Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Dùng bản đồ tư duy dạy học chương chuyên hóa vật chất và năng lượng ở động vật -...

Tài liệu Dùng bản đồ tư duy dạy học chương chuyên hóa vật chất và năng lượng ở động vật - sinh học 11 - trung học phổ thông (ban nâng cao) luận văn ths. giáo dục học

.PDF
114
8252
123

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC NGUYỄN THỊ PHÚ SỬ DỤNG BẢN ĐỒ TƢ DUY DẠY HỌC CHƢƠNG “CHUYỂN HOÁ VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƢỢNG Ở ĐỘNG VẬT” SINH HỌC 11 - TRUNG HỌC PHỔ THÔNG (BAN NÂNG CAO) LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM SINH HỌC Chuyên ngành: Lý luận và phƣơng pháp dạy học (Bộ môn Sinh học) Mã số: 60 14 10 Người hướng dẫn khao học: PGS. TS. Mai Văn Hƣng HÀ NỘI - 2010 - 1- LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể Thầy Cô Trường Đại học Giáo dục - Đại học Quốc Gia Hà Nội, phòng Quản lý đào tạo và Nghiên cứu khoa học, phòng Tư liệu đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn thạc sĩ. Bằng lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn TS. Mai Văn Hưng, người thầy đã dành nhiều thời gian, công sức và tâm trí trực tiếp hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn. Xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, các thầy cô giáo cùng các em học sinh trường THPT Lê Xoay và trường THPT Yên Lạc I thuộc tỉnh Vĩnh Phúc đã tạo điều kiện cho tôi khảo sát tình hình thực tế việc dạy học và tổ chức thực nghiệm sư phạm. Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân và đồng nghiệp đã động viên, giúp dỡ tạo mọi điều kiện để tôi hoàn thành luận văn này. Xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, tháng 12 năm 2009 Tác giả Nguyễn Thị Phú - 2- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DH : Dạy học ĐC : Đối chứng GV : Giáo viên HS : Học sinh Nxb : Nhà xuất bản SH : Sinh học SGK : Sách giáo khoa THPT : Trung học phổ thông THCS : Trung học cơ sở TN : Thí nghiệm Tr : Trang - 3- MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài………………………………………………… 1 2. Lịch sử nghiên cứu………………………………………………... 2 3. Mục đích nghiên cứu……………………………………………… 3 4. Khách thể, đối tƣợng nghiên cứu…………………………………. 4 5. Giả thuyết khoa học………………………………………………. 4 6. Nhiệm vụ nghiên cứu……………………………………………… 4 7. Phạm vi nghiên cứu ………………………………………………. 4 8. Phƣơng pháp nghiên cứu………………………………………….. 5 9. Cấu trúc nội dung luận văn……………………………………….. 6 Chƣơng 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 7 1.1. Cơ sở lí luận ……………………………………………………. 7 1.1.1 Khái niệm Bản đồ Tƣ duy…………………………………… 7 1.1.2. Lợi ích của Bản đồ Tƣ duy…………………………………... 9 1.1.3. Mối liên quan giữa Bản đồ Tƣ duy và hoạt động của bộ não 9 1.1.4. Phƣơng thức thành lập Bản đồ Tƣ duy……………………... 11 1.1.5. Bản đồ Tƣ duy trên máy tính ………………………………. 14 1.1.6. Sử dụng Bản đồ Tƣ duy trong dạy học …………………….. 16 1.2. Cơ sở thực tiễn ………………………………………………….. 17 1.2.1. Quan điểm xây dựng chƣơng trình và SGK Sinh học mới…. 17 1.2.2. Tình hình da ̣y ho ̣c Sinh ho ̣c ở trƣờng THPT hiê ̣n nay ……... 18 1.2.3. Thái độ học tập và mức độ nắm vững kiến thức Sinh học của HS 22 1.2.4. Cấu trúc chƣơng trình và nội dung kiến thức chƣơng “Chuyển hoá vật chất và năng lƣợng ở động vật”………………. 26 Chƣơng 2: SỬ DỤNG BẢN ĐỒ TƢ DUY THIẾT KẾ CÁC BÀI GIẢNG CHƢƠNG “CHUYỂN HOÁ VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƢỢNG Ở ĐỘNG VẬT” – SINH HỌC 11…………………………. 28 2.1. Sử dụng trong dạy mới một mục, một bài hay một chƣơng…….. 28 - 4- 2.1.1. Phƣơng thức sử dụng Bản đồ Tƣ duy trong dạy mới một mục, một bài hay một chƣơng…………………………………………. 28 2.1.2. Quy trình sử dụng Bản đồ Tƣ duy trong dạy mới một chƣơng, 29 bài, mục kiến thức mới…………………………………………… 2.1.3. Giáo án minh hoạ…………………………………………....... 34 2.2. Sử dụng Bản đồ Tƣ duy trong chữa bài tập …………………….. 37 2.2.1. Phƣơng thức sử dụng Bản đồ tƣ duy trong chữa bài tập cho 37 học sinh ……………………………………………………………… 2.2.2. Quy trình sử dụng Bản đồ Tƣ duy trong chữa bài tập cho học sinh ………………………………………………………………….. 39 2.2.3. Câu hỏi minh hoạ……………………………………………… 44 Chƣơng 3: THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM……………………………. 47 3.1. Mục đích thực nghiệm………………………………………….. 47 3.2. Nội dung thực nghiệm…………………………………………... 47 3.2.1. Thiết kế một số bài dạy theo hƣớng sử dụng Bản đồ Tƣ duy 47 3.2.2. Sử dụng các bài dạy đã đƣợc thiết kế để giảng dạy trên lớp 47 3.3. Phƣơng pháp thực nghiệm……………………………………… 48 3.3.1. Bố trí thực nghiệm…………………………………………. 48 3.3.2. Xử lí số liệu.......................................................................... 48 3.4. Kết quả thí nghiệm……………………………………………… 51 3.4.1. Thiết kế một số bài theo định hƣớng Bản đồ Tƣ duy……… 51 3.4.2. Thực nghiệm giảng dạy……………………………………. 88 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ…………………………………... 96 1. Kết luận …………………………………………………………... 2. Khuyến nghị.................................................................................... - 5- 96 97 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Đất nƣớc Việt Nam đang trong thời kì hội nhập. Để thành công trên con đƣờng hội nhập đó, chúng ta rất cần những con ngƣời có năng lực, bản lĩnh, sáng tạo, biết chia sẻ, hợp tác, sẵn sàng thích ứng trong môi trƣờng năng động. Hơn bất cứ ngành nghề nào khác, giáo dục phải là lá cờ đầu của mỗi quốc gia trong đổi mới nhận thức và tƣ duy. Nghị quyết Trung ƣơng 2 khóa VIII đã chỉ ra rằng “giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là động lực thúc đẩy, là điều kiện cơ bản để thực hiện các mục tiêu kinh tế, xã hội, xây dựng và bảo vệ đất nƣớc”. Thực tế này đòi hỏi ngành Giáo dục phải đổi mới một cách toàn diện về mục tiêu, nội dung, phƣơng pháp và hình thức tổ chức thực hiện. Đặc biệt cần chú ý đổi mới mạnh mẽ phƣơng pháp dạy học theo hƣớng phát huy tính tích cực, chủ động, tƣ duy sáng tạo của ngƣời học nhằm đáp ứng nhu cầu về đào tạo nguồn nhân lực hiện nay. Bên cạnh đó, sự bùng nổ về công nghệ thông tin vừa là thời cơ, vừa là thách thức đối với ngành Giáo dục Việt Nam. Làm thế nào để đối tƣợng ngƣời học có thể cập nhật một lƣợng thông tin lớn là một câu hỏi khó. Bên cạnh việc tìm ra một phƣơng pháp dạy học nhằm đạt hiệu quả cao thì việc bồi dƣỡng kĩ năng chọn lọc, xử lí và biểu đạt thông tin là vấn đề đặt ra cấp thiết đối với mỗi giáo viên trong sự nghiệp đổi mới giáo dục hiện nay. Trong quá trình dạy học, kĩ năng khái quát hóa, sơ đồ hóa kiến thức có một vị thế quan trọng. Nó là tiền đề cho sự sáng tạo và phát triển tƣ duy. Sử dụng bản đồ tƣ duy trong thiết kế và giảng dạy các học phần thuộc môn Sinh học là việc làm cần thiết trong thực tế dạy học tại các trƣờng THPT hiện nay. Đặc biệt là với học phần Sinh lí cơ thể ngƣời và động vật vốn rất dài và khó nhớ đối với học sinh PTTH thì lại càng cần phải khái quát hoá và tóm lƣợc một cách hiệu quả nhất nhƣng vẫn sinh động để học sinh có thể áp dụng các kiến thức vào trong đời sống thƣờng ngày cũng nhƣ trong các bài thi. Đó là lý do - 1- chúng tôi chọn đề tài “Sử dụng Bản đồ Tư duy dạy học chương “Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở động vật” – Sinh học 11 – Trung học phổ thông (Ban nâng cao)” để nghiên cứu và trình bày trong luận văn này. 2. Lịch sử nghiên cứu Những hình thức đầu tiên của bản đồ tƣ duy đã đƣợc sử dụng từ rất xa xƣa bởi nhiều nhà thông thái, các nhà khoa học, giáo dục học, và cả một bộ phận dân chúng. Những bản vẽ tƣơng tự nhƣ bản đồ tƣ duy ngày nay đƣợc khám phá lần đầu tiên trên các tảng đá, đƣợc vẽ bởi Tyros vào thế kỷ thứ 3, phác thảo những KN của Aristotle, sau đó là những phác thảo của Ramon Llull (1235 - 1315), một nhà triết học thế kỷ 13, ngoài ra ngƣời ta còn tìm thấy rất nhiều ghi chép của Da Vinci hay Darwin có cấu trúc tƣơng tự nhƣ bản đồ tƣ duy. (2) (1) Hình 1.3: Bản ghi chép của Darwin (1) và Da Vinci (2) có dạng bản đồ tư duy - 2- Đƣợc nghiên cứu bởi Allan M. Collins và M. Ross Quillian trong thời gian đầu những năm 1960. Tiến sĩ Collins đƣợc coi là cha đẻ của bản đồ tƣ duy hiện đại. Vào những năm 1960, Tony Buzan, một nhà tâm lý học ngƣời Anh, đã nghiên cứu phát triển và đăng ký bản quyền phát minh cho Bản đồ tƣ duy hiện đại của mình. Bản đồ tƣ duy hiện đại cũng giống nhƣ một công cụ đa năng của não bộ, ứng dụng trong mọi lĩnh vực và đang đƣợc sử dụng bởi hơn 250 triệu ngƣời, từ các nhà khoa học, kỹ sƣ GV hay HS…tại rất nhiều quốc gia trên thế giới. Bộ sách viết về Bản đồ tƣ duy đã đƣợc dịch ra hơn 30 thứ tiếng và xuất bản ở hơn 100 nƣớc trên thế giới. Cho tới năm 2008, một số cuốn sách trong bộ sách về Bản đồ tƣ duy của ông đã đƣợc dịch ra tiếng Việt bởi nhóm New Thinking Group và đã đƣợc xuất bản tại Việt Nam. Đa phần trong các cuốn sách này là nghiên cứu về cách lập bản đồ tƣ duy trong các công việc từ lớn nhất cho tới nhỏ nhất trong cuộc sống nhƣ đi mua sắm, mua quà, chuẩn bị cho một chuyến du lịch, hoạch định một chiến lƣợc kinh doanh, … Còn lại một số cuốn sách trong bộ sách đó viết về Bản đồ tƣ duy trong học tập. Tuy nhiên trong số các cuốn sách đó cũng chỉ bàn qua về việc sử dụng Bản đồ tƣ duy trong các môn học nhƣ nhƣ Toán học, Lịch sử, Địa lý, Anh văn chứ chƣa nghiên cứu sâu trong từng môn học, nhất là chƣa khai thác về vấn đề sử dụng bản đồ Tƣ duy trong dạy học Sinh học. Hiện tại trong nƣớc có tập bài giảng về môn “Lí luận dạy học hiện đại” có 1 phần giảng về Bản đồ tƣ duy. Còn để nghiên cứu ứng dụng về Bản đồ tƣ duy cụ thể trong từng môn học còn rất hiếm. 3. Mục đích nghiên cứu Sử dụng bản đồ tƣ duy trong thiết kế và sử dụng bài giảng để giảng dạy chƣơng I - phần B: “Chuyển hoá vật chất và năng lƣợng ở động vật” - Sách giáo khoa Sinh học lớp 11 nâng cao để giảng dạy có hiệu quả cao hơn, giúp học sinh nhanh chóng nắm bắt đƣợc cốt lõi của vấn đề và có các ứng dụng - 3- kiến thức một cách sáng tạo trong đời sống hằng ngày. 4. Khách thể, đối tƣợng nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu: Sử dụng Bản đồ Tƣ duy dạy học chƣơng “Chuyển hoá vật chất và năng lƣợng ở động vật”. Khách thể nghiên cứu: Giáo viên dạy sinh học và học sinh các lớp thuộc ban Khoa học Tự nhiên thuộc trƣờng THPT Lê Xoay và trƣờng THPT Yên Lạc I. 5. Giả thuyết khoa học Sử dụng bản đồ tƣ duy thiết kế các bài giảng để giảng dạy làm tăng hiệu quả truyền tải các nội dung trong chƣơng trình Sinh học phổ thông tới học sinh. 6. Nhiệm vụ nghiên cứu Nghiên cứu cơ sở của việc sử dụng Bản đồ Tƣ duy trong thiết kế các bài giảng và sử dụng các bài giảng đó để giảng dạy chƣơng I- phần B: “Chuyển hoá vật chất và năng lƣợng ở động vật”-Sách giáo khoa Sinh học lớp 11 nâng cao. Điều tra thực trạng việc dạy học bộ môn Sinh học ở một số trƣờng THPT. Sử dụng Bản đồ tƣ duy thiết kế đƣợc từng bài giảng cụ thể trong chƣơng “Chuyển hóa vật chất và năng lƣợng ở động vật”. Xây dựng hệ thống đề kiểm tra để so sánh giữa lớp đối chứng và lớp thực nghiệm. Thực nghiệm sƣ phạm để kiểm chứng giả thuyết khoa học của luận văn, từ đó có thể vận dụng vào thực tiễn dạy học. 7. Phạm vi nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu việc sử dụng bản đồ tƣ duy trong thiết kế các bài giảng và sử dụng các bài giảng đó để giảng dạy chƣơng I - phần B: “Chuyển hoá vật chất và năng lƣợng ở động vật” - Sách giáo khoa Sinh học - 4- lớp 11 nâng cao. Đề tài nghiên cứu trên các đối tƣợng khảo sát là học sinh thuộc 4 lớp 11 (học Ban Khoa học Tự nhiên) tại trƣờng THPT Lê Xoay và trƣờng THPT Yên Lạc I trong các giờ Sinh học. 8. Phƣơng pháp nghiên cứu 8.1. Phương pháp nghiên cứu lí thuyết Nghiên cứu tổng quan các tài liệu có liên quan nhƣ: Lí luận dạy học Sinh học, tâm lí học sƣ phạm, lí luận dạy học hiện đại; các luận văn, luận án, các tài liệu hƣớng dẫn chuyên môn; các văn bản hƣớng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học của ngành Giáo dục; đặc biệt là các tài liệu liên quan đến Bản đồ tƣ duy. 8.2. Phƣơng pháp điều tra Trao đổi với giáo viên giảng dạy môn Sinh học tại các trƣờng THPT về thực trạng giảng dạy môn Sinh học Sau khi dạy học bằng bài giảng đƣợc thiết kế trên cơ sở bản đồ tƣ duy, lập phiếu khảo sát nhằm đánh giá tính tích cực, chủ động của học sinh khi tham gia học tập bằng các bài giảng này. 8.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm Chứng minh bằng thực nghiệm so sánh kết quả giảng dạy bằng hai phƣơng pháp: truyền thống không sử dụng bản đồ tƣ duy và có sử dụng bản đồ tƣ duy cho cùng mỗi bài dạy ở các lớp học sinh có trình độ nhận thức tƣơng đƣơng nhau. 8.4. Phương pháp xử lí số liệu Phân tích định tính: phân tích cách lập luận và trình bày của học sinh qua mỗi bài kiểm tra. Phân tích định lƣợng: căn cứ tổng hợp điểm số của các bài kiểm tra giữa các lớp thực nghiệm và lớp đối chứng góp phần đánh giá hiệu quả của việc sử dụng bản đồ tƣ duy trong dạy học môn Sinh học nói chung và phần “Chuyển - 5- hóa năng lƣợng ở động vật” nói riêng. 9. Cấu trúc nội dung luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn còn đƣợc cấu trúc trong 3 chƣơng: Chƣơng 1: Cơ sở lí luận và thực tiến Chƣơng 2: Sử dụng Bản đồ Tƣ duy thiết kế các bài giảng chƣơng “Chuyển hoá vật chất và năng lƣợng ở động vật” – Sinh học 11 (ban nâng cao) Chƣơng 3: Thực nghiệm sƣ phạm - 6- Chƣơng 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1. Cơ sở lí luận 1.1.1 Khái niệm Bản đồ Tư duy Bản đồ Tƣ duy (Mind Map) là một hình thức ghi chép sử dụng màu sắc và hình ảnh để mở rộng và đào sâu các ý tƣởng.Trong đó, tƣ duy của con ngƣời đƣợc thể hiện dƣới dạng sơ đồ, bản đồ. Ở giữa bản đồ là một ý tƣởng hay hình ảnh trung tâm. Ý tƣởng hay hình ảnh trung tâm này sẽ đƣợc phát triển bằng các nhánh tƣợng trƣng cho các ý chính và đều đƣợc nối với trung tâm. [8, tr.20] Các nhánh chính lại đƣợc phân thành các nhánh nhỏ nhằm nghiên cứu chủ đề ở mức độ sâu hơn. Những nhánh nhỏ này lại tiếp tục phân thành nhiều nhánh nhỏ hơn, nhằm nghiên cứu vấn đề ở mức độ sâu hơn nữa. Nhờ sự kết nối giữa các nhánh, các ý tƣởng cũng có sự liên kết dựa trên mối quan hệ của bản thân chúng, điều này khiến Bản đồ Tƣ duy có thể bao quát đƣợc các ý tƣởng trên một phạm vi sâu , rộng mà một bản liệt kê các ý tƣởng thông thƣờng không thể làm đƣợc. [8, tr. 21] Một bản đồ tƣ duy thông thƣờng có cấu trúc gồm hai phần chính: các từ hình ảnh (hay từ khóa) và các đƣờng nối liên kết chúng với nhau. Ở vị trí trung tâm bản đồ là một hình ảnh hay một từ khóa thể hiện một ý tƣởng hay KN chủ đạo. Ý trung tâm sẽ đƣợc nối với các hình ảnh hay từ khóa cấp 1 bằng các nhánh chính, từ các nhánh chính lại có sự phân nhánh đến các từ khóa cấp 2 để nghiên cứu sâu hơn. Cứ thế, sự phân nhánh cứ tiếp tục và các KN hay hình ảnh luôn đƣợc nối kết với nhau. Chính sự liên kết này sẽ tạo ra một “bức tranh tổng thể” mô tả về ý trung tâm một cách đầy đủ và rõ ràng. [8] - 7- Hình 1.2: Cấu trúc của bản đồ tư duy Bản đồ Tƣ duy là một công cụ tổ chức tƣ duy nền tảng. Bản đồ Tƣ duy là phƣơng pháp dễ nhất để chuyển tải thông tin vào bộ não của bạn rồi đƣa thông tin ra ngoài bộ não. Nó là một phƣơng tiện ghi chép đầy sáng tạo và rất hiệu quả theo đúng nghĩa của nó. [7, tr. 24] Bản đồ Tƣ duy là một công cụ tuyệt vời để sắp xếp ý nghĩ của bạn. Tất cả các Bản đồ Tƣ duy đều giống nhau ở một số điểm. Chúng đều sử dụng màu sắc, có một cấu trúc cơ bản đƣợc phát triển rộng ra từ trung tâm, chúng dùng các đƣờng kẻ, các biểu tƣợng, từ ngữ và hình ảnh theo một bộ các quy tắc đơn giản, cơ bản, tự nhiên và dễ hiểu. Với một Bản đồ Tƣ duy, một danh sách dài những thông tin đơn điệu có thể biến thành một bản đồ đầy màu sắc, sinh động, dễ nhớ, đƣợc tổ chức chặt chẽ. Nó kết hợp nhịp nhàng với cơ chế hoạt động tự nhiên của não bộ. [7, tr. 25] Bản đồ Tƣ duy có thể đƣợc so sánh với bản đồ của một thành phố. Trung tâm của Bản đồ Tƣ duy giống với trung tâm thành phố và tƣợng trƣng cho ý tƣởng quan trọng nhất của bạn. Những con đƣờng chính tỏa ra từ trung tam, tƣợng trƣng cho các nhánh chính trong quá trình tƣ duy của bạn. Các con đƣờng nhỏ hơn hay các nhánh đƣờng tƣợng trƣng cho các nhánh tƣ duy tỏa ra - 8- từ nhánh chính và cứ tiếp tục nhƣ vậy … Các hình ảnh hay hình khối đặc biệt có thể tƣợng trƣng cho tầm nhìn chứa đựng sở thích, đam mê hay những ý tƣởng đặc biệt thú vị. [7, tr. 25] 1.1.2. Lợi ích của Bản đồ Tư duy Bản đồ Tƣ duy cho ta một cái nhìn tổng quan về một vấn đề hay một lĩnh vực rộng lớn. Bản đồ Tƣ duy cho ta cách học nhanh hơn, hiệu quả hơn để có thể vƣợt qua các kì thi với điểm số tốt. Bản đồ Tƣ duy giúp ta tổ chức và phân loại tốt các luồng suy nghĩ của chúng ta. Bản đồ Tƣ duy giúp ta ghi nhớ tốt hơn. Bản đồ Tƣ duy cho phép chúng ta có thể vẽ bản đồ các tuyến đƣờng hay đƣa ra các lựa chọn, và cho ta biết nơi ta sẽ tới và nơi ta đã đi qua. Bản đồ Tƣ duy cho phép ta tập hợp số lƣợng lớn dữ liệu vào một chỗ. Bản đồ Tƣ duy giúp giải quyết các vấn đề bằng cách chỉ ra cho ta những con đƣờng sáng tạo mới mẻ. Với phƣơng thức tiến dần từ trung tâm ra xung quanh, Bản đồ Tƣ duy khiến tƣ duy của chúng ta cũng phải hoạt động tƣơng tự. Từ đó các ý tƣởng của bạn sẽ phát triển và chẳng bao lâu chúng ta lại thông tin sau này sẽ dễ dàng, đáng tin cậy hơn so với khi sử dụng kĩ thuật ghi chép truyền thống. 1.1.3. Mối liên quan giữa Bản đồ Tư duy và hoạt động của bộ não Trong bản đồ tƣ duy, hình ảnh trung tâm là não bộ của chúng ta. Bộ não của loài ngƣời bao gồm hai bán cầu não thực hiện các nhiệm vụ trí tuệ khác nhau và luôn có sự phối hợp liên kết với nhau. Bán cầu não trái xử lý thông tin, con số, từ ngữ, đƣờng kẻ, danh sách giúp con ngƣời đƣa ra lý luận và phân tích vấn đề. Bán cầu não phải cảm nhận mức độ, nhịp điệu, màu sắc, hình dạng, bản đồ… giúp con ngƣời cảm nhận và mơ mộng. Mức độ hợp tác giữa chúng càng cao thì hoạt động của bộ não càng hiệu quả. Việc lập bản đồ tƣ duy giúp chúng ta sử dụng cả hai bán cầu não, nhờ đó mà chúng trở nên mạnh mẽ hơn, khả năng trí tuệ và sáng tạo đƣợc tăng cƣờng. [8] - 9- Bản đồ tƣ duy là những công cụ tƣ duy thực sự hiệu quả, chúng kích thích bộ não hoạt động và liên kết các ý tƣởng với nhau, nó chính là sự biểu thị cho cách tƣ duy của bộ não, dựa trên các quy luật tƣ duy, đó là: Mọi thông tin tồn tại trong não bộ của con ngƣời đều cần có các mối nối, liên kết để có thể đƣợc tìm thấy và sử dụng. Khi có một thông tin mới đƣợc đƣa vào, để đƣợc lƣu trữ và tồn tại, chúng cần kết nối với các thông tin cũ đã tồn tại trƣớc đó. Trong bản đồ tƣ duy, hình ảnh hay từ khóa thể hiện chủ đề của bản đồ đƣợc đặt ở vị trí trung tâm, các ý khác tỏa ra xung quanh, điều này đƣợc Tony Buzan giải thích dựa trên những cơ sở nghiên cứu của ông về hoạt động của bộ não. Thông thƣờng trong các văn bản, con ngƣời có quy tắc quét thông tin từ trái sang phải, từ trên xuống dƣới, tuy nhiên bộ não lại có xu hƣớng tự nhiên là quét toàn bộ trang một cách phi tuyến tính. Trong khi não trái nắm bắt các đƣờng nối và hình ảnh, từ ngữ thì não phải nhạy bén với màu sắc và hình dạng. Chính vì vậy các từ khóa trên bản đồ có thể đƣợc thể hiện bởi các hình ảnh, mật mã, ký hiệu… và đƣờng nối thƣờng đƣợc biểu thị bằng rất nhiều màu sắc, điều này giống nhƣ một cách kích thích cho các bán cầu não cùng hoạt động phối hợp với nhau và tạo hứng thú cho ngƣời vẽ cũng nhƣ ngƣời sử dụng bản đồ tƣ duy đó. Các nơron thần kinh sẽ nảy nở những ý tƣởng sáng tạo, trí tƣởng tƣợng của chúng ta sẽ rộng mở. Bản đồ Tƣ duy làm cho ta thấy thích nhìn, đọc, suy tƣởng và nhớ lại. Bản đồ Tƣ duy cũng là tấm bản đồ tuyệt vời cho trí nhớ. Nó cho phép bạn tổ chức các sự kiện, các suy nghĩ theo cơ chế hoạt động tự nhiên của bộ não con ngƣời ngay từ lúc bắt đầu. Điều này có nghĩa là việc nhớ và gợi thần kinh kết nối với nhau để cho ra các phƣơng thức xử lí thông tin. Bộ não của chúng ta làm việc với các hình ảnh trực giác với sự kết nối phù hợp với chúng. Bộ não của chúng ta sử dụng các từ ngữ để hiểu các hình ảnh và liên tƣởng. Chúng tạo ra bức tranh ba chiều với nhiều sự liên tƣởng đặc biệt mang tính các nhân của chúng ta. Suy nghĩ của trí não tỏa ra theo tất cả các hƣớng. [54, tr.42-43] -10 - Trong đối thoại hàng ngày, chúng ta thu thập “ngay lập tức” dòng chảy liên tục của dữ liệu dễ dàng và tinh tế đến mức ta còn không chú ý rằng bộ não của chúng ta đang làm đƣợc những việc mà ngay cả những ngƣời chế tạo ra các siiêu máy tính của thế giới cũng chỉ dám mơ ƣớc. chúng ta mỗi ngƣời đều có một siêu máy tính tuyệt vời nhất và nó ở ngay tronmg đầu mỗi chúng ta. Đó cũng chính là sức mạnh “siêu máy tính” mà Bản đồ Tƣ duy mang lại. Các Bản đồ Tƣ duy là sự phản ánh quá trình tƣ duy và khả năng thu nhận hình ảnh của bộ não. Đây là cơ chế hoạt động của bộ não chúng ta: Hình ảnh với các mạng lƣới Liên tưởng. Đây là cơ chế hoạt đọng của Bản đồ Tƣ duy: Hình ảnh với các mạng lƣới Liên tưởng. [54. tr. 44-45] Nhƣ vậy, Bản đồ Tƣ duy hoạt động dựa trên chính các nguyên tắc hoạt động của não bộ chúng ta, cơ quan có khả năng hoạt động tuyệt vời nhất trong cơ thể chúng ta. Do đó, Bản đồ Tƣ duy có khả năng xử lí thông tin cực kì hiệu quả. 1.1.4. Phương thức thành lập Bản đồ Tư duy 1.1.4.1. Bảy bước để tạo nên Bản đồ Tư duy Bước 1: Tạo trung tâm Bắt đầu từ trung tâm của một tờ giấy trắng và kéo sang 1 bên. Chúng ta bắt đầu từ trung tâm là vì bắt đầu từ trung tâm cho bộ não của chúng ta, sự tự do để trải rộng một cách chủ động và thể hiện phóng khoáng hơn, tự nhiên hơn. [54. tr. 46] Bước 2: Dùng hình ảnh cho ý tƣởng trung tâm Dùng một hình ảnh hay bức tranh cho ý tƣởng trung tâm của Bản đồ Tƣ duy mà ta đã bắt đầu tạo ra. Chúng ta dùng hình ảnh hay bức tranh cho ý tƣởng trung tâm bởi vì một hình ảnh có giá trị tƣơng đƣơng cả nghìn từ và giúp bạn sử dụng trí tƣởng tƣợng của mình. Một hình ảnh trung tâm thú vị hơn, giúp bạn tập trung vào những điểm quan trọng và làm bộ não của bạn phấn chấn hơn. [54. tr. 46] Bước 3: Luôn sử dụng màu sắc Chúng ta cần luôn sử dụng màu sắc vì màu sắc cũng có tác dụng kích thích não -11 - nhƣ hình ảnh. Màu sắc mang đến cho Bản đồ Tƣ duy những rung động cộng hƣởng, mang lại sức sống và năng lƣợng vô tận cho tƣ duy sáng tạo.[54. tr. 46-47] Bước 4: Kết nối các nhánh Nối các nhánh chính tới hình ảnh trung tâm và nối các nhánh cấp hai, cấp ba với nhánh cấp một và cấp hai…Nhƣ chúng ta đã biết, bộ não của chúng ta làm việc bằng sự liên tƣởng. Khi chúng ta nối các nhánh với nhau, chúng ta sẽ hiểu và nhớ mọi thứ dễ dàng hơn nhiều. Sự kết nối các nhánh chính cũng tạo nên hay thiết lập cấu trúc nền tảng trong những suy nghĩ của chúng ta. Điều này rất giống với phƣơng thức mà cây trong thiên nhiên nối các nhánh toả ra từ thân của nó. Nếu nhƣ còn có chỗ thiếu sót giữa thân và các nhánh chính của nó hoặc giữa các nhánh chính và nhánh bé hơn, với nhánh nhỏ thì tự nhiên sẽ không phát triển đúng nhƣ nó đang có nữa. Không có kết nối trong Bản đồ Tƣ duy của bạn thì mọi thứ (đặc biệt là trí nhớ và kiến thức của chúng ta ) sẽ rời rạc. [54. tr. 47] Bước 5: Vẽ nhiều nhánh cong hơn đƣờng thẳng Chúng ta cần vẽ nhiều nhánh cong hơn đƣờng thẳng bởi vì chẳng có gì mang lại sự buồn tẻ cho não hơn các đƣờng thẳng. Giống nhƣ các nhánh cây, các đƣờng cong có tổ chức sẽ lôi cuốn và thu hút đƣợc sự chú ý của mắt hơn rất nhiều.[54. tr. 48] Bước 6: Sử dụng một từ khoá trong mỗi dòng Bởi các từ khoá mang lại cho Bản đồ Tƣ duy của chúng ta nhiều sức mạnh và khả năng linh hoạt cao. Mỗi từ hay mỗi hình ảnh đơn lẻ giống nhƣ một cấp số nhân, mang đến những sự liên tƣởng và liên kết của nó diện mạo đặc biệt. Khi chúng ta sử dụng những từ khoá riêng lẻ, mỗi từ khoá đều không bị ràng buộc, do vậy nó có khả năng khơi dậy các ý tƣởng mới, các suy nghĩ mới. Các cụm từ hoặc các câu đều mang lại tác động tiêu cực. Một Bản đồ Tƣ duyvới nhiều từ khoá bên trong giống nhƣ một bàn tay với nhiều ngón tay cùng làm việc. Ngƣợc lại, mỗi Bản đồ Tƣ duy có nhiều cụm từ hay nhiều câu lại giống nhƣ một bàn tay mà tất cả các ngón tay đều bị giữ trong những thanh nẹp cứng nhắc. [54. tr. 48] -12 - Bước 7: Dùng những hình ảnh xuyên suốt Chúng ta dùng các hình ảnh xuyên suốt Bản đồ Tƣ duy vì chúng cũng giống nhƣ hình ảnh trung tâm, mỗi hình ảnh cũng có giá trị của một ngàn từ. Vì vậy, nếu chúng ta chỉ có mƣời hình ảnh trong Bản đồ Tƣ duy của mình thì nó đã ngang bằng với mƣời nghìn từ của những lời chú thích. [54. tr. 49] 1.1.4.2. Thí dụ cụ thể về sáng tạo Bản đồ Tư duy Chúng ta thực hiện sáng tạo Bản đồ Tƣ duy đầu tiên với chủ đề “Hoa quả” là một chủ đề rất dễ hiểu và dễ tƣởng tƣợng. Cấp độ 1 Đầu tiên, lấy một tờ giấy trắng và vài chiếc bút màu. Xoay tờ giấy theo chiều ngang khiến nó trông rộng hơn. Tại trung tâm của tờ giấy, bạn vẽ một hình ảnh của Hoa quả mà bạn hình dung trong đầu. Sử dụng bút màu tô theo ý thích của bạn. [54. tr. 49] Cấp độ 2 Sau đó, vẽ vài nhánh to, toả ra từ hình ảnh Hoa quả trung tâm. Sử dụng một màu khác cho mỗi nhánh. Những nhánh đó sẽ diễn tả những suy nghĩ chính của chúng ta về “Hoa quả” đó. Chúng ta có thể đƣa vào bao nhiêu nhánh tuỳ ý khi chúng ta tạo bản đồ Tƣ duy nhƣng để dễ hiểu, chúng ta giới hạn số nhánh đó là 5. Trên mỗi nhánh, ghi bằng các chữ in hoa to, rõ ràng năm từ khoá đầu tiên chợt nảy ra trong đầu chúng ta khi ta nghĩ tới chủ đề “Hoa quả”. Ngay lúc này, chúng ta có thể thấy Bản đồ Tƣ duy của chúng ta trƣớc hết là sản phẩm của các đƣờng kẻ và các từ. Vì vậy, chúng ta có thể phát triển nó, làm cho nó tốt hơn bằng cách thêm vào cho nó những thành phần quan trọng của các bức tranh và các hình ảnh từ trí tƣởng tƣợng của chúng ta. “Một bức tranh có giá trị bằng một ngàn từ”. Do vậy sẽ tiết kiệm nhiều thời gian và năng lƣợng lãng phí để viết hàng ngàn từ trong lời chú giải của chúng ta. Đồng thời cũng dễ nhớ hơn. Đối với mỗi từ khoá, chúng ta vẽ theo một bức tranh ngay bên cạnh để -13 - diến tả và nhấn mạnh nó. Dùng các bút màu và một chút tƣởng tƣợng của chúng ta. Không cần phải là một tác phẩm nghệ thuật mà chỉ cần lột tả đƣợc ý tƣởng của chúng ta. [ 54. tr. 50- 52] Cấp độ 3 Bây giờ, hãy sử dụng sự liên tƣởng để mở rộng Bản đồ Tƣ duy này trong phạm vi tiếp theo của nó. Trở lại với Bản đồ Tƣ duy của chúng ta, nhìn lại năm từ khoá mà chúng ta đã đặt trên nhánh chính. Các từ khoá này sẽ khuấy động những ý tƣởng xa hơn trong đầu chúng ta. Ví dụ nhƣ, nếu nói rằng chúng ta nói đến từ “quả cam” thì chúng ta có thể nghĩ đến màu sắc, đến nƣớc ép, đến vitamin C,… Vẽ các nhánh xa hơn từ mỗi từ khoá sao cho phù hợp với những liên tƣởng mà chúng ta đã tạo ra. Hơn nữa, số nhánh mà chúng ta có hoàn toàn phụ thuộc vào số ý tƣởng mà chúng ta đã đƣa ra - số ý tƣởng này có thể là vô hạn. Tuy nhiên, để đơn giản, dễ hiểu thì chúng ta chỉ vẽ 3 nhánh con. Trên các nhánh con này, chúng ta thực hiện đúng nhƣ đã làm ở giai đoạn đầu: viết ra rõ ràng các từ điền vào các nhánh này. Sử dụng các từ chính trên nhánh để mô tả ba từ khoá mới của chúng ta. Sau đó chúng ta sẽ tô màu và đƣa hình ảnh lên các nhánh con này. Nhƣ vậy là Bản đồ Tƣ duy về “Hoa quả” đã đƣợc hoàn thành. Chúng ta nhận thấy một Bản đồ tƣ duy hoàn thiện chứa đựng rất nhiều các biểu tƣợng, mã, đƣờng kẻ, nhiều từ, nhiều màu sắc và hình ảnh. Bản đồ Tƣ duy diễn đạt tất cả các đƣờng chỉ đạo mà chúng ta cần thiết phải đặt ra để có đƣợc phần lớn kết quả mong muốn. [54. tr. 52-54] 1.1.5. Bản đồ Tư duy trên máy tính Máy tính có thể rất hữu ích khi chúng ta vẽ Bản đồ Tƣ duy. Mặcdù vẫn là não chúng ta đƣa ra các ý tƣởng , xong các phần mềm mới nhất có thể cho phép chúng ta vẽ một Bản đồ Tƣ duy trên màn hình máy tính. Chúng ta có thể ghi thông tin này trong một tài liệu và sau đó chuyển giao thông tin này tới những ngƣời khác. Bản đồ Tƣ duy trên máy tính cho phép chúng ta lƣu trữ một số lƣợng các dữ liệu vô cùng lớn trong mẫu Bản đồ Tƣ duy sẵn có, để bổ -14 - sung những lời chỉ dẫn tham khảo từ những dữ liệu đó, để luân phiên các nhánh từ một phần của Bản đồ Tƣ duy tới các phần khác, từ đó có thể bố trí lại toàn bộ Bản đồ Tƣ duy nhằm làm sáng tỏ thông tin mới. Hiện nay, nhiều công ty đang sử dụng Bản đồ Tƣ duy trên máy tính để lƣu trữ và chia sẻ thông tin giúp cho các dự án đi đúng hƣớng. Việc sử dụng Bản đồ Tƣ duy trên máy tính cùng với Bản đồ Tƣ duy vẽ tay là sự kết hợp mang lại hiệu quả to lớn. Hơn nữa, Bản đồ tƣ duy có thể kết hợp phần mềm Powerpoint (phần mềm dành riêng cho thuyết trình) để tạo hiệu quả cao trong thuyết trình hay trong giảng dạy. Thực tế, trong mỗi bài giảng bằng phần mềm Powerpoint, học sinh thƣờng chờ đợi những hình ảnh tân tién nhất. Những Bản đồ Tƣ duy máy tính hay bất kì Bản đồ Tƣ duy nào cũng đều tránh cho chúng ta phải liệt kê một loạt các từ và cụm từ quan trọng theo từng hàng khiến cho học sinh cảm thấy nhàm chán. Trong thực tế, thuật ngữ Powerpoint khá dễ hiểu, nó có nghĩa là một mạng hợp nhất các ý tƣởng và hình ảnh chủ đạo. Do đó có thể nói rằng Bản đồ Tƣ duy là một công cụ thuyết trình Powerpoint và chúng luôn thu hút đƣợc hoạc trò quan tâm khiến học sinh có thể dễ dàng thu thập, sáng tạo và phát triển các luồng thông tin. Các chƣơng trình Bản đồ Tƣ duy nhƣ “Mind Genius”có thể giúp chúng ta xây dựng một Bản đồ Tƣ duy điện tử sinh động nhất. Ngoài ra còn có các phần mềm khác nhƣ Imind maps, Freemind… Bắt đầu bằng việc xây dựng một Bản đồ Tƣ duy gốc (cái nhìn tổng quát của bạn) về chủ đề. Mỗi ý tƣởng cơ bản (các nhánh chính) sẽ tự động chuyển thành những tiêu đề chính của bài học. theo mỗi nhánh này, sẽ có những Bản đồ tƣ duy chi tiết hơn xây dựg từ nó. Trong rất nhiều trƣờng hợp, chúng ta sẽ thấy để phát triển đƣợc những nhánh chính của Bản đồ Tƣ duy, chúng ta cần tìm hiểu sâu hơn về những chi tiết nhỏ. Quá trình này có thể tiếp diễn cho đến khi chúng ta có một cái nhìn đầy đủ nhất. Phần mềm Bản đồ Tƣ duy trên máy tính cho phép chúng ta thành lập Bản đồ Tƣ duy với 30 cấp độ. -15 -
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng