Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Du lịch văn hóa tại thị xã điện bàn, tỉnh quảng nam...

Tài liệu Du lịch văn hóa tại thị xã điện bàn, tỉnh quảng nam

.PDF
96
1
113

Mô tả:

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KHOA LỊCH SỬ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Tên đề tài: DU LỊCH VĂN HÓA TẠI THỊ XÃ ĐIỆN BÀN, TỈNH QUẢNG NAM GVHD : Th.S TĂNG CHÁNH TÍN SVTH : THÂN ĐỨC THUẤN LỚP : 18CVNH03 CHUYÊN NGÀNH : VĂN HÓA DU LỊCH Đà Nẵng, năm 2022 MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN........................................................................................................................... 3 PHẦN MỞ ĐẦU....................................................................................................................... 4 1. Lý do chọn đề tài. ............................................................................................................. 4 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề............................................................................................... 5 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu vấn đề ......................................................................... 7 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ...................................................................................... 7 4.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................................ 7 4.2. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................... 7 5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu ................................................................... 7 5.1. Nguồn tư liệu ............................................................................................................. 7 5.2. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................... 8 5.2.1. Phương pháp khảo sát thực tế .............................................................................. 8 5.2.2. Phương pháp thu thập, điều tra và xử lí số liệu ................................................... 8 6. Đóng góp của đề tài .......................................................................................................... 8 6.1. Về mặt khoa học......................................................................................................... 8 6.2. Về mặt thực tiễn ......................................................................................................... 8 7. Bố cục ................................................................................................................................ 9 PHẦN NỘI DUNG ................................................................................................................. 10 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ................................ 10 1.1. Cơ sở lý luận ............................................................................................................ 10 1.1.1. Một số khái niệm liên quan ............................................................................. 10 1.1.1.1. Du lịch......................................................................................................... 10 1.1.1.2. Văn hóa ....................................................................................................... 13 1.1.1.3. Tài nguyên du lịch....................................................................................... 15 1.1.1.4. Loại hình du lịch ......................................................................................... 16 1.1.2. Loại hình du lịch văn hóa ................................................................................ 18 1.1.2.1. Khái niệm .................................................................................................... 18 1.1.2.2. Đặc điểm của loại hình du lịch văn hóa ..................................................... 18 1.1.2.3. Điều kiện để phát triển loại hình du lịch văn hóa....................................... 19 1.2. Cơ sở thực tiễn ........................................................................................................ 21 1.2.1. Tổng quan về thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam .......................................... 21 1.2.1.1. Điều kiện tự nhiên ....................................................................................... 21 1.2.1.2. Lịch sử hình thành, phát triển ..................................................................... 25 1.2.1.3. Đặc điểm văn hóa, dân cư .......................................................................... 26 1.2.1.4. Đặc điểm kinh tế, xã hội ............................................................................. 29 1.2.2. Thực trạng phát triển du lịch tại thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam .......... 32 1 CHƯƠNG 2: TIỀM NĂNG, THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HÓA TẠI THỊ XÃ ĐIỆN BÀN, TỈNH QUẢNG NAM ............................................................ 34 2.1. Tiềm năng phát triển loại hình du lịch văn hóa tại thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam ................................................................................................................................. 34 2.1.1. Hệ thống tài nguyên du lịch nhân văn tại thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam ...................................................................................................................................... 34 2.1.1.1. Tài nguyên du lịch nhân văn vật thể ........................................................... 34 2.1.1.2. Tài nguyên du lịch nhân văn phi vật thể ..................................................... 35 2.1.2. Giá trị của hệ thống tài nguyên du lịch nhân văn tại thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam ................................................................................................................. 41 2.1.3. Tiềm năng của loại hình du lịch văn hóa tại thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam ............................................................................................................................. 45 2.2. Thực trạng phát triển loại hình du lịch văn hóa tại thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam ................................................................................................................................. 46 2.2.1. Các tuyến, điểm du lịch văn hóa ..................................................................... 46 2.2.2. Tình hình khách du lịch và doanh thu của du lịch văn hóa ......................... 48 2.2.3. Hệ thống chính sách phát triển, đầu tư cho du lịch văn hóa ....................... 49 2.2.4. Hệ thống cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật cho du lịch văn hóa ................... 50 2.2.5. Công tác quảng bá, marketing cho du lịch văn hóa ..................................... 53 2.2.6. Nguồn nhân lực cho du lịch văn hóa .............................................................. 55 2.2.7. Một số sản phẩm du lịch đặc trưng ................................................................ 56 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN LOẠI HÌNH DU LỊCH VĂN HÓA TẠI THỊ XÃ ĐIỆN BÀN, TỈNH QUẢNG NAM .................................................. 61 3.1. Cơ sở đưa ra giải pháp ........................................................................................... 61 3.1.1. Kinh nghiệm phát triển du lịch văn hóa ở trong nước và quốc tế............... 61 3.1.2. Định hướng, chính sách quy hoạch phát triển du lịch, du lịch văn hóa tại thị xã Điện Bàn và tỉnh Quảng Nam ........................................................................ 67 3.1.3. Ý kiến của cộng đồng cư dân địa phương và các doanh nghiệp du lịch ..... 70 3.2. Một số giải pháp, đề xuất nhằm phát triển du lịch văn hóa tại thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam ............................................................................................................. 71 3.2.1. Giải pháp về quy hoạch du lịch ...................................................................... 71 3.2.2. Giải pháp đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật .......... 72 3.2.3. Giải pháp đẩy mạnh hoạt động xúc tiến du lịch, mở rộng thị trường ........ 75 3.2.4. Giải pháp đào tạo nguồn nhân lực du lịch ..................................................... 78 3.2.5. Giải pháp đa dạng hóa chương trình, sản phẩm du lịch, sản phẩm lưu niệm ............................................................................................................................. 79 KẾT LUẬN ............................................................................................................................. 82 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................. 83 PHỤ LỤC HÌNH ẢNH .......................................................................................................... 93 2 LỜI CẢM ƠN Trải qua quá trình gần 4 năm học tập và trau dồi kiến thức tại trường Đại học Sư Phạm- Đại học Đà Nẵng được làm đề tài khóa luận tốt nghiệp thực sự là một niềm vinh dự lớn lao đối với em. Khóa luận tốt nghiệp là một công trình khoa học của sinh viên khi tốt nghiệp Đại học. Cũng như các sinh viên khác, để hoàn thành tốt bài khóa luận của mình, ngoài sự nỗ lực của bản thân, em còn nhận được sự giúp đỡ của thầy cô hướng dẫn, và động viên giúp đỡ của gia đình, bạn bè. Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc của mình tới thầy giáo hướng dẫn Th.S. Tăng Chánh Tín, thầy đã định hướng đề tài, hướng dẫn và giúp em trong suốt quá trình làm khóa luận tốt nghiệp. Em cũng xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các cán bộ Phòng Văn hóa Thị xã Điện Bàn, các thầy cô giáo trong và ngoài khoa Lịch sử trường Đại học Sư Phạm- Đại học Đà Nẵng đã cung cấp cho cho em những tài liệu cần thiết liên quan đến bài khóa luận của mình. Cảm ơn gia đình đình và bạn bè đã nhiệt tình giúp đỡ, động viên em để hoàn thành khóa luận này. Tuy nhiên, vì điều kiện thời gian, kiến thức cũng như kinh nghiệm bản thân còn hạn chế nên khóa luận tốt nghiệp của em không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự góp ý của thầy cô và các bạn để bài khóa luận của em được hoàn chỉnh hơn. 3 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài. Từ xa xưa du lịch được con người biết đến và sử dụng nó một cách tích cực để nghỉ ngơi, hưởng thụ cuộc sống. Ngày nay du lịch đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu trong đời sống văn hóa – xã hội của các nước đặc biệt nó đã và đang trở thành ngành kinh tế mũi nhọn được ví như “con gà đẻ trứng vàng” hay “ngành công nghiệp không khói” ở một số quốc gia trên thế giới. Ở Việt Nam, du lịch là ngành công nghiệp còn non trẻ và đầy tiềm năng, hứa hẹn nhiều nhiều cơ hội phát triển. Mặt khác du lịch là ngành tổng hợp có quan hệ với nhiều ngành kinh tế - xã hội, nhiều lĩnh vực trong đó có mối quan hệ chặt chẽ với cộng đồng địa phương (chủ nhân của lãnh thổ, vùng đất có tài nguyên mà ngành du lịch đang khai thác và sử dụng). Đặc biệt là những vùng có du lịch sinh thái, du lịch văn hóa phát triển và sự thành bại của việc khai thác sử dụng tài nguyên trong hoạt động du lịch phụ thuộc rất nhiều vào sự phối hợp, mối quan hệ, nghĩa vụ, trách nhiệm của các bên tham gia như: nhà cung ứng du lịch, chính quyền địa phương, du khách, cộng đồng dân cư... do đó chúng ta có thể nhận thấy rằng , du lịch đem lại nhiều lợi ích có thể là gián tiếp hay trực tiếp cho người dân địa phương sinh sống tại vùng đất đó như: nâng cao đời sống, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập, cơ sở vật chất- hạ tầng được cải thiện tốt hơn, giao lưu văn hóa giữa các vùng, góp phần đóng góp vào sự phát triển kinh tế vùng nói riêng và cả nước nói chung... điều đó có ý nghĩa nhân văn rất lớn thể hiện đường lối, chủ trương phát triển kinh tế- xã hội đúng đắn phù hợp với từng vùng, từng quốc gia. Đối với Thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam, du lịch là một trong những mũi nhọn để phát triển kinh tế. Nhắc về tiềm năng du lịch Điện Bàn không thể bỏ qua yếu tố văn hóa được tích lũy qua nhiều thế kỷ của vùng đất “địa linh nhân kiệt”. Khi xu hướng tham quan dần được chuyển đổi thành trải nghiệm thì yếu tố văn hóa càng phải được trau chuốt, khơi gợi để trở thành một điểm nhấn cho du lịch địa phương. Điện Bàn nằm trên tuyến kết nối các khu vực phát triển du lịch sôi động bậc nhất miền Trung với các di sản văn hóa cùng nhiều điểm đến hiện đại, đẳng cấp. Thế nhưng bao năm du lịch Điện Bàn vẫn chưa thể bứt phá, phát triển tương xứng với tiềm năng, thế mạnh. Du lịch Quảng Nam đang bước vào giai đoạn tái cơ cấu thị trường, sản phẩm, đây là thời điểm thích hợp để Th.x Điện 4 Bàn tìm cho mình một lối đi riêng. Với lợi thế sở hữu nhiều di tích, giá trị văn hóa lịch sử độc đáo Điện Bàn cần tập trung cải tạo, nâng cấp dòng sản phẩm này trong bối cảnh du lịch văn hoá đang trở thành xu thế được ưa chuộng. Các nguồn tài nguyên này chủ yếu nằm gần các trục đường chính, thuận lợi cho việc đi lại, giao thông đường bộ. Sự tham gia của cộng đồng địa phương vào hoạt động du lịch ( cùng chia sẻ trách nhiệm, lợi ích..) bước đầu phát triển nhưng chưa mang lại hiệu quả, vai trò của người dân địa phương vẫn còn mờ nhạt, ở mức thấp. Người dân chỉ mới tham gia vào một số khâu không quan trọng và lợi ích kinh tế vẫn còn bấp bênh, phương thức tham gia vẫn còn tự phát (họ thấy lợi, có thu nhập thì họ làm), họ vẫn chủ yếu dựa vào ngành kinh tế nông nghiệp là chính. Vấn đề việc làm của người dân lại càng cấp thiết hơn.Vấn đề đặt ra đối với du lịch Th.x Điện Bàn là cần giúp người dân tham gia vào hoạt động du lịch một cách tích cực nhắm đến lợi ích chung, phát triển du lịch cộng đồng giúp người dân nâng cao đời sống, nâng cao ý thức về bảo vệ môi trường, tài nguyên du lịch, tạo được môi trường du lịch hấp dẫn du khách. Th.x Điện Bàn được mọi người biết đến qua các kênh thông tin như truyền hình, báo, tạp chí , sách...là nơi có không khí trong lành, có nhiều cảnh đẹp, hoang sơ nhưng ít ai tìm hiểu về người dân địa phương làm du lịch như thế nào và tác động của du lịch tới đời sống của họ ra sao. Chính vì vậy chúng tôi chọn đề tài “Du lịch văn hoá tại thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam” để làm đề tài khóa luận tốt nghiệp với mong muốn bằng kiến thức đã học cũng như tình yêu với quê hương sẽ góp phần nhỏ bé của mình vào sự phát triển ngành du lịch của quê nhà. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Trong những năm qua, du lịch là một trong những chủ đề nghiên cứu nhận được sự quan tâm của nhiều học giả trong và ngoài nước. Trong đó, loại hình du lịch văn hóa cũng được nhiều công trình nghiên cứu quan tâm đề cập. Có thể kể đến, giáo trình “Du lịch văn hóa những vấn đề lý luận và nghiệp vụ” do PGS.TS Trần Thúy Anh chủ biên (NXB Giáo dục, 2014), đây là nguồn tài liệu cung cấp những vấn đề lý luận quan trọng và thực tiễn được đúc rút từ kinh nghiệm của hoạt động văn hóa. Tài liệu này giúp tác giả luận văn có cách nhìn từ góc độ du lịch văn hóa để tiếp cận hướng nghiên cứu của mình. 5 GS Trần Quốc Vượng trong giáo trình “Cơ sở văn hóa Việt Nam”, NXB Giáo dục, 2009 cũng cung cấp cách nhìn tổng quát về văn hóa Việt Nam, địa bàn khu trú các bản sắc văn hóa đặc trưng của từng dân tộc, từng địa phương cụ thể để tác giả bổ sung cũng như có những lý giải cụ thể về các vấn đề trong khoá luận của mình. TS Nguyễn Văn Bốn – Trường ĐH Khánh Hòa trong bài viết: “Phát triển du lịch văn hóa thành ngành công nghiệp văn hóa ở Việt Nam” đã nêu bật được những vấn đề lý luận, thực tiễn cũng như triển vọng của du lịch văn hóa tại Việt Nam. Tác giả Anh Vũ trong bài viết: “Xây dựng thương hiệu quốc gia về du lịch văn hóa” đăng trên Báo Văn hóa ngày 11.11.2019 cũng khẳng định tương lai đầy hứa hẹn của du lịch văn hóa tại Việt Nam. Với tỉnh Quảng Nam nói chung và Điện Bàn nói chung, du lịch văn hóa được xác định là loại hình du lịch có thế mạnh và đầy tiềm năng trong khai thác phát triển du lịch trong tương lai. Đây cũng là vấn đề nghiên cứu nhận được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu cũng như lãnh đạo của địa phương. Các phòng ban của Thị xã Điện Bàn tỉnh Quảng Nam như phòng kinh tế, phòng văn hoá thông tin,… đã cung cấp một cách tổng hợp, khái quát về vị trí địa lý – lịch sử, kinh tế - chính trị, văn hóa – xã hội của Thị xã Điện Bàn. Tài liệu này mang đến cái nhìn khái quát về đối tượng nghiên cứu. Một số luận văn thạc sĩ du lịch có nghiên cứu về một số tiềm năng, thế mạnh và thực trạng cụ thể của từng loại hình du lịch cụ thể, điểm du lịch cụ thể tại Điện Bàn như: Đề tài nghiên cứu “Phát triển các loại hình du lịch ở Thanh Chiêm thị xã Điện Bàn” của Trung tâm tư vấn nghiên cứu du lịch. Đề tài này đã mang lại cho tác giả một cách tổng quát về cái loại hình du lịch ở Điện Phương mà trong đó có loại hình du lịch văn hóa về dinh trấn Thanh Chiêm để tham khảo cho bài viết của mình. Luận văn thạc sĩ “Làng nghề truyền thống- làng đúc đồng Phước Kiều” của tác giả Hiền Phụng giúp tác giả có cái nhìn toàn diện về hoạt động, quá trình đúc đồng và sản phẩm du lịch văn hóa tại Thị xã Điện Bàn hay luận văn “Văn hóa ẩm thực Quảng Nam qua mì quảng” của tác giả Mạc Thị Mận là tài liệu giúp tác giả có cái nhìn khái quát về sản phẩm du lịch văn hóa ẩm thực trên địa bàn Thị xã Điện Bàn, qua đó là nguồn tài liệu tham khảo quý báu cho phần viết về sản phẩm du lịch văn hóa ẩm thực của đề tài. Luận văn “ Phát triển du lịch làng 6 nghề tại làng Đông Khương, xã Điện Phương, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam” của tác giả Nguyễn Minh Hiếu là tài liệu tham khảo hữu ích về sản phẩm du lịch văn hóa tại làng nghề ở thị xã Điện Bàn. Qua các công trình nghiên cứu trên cho thấy, nghiên cứu về từng thành tố du lịch Điện Bàn không phải là đề tài mới, nhưng nghiên cứu tổng thể về hoạt động du lịch văn hóa ở Thị xã Điện Bàn là đề tài hoàn toàn mới và cần thiết. Hiện nay chưa có công trình nào nghiên cứu một cách tổng quát về Hoạt động du lịch văn hóa ở Thị xã Điện Bàn được công bố. Trên cơ sở kế thừa kết quả nghiên cứu của các tác giả đi trước, chúng tôi đã mạnh dạn chọn đề tài “Du lịch văn hóa tại thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam” để nghiên cứu trong nội dung khóa luận tốt nghiệp đại học của mình. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu vấn đề Đề tài tập trung khảo sát, nghiên cứu hệ thống tài nguyên du lịch văn hóa tại thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam; đặt trong tổng thể tài nguyên du lịch của thị xã Điện Bàn nói riêng và toàn tỉnh Quảng Nam. Từ đó, có cái nhìn chân thực, khách quan về tiềm năng, thực trạng và giải pháp phát triển loại hình du lịch văn hóa tại Điện Bàn, Quảng Nam. 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài chính là loại hình du lịch văn hóa tại thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Đề tài tập trung làm rõ tiềm năng, thực trạng và giải pháp phát triển loại hình du lịch này tại địa bàn thị xã Điện Bàn, Quảng Nam. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: đề tài tập trung khảo sát hệ thống tài nguyên du lịch văn hóa tại thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. - Về thời gian: Phạm vi thời gian của đề tài nghiên cứu về du lịch văn hóa tại Điện Bàn trong khoảng thời gian 05 năm trở lại đây (2016-2021) 5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu 5.1. Nguồn tư liệu Để hoàn thành tốt đề tài này, tác giả đã tiếp cận nhiều nguồn tư liệu,tài liệu khác nhau và kể cả các trang web điện tử. Ngoài ra còn thông qua các sách báo, những bài viết liên quan đến du lịch văn hoá, các phương tiện truyền thông, internet. 7 Tư liệu thành văn: Sách chuyên ngành, các công trình nghiên cứu, các bài viết trong các sách, báo, tạp chí, các văn bản ban hành liên quan đến du lịch trên sông Tư liệu điền dã: Đây là nguồn tư liệu quan trọng góp phần rất lớn vào sự thành công của đề tài. Nguồn tư liệu được thu thập qua quá trình gặp gỡ sở ban ngành, lãnh đạo địa phương... Thông qua việc tiếp xúc thực tế, tác giải có được cái nhìn chính xác, sâu sắc hơn về các vấn đề liên quan đến đề tài. 5.2. Phương pháp nghiên cứu 5.2.1. Phương pháp khảo sát thực tế Đây được xem là phương pháp chủ đạo trong quá trình nghiên cứu của đề tài. Bởi thông qua đề tài này, các số liệu, thông tin thu thập được có phần chính xác hơn, thuyết phục hơn. Đồng thời, có thể kiểm tra lại tính xác thực của tài liệu đã nghiên cứu. 5.2.2. Phương pháp thu thập, điều tra và xử lí số liệu Để hoàn thành đề tài này thì tất yếu phải cần đến nhiều nguồn tư liệu từ các ban ngành có liên quan. Do đó phải thu thập, tổng hợp, lựa chọn nguồn tư liệu phù hợp nhất cần cho nội dung nghiên cứu. Trên cơ sở đó cần tiến hành phân tích để tìm ra tính toàn vẹn, phát hiện mối quan hệ giữa các vấn đề liên quan đến nội dung đề tài. Bên cạnh đó, các số liệu, tư liệu thu nhập từ nhiều nguồn khác nhau và mức độ dài ngắn cũng không giống nhau. Vì thế các tư liệu cần được thống kê,xử lý có khoa học để phục vụ hiệu quả nhất cho quá trình nghiên cứu. 6. Đóng góp của đề tài 6.1. Về mặt khoa học Đề tài cung cấp một tài liệu nghiên cứu có hệ thống về du lịch văn hóa tại Điện Bàn với góc nhìn từ tiềm năng đến thực trạng và giải pháp. Đề tài góp phần giúp lãnh đạo, chính quyền địa phương nhìn nhận đúng đắn tầm quan trọng của du lịch văn hóa và có những chính sách phù hợp nhằm đẩy mạnh phát triển loại hình du lịch này tại Điện Bàn. 6.2. Về mặt thực tiễn Khóa luận có thể cung cấp nguồn tài liệu cho các công ty, các đơn vị kinh doanh du lịch lữ hành bổ sung vào các chương trình du lịch dựa vào văn hoá – lịch sử để làm phong phú thêm hoạt động du lịch ở địa phương. Khóa luận 8 hy vọng có thể làm nguồn tư liệu tham khảo cho các bạn quan tâm đến du lịch văn hoá và có thể sử dụng làm nguồn tài liệu cho các đề tài nghiên cứu sau. 7. Bố cục Ngoài phần mở đầu, kết luận , danh mục , tài liệu tham khảo..., khóa luận gồm 3 chương sau: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài Chương 2: Tiềm năng, thực trạng phát triển du lịch văn hoá tại Thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam Chương 3: Giải pháp phát triển loại hình du lịch văn hoá tại Thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam 9 PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Một số khái niệm liên quan 1.1.1.1. Du lịch Thuật ngữ du lịch trong ngôn ngữ nhiều nước bắt nguồn tiếng Hy Lạp với ý nghĩa là đi một vòng. Thuật ngữ này được La tinh hoá thành “tornus” và sau đó thành “tourisme” (tiếng Pháp), “tourism” (tiếng anh)...Trong tiếng Việt, thuật ngữ “tourism” được dịch thông qua tiếng Hán “du” có nghĩa là đi chơi, “lịch” có nghĩa là từng trải. Do hoàn cảnh (thời gian, khu vực) khác nhau, dưới góc độ nghiên cứu khác nhau, mỗi người có một cách hiểu về du lịch khác nhau. Năm 1963, với mục đích quốc tế hoá, tại Hội nghị Liên hợp quốc về du lịch họp tại Roma, các chuyên gia đã đưa ra khái nịêm về du lịch như sau: “Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú của cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên của họ hay ngoài nước họ với mục đích hoà bình. Nơi họ đến lưu trú không phải là nơi làm việc của họ”. Khác với quan điểm trên, các học giả biên soạn từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam (1966) đã tách nội dung cơ bản của du lịch thành 2 phần riêng biệt. Nghĩa thứ nhất (đứng trên góc độ mục đích chuyến đi): Du lịch là một dạng nghỉ dưỡng sức tham quan tích cực của con người ngoài nơi cư trú với mục đích: nghỉ ngơi, giải trí, xem danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, công trình văn hoá, nghệ thuật,... Nghĩa thứ hai (đứng trên góc độ kinh tế): Du lịch là một ngành kinh doanh tổng hợp có hiệu quả cao về nhiều mặt, nâng cao hiểu biết về thiên nhiên, truyền thống lịch sử và văn hoá dân tộc, từ đó góp phần tăng thêm tình yêu đất nước; đối với người nước ngoài là tình hữu nghị với dân tộc mình; về mặt kinh tế, du lịch là lĩnh vực kinh doanh mang lại hiệu quả rất lớn: có thể coi là hình thức xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ tại chỗ”. Khái niệm du lịch của tổ chức du lịch thế giới (WTO-1990): “ Du lịch là một tập hợp các hoạt động và các dịch vụ đa dạng liên quan đến việc di chuyển tạm thời của con người ra khỏi nơi cư trú thường xuyên của họ nhằm mục đích tiêu khiển, nghỉ ngơi, văn hoá, dưỡng sức...và nhìn chung những lý do đó không phải đi kiểm sống”. Theo Luật Du lịch Việt Nam (2005): “ Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”. 10 Như vậy, có khá nhiều khái niệm nhưng tổng hợp lại ta thấy du lịch hàm chứa những nội dung tiêu biểu sau: -Du lịch là một hiện tượng kinh tế xã hội; -Du lịch là sự di chuyển và tạm thời lưu trú ngoài nơi ở thường xuyên của các cá nhân hoặc tập thể nhằm thoả mãn các nhu cầu đa dạng của họ; -Du lịch là tập hợp các hoạt động kinh doanh phong phú đa dạng nhằm phục vụ cho các cuộc hành trình, lưu trú tạm thời và các nhu cầu khác của cá nhân hoặc tập thể khi họ ở ngoài cư trú thường xuyên của họ. -Các cuộc hành trình, lưu trú tạm thời của cá nhân hoặc tập thể đó đều đồng thời có một số mục đích nhất định, trong đó có mục đích hoà bình. Chức năng của du lịch -Chức năng xã hội: Chức năng xã hội thể hiện ở vai trò của nó trong việc giữ gìn, hồi phục sức khoẻ và tăng cường sức sống cho nhân dân. Trong chừng mực nào đó, du lịch có tác dụng hạn chế các bệnh tật, kéo dài tuổi thọ và khả năng lao độngcủa con người. Thông qua du lịch, đông đảo quần chúng có điều kiện tiếp xúc với những thành tựu văn hoá phong phú lâu đời của các dân tộc, từ đó tăng thêm lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết, hình thành những phẩm chất đạo đức tốt đẹp. Điều đó quyết định sự phát triển cân đối về nhân cách của mỗi cá nhân trong xã hội. -Chức năng kinh tế: Chức năng kinh tế của du lịch liên quan mật thiết với vai trò của con người như là một lực lượng sản xuất chủ yếu của xã hội. Hoạt động sản xuất là cơ sở tồn tại của mọi xã hội.Việc nghỉ ngơi, du lịch một cách tích cực và được tổ chức hợp lý sẽ đem lại kết quả tốt đẹp. Một mặt, nó góp phần vào việc hồi phục sức khoẻ cũng như khả năng lao động và mặt khác đảm bảo tái sản xuất mở rộng lực lượng lao động với hiệu quả kinh tế rõ rệt. Chức năng kinh tế của du lịch còn thể hiện ở một khía cạnh khác. Đó là dịch vụ du lịch, một ngành kinh tế độc đáo, ảnh hưởng đến cả cơ cấu ngành và cơ cấu lao động của nhiều ngành kinh tế. Hơn nữa, nhu cầu nghỉ ngơi, giải trí của con người được thoả mãn thông qua thị trường hàng hoá và dịch vụ du lịch, trong đó nổi lên ưu thế cuả dịch vụ giao thông, ăn ở. Do vậy, dịch vụ du lịch là cơ sở quan trọng kích thích sự phát triển kinh tế, là nguồn thu ngoại tệ lớn của nhiều nước. -Chức năng sinh thái: Chức năng sinh thái của du lich được thể hiện trong việc tạo nên môi trường sống ổn định về mặt sinh thái. Nghỉ ngơi du lịch là nhân tố có tác dụng kích thích việc bảo vệ, khôi phục và tối ưu hoá môi trường tự nhiên xung quanh, bởi vì chính môi trường 11 này ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ và các hoạt động của con người. Để đáp ứng nhu cầu du lịch, trong cơ cấu sử dụng đất đai nói chung phải dành riêng những lãnh thổ nhất định có môi trường tự nhiên ít thay đổi, xây dựng các công viên rừng quanh thành phố, thi hành các biện pháp bảo vệ nguồn nước và bầu khí quyển nhằn tạo lên môi trường sống thích hợp. Việc làm quen với các thắng cảnh và môi trường tự nhiên bao quanh có ý nghĩ không nhỏ đối với khách du lịch. Nó tạo điều kiện cho họ hiểu biết sâu sắc các tri thức về tự nhiên, hình thành quan niệm và thói quen bảo vệ tự nhiên góp phần giáo dục cho khách du lịch về mặt sinh thái học. Giữa xã hội và môi trường trong lĩnh vực du lịch có mối quan hệ chặt chẽ. Một mặt xã hội cần đảm bảo sự phát triển tối ưu của du lịch, nhưng mặt khác lại bảo vệ môi trường tự nhiên khỏi tác động phá hoại của dòng khách du lịch và của việc xây dựng cơ sở vật chất phục vụ du lịch. Du lịch-bảo vệ môi trường là những hoạt động gần gũi và liên quan với nhau. -Chức năng chính trị: Chức năng chính trị của du lịch được thể hiện ở vai trò to lớn của nó như một nhân tố củng cố hoà bình, đẩy mạnh các mối giao lưu quốc tế, mở rộng sự hiểu biết giữa các dân tộc. Du lịch quốc tế làm cho cuộc sống ở các khu vực khác nhau hiểu biết và xích lại gần nhau hơn. Ý nghĩa kinh tế -xã hội của du lịch -Du lịch góp phần phát triển kinh tế đất nước, sử dụng ngoại tệ thu được từ lĩnh vực du lịch để góp phần đầu tư vào các lĩnh vực khác như y tế, giáo dục, phúc lợi xã hội... -Phát triển du lịch sẽ tạo ra công ăn, việc làm và tạo điều kiện tăng thu nhập cho nhân dân địa phương. -Việc khai thác đưa các tài nguyên phục vụ phát triển du lịch,đòi hỏi phải có đầu tư về mọi mặt: giao thông, bưu điện, kinh tế, văn hoá, xã hội ...Do vậy mà việc phát triển du lịch làm thay đổi bộ mặt kinh tế xã hội. -Thông qua du lịch, con người được thay đổi môi trường, có ấn tượng và cảm xúc mới, thoả mãn được trí tò mò, đồng thời mở mang kiến thức,đáp ứng lòng ham hiểu biết, do đó góp phần hình thành phương hướng đúng đắn trong mơ ước sáng tạo, trong kế hoạch tương lai của mình. -Du lịch còn là phương tiện giáo dục lòng yêu đất nước, giữ gìn và nâng cao giá trị truyền thống dân tộc.Thông qua các chuyến đi tham quan, nghỉ mát, vãn cảnh ...người dân có điều kiện làm quen với cảnh đẹp, với lịch sử và văn hoá dân tộc,qua đó thêm yêu đất nước mình. 12 -Phát triển du lịch có ý nghĩa to lớn đối với việc góp phần khai thác, bảo tồn các di sản văn hoá và dân tộc, góp phần khai thác, bảo tồn các giá trị văn hoá dân tộc, góp phần bảo vệ và phát triển môi trường tự nhiên, xã hội. Du lịch làm tăng thêm tình hữu nghị giữa các quốc gia, củng cố nền hoà bình của các dân tộc trên thế giới. 1.1.1.2. Văn hóa Văn hoá là khái niệm mang nội hàm rộng lớn với rất nhiều cách hiểu khác nhau, liên quan đến mọi đời sống vật chất và tinh thần của con người. Ở Trung Quốc, từ “văn hoá” đã xuất hiện trong đời sống ngôn ngữ ở thời Tây Hán (206 TCN-25 SCN). Lưu Hướng viết trong sách Thuyết uyển bài Chỉ vũ: “Thánh nhân cai trị thiên hạ, trước dùng văn đức rồi sau mới dùng vũ lực. Phàm dùng vũ lực đều để đối phó kẻ bất phụng tùng, dùng văn hoá không thay đổi được thì sau đó sẽ chinh phạt”. Như vậy, trong cách nghĩ của Lưu Hướng, từ văn hoá được hiểu như một cách giáo hoá đối lập với vũ lực, văn hoá gắn với nghĩa giáo hoá. Ở phương tây, từ văn hoá xuất hiện sớm trong đời sống ngôn ngữ. Nhà ngôn ngữ học người Đức W.Wundt cho rằng: “Văn hoá là một từ có căn gốc La tinh: colere, sau trở thành cultura nghĩa là cày cấy, gieo trồng”. Từ nét nghĩa này về sau dẫn đến nghĩa rộng hơn là sự hoàn thiện, vun trồng tinh thần, trí tuệ. Thế kỷ thứ nhất TCN, Ciceron ( nhà hùng biện thời La Mã) có câu nói nổi tiếng:Triết học là văn hoá (sự vun trồng) tinh thần(Filosofia cultura animi est). Mặc dù ra đời sớm trong đời sống ngôn ngữ phương Tây cũng như phương Đông nhưng phải đến thế kỷ thứ XVIII, từ “Văn hoá” mới được đưa vào khoa học, sử dụng như một thuật ngữ khoa học. Từ đó cho đến nay, khái niệm văn hoá được nhiều người đề cập. Năm 1952, trong công trình văn hoá : “Tổng luận phê phán các quan niệm và định nghĩa” hai nhà khoa học Mỹ A.L.Kroebr và A.C.Kluekhohn đã thống kê và phân tích tới 164 định nghĩa về văn hoá và đến năm 1994,trong công trình “văn hoá Việt Nam và cách tiếp cận mới, PGS.Phan Ngọc cho biết “một nhà dân tộc học Mỹ đã dẫn ngót 4 trăm định nghĩa về văn hoá khác nhau”. Ta có thể kể đến các khái niệm văn hoá tiêu biểu sau: Khái niệm văn hoá của Trần Ngọc Thêm: “Văn hoá là hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích luỹ trong quá trình hoạt động thực tiễn và trong sự tương tác giữa con người với tự nhiên và môi trường xã hội”. Năm 2002, UNESCO đã đưa khái niệm về văn hoá: “Văn hoá nên được đề cập đến như là một tập hợp những đặc trưng về tâm hồn, vật chất, tri thức và xúc cảm của một xã hội hay một nhóm người trong xã hội và nó chứa đựng ngoài văn học và nghệ thuật cả cách sống, phương thức chung sống, hệ thống giá trị, truyền thống và đức tin”. 13 Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng rất quan tâm đến văn hoá, Người đưa ra khái niệm: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích cuộc sống loài người mới sáng tạo và phát sinh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật khoa học,tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hoá”. Đặc trưng và chức năng của văn hóa Tính hệ thống là đặc trưng đầu tiên của văn hoá. Đặc trưng này cần để phân biệt hệ thống với tập hợp. Nó giúp phát hiện những mối liên hệ mật thiết giữa các hiện tượng, sự kiện thuộc một nền văn hoá, phát hiện các đặc trưng, những quy luật hình thành và phát triển của nó. Nhờ có tính hệ thống mà văn hoá, với tư cách là một thực thể bao trùm mọi hoạt động của xã hội, thực hiện được chức năng tổ chức xã hội. Chính văn hoá thường xuyên làm tăng độ ổn định của xã hội, cung cấp cho xã hội mọi phương tiện cần thiết để ứng phó với môi trường tự nhiên và xã hội của mình. Nó là nền tảng của xã hội. Đặc trưng thứ hai của văn hoá là tính giá trị.Văn hoá theo nghĩa đen nghĩa là “trở thành đẹp, thành có giá trị”.Tính giá trị cần để phân biệt giá trị với phi giá trị.Nó là thước đo mức độ nhân bản của con người.Các giá trị văn hoá, theo mục đích có thể chia thành giá trị vật chất và giá trị tinh thần; theo ý nghĩa có thể chia thành giá trị sử dụng, giá trị đạo đức và giá trị thẩm mỹ; theo thời gian có thể phân biệt các giá trị vĩnh cửu và giá trị nhất thời. Sự phân biệt các giá trị theo thời gian cho phép ta có được cái nhìn biện chứng và khách quan trong việc đánh giá tính giá trị của sự vật, hiện tượng; tránh được những xu hướng cực đoan-phủ nhận sạch trơn hoặc tán dương hết lời. Nhờ thường xuyên xem xét các giá trị mà văn hoá thực hiện được chức năng quan trọng thứ hai là chức năng điều chỉnh xã hội, giúp cho xã hội duy trì được trạng thái cân bằng động, không ngừng tự hoàn thiện và thích ứng với những biến đổi của môi trường, giúp định hướng các chuẩn mực, làm động lực cho sự phát triển của xã hội. Đặc trưng thứ ba của văn hoá là tính nhân sinh. Tính nhân sinh cho phép phân biệt văn hoá như một hiện tượng xã hội với các giá trị tự nhiên. Văn hoá là cái tự nhiên được biến đổi bởi con người.Sự tác động của con người vào tự nhiên có thể mang vật chất hoặc tinh thần. Do mang tính nhân sinh, văn hoá trở thành sợi dây nối liền con người với con người, nó thực hiện chức năng giao tiếp và có tác dụng liên kết họ lại với nhau. Nếu ngôn ngữ là hình thức của giao tiếp thì văn hoá là nội dung của nó. Văn hoá còn có tính lịch sử. Nó cho phép phân biệt văn hoá như sản phẩm của một quá trình và được tích luỹ qua nhiều thế hệ với văn minh như sản phẩm cuối cùng, chỉ ra trình độ phát triển của từng giai đoạn. Tính lịch sử tạo cho văn hoá một bề dày, 14 một chiều sâu; nó buộc văn hoá thường xuyên tự điều chỉnh, tiến hành phân loại và phân bố lại các giá trị. Tính lịch sử được duy trì bằng truyền thống văn hoá. Truyền thống văn hoá là những giá trị tương đối ổn định được tích luỹ và tái tạo trong cộng đồng người qua không gian và thời gian, được đúc kết thành khuôn mẫu xã hội và cố định hoá dưới dạng ngôn ngữ, phong tục, tập quán, nghi lễ, luật pháp... Truyền thống văn hoá tồn tại nhờ giáo dục. Chức năng giáo dục là chức năng thứ tư của văn hoá. Văn hoá thực hiện chức năng giáo dục không chỉ bằng những giá trị đã ổn định, mà còn bằng những giá trị đang hình thành. Hai loại giá trị này tạo thành một hệ thống chuẩn mực mà con người hướng tới. Nhờ đó mà văn hoá đóng quyết định trong việc hình thành nhân cách.Từ chức năng giáo dục, văn hoá có chức năng phát sinh là đảo bảo tính kế tục của lịch sử. Phân loại văn hóa - Văn hoá vật thể Văn hoá vật thể là cụm từ chỉ khía cạnh vật chất mang dấu ấn của một cộng đồng thể hiện tâm hồn, bản sắc, trình độ thẩm mỹ của một cộng đồng dân tộc, là những vật thể tồn tại mà con người có thể nhận biết qua các giác quan, bao gồm các di tích lịch sử, các động sản, các bất động sản. Văn hoá vật thể là các sản phẩm phục vụ cho đời sống của con người, là các sản phẩm được người dân làm ra để phục vụ cho đời sống của mình và gửi gắm vào đó những giá trị nghệ thuật, những tinh hoa của đời sống và được lưu truyền qua các thế hệ. - Văn hoá phi vật thể Là những nét văn hoá có sự độc lập tương đối với văn hoá vật thể, văn hoá phi vật thể không tồn tại một cách cụ thể dưới dạng hiện vật mà nó bao gồm các giá trị nghệ thuật, giá trị thẩm mỹ ẩn chứa trong các ngôn từ hay trong các nghi thức. Đó là các phong tục tập quán gồm các lễ hội, các nghi lễ,nghi thức,các nghệ thuật ngôn từ như thơ ca, tục ngữ, ca dao; các kỹ thuật về tạo hình như điêu khắc, kiến trúc hội hoạ; các nghệ thuật trình diễn như kịch múa nhạc; các tri thức dân gian như y học cổ truyền,nghệ thuật ẩm thực, những hiểu biết về mặt thiên nhiên... 1.1.1.3. Tài nguyên du lịch Tài nguyên du lịch là tổng thể tự nhiên, văn hóa lịch sử cùng với tất cả các thành phần của chúng. Tất cả đóng vai trò trong việc khôi phục cũng như phát triển về thể lực, trí lực của con người và khả năng lao động, sức khỏe của họ. Tài nguyên du lịch được sử dụng cho nhu cầu trực tiếp và nhu cầu gián tiếp, áp dụng vào việc sản xuất dịch vụ du lịch. 15 Hiện nay du lịch đang là một trong những ngành có định hướng tài nguyên một cách vô cùng rõ rệt. Khi đó tài nguyên du lịch có vai trò như một yếu tố cơ bản hay là điều kiện tiên quyết giúp hình thành cũng như phát triển về du lịch trong một địa phương. Tùy thuộc vào từng số lượng tài nguyên, chất lượng và các mức độ kết hợp của chúng trên cùng địa bàn sẽ mang tới ý nghĩa khác nhau và đặc biệt đối với sự phát triển của du lịch. Điều này cũng đồng nghĩa với việc sức hấp dẫn về du lịch của một địa phương phụ thuộc rất nhiều vào các nguồn tài nguyên du lịch có trong địa phương đó. Phân loại tài nguyên du lịch Sau khi đã hiểu được tài nguyên du lịch là gì nhiều người còn thắc mắc rằng tài nguyên du lịch gồm mấy loại? Dưới đây là 3 loại tài nguyên du lịch điển hình. Cụ thể: Tài nguyên du lịch thiên nhiên: Đây là loại tài nguyên du lịch bao gồm các yếu tố về khí hậu, địa hình, cảnh quan thiên nhiên… Có thể nói rằng tài nguyên du lịch thiên nhiên bao gồm tất cả những gì thiên nhiên đã ban tặng cho con người. Tài nguyên du lịch nhân văn: Bao gồm tài nguyên du lịch nhân văn vật thể và tài nguyên du lịch nhân văn phi vật thể. Loại hình tài nguyên du lịch này sẽ tập hợp những di sản được con người tạo ra trong nhiều thế hệ và lưu truyền tới các thế hệ mai sau. Trong đó tài nguyên du lịch nhân văn vật thể sẽ gồm các di tích lịch sử, công trình văn hóa, văn nghệ, kiến trúc,… Còn tài nguyên du lịch nhân văn phi vật thể gồm các truyền thống lịch sử của các dân tộc, loại hình văn hóa nghệ thuật truyền thống, phong tục và tập quán,… Tài nguyên du lịch xã hội: Tài nguyên du lịch xã hội sẽ liên quan tới các sự kiện về chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội được con người đương đại tổ chức, nhằm mang tới độ lôi cuốn đặc sắc và thu hút khách du lịch. 1.1.1.4. Loại hình du lịch Loại hình du lịch là sở thích, thị hiếu, nhu cầu của khách du lịch rất đa dạng và phong phú. Chính vì vậy cần phải có sự chuyên môn hóa các sản phẩm du lịch nhằm đáp ứng tốt cho nhu cầu của khách hàng. Loại hình du lịch chính là các loại nhóm hoạt động du lịch được phân bổ theo tiêu chí đã đưa ra. - Phân loại các loại hình du lịch ở Việt Nam Các loại hình du lịch được phân loại theo nhiều tiêu chí khác nhau. Tuy nhiên tại Việt Nam, cách phân loại phổ biến nhất là: Phân loại theo lãnh thổ, phân loại theo mục đích di chuyển, phân loại theo hình thức du lịch... Phân loại theo lãnh thổ Theo tiêu chí này, du lịch được chia làm 2 loại: du lịch quốc tế và du lịch nội địa. 16 - Du lịch quốc tế: gồm 2 dạng inbound và outbound: + Outbound: là loại du lịch dành cho du khách đi đến một quốc gia khác để tham quan, khám phá. + Inbound: là loại du lịch dành cho khách nước ngoài hoặc người Việt Nam ở nước ngoài về Việt Nam để du lịch. - Du lịch nội địa: là chuyến đi đến bất cứ đâu trong phạm vi lãnh thổ của nước bạn. Phân loại theo mục đích chuyến đi Du lịch nghỉ dưỡng Do thu nhập của người dân ngày càng cao hơn, mức sống cũng phát triển nên loại hình du lịch này được đầu tư và phát triển để đáp ứng cho hầu hết nhu cầu của khách du lịch hiện nay. Ưu điểm của loại hình du lịch này chính là giúp bạn tận hưởng cảm giác thoải mái, giảm bớt căng thẳng bằng các bài tập yoga, các buổi tắm nước nóng,... được tích hợp sẵn ở nơi nghỉ dưỡng. Du lịch sinh thái Du lịch sinh thái dựa vào điều kiện tự nhiên và văn hóa của Việt Nam, được diễn ra trong các vùng có hệ sinh thái tự nhiên và còn bảo tồn khá tốt để hưởng thụ và bảo vệ những giá trị mà thiên nhiên mang lại. Đây là loại hình ngày càng được nhiều du khách lựa chọn. Những địa điểm du lịch sinh thái phần lớn nằm ở vùng đồng bằng Sông Cửu Long. Du lịch văn hóa, lịch sử Ngoài mục đích du lịch để tham quan, thưởng ngoạn cảnh đẹp thì việc tìm hiểu, đặc điểm văn hóa, con người ở nơi đến cũng thường được lồng ghép vào lịch trình của tour. Du lịch văn hóa còn phản ánh được cái nhìn tốt về lịch sử, văn hóa dân tộc. Ở Việt Nam, các khu du lịch văn hóa, lịch sử nổi tiếng thường là: Cung đình Huế, Lăng Bác, địa đạo Củ Chi,... Du lịch tham quan, khám phá Việt Nam và đất nước có địa hình cực kỳ phong phú, từ những dãy núi Phan-xipăng hùng dũng đến đường biển dài bao quanh dải đất hình chữ S, khắp nơi đều có những cảnh đẹp tuyệt vời để du khách đến tham quan và chiêm ngưỡng. Du lịch teambuilding Đây là loại hình du lịch đang thu hút rất nhiều du khách, đặc biệt là với các bạn trẻ. Các doanh nghiệp có xu hướng xây dựng đội ngũ nhân viên kết hợp du lịch tham quan, nghỉ dưỡng với các chương trình teambuilding hấp dẫn. 17 Mục đích của chuyến du lịch này là giúp mọi người trong tập thể thêm hiểu nhau hơn thông qua các trò chơi vận động tập thể và xây dựng đội ngũ công ty ngày càng gắn kết. Du lịch thể thao Trong xã hội hiện đại, thể thao là một yếu tố không thể thiếu để giữ gìn sức khỏe và phục vụ những lợi ích khác. Vì vậy, du lịch thể thao cũng rất được ưa chuộng… 1.1.2. Loại hình du lịch văn hóa 1.1.2.1. Khái niệm Du lịch văn hoá là một loại hình du lịch dựa trên tài nguyên du lịch là các giá trị văn hóa của một quốc gia, đó là các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể. Tài nguyên là yếu tố đầu tiên quyết định đến việc xây dựng một chương trình du lịch. Tài nguyên du lịch văn hoá là những điểm văn hóa đặc trưng của một vùng hay một quốc gia. "Du lịch văn hóa bao gồm hoạt động của những người với động cơ chủ yếu là nghiên cứu, khám phá về văn hóa như các chương trình nghiên cứu, tìm hiếu về nghệ thuật biểu diễn, các lễ hội và các sự kiện văn hỏa khác nhau, tham các di tích và đền đài, du lịch nghiên cứu thiên nhiên, văn hóa hoặc nghệ thuật dân gian và hành hương (Tổ chức du lịch thế giới – United Nation World Tourism Organization - UNWTO). Theo Tiến sĩ Trần Đức Thanh trong cuốn nhập môn khoa học du lịch thì: “Du lịch văn hóa là hoạt động diễn ra chủ yếu trong môi trường nhân văn hay hoạt động du lịch đó tập trung khai thác tài nguyên du lịch văn hóa”. Theo Luật du lịch Việt Nam năm 2005: “Du lịch văn hóa là hình thức du lịch dựa vào bản sắc văn hóa dân tộc với sự tham gia của cộng đồng nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống”. Những yếu tố thu hút khách du lịch đến với loại hình này chủ yếu là các bản sắc văn hóa, nét đặc trưng khác biệt của nền văn hóa đó ví dụ như những lễ hội truyền thống, phong tục tập quán, lịch sử, nghệ thuật, kiến trúc… hình thành nên nền văn hóa của người dân nơi mà khách du lịch đến thăm quan. Khách du lịch tìm đến du lịch văn hóa để thu thập thông tin mới, tìm hiểu và trải nghiệm những nền văn hóa khác nhau trên thế giới. Do vậy, du lịch văn hóa không chỉ đơn thuần là du lịch mà còn gắn liền với các loại hình văn hóa của địa phương nơi có hoạt động du lịch đang diễn ra. 1.1.2.2. Đặc điểm của loại hình du lịch văn hóa Du lịch văn hóa gắn liền với các hoạt động du lịch và hoạt động văn hóa và bao gồm những đặc trưng cơ bản như: Tính đa dạng: du lịch văn hóa với chất lượng cao được tạo nên bởi sự đa dạng trong đối tượng phục vụ, mục đích phục vụ hay điểm đến của du lịch văn hóa như các 18 cảnh quan thiên nhiên, kỳ quan thế giới, các di tích lịch sử - văn hóa cho các lễ hội truyền thống, các phong tục tập quán lâu đời, các loại hình văn hóa nghệ thuật dân gian mang đậm đà bản sắc dân tộc. Ngoài ra, cần kể đến các cơ sở vật chất và các dịch vụ kèm theo. Tính đa thành phần: không hề có một giới hạn nào cho những đối tượng liên quan đến du lịch văn hóa. Du khách tham gia vào du lịch văn hóa, các tổ chức Nhà nước và tư nhân, các doanh nhân trong và ngoài nước đầu tư, hoạt động trong lĩnh vực du lịch, những nhân viên, hướng dẫn viên du lịch, cộng đồng địa phương đều rất đa dạng, gồm nhiều thành phần khác nhau trong xã hội, tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào các hoạt động du lịch văn hóa. Vì vậy, tính đa thành phần còn bao hàm trong đó cả tính xã hội hóa cao. Tính đa mục tiêu: Du lịch văn hóa mang lại lợi ích nhiều mặt như bảo tồn các tài nguyên thiên nhiên, môi trường, di tích lịch sử - văn hóa, duy trì và phát triển văn hóa phi vật thể, nâng cao chất lượng phục vụ du khách, nâng cao chất lượng đời sống của người phục vụ du lịch, mở rộng học hỏi và giao lưu văn hóa, kinh tế, nâng cao ý thức trách nhiệm cho cộng đồng. Tính liên vùng: Du lịch văn hóa nâng cao ý thức của du khách về văn hóa, thẩm mỹ, … Vì vậy nên có sự liên kết giữa các cơ sở du lịch, các vùng văn hóa với nhau trong việc hoạch định các tuyến, điểm du lịch văn hóa phục vụ cho du khách. Tính mùa vụ: Đối với bất kỳ loại hình du lich nào cũng có đặc trưng này, đối với du lịch nói chung thể hiện ở số lượng du khách thường tập trung rất đông ở những tuyến, điểm du lịch văn hóa vào những ngày nghỉ cuối tuần, nghỉ hè, nghỉ lễ…Du lịch văn hóa còn thể hiện riêng ở những thời gian có những lễ hội, những sự kiện đặc biệt xảy ra. 1.1.2.3. Điều kiện để phát triển loại hình du lịch văn hóa a. Điều kiện về tài nguyên du lịch Để phát triển du lịch văn hóa thì cần phải có tài nguyên du lịch nhân văn, đây sẽ là yếu tố quyết định. Tài nguyên du lịch nhân văn với đặc điểm kỳ diệu, thú vị, đa dạng, độc đáo sẽ ngày càng thu hút đông đảo du khách đến tham quan nhằm thỏa mãn trí tò mò cũng như phần nào đó đáp ứng được nhu cầu mong muốn hiểu biết sâu rộng về cái hay, cái đẹp của mỗi vùng, mỗi địa phương. Điểm đến của du lịch văn hóa thường bao gồm những danh lam thắng cảnh có sự kết hợp giữa thiên nhiên và văn hóa, những di tích lịch sử, những thành phố lớn với các cơ sở văn hóa như bảo tàng, nhà hát, khu khảo cổ học hoặc những vùng nông thôn nơi trưng bày hiện vật truyền thống văn hóa của cộng đồng dân cư như các lễ hội, các nghi thức thể hiện lối sống, giá trị và văn hóa của họ. Song song với việc khai thác tài nguyên văn hóa chúng ta phải biết duy trì, tôn tạo, bảo vệ và phát triển không để suy 19
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất