Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Kỹ năng mềm Kỹ năng quản lý đối mặt với những cám dỗ ( www.sites.google.com/site/thuvientailieuvip )...

Tài liệu đối mặt với những cám dỗ ( www.sites.google.com/site/thuvientailieuvip )

.PDF
94
402
104

Mô tả:

- | THƯ NGỎ CỦA NHÓM E-BOOK (VTBT) Các bạn thân mến! Trong thời đại công nghệ thông tin Internet ngày càng phát triển như hiện nay, Ebook như là một món ăn tinh thần không thể thiếu của cộng đồng mạng và không ai có thể phủ nhận những lợi ích mà nó mang lại. Chúng tôi – Nhóm E-Book (VTBT) đã cố gắng số hóa cuốn sách này với hy vọng mang đến cho các bạn những tiện ích nhất định khi sử dụng Ebook. Đầu tiên, E-Book (VTBT) chân thành xin lỗi Tác Giả và NXB vì đã thực hiện Ebook khi chưa được sự đồng ý của bên liên quan. Tiếp đến, mong các bạn sử dụng Ebook một cách hợp lí, tránh in ấn, photo nhân bản để giữ gìn giá trị vốn có của cuốn sách in. Việc sử dụng Ebook này là miễn phí. Do đó, E-Book (VTBT) không chịu trách nhiệm về bất kỳ sai sót gì trong quá trình biên tập Ebook. Cuối cùng, chúng tôi hy vọng độc giả yêu sách nên sở hữu cho mình cuốn sách in để trải nghiệm và đánh giá được tốt hơn về Ebook lẫn sách in, cũng như ủng hộ về mặt tài chính cho Tác Giả và NXB. Chúng tôi xin gởi lời cảm ơn trân trọng đến Tác Giả, NXB đã mang đến cho người đọc những cuốn sách vô cùng giá trị. Và xin cảm ơn các độc giả đã ủng hộ E-Book (VTBT). Trân trọng! E-BOOK (VTBT) | ĐỐI MẶT VỚI NHỮNG CÁM DỖ - LÊ HỮU TIẾN Thuvientailieu.net.vn Lời giới thiệu 1 Tính cách là định mệnh 2 Cuộc sống buông xuôi thật không đáng sống 3 Tính cách là những gì bạn thể hiện trong bóng tối 4 Khuôn hình cuối cùng của tích cách mỗi người nằm chính trong tay họ 5 Tính cách còn cao hơn cả trí tuệ 6 Cái tuyệt hảo là thói quen 7 Những gì truy thực, cao cả đúng đắn, trong sáng đáng yêu, đang kích nếu là những cái tuyệt hảo và đáng ngợi ca thì bạn hãy luôn luôn suy nghĩ về chúng 8 Hãy yêu thích những gì mà chúng ta phải yêu thích… đó là còn đường dẫn tới mục đích cao đẹp 9 Không ai muôn trở thành người tốt và sẽ trở thành người tốt nếu như học không làm những điều tốt 10 Tấm gương không những là cái chính trong cuộc sống mà còn là cái gì nhất 11 Người ta không bao giờ nói về tính cách của bản thân rõ bằng khi họ nói về tính cách của người khác 12 Bạn có thể tuân theo tất cả các luật lệ nhưng vẫn là người thiếu đạo đức 13 Gieo tư tưởng gặt hái thành công Gieo hành động gặt hái thói quen. Gieo thói quen gặt hái tính cách. Gieo tính cách gặt hái định mệnh. 14 Tôi đã nhận ra người có trách nhiệm với sự nghèo nàn về đạo đức chúng ta. Đó chính là chính chúng ta. E-BOOK (VTBT) | ĐỐI MẶT VỚI NHỮNG CÁM DỖ - LÊ HỮU TIẾN Thuvientailieu.net.vn Lời giới thiệu Không ai muốn sống thiếu bè bạn - Arisốt Sự trao đổi “giữa bạn bè với nhau” về vấn đề tính cách cá nhân của mỗi người – đó chính là tinh thần chung của cuốn sách này. Tôi sự dụng cụm từ này để thể hiện mỗi quan hệ giữa tôi và các bạn. Tôi với tư cách là tác giả nhưng cũng là một người bạn, một người tham gia trực tiếp vào cuộc đối thoại với các bạn. Tôi viết cuốn sách này với tình cảm chân thành và tôn trọng các bạn. Chúng ta hãy xem nhau như những người bạn tốt để giúp đỡ nhau hoàn thiện bản thân. Chúng ta sẽ là những người bạn như Aristốt đã từng nói tới cách đây 2300 năm. Trong tác phẩm “ Nicomachean Ethics” của mình – một tác phẩm được độc giả rộng rãi xem như là cuốn sách hoàn hảo nhất nói về đạo đức và tính cách, Aristốt đã dành phần lớn số trang gần ¼ tác phẩm để nói về tình bạn. Bạn có thể hỏi tại sao Aristốt lại dành sự ưu ái như vậy để nói về tình bạn trong một cuốn sách về đạo đức và nhân cách? Câu trả lời của Aristốt chính là từ tính muôn thủa mà thời đại nào cũng quan tâm tới: tình bạn. Quả thực vào thời điểm bước vào thế kỷ XXI, quan điểm của Aristốt đã đem lại cho chúng ta một cách nhìn nhận mới mẻ, sâu sắc và tối cần thiết về cấn đề đạo đức của một tình bạn đích thực. Theo Aristốt, một tình bạn đích thực không chỉ là tình đồng chí, cùng chung sở thích. Tình bạn với tất cả ý nghĩa của nó chính là mối quan hệ giữa người luôn có ý thức cố gắng, nghiêm khắc tạo dựng tính cách và đạo đức của mình đồng thời giúp đỡ nhau sống tốt hơn, thể hiện trong tư tưởng, trong hành động cũng như mọi mặt khác của cuộc sống. Với Aristốt cũng như tất cả những nhà đạo đức tên tuổi khác trong lịch sử nhân loại thì không có gì quan trọng hơn việc cải thiện bản thân mình nói riêng cũng như cả xã hội nói chung. Tôi sẽ đi sâu vào vấn đề sau. Chúng ta khó có thể cải thiện được cuộc sống của chúng ta hay xã hội mà chúng ta đang sống nếu không thực sự chú ý tới và không cố gắng bồi dưỡng tính cách của mình. Các bạn phải thực sự quan tâm tới tính cách của các bạn, tôi phải thật sự quan tâm đến tính cách của tôi và chúng ta, phải thực sự quan tâm giúp đỡ lẫn nhau giống như những người bạn tốt. Tôi thật sự hy vọng bạn sẽ tìm thấy sự hứng thú khi làm những điều đó chứ đừng cho rằng E-BOOK (VTBT) | ĐỐI MẶT VỚI NHỮNG CÁM DỖ - LÊ HỮU TIẾN Thuvientailieu.net.vn chúng sẽ làm mất đi hứng thú của bạn hay tôi đang thổi phồng tầm ảnh hưởng quan trọng của chúng. Hãy cho phép tôi chỉ rõ cho bạn thấy. Hầu như không một ngày nào trôi đi mà tôi lại không suy ngẫm về những ý tưởng trên. Đôi lúc suy nghĩ lại vụt lóe lên trong đầu tôi theo những cách nhìn nhận khác nhau. Cũng có khi tôi phải thừa nhận rằng những suy nghĩ đó lại rất tiêu cực. Điều này dường như xuất phát từ sự yếu kém trong tính cách của tôi. Chúng ta sẽ thấy được chính mình trong các cuộc giao tiếp hàng ngày có thể là ở nhà, nơi làm việc, nơi giải trí hay khi một mình đối diện với chính mình trước gương. Nếu chúng ta nhìn một cách thẳng thắn và kỹ lưỡng thì tấm gương sẽ cho chúng ta thấy được hình ảnh chung về số phận chúng ta. Nó còn cho ta thấy những mặt yếu và mặt mạnh nằm sâu thẳm trong tính cách của chúng ta. Điều mà tôi muốn cuối cùng đó là giúp bạn phát hiện ra được những yếu kém trong tính cách bạn, chế ngự, khắc phục nó bằng việc xây dựng cho mình những đức tính tốt. Những điểm yếu kém này thường dẫn ta tới hành động hay nói những điều đáng tiếc, gây tổn thương cho người khác và sai trái. Chúng ta có thể khắc phục được những yếu kém đó nếu chúng ta thực sự mong muốn cải thiện chính mình và sẵn sàng thực hiện nó dù khó khăn đến mấy. Tôi thường nhắc tới câu chuyện về một cầu thủ bóng rổ. Anh ra ta sức thuyết phục rằng anh ta không thể kiềm chế được tính nóng nảy dễ bột phát của mình đặc biệt khi trọng tài nhắc nhở anh chỉ vì một việc ngớ ngẩn không đâu. Anh ta không hề biện hộ cho mình rằng lẽ ra anh ta không bị phạt vì có những lời lẽ khiếm nhã đối với trọng tài mà đơn giản anh chỉ nói rằng bản tính anh ta là nóng nảy và không thể kiềm chế được mình. Nhìn thẳng anh tôi hỏi: “Trong những trường hợp như vậy, tại sao anh không phân giải cho trọng tài biết về sai sót của ông ấy để ông ta lần sau không lặp lại sai lầm của mình nữa!”. Ngạc nhiên trước câu hỏi của tôi anh chàng bóng rổ trả lời: “Làm sao anh có thể đề nghị tôi làm những điều như vậy? Tôi hoàn toàn không thể làm được? Tôi hỏi vặn lại anh ta “Vậy tại sao anh có thể kiềm chế được mình và thời điểm nào thì không? Hơn nữa, liệu anh có phát cáu hay không nếu trường hợp trọng tài là bố mẹ, ông bầu hay cha đạo của anh?” Trường hợp tương tự xảy ra với tôi. Một lần tôi sắp nổi nóng với một anh lái xe vì đã đụng vào đuôi xe tôi, tôi tình cờ nhìn vào tấm gương chiếu hậu và nhận ra đó chính là đồng nghiệp và cũng là người bạn tốt của tôi. Chẳng có gì đáng ngạc nhiên khi tôi lập tức hiền dịu trở lại, tự kiềm chế và nở nụ cười trên khuôn mặt cau có trước đó của mình. E-BOOK (VTBT) | ĐỐI MẶT VỚI NHỮNG CÁM DỖ - LÊ HỮU TIẾN Thuvientailieu.net.vn Hãy trung thực ngay từ lúc bắt đầu. Mặc dù thái độ “tôi không thể chịu được” có thể rất dễ xảy ra trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta nhưng có một sự thật là “chúng ta chắc chắn có thể kiểm soát được mình và có thể khắc phục được yếu kém trong tính cách của chính chúng ta. Bạn chịu trách nhiệm về tính cách của tôi. Không ai có thể thay thế được ngoại trừ chính bản thân bạn và bản thân tôi. Trên tinh thần đó, cuốn sách này là một lời chỉ dẫn, một ngọn đuốc soi đường cho bạn chứ không phải là sự ép buộc hay là sự giáo huấn. Theo hình thức đối thoại, mục tiêu đầu tiên của cuốn sách là khuyến khích, khơi gợi trong mỗi chúng ta hãy suy nghĩ về việc hoàn thiện cuộc sống cá nhân cũng như xã hội trong đó có bản thân mình. Mục đích của tôi không phải là sự phán xét mà muốn giúp bạn hoàn thiện bản thân. Sự phân biệt này rất quan trọng. Nếu có sự phán xét nào đó chỉ là sự phán xét của chính bản thân bạn đối với việc hoàn thiện bản thân bạn. Bạn hãy làm hết mình cho tính cách của bạn. Cũng trong mạnh suy nghĩ như vậy, mục đích của tôi không phải là vạch lá tìm sâu, tìm những tội lỗi sai lầm trong quá khứ của bạn. Trong khi một sự thật được nhắc tới là “Bạn chính là quá khứ của bạn” - một sự thật mà chúng ta nên hoàn toàn lờ đi như không biết thì điều mà tôi muốn nhấn mạnh đó chính là cái nhìn về tương lai. Dẫu quá khứ có như thế nào đi chăng nữa thì nó đã là quá khứ không bao giờ trở lại. Cái mà bạn có ở hiện tại với cái nhìn lạc quan về phía trước chính là những gì bạn sẽ đón nhận trong tương lai. Vì hiện tại là mẹ đẻ của tương lại. Bạn sẽ thấy cuốn sách rất hữu ích nếu bạn thực sự tốt hai điều cốt yếu sau: Bạn phải thực sự mong muốn cải thiện tính cách của bạn và xã hội của chúng ta nói chung và bạn phải không ngần ngại nhìn thẳng vào bản thân bạn, vào tấm gương nhân cách của bạn. Mỗi chương trong cuốn sách này được trình bày nhằm tập trung đem lại cho bạn mỗi một góc cạnh thuộc tính cách của bạn. Đồng thời nó còn khuyến khích việc tự đánh giá bản thân, thực hành nó cũng như giúp bạn có được sự dẻo dai trong quá trình nâng cao tính cách. Bạn sẽ thấy mỗi chương sẽ bắt đầu bằng một câu danh ngôn nói về tính cách. Tôi sử dụng những câu danh ngôn ấy không theo như cách thông thường là E-BOOK (VTBT) | ĐỐI MẶT VỚI NHỮNG CÁM DỖ - LÊ HỮU TIẾN Thuvientailieu.net.vn gây hứng thú ban đầu cho cả chương. Các câu danh ngôn này sẽ thâu tóm toàn bộ nội dung cũng như phần cốt lỗi của mỗi chương. Bằng cách này bạn sẽ thấy tựa đề của mỗi chương rất rõ ràng và dễ nhớ, và tất nhiên cũng dễ để thực hành. Chúng ta đang sống trong thời đại khoa học và công nghệ, sự cám dỗ về vật chất luôn lung lạc chúng ta, làm cho chúng ta ngày càng xa rời những chuẩn mực về đạo đức và quen với lối sống thực dụng. Một trong những mong muốn tột bậc của tôi gửi gắm qua cuốn sách này là cuốn sách có thể giúp bạn đối mặt với những cám dỗ và thị hiếu tầm thường của cuốn sách mà chúng ta thường đổ lỗi cho hoàn cảnh cá nhân và môi trường xã hội. Tôi hy vọng rằng lúc bạn bắt đầu mỗi chương, bạn nên soi mình vào những câu danh ngôn để tự hỏi bản thân: - Tính cách của tôi như thế nào và thái độ hành động chi phối bởi tính cách ấy ra sao? - Liệu tính cách của tôi có đủ sức mạnh để giúp tôi chiến thắng bản thân mình cũng như đối mặt với những vấn đề xã hội? - Liệu có phải tính cách tôi đóng một vai trò hệ trọng giúp tôi giải quyết những vấn đề ấy không? Những câu hỏi như vậy không phải là không quan trọng. Chúng mang tính quyết định đối với số phận của bạn, đặc biệt khi bạn đọc những trang sách này và luôn luôn tự đặt cho mình những câu hỏi như vậy. Bạn thực sự khó có thể cải thiện được môi trường xung quanh bạn cũng như chính cuộc đời bạn nếu như bạn không thực sự chú ý và nỗ lực hết sức để nâng cao tính cách của mình. E-BOOK (VTBT) | ĐỐI MẶT VỚI NHỮNG CÁM DỖ - LÊ HỮU TIẾN Thuvientailieu.net.vn 1 Tính cách là định mệnh (Hêraclit) Tính cách chứ không phải là cá tính của bạn, chính là định mệnh. Giữa hai khai niệm: tính cách – cá tính có một sự khác biệt tuy rất nhỏ nhưng để làm rõ sự khác biệt đó trong những trang đầu này quả thật không dễ. Đã hơn 50 năm qua và thậm chí cho tới bây giờ ngành tâm lý học chỉ mới lờ mờ cho thấy sự khác biệt quan trọng giữa hai khái niệm này. Rất nhiều người có thể không nhận ra được sự khác biệt giữa tính cách và cá tính. Ngày nay chúng ta thường hay sử dụng lẫn lộn hai khái niệm này với nhau. Lấy ví dụ khi chúng ta nói “Cô ấy có kiểu tính cách này” và “Đó chính là cá tính của cô ấy”, hay khi chúng ta nói lẫn lộn giữa “những đặc điểm tính cách của anh ấy” và “những đặc điểm cá tính của anh ấy”. Dầu sao xét về mặt đạo đức thì tính cách bao gồm những gì thuộc về bản chất của bạn, tất cả những thói quen hay sự đan xen giữa chững đức tính tốt và tật xấu của bạn. Nhưng bạn sẽ cảm thấy hứng thú khi biết rằng rõ ràng từ xưa tới nay tất cả các nền văn hóa đều dung khái niệm tính cách theo nghĩa này, không phải chỉ mình Heraclit, Aristốt mà cả nền văn hóa Hy Lạp cổ đại đều dung như vậy. Trước khi tiếp cận gần hơn một số quan điểm vẫn còn tranh cãi hiện nay về tính cách và cá tính chúng ta hãy ngẫm lại những từ mà Heraclit đã dung để bắt đầu chương này. Đánh giá đúng hơn tầm quan trọng đạo đức cao quý của tính cách bạn có thể nhận thấy một điều gì đó hàm chứa trong câu nói của Heraclit rất có ý nghĩa đối với bạn. Ethos anthropos daimon (tính cách) (con người) (định mệnh) Hãy xem xét ba từ này theo trình tự ngược lại: “daimon” thường được dịch là “số phận” hay “định mệnh”; “anthropos” (nhân chủng học), “anthropomorphic” (nhân tướng học) mà tất cả những chữ này đều liên quan tới con người. Như vậy E-BOOK (VTBT) | ĐỐI MẶT VỚI NHỮNG CÁM DỖ - LÊ HỮU TIẾN Thuvientailieu.net.vn chữ “anthropos” đơn giản nghĩa là con người. Và câu trên thường được hiểu theo nghĩa đen là: tính cách của một người chính là số phận của con người đó. Đặc biệt tôi muốn chúng ta tập trung vào từ chính “ethos”. Đây là chữ Ai Cập, từ đó chúng ta có được những từ như “đạo đức” hay đạo đức học”. Chúng ta cần chú ý tới 4 điểm hữu ích về từ này. Thứ nhất, trong đầu bạn luôn luôn tâm niệm rằng “ethos” nghĩa là “tính cách”. Thứ hai, sau khi hiểu rõ sự tương đồng giữa “ethos” và “đạo đức” chúng ta nên bắt đầu đánh giá đúng mức tầm ảnh hưởng quan trọng của nó đối với mối quan hệ khăng khít giữa đạo đức và tính cách, ảnh hưởng tới sự trung thực của mỗi cá nhân cũng như của toàn xã hội. Đạo đức của một người gắn liền với tính cách của con người ấy. Quả thức đây là điểm rất quan trọng vì nhiều người từ trước tới nay vẫn cho rằng người có đạo đức là người chỉ cần tuân theo những nguyên tắc, luật lệ và pháp luật (nguyên tắc luật lệ thành văn), cũng giống như có người tự bào chữa cho mình khi nói rằng: “Tôi không hề vi phạm bất cứ luật lệ nào, vậy làm sao có thể bạn cho rằng tôi là người vô đạo đức?” (Câu trả lời cho vấn đề này, chúng ra sẽ tìm hiểu kỹ hơn trong chương XII: “Bạn có thể tuân thủ tất cả các luật lệ nhưng vẫn có thể là người thiếu đạo đức. Đạo đức hiểu theo nghĩa sâu xa của nó, chính là vấn đề thuộc về tính cách của bạn, thuộc về con người bên trong của bạn. Nó không phải chỉ là vấn đề liệu bạn có tuân theo các luật lệ hay không. Tuy nhiên chúng ta cần phải có trách nhiệm lớn về mặt đạo đức đối với việc tuân thủ các luật lệ và người có đạo đức trước hết phải tuân thủ những luật lệ đó. Thứ ba, trong khi chữ “ethos” được hiểu như là “tính cách” thi từ này còn có nghĩa là “thói quen” hay “cách ứng xử quen thuộc”. Do đó chúng ta có thể hiểu chính xác mà không làm mất đi ý nghĩa của cụm từ của Heraclit như sau: “Thói quen là định mệnh” hay” hành vi quen thuộc là định mệnh”. Aristốt có một câu nói khá nổi tiếng “chúng ta là cái mà chúng ta thường lặp đi lặp lại”. Theo đó câu này cũng có thể được hiểu là “ Những cái mà chúng ta thường lặp đi lặp lại chính là định mệnh”. Thứ tư, khi người Hy Lạp cổ đại nói về thói quen tốt và những thói quen xấu của tính cách thì họ nhất nhất dùng những từ mà trong tiếng Anh được hiểu là “những đức tính tốt” và “những tội lỗi”. Đó chính là khái niệm về tính cách. Nền văn hóa Hy Lạp cổ đại cũng giống như tất cả các nên văn hóa khác trong lịch sử phát triển của nhân loại đã thừa nhận rằng tính cánh có mối quan hệ mật thiết về đạo đức với thói quen, đức hạnh, tội lỗi cũng như tương lai của một cá nhân. E-BOOK (VTBT) | ĐỐI MẶT VỚI NHỮNG CÁM DỖ - LÊ HỮU TIẾN Thuvientailieu.net.vn Mọi sự lẫn lộn xảy ra thường ngày trong cách dung khái niệm tính cách của người xưa và cái mà chúng ta bây giờ gọi là cá tính bắt đầu vào thế kỷ 20 với sự phát triển của ngành tâm lý học thuần túy và đặc biệt với sự ra đời của những cuốn sách về tâm lý học quần chúng và những cuốn viết về cách tự hoàn thiện bản thân. Ngành tâm lý học thuần túy với tính cách là dòng chính thống rõ ràng đã đưa ra khái niệm về tính cách và cá tính hoàn toàn khác biệt trong quá trình nghiên cứu cũng như trong các bài viết. Từ những năm 1930, ít nhất trong nỗ lực để trở thành một trong những ngành khoa học chính, ngành tâm lý học thuần túy hầu như chỉ tập trung bàn về cá tính. Chính điều này đã cho thấy rằng khái niệm tính cách cao quý thực sự là khái niệm liên quan nhiều đến lĩnh vực đạo đức mà khó có thể định nghĩa được một cách chính xác hay mổ xẻ nó theo cách mà khoa học đã thực hiện đối với những đối tượng nghiên cứu khác. Các nhà tâm lý học bắt đầu ngày càng thu hẹp khái niệm “cái tôi” hơn theo những đặc điểm của cá tính như là sự tự tin, lòng tự trọng và niềm đam mê. Do đó họ đã bỏ sót những thói quen của tính cách trong khái niệm chung về con người như sự kính trọng, thật thà và sự trung thành trong những bài nghiên cứu của họ. Xin đừng nghĩ rằng tôi chỉ trích ngành tâm lý học thuần túy đã phạm sai lầm khi thay thế khái niệm tính cách bằng cá tình vì những mục đính nghiên cứu của nó. Xét về phương diện khoa học thì ngành tầm lý học thuần túy tất nhiên có quyền giới hạn và làm rõ những gì mà nó nghiên cứu. Hơn nữa tôi muốn chỉ ra răng không có một nhà tâm lý học nào trong ngành tâm lý học thuần túy lại sử dụng những khái niệm về “cái tôi” hẹp như trước. Lấy ví dụ, chính nhờ sự quan tâm đối với việc giáo dục đạo đức nhân cách, một số nhà tâm lý học đương thời vẫn sử dụng khái niệm tính cách của thời trước trong các bài viết và nghiên cứu tầm cỡ của mình. Tuy nhiên những rắc rối trong cách hiểu của mọi người và những lầm lẫn trong ngôn ngữ vẫn còn tồn tại. Điều này trước hết là do cách nhìn nhận của các nhà tâm lý học thuần túy. Trong 50 năm qua họ đã dung khái niệm cá tính trong những cuốn sách viết về tâm lý học quần chúng, về khả năng tự lực, trong những cuốn sách “để thành công trong cuộc sống”. Tôi đặc biệt muốn nói tới việc thay thế những đặc điểm quan trọng của tính cách bằng việc sử dụng khái niệm tâm lý học hạn hẹp về cá tính trong những cuốn sách trên. Chính việc làm này đã làm mất đi ý nghĩa giàu tính lịch sử và đạo đức của khái niệm tính cách và khái niệm tính cách như chúng ta thường sự dụng bây giờ mang nội hàm của khái niệm cá tính. Ví dụ khi chúng ta nói “Cô ấy có kiểu tính cách này” thì chúng ta thường hiểu là cá tính của cô ấy. Đó là năng động, vui vẻ hoặc trầm lặng và e dè. Tương tự E-BOOK (VTBT) | ĐỐI MẶT VỚI NHỮNG CÁM DỖ - LÊ HỮU TIẾN Thuvientailieu.net.vn khi chúng ta đánh giá bề ngoài một người như “Anh ấy là người có tính cách” thì chúng ta thường hiểu là cá tính kỳ quặc hoặc hài hước của anh ấy - một cá tính mà giúp ta phân biệt rõ giữa anh ấy với những người khác. Khi chúng ta nói về những đặc điểm tính cách của một người nào đó thì chúng ta lại thường hay sử dụng những từ ngữ mang nội hàm của khái niệm cá tính. Điều này không có nghĩa là chúng ta hoàn toàn sai khi sử dụng một cách tương đồng giữa đặc điểm và thói quen, giữa cá tính hay tính cách. Tất nhiên chúng ta có thể sử dụng chúng, miễn là phù hợp bởi trên hết chúng chỉ là những con chữ. Những điều này không chỉ làm thay đổi sự thật từ trước tới nay rằng phương thức chúng ta sử dụng hoạn vị lẫn lộn giữa các khái niệm là biểu hiện của sự nhầm lẫn trong tư duy. Điều này giải thích tại sao chúng ta cần phải sớm phân biệt rõ chúng. Để làm được việc đó, trong suốt chương này chúng ta sẽ tiếp tục đề cập tới chúng. Nếu như không nghiên cứu kỹ hai khái niệm tính cách và cá tính thì nhiều người vẫn cứ nhất nhất cho rằng “cá tính là định mệnh” và rằng cá tính quyết định thành công. Nhìn nhận theo khái niệm tính cách của người xưa thì điều này hoàn toàn sai. Tuy nhiên chúng ta cũng không thể phủ nhận vai trò của cá tính đối với định mệnh hay thành công của một người. Những đặc điểm cá tính của con người bạn tất nhiên là một phần làm nên con người hiện tại của bạn cũng như trong tương lai. Như vậy cá tính của bạn, ví dụ bạn là người cởi mở hay khép mình, tự tin hay thiếu tự tin, quyết đoán hay thiếu quyết đoán, sẽ góp phần tạo nên hình hài giá trị cũng như phương hướng của đời bạn. Tôi cũng không phủ nhận lợi ích của một số cuốn sách viết về cách tự hoàn thiện mình mang lại cho bạn. Nhưng điều quan trọng chúng ta luôn nhớ rằng đặc điểm cá tính chỉ là thứ yếu đối với tính cách của bạn. Dựa vào khái niệm tính cách cổ điển thì chúng ta hiểu rằng con người chúng ta không phải chỉ là những gì cá tính chúng ta thể hiện hay được biểu hiện như những gì chúng ta thức hưởng từ bố mẹ. Cá tính luôn sẽ là thứ yếu đối với tính cách khi đề cập tới vai trò của chúng trong việc tạo nên hình hài, giá trị và phương hướng của đời bạn và đặc biệt khi trả lời cho vấn đề làm thế nào để bạn thực sự trở thành một người tốt”. Tính cách thực sự quan trong hơn cá tính. Điều này chúng ta rất dễ nhận thấy. Chúng ta thường không quy trách nhiệm cho người khác chỉ vì những đặc điểm cá tính của họ, ngược lại chúng ta lại buộc họ phải chịu trách nhiệm về những thói quen của tính cách họ. Ví dụ chúng ta không ca ngợi một người nào đó về mặt E-BOOK (VTBT) | ĐỐI MẶT VỚI NHỮNG CÁM DỖ - LÊ HỮU TIẾN Thuvientailieu.net.vn đạo đức vì anh ta là người bặt thiệp hay chỉ trích vì là người không cởi mở. Chúng ta làm như vậy cũng chỉ bởi vì đó là những gì mà tạo hóa “ký thác” vào họ. Nhưng chúng ta lại ngợi ca về mặt đạo đức đối với những người thật thà, có tinh thần tập thể, đang kính và đáng tin cậy, khinh bỉ đối với những người giả dối, ích kỷ, thiếu lễ phép… Chúng ta cần hiểu về vị trí và vai trò của lòng tự trọng đối với cá tính cũng như tính cách (nhiều người thậm chí cho rằng lòng tự trọng là đặc điểm quan trọng nhất của cá tính). Không phải lúc nào lòng tự trọng cũng có liên quan tới việc bạn là người tốt hay không. Hay nói cách khác bạn là người tốt không chỉ bời vì bạn là người có lòng tự trọng cao. Cả hai ví dụ đáng suy ngẫm dưới đây sẽ góp phần làm sáng tỏ điều này. Trong một cuộc nghiên cứu được công bố rộng rãi về những người đã cứu dân Do Thái thoát khỏi nạn thảm sát của bọn phát xít Đức, người ta thấy rằng nhiều người trong số những người đáng kính này thực sự không có lòng tự trọng cao. Điều này đã giúp các nhà nghiên cứu đi đến kết luận cuối cùng là không hề có một mối liên hệ nào giữa lòng tự trọng và việc trở thành những người đáng kính như vậy. Tiếp đến hãy lướt qua một số nghiên cứu đương thời cho thấy mối quan hệ khá khăng khít giữa lòng tự cao và những thái độ vô đạo đức co mình vào cái vỏ cá nhân. Một nghiên cứu được đánh giá cao gần đây đã đi đến kết luận “Một số biểu hiện nhất định của lòng tự cao khi bị tổn thương dường như ngày càng có xu hướng kích thích hành động bạo lực của cá nhân. Cho nên có một thực tế cần phải thừa nhận về giá trị văn hóa của lòng tự trọng đó là lòng tự trọng đôi khi có thể phản tác dụng của nó, thậm chí rất nguy hiểm. Quan điểm của tôi ở đây không có ý hạ thấp giá trị vốn có của lòng tự trọng cũng như bất kỳ đặc điểm cá tính tích cực khác trong việc mang lại cho chúng ta một cuốn sách có ý nghĩa hơn và dáng hưởng thụ hơn. Như vậy nếu bạn biết kết hợp đồng thời phát huy những nét cá tính của bạn như lòng tự trọng cùng với nỗ lực cải thiện những thói quen tính cách như tính trung thực, tính kỷ luật thì bạn có thể có được một sức mạnh tổng hợp nhằm phát triển tính cách cá nhân của bạn hoàn hảo hơn. Vấn đề tôi muốn nhấn mạnh ở đây là: cuối cùng thì chính các thói quen của tính cách chứ không phải các đặc điểm cá tính là nền tảng và động lực phát triển của mọi thiết chế xã hội cũng như mỗi cá nhân trong xã hội đó. Điều này giải thích tại sao trong phần giới thiệu tôi lại khẳng định rằng chúng ta khó có thể cải thiện đời sống cá nhân của mỗi chúng ta hay xã hội mà ta đang sống nếu như không xem việc rèn luyện tính cách cá nhân như một điều kiện tiên quyết. E-BOOK (VTBT) | ĐỐI MẶT VỚI NHỮNG CÁM DỖ - LÊ HỮU TIẾN Thuvientailieu.net.vn Theo cách tiếp cận này thì tính cách được thể hiện như sau: - Bạn với tư cách là một cá nhân, một thực thể của xã hội có khả năng quyết định bạn là ai, ban muốn hay nên trở thành người như thế nào, vượt lên trên những gì vốn bẩm sinh ở bạn. - Những gì cốt yếu trong con người bạn chắc chắn tạo ra xu hướng đạo đức của bạn. - Bạn có khả năng bẩm sinh lựa chọn con đường chân - thiện - mỹ cho mình. - Nói tóm lại khi tính cách tạo nên con người bạn thì cuối cùng chính bạn chứ không phải ai khác quyết định số phận của mình. Với 4 điểm cơ bản này - đặc biệt là điểm lưu ý cuối cùng, tôi không phải đang cố gắng vạch ra một con đường duy nhất để phát triển bản thân mà sự phát triển về tính cách và số phận của chúng ta còn phải phụ thuộc vào sự giúp đỡ của người khác cũng như chịu ảnh hưởng từ bên ngoài. Sâu xa mà nhìn nhận vấn đề thì thậm chí đến cả người lớn tuổi cũng cần có sự khích lệ thường xuyên và thần tượng cho bản thân mình. Và tất nhiên đối với nhiều người trong chúng ta, người mà ta chọn làm mẫu hình lý tưởng để ta phấn đấu nhất thiết phải đáng kính và siêu quần - một con người có phẩm chất đạo đức hoàn hảo, hiện thân cho sức sống vĩnh cửu của những điều tốt đẹp. Mẫu hình người lý tưởng này có thể quyết định hướng đi của định mệnh chúng ta và không có một mẫu hình lý tưởng thì khó có được một cuộc đời đáng khâm phục. Bức tranh về tính cách nhân mà tôi cố gắng khắc họa nhằm để khẳng định một thực tế rằng ở cấp độ cơ bản nhất, bạn và tôi những người đã trưởng thành không thể đổ lỗi cho ai khác về con người của chúng ta, về tính cách cá nhân như vậy, chúng ta cần phải có trách nhiệm đối với con người hiện tại của chúng ta cũng như con người mà chúng ta mong muốn trở thành trong tương lai. Khi việc phát triển bản thân của chúng ta thực sự cần sự giúp đỡ của người khác thì có một sự thực là người ta, trong đó chỉ có chúa trời có thể giúp chúng ta nếu chúng ta sẵn sàng chuẩn bị cho sự giúp đỡ đó. Chính vì vậy muốn người khác giúp đỡ mình thì trước hết mình phải tự giúp mình đã. Nỗ lực hay không nỗ lực để trở thành một người có tính cách rốt cục là một sự lựa chọn do bản thân quyết định. E-BOOK (VTBT) | ĐỐI MẶT VỚI NHỮNG CÁM DỖ - LÊ HỮU TIẾN Thuvientailieu.net.vn 2 Cuộc sống buông xuôi thật không đáng sống (Scorates) Đặt tựa đề cho chương này, tôi trích dẫn một câu nói bất hủ của một trong những triết gia nổi tiếng nhất và đáng kính nhất của nhân loại – đó là triết gia Scorates. Scorates đã đưa ra nhiều nhận xét tinh tế và hàm súc như câu nói nổi tiếng này và chúng được xem như là một phần của công việc hàng ngày ông làm ở Athen và cuối thế kỷ thứ tư trước công nguyên. Khi ông nói lên những nhận xét này là lúc ông hết mình thường xuyên bảo những đồng nghiệp (người Hy Lạp) của mình tránh sa lầy vào con đường của cái mà chúng ta gọi là “sự tự thỏa mãn đạo đức” trong đó mỗi cá nhân đánh mất đi tinh thần tiến thủ và nỗ lực cố gắng để hoàn thiện mình hơn. Vì rất nhiều lý do khác nhau, người ta có thể tự thỏa mãn với chính mình về mặt đạo đức. Ví dụ người ta có thể dành quá nhiều thời gian ta có thể dành quá nhiều thời gian trong cuộc sống hàng ngày cho công việc kiếm tiền và kiếm danh vọng hay trau chuốt cho cái bề ngoài của mình nên không còn có đủ sức lực và thời gian cần thiết để suy nghĩ và tự hoàn thiện bản thân mình trên các mặt khác (thật nực cười thay tất cả những lý do này quá phổ biến trong thời đại chúng ta và là những gì mà Scorates quan tâm, lo lắng nhất ở những người bạn của ông). Một số đã hình thành nên quan điểm, thái độ cố chấp, bảo thủ, số khác lại theo quan điểm an phận thủ thường, hài lòng với chín cách sống của mình dù sai hay đúng không hề đoái hoài việc nỗ lực tự hoàn thiện bản thân. Trường hợp tồi tệ nhất khi người ta đơn giản tin rằng tính cách của mình không có một vai trò nào trong việc hoàn thiện bản thân. Đối với Scorates, một người thầy thông thái, chuẩn mực và có tâm thì những “lý do” này thực sương không có gì ngoài cái mà được Scorates gọi là những lý do ngụy tạo hay những sai lầm tự lừa dối chính mình hoặc là cả hai. Ông cho rằng điều đầu tiên và quan trọng của đạo đức cá nhân trong đời sống hàng ngày chính là trung thực và có trách nhiệm với bản thân mình về quá trình mình phấn đấu để trở thành một người có đạo đức với đầy đủ tính cách đang quý. E-BOOK (VTBT) | ĐỐI MẶT VỚI NHỮNG CÁM DỖ - LÊ HỮU TIẾN Thuvientailieu.net.vn Với dụng ý nhấn mạnh tính trung thực và việc tự kiểm điểm bản thân về mặt đạo đức, Scorates thường nhắc tới một nguyên tắc rất hay, được mọi người biết đến là “Hãy tự biết mình”. Tuy nhiên ông không chỉ nhắc lại nguyên tắc vàng này mà ông còn mở rộng và khai thác triệt để ý nghĩa của nó. Đến lúc này bạn không chỉ tiếp thu lời dạy quý giá của Scorates và cả ví dụ trên mà bạn có được một khởi điểm cần thiết để tự đối thoại với chính mình. Hãy tự biết mình là một trong hai câu nói nổi tiếng trên được khắc trước cửa ra vào của đền thờ Apollo ở Delphi, một nơi mà người Hy Lạp cổ đại xem như là thánh địa thiêng liêng nhất (câu nói thứ hai là “không có gì thái quá” nhằm nhấn mạnh tầm quan trọng của sự hài hòa và cân bằng trong cuộc sống). Theo cách hiểu thông thường trước đây thì câu nói “Hãy tự biết mình” chính là hãy tự biết bạn đang ở đâu, địa vị của bạn như thế nào, nghĩa vụ của bạn đối với xã hội là gì và hãy trung thực với những gì bạn có”. Chẳng còn nghi ngờ gì nữa, ý nghĩa của nó nhằm vào những người không có địa vị chính trị cũng như của cải trong xã hội là gì và hãy trung thực với những gì bạn có”. Chẳng còn nghi ngờ gì nữa, ý nghĩa của nó nhằm vào những người không có địa vị chính trị cũng như của cải trong xã hội. Ở Athen thời cổ đại, những người này thuộc tầng lớp dân thường thuộc vào một nhóm người tương đối nhỏ các gia đình quý tộc. Do đó ví dụ bạn là người thợ rèn, người nông dân, tồi tệ hơn là một nô lệ thì bạn chỉ được ước mong trở thành một người thợ, một người nông dân giỏi hay một người nô lệ trung thành chứ không có gì hơn. Một trong những đóng góp lớn nhất làm cho tên tuổi của Scorates mãi mãi trường tồn với thời gian chính là việc ông nhìn thấy ý nghĩa nhân văn cao quý của cụm từ “Hãy tự biết mình”. Ông đã cảm nhận được ý nghĩa tiềm ẩn sâu xa, cái đích cuối cùng của cả đời người phấn đấu, điều này khó ai có thể nhận thấy được. Scorates đã khuyên những người bạn Athen của mình cũng chính bằng câu “Hãy tự biết mình” nhưng không phải với ý nghĩa thông thường mà ông mong muốn họ hãy nhìn lại mình đừng quá chú tâm vào những cái phù phiếm bên ngoài như địa vị xã hội, sự giàu sang. Thay vào đó hãy quan tâm nhiều tới những gì tối cần thiết và quan trọng nhất là mục tiêu bên trong như sự thông thái, thật thà và đạo đức nhân cách. Ý nghĩa cao quý này đã được chính Scorates sử dụng như một thứ vũ khí sắc bén trong các bài giảng của mình: Tôi sẽ không từ bỏ triết học (trong ngôn ngữ Hy Lạp cổ đại nó có ý nghĩa là “yêu sự thông thái”) là luôn luôn khích lệ bạn cũng như nói lên một sự thật với tất cả mọi người tôi từng gặp, một sự thật mà tôi thường nhắc tới dưới hình thức những câu hỏi như “Này người bạn yêu quý của tôi, bạn có cảm thấy hổ thẹn E-BOOK (VTBT) | ĐỐI MẶT VỚI NHỮNG CÁM DỖ - LÊ HỮU TIẾN Thuvientailieu.net.vn không khi chỉ quan tâm tới tiền bạc và cách làm thế nào để kiếm được nhiều tiền cũng như địa vị và danh vọng mà lại không đoái hoài tới sự thông thái, sự thật thà và tâm hồn của chính bạn (hay tính cách của bạn) và làm thế nào để bồi dưỡng nâng cao đời sống tin thần và tính cách của bạn?”… Tôi sẽ không khuyên bạn hay muốn bạn làm bất cứ điều gì ngoài việc đừng quá quan tâm tới bề ngoài của bạn cũng như tiền bạc càng sớm càng tốt và hãy dành nhiều thời gian hơn nữa để nâng cao, hoàn thiện tâm hồn bạn (hay tính cách của bạn). Cũng giống như bao công việc cao quý của những người thầy vĩ đại khác, Scorates không bao giờ nguôi khuyên mọi người hãy nhìn vào bản thân mình, soi xét bản thân và hãy tự bản thân mình xem tâm hồn mình trong sạch và cao quý đến mức nào, mình đã cải thiện tính cách của mình bao nhiêu và những cố gắng của mình đã xứng đáng hay chưa. Những người thầy vĩ đại như Scorates yêu cầu chúng ta tự đặt cho mình những câu hỏi như “Nếu tôi không quan tâm và cố gắng để trở thành một người tốt thì điều gì sẽ nói lên số phận của đời tôi, phải chăng đó là sự nghèo nàn về tính cách?” Điều gì sẽ xảy ra nếu xã hội của chúng ta xem như là một tổng thể không hề quan tâm tới việc cải thiện “tâm hồn” của chính nó? “Phải chăng chính ta không cho rằng mục đích hàng đầu của đời người là hoàn thiện những gì sâu thẳm nằm bên trong đạo đức, tính cách để chúng ta ngày càng tách xa với phần “con”, tiến gần đến phần “người”. Liệu có bao nhiêu người tự mãn về đạo đức của chính mình hay chú tâm và cố gắng hoàn thiện con người bên trong? Chúng ta nên gạt sang một bên câu hỏi này, đừng nên đoán chừng cho câu trả lời. Nhưng chúng ta có thể và nên tự hỏi bản thân có tự mãn với chính mình, có thực sự quan tâm và cố gắng hoàn thiện con người bên trong của mình hay không? Chính vì vậy chúng ta hãy nghiêm túc suy ngẫm về những lời dạy quý giá của người thầy vĩ đại Scorates và bắt đầu nhìn thẳng vào bản thân, soi mình vào gương để tự hỏi và trả lời chân thật những câu hỏi sau: - Phải chăng tôi đang tự mãn với những gì tôi đạt được trong việc hoàn thiện tính cách mình? - Phải chăng trong cuộc sống hàng ngày đã dành quá nhiều thời gian công sức để theo đuổi các mục đích khác mà ít quan tâm hay không quan tâm tới việc hoàn thiện tính cách mình? - Tôi đã dành bao nhiêu thời gian và sức lực để cố gắng có được tiền tài, địa vị và tiếng tăm so với thời gian và công sức để cố gắng cải thiện tính cách của tôi? - Có phải con người tôi đã hình thành nên một thái độ lạc hậu bảo thủ hay thái độ phó mặc, an phận thủ thường không cần phải phấn đấu, cố gắng làm gì? E-BOOK (VTBT) | ĐỐI MẶT VỚI NHỮNG CÁM DỖ - LÊ HỮU TIẾN Thuvientailieu.net.vn - Liệu tôi có nhận ra hay suy nghĩ về quá trình hoàn thiện tính cách của bản thân? - Tôi thực sự quan tâm ở mức độ nào tới việc bồi dưỡng đạo đức nhân cách và việc cố gắng để trở thành người tốt? - Tôi đã chuẩn bị sẵn sàng ở mức độ nào để dành thời gian, sức lực và suy nghĩ cần thiết cho việc hoàn thiện tính cá nhân của tôi? Với tất cả sự chân thật và tính cách của mình, tôi chưa bao giờ gặp người nào mà không có phản ứng gì như: “Ồ, điều này thực sự đã đánh trúng tim đen của tôi” (trước những câu hỏi trên). Tất nhiên tôi cũng đã từng là một trong những người đó. Mặc dù tôi thường viết, giảng và nói về những vấn đề đạo đức và tính cách nhưng tôi vẫn luôn luôn nhắc nhở mình. Chìm ngập trong sự bận rộn và hối hả của công việc cũng như trách nhiệm cá nhân đối với gia đình nhưng tôi vẫn giành thời gian cần thiết để nhìn thằng vào mình, nhìn vào gương và tự hỏi mình những câu hỏi như vậy. Tôi sẽ là người đầu tiên nói với bạn rằng trong số chúng ta có những người rất giỏi “nói” cần phải gắng sức hoàn thiện mình để đảm bảo chắc rằng chúng ta cũng giỏi “làm” như bao người khác. Còn về bản thân bạn thì sao? Thông thường, một trong những bước đầu tiên và không dễ chịu cho lắm mà bạn và tôi cần phải làm khi nhìn vào bản thân, nhìn vào gương là xác định và biết được những mặt cụ thể trong tính cách của mình cần được cải thiện. Hay nói cách khác đó chính là những mặt yếu, mặt tiêu cực của tính cách của mình. Sự thật là khó có thể hoàn thiện được tính cách mình nếu như không phân định, biệt rõ được những mặt mạnh, mặt yếu kém của nó. Chúng ta sẽ tìm hiểu nó trong chương kế tiếp. Bây giờ tôi sẽ tặng bạn bốn câu cách ngôn nổi tiếng rất có ý nghĩa đối với bạn. Hai câu đầu là của hai nhà văn nổi tiếng thế kỷ 19 người Xcôt-len, Thomas Carlyle và Robert Louis Stevenson còn hai câu cuối là của một linh mục người Tây Ban Nha sống vào thế kỷ 17 – Baltasar Gracian. - Lỗi lầm lớn nhất của mọi lỗi lầm là không ý thức được điều gì cả. - Bạn không thể chạy trốn sự yếu kém của bạn, một lúc nào đó bạn cần phải đấu tranh chống lại nó, tiêu diệt nó; và nếu đúng như vậy thì tại sao lại không phải lúc này và tự hỏi bạn đang đứng ở đâu? - Bạn hãy tìm hiểu điểm yếu kém cơ bản của bạn. Bất cứ điểm mạnh nào của bạn cũng bị kìm hãm bởi điểm yếu của bạn và nếu bạn đầu hàng nó, nó sẽ giống như một tên bạo chúa điều khiển hoàn toàn con người bạn. Bạn hãy bắt đầu kiểm E-BOOK (VTBT) | ĐỐI MẶT VỚI NHỮNG CÁM DỖ - LÊ HỮU TIẾN Thuvientailieu.net.vn soát nó bằng cách chú ý tới nó bằng cách chú ý nó: Xác định rõ điểm yếu của bạn chính là bạn đang bắt đầu chinh phục nó. Hãy để tâm nhiều tới điểm yếu mà bạn hay bị người khác trách móc. Bạn hãy làm chủ bản thân mình và suy ngẫm về con người bạn. Một khi sự yếu kém chi phối con người bạn thì nhiều sai lầm sẽ nối gót theo sau. - Bạn hãy biết bạn: Đó là tính cách, là trí tuệ, là lương tri và cảm xúc tình cảm. Bạn không thể làm chủ bản thân nếu bạn không hiểu được bản thân mình. Con người bên ngoài của bạn có biểu hiện dưới nhiều hình thức -khác nhau nhưng với con người bên trong – tâm hồn bạn thì chỉ có duy nhất một hình. Đó chính là hình ảnh phản chiếu bản thân một cách trung thực nhất. Và khi bạn không quan tâm nhiều tới vẻ bên ngoài của bạn thì hãy cố gắng sửa đổi và cải thiện con người bên trong đi. Điều này sẽ giúp bạn giải quyết các vấn đề một cách khôn ngoan, đánh giá được tính thận trọng và sự sáng suốt của bản thân bạn. Bạn hãy đánh giá khả năng giải quyết các khó khăn trong cuộc sống của bạn và hãy gắng hết sức mình để xem khả năng của bạn đến đâu. E-BOOK (VTBT) | ĐỐI MẶT VỚI NHỮNG CÁM DỖ - LÊ HỮU TIẾN Thuvientailieu.net.vn 3 Tính cách là những gì thể hiện trong bóng tối (Moody) Trong thế giới cổ đại Hy Lạp, trước thời Heralit, Scorates và Aritot rất lâu có một truyền thuyết nói về một người chăn cừu cho đức vua xứ Lydia (một quốc gia cổ đại thuộc vùng Tiểu Á). Truyền thuyết kể rằng một ngày kia, trong cơn sấm chớp kinh hoàng người chăn cừu sững sờ chứng kiến cảnh một cơn động đất dữ dội đã tạo ra một khe nứt khổng lồ cạnh nơi anh ta đang đứng. Bị thôi thúc bởi sự kinh ngạc và tò mò của mình, người chăn cừu đã lần theo khe nứt đi xuống. Giữa bao nhiêu thứ kỳ diệu khác, anh thấy một con ngựa bạch bằng đồng rỗng có kích cỡ không tương xứng. Trèo qua một trong những lối vào giống như hình cánh cửa sổ, người chăn cừu bắt gặp một tượng người khổng lồ. Bức tượng trần và chỉ có một chiếc nhẫn vàng ở ngón tay. Anh tháo chiếc nhẫn ra và đeo vào tay mình rồi trèo ra khỏi khe nứt ấy. Vài ngày đó, trong một cuộc gặp hàng tháng giữa đức vua và những người để báo cáo với đức vua về công việc của mình, anh tình cờ xoay ngược mặt nhẫn trên tay mình. Thế là ngay lập tức thì anh trở thành vô hình, còn những người chăn cừu khác ở xung quanh anh vẫn tiếp tục báo cáo với đức vua và cứ nghĩ anh đã ra ngoài. Ngạc nhiên với những gì vừa xảy ra, anh xoay ngược chiếc nhẫn lại và ngay lập tức anh hiện ra. Sau nhiều lần thử xoay chiếc nhẫn, người chăn cừu bắt đầu nhận ra được sức mạnh vô hình của nó. Trong những ngày sau đó anh đã tận dụng hết khả năng của chiếc nhẫn. Lúc này chúng ta có thể nói rằng anh đã trở nên điên loạn, hành động một cách nhỏ nhen và vô đạo đức. Anh đã có quan hệ bất chính với các tỳ thiếp của đức vua và đã thông dâm với hoàng hậu. Với sự giúp đỡ của hoàng hậu anh giết chết đức vua rồi sau đó lên nắm quyền cai quản vương quốc Lydia. Triết gia Hy Lạp cổ đại Platon (người học trò yêu quý nhất của Scorates) đã thuật lại truyền thuyết này trong tác phẩm nổi tiếng của mình tác phẩm “Nền cộng hòa”, một chuyên luận dưới hình thức đối thoại nói về sự công bằng của tạo hóa. Những trang đầu của tác phẩm Platon đã thuật lại truyền thuyết này và nói về cuộc tranh cãi giữa hai nhân vật chính của ông là người thầy Scorates và người anh trai Glaucon. Cuộc tranh cãi xoay quanh câu hỏi tại sao người ta cần phải có đạo đức. E-BOOK (VTBT) | ĐỐI MẶT VỚI NHỮNG CÁM DỖ - LÊ HỮU TIẾN Thuvientailieu.net.vn Trong cuộc tranh cãi này Glaucon đã sử dụng truyền thuyết trên để nêu ra một câu hỏi hóc búa là: Nếu như người ta có thể làm bất cứ việc gì người ta muốn mà không bị người khác nhìn thấy thì liệu họ sẽ là người như thế nào và họ sẽ làm những gì? Cách chúng ta trả lời câu hỏi này cho thấy rõ nhiều điều về cách chúng ta nhìn nhận tính bẩm sinh của con người - liệu chúng ta xem con người vốn bản chất là tốt hay xấu hoặc là sự lẫn lộn giữa tốt và xấu. Tuy nhiên tôi đưa ra truyền thuyết này không phải muốn bạn đi sâu vào vấn đề triết học đầy tranh luận này. Nếu bạn muốn biết quan điểm của Glaucon và Scorates thì tôi xin đưa ra nội dung cơ bản của cuộc tranh luận giữa hai người. Hoàn toàn trái ngược với quan điểm của Scorates và Platon, Glaucon cho rằng người ta sẽ không thể có đạo đức nếu như họ không cố gắng tách mình ra khỏi cái vô đạo đức. Điều này đã được Glaucon giải thích như sau: thứ nhất con người vốn bản chất dễ bị lôi kéo bởi tính ích kỷ và vô đạo đức, thứ hai ngoài những điều mà luật pháp cấm thì có bao nhiêu điều vô đạo đức khác có thể khơi dậy bản tính xấu của mỗi con người. Giống như nhiều người trong chúng ta, Scorates và Platon cho rằng có rất nhiều lý do chính đáng cho thấy con người luôn có xu hướng tới cái cao đẹp và có đạo đức, thậm chí trong trường hợp con người có thể làm những điều mà người khác không biết. Liệu thực ra con người giữ được đạo đức hay không trong những hoàn cảnh như vậy. Đó là một câu hỏi khó chưa được giải đáp. Hãy gạt các vấn đề tranh cãi xung quanh bản chất của con người sang một bên. Tôi thuật lại truyền thuyết về chiếc nhẫn của người chăn cừu nhằm vào hai mục đích thiết thực. Thứ nhất là giúp chúng ta tiếp tục nhìn thẳng vào bản thân chúng ta, soi xét lại con người thật của mình. Đồng thời tôi cũng muốn hình thành một khái niêm ban đầu dễ nhớ và hữu ích về tính cách. Hãy xem xét một cách nghiêm túc về trường hợp tất cả chúng ta đều có chiếc nhẫn vô hình tức những lúc chúng ta có thể làm những điều mà người khác không nhìn thấy hay lúc chúng ta vừa là nhân chứng cho những việc làm của chính. Bây giờ hãy hỏi bản thân bạn câu hỏi của Glaucon: Nếu tôi có thể làm bất cứ điều gì tôi muốn mà không bị người khác nhìn thấy thì lúc đó tôi sẽ là người như thế nào và tôi sẽ làm những gì? Tuy nhiên kinh nghiệm bản thân và kinh nghiệm nghề nghiệp đã cho tôi thấy rằng giữ nguyên hình thức câu hỏi như vậy đối với chúng ta là quá trừu tượng và E-BOOK (VTBT) | ĐỐI MẶT VỚI NHỮNG CÁM DỖ - LÊ HỮU TIẾN Thuvientailieu.net.vn
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan