Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Bài giảng điện tử [du] bai tap tu luyen kim loai kiem...

Tài liệu [du] bai tap tu luyen kim loai kiem

.PDF
3
288
107

Mô tả:

Khóa học LTĐH cấp tốc môn Hóa học – Thầy Sơn Kim loại kiềm KIM LOẠI KIỀM BÀI TẬP TỰ LUYỆN I. Bài tập có hướng dẫn Bài 1: Cho dung dịch H2SO4 dư từ từ vào 500 ml dung dịch A gồm Na2CO3, NaHCO3 thu được 2,24 lít CO2 (đktc). Cho dư BaCl2 vào 500ml dung dịch A thấy tạo thành 15,76 gam kết tủa. Nồng độ mol mỗi muối trong dung dịch A lần lượt là: A. 0,04 và 0,06. B. 0,16 và 0,04. C. 0,16 và 0,24. D. 0,32 và 0,48. Bài 2: Hoà tan 0,46 gam Na vào 200 ml dung dịch HCl 0,05M thu được dung dịch có giá trị pH bằng (thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể): A. 13,0. B. 12,7. C. 2,0. D. 1,3. Bài 3: Cho từ từ đến hết 300 ml dung dịch HCl 1M vào 100 ml dung dịch Na2CO3 2M, thu được V lít khí (đktc) và dung dịch A. Thêm Ba(OH)2 dư vào dung dịch A, được m gam kết tủa. Giá trị của V và m lần lượt là: A. 3,36 và 9,85. B. 4,48 và 0,0. C. 3,36 và 19,7. D. 2,24 và 19,7. Bài 4: Điện phân 250 ml dung dịch NaCl 1,6M có màng ngăn, điện cực trơ cho đến khi ở catot thoát ra 20,16 lít khí (đktc) thì thể tích khí thoát ra ở anot (ở đktc) là A. 12,32 lít. B. 1,2 lít. C. 16,8 lít. D. 13,25 lít. Bài 5 : Nhỏ từ từ 0,25 lít dung dịch NaOH 1,04M vào dung dịch gồm 0,024 mol FeCl3, 0,016 mol Al2(SO4)3 và 0,04 mol H2SO4 thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là A. 2,568. B. 1,560. C. 4,128. D. 5,064. Bài 6 : Cho 1,9 gam hỗn hợp muối cacbonat và hiđrocacbonat của kim loại kiềm M tác dụng hết với dung dịch HCl (dư), sinh ra 0,448 lít khí (ở đktc). Kim loại M là A. Na. B. K. C. Rb. D. Li. Bài 7: Dung dịch X gồm Na2CO3, K2CO3, NaHCO3 được chia thành hai phần bằng nhau: Phần 1 tác dụng với nước vôi trong dư, thu được 20 gam kết tủa . Phần 2 tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được V lít khí CO2 (đktc). Giá trị của V là A. 2,24. B. 4,48. C. 6,72. D. 3,36. Bài 8: Hấp thụ hoàn toàn 6,72 lít khí CO2 (đktc) vào 250 ml dung dịch NaOH 2,0M, thu được dung dịch X. Khối lượng muối tạo ra trong X là A. 29,6 gam. B. 33,2 gam. C. 15,9 gam. D. 42,0 gam. Bài 9: Nhỏ từ từ từng giọt dung dịch chứa 0,2 mol NaHCO3 và 0,3 mol Na2CO3 vào dung dịch chứa 0,4 mol HCl. Kết thúc thí nghiệm thu được V lít CO2 (đktc). Giá trị của V là A. 5,60 lít. B. 2,24 lít. C. 4,48 lít. D. 3,36 lít. Bài 10: Dung dịch X chứa 0,15 mol HCl; dung dịch Y chứa 0,10 mol Na2CO3. Nhỏ từng giọt dung dịch Y vào dung dịch X cho đến hết thì thu được V lít khí CO2 (đktc). Giá trị của V là A. 2,24 lít. B. 1,12 lít. C. 3,36 lít. D. 1,68 lít. II. Bài tập tự luyện Bài 1: Chỉ ra mệnh đề sai khi nói về kim loại kiềm : A. Kim loại kiềm luôn có cấu hình electron là ns1. B. Kim loại kiềm là những kim loại hoạt động nhất, có tính khử mạnh nhất. C. Kim loại kiềm chỉ có một số oxi hoá duy nhất trong hợp chất là +1. D. Chỉ có kim loại kiềm mới tạo được dung dịch kiềm khi phản ứng hoá học với nước. Bài 2: Cho các dung dịch sau đây : NaCl (1) ; Na2CO3 (2) ; NaHCO3 (3) ; Na[Al(OH)4] (4) ; NaHSO4 (5) ; NaOH (6). Các dung dịch nào có pH >7 ? A. 3, 5. B. 6. C. 2, 3, 4, 6. D. 2, 6. Bài 3: Cho NaOH dư vào dung dịch chứa từng chất riêng biệt sau đây : NaHCO3 (1) ; Ca(HCO3)2 (2) ; MgSO4(3) ; ZnSO4 (4). Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, trường hợp nào có kết tủa trắng ? A. 2, 3. B. 3, 4. C. 1, 2. D. 2, 3, 4. Bài 4: Có thể dùng phản ứng hoá học nào sau đây để điều chế NaOH trong thực tế ? (1) Na2SO4 + Ba(OH)2 2NaOH + BaSO4. (2) Na2CO3 + Ca(OH)2 CaCO3 + 2NaOH. (3) 2Na + 2H2O 2NaOH + H2. (4) Na2O + H2O 2NaOH. dp,cãmµngng¨n (5) 2NaCl + 2H2O 2NaOH + Cl2 + H2. A. 1, 2, 3, 4, 5. B. 1, 2, 5. C. 2, 5. D. 3, 4, 5. Bài 5: Phản ứng nào sau đây dùng để giải thích sự tạo cặn trong ấm đun nước ? Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 1 - Khóa học LTĐH cấp tốc môn Hóa học – Thầy Sơn Kim loại kiềm A. Ca(HCO3)2 CaCO3 + CO2 + H2O. B. CaCO3 + CO2 + H2O Ca(HCO3)2 . C. CaCO3 + 2HCl CaCl2 + CO2 + H2O. D. CaCO3 CaO + CO2. Bài 6: Nước cứng là nước A. chứa Ca2+, Mg2+. B. chứa Na+, K+. 2+ C. chỉ chứa Ca . D. chỉ chứa Mg2+. Bài 7: Cho từ từ khí CO2 vào các dung dịch : Ca(OH)2 (1) ; Na[Al(OH)4] (2) ; CaCl2 (3). Trường hợp nào thấy xuất hiện kết tủa sau đó kết tủa bị hoà tan ? A. 1. B. 2. C. 3. D. 1 và 3. Bài 8: Có các chất bột trắng sau đây: bột đá vôi, bột thạch cao, bột apatit, bột clorua vôi. Dùng hoá chất nào sau đây để nhận ngay được bột đá vôi ? A. Dung dịch giấm ăn. B. Dung dịch sođa. C. Nước cất. D. Nước vôi trong. Bài 9 : Al có thể tan trong dung dịch nào sau đây : (1) NaOH ; (2) HCl ; (3) HNO3 đặc nguội ; (4) FeCl3 ; (5) NH3 ? A. 1, 2. B. 1, 2, 3, 5. C. 1, 2, 4. D. 1, 2, 4, 5. Bài 10: Hỗn hợp tecmit dùng để hàn gắn đường ray là hỗn hợp nào sau đây ? A. Al và Fe2O3. B. Al và Fe3O4. C. Mg và FeO. D. Mg và Fe2O3. Bài 11: Dãy chất nào sau đây chỉ gồm các chất lưỡng tính ? A. Al ; Al2O3 ; Al(OH)3. B. Ca(HCO3)2 ; Al(OH)3 ; (NH4)2CO3. C. Al2O3 ; AlCl3 ; Al(OH)3. D. (NH4)2CO3 ; NaHCO3 ; Na2CO3. Bài 12: Khoáng chất là nguyên liệu dùng để sản xuất Al trong công nghiệp là A. Criolit. B. Boxit. C. Cacnalit. D. Đolomit. Bài 13: Dùng hoá chất nào để phân biệt các dung dịch không màu sau đây : AlCl 3; MgCl2 ; (NH4)2CO3 ; NaCl ; NH4Cl ? A. Na2CO3. B. Ba(OH)2. C. HCl. D. NH3. Bài 14: Để kết tủa hoàn toàn Al(OH)3 từ dung dịch NaAlO2 có thể dùng hoá chất nào sau đây ? A. HCl dư. B. Ca(OH)2 dư. C. H2SO4 loãng dư. D. AlCl3 dư. Bài 15: Cho cùng một lượng các kim loại sau đây vào các dung dịch. Trường hợp nào thu được lượng khí H 2 nhỏ nhất ? A. Na vào dung dịch AlCl3. B. Al vào dung dịch HCl. C. Al vào dung dịch NaOH. D. Mg vào dung dịch H2SO4 loãng. Bài 16: Cặp chất nào sau đây có thể tồn tại đồng thời trong dung dịch ? A. AlCl3 và Na2CO3. B. MgCl2 và AgNO3. C. Al(NO3)3 và (NH4)2SO4. D. NaHCO3 và Ca(OH)2. Bài 17: Khi cho nhôm vào dung dịch chứa hỗn hợp H2SO4 loãng và KNO3, sẽ xảy ra phản ứng giữa các chất sau A. Al + H+ + NO 3 . B. Al + H+. C. Al + H+ + SO 24 . D. Al + K+. Bài 18: Có bao nhiêu loại phản ứng hoá học có thể sử dụng để điều chế Mg kim loại ? A. 4. B. 3. C. 2. D. 1. Bài 19: Để phân biệt ba dung dịch : KCl, MgCl2, AlCl3 chỉ cần dùng dung dịch A. NaOH. B. Na2CO3. C. Na2SO4. D. AgNO3. Bài 20: Một dung dịch chứa 0,1 mol Na[Al(OH)4] tác dụng với một dung dịch có chứa x mol HCl. x có giá trị nào sau đây để thu được kết tủa lớn nhất ? A. 0,4 mol. B. > 0,4 mol. C. 0,1 mol. D. 0,1 mol < x < 0,4 mol. Bài 21: Có 200 ml dung dịch chứa NaHCO3 1M và Na2CO3 0,5M. Thêm từ từ 150 ml HCl 1M, khuấy đều dung dịch trên thì lượng khí CO2 thoát ra (đktc) là A. 1,12 lít. B. 1,68 lít. C. 3,36 lít. D. 2,24 lít. Bài 22: Một loại đá vôi chứa CaCO3 và 20% tạp chất trơ. Nung 1 tấn đá vôi đó ở 900oC, giả thiết chỉ có CaCO3 bị phân huỷ theo phương trình hoá học : CaCO3 rắn t0 CaO rắn + CO2 khí Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 2 - Khóa học LTĐH cấp tốc môn Hóa học – Thầy Sơn Kim loại kiềm Chất rắn thu được có khối lượng là 788,8 kg. Hiệu suất của quá trình nung vôi là A. 80%. B. 60%. C. 40%. D. 20%. Bài 23: Cho 4,2 gam bột gồm nhôm và oxit nhôm tan hết trong dung dịch HNO3 loãng 1M thu được 1,792 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất) ở đktc. Thể tích HNO3 và % khối lượng Al trong hỗn hợp đầu là A. 292,7 ml và 46,28%. B. 320 ml và 51,43%. C. 440 ml và 51,43%. D. 160 ml và 46,28%. Bài 24: Cho 3,1 gam hỗn hợp hai kim loại kiềm ở hai chu kì liên tiếp vào nước được 1,12 lít H2 (đktc). Để trung hoà dung dịch thu được cần V ml dung dịch HCl 1M. Hai kim loại kiềm đó và giá trị của V là A. Na, K và 100 ml. B. Li , Na và 100 ml. C. Na, K và 200 ml. D. K, Rb và 200 ml. Bài 25: Dẫn 5,6 lít khí CO2 vào dung dịch Ca(OH)2 0,5M thu được dung dịch muối và 10 gam kết tủa trắng. Biết thể tích dung dịch trước và sau phản ứng thay đổi không đáng kể. Thể tích của Ca(OH)2 đã dùng là A. 300 ml. B. 350 ml. C. 500 ml. D. 200 ml. Bài 26: Dẫn 2,24 lít hỗn hợp khí (đktc) gồm SO2 và CO2 có tỉ khối so với H2 là 27 vào dung dịch chứa hỗn hợp KOH và NaOH có tỉ lệ mol 1: 3 thu được x gam hỗn hợp các muối cacbonat và sunfit. x có giá trị là A. 13,2 gam. B. 10,8 gam C. 16,9 gam. D. 12,4 gam. Bài 27: Điện phân dung dịch NaCl với điện cực trơ, màng ngăn xốp một thời gian thu được 1 lít dung dịch. Thể tích khí thoát ra ở catot là 0,112 lít (đktc). Tại anot thu được V lít khí (đktc). Giá trị pH của dung dịch thu được và V là A. 0,01 và 1,12. B. 2 và 0,224. C. 12 và 0,112. D. 0,01 và 0,224. 2+ 2+ Bài 28: Dung dịch A gồm các ion Ca , Mg 0,2 mol Cl , 0,2 mol NO 3 . Thêm từ từ dung dịch K2CO3 1M vào dung dịch A đến khi kết tủa hoàn toàn các ion Ca2+, Mg2+. Thể tích dung dịch K2CO3 cần dùng là A. 400 ml. B. 200 ml. C. 600 ml. D. 800 ml. Bài 29: Cho hỗn hợp gồm Mg và Al vào dung dịch HCl dư thu được 2,24 lít khí H2. Cũng lượng hỗn hợp kim loại như trên cho vào dung dịch NaOH thì được 0,672 lít khí H2. Các khí đều đo ở đktc, hàm lượng % kim loại Mg và Al trong hỗn hợp đầu lần lượt là A. 23,73% và 76,27%. B. 76,27% và 23,73%. C. 82,82% và 17,18%. D. 41,97% và 58,03%. Bài 30: Trộn 0,81 gam Al với bột Fe2O3 và Cr2O3 rồi đốt nóng để tiến hành phản ứng nhiệt nhôm một thời gian thu được hỗn hợp A. Hoà tan hoàn toàn A trong HNO3 đun nóng thì được V lít khí NO duy nhất ở đktc. V có giá trị là A. 6,720 lít. B. 2,016 lít. C. 0,672 lít. D. 0,2016 lít. Giáo viên: Phạm Ngọc Sơn Nguồn: Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 Hocmai.vn - Trang | 3 -
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan