Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Du thao bao cao hien trang moi truong tinh yen bai giai doan 2011 2015...

Tài liệu Du thao bao cao hien trang moi truong tinh yen bai giai doan 2011 2015

.DOC
259
264
123

Mô tả:

Chương I TỔNG QUAN VỀ CÁC ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN CỦA TỈNH YÊN BÁI 1.1. Điều kiện địa lý tự nhiên 1.1.1. Vị trí địa lý Yên Bái là tỉnh miền núi, nằm giữa vùng Tây Bắc - Đông Bắc và Trung du Bắc bộ. Yên Bái có phạm vi giới hạn ở toạ độ địa lý từ 21 024’ - 22016’ vĩ độ Bắc; 103056’ - 105003’ kinh độ Đông. Phía Bắc giáp tỉnh Lào Cai, phía Nam giáp tỉnh Phú Thọ, phía Đông giáp 2 tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang và phía Tây giáp tỉnh Sơn La. Tổng diện tích tự nhiên của tỉnh Yên Bái là 688.627,64 ha, bằng 2% diện tích tự nhiên của cả nước và bằng 10,4% diện tích vùng Đông Bắc; Yên Bái có 9 đơn vị hành chính (01 thành phố, 01 thị xã và 07 huyện) với tổng số 180 xã, phường, thị trấn; trong đó có 02 huyện vùng cao Trạm Tấu, Mù Cang Chải (đồng bào Mông chiếm trên 80%) nằm trong 61 huyện nghèo, đặc biệt khó khăn của cả nước… Với vị trí địa lý là cửa ngõ miền Tây Bắc, lại nằm trên trung điểm của một trong những tuyến hành lang kinh tế chủ lực Trung Quốc - Việt Nam: Côn Minh Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, có hệ thống giao thông tương đối đa dạng đã tạo cho Yên Bái có điều kiện và cơ hội thuận lợi để tăng cường hội nhập và giao lưu kinh tế thương mại, phát triển văn hóa xã hội… không chỉ với các tỉnh trong vùng, các trung tâm kinh tế lớn trong cả nước mà còn cả trong giao lưu kinh tế quốc tế, đặc biệt là với các tỉnh Tây Nam Trung Quốc. Yên Bái có vị trí quan trọng trong chiến lược bảo vệ an ninh quốc phòng đã được khẳng định trong lịch sử đấu tranh giải phóng và bảo vệ Tổ quốc. Ngày nay, Yên Bái đã và đang được xây dựng thành khu vực mạnh về kinh tế và trở thành khu vực phòng thủ vững chắc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. 1.1.2. Địa hình Yên Bái tiếp giáp giữa vùng Đông Bắc và Tây Bắc, đồng thời là vùng chuyển tiếp giữa vùng Trung du lên vùng cao. Địa hình của tỉnh Yên Bái khá phức tạp, bị chia cắt bởi hai dãy núi Hoàng Liên Sơn và con Voi; hệ thống sông suối dày đặc, với các kiểu địa hình khác nhau: vùng núi cao hiểm trở, vùng đồi bát úp lượn sóng nhấp nhô, vùng đồi thoải lượn sóng mềm mại xen kẽ với các thung lũng và các cánh đồng phù sa nhỏ hẹp ven sông. Sự chênh lệch địa hình giữa các vùng trong tỉnh rất lớn, nơi cao nhất là đỉnh Pú Luông có độ cao 2.985 m; nơi thấp nhất tại xã Minh Quân huyện Trấn Yên, độ cao chỉ có 20 m so với mặt nước biển. Địa hình của tỉnh cao dần từ Đông sang Tây và từ Nam lên Bắc. 1 Vùng núi cao trên đỉnh: phân bố ở các đỉnh núi cao thuộc huyện Mù Cang Chải; tập trung chủ yếu ở dãy núi Hoàng Liên Sơn - Pú Luông, có độ cao tuyệt đối trên 1700 m. Là dãy núi cao, chia cắt mạnh, độ dốc lớn, thung lũng hẹp, có nhiều đỉnh nhọn, vách đứng. Vùng núi cao trung bình phía Đông dãy Hoàng Liên - Pú Luông, có độ cao tuyệt đối từ 300 - 1700 m, tập trung chủ yếu ở phía Tây Bắc huyện Văn Yên, Trấn Yên. Là các dãy đồi núi liên tiếp chia cắt mạnh, độ dốc lớn, có các bậc thềm cao, thấp khác nhau, có nơi địa hình thung lũng hẹp, vách dốc đứng. Vùng núi cao trung bình trên nền đá biến chất và đá Macma axít: vùng này tập trung chủ yếu ở khu vực núi cao trung bình ở huyện Mù Cang Chải từ giáp Than Uyên đến phía bắc huyện Văn Chấn, địa hình núi đỉnh nhọn, sườn dốc, chia cắt mạnh, đồi núi thấp thoải. Ngoài ra còn có địa hình thung lũng lòng máng có bậc thềm phù sa do sản phẩm của phù sa suối không đồng đều về thành phần cơ giới. Vùng đồi cao, núi thấp khu Văn Chấn, Trạm Tấu, phía tây Văn Yên - Trấn Yên: Vùng này núi đỉnh nhọn, sườn dốc, chia cắt mạnh, hợp thuỷ lũng sâu, hẹp phát triển trên nền đá Macma a11t. Vùng núi đỉnh tròn, thoải các thung lũng nông trên nền đá biến chất. Vùng đồi núi thấp trung lưu sông Chảy: Vùng này bao gồm toàn bộ diện tích đất của 2 huyện Yên Bình và Lục Yên, có địa hình thung lũng sông Chảy mở rộng dần về phía hạ lưu và dãy đồi bát úp, đỉnh tròn, sườn thoải xen kẽ với các dải đất phù sa hẹp ven sông. Dạng địa hình bồn địa Lục Yên với dải đồi thấp xen kẽ với những dải bằng phẳng, ngoài ra còn có địa hình dải đồi cao núi thấp thuộc dãy núi Con Voi, sườn chia cắt mạnh. Vùng đồi thấp thung lũng sông Thao: Vùng này bao gồm diện tích của các xã vùng thấp huyện Văn Yên, Trấn Yên và các xã vùng ngoài của huyện Văn Chấn. Có địa hình dạng đồi bát úp, đỉnh tròn, sườn thoải; độ cao tuyệt đối dưới 300m. Vùng địa hình kasrt: Đây có nhiều đỉnh núi cao vách đứng, địa hình hiểm trở, có các thung lũng nhỏ hẹp, mực nước ngầm sâu, khả năng giữ nước kém, thường bị hạn. Tóm lại: Đặc điểm địa hình núi cao, dốc, có nhiều núi đá vôi, thung lũng và đồng bằng nhỏ hẹp nên không thuận lợi cho việc phát triển các ngành dân sinh kinh tế của tỉnh, đặc biệt là cấp nước cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt. Nhưng ngược lại chính nó là điều kiện để các sông suối có nhiều thác gềnh thuận lợi cho việc phát triển thuỷ điện với các hình thức dập dâng, kênh dẫn và có nhiều cảnh 2 quan đẹp để phát triển du lịch. Do đó cần có sự kết hợp trong việc khai thác các tiềm năng, thế mạnh và các lợi thế của mỗi vùng để tạo thành thế mạnh chung của toàn tỉnh trong việc phát triển kinh tế xã hội mà các tiểu vùng còn hỗ trợ lẫn nhau để đi lên trong điều kiện mới. 1.1.3. Tài nguyên thiên nhiên 1.1.3.1. Tài nguyên nước * Nguồn nước mặt: Yên Bái có hai hệ thống sông chính là sông Hồng và sông Chảy, đều chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Ngoài hai con sông lớn là sông Hồng và sông Chảy còn có suối Nậm Kim và khoảng 200 ngòi, suối lớn nhỏ khác cùng hệ thống hồ đầm. + Sông Hồng bắt nguồn từ Vân Nam - Trung Quốc, chiều dài chảy qua tỉnh Yên Bái là 115 km. Các phụ lưu của sông Hồng trên địa phận Yên Bái, có tới 50 ngòi, có tổng diện tích lưu vực là 2.700 km 2. Lớn nhất là ngòi Thia, diện tích lưu vực 1.570 km2, sau đó là ngòi Hút (632 km2), ngòi Lao (519 km2), Ngòi Lâu (250 km2)... Những con ngòi này, cùng với phụ lưu khe suối là nguồn nước chủ yếu phục vụ sản xuất nông nghiệp và cấp nước sinh hoạt cho nhân dân. + Sông Chảy bắt nguồn từ vùng núi Tây Côn Lĩnh - Trung Quốc, với 32 chi lưu, diện tích lưu vực 2.200 km 2 với lượng nước đổ vào trung bình là 5,3 tỷ m3nước/năm, đoạn chảy qua địa phận Yên Bái có chiều dài 95 km, tại đây đã xây dựng hồ chứa nước Thác Bà, nguồn cung cấp nước cho Nhà máy thuỷ điện Thác Bà. Hồ Thác Bà là một trong ba hồ nước nhân tạo lớn nhất Việt Nam với diện tích 23.400 ha, bao gồm 19.050 ha diện tích mặt nước và 1.331 đồi đảo lớn nhỏ. Hồ có sức chứa 2,9 tỷ m³ nước là điều kiện để phát triển nguồn thuỷ sinh vật và là nguồn năng lượng phục vụ hoạt động của Nhà máy thuỷ điện Thác Bà - Công trình thuỷ điện đầu tiên ở miền Bắc Việt Nam. Các phụ lưu của sông Chảy trên đất Yên Bái có tới 23 ngòi và tổng diện tích phụ lưu 1.350 km2. + Suối Nậm Kim có tổng diện tích lưu vực 600 km 2 là chi nhánh hệ thống sông Đà, có độ dốc lớn nên có khả năng phát triển thuỷ điện. + Hệ thống ao hồ với diện tích 20.913 ha, là tiềm năng để phát triển các ngành du lịch và thuỷ sản. * Nguồn nước ngầm: Nguồn nước ngầm và nước khoáng phân bố ở độ sâu 20 - 200 mét dưới lòng đất. Nước khoáng nóng phân bố chủ yếu ở vùng phía Tây thuộc các huyện Văn Chấn, Trạm Tấu và thị xã Nghĩa Lộ, nhiệt độ trên 40 0C, hàm lượng khoáng hoá 1-5 gam/lít, có khả năng chữa bệnh khi được xử lý độc tố. 1.1.3.2. Tài nguyên khoáng sản 3 Tài nguyên khoáng sản Yên Bái khá đa dạng bao gồm: đá vôi trắng, Felspat, vật liệu xây dựng thông thường, đá quý, sét làm xi măng, than, quặng sắt, chì-kẽm, thạch anh, quặng đồng, Grafit, Granit, kaolin, quặng vàng. Trong đó, nhóm khoáng sản năng lượng gồm các loại than nâu, than Antraxit, đá chứa dầu, than bùn...; loại than nâu và than lửa dài tập trung ở ven sông Hồng, sông Chảy và các thung lũng bồn địa như Phù Nham - Văn Chấn. Nhóm khoáng sản vật liệu xây dựng gồm đá vôi, đá ốp lát, sét gạch ngói, cát sỏi... được phân bố rộng rãi trên khắp địa bàn tỉnh. Nhóm khoáng chất công nghiệp từ nguyên liệu phân bón, nguyên liệu hóa chất, nguyên liệu kỹ thuật, đặc biệt là đá quý và bán đá quý được phân bố chủ yếu ở huyện Lục Yên và Yên Bình. Nhóm khoáng sản kim loại có đủ các loại từ kim loại đen (sắt) đến kim loại nâu (đồng, chì, kẽm) và kim loại quý (vàng), đất hiếm phân bố chủ yếu ở hữu ngạn sông Hồng. Nhóm nước khoáng được phân bố chủ yếu ở vùng phía Tây của tỉnh (các huyện Văn Chấn, Trạm Tấu). 1.1.3.3. Tài nguyên đất Theo tiêu chuẩn phân loại của FAO-UNESCO, đất đai Yên Bái được chia thành 7 nhóm với 16 đơn vị đất và 35 đơn vị đất phụ. Các nhóm đất: - Nhóm đất phù sa: Nhóm đất này có diện tích khoảng 9.171,0 ha, chiếm 1,33% diện tích tự nhiên toàn tỉnh, phân bố ở hầu hết các huyện trong tỉnh, nhưng phần lớn tập trung ở lưu vực các con sông, suối lớn trong tỉnh như sông Thao, sông Chảy, ngòi Thia... khu vực có diện tích tập trung nhiều nhất là bồn địa Văn Chấn và trở thành cánh đồng phù sa trồng lúa lớn nhất tỉnh; các cánh đồng phù sa của huyện Văn Yên, Trấn Yên, Lục Yên, Yên Bình. Nhóm đất này thích hợp trồng lúa, cây màu các loại và hiện nay đã và đang được đưa vào khai thác, sử dụng cơ bản hết. - Nhóm đất glây: Nhóm đất này có diện tích khoảng 4.227 ha chiếm 0,61% diện tích tự nhiên toàn tỉnh. Phân bố rải rác ở hầu hết các huyện, nhưng tập trung nhiều nhất ở huyện Lục Yên, Yên Bình, TrấnYên, trên các địa hình thấp trũng hoặc thung lũng giữa các dãy núi, khả năng thoát nước kém. Nhóm đất này thích hợp sử dụng chủ yếu cho trồng lúa nước, tận dụng làm hồ, đầm, ao nuôi trồng thuỷ sản. - Nhóm đất đen: Nhóm đất này có diện tích khoảng 902 ha chiếm 0,13% diện tích tự nhiên của tỉnh. Phân bố tập trung ở Lục Yên, trên các địa hình thung lũng và chân núi đá vôi; diện tích thường hẹp và xen kẽ giữa các loại đất khác. Đất này có hàm lượng mùn cao, tổng cation kiềm trao đổi rất cao. Thích hợp với khả năng trồng lúa ở địa hình trũng và rau màu các loại; cây ăn quả ở địa hình cao. - Nhóm đất xám: Nhóm này có diện tích khoảng 568.581 ha chiếm 82,57% diện tích tự nhiên toàn tỉnh, là nhóm có diện tích lớn nhất tỉnh. Phân bố ở phần lớn diện tích đồi núi của tỉnh, ở độ cao dưới 1.800 m ở tất cả các huyện trong tỉnh, song 4 tập trung nhiều nhất ở các huyện Văn Yên, Văn Chấn, Mù Cang Chải. Nhóm đất này có khả năng thích hợp trồng cây nông nghiệp, công nghiệp ở vùng thấp, trồng rừng và bảo vệ rừng ở địa hình đồi vùng cao. - Nhóm đất đỏ: Nhóm đất này có diện tích khoảng 12.103 ha chiếm 1,76% diện tích tự nhiên toàn tỉnh. Được phân bổ rải rác ở một số huyện vùng cao nhưng chủ yếu tập trung ở huyện Trạm Tấu, Lục Yên, Văn Chấn. Đất này khả năng thích hợp cho sản xuất nông - lâm nghiệp. - Nhóm đất mùn Alit núi cao: Nhóm đất này có diện tích khoảng 56.078 ha chiếm 8,1% diện tích tự nhiên toàn tỉnh. Phân bố rải rác ở các huyện, nhưng tập trung nhiều ở các huyện Mù Cang Chải, Trạm Tấu, Văn Chấn, trên địa hình núi cao có độ cao tuyệt đối trên 1.800m. Nhóm đất này chủ yếu thích nghi và có khả năng khai thác cho trồng cây dược liệu, trồng, bảo vệ và khoanh nuôi rừng phòng hộ. - Nhóm đất tầng mỏng: Nhóm đất này có diện tích khoảng 2.324 ha chiếm 0,33% diện tích tự nhiên toàn tỉnh. Phân bố tập trung ở Lục Yên, Văn Yên, Văn Chấn trên vùng đất đồi, có độ dốc trên 200, đất có tầng mỏng dưới 30 cm. Sử dụng hạn chế nhất là đối với sản xuất nông - lâm nghiệp. 1.1.3.4. Tài nguyên rừng Đất đai và hệ thống sông ngòi đã tạo cho Yên Bái nguồn tài nguyên rừng phong phú gồm nhiều loại rừng khác nhau như rừng nhiệt đới, rừng á nhiệt đới, rừng ôn đới núi cao. Trong khu vực rừng á nhiệt đới của tỉnh có nhiều loại cây lá kim (như: Pơmu, Thông nàng, Thông tre lá lớn, Sa mộc, Sam mộc) xen lẫn cây lá rộng thuộc họ Sồi dè, Đỗ quyên. Ở độ cao trên 2000m, rừng hỗn hợp giao giảm dần, Pơmu mọc thành rừng kín cao tới 40-50m, đường kính thân có cây tới 1,5m. Cao hơn nữa là những cánh rừng thông xen kẽ các tầng mây bụi nhỏ rồi đến trúc lùn, cây họ Cói, cây họ Hoa hồng, cây họ Thạch nam, cây họ Cúc, cây họ Hoàng liên xen kẽ. Lùi dần về phía đông nam độ cao hạ dần, khí hậu ấm áp hơn làm cho lớp phủ thực vật rừng có điều kiện phát triển. Ngoài các loại gỗ quý (Nghiến, Lát hoa, Chò chỉ, Pơmu…), cây thuốc quý (Đằng sâm, Sơn tra, Hà thủ ô, Hoài sơn, Sa nhân), động vật hiếm (Cầy hương, Lợn rừng, Khỉ, Trăn, Tê tê…) còn có nhiều nhiều khu rừng cho lâm, đặc sản (Cọ, Măng, Song, Móc, Nấm hương, Mộc nhĩ, Trẩu, Quế, Chè). Tính riêng năm 2014, toàn tỉnh có 15.507 ha rừng trồng mới, tỷ lệ che phủ rừng năm 2014 đạt 61,2%. Hàng năm có thể khai thác khoảng 450.382 m3 gỗ các loại. Diện tích rừng trồng mới đánh giá nỗ lực gia tăng độ che phủ rừng của tỉnh, góp phần giữ ổn định nguồn nước, giảm thiểu nguy cơ hạn hán, lũ lụt, xói mòn, sạt lở đất. Ngoài ra góp phần tăng thu nhập cho người dân nhận khoán trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng. 5 1.1.3.5. Tài nguyên du lịch Yên Bái là một tỉnh miền núi có nhiều di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh cấp quốc gia, như Hồ Thác Bà, cảnh quan ruộng bậc thang Mù Cang Chải, di tích khảo cổ học Hắc Y, đền Nhược Sơn, đền Đông Cuông, khu mộ Nguyễn Thái Học, Chiến khu Vần, Căng Đồn Nghĩa Lộ, Lễ đài sân vận động thành phố Yên Bái... Bên cạnh đó, tỉnh cũng có rất nhiều đền, chùa được xếp hạng di tích như: Đình làng Dọc; đền Tuần Quán; đền, đình, chùa Nam Cường; đền, chùa Rối; đền Đông Cuông; chùa Ngọc Am; thành Viềng Công. Tỉnh Yên Bái có nhiều dân tộc thiểu số, mỗi dân tộc mang đậm một bản sắc văn hoá riêng nên có nhiều tiềm năng để tạo ra sản phẩm du lịch nhân văn từ việc khai thác lễ hội truyền thống các dân tộc, như: khai thác giá trị truyền thống dân ca, dân vũ, âm nhạc (các điệu khèn của người Mông, các điệu múa xòe của người Thái, múa sạp Tây Bắc có nguồn gốc từ Yên Bái, tính tẩu của người Tày); Các lễ hội dân gian (lễ hội Lồng Tồng, Hạn Khuống, Gầu Tào)… Hiện nay tỉnh Yên Bái đang hình thành 2 khu du lịch: Khu du lịch Tân Hương-Hồ Thác Bà và Khu du lịch Suối Giàng-Văn Chấn. 1.2. Đièu kiện thời tiết, khí hậu 1.2.1. Điều kiện khí hậu Do nằm sát chí tuyến Bắc trong vành đai nhiệt đới Bắc bán cầu nên khí hậu của tỉnh Yên Bái có đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa, trong năm có 2 mùa rõ rệt: - Mùa mưa (nóng ẩm) từ tháng 4 đến tháng 10: nhiệt độ trung bình 25oC, tháng nóng nhất là tháng 7 có ngày nhiệt độ lên tới 37 – 38 oC. Lượng mưa mùa này chiếm 80 - 85% lượng mưa cả năm, số ngày mưa nhiều, cường độ lớn, đặc biệt trong tháng 6, 7, 8 thường có mưa lớn kèm theo gió xoáy, mưa đá, gây lũ quét, ngập lụt ở các triền sông, suối làm hư hỏng các công trình thủy lợi, gây thiệt hại lớn cho sản xuất và đời sống. - Mùa khô (lạnh) từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Nhiệt độ trung bình: 18 oC, tháng lạnh nhất là tháng 1, nhiệt độ thấp nhất 1oC. Lượng mưa mùa này quá ít không đủ cung cấp nước cho sản xuất, đời sống nên hay xảy ra hạn hán, có năm vụ Đông Xuân có tới hàng nghìn ha bị thiếu nước. Bên cạnh đó tình trạng sương muối, sương mù ảnh hưởng lớn đến sản xuất của nhân dân, đặc biệt là ở 2 huyện vùng cao Trạm Tấu và Mù Cang Chải. 1.2.1.1. Chế độ nhiệt Theo kết quả thống kê của Trung tâm khí tượng thủy văn tỉnh Yên Bái cho thấy nhiệt độ trung bình năm trên các vùng của tỉnh có xu hướng tăng dần trong giai đoạn 2011-2014. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 19,6÷23,3oC. Nhiệt độ trung 6 bình các tháng lạnh nhất rất thấp (khoảng 9,7÷13,1oC). Theo tài liệu quan trắc các tháng lạnh nhất thường là các tháng 12, 1 và 2. Do ảnh hưởng của điều kiện địa hình nên giữa các địa phận khác nhau thì sự phân bố và diễn biến của nhiệt độ cũng khác nhau. Ở những vùng đón gió mùa Đông Bắc có nhiệt độ lạnh hơn, ví dụ như ở Mù Cang Chải nhiệt độ trung bình năm chỉ có 14,3oC, tháng lạnh nhất có nhiệt độ trung bình khoảng 9,7oC. Ở những vùng cao về đêm cũng rất lạnh, nhiệt độ xuống rất thấp. Về mùa đông, nhiệt độ ban đêm và ngày chênh lệch nhau đáng kể. Mùa hè vùng này tương đối dịu. Các tháng nóng nhất trong mùa hè là các tháng 6, 7, nhiệt độ trung bình các tháng này khoảng 23÷28oC. Số liệu về chế độ nhiệt của Yên Bái tại một số trạm quan trắc đặc trưng được thể hiện ở bảng và biểu đồ sau. Bảng 1.1. Nhiệt độ không khí trung bình tỉnh Yên Bái giai đoạn 2011-2014 Đơn vị: oC Trạm quan trắc Năm Trạm khí tượng 2011 2012 2013 2014 Yên Bái 22,3 23,2 23,2 23,4 Trạm khí tượng Lục Yên Trạm KTNN Nghĩa Lộ Trạm KTTV Mù Cang Chải 22,3 23,3 23,1 23,3 21,8 22,9 23,1 23,2 18,4 19,5 18,8 19,3 Nguồn: Trung tâm khí tượng thủy văn tỉnh Yên Bái 7 Biểu đồ 1.1. Nhiệt độ không khí trung bình tỉnh Yên Bái giai đoạn 2011-2014 Cũng theo số liệu thống kê của Trung tâm khí tượng thủy văn tỉnh Yên Bái, trong giai đoạn 2011-2014 tổng số giờ nắng ít nhất là 990 giờ năm 2011 (tại Trạm khí tượng Lục Yên) và số giờ nắng nhiều nhất là 1.831 giờ năm 2014 (trạm KTTV Mù Cang Chải). Số liệu về giờ nắng của Yên Bái tại một số trạm quan trắc đặc trưng được thể hiện ở bảng và biểu đồ sau. Bảng 1.2. Tổng số giờ nắng trung bình tỉnh Yên Bái giai đoạn 2011-2014 Đơn vị: giờ Năm 2011 2012 2013 2014 Trạm khí tượng Yên Bái 1.076 1.229 1.303 1.307 Trạm quan trắc Trạm khí tượng Trạm KTNN Lục Yên Nghĩa Lộ 990 1.120 1.062 1.304 1.283 1.445 1.217 1.528 Trạm KTTV Mù Cang Chải 1.473 1.604 1.721 1.831 Nguồn: Trung tâm khí tượng thủy văn tỉnh Yên Bái Biểu đồ 1.2. Tổng số giờ nắng trung bình năm tỉnh Yên Bái giai đoạn 2011-2014 1.2.1.2. Chế độ mưa 8 Nhìn chung lượng mưa ở Yên Bái tương đối lớn lượng mưa bình quân nhiều năm biến đổi từ 1.500mm đến 2.200mm, tùy theo từng vùng khác nhau. Những tâm mưa có lượng mưa lớn hơn 2.000mm nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh, vùng thượng lưu sông Chảy và khu vực phía Đông Nam lưu vực sông Thao. Khu vực có lượng mưa nhỏ là vùng nằm khuất gió như vùng trung lưu ngòi Thia thuộc huyện Văn Chấn với lượng mưa hàng năm trung bình dưới 1.600mm; khu vực dọc theo thung lũng dòng chính sông Thao từ ngòi Hút trở lên cũng có lượng mưa hàng năm dưới 1.600mm. Mưa cũng phân bố theo mùa, mùa mưa trên các lưu vực sông của Yên Bái kèo dài từ tháng 5 đến tháng 10, lượng mưa trong mùa mưa chiếm tới 80 - 85% lượng mưa cả năm. Đặc biệt 3 tháng có cường độ mưa cũng như lượng mưa lớn nhất là các tháng 6, 7, 8, chiếm từ 45-55% lượng mưa cả năm. Những tháng mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, lượng mưa chỉ chiếm 15 - 20% lượng mưa cả năm. Các tháng 12, 1, 2 là những tháng khô hạn nhất, thường xảy ra tình trạng thiếu nước vào các tháng này. Trong mùa mưa lũ, những trận mưa kéo dài và cường độ mưa lớn kèm theo gió xoáy và đôi khi có cả mưa đá, gây lũ lụt, úng nhập nhiều khi gây lũ cuốn, lũ ống, phá hại mùa màng, tính mạng, tài sản của nhân dân ở các vùng ven sông suối. Kết quả thống kê của Trung tâm khí tượng thủy văn tỉnh Yên Bái các giai đoạn cho thấy: - Tại thành phố Yên Bái: Lượng mưa trung bình năm ở Yên Bái giảm dần qua các thập kỷ, từ trên 2.100mm trong 2 thập kỷ 1961-1980 xuống khoảng 1.700mm trong thập kỷ 2001-2010. Lượng mưa trung bình năm giai đoạn 2011-2014 là 1.864,1mm, thấp hơn khoảng 7% so với lượng mưa năm 2010 (1.988,3mm), đặc biệt trong năm 2013, lượng mưa tại Yên Bái chỉ đạt 1.492,9mm, giảm khoảng 12,7% so với lượng mưa trung bình trong thập kỷ 2000-2010. - Tại thị xã Nghĩa Lộ, lượng mưa trung bình thập kỷ 1960-1971 là trên 1.500mm, tăng lên gần 1.600mm vào thập kỷ tiếp theo, sau đó giảm dần và đến thập kỷ 2001-2010 chỉ còn xấp xỉ 1.400mm. Lượng mưa trung bình năm giai đoạn 20112014 đạt 1.573,1mm, đã tăng hơn so với lượng mưa trung bình trong thập kỷ trước. Tuy nhiên, năm 2011, tại khu vực này có lượng mưa rất thấp, chỉ đạt 1.217,3mm. - Tại huyện Mù Cang Chải, lượng mưa trung bình năm không có biến động nhiều qua các thập kỷ, dao động trong khoảng 1.750 đến 1.850mm, trong đó thập kỷ 1971-1980 có lượng mưa cao nhất và thập kỷ 1991-2000 có lượng mưa thấp nhất trong 5 thập kỷ quan trắc. Lượng mưa trung bình năm giai đoạn 2011-2014, 9 đạt 1.669,5mm. Lượng mưa trong các năm 2012, 2013, 2014 diễn ra tương đối đúng quy luật, cá biệt năm 2011, lượng mưa rất thấp (1.177,2mm). - Tại huyện Lục Yên, Lượng mưa trung bình năm giai đoạn 2011-2014 đạt 1.918 mm, cao hơn các địa phương khác trong tỉnh. Số liệu về chế độ mưa của Yên Bái tại một số trạm quan trắc đặc trưng được thể hiện ở bảng và biểu đồ sau Bảng 0.3. Đặc trưng lượng mưa tỉnh Yên Bái giai đoạn 2011-2014 Đơn vị: mm Năm 2011 2012 2013 2014 Trạm khí tượng Yên Bái 2.140 2.084 1.493 1.739 Trạm quan trắc Trạm khí tượng Trạm KTNN Lục Yên Nghĩa Lộ 1.810 1.217 2.078 1.782 1.994 1.790 1.790 1.503 Trạm KTTV Mù Cang Chải 1.177 1.919 1.803 1.779 Nguồn: Trung tâm khí tượng thủy văn tỉnh Yên Bái Biểu đồ 1.3. Đặc trưng lượng mưa tỉnh Yên Bái giai đoạn 2011-2014 1.2.1.3. Chế độ ẩm 10 So với các vùng lân cận khác, độ ẩm không khí của tỉnh Yên Bái tương đối cao, trung bình năm vào khoảng 81% đến 86%. Cụ thể trong giai đoạn 2011-2014 tại thành phố Yên Bái độ ẩm trung bình 86,2%, tại Lục Yên 84,7%, tại Nghĩa Lộ 84,7%, tại Mù Cang Chải 81,2%. Như vậy, độ ẩm qua các năm có xu hướng giảm nhưng vẫn trên 80%, vì vậy thảm thực vật xanh tốt quanh năm, thể hiện rất rõ tính chất gió mùa. Số liệu về chế độ ẩm của Yên Bái tại một số trạm quan trắc đặc trưng được thể hiện ở bảng và biểu đồ sau Bảng 0.4. Đặc trưng độ ẩm không khí tỉnh Yên Bái giai đoạn 2011-2014 Đơn vị:% Năm 2011 2012 2013 2014 Trạm khí tượng Yên Bái 85 87 86 87 Trạm quan trắc Trạm khí tượng Trạm KTNN Lục Yên Nghĩa Lộ 86 85 86 85 84 85 83 84 Trạm KTTV Mù Cang Chải 81 81 82 81 Nguồn: Trung tâm Khí tượng thủy văn tỉnh Yên Bái . 11 Biểu đồ 1.4. Đặc trưng độ ẩm không khí tỉnh Yên Bái giai đoạn 2011-2014 1.2.1.4. Các hiện tượng thời tiết khác - Sương muối: Xuất hiện chủ yếu ở độ cao trên 600m, càng lên sao số ngày có sương muối càng nhiều. Vùng thấp thuộc thung lũng sông Hồng, sông Chảy ít xuất hiện. - Mưa đá: Xuất hiện rải rác ở một số vùng, càng lên cao càng có nhiều mưa đá, thường xuất hiện vào cuối mùa xuân đầu mùa hạ và thường đi kèm với hiện tượng đông và gió xoáy cục bộ. - Ngoài ra ở các vùng cao trên 1000m thỉnh thoảng còn có hiện tượng đóng băng vào cuối tháng mùa đông. 1.2.1.5. Các vùng khí hậu Với các nét đặc trưng có thể chia Yên Bái thành hai vùng khí hậu lớn, có ranh giới được xác định bởi đường phân thủy của dãy núi cao theo hướng Tây BắcĐông Nam, dọc theo hữu ngạn sông Hồng. Trong hai vùng lớn lại có tiểu vùng với những đặc biệt khác biệt. - Vùng phía Tây: Phần lớn vùng này có độ cao trung bình trên 700m, địa hình chia cắt mạnh, mang tính chất khí hậu á nhiệt đới và ôn đới, ít chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc. Có gió Tây Nam nóng, khô nên khí hậu vùng này có nét đặc trưng là nắng nhiều, ít mưa so với vùng phía Đông. Xuất phát từ các yếu tố địa hình, khí hậu, đặc thù có thể chia vùng này thành 3 tiểu vùng sau: + Tiểu vùng Mù Cang Chải: Vùng này có độ cao trung bình từ 900m, có nhiều nắng nhất tỉnh và chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam. Do độ cao địa hình lớn nên nhiệt độ thấp, nhiệt độ trung bình 18-20 0C, về mùa đông lạnh có khi xuống tới 00C.Tổng nhiệt độ năm 6.500-7.0000C, lượng mưa: 1.800-2.000 mm/năm; độ ẩm 80% thích hợp phát triển cây trồng, vật nuôi vùng ôn đới. + Tiểu vùng Tây Nam Văn Chấn: Vùng này có độ cao trung bình 800m, phía Bắc nhiều mưa, phía Nam là vùng ít mưa nhất tỉnh. Nhiệt độ trung bình là 18-20 0C, mùa đông nhiệt độ xuống tới 10C, lượng mưa 1.800mm/năm, độ ẩm 84%. Thích hợp trồng cây và vật nuôi vùng á nhiệt đới và ôn đới. + Tiểu vùng Văn Chấn – Tú Lệ: Độ cao trung bình vùng này 250-300m, có thung lũng Mường Lò với diện tích trên 2.200 ha, nhiệt độ trung bình 22-23 0C, tổng nhiệt độ cả năm 8.0000C, độ ẩm 83% thích hợp phát triển cây lương thực, cây công nghiệp chè, đặc biệt chè tuyết vùng cao, quế, cây ăn quả và cây lâm nghiệp. 12 - Vùng phía Đông: Khí hậu này chịu ảnh hưởng nhiều của gió mùa Đông Bắc, mưa nhiều về cả số ngày và lượng mưa. Mưa phùn kéo dài ở thành phố Yên Bái và huyện Trấn Yên. Nhiệt độ trung bình 21-22 0C, lượng mưa bình quân 1.8002000mm/năm, thích hợp phát triển cây nông nghiệp; lương thực, thực phẩm; cây công nghiệp, cây ăn quả, chè, cà phê; phát triển thuỷ sản... có hai tiểu vùng sau: + Tiểu vùng Nam Trấn Yên - Văn Yên - Thành phố Yên Bái - Ba Khe; thuộc thung lũng sông Hồng, dưới chân hệ thống núi Hoàng Liên Sơn - Pú Luông, nhiệt độ trung bình 23-240C, tổng nhiệt độ 8.0000C, lượng mưa bình quân 1.800-2.200 mm/năm và vùng có mưa phùn kéo dài trong thời kỳ đầu năm. + Tiểu vùng Lục Yên- Yên Bình: Thuộc thung lũng sông chảy- hồ Thác Bà, là vùng có diện tích mặt nước nhiều nhất tỉnh (hồ Thác Bà diện tích 19.050 ha), có khí hậu ôn hòa, có điều kiện thuận lợi phát triển nông- lâm nghiệp, thủy sản và du lịch. 1.2.2. Điều kiện thuỷ văn Do điều kiện địa hình đồi núi dốc mạnh, lượng mưa lớn và tập trung nên Hệ sinh thái sông, suối trên địa bàn tỉnh khá dày đặc, phân bố tương đối đều gồm 2 lưu vực sông chính là sông Hồng và sông Chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Hệ thống sông ngòi được hình thành từ các lưu vực chính: sông Hồng, sông Chảy, Ngòi Thia và vùng hồ Thác Bà. - Sông Hồng: Bắt nguồn từ dãy núi Nguỵ Sơn, cao 1.766m ở tỉnh Vân Nam Trung Quốc, chảy qua tỉnh Yên Bái, bao gồm các huyện Văn Yên, Trấn Yên và thành phố Yên Bái. Các chi lưu của sông Hồng ở địa phận Yên Bái đều ở hữu ngạn và bắt nguồn từ dãy Hoàng Liên-Pú Luông như Ngòi Thia, Ngòi Bo, Ngòi Hút... Lưu lượng nước sông Hồng thay đổi thất thường, mùa khô lưu lượng xuống thấp so với trung bình, gây ra tình trạng thiếu nước cho sản xuất nông nghiệp và đời sống nhân dân. - Sông Chảy: Bắt nguồn từ dãy núi Tây Côn Lĩnh của tỉnh Hà Giang, cao 2.410m chảy về Yên Bái qua hai huyện Lục Yên và Yên Bình rồi nhập vào sông Lô, sông Chảy, các chi lưu chính nằm ở phía tả ngạn như ngòi Biệc, ngòi Đại Cại nằm ở hạ lưu sông Chảy thuộc huyện Yên Bình đã trở thành hồ Thác Bà. Vùng thượng lưu của sông Chảy đoạn qua huyện Lục Yên nước chảy xiết, nhiều ghềnh thác. Mực nước bình quân các tháng trong năm đo tại trạm Long Phúc là 67,26 m. Lưu lượng và mực nước sông Chảy biến đổi thất thường gây ra hiện tượng về mùa khô mưa ít, lưu lượng nước sông thấp làm khô hạn nhiều diện tích đất canh tác. Mùa mưa lưu lượng nước sông lớn, tốc độ dòng chảy mạnh gây ngập lụt, phá hoại mùa màng, gây nhiều thiệt hại về người và của. Do bắt nguồn và chảy qua vùng đá 13 granit và vùng núi đá vôi xen diệp thạch mica nên phù sa sông Chảy mang đặc tính ít chua, thành phần cơ giới nhẹ thích hợp với sản xuất nông nghiệp. - Ngòi Thia: Bắt nguồn từ dãy núi Phun Sa Phìn, cao 2.874 m và núi Phu Chiêm Ban cao 2.756m, dòng chảy theo hướng Đông Nam - Tây Bắc tới xã Đại Phác, huyện Văn Yên thì quay lại theo hướng Tây Bắc - Đông Nam và nhập vào sông Hồng ở cửa Quang Mục. Ở phần thượng nguồn sông có lòng hẹp, độ dốc lớn, dòng chảy xiết, có nhiều gềnh đá nên sản phẩm bồi đắp là dạng lũ tích tạo nên đồng bằng ở vùng Văn Chấn thích hợp với sản xuất nông nghiệp Ngoài ra, Yên Bái còn có nhiều hệ thống sông ngòi nhỏ khác có lòng hẹp, độ dốc lớn, chiều dài nhỏ, mực nước thay đổi thất thường, khô hạn về mùa khô và dễ gây lũ lụt về mùa mưa. Hệ thống ao hồ: Các ao hồ lớn của tỉnh Yên Bái phần lớn nằm ở các huyện Yên Bình, Lục Yên, Trấn Yên. Trong đó các đầm lớn tự nhiên phân bố ở các xã Giới Phiên, Hợp Minh, Minh Quân, Vân Hội,... chúng có nguồn gốc là dòng cũ của sông Hồng. Các đầm hồ nhân tạo lớn nhất là hồ Thác Bà trên sông Chảy rộng 19.050 ha, được hình thành do việc đắp đập làm thủy điện Thác Bà. Bảng 1.5. Đặc trưng mực nước, lưu lượng nước 02 sông chính tại tỉnh Yên Bái Chỉ tiêu Đơn vị tính 2005 2010 2011 2012 2013 Cao nhất Cm 3.213 3.049 3.023 3.153 3.212 Thấp nhất Cm 2.518 2.453 2.495 2.472 2.454 Cao nhất Cm 7.360 7.309 7.149 7.526 7.360 Thấp nhất Cm 6.749 6.775 6.775 6.775 6.755 Cao nhất m3/s 7.450 3.310 2.490 4.120 5.340 Thấp nhất m3/s 138,0 77,8 137,0 117,0 89,0 m3/s 1.540 1.210 653 1.810 1.240 Mực nước Sông Hồng Sông Chảy Lưu lượng Sông Hồng Sông Chảy Cao nhất 14 Thấp nhất m3/s 23,8 46,4 26,7 26,5 19,5 Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Yên Bái năm 2013 Nhìn chung, hệ thống sông suối của Yên Bái ngoài những lợi thế về sản xuất nông nghiệp còn là nơi cung cấp nguồn nước dồi dào để phát triển sản xuất, phục vụ đời sống của người dân, đặc biệt là người dân vùng sâu, vùng xa vẫn coi nguồn nước sông suối là nguồn nước sản xuất và sinh hoạt chính. Hệ thống sông ngòi còn là hệ thống giao thông đường thủy nối liền các vùng trong tỉnh và ngoài tỉnh. Số liệu đặc trưng về mực nước và lưu lượng nước sông Hồng và sông Chảy được thể hiện ở Bảng 1.5 và biểu đồ sau Biểu đồ 1.5. Đặc trưng mực nước của 02 sông chính tại tỉnh Yên Bái giai đoạn 2011-2014 15 Biểu đồ 1.6. Đặc trưng lưu lượng nước của 02 sông chính tại tỉnh Yên Bái giai đoạn 2011-2014 1.3. Hiện trạng sử dụng đất Với tổng diện tích tự nhiên là 688.627,64 ha, tình hình sử dụng đất đai năm 2013 được thể hiện trên một số nét như sau: Đất nông nghiệp 585.088,51 ha chiếm 84,96% tổng diện tích của cả tỉnh; đất phi nông nghiệp 53.711,31 ha chiếm 7,79% diện tích toàn tỉnh; đất chưa sử dụng 49.827,82 ha chiếm 7,23 % diện tích toàn tỉnh. Hiện trạng sử dụng đất của tỉnh Yên Bái được trình bày trong bảng v biểu đồ sau. Bảng 1.6. Hiện trạng sử dụng đất Tỉnh Yên Bái năm 2013 TT 1 1.1 1.1.1 1.1.2 1.2 1.2.1 1.2.2 1.2.3 1.3 1.4 2 2.1 2.1.1 2.1.2 2.2 2.2.1 2.2.2 Mục đích sử dụng Tổng diện tích tự nhiên Đất nông nghiệp Đất sản xuất nông nghiệp Đất trồng cây hàng năm Đất trồng lúa Đất cỏ dùng chăn nuôi Đất trồng cây hàng năm khác Đất trồng cây lâu năm Đất lâm nghiệp Đất rừng sản xuất Đất rừng phòng hộ Đất rừng đặc dụng Đất nuôi trồng thủy sản Đất nông nghiệp khác Đất phi nông nghiệp Đất ở Đất ở tại nông thôn Đất ở tại đô thị Đất chuyên dùng Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp Đất quốc phòng, an ninh Mã NNP SXN CHN LUA COC HNK CLN LNP RSX RPH RĐD NTS NKH PNN OTC ONT ODT CDG CTS CQA Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) 689.949,05 100 585.088,51 84,96 109.319,12 15,87 64.186,56 9,32 26.335,00 3,82 1.629,74 0,24 36.221,82 5,26 45.132,56 6,55 474.120,99 68,85 285.412,60 41,45 152.200,27 22,10 36.508,12 5,30 1.585,96 0,23 62,44 0,01 53.711,31 7,80 5.066,88 0,74 4.058,47 0,59 1.008,41 0,15 15.604,04 2,27 164,14 0,02 2.046,31 0,30 16 TT 2.2.3 2.2.4 2.3 2.4 2.5 2.6 3 3.1 3.2 3.3 Mục đích sử dụng Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp Đất có mục đích công cộng Đất tôn giáo tín ngưỡng Đất nghĩa trang, nghía địa Đất sông, suối và mặt nước chuyên dùng Đất phi nông nghiệp khác Đất chưa sử dụng Đất bằng chưa sử dụng Đất núi chưa sử dụng Núi đá không có rừng cây Mã Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) CSK 3.814,53 0,55 CCC 9.579,06 1.39 TTN 46,60 0,01 NTD 671,34 0,10 SMN 32.173,12 4.67 PNK 149,33 0,02 CSD 49.827,82 7,24 BCS 713,06 0,10 DCS 45.620,90 6,62 NCS 3.493,86 0,52 Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Yên Bái năm 2013 Biểu đồ 1.7. Biểu đồ hiện trạng sử dụng đất của tỉnh Yên Bái 1.3.1. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp Diện tích đất dành cho nông nghiệp của toàn tỉnh là 585.088,51 ha (chiếm 84,96% tổng diện tích tự nhiên của toàn tỉnh). Trong đó: - Đất sản xuất nông nghiệp: Tỉnh Yên Bái chỉ có 109.319,12 ha đất sản xuất nông nghiệp năm 2013 (chiếm 15,87% diện tích tự nhiên toàn tỉnh). Trong đó, đất trồng cây hàng năm chiếm diện tích chủ yếu với 64.186,56 ha; đất trồng cây lâu năm là 45.132,06 ha. Tại tỉnh Yên Bái, đất dùng cho sản xuất nông nghiệp nằm tập trung chủ yếu ở huyện Văn Yên (25.127,04 ha) và huyện Văn Chấn (30.554,14 ha). 17 - Đất lâm nghiệp: Năm 2013 diện tích đất lâm nghiệp tỉnh Yên Bái là 474.120,99 ha, chiếm 68,85 % diện tích tự nhiên toàn tỉnh và chiếm một tỷ lệ lớn trong tổng diện tích đất dành cho nông nghiệp. Chủ yếu là đất rừng sản xuất (285.412,60 ha) và đất rừng phòng hộ (152.200,27ha). Các huyện có diện tích đất lâm nghiệp lớn gồm: Văn Yên, Mù Cang Chải, Văn Chấn, Lục Yên, Trạm Tấu. - Đất nuôi trồng thủy sản: Có diện tích 1.585,96 ha chiếm một tỷ lệ rất nhỏ (0,230%) tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh chủ yếu ở các ao, hồ, sông. Diện tích này chủ yếu tập trung ở các huyện: Lục Yên, Trấn Yên và Yên Bình. - Đất nông nghiệp khác: Chiếm diện tích không đáng kể, khoảng 62,44 ha (chiếm 0,009%) tổng diện tích tự nhiên của tỉnh. 1.3.2. Hiện trạng sử dụng đất phi nông nghiệp Tổng diện tích đất phi nông nghiệp của tỉnh Yên Bái là 53.711,31 ha; chiếm 7,79% tổng diện tích đất tự nhiên. Trong đó: - Đất ở: Diện tích có 5.066,88 ha (chiếm 0,73%) tổng diện tích tự nhiên của toàn tỉnh; trong đó đất ở đô thị có 1.008,41 ha, đất ở nông thôn chiếm diện tích là 4.058,47 ha. - Đất chuyên dùng: Tổng diện tích đất chuyên dùng năm 2013 có 15.604,04 ha (chiếm 2,26%) tổng diện tích tự nhiên. - Đất tôn giáo, tín ngưỡng: Chiếm 46,60 ha; (chiếm 0,006 %) tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh. - Đất nghĩa trang, nghĩa địa: Có 671,34 ha; chiếm 0,097% diện tích tự nhiên tỉnh - Đất sông, suối và mặt nước chuyên dùng: Có 32.173,12 ha; chiếm 4,67% diện tích tự nhiên. 1.3.3. Hiện trạng đất chưa sử dụng Diện tích đất chưa sử dụng của tỉnh Yên Bái năm 2013 có 49.827,82 ha (chiếm 7,23%) tổng diện tích tự nhiên của tỉnh. Trong đó, đất bằng chưa sử dụng có 713,06 ha; đất đồi núi chưa sử dụng chiếm diện tích lớn nhất với 45.620,90 ha. 18 Chương II ÁP LỰC CỦA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI LÊN MÔI TRƯỜNG P hát triển kinh tế xã hội là quá trình nâng cao điều kiện sống về vật chất và tinh thần của con người qua việc sản xuất ra của cải vật chất, cải tiến quan hệ xã hội, nâng cao chất lượng văn hoá. Phát triển là xu thế chung của từng cá nhân và cả loài người trong quá trình sống. Giữa môi trường và sự phát triển có mối quan hệ hết sức chặt chẽ: môi trường là địa bàn và đối tượng của sự phát triển, còn phát triển là nguyên nhân tạo nên các biến đổi của môi trường. Mối tương quan chặt chẽ giữa các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội của con người với các thành phần môi trường có thể hiểu như sau: Phát triển kinh tế - xã hội sẽ tác động đến môi trường tự nhiên và gây ra những biến đổi về chất lượng môi trường, khi chất lượng môi trường thay đổi nó sẽ tác động trở lại đến sự phát triển kinh tế - xã hội. 2.1. Tăng trưởng kinh tế Yên Bái là một tỉnh miền núi, nhiều dân tộc, hạ tầng kinh tế, xã hội còn thấp kém, thuộc nhóm các tỉnh nghèo của cả nước; đời sống của nhân dân ở vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn khó khăn. Trong 5 năm qua, kinh tế của tỉnh tăng trưởng khá nhanh và tương đối ổn định, phù hợp với điều kiện nguồn lực của tỉnh. Tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn bình quân 3 năm 2011-2013 (theo giá cố định năm 94) tăng 12,2%; dự kiến tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn bình quân giai đoạn 2011-2015 (theo giá cố định năm 94) là 12,1%; tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm chủ yếu là do yếu tố đầu tư, tỷ lệ vốn đầu tư so với tổng sản phẩm trên địa bàn cao, năm 2011 là 71,84%, năm 2013 là 50,12%, ước năm 2014 là 50%, dự kiến năm 2015 là 42,19%. Kim ngạch xuất khẩu của tỉnh tăng trong giai đoạn 2011-2015, năm 2011 đạt 35,944 triệu USD, năm 2013 đạt 51,979 triệu USD, năm 2014 đạt 52,917 triệu USD. Theo số liệu thống kê sơ bộ của Cục Thống kê tỉnh Yên Bái, tính đến năm 2014 giá trị tổng sản phẩm trên địa bàn (GDP) tính theo giá hiện hành của tỉnh Yên Bái đạt 17.917.244 triệu đồng. Trong đó: nhóm ngành công nghiệp và xây dựng chiếm 31,62 %; nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 24,09 % và nhóm ngành dịch vụ chiếm 44,29 %. Cơ cấu kinh tế trong các năm qua của Yên Bái cho thấy sự chuyển dịch rõ ràng từ tỷ trọng kinh tế dựa chủ yếu vào nông nghiệp sang khối công nghiệp và dịch vụ. Sự thay đổi và dịch chuyển cơ cấu kinh tế được thể hiện ở biểu đồ sau. 19 Số liệu đặc trưng về mực nước và lưu lượng nước sông Hồng và sông Chảy được thể hiện ở Bảng 1.5 và biểu đồ sau Hình 2.1. Dịch chuyển cơ cấu kinh tế của Yên Bái trong những năm gần đây Có thể thấy cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng và theo hướng tích cực, nhưng sự chuyển dịch cơ cấu còn một số hạn chế: Tỷ trọng ngành dịch vụ không tăng lên, cơ cấu kinh tế theo thành phần chuyển dịch rất chậm do kinh tế ngoài nhà nước phát triển chậm về số lượng và yếu về nguồn lực đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài rất ít, quy mô sản xuất còn nhỏ bé, sự chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ từng ngành cũng còn chậm. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh Yên Bái giai đoạn vừa qua được thể hiện ở biểu đồ sau: Hình 2.2. Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm GDP tỉnh Yên Bái 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan