Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Kỹ thuật - Công nghệ điều tra một số bệnh nấm hại lúa và biện pháp phòng trừ tại huyện giao thủy tỉnh...

Tài liệu điều tra một số bệnh nấm hại lúa và biện pháp phòng trừ tại huyện giao thủy tỉnh nam định năm 2015

.PDF
96
274
135

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP&PTNT HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM -----------oOo---------- LÊ VĂN HUẤN ĐIỀU TRA MỘT SỐ BỆNH NẤM HẠI LÚA VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ TẠI HUYỆN GIAO THỦY TỈNH NAM ĐỊNH NĂM 2015 CHUYÊN NGÀNH: BẢO VỆ THỰC VẬT MÃ SỐ: 60.62.01.12 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGÔ BÍCH HẢO HÀ NỘI , NĂM 2015 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng, Số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là hoàn toàn trung thực và chưa từng được sử dụng hoặc công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cám ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được ghi rõ nguồn gốc. Tác giả luận văn Lê Văn Huấn Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page ii LỜI CẢM ƠN Để bài báo cáo được hoàn thành tốt, trong suốt thời gian thực tập, nghiên cứu, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các Giáo viên hướng dẫn, của các tập thể, cá nhân, sự động viên của gia đình và bạn bè. Trước tiên tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới PGS. TS. Ngô Bích Hảo – Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam đã dành cho tôi sự chỉ dẫn và giúp đỡ tận tình trong suốt thời gian thực tập và nghiên cứu hoàn thành đề tài. Tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ của tập thể các thầy, cô giáo bộ môn Bệnh cây – Khoa Nông Học – Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài. Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn của mình đến tất cả bạn bè, người thân và gia đình đã luôn động viên và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành bài báo cáo này. Hà Nội, ngày 18 tháng 11 năm 2015 Tác giả luận văn Lê Văn Huấn Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page iii MỤC LỤC Lời cam đoan...................................................................................................... ii Lời cảm ơn ........................................................................................................ iii Mục lục ............................................................................................................. iv Danh mục bảng ................................................................................................. vi Danh mục hình ................................................................................................ viii MỞ ĐẦU ............................................................................................................1 1.1. Đặt vấn đề ....................................................................................................1 1.2. Mục đích yêu cầu..........................................................................................3 1.2.1. Mục đích .............................................................................................3 1.2.2. Yêu cầu ...............................................................................................3 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...................................................................4 1.1. Tổng quan tài liệu nước ngoài.......................................................................4 1.2. Tổng quan tài liệu trong nước ..................................................................... 22 Chương 2 VẬT LIỆU, THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................ 35 2.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................. 35 2.2. Địa điểm, thời gian tiến hành nghiên cứu .................................................... 35 2.3. Vật liệu nghiên cứu ..................................................................................... 35 2.4. Nội dung nghiên cứu .................................................................................. 35 2.5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 35 2.5.1. Phương pháp điều tra tình hình sản xuất lúa và sử dụng thuốc BVTV trên cây lúa............................................................................ 35 2.5.2. Phương pháp điều tra ngoài đồng ...................................................... 35 2.5.3. Điều tra ảnh hưởng của một số yếu tố canh tác đến sự phát sinh phát triển của bệnh nấm hại lúa trên đồng ruộng. ............................... 36 2.5.4. Chỉ tiêu theo dõi ................................................................................ 39 Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.................................. 41 3.1. Thành phần bệnh nấm hại lúa năm 2015 tại Giao Hà, Giao Thủy, Nam Định. ..... 41 Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page iv 3.1.1. Tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên cây lúa vụ xuân 2015 tại Giao Hà, Giao Thủy, Nam Định .......................................... 41 3.1.2. Thành phần bệnh nấm hại lúa tại Giao Thủy, Nam Định vụ xuân 2015 .................................................................................................. 44 3.2. Sự phát sinh gây hại của bệnh đạo ôn, khô vằn, đốm nâu hại lúa tại Giao Thủy, Nam Định vụ xuân 2015 .......................................................... 46 3.3. Ảnh hưởng của một số yếu tố canh tác, sinh thái tới sự phát sinh gây hại của bệnh đạo ôn, khô vằn hại lúa vụ xuân 2015 ................................... 50 3.3.1. Ảnh hưởng của một số yếu tố canh tác, sinh thái tới sự phát sinh gây hại của bệnh khô vằn .................................................................. 51 3.3.2. Ảnh hưởng của một số yếu tố canh tác, sinh thái tới sự phát sinh gây hại của bệnh đạo ôn ................................................................... 60 3.4. Biện pháp phòng trừ ................................................................................... 67 3.4.1. Phòng trừ bệnh khô vằn hại lúa bằng thuốc hóa học .......................... 67 3.4.2. Hiệu lực thuốc hóa học trừ bệnh đạo ôn ............................................ 70 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................................... 72 Kết luận: ............................................................................................................ 72 Đề nghị:............................................................................................................. 73 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 74 Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page v DANH MỤC BẢNG Số bảng 3.1. Tên bảng Trang Tình hình sử dụng thuốc BVTV trên cây lúa vụ xuân 2015 tại Giao Hà, Giao Thủy, Nam Định ...................................................................... 41 3.2. Các loại thuốc bảo vệ thực vật trừ bệnh được sử dụng trên cây lúa vụ xuân 2015 tại Giao Hà, Giao Thủy, Nam Định ....................................... 43 3.3. Thành phần bệnh nấm hại lúa tại Giao Thủy, Nam Định vụ xuân năm 2015 ................................................................................................ 44 3.4. Thống kê diện tích nhiễm bệnh nấm hại lúa vụ xuân 2015 ...................... 45 3.5. Diễn biến bệnh đạo ôn trên giống lúa Khang dân 18 vụ xuân 2015 ......... 46 3.6. Diễn biến bệnh khô vằn trên giống lúa Khang dân 18 vụ xuân 2015 ....... 48 3.7. Diễn biến bệnh đốm nâu trên giống lúa Khang dân 18 vụ xuân 2015 .......... 49 3.8. Diễn biến bệnh khô vằn trên 03 giống lúa vụ xuân 2015 tại Giao Thủy, Nam Định ..................................................................................... 51 3.9. Ảnh hưởng của trà lúa tới bệnh khô vằn trên giống lúa Khang dân 18 .... 53 3.10. Ảnh hưởng của mật độ gieo sạ tới bệnh khô vằn gây ra trên cây lúa giống Khang dân 18 ................................................................................ 55 3.11. Ảnh hưởng của biện pháp vệ sinh đồng ruộng (cày ải, phơi đất) tới sự gây hại của bệnh khô vằn trên giống lúa Bắc Thơm số 7 .................... 57 3.12. Ảnh hưởng của mức bón phân đạm tới sự gây hại của bệnh khô vằn trên giống lúa Bắc thơm số 7 .................................................................. 59 3.13. Mức độ phát sinh gây hại của bệnh đạo ôn trên giống lúa KD18, trên các chân đất khác nhau tại Giao Thủy, Nam Định vụ xuân 2015 ............. 61 3.14. Tình hình bệnh đạo ôn trên 03 giống lúa vụ xuân 2015 tại Giao Thủy, Nam Định ..................................................................................... 62 3.15. Ảnh hưởng của mật độ gieo sạ tới bệnh đạo ôn gây ra trên cây lúa giống Khang dân 18 ................................................................................ 64 3.16. Ảnh hưởng của một số mức phân đạm đến sự phát triển bệnh đạo ôn trên giống lúa BC 15 ở huyện Giao Thủy, Nam Định.............................. 65 Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page vi 3.17. Ảnh hưởng của thuốc hóa học đến sự phát triển của của bệnh khô vằn và hiệu quả phòng trừ bệnh giống lúa Bắc thơm vụ xuân 2015 ......... 67 3.18. Năng suất lúa tại 04 công thức thí nghiệm phòng trừ bệnh khô vằn trên giống lúa giống lúa Bắc thơm vụ xuân 2015 .................................... 69 3.19. Hiệu lực phòng trừ bệnh đạo ôn hại lúa vụ xuân năm 2015 ngoài đồng ruộng của thuốc hoá học................................................................. 70 Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page vii DANH MỤC HÌNH STT Tên hình Trang 3.1. Diễn biến bệnh đạo ôn trên giống lúa Khang dân 18 tại xã Gia Thịnh huyện Giao Thủy vụ xuân 2015 .............................................................. 47 3.2: Diễn biến bệnh khô vằn trên giống lúa Khang dân 18 Tại xã Giao Thịnh huyện Giao Thủy vụ xuân 2015 .................................................... 48 3.3. Diễn biến bệnh đốm nâu trên giống lúa Khang dân 18 Tại xã Giao Thịnh huyện Giao Thủy vụ xuân 2015 .................................................... 50 3.4.Diễn biến bệnh khô vằn trên 03 giống lúa tại xã Giao Tiến huyện Giao Thủy vụ xuân 2015 ................................................................................. 51 3.5. Ảnh hưởng của trà lúa tới bệnh khô vằn trên giống lúa Khang Dân 18 tại xã Giao Châu huyện Giao Thủy vụ xuân 2015 ................................... 53 3.6. Ảnh hưởng của mật độ gieo sạ tới bệnh khô vằn trên giống Khang dân 18 tại xã Giao Hà vụ xuân 2015 .............................................................. 55 3.7. Thí nghiệm ảnh hưởng của mật độ sạ tới sự phát sinh gây hại của bệnh khô vằn tại xã Giao Hà vụ xuân 2015. .................................................... 56 3.8. Ảnh hưởng của biện pháp vệ sinh đồng ruộng tới sự gây hại của bệnh khô vằn trên giống lúa Bắc Thơm số 7 tại xã Giao Thiện ........................ 58 3.9. Ảnh hưởng của mức bón đạm tới sự gây hại của bệnh khô vằn trên giống lúa Bắc thơm số 7 tại xã Giao An vụ xuân 2015 ............................ 59 3.10. Mức độ phát sinh gây hại của bệnh đạo ôn trên giống lúa Khang dân 18 tại xã Giao Châu vụ xuân 2015 .......................................................... 61 3.11.Tình hình bệnh đạo ôn trên 03 giống lúa vụ xuân 2015 tại xã Giao Thiện ...................................................................................................... 63 3.12. Thí nghiệm ảnh hưởng của giống đến mức độ gây hại của bệnh đạo ôn tại xã Giao Thiện vụ xuân 2015 .............................................................. 63 3.13. Ảnh hưởng của lượng phân đạm đến bệnh đạo ôn trên giống lúa BC 15 tại xã Bình Hòa vụ xuân 2015 ............................................................ 66 3.14. Thí nghiệm ảnh hưởng của một số mức phân đạm đến sự phát triển của bệnh đạo ôn tại xã Bình Hòa. ............................................................ 66 3.15. Hiệu lực phòng trừ của thuốc hóa học đối với bệnh đạo ôn tại xã Giao Xuân vụ xuân năm 2015 ......................................................................... 70 Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page viii MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Lúa là cây lương thực đứng thứ 2 trên thế giới chỉ sau lúa mì, là cây lương thực chủ yếu cung cấp năng lượng cho con người, hàng năm trên thế giới có khoảng 65% dân số thế giới dùng làm luơng thực. Đây là loại lương thực quan trọng nhất của người dân Châu Á – Thái Bình Dương, trong hạt gạo chứa các thành phần dinh dưỡng, 63% tinh bột, 7 – 10% là Protein, 1-3% là Lipit, 8-10% là xenlulo, nước chiếm 10 – 12%, ngoài ra còn các loại vitamin, A, B, C, D (Phần lớn vitamin nằm trong lớp cám, phôi hạt và một ít trong nội nhũ). Chính vì những đặc điểm dinh dưỡng của hạt gạo mà từ lâu lúa gạo được coi là nguồn lương thực có giá trị cao, tổ chức dinh dưỡng quốc tế gọi hạt gạo là “ Hạt của sự sống”. Hiện nay trên thế giới có khoảng 100 nước trồng lúa trong đó chủ yếu được gieo trồng và tiêu thụ ở châu Á. Sản xuất lúa gạo trong vài ba thập kỷ gần đây đã có mức tăng trưởng đáng kể. Tuy tổng sản lượng lúa tăng nhưng do dân số tăng nhanh, nhất là ở các nước đang phát triển (châu Á, châu Phi, Mỹ La tinh) nên vấn đề lương thực vẫn là yêu cầu cấp bách phải quan tâm trong những năm trước mắt và lâu dài. Nền sản xuất nông nghiệp ở nước ta hiện nay ngày càng phát triển, đã đạt được những thành tựu to lớn về năng suất cũng như chất lượng sản phẩm. Trong sản xuất nông nghiệp cây lúa là cây lương thực chủ yếu, có ý nghĩa đáng kể trong nền kinh tế và xã hội của nước ta. Trong những năm gần đây sản lượng lúa gạo của nước ta liên tục gia tăng. Việt Nam là nước xuất khẩu gạo đứng thứ hai trên thế giới. Huyện Giao Thủy là huyện ở phía nam tỉnh Nam Định, có diện tích trồng lúa khoảng 7.500 ha, canh tác 2 vụ chính là vụ xuân và vụ mùa. Nhiều năm liền Giao Thuỷ dẫn đầu Tỉnh về trình độ thâm canh. Năng suất lúa liên tục tăng qua các năm và ổn định ở mức 123,6 tạ/ha/năm giai đoạn 2010-2015. Sản lượng lương thực từ năm 2010-2015 trung bình đạt 100 nghìn tấn/năm. Giao Thuỷ đã cùng với các huyện trong toàn tỉnh đưa Nam Định trở thành tỉnh trọng điểm của cả nước về sản xuất và cung cấp lương thực, thực phẩm; góp phần đảm bảo an Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 1 ninh lương thực, thực phẩm quốc gia và đưa nước ta thành một trong những quốc gia mạnh về xuất khẩu nông sản trên thế giới. Nhiều mặt hàng nông sản chất lượng cao của Huyện được nhiều nơi trong nước, thậm chí cả ở nước ngoài biết đến. Tuy nhiên năng suất lúa tại huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định luôn bấp bênh theo từng mùa vụ, theo từng năm do khí hậu thời tiết bất thuận, do thiên tai, do dịch hại đặc biệt là do các bệnh hại gây ra. Trong quá trình sinh trưởng phát triển của cây lúa, một số loại bệnh đã xuất hiện và gây hại trong đó bệnh đạo ôn (bệnh cháy lá lúa), khô vằn, đốm nâu là những bệnh phổ biến, xuất hiện gây hại ở hầu hết các nước trồng lúa trên thế giới. Bệnh đạo ôn do nấm Pyricularia oryzae Cav., bệnh khô vằn do nấm Rhizoctonia solani Kuhn, bệnh đốm nây do nấm Curvularia sp. gây ra, nấm bệnh có thể gây hại ở mọi giai đoạn sinh trưởng của cây lúa. Bệnh đạo ôn, khô vằn là những bệnh hại lúa nguy hiểm ở nước ta, bệnh gây hại nghiêm trọng. Mức độ tác hại của bệnh thay đổi liên quan đến nhiều yếu tố như giống lúa, thời kỳ sinh trưởng của cây lúa, chế độ canh tác, mùa vụ, phân bón, khí hậu thời tiết... Cây lúa khi bị bệnh đạo ôn lá và cổ bông đều làm cho bộ lá bị lụi, khô cháy, trỗ kém, bông gẫy, hạt bị lép. Nếu nhiễm bệnh ở thời kỳ trỗ - ngậm sữa trên cổ bông làm cho toàn bộ bông bị bạc hoặc có nhiều hạt lép lửng, làm giảm nghiêm trọng đến năng suất, thậm chí không cho thu hoạch. Để có cơ sở cho công tác phòng chống bệnh đạo ôn, khô vằn, đốm nâu đạt kết quả tốt, ngoài việc điều tra nắm tình hình phát sinh, phát triển của bệnh trên đồng ruộng, xác định sự ảnh hưởng của các yếu tố canh tác, sinh thái và khảo sát hiệu lực phòng trừ bệnh bằng thuốc hoá học cũng là một việc hết sức quan trọng và cần thiết. Xuất phát từ thực tế đó, để góp phần vào việc nghiên cứu, phòng trừ các bệnh nấm hại lúa và được sự phân công của Khoa Nông học, dưới sự hướng dẫn của PGS. TS. Ngô Bích Hảo, Bộ môn Bệnh cây, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Điều tra một số bệnh nấm hại lúa và biện pháp phòng trừ tại huyện Giao Thủy tỉnh Nam Định năm 2015”. Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 2 1.2. Mục đích yêu cầu 1.2.1. Mục đích Xác định thành phần bệnh nấm hại lúa, điều tra tình hình phát sinh, phát triển của một số bệnh nấm hại lúa và khảo sát biện pháp phòng trừ bệnh tại huyện Giao Thủy, Nam Định vụ xuân 2015. 1.2.2. Yêu cầu - Điều tra thành phần, mức độ phổ biến của bệnh nấm hại lúa vụ Xuân 2015 tại huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định. - Điều tra, xác định ảnh hưởng của một số yếu tố canh tác, giống, phân bón, thời vụ, mật độ gieo sạ đến bệnh đạo ôn hại lúa. - Điều tra, xác định ảnh hưởng của một số yếu tố canh tác, giống, phân bón, thời vụ, mật độ gieo sạ đến bệnh khô vằn hại lúa. - Khảo sát hiệu lực phòng trừ bệnh đạo ôn, khô vằn của một số loại thuốc hóa học trên đồng ruộng. Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 3 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Tổng quan tài liệu nước ngoài - Lịch sử phát hiện và nghiên cứu nấm Rhizocstonia solani Các loài nấm Rhizocstonia solani đã được tìm thấy bởi Dacandolle mô tả năm 1815, lúc đầu đặt tên là Rhizocstonia crocorum, Rhizocstonia solani là loài quan trọng của nấm Rhizocstonia. Năm 1858, Kuhn cũng đã mô tả chi tiết về loài nấm này. Loài nấm Rhizocstonia solani có lịch sử rất lâu đời, đã được phát hiện đầu tiên trên cây khoai tây ở Châu Âu. Rhizocstonia solani là loài nấm rất phổ biến xuất hiện khắp các vùng trồng trọt trên thế giới và có mặt trên tất cả các loại đất canh tác. Nguyên nhân là do loài nấm này có phạm vi ký chủ rất rộng, trên mọi vùng sinh thái trồng trọt. Bệnh khô vằn trên lúa do nấm Rhizocstonia solani gây ra được tìm thấy ở các nước nhiệt đới Châu Á (Philippines 1985, Srilanka 1985, Malaysia 1980, Việt Nam 1911…) theo Bruch sneh et al. (1998). Đã có 67 công trình nghiên cứu về bệnh khô vằn, về lịch sử phát triển, tác hại, phân bố, xác định nguyên nhân, chu kỳ phát triển của nấm, một số điều kiện sinh thái, sinh học, khả năng chống bệnh của một số giống lúa và biện pháp phòng trừ bằng thuốc hóa học đã thông báo 8 loại nấm gây bênh khô vằn trên cây lúa là Rhizocstonia solanii,Corticium sasaki, C.solani, C.microclerotia, C.graminearum… Theo Hemi and Endo (1931) cho biết các hạch nấm sinh ra nhiều nhất ở ngoài ánh sáng và sự hình thành chúng được tăng cường do sự giảm nhiệt độ đột ngột, đồng thời ông còn cho biết nấm có thể qua đông trong đất dưới dạng hạch hoặc sợi nấm. Hạch nấm mất sức sống trong đất khô sau 21 tháng. Park and Bestus (1932) ở Srilanca đã khảo sát sự tồn tại của hạch nấm dưới các điều kiện khác nhau ở nhiệt độ trong phòng, trên đất khô và ẩm chúng sống ít nhất 130 ngày và su khi ngâm ở độ sâu 3 inch (1 inch = 2,54 cm) trong nước máy, hạch nấm sống được 224 ngày. Theo Palo (1926), ở Philippines hạch nấm có thể sống vài tháng ở trong đất. Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 4 - Ký chủ: Ngoài bệnh khô vằn hại lúa, nấm Rhizoctonia solani AG-1 IA còn là nguyên nhân ảnh hưởng xấu đến cây đậu nành và lá bị đốm vằn ở lúa và ngô, trong khi Rhizoctonia solani AG-1 IB gây bệnh bạc lá web của đậu tương. Nhiều cỏ dại thuộc họ Gramineae họ lúa trong tự nhiên cũng bị nhiễm bệnh khô vằn. Những loài cỏ dại bao gồm Chloris sp. Digitaria sp., Echinochloa Colona, Echinochloa crus-galli spp. hispidula, và Leptochloa chinensis, Cleome rutidosperma. Có 188 loại cây trồng thuộc 32 họ thực vật là ký chủ của nấm Rhizoctonia solani gây bệnh khô vằn trên lúa. Theo Sapcheo (1998) cho biết Rhizoctonia solani có khả năng gây bệnh cho 230 loại cây trồng và 66 họ thực vật…Riêng trên cây lúa đã phát hiện 40 chủng Rhizoctonia solani gây bệnh (Shou, 1983). Nấm Rhizoctonia solani được phát hiện trên ngô, họ đậu, một số cây trồng khác như khoai tây, lạc, rau… chủ yếu tập trung ở các nhóm AG 3, AG 4; AG 2-1… Triệu chứng gây hại: Bệnh khô vằn lúa gây ra trên những bộ phận chủ yếu là trên các bẹ lá, nhưng các điểm bị bệnh có thể xảy ra trên phiến lá nếu điều kiện thuận lợi. Mặc dù tổn thương do bệnh khô vằn trên lúa có thể được tìm thấy nhiều trên cây lúa trong điều kiện thuận lợi tuy nhiên các triệu chứng ban đầu thường là tổn thương trên bề mặt của lá thấp ít khi cây lúa đang ở trong giai đoạn đẻ nhánh muộn hoặc giai đoạn đầu kéo dài lóng của tăng trưởng. Các tổn thương này xuất hiện 0,5-3 cm dưới tai lá như hình tròn, hình chữ nhật hoặc elip, màu xanh lá cây màu xám, các điểm bị nước ngâm dài khoảng 1 cm. Chúng bắt đầu phát triển rộng ra khoảng 1 cm và dài khoảng 2-3 cm. Khi bệnh phát triển gây tổn thương cho cây lúa, trung tâm của vết bệnh trở nên chết khô dần dần trở thành màu trắng với một biên giới tách biệt với mô chưa bị hại. Sau đó, bệnh phát triển có thể lây lan nhanh chóng qua sự phát triển của sợi nấm bên ngoài bộ phận của cây trên, bao gồm phiến lá và các ký chủ lân cận. - Một số đặc điểm cơ bản của nấm Rhizocstonia solani Nghiên cứu về nguyên nhân gây bệnh khô vằn trên lúa các tác giả cho rằng nấm Rhizocstonia solani là tác nhân gây bệnh. Ngoài ra nấm Rhizocstonia solani còn gây các triệu chứng khô vằn và thối rễ ở cây ngô. Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 5 + Hình thái tế bào ào học h Sợi nấm Rhizocstonia solani còn non không màu trắng suốt, ốt, m mọc thẳng trên môi trường thạch ch hay trên tr bề mặt cây trồng. Các nhánh của sợi ợi nnấm ngắn đi và phát triển thành hạch, ạch, đây chính là nguyên nhân dẫn đến sự truy ruyền nguồn bệnh. Trong tự nhiên sợi ợi nấm n có màu vàng nhạt, vàng nâu (Duggar, 1915 1915). Kích thước của ủa tế t bào sợi nấm biến động giữaa các ch chủng nấm Rhizocstonia solani. Đườ ờng kính của sợi nấm thường biến động ng từ 33-17 µm và chiều dài biến động từ ừ 50 – 250 µm ( Baruch et al., 1998) Chu kỳ bệnh đốm vằn v trên lúa đã được đơn giảnn hóa bở bởi Reissig et al.,1986. Nguồnn Reissig, 1986 Loại nấm Rhizoctonia solani, solani tồn tại trong đất trong các hình ình th thức của một hạch nấm. Các hạch nấm ấm nổi n lên bề mặt nước trong quá trình chuẩn ẩn bbị đất. Hạch nấm này có thể đượcc mang đi hoặc cuối cùng tiếp xúc với cây ký ch chủ ở gần đó. Các hạch nấm sau đó ó có th thể nảy mầm và lây nhiễm (Ou, 1985). Sợi ợi nấm n tồn tại trong lá bị nát, hỏng của ủa cây lúa cũng c là phương tiện sống còn mầm ầm bbệnh giữa các vụ lúa và đó ó chính lá một m hình thức nguồn bệnh chính củaa nhiễ nhiễm trùng bắt đầu. Nhiễm trùng xảyy ra do sự s thâm nhập qua lỗ hở tự nhiên hoặc ặc thông qua khe khí khổng. Một hoặc ặc một mộ số chốt nhiễm được hình thành từ ừ mỗ mỗi thùy của appressorium hoặc đệm nhiễm nhi trùng cho sự thâm nhập. Cuộcc xâm llược của sợi Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 6 nấm vào lỗ khí hiếm khi xảy ra trên bề mặt ngoài của vỏ tế bào, nhưng là khá phổ biến trên các bề mặt bên trong. Sợi nấm thường mọc bên ngoài từ vỏ bên ngoài để xâm nhập vào bề mặt bên trong (Ou, 1985). Ngay sau khi tổn thương ban đầu được hình thành, sợi nấm phát triển nhanh chóng trên bề mặt của nhà máy và bên trong mô, phát triển theo chiều chiều ngang và bắt đầu tổn thương thứ cấp. Hình thành hạch nấm phát triển trên tổn thương. Sau đó, nảy mầm và lây nhiễm sang các ký chủ tiếp theo. (Ou, 1985; Reissig et al., 1986). Sinh lý của nấm Rhizoctonia solani đã được nghiên cứu rộng rãi bởi Ou (1985) đã xem xét các khía cạnh sinh lý của Rhizoctonia solani gây bệnh khô vằn hại trên lúa gạo gần đây. Nhiệt độ tối ưu cho sự phát triển sợi nấm là 30oC (tối đa 40-42oC) với ít hoặc không có tăng trưởng xảy ra tại 10oC. Tối thiểu pH, tối ưu cho sự tăng trưởng là 2,5, 5,4 - 6,7 và 7,8 tương ứng. Một số nguồn carbon, đặc biệt là inositol và sorbitol, hỗ trợ tốc độ tăng trưởng sợi nấm cao nhất, trong khi arginine, urê, threonine, glycine, và amoni sulfat như nguồn nitơ là tốt nhất cho sự phát triển sợi nấm. Hạch nấm được hình thành dồi dào nhất trong ánh sáng và hình cũng được tăng tốc bằng cách giảm đột ngột về nhiệt độ. Phạm vi nhiệt độ 16-30oC, với tối ưu ở 28-30oC, thích hợp cho sự nảy mầm hạch nấm và độ ẩm tương đối cao (95-96%) là rất cần thiết. Kích thước và số lượng hạch nấm hình thành trên đĩa thạch bị ảnh hưởng bởi cácbon và các nguồn nitơ có trong môi trường, đặc biệt là sau này có nhiều chủng và không phân biệt các chủng thử nghiệm. Hạch nấm được hình thành trong một môi trường có chứa nhiều proline (trung bình 37 mỗi đĩa petri) rất lớn hạch nấm (3,5 x 3,1 mm) và lớn là (3-8), hạch nấm được hình thành trên urê, isoleucine, threonine, arginine, leucine và valine. Các chủng Rhizoctonia solani hai nhân sinh sản đơn tính hay phân nhánh tạo các chuỗi tế bào với tỷ lệ chiều dài và rộng là 1-3:5. Những tế bào này có hình dạng biến đổi (phân thùy, quả lê, méo hay dạng thùng) màu sắc trong suốt hoặc màu nâu. Các tế bào này được gọi là tế bào có mặt dài, tế bào dạng thùng, tế bào ngắn hay tế bào hạch. Chỗ vách ngăn giữa 2 tế bào hơi thắt lại và kích cỡ của tế bào biến động trong khoảng 10 x 20 – 25 x 40 µm. Chuỗi tế bào được hình Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 7 thành chủ yếu trên tế bào ký chủ hay trên một giá thể, cũng như trong các mô ký chủ. (Branuch et al., 1998). Hạch nấm được hình thành từ nhiều tế bào và biến động về kích cỡ (Branuch et al., 1998). Trong sự hình thạch không có sự xác định mô hình cấu tạo sợi nấm. Hạch nấm Rhizoctonia solani màu nâu với các hình dạng, kích cỡ khác nhau: Các chủng AG1 típ 2 (AG 1 – IA) có hạch to và không tròn, các chủng AG1 típ 3 thì hạch nhỏ hơn và hình tròn. Đường kính hạch nhỏ 1mm hoặc lớn 5-8 mm. Hạch thường được hình thành trên bề mặt các ký chủ, các mô thực vật hay trên các bộ phận của cây trồng. Các nhóm liên hợp Các loài Rhizoctonia solani đa nhân bao gồm Rhizoctonia solani, Rhizocstonia zeae, Rhizocstonia oryza. Trong đó loài Rhizocstonia sonali có 11 nhóm liên hợp (AG) từ 1-10 và BI (Branuch et al., 1998). Các chủng Rhizoctonia solani được xác định là các nhóm liên hợp dựa trên mối quan hệ giống nhau về cấu trúc sợi nấm và sự tiếp hợp giữa các sợi nấm trong nhóm liên kết đã chỉ rõ (Parmeter et al., 1969; Homma et al.,1983). Trong số các nhóm liên hợp của nấm Rhizoctonia solani thì nhóm AG1 được coi là nhóm nguy hiểm nhất, có thể gây hại nhiều loại cây trồng. Đặc tính chung của các chủng AG1 Các chủng AG 1 típ 1 có hạch nhỏ, không đều, có tính tương đồng của AND cao (96%), các chủng AG 1 típ 1 có tính tương đồng thấp với AG1 típ 2. Các chủng AG 1 típ 2 có hạch hình cầu, đường kính hạch từ 1- 3 mm, tính tương đồng của AND cao (98-100%) với các chủng AG1 típ 3 và típ 1 Các chủng AG1 típ 3 có hạch nhỏ đượng kính 0,2 – 0,8 mm hạch mọc vòng, tính tương đồng của AND với AG1 típ 1 và 2 chưa được ghi nhận. Ảnh hưởng của yếu tố sinh thái đến bệnh khô vằn Tổn thương trên phần trên của ký chủ có thể hợp lại để bao vây các bẹ lá và thân cây. Với việc mở của tán cây qua lá bị bệnh, tăng sự thâm nhập ánh sáng mặt trời và giảm độ ẩm có thể xảy ra và các tổn thương có thể trở nên khô, trắng, nâu, hoặc màu xám với những đường viền màu nâu. Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 8 Mức độ cao của phân đạm và phát triển của các giống cải tiến cho năng suất cao là thuận lợi cho bệnh phát triển. Phát triển bệnh tối đa cũng xảy ra trong điều kiện vi khí thuận lợi của ánh sáng mặt trời thấp, độ ẩm gần 95% và nhiệt độ cao (28-32°C) (Ou, 1985). Những điều kiện vi khí xảy ra khi cây lúa đạt tới giai đoạn đẻ nhánh tối đa. Trong khi nhiệt độ bên trong vụ lúa thay đổi theo nhiệt độ môi trường, độ ẩm trong những cây lúa bị ảnh hưởng rất nhiều bởi độ mật độ gieo sạ và các ứng dụng nặng của phân bón, dẫn đến tăng trưởng dày, làm tăng tỷ lệ mắc bệnh. Phát triển bệnh cũng bị ảnh hưởng bởi tính nhạy cảm của cây lúa. Nó đã chỉ ra rằng thực vật trở nên nhạy cảm hơn khi chúng lớn lên. Làm cho cây lúa như họ tiếp cận giai đoạn nhóm trở nên nhỏ gọn hơn và chủ đề để liên lạc với nhiễm trùng. Ngoài ra, bẹ lá xung quanh thân trở nên lỏng lẻo, tạo điều kiện xâm nhập của các sợi nấm với bề mặt bên trong của vỏ (Ou, 1985). Do đó các sợi nấm có thể lan tỏa lên phía trên, tổn thương có thể xuất hiện trên phần trên của cây lúa. Trước khi giai đoạn nhóm, các màng bọc lá trên và lưỡi có nhiều khả năng chịu hơn những người thấp hơn, nhưng sau khi giai đoạn tiêu đề nhạy cảm của các bộ phận trên tăng theo tuổi cây tăng (Ou, 1985) phát triển bệnh nhanh nhất trong các nhóm đầu và ngũ cốc làm giai đoạn sinh trưởng. Các nhà máy chủ yếu nhiễm ở giai đoạn sản xuất hạt kém đầy, đặc biệt là ở phần dưới của bông. Thiệt hại bổ sung có thể là kết quả của tăng hoặc bị giảm đẻ nhánh. Thiệt hại do bệnh khô vằn gây ra Bệnh khô vằn do Rhizoctonia solani gây ra, bệnh được ghi nhận xảy ra trên tất cả các châu lục thế giới nơi trồng lúa gạo (Ou, 1985). Nó là một trong những bệnh phá hoại nặng và gây thiệt hại năng suất lúa, đặc biệt là nơi sản xuất lúa chuyên canh, bệnh làm thiệt hại nặng trên cây lúa, chỉ đứng thứ hai sau bệnh đạo ôn gây ra bởi nâm Pyricuiaria oryzae (Ou, 1985). Theo Hemi (1931) cho rằng cây lúa có thể giảm năng suất 20 – 50 % khi bệnh phát triển đến giai đoạn đòng. Mức độ gây hại của bệnh khô vằn có xu hướng tăng lên do việc bón phân đạm nhiều và sử dụng các giống lúa mới năng suất cao, đẻ nhánh nhiều. Ở Trung Quốc (1985 – 1990) trên 47 % diện tích lúa Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 9 bệnh khô vằn làm thất thoát, thiệt hại năng suất. Ở Malaysia 15 - 20 % đất canh tác lúa bị nhiễm bệnh khô vằn, năm 1993 bị thất thoát do bệnh này chiếm 17 - 25 % toàn bộ diện tích gieo cấy lúa. Theo thống kê gần đây nhất bệnh khô vằn trở thành đối tượng quan trọng ở các vùng trồng lúa làm ảnh hưởng trức tiếp đến năng suất 80% diện tích. Sử dụng nhiều Nitơ làm cho đất màu mỡ góp phần tăng mức độ thiệt hại do bệnh khô vằn tăng lên. Tỷ lệ bệnh khô vằn ở Thái Lan 1988 rất cao, thời tiết mưa nhiều càng tạo điều kiện cho bệnh phát triển mạnh hơn, gây thiệt hại nặng cho mùa màng. Có rất ít báo cáo gần đây nói về thiệt hại ước tính do bệnh khô vằn gây ra nhưng ở Nhật Bản bệnh phát sinh sẽ làm giảm năng suất khoảng 20% nếu bệnh lên đến cờ (Teng et al., 1990). Ở Nhật Bản, mất 24 - 38.000 tấn gạo hàng năm theo ước tính của quốc gia, viện Khoa học Nông nghiệp năm 1954 (Teng et al., 1990). Căn bệnh này đã trở thành bệnh trên lúa quan trọng nhất trong lĩnh vực sản xuất lúa gạo miền Nam của Hoa Hoa Kỳ trong 10 năm qua. Sản lượng lúa bị thiệt hại lên đến 50% xảy ra các giống mẫn cảm khi tất cả các màng bọc lá và phiến lá bị nhiễm. Tại Thái Lan, dữ liệu không có sẵn liên quan đến các khoản lỗ do bệnh đốm vằn trên lúa trên toàn quốc. Tuy nhiên, sản lượng thiệt hại trong lĩnh vực nông dân có thể cao đến 40% (Arunyanart, Personal communication). Với sự ra đời của các giống lúa năng suất cao ở Thái Lan, có thể là mất mùa do bệnh khô vằn trên lúa sẽ tăng lên. Bệnh khô vằn lần đầu tiên được mô tả ở Nhật Bản bởi Miyake năm 1910. Sau đó, bệnh tương tự đã được tìm thấy ở Philippines, Sri Lanka, Trung Quốc và nhiều quốc gia ở châu Á. Đó là một thời gian được coi là một căn bệnh của Phương Đông nhưng sau đó đã được báo cáo từ Brazil, Surinam, Venezuela, Madagascar và Hoa Kỳ. Tác nhân đầu tiên được đặt tên là Sclerotium irregulare, nhưng sau đó đã được coi là do một loại nấm của Rhizoctonia solani nhóm (Ou, 1985). Ở Bắc Ấn Độ, một căn bệnh bạc lá dải gạo đã được báo cáo và bào tử đảm trong không khí dồi dào là phát hiện ra những triệu chứng dải và các điểm trên bẹ lá. Nguyên nhân được xác định là Thanatephorus cucumeris Donk (Ou, 1985). Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 10 Biện pháp phòng trừ Giống lúa đề kháng với bệnh khô vằn vẫn còn trong giai đoạn đầu và chưa có nhiều giống được chọn chống lại tất cả các nhóm, chủng, nòi của Rhizoctonia solani (Gangopadhyay and Padmanabhan, 1987). Do đó không phổ biến giống kháng nào hữu ích cho người nông dân, mặc dù nỗ lực đã được thực hiện để kết hợp các gen kháng vào một số giống lúa (Bonman et a.l, 1992). Biện pháp kiểm soát thường được sử dụng chỉ có hiệu quả một phần là do Rhizoctonia solani có thể sản xuất cấu trúc bảo tồn mà có thể tồn tại trong đất trong ít nhất 2 năm (Ou, 1985). Một số thuốc diệt nấm đã được thử nghiệm trong nhiều năm để kiểm soát bệnh lúa. Một số thuốc trừ nấm có khả năng có hiệu quả cao phytotoxic trên lúa và nếu bệnh không nặng, các thuốc diệt nấm có xu hướng gây ra thiệt hại nhiều hơn lợi (Groth et a.l, 1990). Những thay đổi trong hoạt động canh tác, chẳng hạn như bón phân đạm và trồng mật độ cao hơn, dẫn đến sự gia tăng của bệnh khô vằn (Woodburn, 1990). Kiểm soát sinh học đã trở thành một lựa chọn hấp dẫn để kiểm soát bệnh bạc lá lúa và nhiều bệnh khác (Cook, 1993). Ở Thái Lan, nghiên cứu được thực hiện tại Trung tâm nghiên cứu gạo Phatthalung để phát triển kiểm soát sinh học cho bệnh đạo ôn và bệnh bạc lá vi khuẩn (Charigkapa et al.,1992). Tuy nhiên, kiểm soát sinh học để kiểm soát bệnh đốm vằn đã không được nghiên cứu ở Thái Lan. Nghiên cứu về kiểm soát sinh học ứng dụng cho bệnh đốm vằn đã được thực hiện tại Ấn Độ và Indonesia (Mew and Rosales, 1986; Vasantha et al., 1989;. Supary, 1991). Những nghiên cứu này thường tham gia sàng lọc đối kháng trong ống nghiệm, sau đó kiểm tra lại trong các thí nghiệm quy mô nhà kính và nhỏ. Kết quả từ lĩnh vực thử nghiệm quy mô nhỏ về hiệu quả của thuốc đối kháng vi khuẩn được lựa chọn là đầy hứa hẹn (Devi et al., 1989). Nhưng hiệu quả của thuốc đối kháng chọn nên được đánh giá trong các thí nghiệm quy mô lớn hơn để nghiên cứu có thể được áp dụng đối với người nông dân. Cho đến nay, chỉ có thuốc đối kháng vi khuẩn đã được thử nghiệm (Mew and Rosales, 1986; Devi et al., 1989; Gnanamanickam et al., 1992). Trong nghiên cứu này đối Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 11 kháng vi khuẩn và nấm đã được thử nghiệm cá nhân và kết hợp. Dung dịch chứa 50% dịch nuôi cấy nấm Trichoderma viride đã ức chế được 61,1% sự phát triển của tản nấm Rhizoctonia solani trên môi trường agar. Ở Rumani dung dịch nấm Trichoderma viride có hiệu lực cao hơn thuốc hóa học Methyl thiophanate để trừ bệnh lở cổ rễ do Rhizoctonia solani gây ra trên đậu đỗ trong nhà kính. - Bệnh đạo ôn trên lúa là loại bệnh truyền nhiễm do nấm Pyricularia oryzae Cav. gây ra. Bệnh đã được phát hiện từ lâu xong phải đến năm 1871 Garovalio ở Italia cho đó là bệnh do nấm Pleospora oryzae. Năm 1891, Cavara là người đầu tiên mô tả nấm bệnh trên cây lúa, xác định chính thức nấm Pyricularia oryzae Cav. là nguyên nhân gây nên bệnh đạo ôn trên lúa theo phân loại nấm của Saccardo. Nấm Pyricularia oryzae Cav. còn có tên khác là Pyricularia grisea, Magnaporthe grisea. Bào tử nấm có thể tồn tại trên bề mặt của hạt thóc, sợi nấm ở dạng tiềm sinh có thể tồn tại các mô của phôi, nội nhũ, ở lớp vỏ trấu và mày hạt. Nấm tồn tại trên hạt cũng là một trong những nguyên nhân làm cho hạt biến màu và làm giảm sức sống của hạt. Một lô hạt bị nhiễm nấm Pyricularia oryzae Cav. nặng thu thập ở Triều Tiên, tác giả Jinheung kiểm tra trong phòng thí nghiệm cho thấy 65% bị nhiễm trên vỏ trấu, 25% bị nhiễm bên trong vỏ, 4% bị nhiễm trong phôi. Lô hạt giống khác bị nhiễm tương tự khi gieo hạt kết quả có 7-8% cây con bị nhiễm bệnh và 90% cây con biểu hiện triệu chứng không rõ ràng. Nấm gây bệnh đạo ôn có thể tấn công gây hại ở hầu hết các giai đoạn sinh trưởng của cây lúa. Triệu chứng điển hình của bệnh là các vết đốm trên lá, lúc đầu là các đốm nhỏ hình tròn hoặc hình bầu dục có màu xanh xám hoặc xám sẫm, vết bệnh lan rộng nhanh trong điều kiện ẩm ướt. Trong quá trình gây bệnh nấm Pyricularia oryzae Cav. tiết ra một số độc tố như α-Picolinic và Piricularin có tác dụng kìm hãm hô hấp và phân hủy các enzym chứa kim loại gây ức chế quá trình sinh trưởng, phát triển của cây lúa. Thiệt hại năng suất do bệnh đạo ôn gây ra đối với cây lúa: Bệnh đạo ôn được coi là một trong những bệnh chính gây hại nghiêm Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan