Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ đọc hiểu văn bản truyền thuyết theo đặc trưng thi pháp thể loại...

Tài liệu đọc hiểu văn bản truyền thuyết theo đặc trưng thi pháp thể loại

.PDF
88
93
120

Mô tả:

Header Page 1 of Tr­êng 75. §HSP Hµ Néi 2 Khãa luËn tèt nghiÖp MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Trong cuộc sống con người, nhu cầu tiếp nhận các giá trị văn hoá tinh thần là một điều không thể thiếu. Văn học lại là một bộ môn lưu giữ những giá trị văn hoá tinh thần của nhân loại. Bởi vậy, văn học có một vị trí vô cùng quan trọng trong đời sống con người, có tác dụng sâu sắc và lâu bền tới tâm hồn bạn đọc. Văn học đã tiếp sức cho lao động sáng tạo và cho nhu cầu tinh thần của con người, góp phần hoàn thiện nhân cách. Do đó, dạy và học văn trong nhà trường phổ thông là điều vô cùng quan trọng và cần thiết. Hơn thế, môn Văn trong nhà trường phổ thông là một môn học vừa mang tính khoa học vừa mang tính nghệ thuật. Tính khoa học thể hiện ở chỗ nó trang bị cho học sinh những kiến thức phổ thông, cơ bản và hiện đại, có tính hệ thống về ngôn ngữ và văn học, phù hợp với trình độ phát triển của lứa tuổi học sinh và yêu cầu đào tạo con người trong thời đại mới. Còn tính nghệ thuật của môn Văn thể hiện ở phương thức phản ánh cuộc sống có tính chất đặc thù của văn học nghệ thuật. Đó là phương thức phản ánh cuộc sống bằng hình tượng nghệ thuật thông qua sự sáng tạo của nhà văn, từ đó tác động đến đời sống tâm hồn bạn đọc. Không chỉ vậy, môn Văn còn là môn học công cụ và phương tiện giúp học sinh nhận biết được cái hay cái đẹp về cuộc sống và con người. Do đó, dạy văn là dạy cho học sinh biết tiếp nhận văn chương một cách sáng tạo, bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học, năng lực tư duy, phương pháp học tập để hình thành cho học sinh thói quen chủ động tiếp nhận những giá trị văn hoá tinh thần của dân tộc và nhân loại. Thực tiễn dạy học Văn hiện nay còn rất nhiều bất cập, chất lượng học văn còn nhiều hạn chế. Bởi vậy, yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học văn là yêu cầu tất yếu. Nhà trường Việt Nam từ sau cách mạng tháng Tám năm 1945 Bïi Hµ Thuú Dung - K32D - Ng÷ v¨n Footer Page 1 of 75. 1 Header Page 2 of Tr­êng 75. §HSP Hµ Néi 2 Khãa luËn tèt nghiÖp đến nay đã trải qua nhiều lần cải cách giáo dục, thay đổi nội dung chương trình sách giáo khoa… song chất lượng dạy và học Văn vẫn còn thấp. Một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến thực trạng đó là do người dạy chưa nắm vững nội dung và phương pháp giảng dạy môn học. Trước yêu cầu đổi mới, năm 2000, Quốc hội đã quyết định thay đổi chương trình sách giáo khoa nhằm đào tạo con người một cách toàn diện, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế. Một trong những nguyên tắc cơ bản và chủ yếu được lựa chọn để xây dựng chương trình sách giáo khoa Ngữ văn là nguyên tắc thể loại, tạo thành các cụm bài cụm văn bản. Sở dĩ như vậy là bởi chương trình mới hướng tới mục tiêu hình thành năng lực đọc văn và tạo lập văn bản. Muốn hiểu được một tác phẩm thì phải biết người viết đã tạo ra tác phẩm ấy bằng con đường nào, tức là theo thể loại nào. Trong lịch sử văn học dân tộc, văn học dân gian giữ một vị trí và vai trò vô cùng quan trọng. Đây là bộ phận mở đầu cho nền văn học dân tộc, là nơi lưu giữ những kinh nghiệm, những sáng tác mà ông cha ta để lại cho đời sau. Văn học dân gian phân chia thành nhiều thể loại. Mỗi thể loại văn học dân gian có cách nói riêng nhằm biểu đạt những nội dung riêng của nó. Thi pháp thể loại là một trong những cách nói riêng ấy. Như vậy, nắm được thi pháp thể loại sẽ giúp người đọc có khả năng giải mã được tác phẩm thuộc thể loại ấy. Trong nền văn học dân gian Việt Nam, truyền thuyết xuất hiện, tồn tại và phát triển trước hết như là sự thay thế, sự hoá thân của thể loại sử thi (anh hùng ca) cổ đại. Nó là một mắt xích nối liền thần thoại Việt với các truyện dân gian khác, đảm bảo tính liên tục, hoàn chỉnh và hợp lí trong cơ cấu thể loại cũng như trong toàn bộ tiến trình lịch sử của loại hình tự sự dân gian Việt. Trong sách giáo khoa Ngữ văn THPT 10, truyền thuyết “Truyện An Bïi Hµ Thuú Dung - K32D - Ng÷ v¨n Footer Page 2 of 75. 2 Header Page 3 of Tr­êng 75. §HSP Hµ Néi 2 Khãa luËn tèt nghiÖp Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thuỷ” được đưa vào nhằm giúp học sinh có cái nhìn khái quát về thể loại truyền thuyết dân gian nói chung, đặc trưng thi pháp của thể loại truyền thuyết nói riêng. Là một sinh viên sư phạm, việc nghiên cứu vấn đề dạy học văn bản văn học theo đặc trưng thi pháp thể loại không chỉ giúp người viết có con đường tiếp nhận văn bản văn học đúng đắn mà còn có thể vận dụng lí thuyết ấy vào thực tiễn dạy học Ngữ văn. Bởi vậy, người viết quyết định lựa chọn đề tài “Đọc - hiểu văn bản truyền thuyết theo đặc trưng thi pháp thể loại”. 2. Lịch sử vấn đề 2.1. Vấn đề đọc hiểu trong công việc dạy văn A. Nhicônxki trong cuốn “Phương pháp giảng dạy Văn trong nhà trường phổ thông” đã chú ý đến hoạt động đọc của học sinh, vị trí của người học sinh trong giảng dạy và học tập Văn, chú ý đến hoạt động đọc văn. Giáo trình “Phương pháp luận dạy Văn học”, Ia. Rez đã chú ý nhiều đến phương pháp đọc sáng tạo, đặt ở vị trí hàng đầu với tư cách một môn học nhằm hình thành cho học sinh những thể nghiệm nghệ thuật. Trong cuốn “Đọc Văn, học Văn”, GS. Trần Đình Sử cũng khẳng định những quan niệm về đọc hiểu Văn và xem đây là những năng lực đầu tiên cần có trong quá trình học Văn. GS. Phan Trọng Luận trong giáo trình “Phương pháp dạy học Văn” cũng đã chú ý đến phương pháp đọc diễn cảm và xem đọc văn bản là một trong những phương pháp thường dùng khi tiếp nhận tác phẩm văn học. Nguyễn Thanh Hùng trong cuốn “Đọc - hiểu tác phẩm văn chương trong nhà trường” đã nêu lên những quan niệm về đọc - hiểu tác phẩm văn chương, cho rằng dạy đọc - hiểu là tạo nền tảng văn hoá cho người đọc. Bïi Hµ Thuú Dung - K32D - Ng÷ v¨n Footer Page 3 of 75. 3 Header Page 4 of Tr­êng 75. §HSP Hµ Néi 2 Khãa luËn tèt nghiÖp 2.2. Vấn đề dạy văn học dân gian theo đặc trưng thi pháp thể loại và những bài viết có liên quan Trong cuốn “Vấn đề giảng dạy tác phẩm văn chương theo loại thể”, GS. Trần Thanh Đạm đã đi sâu nghiên cứu vấn đề loại thể, trong đó có thể loại tự sự dân gian. Đồng thời, tác giả cũng đã đưa ra một số phương hướng giảng dạy tác phẩm văn học theo đặc trưng loại thể. Nguyễn Viết Chữ trong cuốn “Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương (theo loại thể)” đã nêu lên một số phương hướng, biện pháp… nhằm giúp người giáo viên có thể vận dụng được các phương hướng, biện pháp… này vào việc giảng dạy các thể loại cụ thể trong nhà trường phổ thông. Hoàng Tiến Tựu trong cuốn “Mấy vấn đề về phương pháp giảng dạy, nghiên cứu văn học dân gian” đã tập trung vào những vấn đề về phương pháp giảng dạy văn học dân gian đang được đặt ra trong nhà trường phổ thông hiện nay. Tuy nhiên, những vấn đề này chỉ có ý nghĩa trong một chừng mực cần thiết giúp người giáo viên có thể giải quyết những vấn đề về phương pháp giảng dạy tác phẩm văn học dân gian; đồng thời, tác giả cũng đã nêu lên những phương hướng cụ thể khi dạy một truyện dân gian, có nhắc đến truyền thuyết “Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thuỷ” nhưng lại không đi sâu tập trung vào phương pháp dạy học văn bản này. Trong cuốn “Phương pháp dạy học Văn”, TS. Nguyễn Xuân Lạc đã nêu lên vấn đề giảng dạy văn học dân gian theo thi pháp thể loại và đưa ra phương pháp dạy học cụ thể đối với một số thể loại văn học dân gian ở trường THPT, tuy nhiên lại không có phương pháp dạy học truyền thuyết. Trong cuốn “Văn học dân gian trong nhà trường”, TS. Nguyễn Xuân Lạc đã nêu lên những vấn đề cơ bản nhất về nội dung cũng như nghệ thuật của truyền thuyết “Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thuỷ”, tuy Bïi Hµ Thuú Dung - K32D - Ng÷ v¨n Footer Page 4 of 75. 4 Header Page 5 of Tr­êng 75. §HSP Hµ Néi 2 Khãa luËn tèt nghiÖp nhiên lại chưa đưa ra được những phương hướng, biện pháp cụ thể cho việc dạy học văn bản truyền thuyết này. 3. Mục đích nghiên cứu Thông qua đề tài này, tác giả khoá luận nhằm: - Xây dựng hệ thống hoạt động tổ chức học sinh tiếp nhận văn bản truyền thuyết theo đặc trưng thi pháp thể loại. - Góp phần đổi mới phương pháp dạy học Văn theo đúng hướng phát huy vai trò chủ động, sáng tạo, tích cực của học sinh, đồng thời đáp ứng yêu cầu dạy học Văn theo chương trình sách giáo khoa mới. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu lí thuyết tiếp nhận. - Nghiên cứu lí thuyết đọc hiểu. - Nghiên cứu đặc trưng thi pháp thể loại truyền thuyết. - Vận dụng lí thuyết đọc hiểu theo đặc trưng thi pháp thể loại vào thể loại truyền thuyết. - Thiết kế giáo án thực nghiệm. 5. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 5.1. Đối tượng nghiên cứu - Thể loại truyền thuyết. 5.2. Phạm vi nghiên cứu - Vấn đề giảng dạy văn bản tự sự dân gian (truyền thuyết) theo đặc trưng thi pháp thể loại. - Văn bản truyền thuyết “Truyện An Dương Vương và Mị Châu Trọng Thuỷ”. 6. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp phân tích - tổng hợp. - Phương pháp khảo sát, tìm hiểu, phân loại. Bïi Hµ Thuú Dung - K32D - Ng÷ v¨n Footer Page 5 of 75. 5 Header Page 6 of Tr­êng 75. §HSP Hµ Néi 2 Khãa luËn tèt nghiÖp - Phương pháp so sánh hệ thống. - Phương pháp thực nghiệm. 7. Đóng góp của khoá luận Khoá luận góp một phần nhỏ vào việc làm sáng tỏ vấn đề tiếp nhận tác phẩm tự sự dân gian theo đặc trưng thi pháp thể loại thông qua việc đọc hiểu văn bản truyền thuyết “Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thuỷ”, đồng thời góp phần tích cực vào việc đổi mới phương pháp dạy học tác phẩm văn chương trong nhà trường phổ thông. 8. Bố cục của khoá luận Khoá luận có cấu trúc ba phần: - Mở đầu. - Nội dung: + Chương 1: Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn. + Chương 2: Đặc trưng thi pháp truyền thuyết với việc đọc hiểu truyền thuyết theo đặc trưng thi pháp thể loại. + Chương 3: Giáo án thực nghiệm. - Kết luận. Bïi Hµ Thuú Dung - K32D - Ng÷ v¨n Footer Page 6 of 75. 6 Header Page 7 of Tr­êng 75. §HSP Hµ Néi 2 Khãa luËn tèt nghiÖp NỘI DUNG CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN 1.1. Cơ sở lí luận 1.1.1. Vấn đề tiếp nhận văn học 1.1.1.1. Khái niệm tiếp nhận văn học Tiếp nhận văn học là vấn đề ra đời từ rất sớm. Ngay từ khi nền văn học ra đời, xuất hiện tác phẩm văn học, tiếp nhận văn học cũng xuất hiện. Đây là một vấn đề thu hút sự quan tâm của rất nhiều nhà nghiên cứu. GS. Phương Lựu cho rằng: "Tiếp nhận văn học là giai đoạn hoàn tất quá trình sáng tác - giao tế văn học". Người nghệ sĩ sáng tạo tác phẩm là để truyền đạt những khái quát, cảm nhận về cuộc đời cho người đọc. Ngay khi viết cho mình thì "mình" đó cũng là một người đọc. Do đó, chỉ khi được người đọc tiếp nhận, quá trình sáng tạo kia mới hoàn tất. TS. Nguyễn Trọng Hoàn lại cho rằng: "Tiếp nhận văn học được xem như "thi pháp ứng dụng", từng bước chuyển chủ thể tiếp nhận vào chủ thể văn học để người đọc trực tiếp tham gia vào những tình huống văn học, tạo điều kiện để người đọc trực tiếp tham gia cắt nghĩa, thử nghiệm, nếm trải, sẻ chia và tạo nên sự đồng cảm nghệ thuật, đồng thời cũng bộc lộ một số phương diện về thiên hướng, năng lực thẩm mĩ và phẩm chất của mình". GS. Nguyễn Thanh Hùng viết: "Tiếp nhận văn học là quá trình đem lại cho người đọc sự hưởng thụ và hứng thú trí tuệ hướng vào hoạt động để củng cố và phát triển một cách phong phú những khả năng thuộc thế giới tinh thần và năng lực cảm xúc của con người trước đời sống". Như vậy, có rất nhiều quan niệm về tiếp nhận văn học và mỗi nhà nghiên cứu đứng trên một góc độ nghiên cứu lại đưa ra những ý kiến riêng. Theo “Từ điển thuật ngữ văn học”, có thể hiểu "Tiếp nhận văn học là hoạt động chiếm lĩnh các giá trị tư tưởng, thẩm mĩ của tác phẩm văn học, bắt Bïi Hµ Thuú Dung - K32D - Ng÷ v¨n Footer Page 7 of 75. 7 Header Page 8 of Tr­êng 75. §HSP Hµ Néi 2 Khãa luËn tèt nghiÖp đầu từ sự cảm thụ văn bản ngôn từ, hình tượng nghệ thuật, tư tưởng, cảm hứng, quan niệm nghệ thuật, tài nghệ tác giả cho đến sản phẩm sau khi đọc: cách hiểu, ấn tượng trong trí nhớ, ảnh hưởng trong hoạt động sáng tạo, bản dịch, chuyển thể...".[5; 325] Nhìn chung, các khái niệm về tiếp nhận văn học đều trừu tượng, khó hiểu. Đó là hoạt động "tiêu dùng", thưởng thức, phê bình văn học của người đọc thuộc nhiều loại hình khác nhau, nhiều trình độ khác nhau. Có thể hiểu một cách đơn giản nhất, tiếp nhận văn học là quá trình người đọc bằng trí tưởng tượng, kinh nghiệm sống, vốn văn hoá và bằng cả tâm hồn, hoà mình vào tác phẩm, rung động, đắm chìm trong thế giới nghệ thuật được xây dựng bằng ngôn từ, lắng nghe tiếng nói của tác giả, thưởng thức cái hay, cái đẹp, tài nghệ của người nghệ sĩ sáng tạo. Tiếp nhận văn học là hoạt động tích cực của cảm giác, tâm trí người đọc, nhằm biến văn bản thành thế giới nghệ thuật tronng tâm trí mình. 1.1.1.2. Đặc trưng của quá trình tiếp nhận văn học Quá trình sáng tạo ra tác phẩm chỉ thực sự hoàn tất khi có tiếp nhận văn học. Và khi đó, sự tồn tại của tác phẩm mới được công nhận. Nếu coi sản sinh văn học là điểm xuất phát thì điểm tiếp nhận văn học có thể coi là điểm kết thúc của quá trình giao tiếp văn học. Điều này cũng giống như sự sử dụng, tiêu dùng trong sản xuất nói chung. Các Mác nói: "Chỉ có sử dụng mới hoàn tất hành động sản xuất, mang lại cho sản phẩm một sự trọn vẹn với tư cách là sản phẩm". Như vậy, tiếp nhận là một khâu không thể thiếu được của sáng tạo nghệ thuật, đặc biệt là hoạt động sản xuất tinh thần. Hoạt động tiếp nhận văn học chính là quá trình giải mã lớp ngôn từ bề mặt của tác phẩm để tìm ra chiều sâu ý nghĩa, tư tưởng bên trong. Muốn tìm ra được chiều sâu ý nghĩa, tư tưởng bên trong ấy, người đọc phải đi ngược lại với con đường mà nhà văn đã đi. Nghĩa là người đọc phải bắt đầu từ việc tìm Bïi Hµ Thuú Dung - K32D - Ng÷ v¨n Footer Page 8 of 75. 8 Header Page 9 of Tr­êng 75. §HSP Hµ Néi 2 Khãa luËn tèt nghiÖp hiểu văn bản ngôn từ, tìm hiểu ý nghĩa của câu chữ trong văn bản, từ đó hình dung tưởng tượng ra thế giới hình tượng được nhà văn sử dụng, sau đó khái quát lên nội dung, ý nghĩa, tư tưởng mà nhà văn gửi gắm qua hệ thống hình tượng đó. Có như vậy, người đọc mới có thể hoàn tất được quá trình tiếp nhận. Sự tiếp nhận văn học là một vấn đề phức tạp. Không phải mọi sự sử dụng tác phẩm đều được coi là "tiếp nhận văn học". Bởi văn học là một sản phẩm tinh thần, kết tinh những kinh nghiệm, tư tưởng, tình cảm của con người trước một cuộc sống nhất định. Nó trở thành một thế giới tinh thần phong phú. Chỉ khi nào sử dụng đến thế giới tinh thần đó thì mới coi là tiếp nhận văn học toàn vẹn. Quy luật của tiếp nhận văn học là phải cảm thụ tác phẩm trên tính tổng thể. Tiếp nhận đòi hỏi người đọc trước hết phải biết tri giác, cảm thụ tác phẩm, phải hiểu ngôn ngữ, tình tiết, cốt truyện, thể loại để có thể cảm nhận được hình tượng trong toàn vẹn các chi tiết, các liên hệ. Cấp độ thứ hai, người đọc tiếp xúc với ý đồ sáng tạo của nghệ sĩ, thâm nhập vào hệ thống hình tượng như là sự kết tinh sâu sắc của tư tưởng và tình cảm tác giả. Cấp độ thứ ba, đưa hình tượng vào văn cảnh đời sống và kinh nghiệm sống của mình để thể nghiệm, đồng cảm. Cuối cùng, nâng cấp lí giải tác phẩm lên cấp quan niệm và tính hệ thống, hiểu được vị trí tác phẩm trong lịch sử văn hoá, đời sống và truyền thống nghệ thuật. Tiếp nhận văn học là hoạt động mang tính khách quan và chủ quan. Tính khách quan thể hiện ở đặc điểm chung của các sáng tác văn học. Tác phẩm văn học là sản phẩm sáng tạo của nhà văn đồng thời cũng là đối tượng thưởng thức, tiếp nhận của bạn đọc. Nó được xem là một thế giới đặc thù, có không gian và thời gian riêng, có các quy luật nghệ thuật đặc thù chi phối các mối liên hệ của tất cả các yếu tố trong tác phẩm. Nó tồn tại độc lập đối với Bïi Hµ Thuú Dung - K32D - Ng÷ v¨n Footer Page 9 of 75. 9 Header Page 10 ofTr­êng 75. §HSP Hµ Néi 2 Khãa luËn tèt nghiÖp bạn đọc. Do đó, khi tiếp xúc với tác phẩm văn học, bạn đọc tiếp xúc với một thế giới hoàn toàn mới lạ, chưa hề liên quan tới bản thân độc giả. Cũng từ đó mà hoạt động tiếp nhận văn học mang tính cá nhân sâu sắc, gắn liền với tình cảm, thị hiếu thẩm mĩ của mỗi người. Người đọc sẽ tìm ra những tính chất thẩm mĩ quan trọng như tính chân thực và chói sáng của ngôn ngữ nghệ thuật, sự thống nhất nội tại trong kết cấu, tính độc đáo của những phát hiện, chân lí của sự phản ánh, trọng lượng của những xung đột, đặc trưng thi pháp thể loại, quan niệm nghệ thuật về con người của tác giả khi tiếp cận với một tác phẩm văn học. Người đọc cũng có thể phát hiện những giá trị tư tưởng thẩm mĩ của tác phẩm ngoài tầm kiểm soát của tư tưởng tác giả, dựa trên các ấn tượng chủ quan về tác phẩm hoặc khám phá những ý tưởng trái ngược hẳn với ý đồ ban đầu của nhà văn. Hoạt động tiếp nhận văn học chịu sự chi phối của các quy luật tiếp nhận chung. Tiếp nhận văn học là quá trình làm sống lại tác phẩm trong tâm trí người đọc. Trong quá trình này, bạn đọc giữ vai trò là chủ thể của hoạt động tiếp nhận, đưa ra những ý kiến nhận xét, đánh giá cụ thể về tác phẩm. Hoạt động này chịu sự chi phối của các quy luật chung là quy luật nhận thức, quy luật tâm lí và quy luật giao tiếp. Trước hết là sự chi phối của quy luật nhận thức. Tác phẩm văn học tồn tại độc lập với người đọc. Trong nó ẩn chứa một thế giới riêng về đời sống và nghệ thuật. Tiếp nhận văn học nhằm giúp người đọc nhận ra những quy luật ấy để nâng cao tầm đón nhận. Tiếp đó là sự chi phối của quy luật tâm lí. Mỗi bạn đọc đều có những đặc điểm tâm sinh lí khác biệt. Do đó, nhu cầu thưởng thức, tiếp nhận đối với văn học là không giống nhau và đem lại những kết quả tiếp nhận khác nhau. Quy luật giao tiếp cũng chi phối tới quá trình tiếp nhận văn học. Tác phẩm văn học không những không đứng ngoài đời sống xã hội mà nó còn có Bïi Hµ Thuú Dung - K32D - Ng÷ v¨n Footer Page 10 of 75. 10 Header Page 11 ofTr­êng 75. §HSP Hµ Néi 2 Khãa luËn tèt nghiÖp tác dụng soi chiếu giúp con người cải tạo, biến đổi xã hội ấy ngày càng tốt đẹp hơn. Bởi tác phẩm văn học luôn hướng con người tới cái cao đẹp, tới các giá trị Chân, Thiện, Mĩ. Tác phẩm văn học sử dụng ngôn từ (ngôn ngữ - công cụ để giao tiếp và tư duy) làm chất liệu để xây dựng hình tượng, do đó, nó chịu sự chi phối của quy luật giao tiếp. Trong cuốn "Phương pháp tiếp nhận tác phẩm văn học", PGS. TS. Nguyễn Thị Thanh Hương đã chỉ ra quy luật giao tiếp ngôn ngữ thực hiện trên hai cấp độ. Cấp độ thứ nhất, nội hàm được hiểu đơn giản nhất là lớp ý nghĩa chứa đựng trong lớp vỏ ngôn từ. Cấp độ thứ hai là cấp trên nghĩa được tạo nên từ cách dùng ngôn ngữ, từ đó tạo nên lớp nghĩa mới. Ngoài những quy luật trên, tiếp nhận văn học còn chịu sự chi phối của điều kiện sống, điều kiện văn hoá, chính trị,... và các quy luật tiếp nhận đặc thù như tính không trọnn vẹn trong giao tiếp, tính ngẫu hứng trong tiếp nhận, tính lựa chọn, phản ứng trong tiếp nhận... 1.1.1.3. Vai trò của bạn đọc với vấn đề tiếp nhận tác phẩm văn học Trong quá trình tiếp nhận tác phẩm văn học, bạn đọc có vai trò hết sức quan trọng. Nếu coi hoạt động sản sinh ra tác phẩm văn học là quá trình sản xuất, tiếp nhận văn học là sự tiêu dùng thì có thể thấy rất rõ vai trò của bạn đọc. Mác từng nói: "Với tư cách là một đòi hỏi, một nhu cầu, bản thân sự tiêu dùng là một yếu tố nội tại của hoạt động sản xuất". Như vậy, trong thực tế, trong ý thức tác giả và trong tác phẩm, người đọc đều là yếu tố nội tại của quá trình sáng tác văn học. Giữa tiếp nhận văn học và bạn đọc có mối quan hệ rất mật thiết. Nhà lí luận E.V.Vônkôva cho rằng: "Văn học nghệ thuật là một chuyển hoá đặc thù của khách thể vào chủ thể, của chủ thể vào khách thể được hình thành trong quá trình hành chức nghệ thuật và tồn tại xã hội của nó". Qua tiếp nhận văn học, nhờ được tri giác, liên tưởng, cắt nghĩa, tưởng tượng của người đọc mà Bïi Hµ Thuú Dung - K32D - Ng÷ v¨n Footer Page 11 of 75. 11 Header Page 12 ofTr­êng 75. §HSP Hµ Néi 2 Khãa luËn tèt nghiÖp tác phẩm trở nên đầy đặn, sống động, hoàn chỉnh; ngược lại, người đọc nhờ tác phẩm mà được mở rộng vốn hiểu biết, kinh nghiệm về đời sống, tư tưởng và tình cảm cũng như năng lực cảm thụ, tư duy. Về thực chất, tiếp nhận văn học là một cuộc giao tiếp, đối thoại tự do giữa người đọc và tác giả qua tác phẩm. Nó đòi hỏi người đọc tham gia với tất cả trái tim, khối óc, hứng thú và nhân cách, tri thức và sức sáng tạo. Trong tiếp nhận văn học, người đọc ở vào một tâm trạng đặc biệt, vừa quên mình, vừa phân thân, duy trì khoảng cách thẩm mĩ để nhìn nhận tác phẩm từ bên ngoài để thưởng thức tài nghệ hoặc nhận ra điều bất cập hoặc cắt nghĩa khác với tác giả. Lưu Hiệp trong cuốn "Văn tâm điêu long" có nói: "Người làm văn tình cảm rung động mà phát ra lời, người xem văn phải rẽ văn mà thâm nhập vào tình cảm". Tiếp nhận văn học đòi hỏi sự tham gia của toàn bộ nhân cách con người - tri giác, cảm giác, liên tưởng, tưởng tượng, suy luận, trực giác - đòi hỏi sự bộc lộ cá tính, thị hiếu và lập trường xã hội, sự tán thành và phản đối... Hiện tượng tiếp nhận văn học đã xác nhận vai trò chủ động sáng tạo của chủ thể người đọc trong việc chiếm lĩnh giá trị văn học. 1.1.1.4. Cơ chế của hoạt động tiếp nhận văn học Tiếp nhận văn học là một quá trình. Để thực hiện quá trình này, bạn đọc phải đi theo một trật tự nhất định của tư duy cảm thụ. Trật tự ấy bắt đầu từ việc đọc rồi phân tích, cắt nghĩa - lí giải, cuối cùng là bình giá - nhận xét. Để tiếp nhận được tác phẩm văn học, người tiếp nhận buộc phải đọc văn bản tác phẩm. Đây là phương pháp đặc thù để tiếp nhận tác phẩm văn học, đồng thời cũng là mục đích, là kĩ năng cần phải có của người tiếp nhận. Bởi vậy, đọc được coi là tiền đề cho sự giải mã những ẩn ý trong tác phẩm. Hoạt động này đòi hỏi ở người đọc không chỉ biết chữ đơn thuần mà phải có kĩ năng đọc để lấy được thông tin ẩn chứa trong các văn bản văn học. Tác Bïi Hµ Thuú Dung - K32D - Ng÷ v¨n Footer Page 12 of 75. 12 Header Page 13 ofTr­êng 75. §HSP Hµ Néi 2 Khãa luËn tèt nghiÖp phẩm văn học là sản phẩm của nghệ thuật ngôn từ nên nó không chỉ mang thông tin thuần tuý mà còn lưu trữ cả lượng thông tin thẩm mĩ. Do đó, tiếp cận với nó chỉ có một cách duy nhất là đọc. Tiếp đó, người đọc phải tiến hành hoạt động phân tích. Phân tích là chia nhỏ tác phẩm ra thành một hệ thống các yếu tố nhỏ hơn có cùng một trình độ để tìm hiểu cặn kẽ từng yếu tố đơn lẻ của hệ thống. Sau đó, tổng hợp chúng lại một cách có phương pháp. Sau đó, người tiếp nhận phải đi vào cắt nghĩa, lí giải tác phẩm. Nghĩa là phải làm tường minh được các yếu tố ngôn ngữ trong tác phẩm, thông qua đó làm sáng tỏ hình tượng nghệ thuật được xây dựng trong tác phẩm. Cuối cùng là hoạt động bình giá tác phẩm. Đây là hoạt động có tính chủ quan của người đọc khi đứng trước tác phẩm văn học. Khi đó, người đọc sẽ phải đưa ra những ý kiến chủ quan của mình để bàn luận thêm về tác phẩm. Nó là sự thể hiện thái độ cá nhân của mỗi người đọc: đồng tình - không đồng tình, yêu thương - căm giận, hi vọng - tuyệt vọng,... Khi thực hiện xong tất cả các hoạt động trên thì cũng là lúc quá trình tiếp nhận văn học đã được hoàn thành. Và sự tồn tại của tác phẩm, lúc này, đã được công chúng công nhận. 1.1.1.5. Khoảng cách tiếp nhận Lí luận văn học hiện đại xem tiếp nhận văn học là một hiện tượng có quy luật xã hội. Sự đọc không phải là một hoạt động hoàn toàn tự do. Người đọc trước hết bị quy định bởi văn bản tác phẩm với các mã ngôn ngữ, mã nghệ thuật, mã văn hóa kết tinh trong đó. Thứ đến, người đọc bị quy định bởi kinh nghiệm tiếp nhận do truyền thống văn học và sự tiếp nhận các tác phẩm đã có trước đó quy định. Cuối cùng, người đọc bị quy định bởi nhu cầu đời sống, họ chờ đợi ở tác phẩm những vấn đề, những hiện thực mà họ quan tâm. Bïi Hµ Thuú Dung - K32D - Ng÷ v¨n Footer Page 13 of 75. 13 Header Page 14 ofTr­êng 75. §HSP Hµ Néi 2 Khãa luËn tèt nghiÖp Do đó, người đọc sẽ gặp phải những khó khăn khi tiếp nhận văn học. Đó là khoảng cách ngôn ngữ, khoảng cách tâm lí và khoảng cách lịch sử. Trước hết là khoảng cách ngôn ngữ. Đó là khoảng cách giữa việc sử dụng ngôn ngữ và tiếp cận ngôn ngữ giữa nhà văn và bạn đọc. Văn học là nghệ thuật ngôn từ. Tác phẩm văn học khi sáng tạo ra được lưu truyền qua không gian và thời gian là nhờ hệ thống ngôn ngữ, phương tiện, công cụ qua giao tiếp và tư duy. Khi tiếp cận tác phẩm văn học, bạn đọc đã thực hiện một cuộc giao tiếp, đối thoại với nhà văn. Tuy nhiên, đây là cuộc giao tiếp thông qua tác phẩm. Nhà văn và bạn đọc ít có cơ hội giao lưu, trực tiếp trao đổi với nhau. Ý đồ, tư tưởng của nhà văn được gửi gắm vào tác phẩm và thông qua tác phẩm, bạn đọc sẽ tìm hiểu xem nhà văn muốn nói tới điều gì. Trong nhiều trường hợp, bạn đọc không thể hiểu được ý đồ của nhà văn. Khi đó, họ sẽ suy diễn, hiểu theo suy nghĩ, sự hiểu biết, kinh nghiệm sống và cảm nhận của bản thân. Và đôi khi, cách hiểu ấy còn trái ngược hẳn với tư tưởng của nhà văn. Đây là một hiện tượng khá phổ biến đối với các tác phẩm dịch. Khi dịch các tác phẩm văn học nước ngoài, các dịch giả đã cố gắng huy động tối đa vốn ngoại ngữ cũng như tầm hiểu biết về văn hoá của mình song cũng không thể tránh khỏi việc dịch không sát nghĩa so với nguyên tác. Điều này biểu hiện ở hai xu hướng. Bản dịch không chính xác đã làm giảm đi cái hay cái đẹp của nguyên tác nhưng cũng có trường hợp bản dịch rất thành công, đạt giá trị nghệ thuật cao hơn so với nguyên tác nên có sức sống lâu bền hơn nguyên tác. Bởi vậy, khoảng cách về ngôn ngữ có tác động không nhỏ tới sự tiếp nhận của bạn đọc đối với tác phẩm văn học. Tiếp nhận văn học vốn mang tính chủ quan. Do đó, khi tiếp nhận văn học, người đọc còn chịu sự chi phối sâu sắc của khoảng cách tâm lí. Khoảng cách tâm lí là khả năng phát triển, thiên hướng, sở thích, cảm hứng và đời sống nội tâm của người tiếp nhận tác động tới tác phẩm, đồng thời có một Bïi Hµ Thuú Dung - K32D - Ng÷ v¨n Footer Page 14 of 75. 14 Header Page 15 ofTr­êng 75. §HSP Hµ Néi 2 Khãa luËn tèt nghiÖp phần sự tác động nhất định của dư luận xã hội cũng như xu thế tâm lí chung của thời đại. Người đọc bình thường bao gồm tất cả công chúng thuộc mọi lứa tuổi, giới tính, nghề nghiệp, trình độ văn hoá, thành phần và địa vị xã hội, thị hiếu thẩm mĩ, khuynh hướng tư tưởng. Xét về tâm lí tiếp nhận, công chúng cũng chia ra nhiều kiểu. Do đó, mỗi người, mỗi dân tộc, mỗi thời đại lại có tâm lí tiếp nhận khác nhau đối với một tác phẩm văn học. Văn học được xem là tấm gương phản chiếu đời sống hiện thực, là người thư kí trung thành của thời đại. Hầu hết các tác phẩm đều viết về quá khứ và hiện tại, nhưng phải đến tương lai nó mới được bạn đọc tiếp nhận. Điều này gây khó khăn không nhỏ cho bạn đọc trong quá trình tiếp nhận khi tất cả đều đang sống trong hiện tại. Lịch sử được phản ánh đã lùi vào quá khứ, còn người đọc lại đang đứng ở hiện tại để nhìn lại những gì đã qua được người nghệ sĩ sáng tạo lại trong tác phẩm. Khoảng cách giữa thời điểm lịch sử được phản ánh đến hiện tại có thể là một năm, vài chục năm, thậm chí đến vài thế kỉ. Khi tiếp nhận, người đọc buộc phải huy động tất cả những kinh nghiệm, hiểu biết của mình về thời điểm ấy để hiểu đúng ý đồ sáng tạo của nhà văn. Hơn thế nữa, cái lịch sử được phản ánh với lịch sử ra đời của tác phẩm nhiều khi cũng không thống nhất với nhau. Giữa chúng cũng tồn tại khoảng cách nhất định. Do đó, để hiểu được nội dung được phản ánh đối với người đọc ở hiện tại quả là một điều không dễ dàng. Có thể thấy, khoảng cách về ngôn ngữ, tâm lí và lịch sử là những vấn đề khá khó khăn trong tiếp nhận văn chương, đặc biệt là đối với hoạt động dạy học văn trong nhà trường phổ thông. Nó đòi hỏi người giáo viên phải có đầy đủ năng lực và trình độ để tổ chức quá trình tiếp nhận cho học sinh sao cho giờ học đạt kết quả cao nhất, rèn luyện, phát triển năng lực tư duy cho học sinh. Bïi Hµ Thuú Dung - K32D - Ng÷ v¨n Footer Page 15 of 75. 15 Header Page 16 ofTr­êng 75. §HSP Hµ Néi 2 Khãa luËn tèt nghiÖp 1.1.1.6. Thể loại với vấn đề tiếp nhận văn học * Vấn đề thể loại Tác phẩm văn học là sự thống nhất trọn vẹn giữa nội dung và hình thức. Nhưng sự thống nhất ấy lại được thực hiện theo những quy luật nhất định. Thể loại tác phẩm văn học là khái niệm chỉ quy luật loại hình của tác phẩm, trong đó ứng với một loại nội dung nhất định có một loại hình thức nhất định, tạo cho tác phẩm một hình thức tồn tại chỉnh thể. Theo “Từ điển thuật ngữ văn học”, "Thể loại văn học là dạng thức của tác phẩm văn học, được hình thành và tồn tại tương đối ổn định trong quá trình phát triển lịch sử của văn học, thể hiện ở sự giống nhau về cách thức tổ chức tác phẩm, về đặc điểm của các loại hiện tượng đời sống được miêu tả và về tính chất của mối quan hệ của nhà văn đối với các hiện tượng đời sống ấy" [5; 299]. Thể loại văn học là một phạm trù lí luận văn học. Đây là một khái niệm kép, bao gồm khái niệm về loại và khái niệm về thể. Loại là loại hình, chỉ hình thức tồn tại chỉnh thể của tác phẩm văn học. Thể là thể tài, là hình thức tổ chức ngôn ngữ và quy mô của tác phẩm. Quan hệ giữa loại và thể là quan hệ bao chứa, trong một loại có nhiều thể. Loại mang tính ổn định. Nó trở thành tiêu chí để phân loại các sáng tác văn học. Có thể phân chia toàn bộ tác phẩm văn học ra làm ba loại. Mỗi loại bao gồm nhiều thể nhỏ: Loại tự sự: Tự sự dân gian: thần thoại, truyền thuyết, sử thi, truyện cổ tích, ngụ ngôn, truyện cười... Tự sự cổ trung đại và hiện đại: Truyền kì, truyện ngắn, truyện vừa, tiểu thuyết, kí... Loại trữ tình: Bïi Hµ Thuú Dung - K32D - Ng÷ v¨n Footer Page 16 of 75. 16 Header Page 17 ofTr­êng 75. §HSP Hµ Néi 2 Khãa luËn tèt nghiÖp Trữ tình dân gian: tục ngữ, ca dao, dân ca, vè, câu đố... Trữ tình cổ trung đại và hiện đại: Thơ cổ thể truyền thống, thơ tự do... Loại kịch: Sân khấu dân gian: chèo, tuồng, múa rối... Kịch hiện đại: Bi kịch, hài kịch, chính kịch... * Thể loại với vấn đề tiếp nhận văn học Giữa thể loại văn học và vấn đề tiếp nhận tác phẩm văn học có mối quan hệ mật thiết với nhau. Mỗi tác phẩm văn học đều được sáng tác theo một thể loại nhất định. Nó cho người đọc biết phương thức mà nhà văn sử dụng để chiếm lĩnh, tái hiện đời sống và biểu hiện tư tưởng, đồng thời nó cũng quy định cách thức mà bạn đọc giao tiếp với nhà văn thông qua tác phẩm. Xa rời bản chất loại thể của tác phẩm thực chất là xa rời tác phẩm cả về linh hồn và thể xác. Khi nắm bắt được lí thuyết về thể loại văn học sẽ giúp quá trình tiếp nhận có cơ sở khoa học. Đây là con đường cảm nhận tác phẩm một cách lí tính, đầy hiệu quả, mang lại cho người tiếp nhận một khả năng nhìn nhận tác phẩm một cách khoa học, chính xác, tạo tiền đề cho những khám phá, sáng tạo tinh tế trên một cơ sở vững chắc. Nắm vững những tri thức về đặc trưng thể loại và cảm hoá chúng thành phương pháp nghiên cứu, tìm hiểu tác phẩm văn học là một trong những con đường để rút ngắn khoảng cách tiếp nhận và đạt chất lượng tiếp nhận cao. 1.1.2. Vấn đề đọc - hiểu tác phẩm văn học 1.1.2.1. Khái niệm đọc - hiểu Hiện nay, theo quan điểm của lí thuyết tiếp nhận, tác phẩm là phần tinh thần chứa đựng trong văn bản, chuyển vào mỗi người đọc thông qua hình dung, tưởng tượng. Quan điểm này đã tách văn bản ra khỏi tác phẩm. Do đó, vai trò của người đọc trở nên hết sức quan trọng đối với hoạt động đọc - hiểu Bïi Hµ Thuú Dung - K32D - Ng÷ v¨n Footer Page 17 of 75. 17 Header Page 18 ofTr­êng 75. §HSP Hµ Néi 2 Khãa luËn tèt nghiÖp văn bản để dựng lên tác phẩm. Đọc - hiểu trở thành một hoạt động không thể thay thế trong giờ dạy học tác phẩm văn chương. Theo “Từ điển tiếng Việt”, ''Đọc là tiếp nhận nội dung của một tập kí tự bằng cách nhìn vào các kí hiệu". Theo cách định nghĩa này thì đọc là một hoạt động thị giác của con người, yêu cầu khả năng thị lực và trình độ nhận biết chữ nhất định của người đọc. Còn hiểu là "nhận ra ý nghĩa, bản chất, lí lẽ của cái gì bằng sự vận dụng trí tuệ". Thực chất của hoạt động này là người đọc phải huy động khả năng suy lí của mình để đi sâu, cắt nghĩa vấn đề. Rộng hơn, hiểu là biết được bản chất của các thông tin, mối quan hệ giữa các sự kiện trong một thông tin, nắm được tư tưởng, có được kĩ năng, biết được phương pháp tư duy. Hiểu là mục đích trực tiếp của hoạt động đọc. Đọc là một hành động mang tính chất tâm lí, một hoạt động tinh thần của độc giả. Đọc tác phẩm văn học thực chất là giải quyết vấn đề tương quan của ba tầng cấu trúc tồn tại trong tác phẩm văn học: tầng cấu trúc ngôn ngữ, tầng cấu trúc thẩm mĩ, tầng cấu trúc hình tượng. Đọc văn chính là bóc dần từng lớp vỏ ý nghĩa tác phẩm để đi tìm những quy luật, những giá trị ẩn chứa bên trong tác phẩm. Đọc là một hoạt động văn hóa đặc trưng của con người để tiếp nhận và lĩnh hội thông tin liên quan đến đời sống có trong văn bản. Đọc còn là một phương thức, một phương pháp tiếp nhận tri thức được sử dụng trong nhà trường cũng như trong mọi lĩnh vực của hoạt động thực tiễn. Đồng thời, đọc cũng là một phương pháp đặc trưng, một phương pháp không thể thay thế trong các hoạt động dạy học các tác phẩm văn chương nghệ thuật nói chung và dạy học các văn bản Ngữ văn nói riêng. Đây cũng là hoạt động đầu tiên để mở ra cánh cửa đi vào tác phẩm văn học. Từ đọc đến hiểu là một quá trình phát triển của nhận thức. Sau khi đọc văn bản tác phẩm, người đọc phải thông hiểu được nghĩa của ngôn ngữ (nghĩa Bïi Hµ Thuú Dung - K32D - Ng÷ v¨n Footer Page 18 of 75. 18 Header Page 19 ofTr­êng 75. §HSP Hµ Néi 2 Khãa luËn tèt nghiÖp của từ, nghĩa của câu, của đoạn, của toàn văn bản...) từ đó, hiểu được thế giới hình tượng, cuối cùng là hiểu được ý nghĩa thẩm mĩ ẩn chứa trong tác phẩm. Bản chất của quá trình đọc - hiểu là một quá trình lao động sáng tạo mang tính thẩm mĩ nhằm phát hiện ra lớp ý nghĩa tiềm tàng của tác phẩm trên cơ sở phân tích đặc trưng văn bản. Hoạt động đọc - hiểu diễn ra ở bốn cấp độ: Đọc thông - đọc thuộc, đọc kĩ - đọc sâu, đọc hiểu - đọc sáng tạo, đọc đánh giá - đọc ứng dụng. Ở nhà trường phổ thông, đọc - hiểu là hoạt động duy nhất để học sinh tiếp xúc trực tiếp với các giá trị văn hoá của dân tộc và nhân loại. Nhìn ở góc độ phương pháp, đọc - hiểu chính là hoạt động phân tích, cắt nghĩa và tổng hợp các nội dung thông tin có trong văn bản. Quá trình đọc hiểu văn bản chính là quá trình mà người đọc phải đi lại con đường mà tác giả làm ra văn bản ấy, thậm chí người đọc còn phải đi tiếp con đường mà tác giả đã đi. Chỉ có điều, tác giả đi từ tư tưởng tới ngôn ngữ còn bạn đọc đi từ ngôn ngữ (hình thức) đến tư tưởng (nội dung). 1.1.2.2. Chức năng, vai trò của đọc - hiểu tác phẩm văn học Đọc - hiểu là con đường để độc giả thâm nhập vào tác phẩm. Ở đó, người đọc sẽ tìm thấy những vấn đề về cuộc sống mà tác phẩm đề cập tới, có thể là những kiểu người, những cái nhìn, những cách đánh giá, giải thích vấn đề được đặt ra trong tác phẩm. Nó giúp cho người đọc có thể mở rộng tầm hiểu biết, nâng cao tri thức. Đọc - hiểu còn là một phương tiện để hình thành và phát triển tính tích cực, chủ động, sáng tạo, đồng thời phát triển năng lực văn cho học sinh. Đọc hiểu là công việc đòi hỏi tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh, có nghĩa là đứng trước một tác phẩm văn học, bạn đọc phải đưa ra được sự lựa chọn của mình để tìm hiểu được những giá trị của tác phẩm đồng thời lí giải được vì sao lại có sự lựa chọn đó. Như vậy, đọc - hiểu đòi hỏi người đọc phải Bïi Hµ Thuú Dung - K32D - Ng÷ v¨n Footer Page 19 of 75. 19 Header Page 20 ofTr­êng 75. §HSP Hµ Néi 2 Khãa luËn tèt nghiÖp huy động tất cả những hiểu biết và tình cảm của mình để có thể cảm nhận được tác phẩm. Không chỉ thế, đọc - hiểu còn phải hình thành cho học sinh năng lực tiếp nhận văn học và năng lực sáng tạo văn học để khi đứng trước bất kỳ một tác phẩm văn học nào, học sinh cũng có thể tiếp nhận nó theo đặc trưng thể loại và có thể tự biểu hiện, bộc lộ năng lực sáng tạo. Đọc - hiểu là một hoạt động dạy học có tính chất phổ quát. Nó nằm trong mục tiêu giáo dục đào tạo nói chung, nghĩa là nó được xem như một phương tiện giáo dục đạo đức, giáo dục thẩm mĩ cho người đọc, người học. Học sinh trong quá trình đọc sẽ nhận thức đầy đủ hơn, cảm thụ giàu cảm xúc hơn về nội dung của tác phẩm. Giáo dục là để hình thành và hoàn thiện nhân cách cho người đọc. Mỗi môn học, mỗi hoạt động giáo dục trong nhà trường đều có nhiệm vụ góp phần hình thành nhân cách học sinh. Môn Ngữ văn có một lợi thế riêng là có một khối lượng lớn văn bản Ngữ văn là văn bản nghệ thuật. Do đó, qua giờ học đọc - hiểu các văn bản nghệ thuật này sẽ giúp cho bạn đọc tích lũy cho mình cách nhìn người, nhìn đời và nhìn lại chính mình. Qua đó, tác động vào tình cảm, từ tình cảm tác động, làm thay đổi về mặt ý thức, tác động toàn diện đến nhân cách học sinh. Dạy học đọc - hiểu văn bản Ngữ văn thực chất là một hoạt động giáo dục – lĩnh hội tri thức và rèn luyện kĩ năng thông qua việc đọc các văn bản. 1.1.3. Vấn đề thi pháp 1.1.3.1. Khái niệm thi pháp Nói đến giá trị của một tác phẩm văn học thì phương diện thứ nhất cần đề cập là nội dung phản ánh của nó. Còn phương diện thứ hai cũng rất cần phải xem xét đó là nội dung ấy được thể hiện, được trình bày theo cách nào, cái cách ấy tuân thủ nguyên tắc nghệ thuật nào, do quan niệm nào (về con người, về cuộc sống, về nghệ thuật) chi phối. “Hệ thống những nguyên tắc, cách thức xây dựng hình tượng, tổ chức tác phẩm, lựa chọn và sử dụng, tổ Bïi Hµ Thuú Dung - K32D - Ng÷ v¨n Footer Page 20 of 75. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất