Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luật định tội danh đối với tội trộm cắp tài sản theo luật hình sự việt nam (trên cơ s...

Tài liệu định tội danh đối với tội trộm cắp tài sản theo luật hình sự việt nam (trên cơ sở thực tiễn địa bàn tỉnh thái nguyên)

.PDF
107
7
134

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN HỮU TÙNG §ÞNH TéI DANH §èI VíI TéI TRéM C¾P TµI S¶N THEO LUËT H×NH Sù VIÖT NAM (Trªn c¬ së thùc tiÔn ®Þa bµn tØnh Th¸i Nguyªn) LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2017 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN HỮU TÙNG §ÞNH TéI DANH §èI VíI TéI TRéM C¾P TµI S¶N THEO LUËT H×NH Sù VIÖT NAM (Trªn c¬ së thùc tiÔn ®Þa bµn tØnh Th¸i Nguyªn) Chuyên ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự Mã số: 60 38 01 04 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN KHẮC HẢI HÀ NỘI - 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội. Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! NGƢỜI CAM ĐOAN Nguyễn Hữu Tùng MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các từ viết tắt Danh mục các bảng Danh bục biểu đồ MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ ĐỊNH TỘI DANH ĐỐI VỚI TỘI TRỘM CẮP TÀI SẢN TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM.......................................................................................... 9 1.1. KHÁI NIỆM, PHÂN LOẠI, Ý NGHĨA VÀ NHỮNG ĐIỀU KIỆN BẢO ĐẢM CỦA VIỆC ĐỊNH TỘI DANH ĐỐI VỚI TỘI TRỘM CẮP TÀI SẢN....................................................................................... 9 1.1.1. Khái niệm định tội danh đối với tội trộm cắp tài sản ........................... 9 1.1.2. Phân loại các trƣờng hợp định tội danh đối với tội trộm cắp tài sản ..... 14 1.1.3. Ý nghĩa của việc định tội danh đối với tội trộm cắp tài sản .............. 18 1.1.4. Những điều kiện bảo đảm cho việc định tội danh đối với tội trộm cắp tài sản .................................................................................. 19 1.2. CƠ SỞ PHÁP LÝ VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỊNH TỘI DANH ĐỐI VỚI TỘI TRỘM CẮP TÀI SẢN .................................. 20 1.2.1. Cơ sở pháp lý của định tội danh đối với tội trộm cắp tài sản............. 20 1.2.2. Cơ sở khoa học của định tội danh đối với tội trộm cắp tài sản .......... 24 1.3. CÁC GIAI ĐOẠN ĐỊNH TỘI DANH ĐỐI VỚI TỘI TRỘM CẮP TÀI SẢN ................................................................................... 34 1.3.1. Thu thập, kiểm tra, đánh giá toàn diện chứng cứ chứng minh sự thật của vụ án trộm cắp tài sản ........................................................... 35 1.3.2. So sánh, đối chiếu các tình tiết của vụ án đã làm rõ với quy định của Điều 138 Bộ luật hình sự để xác định sự tƣơng đồng ................. 36 1.3.3. Đƣa ra kết luận về tội danh ngƣời đã thực hiện hành vi quy định của Điều 138 Bộ luật hình sự ............................................................. 38 Chương 2: THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN CỦA VƯỚNG MẮC TRONG ĐỊNH TỘI DANH ĐỐI VỚI TỘI TRỘM CẮP TÀI SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN ....................................39 2.1. KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH TỈNH THÁI NGUYÊN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỊNH TỘI DANH ĐỐI VỚI TỘI TRỘM CẮP TÀI SẢN ................................................................................... 39 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế- xã hội của tỉnh Thái Nguyên ................. 39 2.1.2. Tình hình tổ chức, các điều kiện cụ thể của Tòa án nhân dân hai cấp tỉnh Thái Nguyên ......................................................................... 41 2.2. NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƢỢC TRONG HOẠT ĐỘNG ĐỊNH TỘI DANH ĐỐI VỚI TỘI TRỘM CẮP TÀI SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN GIAI ĐOẠN 2011- 2015 ................... 42 2.2.1. Công tác thụ lý, giải quyết án hình sự của Tòa án nhân dân ............. 42 2.2.2. Định tội danh đối với tội trộm cắp tài sản trong trƣờng hợp tội phạm hoàn thành ................................................................................ 46 2.2.3. Định tội danh đối với tội trộm cắp tài sản trong các trƣờng hợp đặc biệt ............................................................................................... 52 2.3. MỘT SỐ HẠN CHẾ, VƢỚNG MẮC TRONG HOẠT ĐỘNG ĐỊNH TỘI DANH ĐỐI VỚI TỘI TRỘM CẮP TÀI SẢN VÀ CÁC NGUYÊN NHÂN CƠ BẢN ............................................................... 57 2.3.1. Một số hạn chế, vƣớng mắc ............................................................... 57 2.3.2. Nguyên nhân....................................................................................... 60 Chương 3: NHỮNG YÊU CẦU VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM CHẤT LƯỢNG, HIỆU QUẢ CỦA VIỆC ĐỊNH TỘI DANH ĐỐI VỚI TỘI TRỘM CẮP TÀI SẢN .................................................... 64 3.1. NHỮNG YÊU CẦU BẢO ĐẢM CHẤT LƢỢNG, HIỆU QUẢ CỦA VIỆC ĐỊNH TỘI DANH ĐỐI VỚI TỘI TRỘM CẮP TÀI SẢN ............................................................................................ 64 3.1.1. Yêu cầu về chính trị - xã hội .............................................................. 64 3.1.2. Yêu cầu về lý luận và thực tiễn .......................................................... 66 3.1.3. Yêu cầu về lập pháp hình sự .............................................................. 67 3.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VỀ ĐỊNH TỘI DANH ĐỐI VỚI TỘI TRỘM CẮP TÀI SẢN .......................... 68 3.2.1. Hoàn thiện Bộ luật hình sự Việt Nam ................................................ 69 3.2.2. Ban hành văn bản hƣớng dẫn thi hành áp dụng thống nhất pháp luật... 74 3.3. GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM ÁP DỤNG ĐÚNG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VỀ ĐỊNH TỘI DANH ĐỐI VỚI TỘI TRỘM CẮP TÀI SẢN ... 78 3.3.1. Giải pháp về nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ tƣ pháp và làm tốt công tác tổ chức, cán bộ .................................. 78 3.3.2. Giải pháp về nâng cao hiệu quả công tác phối hợp, xử lý nghiêm minh khi xét xử và trong việc áp dụng đúng các tình tiết liên quan đến việc định tội danh, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự ............................................................................ 81 3.4. MỘT SỐ GIẢI PHÁP KHÁC ............................................................ 86 3.4.1. Giải pháp về tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật ................... 86 3.4.2. Giải pháp tăng cƣờng kiểm tra, tuần tra, giám sát và phát hiện, xử lý kịp thời về trộm cắp tài sản ............................................................ 88 3.4.3. Giải pháp về tăng cƣờng hiệu quả quản lý nhà nƣớc trên một số lĩnh vực về an ninh trật tự và nâng cao vai trò của nhân dân trong phòng ngừa tội trộm cắp tài sản ......................................................... 89 3.4.4. Tổ chức thực hiện tốt kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tại địa phƣơng ......................................................................................... 91 KẾT LUẬN .................................................................................................... 93 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 95 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT NXB: Nhà xuất bản TAND: Tòa án nhân dân TNHS: Trách nhiệm hình sự DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu Tên bảng Trang Bảng 2.1. Các đơn vị hành chính tỉnh Thái Nguyên 40 Bảng 2.2. Số liệu về công tác thụ lý, giải quyết án hình sự sơ thẩm trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong 5 năm 2011 – 2015 42 Bảng 2.3. Phân tích kết quả giải quyết các vụ án hình sự sơ thẩm về tội trộm cắp tài sản trong tỉnh Thái Nguyên từ 2011- 2015 44 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Số hiệu Tên biểu đồ Biểu đồ 2.1. Tỷ lệ số vụ án sơ thẩm về tội trộm cắp tài sản trong tổng số các vụ án hình sự sơ thẩm trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên 2011- 2015 Trang 43 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của Đề tài nghiên cứu Trong hoạt động xét xử các vụ án hình sự, phán quyết của Tòa án có ý nghĩa vô cùng quan trọng, liên quan đến những vấn đề hết sức quan trọng là tự do, danh dự, tài sản, nhân thân, thậm chí cả tính mạng con ngƣời. Hiến pháp Nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013, Điều 31 đã quy định: "1. Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự luật định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật..." [24]. Để ra một bản án công minh, có căn cứ và đúng pháp luật thì việc định tội danh và quyết định hình phạt là các hoạt động mang tính quyết định. Định tội danh đúng sẽ là tiền đề cho việc phân hóa trách nhiệm hình sự và cá thể hóa hình phạt một cách công minh, có căn cứ và đúng pháp luật; hỗ trợ cho việc thực hiện một loạt các nguyên tắc tiến bộ đƣợc thừa nhận chung của luật hình sự quốc tế và luật hình sự trong Nhà nƣớc pháp quyền. Định tội danh đúng còn là một trong những cơ sở để áp dụng chính xác các quy phạm pháp luật tố tụng hình sự về tạm giam, thời hạn tạm giam, khởi tố vụ án hình sự, thẩm quyền điều tra, thẩm quyền xét xử... Ngƣợc lại định tội danh sai sẽ dẫn đến một loạt các hậu quả tiêu cực nhƣ: không bảo đảm đƣợc tính công minh, có căn cứ và đúng pháp luật của hình phạt do Tòa án quyết định, truy cứu trách nhiệm hình sự ngƣời vô tội, bỏ lọt kẻ phạm tội, thậm chí xâm phạm thô bạo danh dự và nhân phẩm, các quyền và tự do của công dân nhƣ là những giá trị xã hội cao quý nhất đƣợc thừa nhận chung trong Nhà nƣớc pháp quyền, cũng nhƣ xâm phạm pháp chế, đồng thời còn làm giảm uy tín và hiệu lực của các cơ quan bảo vệ pháp luật và Tòa án, giảm hiệu quả của cuộc đấu tranh phòng và chống tội phạm [9, tr.17-18]. 1 Thái Nguyên là một tỉnh trung du, với dân số khoảng 1,2 triệu ngƣời. Số liệu thực tiễn cho thấy trong thời gian từ năm 2011 đến năm 2015, tại tỉnh Thái Nguyên tổng số các vụ án hình sự sơ thẩm đã giải quyết là 6.604 vụ, với 11.204 bị cáo, trong đó số vụ án về tội trộm cắp tài sản (Điều 138 Bộ luật hình sự) là 1.316 vụ, với 1.924 bị cáo [30]. Nhƣ vậy có thể thấy tội trộm cắp tài sản là loại tội chiếm tỷ lệ cao trong tổng số các vụ án hình sự. Trong thời gian qua, các cơ quan tiến hành tố tụng trong tỉnh Thái Nguyên đã không ngừng thực hiện các giải pháp nâng cao chất lƣợng giải quyết, xét xử các vụ án. Tuy nhiên, hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng trong các vụ án hình sự về tội này cho thấy còn nhiều vấn đề cần phải đƣợc làm rõ hơn để việc giải quyết các vụ án này đƣợc công minh, có căn cứ và đúng pháp luật. Bộ luật Hình sự năm 1999 quy định cụ thể về các yếu tố cấu thành tội phạm đối với tội trộm cắp tài sản, tuy nhiên đây là những vấn đề cơ bản, trong khi trên thực tế loại tội phạm này xảy ra có nhiều yếu tố tƣơng đối phức tạp và đa dạng. Có khá nhiều trƣờng hợp khi tập hợp các dấu hiệu thực tế của cấu thành tội phạm dễ gây lúng túng, chƣa thống nhất quan điểm, dẫn đến định tội danh thiếu chính xác: Nhƣ dấu hiệu thuộc mặt chủ quan và dấu hiệu thuộc mặt khách quan trong tội trộm cắp tài sản và tội công nhiên chiếm đoạt tài sản Những hạn chế này ảnh hƣởng đến hiệu quả hoạt động xét xử, giảm hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm và tính nghiêm minh của pháp luật. Với lý do nêu trên, để làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về định tội danh đối với tội trộm cắp tài sản, học viên quyết định lựa chọn chủ đề: “Định tội danh đối v i tội t ộ Na c tài sản the u t h nh s iệt (T ên cơ sở th c tiễn địa bàn tỉnh Thái Nguyên)” làm đề tài Luận văn Thạc sĩ, với mong muốn góp phần mang lại những giá trị thiết thực phục vụ trực tiếp cho công tác xử lý các vụ án hình sự, cụ thể là đối với tội trộm cắp tài sản. 2 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Nghiên cứu về định tội danh và về tội trộm cắp tài sản đã đƣợc đề cập trong rất nhiều công trình nghiên cứu của các nhà khoa học, tiêu biểu là: Dưới góc độ giáo trình, sách chuyên khảo, sách tham khảo, có thể kể đến các công trình sau: 1) GS.TSKH. Lê Cảm, Một số vấn đề lý luận chung về định tội danh, Chƣơng I - Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Phần các tội phạm) của Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2003, tái bản 2007; 2) GS.TSKH. Lê Cảm, Một số vấn đề lý luận chung về định tội danh, Phần 2, Các nghiên cứu chuyên khảo về Phần chung luật hình sự, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, 2000; 3) PGS.TS. Trịnh Quốc Toản, Một số vấn đề lý luận về định tội danh và hướng dẫn giải bài tập về định tội danh, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, 1999; 4) GS.TSKH. Lê Văn Cảm, PGS.TS. Trịnh Quốc Toản, Định tội danh (Lý luận, Lời giải mẫu và 500 bài tập thực hành), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2011; 5) PGS.TS. Nguyễn Ngọc Chí, Chƣơng VI - Các tội xâm phạm sở hữu, Trong sách: Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Phần các tội phạm), Tập thể tác giả do GS.TSKH. Lê Cảm chủ biên, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2003; 6) GS.TS. Võ Khánh Vinh, Giáo trình Lý luận chung về Định tội danh, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, 1999, tái bản 2010; 7) PGS. TS. Lê Văn Đệ, Định tội danh và quyết định hình phạt trong luật hình sự Việt Nam, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2005; v.v... Dưới góc độ luận văn, luận án luật học, có một số công trình đề cập đến vấn đề định tội danh đối với nhóm tội xâm phạm sở hữu: 1) Trần Thị Phƣờng, Định tội danh đối với nhóm tội xâm phạm sở hữu trên địa bàn tỉnh Bình Định giai đoạn 2006-2010, Luận văn thạc sĩ luật học, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2011; 2) Bùi Quốc Hà, Định tội danh đối với tội cướp tài sản theo luâ hinh sự Viê Nam (trên cơ sở số liệu thực ti n địa bàn tỉnh Đ k L k), Luận văn thạc sĩ luật học, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, 3 2015; 3) Bùi Thị Nhung, "Định tội danh đối với tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản theo luật hình sự Việt Nam (trên cơ sở số liệu thực ti n xét xử địa bàn tỉnh Nam Định)", Luận văn thạc sĩ luật học, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2015; v.v... Dưới góc độ bài viết, đề tài khoa học, có thể kể ra: 1) GS.TSKH. Lê Cảm, “Định tội danh - Một số vấn đề lý luận và thực ti n”, Tạp chí Tòa án nhân dân các số 3, 4, 5, 8, 11/1999; 2) TS. Nguyễn Ngọc Chí,"Yếu tố chức vụ, quyền hạn trong các tội xâm phạm sở hữu"; "Một số vấn đề đồng phạm trong các tội xâm phạm sở hữu"; "Đối tượng của các tội xâm phạm sở hữu"; "Vấn đề định tội danh trong các tội xâm phạm sở hữu", Tạp chí Nhà nƣớc và pháp luật, số 11, 6, 2, 8 năm 1997; 3) TSKH. Đào Trí Úc, "Tìm hiểu khái niệm và những đặc trưng cơ bản của tội phạm theo luật hình sự Việt Nam", Tạp chí Nhà nƣớc và pháp luật, số 6, 2001; 4) Nguyễn Thị Hợp, Pháp luật về xác định tội danh và thực ti n áp dụng, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 15/2011; v.v... Nhƣ vậy, những bài nghiên cứu hoặc một số công trình sách báo đã nêu mới chỉ khái quát đƣợc một số vấn đề lý luận liên quan đến hoạt động định tội danh và thực tiễn định tội; phân tích, đánh giá, nhận định một số nhận định liên quan đến yếu tố định tội danh, đồng thời phân biệt với một số tội phạm trong Bộ luật hình sự năm 1999 hoặc nghiên cứu trách nhiệm hình sự đối với các tội xâm phạm sở hữu; v.v… Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu về vấn đề định tội danh đối với tội trộm c p tài sản và trên một địa bàn cụ thể là địa bàn tỉnh Thái Nguyên. 3. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 3.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích của việc nghiên cứu đề tài này là phân tích khoa học để làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn về định tội danh đối với tội trộm cắp tài sản, thực tiễn xét xử trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, phân tích những kết 4 quả đã đạt đƣợc, những vấn đề còn hạn chế, từ đó đƣa ra các kiến nghị nâng cao chất lƣợng và hiệu quả của việc định tội danh đối với tội phạm này, qua đó hạn chế oan, sai và vi phạm pháp luật trong thực tiễn xét xử. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu, luận văn làm rõ một số vấn đề sau đây: Thứ nhất, nghiên cứu làm rõ khái niệm, đặc điểm, phân loại, ý nghĩa và căn cứ của việc định tội danh đối với tội trộm cắp tài sản; Thứ hai, phân tích làm rõ những căn cứ pháp lý và căn cứ khoa học của việc định tội danh đối với tội trộm cắp tài sản đƣợc quy định tại điều 138 của Bộ luật hình sự; Thứ ba, đánh giá, phân tích thực trạng định tội danh đối với tội trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong thời gian từ năm 2011 đến năm 2015, từ đó chỉ ra những tồn tại, hạn chế và một số nguyên nhân cơ bản; Thứ tư, đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả của việc định tội danh đối với tội trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên nói riêng, cả nƣớc nói chung, cũng nhƣ công tác đấu tranh phòng, chống tội trộm cắp tài sản. 3.3. Phạ vi nghiên cứu Luận văn nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về định tội danh đối với tội trộm cắp tài sản theo luật hình sự Việt Nam, đánh giá thực tiễn trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2015, trên cơ sở đó, chỉ ra những tồn tại, hạn chế và một số nguyên nhân cơ bản, từ đó luận chứng và đề xuất những giải pháp nâng cao hiệu quả của việc định tội danh đối với tội phạm này trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên nói riêng, cả nƣớc nói chung. Luận văn nghiên cứu về thực tiễn định tội danh đối với tội trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong 05 năm (2011 - 2015) 4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở ý u n Đề tài đƣợc nghiên cứu trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, 5 tƣ tƣởng Hồ Chí Minh và quan điểm, định hƣớng của Đảng về chính sách hình sự; quan điểm, đƣờng lối xử lý các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của con ngƣời nói chung, tội trộm cắp tài sản nói riêng; những luận điểm khoa học trong các công trình nghiên cứu, sách chuyên khảo và các bài viết trên các tạp chí trong nƣớc. 4.2. Cơ sở th c tiễn Cơ sở thực tiễn của luận văn là những bản án, quyết định của Tòa án về tội trộm cắp tài sản, các số liệu thống kê, báo cáo tổng kết ngành Tòa án nhân dân tỉnh Thái Nguyên về công tác xét xử nói chung và xét xử tội trộm cắp tài sản nói riêng. 4.3. Phương há nghiên cứu Đề tài đƣợc thực hiện trên cơ sở phƣơng pháp luận chủ nghĩa duy vật lịch sử và chủ nghĩa duy vật biện chứng mác-xít, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về Nhà nƣớc và pháp luật, quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc về xây dựng pháp luật, về cải cách tƣ pháp...Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tác giả luận văn đã sử dụng các phƣơng pháp đặc thù của khoa học luật hình sự nhƣ: phƣơng pháp thống kê, phân tích và tổng hợp số liệu dựa trên những bản án, quyết định, số liệu thống kê, báo cáo tổng kết của Tòa án để phân tích các tri thức khoa học luật hình sự và luận chứng các vấn đề tƣơng ứng đƣợc nghiên cứu. 5. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn 5.1. Ý nghĩa kh a học Trong công cuộc cải cách tƣ pháp và xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền Việt Nam của dân, do dân và vì dân hiện nay, việc nghiên cứu để làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn về định tội danh nói chung và định tội danh đối với tội trộm cắp tài sản nói riêng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên góp phần bổ sung vào kho tàng lý luận về định tội danh trong pháp luật hình sự Việt Nam nói chung, lý luận về định tội danh đối với một tội phạm cụ thể - tội 6 trộm cắp tài sản nói riêng, qua đó góp phần nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm và bảo vệ quyền con ngƣời. 5.2. Ý nghĩa th c tiễn Luận văn là tài liệu tham khảo cho các cơ quan tiến hành tố tụng trong việc định tội danh giải quyết vụ án hình sự đƣợc khách quan, có căn cứ pháp luật. Ngoài ra, luận văn còn cơ sở để đƣa ra các kiến nghị hoàn thiện pháp luật hình sự Việt Nam liên quan đến định tội danh nói chung và định tội danh đối với tội trộm cắp tài sản nói riêng, qua đó nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, bảo vệ các quyền và tự do của con ngƣời nói riêng, phòng, chống oan, sai và vi phạm pháp luật trong giải quyết vụ án hình sự. Ngoài ra, luận văn còn là tài liệu tham khảo cho các sinh viên, học viên cao học chuyên ngành Luật hình sự tại các cơ sở đào tạo. 6. Những đóng góp mới về khoa học Học viên mong muốn nghiên cứu của mình sẽ có những đóng góp mới về khoa học, đó là: Thứ nhất, nghiên cứu làm rõ khái niệm, đặc điểm, phân loại, ý nghĩa và căn cứ của việc định tội danh đối với tội trộm cắp tài sản; phân tích làm rõ những căn cứ pháp lý và căn cứ khoa học của việc định tội danh đối với tội trộm cắp tài sản; Thứ hai, đánh giá, phân tích thực trạng định tội danh đối với tội trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong thời gian từ năm 2011 đến năm 2015, từ đó chỉ ra những tồn tại, hạn chế và một số nguyên nhân cơ bản; Thứ ba, đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả của việc định tội danh đối với tội trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên nói riêng, cả nƣớc nói chung, cũng nhƣ công tác đấu tranh phòng, chống tội trộm cắp tài sản. 7 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm ba chƣơng với tên gọi nhƣ sau: Chương 1: Một số vấn đề chung về định tội danh đối với tội trộm cắp tài sản trong Luật hình sự Việt Nam. Chương 2: Thực trạng và nguyên nhân của vƣớng mắc trong định tội danh đối với tội trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Chương 3: Những yêu cầu và giải pháp bảo đảm chất lƣợng, hiệu quả của việc định tội danh đối với tội trộm cắp tài sản. 8 Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ ĐỊNH TỘI DANH ĐỐI VỚI TỘI TRỘM CẮP TÀI SẢN TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM 1.1. KHÁI NIỆM, PHÂN LOẠI, Ý NGHĨA VÀ NHỮNG ĐIỀU KIỆN BẢO ĐẢM CỦA VIỆC ĐỊNH TỘI DANH ĐỐI VỚI TỘI TRỘM CẮP TÀI SẢN 1.1.1. Khái niệm định tội danh đối với tội trộm cắp tài sản Để nghiên cứu và làm rõ khái niệm này, nhiều nhà khoa học luật hình sự đã đƣa ra những quan điểm khác nhau về định tội danh: GS.TS. Võ Khánh Vinh cho rằng: Định tội danh là một dạng hoạt động nhận thức, hoạt động áp dụng pháp luật hình sự nhằm đi tới chân lý khách quan trên cơ sở xác định đúng đắn, đầy đủ các tình tiết cụ thể của hành vi phạm tội đƣợc thực hiện, nhận thức đúng nội dung quy phạm pháp luật hình sự quy định cấu thành tội phạm tƣơng ứng và mối liên hệ tƣơng đồng giữa các dấu hiệu của cấu thành tội phạm với các tình tiết cụ thể của hành vi phạm tội bằng phƣơng pháp và thông qua các giai đoạn nhất định [45, tr.20]. Còn theo quan điểm của TS. Dƣơng Tuyết Miên: Định tội danh đƣợc hiểu là hoạt động thực tiễn của các cơ quan tiến hành tố tụng (Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án) và một số cơ quan khác có thẩm quyền theo quy định của pháp luật để xác định một ngƣời có phạm tội hay không, nếu phạm tội thì đó là tội gì, theo điều luật nào của BLHS hay nói cách khác đây là quá trình xác định tên tội cho hành vi nguy hiểm đã thực hiện [20, tr.9]. GS. TSKH Lê Cảm nhận định: Định tội danh là một quá trình nhận thức lý luận có tính 9 logic, đồng thời là một trong những dạng của hoạt động thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự, cũng nhƣ pháp luật tố tụng hình sự và đƣợc tiến hành bằng cách - trên cơ sở các chứng cứ, các tài liệu thu thập đƣợc và các tình tiết thực tế của vụ án hình sự đối chiếu, so sánh và kiểm tra để xác định sự phù hợp giữa các dấu hiệu của hành vi nguy hiểm cho xã hội đƣợc thực hiện với các dấu hiệu của cấu thành tội phạm cụ thể tƣơng ứng do luật hình sự quy định [5, tr.11]. TS. Trịnh Quốc Toản cho rằng: Định tội danh là việc xác nhận về mặt pháp lý sự phù hợp đồng nhất giữa các dấu hiệu của hành vi nguy hiểm cho xã hội cụ thể đã đƣợc thực hiện với các yếu tố cấu thành tội phạm cụ thể tƣơng ứng đƣợc quy định trong Bộ luật hình sự. Nói cách khác định tội là việc xác định một hành vi cụ thể đã thực hiện thỏa mãn đầy đủ các dấu hiệu của tội nào trong số các tội phạm đƣợc quy định trong Bộ luật hình sự". "Định tội danh là một quá trình logic nhất định, là hoạt động tƣ duy do ngƣời tiến hành tố tụng thực hiện. Nó đồng thời cũng là một trong những hình thức hoạt động về mặt pháp lý, thể hiện sự đánh giá về mặt pháp lý đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội đang đƣợc kiểm tra, xác định trong mối tƣơng quan với các quy phạm pháp luật hình sự [36, tr.7-8] Còn TS. Lê Văn Đệ đƣa ra khái niệm: “Định tội danh là việc xác định và ghi nhận về mặt pháp lý sự phù hợp chính xác giữa các dấu hiệu của hành vi phạm tội cụ thể đã được thực hiện với các dâu hiệu của cấu thành tội phạm được pháp luật hình sự quy định" [37, tr.108] Có thể nhận thấy, về cơ bản các nhà khoa học đều thống nhất ở một số khía cạnh dƣới đây: Một là, định tội danh là hoạt động nhận thức có tính logic của con 10 ngƣời về việc có sự phù hợp hay không phù hợp giữa hành vi nguy hiểm cho xã hội, có lỗi, xảy ra trong thực tiễn với quy định của pháp luật hình sự về một tội phạm cụ thể; Hai là, định tội danh là hoạt động áp dụng pháp luật hình sự, nếu đƣợc thực hiện bởi các cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền và ngƣời có thẩm quyền trong các cơ quan đó trên cơ sở quy định của pháp luật. Cũng có quan điểm cho rằng bao gồm cả hoạt động áp dụng pháp luật tố tụng hình sự nếu hiểu định tội danh theo nghĩa rộng; Ba là, định tội danh là cơ sở cho việc quyết định hình phạt và giải quyết các vấn đề khác có liên quan đến trách nhiệm hình sự của ngƣời phạm tội (trong trƣờng hợp định tội danh chính thức). Từ cơ sở lý luận cùng với các quy định của Bộ luật hình sự có thể đƣa ra khái niệm định tội danh đối với tội trộm cắp tài sản nhƣ sau: Định tội danh đối với tội trộm c p tài sản là hoạt động thực ti n áp dụng pháp luật hình sự và pháp luật tố tụng hình sự của các cơ quan có thẩm quyền và người có thẩm quyền được tiến hành trên cơ sở các chứng cứ, các tài liệu thu thập được và các tình tiết thực tế của vụ án để xác định, so sánh và ghi nhận về mặt pháp lý sự phù hợp chính xác giữa các dấu hiệu của hành vi phạm tội cụ thể trong thực tế đã được thực hiện với các dấu hiệu của cấu thành tội phạm cụ thể được quy định trong Điều 138 Bộ luật hình sự năm 1999 (khi áp dụng Bộ luật hình sự năm 2015 thì đƣợc quy định trong Điều 173), từ đó xác định một người có phạm tội trộm c p tài sản hay không, và phạm tội theo khoản nào của điều luật này, qua đó làm tiền đề phân tích, đánh giá và ra quyết định về trách nhiệm hình sự cũng như hình phạt đối với người phạm tội. Từ khái niệm định tội danh đối với tội trộm cắp tài sản phản ánh các đặc điểm cơ bản sau đây: 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan