Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ điều tra hiện trạng môi trường trường học ở một số trường trung học phổ thông cá...

Tài liệu điều tra hiện trạng môi trường trường học ở một số trường trung học phổ thông các quận nội thành tp. hồ chí minh

.PDF
148
67
113

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HCM Tên đề tài: ĐIỀU TRA HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG TRƯỜNG HỌC Ở MỘT SỐ TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CÁC QUẬN NỘI THÀNH TP. HỒ CHÍ MINH ĐỀ TÀI CẤP BỘ - MÃ SỐ: B2002. 23.28 Chủ nhiệm đề tài: GVC. Đặng Quang Quỳnh TP.HỒ CHÍ MINH 2004 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HCM Tên đề tài: ĐIỀU TRA HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG TRƯỜNG HỌC Ở MỘT SỐ TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CÁC QUẬN NỘI THÀNH TP. HỒ CHÍ MINH ĐỀ TÀI CẤP BỘ - MÃ SỐ: B2002. 23.28 Những người tham gia thực hiện: TS. Phạm Xuân Hậu CN. Phạm Thị Thanh Hòa TP. HỒ CHÍ MINH 2004 MỤC LỤC TỔNG QUAN ĐỀ TÀI PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................................................ 5 I. Tính cấp thiết của đề tài:................................................................................................. 5 II. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài: ............................................................... 6 II.1. Mục đích nghiên cứu: ............................................................................................. 6 II.2. Nhiệm vụ nghiên cứu: ............................................................................................ 6 III. Lịch sử nghiên cứu và giới hạn của đề tài: .................................................................. 6 III.1. Lịch sử nghiên cứu:............................................................................................... 7 III.2. Giới hạn của đề tài: ............................................................................................... 8 IV. Đối tƣợng nghiên cứu: ................................................................................................. 9 V. Khái quát về thành phố Hồ Chí Minh ......................................................................... 10 V.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên : ...................................................................... 10 V.2. Dân số và lao động: .............................................................................................. 12 V.3. Phát triển kinh tế - xã hội: .................................................................................... 12 VI. Một số tiêu chuẩn môi trƣờng trƣờng học: ................................................................ 19 VI.1. Vị trí và quy mô trƣờng học: .............................................................................. 19 VI.1.1. Vị trí xây dựng: ............................................................................................ 19 VI.1.2. Quy mô trƣờng học: ..................................................................................... 20 VI.1.3. Cách bố trí các khu nhà trong trƣờng học: .................................................. 21 VI.2. Chất lƣợng không khí - tiếng ồn: ........................................................................ 22 VI.2.1 Chất lƣợng không khí: .................................................................................. 22 VI.2.2. Tiếng ồn: ...................................................................................................... 23 VI.3. Cây xanh trong trƣờng học: ................................................................................ 23 VI.4. Chiếu sáng phòng học:........................................................................................ 23 VI.4.1 Chiếu sáng tƣ nhiên: ..................................................................................... 24 VI.4.2 Chiếu sáng nhân tao : .................................................................................... 24 VI. 5. Phƣơng tiện phục vụ học tập - giảng dạy: ......................................................... 25 V.5.1 Bàn và ghế:..................................................................................................... 25 VI.5.2. Bảng viết: ..................................................................................................... 27 VI.5.3 Chữ viết trên bảng: ....................................................................................... 28 VI.5.4 Học cụ : ......................................................................................................... 28 VI.6. Các công trình vệ sinh trƣờng học: ..................................................................... 28 VI.6.1 Cung cấp nƣớc uống: .................................................................................... 28 VI.6.2 Cung cấp nƣớc sạch để rửa ........................................................................... 28 VI.6.3. Nƣớc thải ..................................................................................................... 29 VI.6.4. Nhà tiêu, hố tiểu:.......................................................................................... 29 VI.6.5. Khu chứa rác thải: ........................................................................................ 29 PHẦN NỘI DUNG .................................................................................................................. 30 Chƣơng I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VỀ MÔI TRƢỜNG TRƢỜNG HỌC ................................................................................................................... 30 I. Khái niệm về môi trƣờng trƣờng học ........................................................................... 30 II. Cấu trúc môi trƣờng trƣờng học .................................................................................. 30 III. Tác động của môi trƣờng trƣờng học đến chất lƣợng đào tạo ................................... 31 IV. Các yếu tố tác động đến môi trƣờng trƣờng học ....................................................... 33 V. Tâm sinh lý lứa tuổi học sinh trung học phổ thông .................................................... 34 V.1. Đặc điểm sinh lý: ................................................................................................. 34 V.2.Một số nét nhân cách đặc trƣng của học sinh trung học phổ thông. ..................... 35 V.3. Hoạt động nhận thức: ........................................................................................... 35 V.4. Giao tiếp, tình cảm và ý chí: ................................................................................ 37 VI. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu về môi trƣờng trƣờng học: ............. 37 VI.1. Những quan điểm cơ bản vận dụng trong nghiên cứu: ....................................... 37 VI.2. Những phƣơng pháp nghiên cứu chính: ............................................................. 39 VII. Những đóng góp của đề tài: ..................................................................................... 41 CHƢƠNG II KẾT QUẢ ĐIỀU TRA VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƢỜNG TRƢỜNG HỌC Ở MỘT SỐ TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Ở CÁC QUẬN NỘI THÀNH TP. HỒ CHÍ MINH............................................................................................... 42 PHẦN A KẾ HOẠCH ĐIỀU TRA VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRA ............................................. 42 I. Kế hoạch điều tra .......................................................................................................... 42 I.1. Lập kế hoạch điều tra............................................................................................. 42 I.2. Soạn mẫu điều tra .................................................................................................. 43 I.3. Tiến hành công tác điều tra, đo lƣờng ................................................................... 43 II. Kết quả điều tra ........................................................................................................... 43 II.1. Môi trƣờng địa lý ................................................................................................. 43 II.1.1 Vị trí xây dựng các trƣờng học: ..................................................................... 43 II.1.2. Quy mô trƣờng học ....................................................................................... 49 II.2. Hiện trạng môi trƣờng trƣờng học ....................................................................... 68 PHẦN B : ĐÁNH GIÁ CHUNG HIỆN TRẠNG MÔI TRƢỜNG TRƢỜNG HỌC Ở MỘT SỐ TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CÁC QUẬN NỘI THÀNH TP. HCM ............. 91 I. Đánh giá chung ............................................................................................................. 91 I.1. Vị trí xây dựng trƣờng học. ................................................................................... 91 I.2. Quy mô trƣờng học và yêu cầu về vệ sinh phòng học. .......................................... 92 I.3. Vệ sinh môi trƣờng về phƣơng diện phục vụ học tập và dạy học. ........................ 93 I.4. Các công trình vệ sinh trƣờng học. ........................................................................ 93 I.5. Công trình y tế. ...................................................................................................... 94 I.6. Công tác quản lý, tể chức các hoạt động giáo dục bảo vệ môi trƣờng .................. 95 I.7. Ý thức của học sinh đối với môi trƣờng trƣờng học ............................................. 97 CHƢƠNG III ĐỊNH HƢỚNG VÀ NHỮNG KIẾN NGHỊ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG MÔI TRƢỜNG TRƢỜNG HỌC CÁC QUẬN NỘI THÀNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH .. 98 I. Định hƣớng xây dựng môi trƣờng trƣờng học ở các trƣờng THPT các quận nội thành TP.Hồ Chí Minh............................................................................................................... 98 I.1. Những cơ sở định hƣớng xây dựng môi trƣờng trƣờng học TP.HCM .................. 98 I.2. Định hƣớng xây dựng môi trƣờng trƣờng học ở TP.HCM.................................... 99 II. Kết luận và kiến nghị ................................................................................................ 100 II.1. Kết luận: ............................................................................................................. 100 II.2. Kiến nghị ............................................................................................................ 103 TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................................... 106 Chủ nhiệm đề tài: GVC. Đặng Quang Quỳnh PHẦN MỞ ĐẦU I. Tính cấp thiết của đề tài: Sự phát triển nhƣ vũ bão của khoa học kỹ thuật thể hiện trí tuệ của con ngƣời ngày càng một thông minh, sáng tạo hơn nhƣng đã gây ra nhiều ảnh hƣởng lớn lao cho môi trƣờng. Nhiều nơi trên thế giới, môi trƣờng đang phải đƣơng đầu với nạn suy thoái và cạn kiệt tài nguyên, những thảm họa môi trƣờng đang tăng dần và lan rộng toàn cầu. Chất lƣợng môi trƣờng suy giảm làm ảnh hƣởng đến sức khỏe của con ngƣời, làm giảm năng suất lao động... Sự sống ở nhiều nơi trên trái đất đang bị đe dọa. Bảo vệ môi trƣờng đã trở thành vấn đề không chỉ của riêng các nhà khoa học hay quản lý môi trƣờng mà là nhiệm vụ chung của mọi ngƣời, mọi quốc gia, mọi miền đất nƣớc không phân biệt giàu nghèo, tôn giáo và thể chế chính trị. Rất nhiều quy định về bảo vệ môi trƣờng đã đƣợc ban hành, trong đó giáo dục là một biện pháp rất đƣợc xem trọng. Học sinh trong nhà trƣờng là đối tƣợng có khả năng tiếp nhận sự giáo dục nhiều nhất, học sinh cũng chính là những chủ nhân tƣơng lai của đất nƣớc - những ngƣời trực tiếp bảo vệ và phát triển môi trƣờng mai sau. Quan tâm, chăm sóc, bảo vệ và giáo dục học sinh chính là góp phần bảo vệ và phát triển bền vững môi trƣờng sống tƣơng lai. Trƣờng học là nơi diễn ra phần lớn các hoạt động học tập, vui chơi và giải trí của học sinh. Môi trƣờng trƣờng học có ảnh hƣởng rất lớn đến sức khỏe, thể lực, chất lƣợng học tập và sự hình thành các phẩm chất đạo đức, nhân cách cho học sinh. Môi trƣờng trƣờng học tốt sẽ để lại nơi học sinh những ấn tƣợng tốt, những tình cảm đẹp về quê hƣơng đất nƣớc, về môi trƣờng sống và từ đó, học sinh ý thức đƣợc trách nhiệm của bản thân đối với việc giữ gìn và bảo vệ môi trƣờng trƣờng học nói riêng và môi trƣờng sống nói chung. Đem đến cho học sinh môi Đề tài cấp Bộ mã số: B2002 - 23 - 28 |5 Chủ nhiệm đề tài: GVC. Đặng Quang Quỳnh trƣờng trƣờng học đạt tiêu chuẩn cũng chính là truyền đạt đến học sinh bài học đầu tiên và hữu hiệu nhất về ý thức tôn trọng - bảo vệ môi trƣờng. Đề tài: "Điều tra hiện trạng môi trường trường học một số trường Trung học phổ thông ở các quận nội thành Thành phố Hồ Chí Minh" sẽ đóng góp phần nào vào việc thiết lập, xây dựng hệ thống trƣờng học đảm bảo yêu cầu giảng dạy, học tập chất lƣợng cao. II. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài: II.1. Mục đích nghiên cứu: Điều tra để nắm hiện trạng vấn đề môi trƣờng trƣờng học ở một số trƣờng trung học phổ thông ở các quận nội thành phố Hồ Chí Minh Thông qua quá trình điều tra, đánh giá về chất lƣợng môi trƣờng trƣờng học ở các trƣờng trong thành phố, từ đó đƣa ra những kiến nghị với các cấp nhằm cải thiện môi trƣờng trƣờng học, đồng thời giáo dục cho học sinh ý thức giữ gìn vệ sinh và bảo vệ môi trƣờng. II.2. Nhiệm vụ nghiên cứu: Tổng hợp các tiêu chuẩn về vệ sinh môi trƣờng trƣờng học đã đƣợc bộ Y tế, Bộ Xây dựng và Bộ Giáo dục ban hành từ sau năm 1975 đến năm 2000. Đánh giá một cách khách quan hiện trạng môi trƣờng trƣờng học tại một số trƣờng trung học phổ thông ở các quận nội thành phố Hồ Chí Minh thông qua các chỉ tiêu cơ bản . Đƣa ra những giải pháp, kiến nghị về việc hoàn thiện hệ thống môi trƣờng trƣờng học, đồng thời kết hợp giáo dục học sinh về vấn đề bảo vệ môi trƣờng trƣờng học. III. Lịch sử nghiên cứu và giới hạn của đề tài: Đề tài cấp Bộ mã số: B2002 - 23 - 28 |6 Chủ nhiệm đề tài: GVC. Đặng Quang Quỳnh III.1. Lịch sử nghiên cứu: III.1.1 Trên thế giới: Từ sau hội nghị quốc tế về môi trƣờng họp ở Stockhom (Thụy Điển), nhiều nƣớc trên thế giới đã thực hiện ngay việc giáo dục môi trƣờng tại các trƣờng học phổ thông. Có rất nhiều các công trình nghiên cứu khoa học, tổ chức nhiều buổi hội nghị, hội thảo lựa chọn những kiến thức môi trƣờng cần giáo dục, hình thức và phƣơng pháp giáo dục phù hợp. Thế nhƣng việc đem đến cho học sinh môi trƣờng trƣờng học chất lƣợng cao nhƣ một biểu tƣợng ban đầu về môi trƣờng xanh - sạch - đẹp nhằm giáo dục học sinh ý thức tôn trọng - bảo vệ môi trƣờng thì chỉ mới đƣợc các nƣớc trên thế giới gần đây có quan tâm. Ví dụ nhử ở Hoa Kỳ đã thiết kế - xây dựng thí điểm một số trƣờng học cho mọi cấp, bậc học khác nhau theo lối kiến trúc hiện đại với đầy đủ các tiện nghi, không chỉ phục vụ cho dạy - học mà còn đáp ứng tốt nhu cầu vui chơi, giải trí cho từng độ tuổi, ở từng vùng dân cƣ khác nhau. Nhật Bản cũng đƣa ra các quan điểm mới trong kiến trúc thiết kế trƣờng học: Trƣờng học đƣợc xây dựng trong một không gian rộng có nhiều cây xanh, các tòa nhà của trƣờng đƣợc xây dựng tách rời nhau, mỗi tòa nhà bao gồm các lớp học dành cho từng độ tuổi khác nhau, giữa các lớp học có các khoảng không gian rộng cho học sinh vui chơi,... III.1.2 Ở nƣớc ta: Các nhà khoa học cũng đang từng bƣớc nghiên cứu để tìm ra các giải pháp cho việc xây dựng một môi trƣờng trƣờng học đạt chuẩn, điển hình có các công trình sau: Các công trình nghiên cứu của các tác giả Vũ Kim Chi - Ủy ban xây dựng cơ bản nhà nƣớc và Nguyễn Quốc Thái - Trƣờng đại học Kiến Trúc Hà Nội năm 1987 về thực trạng trƣờng lớp cho thấy nổi lên một số vấn đề cần phải Đề tài cấp Bộ mã số: B2002 - 23 - 28 |7 Chủ nhiệm đề tài: GVC. Đặng Quang Quỳnh khắc phục nhƣ: thiếu lớp học; trƣờng lớp cũ nát; có nhiều chỗ nguy hiểm không đảm bảo cho việc học tập - giảng dạy của học sinh, giáo viên; còn nhiều trƣờng lớp không đảm bảo yêu cầu về ánh sáng, thông thoáng,... Thông qua kết quả nghiên cứu về thực trạng môi trƣờng trƣờng học tại các trƣờng phổ thông ở Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam, tiến sỹ Đậu Thị Hòa đã chứng minh đƣợc rằng môi trƣờng trƣờng học có mối quan hệ trực tiếp đến mọi hoạt động sinh hoạt, học tập, vui chơi và giải trí, đến sự phát triển toàn diện của học sinh và cho rằng: "Muốn giáo dục bảo vệ môi trƣờng đƣợc tốt cần phải xây dựng nhà trƣờng sạch đẹp, khang trang, có cây xanh bóng mát nhƣ một mẫu mực của cuộc sống ..." PGS. TS Hoàng Huy Thắng, Phạm Đức Nguyên và nhiều nhà khoa học khác đã nghiên cứu xây dựng biểu đồ khí hậu sinh học cho ngƣời Việt Nam (miền Bắc), qua đó xác định vùng tiện nghi nhiệt, tìm các giải pháp thông gió và đảm bảo chiếu sáng cho các phòng học. Đề tài nghiên cứu cấp thành phố "Nghiên cứu xây dựng các chỉ tiêu nhân trắc học Ecgonomi phục vụ cho thiết kế trang bị lớp học" của PGS Võ Hƣng, Viện nghiên cứu khoa học kỹ thuật bảo hộ lao động - phân viện tại thành phố Hồ Chí Minh làm chủ nhiệm đề tài đã đánh giá thực trạng bàn ghế, sự tăng trƣởng của học sinh phổ thông ở thành phố Hồ Chí Minh, làm cơ sở khoa học cho việc thiết kế trang bị dụng cụ lớp học phù hợp với từng lứa tuổi. Đề tài của chúng tôi: "Điều tra hiện trạng môi trƣờng trƣờng học ở một số trƣờng trung học phổ thông ở các quận nội thành phố Hồ Chí Minh" sẽ đóng góp thêm phần nào ý kiến cho việc xây dựng môi trƣờng trƣờng học của TP.HCM nói riêng và nƣớc ta nói chung. III.2. Giới hạn của đề tài: Đề tài cấp Bộ mã số: B2002 - 23 - 28 |8 Chủ nhiệm đề tài: GVC. Đặng Quang Quỳnh Trong giới hạn thời gian và nguồn kinh phí hạn hẹp, đề tài chúng tôi chỉ tiến hành điều tra, đánh giá môi trƣờng tại 9 trƣờng Trung học phổ thông : Trƣờng THPT Hùng Vƣơng, Trần Khai Nguyên, Lê Hồng Phong (Quận 5) Trƣờng Bùi Thị Xuân, Tenlơman, Trƣng Vƣơng (Quận 1) Trƣờng Lê Quý Đôn, MarieCurie (Quận 3) Trƣờng Võ Thị Sáu (Quận Bình Thạnh) Nội dung nghiên cứu của đề tài còn khá mới mẻ và cũng rất phức tạp, dù đã hết sức cố gắng nhƣng vẫn không tránh khỏi thiếu sót. Nhóm nghiên cứu kính mong các nhà khoa học và các quý vị quan tâm đến đề tài này đóng góp ý kiến để chúng tôi có thể hoàn thiện hơn việc nghiên cứu sau này. IV. Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung ở cấp học Trung học phổ thông, nơi mà đội ngũ giáo viên và học sinh có nhận thức và hiểu biết nhiều về môi trƣờng và bảo vệ môi trƣờng. Đồng thời có khả năng phân tích về mối quan hệ giữa môi trƣờng và các hoạt động của con ngƣời. Điều kiện thời gian, phƣơng tiện và tài chính chỉ cho phép đề tài nghiên cứu ở một số trƣờng với cách chọn ngẫu nhiên ở một số quận nội thành Thành phố Hồ Chí Minh . Nội dung đề tài chủ yếu là điều tra hiện trạng về môi trƣờng trƣờng học thông qua một số chỉ tiêu quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và các cơ quan có liên quan nhƣ: Vị trí trƣờng học, cây xanh trƣờng học, độ ồn, độ nhiễm không khí nguồn nƣớc sử dụng, phòng học, phòng thí nghiệm ... có nêu lên một số đánh giá và kiến nghị về môi trƣờng trƣờng học ở các trƣờng khi đã có kết quả điều tra. Đề tài cấp Bộ mã số: B2002 - 23 - 28 |9 Chủ nhiệm đề tài: GVC. Đặng Quang Quỳnh Các trƣờng trung học phổ thông đƣợc điều tra gồm 9 trƣờng: + Trƣờng THPT Hùng Vƣơng, Trần Khai Nguyên, Lê Hồng Phong ở Quận 5. Những trƣờng này nằm trên địa bàn của một quận có những nét riêng biệt về cách sống, quan niệm về học tập có nhiều ảnh hƣởng của ngƣời Hoa. + Các trƣờng Bùi Thị Xuân, Tenlơman, Trƣng Vƣơng ở quận 1. Những trƣờng này nằm trên một quận phát triển của thành phố, tập trung nhiều cơ quan kinh doanh, thƣơng mại là quận trung tâm, đầu mối văn hóa, giao lƣu hợp tác rộng rãi. Ngành giáo dục phát triển khá mạnh, chịu ảnh hƣởng rất mạnh của các hoạt động xã hội và kinh doanh. + Các trƣờng Lê Quý Đôn, Marie Curie ở Quận 3 là quận phát triển giáo dục khá mạnh và ổn định, các trƣờng đều là trƣờng phát triển từ thời Pháp với những kiến trúc tƣớng đối hoàn chỉnh và phù hợp thời kỳ đó. + Trƣờng THPT Võ Thị Sáu quận Bình Thạnh là trƣờng tiếp giáp với quận 1, trƣờng phát triển mạnh của thời kỳ đất nƣớc chƣa thống nhất. Nằm trên trục đƣờng chính nối 2 quận 1 và Bình Thạnh nên ít nhiều chịu sự ảnh hƣởng của cả 2 quận này. Ngoài ra nhóm đề tài còn nghiên cứu tham khảo thêm một số nội dung ở các trƣờng khác làm cơ sở cho đề tài sau, mở rộng số trƣờng nghiên cứu tiến tới nghiên cứu điều tra, đánh giá toàn bộ hệ thống các trƣờng THPT, trung học cơ sở và cả tiểu học, mẫu giáo, nhà trẻ... V. Khái quát về thành phố Hồ Chí Minh V.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên : Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong vùng Nam bộ giàu có và giàu tiềm năng, trong tọa độ từ 10038' đến 11010' vĩ độ Bắc và 106022' đến 106045' kinh độ Đề tài cấp Bộ mã số: B2002 - 23 - 28 | 10 Chủ nhiệm đề tài: GVC. Đặng Quang Quỳnh Đông; có địa giới hành chính giáp với các tỉnh Long An, Tây Ninh, Bình Dƣơng, Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu; Nam giáp biển Đông, bờ biển với chiều dài là 15km. Chiều dài từ Tây Bắc xuống Đông Nam là 102km, từ đông sang Tây là 75km. Trung tâm Thành phố cách biển 50km đƣờng chim bay. Độ cao trung bình so với mực nƣớc biển là 6m. địa hình cao về phía Bắc - là vùng đồi - đồng bằng và thấp dần về phía Nam - Tây Nam, với hệ thống kênh rạch chằng chịt có tổng chiều dài là 7955km, sông Sài Gòn nằm ở phía đông thành phố. Diện tích mặt nƣớc trên thành phố chiếm 16% tổng diện tích. Diện tích tự nhiên là 2093,8km2, trong đó nội thành là 140km2. Nhìn chung đất của thành phố do phù sa cũ và mới tạo nên. Đất phèn chiếm 40%, đất xám phát triển trên đất phù sa cổ chiếm 19,3%, đất mặn 12,2%, đất cồn cát bãi biển 3,2% và đất phù sa nƣớc ngọt chiếm 2,6%, các loại đất khác và kênh rạch chiếm 22,7% diện tích của thành phố. Tổng diện tích thảm xanh thành phố khoảng 36.000ha, độ che phủ 17% diện tích tự nhiên, bình quân toàn thành phố 75m2/ngƣời, trong đó nội thành 8,4m2/ngƣời và ngoại thành 227m2/ngƣời. Khí hậu nhiệt đới gió mùa, cận xích đạo. Nhiệt độ trung bình từ 250C - 270C; chênh lệch giữa tháng cao nhất và tháng thấp nhất không quá 50C. Nóng nhất là tháng 4 và mát nhất trong tháng 12. Độ ẩm trung bình cả năm khoảng 77,5%. Mỗi năm có 2 mùa: mùa mƣa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Hai hƣớng gió chủ yếu trong năm là Đông Nam - Tây Bắc và Tây Nam - Đông Bắc. Thành phố giàu ánh nắng, mỗi năm có khoảng 2500 -2700 giờ nắng. Lƣợng mƣa cả năm trên dƣới 2000mm; hầu nhƣ không có bão. Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay có 19 quận và 5 huyện. Trong đó có 12 quận nội thành (cũ) Đề tài cấp Bộ mã số: B2002 - 23 - 28 | 11 BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH TP HỒ CHÍ MINH TỶ LỆ: 1/45.000 Chủ nhiệm đề tài: GVC. Đặng Quang Quỳnh V.2. Dân số và lao động: Dân số trung bình của thành phố năm 2001 có khoảng 5.285.454 ngƣời. Mật độ bình quân 2523 ngƣời/km2. Dân số thành thị chiếm 83,5% số dân thành phố; mật độ dân số nội thành gấp hơn 10 lần mật độ chung. Tỷ lệ tăng tự nhiên dân số giảm đáng kể năm 1995 còn 1,52%. Năm 2003 tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của TP.HCM là 1,3%. Tuy nhiên, dân nhập cƣ vào thành phố vẫn tiếp tục tăng. Dân số năm 2003 là 5,6 triệu ngƣời (tăng 7.900 ngƣời) Con ngƣời thành phố luôn thể hiện tính năng động, sáng tạo, nhạy bén với kỹ thuật và công nghệ mới, tay nghề khá, có khả năng nhanh chóng thích nghi và hội nhập vào điều kiện mới của nền kinh tế thị trƣờng. Lực lƣợng khoa học kỹ thuật của thành phố khá đông đảo, đa dạng về nguồn đào tạo và ngành nghề, có quan hệ rộng rãi với giới khoa học ở nƣớc ngoài. Lực lƣợng lao động rất dồi dào là một thế mạnh của thành phố. Trên địa bàn thành phố hiện có 180.408 lao động khoa học kỹ thuật, trong đó 1,9% có trình độ trên đại học, 47,1% có trình độ cao đẳng - đại học, 21,2% là công nhân kỹ thuật, 62,3% lao động kỹ thuật đang làm việc trong các đơn vị sản xuất kinh doanh thuộc đủ các ngành kinh tế và các đơn vị hành chính sự nghiệp. V.3. Phát triển kinh tế - xã hội: Từ ngày giải phóng (30/4/1975) đến nay, kinh tế thành phố đã có bƣớc phát triển mới, đặc biệt là từ những năm thực hiện đƣờng lối đổi mới do Đại hội Đảng lần thứ VI, thứ VII, thứ VIII đề ra. Trong những năm 1991 - 1995 bình quân mỗi năm tổng sản phẩm trên địa bàn thành phố đã tăng 12,6%, năm 1996 tăng 14,6% và ƣớc tính năm 1997 tăng khoảng 12,1%. Tính ra những năm 1991 - 1997 bình quân mỗi năm kinh tế thành phố tăng 12,8%, vào loại cao nhất trong số 64 tỉnh thành phố của cả nƣớc. Đề tài cấp Bộ mã số: B2002 - 23 - 28 12 Chủ nhiệm đề tài: GVC. Đặng Quang Quỳnh V.3.1. Về cơ cấu kinh tế: Bao gồm cơ cấu ngành, cơ cấu thành phần kinh tế và cơ cấu vùng kinh tế đã có sự chuyển dịch theo hƣớng tích cực. Từ một thành phố tiêu dùng, đến nay thành phố đã xác lập đƣợc cơ cấu kinh tế dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp với các tỷ trọng tƣơng ứng của mỗi khu vực chiếm trong tổng sản phẩm trên địa bàn lần lƣợt là 54,4%, 42,1% và 2,5%. Năm 2003 GDP của thành phố tăng 11,2%, thu ngân sách đạt trên 37.000 tỉ đồng. Thành phố là một trong những địa phƣơng đi đầu trong sự nghiệp đổi mới, đã đạt đƣợc những thành tựu quan trọng trong việc khuyến khích các thành phần kinh tế cùng phát triển. Đến năm 1997, trên địa bàn thành phố có 708 doanh nghiệp nhà nƣớc, 677 dự án đầu tƣ nƣớc ngoài, khoảng 5600 doanh nghiệp ngoài quốc doanh và trên 250 ngàn hộ kinh tế cá thể. Kinh tế quốc doanh tạo ra 47% GDP vẫn bảo đảm đƣợc vai trò chủ đạo của mình. Kinh tế ngoài quốc doanh với tỷ trọng 37% và khu vực có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài 16% đã đóng góp quan trọng vào việc đa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ, đáp ứng nhu cầu muôn vẻ của đời sống xã hội. Cơ cấu vùng cũng có sự chuyển dịch nhất định. Ở ngoại thành, bƣớc đầu đã hình thành các vành đai xanh, cung cấp một phần lƣơng thực, thực phẩm cho nội thành. Ngoài lúa, lạc, mía trong những năm gần đây các huyện ngoại thành đã đẩy mạnh trồng rau xanh, cây cảnh và chăn nuôi bò sữa. Năm 2003 cơ cấu kinh tế của thành phố tiếp tục chuyển dịch theo chiều hƣớng : tỉ trọng dịch vụ và công nghiệp - xây dựng tăng. Với những thành tựu đã đƣợc, thành phố Hồ Chí Minh ngày càng có vị trí lớn và đóng góp quan trọng vào công cuộc xây dựng và phát triển chung của kinh tế cả nƣớc. Hiện nay thành phố chiếm khoảng 20% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) gần 30% tổng thu ngân sách nhà nƣớc, 35% khối lƣợng tiền tệ lƣu thông toàn quốc, 30% giá trị sản phẩm công nghiệp, 40% tổng kim ngạch xuất khẩu Đề tài cấp Bộ mã số: B2002 - 23 - 28 13 Chủ nhiệm đề tài: GVC. Đặng Quang Quỳnh của cả nƣớc, trên 1/3 tổng mức bán ra và 35% số dự án đầu tƣ trực tiếp của nƣớc ngoài. + Trong lĩnh vực công nghiệp: thành phố đã có những chuyển biến tích cực. Hàng loạt nhà máy mới đƣợc đầu tƣ xây dựng, cơ sở đƣợc đầu tƣ đổi mới thiết bị, chất lƣợng sản phẩm đƣợc nâng cao, mặt hàng đa dạng, phong phú, có khả năng cạnh tranh với hàng nƣớc ngoài nhƣ hàng may mặc sẵn, dệt, da giày bia nƣớc giải khát, thuốc lá, đồ nhực, hàng điện tử, sữa hộp, ... Cùng với công nghiệp quốc doanh (với 300 doanh nghiệp nhà nƣớc) các cơ sở sản xuất công nghiệp ngoài quốc doanh, các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài ngày càng phát triển mạnh. Đến hết những năm 1997 thành phố có khoảng 900 doanh nghiệp tƣ nhân, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn và 212 doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài hoạt động trong ngành công nghiệp. Số lao động trong công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tăng từ gần 267 ngàn ngƣời năm 1990 lên gần 431 ngàn ngƣời năm 1997, trong đó có trên 209 ngàn lao động ngoài quốc doanh, 64 ngàn lao động ở các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài. Tốc độ phát triển từ 6,5% năm thời kỳ 1985 - 1990 đã tăng lên 17% vào những năm sau năm 1990 (năm 1993: 17,3%, 1994: 17,9%; 1995: 19,1%; 1996: 17,8%; 1997: 13,7%; 2001: 16,2%). Kim ngạch hàng công nghiệp xuất khẩu trên địa bàn cũng tăng từ hơn 1 tỷ USD năm 1994 lên gần 2,5 tỷ USD năm 1997, chiếm 66,7% giá trị xuất khẩu của toàn thành phố. Trong sản xuất công nghiệp cũng đang ngày càng có thêm những ngành mũi nhọn nhƣ chế biến thực phẩm, dệt da và may mặc, hóa chất và sản xuất đồ nhựa, hóa mỹ phẩm. Một số KCN tập trung và khu chế xuất đã, đang và sẽ ra đời nhƣ Tân Thuận, Linh Trung, Hiệp Phƣớc, Cát Lái, Vĩnh Lộc, Bình Chiểu ... + Hoạt động thƣơng mai dịch vụ: từ năm 1991 - 1997 là giai đoạn nền kinh tế cả nƣớc nói chung và trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh nói riêng phát Đề tài cấp Bộ mã số: B2002 - 23 - 28 14 Chủ nhiệm đề tài: GVC. Đặng Quang Quỳnh triển tƣơng đối ổn định và nhịp nhàng. Tuy tốc độ tăng trƣởng về ngoại thƣơng không cao và đột biến nhƣ giai đoạn 1987 - 1991 nhƣng là giai đoạn đạt đƣợc nhiều thành quả nhất. Một số mặt hàng xuất khẩu đã đứng vững trong nhóm "topten" trong vài năm qua nhƣ, gạo, cà phê ... kim ngạch xuất khẩu bình quân năm đạt 720 triệu USD, gấp 2,88 lần giai đoạn 1987 - 1991, tốc độ tăng bình quân là 16,5%/năm. Kim ngạch nhập khẩu đạt 1230 triệu USD/năm tăng 20,2%. Về nội thƣơng có thể đánh giá đây là giai đoạn ổn định trên bình diện tích cực nhất so với các giai đoạn trƣớc đó: tốc độ tăng trƣởng đều đặn qua các năm, không còn những cơn sốt về giá cả ảnh hƣởng đến sản xuất kinh doanh và đời sống dân cƣ. Sức mua của dân tăng dần và điều đáng quan tâm là cơ cấu tiêu dùng đã thay đổi theo hƣớng mua và sử dụng những mặt hàng cao cấp chất lƣợng cao, nhờ đó tốc độ tăng trƣởng bình quân năm trong thời kỳ này đạt khá cao: 9,3% (đã loại trừ yếu tố giá cả). Hiện nay thành phố có một mạng lƣới lƣu thông rộng khắp với 293 doanh nghiệp nhà nƣớc, trên 5100 doanh nghiệp ngoài quốc doanh và trên 120.000 hộ tƣ thƣơng kinh doanh ổn định, tạo ra 35% giá trị kim ngạch xuất khẩu và trên 25% tổng mức bán lẻ của cả nƣớc. Hoạt động dịch vụ đang hƣớng tới hình thành các trung tâm lớn với chất lƣợng dịch vụ cao. Trên địa bàn thành phố đã có 50 siêu thị, 160 khách sạn và trên 140 biệt thự cho thuê. TP.HCM là trung tâm thƣơng mại, dịch vụ và du lịch lớn nhất nƣớc. Năm 2003 giá trị kim ngạch xuất khẩu của TP.HCM chiếm hơn 40% tổng giá trị kim ngạch của cả nƣớc. + Sản xuất nông nghiệp: tuy diện tích bị thu hẹp do quá trình đô thị hóa nhƣng quá trình sản xuất hàng năm vẫn tăng 5%. Lúa, rau, đậu phông, mía và các loại cây cảnh là sản phẩm chính của ngành trồng trọt thành phố. Đặc biệt đàn bò sữa của thành phố chỉ sau 5 năm đã tăng lên 2,6 lần và chiếm quá nửa đàn bò của cả nƣớc. Bộ mặt nông thôn ngoại thành đã có những đổi mới. Đời Đề tài cấp Bộ mã số: B2002 - 23 - 28 15 Chủ nhiệm đề tài: GVC. Đặng Quang Quỳnh sống giữa ngƣời dân nội thành và ngoại thành đã bớt dần khoảng cách (với việc thực hiện chủ trƣơng 2 cây, 2 con, sự quan tâm đầu tƣ của nhà nƣớc, sự vƣơn lên của ngƣời dân). Đến cuối năm 2003, thành phố đã có đàn bò sữa hơn 47.000 con, vùng nuôi tôm mở rộng với hơn 5000 ha, vùng trồng rau sạch, trồng dứa, cây cảnh, nuôi cá cảnh phát triển tốt. Thành phố Hồ Chí Minh luôn luôn dẫn đầu về thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài. Tính đến 3/1998 trên địa bàn thành phố đã có 707 dự án có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài đƣợc cấp giấy phép hoạt động với số vốn đầu tƣ 10552 triệu USD (không kể 162 dự án với số vốn 530 triệu USD hoạt động trong hai khu chế xuất Tân Thuận, Linh Trung). Nếu trừ 151 dự án bị rút giấy phép với số vốn đầu tƣ 958 triệu USD thì hiện tại trên địa bàn thành phố còn 556 dự án với số vốn đầu tƣ 9594 triệu USD còn hiệu lực hoạt động. Trong đó có 361 dự án liên doanh với vốn đầu tƣ 7411 triệu USD, 161 dự án 100% vốn nƣớc ngoài với 1152 triệu USD và 34 dự án hợp tác kinh doanh với 1033 triệu USD. V.3.2. Về xây dựng cơ sở hạ tầng: Thành phố Hồ Chí Minh là đầu mối giao thông lớn, nối liền các địa phƣơng trong nƣớc và quốc tế. Hệ thống giao thông đƣờng bộ, đƣờng sắt, đƣờng biển, đƣờng hàng không tƣơng đối hoàn chỉnh. Hệ thống đƣờng bộ với khoảng 20 ngàn km nối liền các tỉnh là qua Tây Ninh đi Campuchia. Ga Hòa Hƣng (Sài Gòn) là đầu mối cuối cùng của đƣờng sắt Bắc - Nam. Hai hệ thống này tạo thuận lợi cho việc giao lƣu với khắp mọi miền đất nƣớc. Là cửa ngõ ra biển Đông và là trung tâm kinh tế thƣơng mại thành phố có hệ thống cảng biển vào loại lớn nhất trong cả nƣớc. Trên độ dài 10km của sông Sài Gòn có tới 20 cảng lớn, nhỏ, trong đó 17 cảng đang hoạt động, 3 cảng đang hình Đề tài cấp Bộ mã số: B2002 - 23 - 28 16 Chủ nhiệm đề tài: GVC. Đặng Quang Quỳnh thành. Sản lƣợng thông qua cảng của thành phố hàng năm chiếm 45,9% sản lƣợng của cả nƣớc. Trong 4 cảng lớn của nƣớc ta hiện nay có 3 cảng thuộc thành phố, đó là cảng Sài Gòn, Bến Nghé và Tân Cảng. Cảng Sài Gòn có thể đón tàu có tải trọng 20.000 tấn, Bến Nghé 18 ngàn tấn, Tân Cảng 10 ngàn tấn. Các cảng khác là những cảng chuyên dùng còn có khả năng đón nhận tàu có tải trọng cao hơn nhƣ cảng xăng dầu Nhà Bè, cảng Sài Gòn Petro. Năm 2003, giao thông công cộng có bƣớc tiến bộ. Hàng ngàn xe buýt cũ đã đƣợc thay thế cùng với hàng trăm xe của các doanh nghiệp quốc doanh làm cho số lƣợng ngƣời đi xe buýt ngày càng tăng. Thành phố đã tiến hành các biện pháp phân luồng giao thông, hạn chế đăng ký xe hai bánh ... góp phần giảm ùn tắc giao thông. Một đầu mối hàng không giao thông quan trọng của cả nƣớc và khu vực là sân bay Tân Sơn Nhất. Từ 1990 đến nay sân bay đã đƣợc quan tâm đầu tƣ nâng cấp, mở rộng và trang bị thêm thiết bị theo tiêu chuẩn của một nhà ga hàng không quốc tế. Nhà ga đƣợc nâng từ 11. 000 m2 lên gần 15.000 m2, có sân đậu nhẹ, sân dậu VIP và sân đậu quân sự, đƣờng băng mới theo tiêu chuẩn quốc tế", đƣờng băng hạ, cất cánh 25R dài 3084m, rộng 45,72m và trung tâm điều hành vùng thông báo bay Hồ CHí Minh (FIR/HCM) với tổng số vốn đầu tƣ 10 triệu USD. Trung tâm cố khả năng điều hành từ 200 - 300 chuyến bay /ngày. Hiện tại sân bay Tân Sơn Nhất đã có 25 hãng hàng không đang khai thác, trong đó 22 hãng hàng không quốc tế và 18 đƣờng bay quốc tế. Năm 2002 sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất đã đón 3,2 triệu hành khách quốc tế. Dự báo đến năm 2010 sân bay Tân Sân Nhất đạt 5,4 triệu hành khách và đến năm 2015 đạt 7 triệu hành khách/năm. Dự án "Nhà ga hành khách sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất" đã đƣợc chính phủ phê duyệt và khởi công xây dựng trong năm 2004. Đề tài cấp Bộ mã số: B2002 - 23 - 28 17
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất