương phần nhiều lớn tuổi, diện kế cận ít. Tỷ lệ Đảng viên nữ giảm. Chỉ thị 44CT/TW đã nhấn mạnh: Độingũ cán bộ nữ phát triển thiếu vững chắc do đó, quyền bình đẳng trên thực tế của phụ nữ còn nhiều hạn chế. luan van thac si - luan van kinh te - khoa luan - tai lieu -Footer Page 14 of 128. Header Page 15 of 128. 15 Những khuyết điểm, thiếu sót trong chính sách cán bộ nữ nêu trên do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, trong đó chủ yếu do những nguyên nhân chủ quan. + Đất nước đã chuyển sang giai đoạn mới nhưng công tác cán bộ vẫn “còn bị chi phối khá nặng nề bởi quan điểm đánh giá và lựa chọn người theo lối cũ”. Thống nhất với nhận định đó, chỉ thị 44-CT/TW nhấn mạnh công tác cán bộ nữ cũng như công tác tổ chức cán bộ nói chung chưa theo kịp yêu cầu của giai đoạn mới. + Nhiều cấp ủy Đảng chưa quán triệt đường lối và buông lỏng việc chỉ đạo thực hiện các Nghị quyết của Đảng về cán bộ nữ. Thực trạng đó do nhận thức lệch lạc về vai trò của cán bộ nữ trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. + Bản thân các cấp hội phụ nữ cũng chưa quan tâm đúng mức đến vấn đề cán bộ nữ. Để khắc phục thực trạng trên, các Nghị quyết của Đảng đòi hỏi: + Phải thực sự củng cố các đoàn thể quần chúng nhất là Tổng liên đoàn lao động Việt Nam, Đoàn Thanh niên, Hội phụ nữ. + Cấp ủy phải định kỳ nghe báo cáo của các đoàn thể, có quy định cụ thể để các đồng chí lãnh đạo công đoàn, thanh niên, phụ nữ được tham dự thường xuyên các kỳ họp của ban thường vụ bàn về kinh tế, xã hội. + Để có một chính sách cán bộ nữ đúng đắn, đặc biệt là để thực hiện nghiêm chỉnh chính sách ấy trước hết phải “tạo nên một chuyển biến mạnh mẽ về quan điểm nhận thức đối với vấn đề cán bộ nữ”. + Những quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin tư tưởng Hồ Chí Minh về vị trí và vai trò của phụ nữ nói chung, cán bộ nữ nói riêng cần được cấp ủy Đảng, những cán bộ lãnh đạo và quản lý các cấp học tập và quán triệt. Từ những cơ sở lý luận và thực tiễn đó mọi người cần nhận thức rằng bước vào luan van thac si - luan van kinh te - khoa luan - tai lieu -Footer Page 15 of 128. Header Page 16 of 128. 16 thời kỳ mới phải có những chủ trương, biện pháp phát huy hơn nữa khả năng và trí tuệ của phụ nữ và cán bộ. Khi Đảng đã đề ra chủ trương, chính sách đối với cán bộ nữ thì mọi cấp ủy và đảng viên phải quán triệt thi hành. + Một vấn đề nữa là phải đấu tranh xóa bỏ tư tưởng phong kiến, coi thường phụ nữ, đối xử hẹp hòi, thậm chí bất công với phụ nữ. Hồ Chí Minh nhấn mạnh, chỉ khi nhận thức tư tưởng đúng thì hành động mới đúng. Tăng cường cán bộ nữ trong các lĩnh vực của đời sống xã hội có ý nghĩa to lớn nhiều mặt. Tăng cường cán bộ nữ là nhằm phát huy vai trò và năng lực của chị em, góp phần thiết thực ngày càng nhiều vào sự lãnh đạo của Đảng, các cơ quan quản lý nhà nước, đồng thời xây dựng cho phong trào nòng cốt cho phng trào phụ nữ. Với mục đích như trên, nên trong các cấp ủy Đảng, các cơ quan quản lý Nhà nước, quản lý kinh tế, các đoàn thể nhân dân phải có cán bộ nữ những vị trí chủ chốt, nhất là ở những lĩnh vực mà cán bộ nữ có nhiều điều kiện phát huy khả năng. Tuy vậy, 176a/HĐBT quy định “phải có cán bộ nữ đủ tiêu chuẩn và phẩm chất, năng lực tham gia lãnh đạo”. Từ những đòi hỏi về cán bộ như trên, vấn đề đặt ra là “phải tích cực đào tạo, bồi dưỡng, tạo điều kiện cho cán bộ nữ hoàn thành nhiệm vụ”. Cần có quy hoạch cán bộ nữ, khắc phục tư tưởng chắp vá, bị động, thiếu tính liên tục trong xây dựng đội ngũ cán bộ nữ, nhất là cán bộ lãnh đạo và cán lãnh đạo và cán bộ quản lý. Cần nhận thức rằng việc khắc phục những thiếu sót, khuyết điểm đặc biệt là thực hiện các chủ trương, chính sách cán bộ nữ đã nêu ở trên là một quá trình không đơn giản.Đây là một công việc khá phức tạp bới tư tưởng coi thường phụ nữ vẫn tồn tại dai dẳng từ hàng ngàn năm khó khắc phục. Nhưng đồng chí Phạm Văn Đồng cho rằng: “chỉ cần có cách nhìn đúng đắn, có sự giúp đỡ tận tình và tình cảm chân thành với phụ nữ thì sẽ phát hiện được những phụ nữ có thể bồi dưỡng và giao trách nhiệm cao hơn, hiện đã có sẵn ở luan van thac si - luan van kinh te - khoa luan - tai lieu -Footer Page 16 of 128. Header Page 17 of 128. 17 nhiều lĩnh vực, nhất là ở cơ sở”. Để tạo nguồn phát triển cán bộ nữ, tăng cường mối liên hệ giữa Đảng với quần chúng phụ nữ, Chỉ thị 44-CT/TW yêu cầu các đảng bộ cơ sở, các chi bộ phải chú ý phát triển đảng viên nữ, phấn đấu đến hết 1985, cơ sở nào cũng có đảng viên nữ. Cũng cần thấy rằng trong mỗi giai đoạn cách mạng, những chủ trương, chính sách cán bộ nữ của Đảng không chỉ nêu ra những nhiệm vụ, giải pháp trước mắt, mà còn chỉ ra phương hướng chỉ đạo lâu dài cho các giai đoạn sau. Bởi vậy, bên cạnh những chính sách đó có thể thực hiện ngay và phải thực hiện tốt vẫn có những chính sách thực hiện từng bước, từng phần tùy thuộc vào điều kiện kinh tế xã hội của đất nước. Điều cần thiết để biến các chủ trương chính sách lớn cán bộ nữ của Đảng thành hiện thực đòi hỏi ngững cố gắng to lớn, bền bỉ, sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan Đảng, Nhà nước và các đoàn thể quần chúng, trong đó Hội phụ nữ các cấp có vai trò rất quan trọng. Như vậy, ngay trong việc thực hiện chính sách cán bộ nữ của Đảng cộng sản Việt Nam vẫn đòi hỏi chúng ta làm theo những điều Hồ Chí Minh đã nói nhiều lần, “kế hoạch một phần, biện pháp phải hai phần và quyết tâm phải ba phần”. Dưới dự lãnh đạo và chỉ đạo thực hiện của Đảng và nhà nước, công tác cán bộ nữ 10 năm sau ngày miền Nam giải phóng có những chuyển biến đáng kể: + Để đáp ứng tình hình nhiệm vụ mới của cách mạng, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam đã tham mưu cùng các cấp ủy Đảng sơ kết việc thực hiện Nghị quyết 152,153 NQ/TW của Bí thư Trung ương Đảng và phát động trong cả nước tiếp tục quán triệt sâu sắc hơn nữa tầm quan trọng của công tác cán bộ nữ theo tinh thần của ban Bí thư. Bên cạnh đó, ngoài việc kiện toàn bộ máy tổ chức từ trung ương đến cơ sở, tháng 6 - 1976 Hội Liên hiệp phụ nữ giải phóng miền Nam đã thống nhất với hội liên hiệp phụ nữ miền Bắc thành một tổ chức: Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam. Sự thống nhất về tổ chức này đã góp luan van thac si - luan van kinh te - khoa luan - tai lieu -Footer Page 17 of 128. Header Page 18 of 128. 18 phần đưa công tác cán bộ nữ và đội ngũ cán bộ nữ ngày càng phát triển. Tính dến năm 1980 có gần 8.000 chị em tham gia cấp ủy Đảng từ cơ sở trở lên (trong đó gần 2.000 chị là bí thư đảng ủy xã là bí thư, phó bí thư huyện quận); 421 là trưởng phó các ngành cấp tỉnh, thành; 2.563 chị là trưởng phó phòng quận huyện; 160 chị là chánh phó giám đốc xí nghiệp. Trên các cơ quan Trung ương: số cán bộ nữ là Trung ương ủy viên chính thức của đại hội VI (1976- 1981) có 132 chị (26,9% tổng số đại biểu quốc hội), trong đó có một chị là phó chủ tịch, 2 chị là ủy viên thường vụ Quốc hội. Số chị tham gia quản lí nhà nước cũng chiếm một tỷ lệ đáng kể: năm 1975 có 5 chị giữ chức bộ trưởng và tương đương (số lượng này giữ nguyên đến 1981); 15 chị giữ chức Thứ trưởng và tương đương (đến năm 1981 còn 12); 21 chị giữ chức vụ, vụ, viện trưởng (đến năm 1981 tăng lên 24 chị) và 82 chị giữ chức cục, vụ, viện phó (đến năm 1981 tăng lên 97). Lĩnh vực hoạt động nghiên cứu khoa học kỹ thuật, mà trước cách mạng phụ nữ không bao giờ giám mơ tưởng đến thì đến năm 1986 tỉ lệ cán bộ chiếm 51% trong số cán bộ khoa học kỹ thuật, trong đó trên đại học chiếm 10,66%; giáo sư cấp I, II là 7,3% tiến sĩ, phó tiến sĩ chiếm 9,5%, đại học và cao học: 36,02% và trung học chuyên nghiệp chiếm 59,02%. + Cùng với số lượng cán bộ nữ tăng là chất lượng của đội ngũ ngày càng đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ được phân công. Do yêu cầu của sự nghiệp cách mạng thời kì này, chúng ta đã đưa vào cương vị lãnh đạo ở cơ sở một lớp cán bộ có văn hóa, trưởng thành trong sản xuất và chiến đấu, hầu hết xuất thân từ thành phần cơ bản. Đặc biệt là số cán bộ trẻ, có sức khỏe, có văn hóa cao, sự nhiệt tình hăng hái, lòng dũng cảm, các chị đã chứng tỏ rằng đây là nguồn cán bộ kế cận, bổ sung cho đội ngũ cán bộ nữ các cấp sau này (Theo báo cáo của Ban tổ chức Trung ương Đảng, qua thống kê phân loại 12 tỉnh thành có từ 70 đến 85% số cán bộ chủ chốt của các cấp tỉnh, huyện, xã, hợp tác xã mới đề bạt đảm bảo được nhiệm vụ được phân công).Ưu điểm rõ nhất luan van thac si - luan van kinh te - khoa luan - tai lieu -Footer Page 18 of 128. Header Page 19 of 128. 19 của cán bộ nữ là vốn mang trong mình phẩm chất tốt đẹp của phụ nữ Việt Nam là cần cù, trung hậu, dũng cảm, đảm đang. Các chị có lòng nhiệt tình hăng hái trong công tác, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và nhà Chính phủ; chấp hành nghiêm chỉnh đường lối chính sách của Đảng và nhà nước, có ý thức kỉ luật tốt, lo lắng đến trách nhiệm của mình… trên cương vị lãnh đạo, nhiều chị (nhất là ở cơ sở) đã phát huy được dân chủ về chính trị và kinh tế nên được quần chúng tín nhiệm và ủng hộ. Trong quản lý kinh tế phần lớn số chị em chặt chẽ trong quản lý lao động và quản lý tài chính;tham ô lãng phí, các hiện tượng chè chén, nhậu nhẹt… rất ít khi diễn ra. + Trình độ văn hóa, chính trị, chuyên môn nghiệp vụ của các chị được nâng lên rõ rệt nhờ có sự đầu tư của các cấp ủy đảng, chính quyền từ trung ương đến điạ phương, các ngành tới công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng cán bộ nữ. Một số ngành và địa phương mạnh dạn giao việc cho chị em tập sự dần từng bước, phân công cán bộ theo dõi giúp đỡ về phẩm chất đạo đức, về phương pháp lãnh đạo, mở những cuộc tọa đàm trong từng loại cán bộ để trao đổi kinh nghiệm. Bên cạnh những thành tựu, không tránh khỏi hạn chế: Thứ nhất, tuy đội ngũ cán bộ nữ phát triển khá nhanh nhưng nhìn chung vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp cách mạng. Tỷ lệ cán bộ nữ không đều ở các cơ quan trung ương, địa phương, các ngành… đặc biệt cán bộ nữ là người dân tộc tăng không đáng kể. Một hiện tượng không bình thường là có nhiều cơ sở đông nữ, hoặc hầu hết là nữ, tuy có thể đề bạt cán bộ nữ tham gia lãnh đạo nhưng không những không đề bạt mà cũng chậm thuyên chuyển từ nơi khác về. Trong các loại hình cán bộ thì cán bộ quản lý kinh tế (đặc biệt trong nông nghiệp)đề bạt là khó khăn nhất. Ngay cả những đơn vị nhỏ nhất là tổ, đội ngũ sản xuất rất phù hợp với trình độ của phụ nữ và rất cần luan van thac si - luan van kinh te - khoa luan - tai lieu -Footer Page 19 of 128. Header Page 20 of 128. 20 thiết có nữ làm lãnh đạo, nhưng tỷ lệ phụ nữ làm đội trưởng còn rất thấp (trong các hợp tác xã nông nghiệp nữ đội trưởng sản xuất chỉ có 17,7%). Thứ hai, việc đề bạt cán bộ nữ nói chung là đúng, việc cấp trên quy định tỷ lệ cán bộ nữ tham gia vào các cấp lãnh đạo là cần thiết. Tuy nhiên, khi vận dụng có nơi còn máy móc, rập khuôn không xuất phát từ tình hình thực tế cụ thể của từng nơi không lựa chọn cho đúng tiêu chuẩn; sử dụng thiếu hợp lý, không có ý đồ lâu dài và không có chuyên môn hóa cán bộ. Cán bộ nữ hay bị thay đổi vị trí công tác dẫn tới không tích lũy được kinh nghiệm. Đã vậy, khi giao việc cho cán bộ nữ thiếu quan tâm đến đặc điểm giới tính hoặc thể lực, tâm sinh lý, gia đình, con cái nên hiệu quả chưa cao… Số cán bộ khoa học kỹ thuật đã ít lại phân công không phù hợp với ngành nghề, thậm chí có người bố trí làm những việc lao động giản đơn bỏ phí mất thời gian và kinh phí đào tạo. Thứ ba, công tác đề bạt, sử dụng cán bộ nữ còn có tư tưởng phong kiến, hẹp hòi bảo thủ, coi thường dẫn tới cán bộ nữ ở nơi đó dù có khả năng vẫn không được đề bạt. Ngoài ra còn có tư tưởng kèn cựa, địa vị được biểu hiện dưới nhiều hình thức, khi thì gay gắt, thô bạo, khi thì rất tinh vi như đả kích, chế diễu, không phục tùng nữ lãnh đạo, không hợp tác, giúp đỡ hoặc dồn việc nhiều cho cán bộ nữ để đối phó hoặc thử sức. Nguy hiểm hơn có người còn tìm cách lật đổ hoặc tung dư luận xấu về tư cách, nhân phẩm của cán bộ nữ nhằm hạ thấp uy tín của họ. Thứ tư, về chủ trương, phương hướng đề bạt cán bộ nữ trẻ là đúng nhưng có một số nơi nhận thức chưa thỏa đáng về vấn đề này. Các đồng chí lãnh đạo cấp trên chỉ nhìn vào thành tích đột xuất, chưa xem xét toàn diện, đặc biệt về lý tưởng, động cơ phấn đấu hoặc bồi dưỡng về chính trị, nghiệp vụ chuyên môn đã vội đưa lên những chức vụ quá cao, đảm nhiệm những công việc quá khả năng cho phép của cán bộ dẫn tới hậu quả là chị em không hoàn luan van thac si - luan van kinh te - khoa luan - tai lieu -Footer Page 20 of 128.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất