Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Điều tra hiện trạng khai thác nguồn lợi cá tại sông cổ cò – tp. đà nẵng và...

Tài liệu Điều tra hiện trạng khai thác nguồn lợi cá tại sông cổ cò – tp. đà nẵng và đề xuất các giải pháp quản lý hợp lý

.PDF
45
1
102

Mô tả:

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KHOA – SINH MÔI TRƯỜNG HỒ THỊ GIAO ĐIỀU TRA HIỆN TRẠNG KHAI THÁC NGUỒN LỢI CÁ TẠI SÔNG CỔ CÒ TP ĐÀ NẴNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ HỢP LÝ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Chuyên ngành : Quản lý tài nguyên và môi trường Đà Nẵng – 2022 ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KHOA SINH - MÔI TRƯỜNG     HỒ THỊ GIAO ĐIỀU TRA HIỆN TRẠNG KHAI THÁC NGUỒN LỢI CÁ TẠI SÔNG CỔ CÒ TP ĐÀ NẴNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ HỢP LÝ Chuyên ngành : Quản lý tài nguyên và môi trường Mã số: KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Người hướng dẫn T.S Nguyễn Thị Tường Vi Đà Nẵng - 2022 LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong khóa luận là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Đà Nẵng, ngày 18 tháng 05 năm 2022 Tác giả Hồ Thị Giao i LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện Khóa Luận Tốt Nghiệp và những gì đạt được hôm nay, ngoài sự nỗ lực của bản thân còn có sự hướng dẫn nhiệt tình của Ban chủ nhiệm Khoa Sinh – Môi Trường, các thầy giáo, cô giáo hướng dẫn, các cơ quan chức năng, ngư dân tại các khu vực nghiên cứu …cũng như các hỗ trợ, chia sẻ của mọi người ở nhiều phương diện. Tôi xin chân thành cảm ơn cô giáo T.S Nguyễn Thị Tường Vi đã quan tâm, giúp đỡ, góp phần định hướng bài luận, cũng như hỗ trợ về tinh thần để tôi có thể thực hiện tốt Khóa Luận Tốt Nghiệp này. Xin chân thành cảm ơn các bạn cùng nhóm đã giúp đỡ tôi trong thời gian thực hiện khóa luận này. Và tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô, các anh chị cán bộ trong khoa SinhMôi trường, trường Đại học Sư Phạm – Đại Học Đà Nẵng cũng như các thầy cô trong trường đã giảng dạy, giúp đỡ chúng tôi trong 4 năm học qua. Cuối cùng tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành đến các cơ quan chức năng, ngư dân tại các khu vực nghiên cứu và gia đình và người thân, bạn bè đã luôn động viên giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và hoàn thành khóa luận này! Đà Nẵng, ngày 18 tháng 05 năm 2022 Sinh viên Hồ Thị Giao ii MỤC LỤC MỞ BÀI .......................................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 1 2. Mục tiêu đề tài ..................................................................................................... 1 3. Ý nghĩa khoa học ................................................................................................. 2 4. Nội dung nghiên cứu: .......................................................................................... 2 CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN TÀI LIỆU ..................................................................... 3 1.1. Tình hình nghiên cứu nguồn lợi cá trên thế giới .............................................. 3 1.2. Tình hình nghiên cứu nguồn lợi cá nước ngọt Việt Nam ............................... 5 1.3. Tình hình nghiên cứu nguồn lợi cá ở Quảng Nam – Đà Nẵng…………………..8 1.4. Đặc điểm tự nhiên khu vực nghiên cứu ............................................................. 9 1.4.1. Vị trí địa lí ...................................................................................................... 9 1.4.2. Khí hậu ........................................................................................................... 9 1.4.3. Đặc điểm địa hình ......................................................................................... 10 1.4.4. Độ ẩm ............................................................................................................. 10 1.4.5. Nhiệt độ .......................................................................................................... 10 1.4.6. Thủy văn ...................................................................................................... .10 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁPNGHIÊN CỨU ... 12 1. Đối tượng, Thời gian và địa điểm nghiên cứu ................................................ 12 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................. 12 2.1.2. Thời gian nghiên cứu .................................................................................. 12 2.1.3. Phạm vi nghiên cứu..................................................................................... 12 2. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 11 2.2.1. Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp ..................................................... 13 2.2.2. Phương pháp điều tra bằng phiếu ............................................................. 13 iii 2.2.3. Phương pháp khảo sát thực địa ................................................................ 13 2.2.4. Phương pháp xử lý số liệu .......................................................................... 14 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .................................. 15 3.1. Cơ cấu tàu thuyền và các ngành nghề khai thác tại khu vực nghiên cứu ... 15 3.1.1. Cơ cấu phương tiện khai thác .................................................................... 15 3.1.2. Cơ cấu ngành nghề khai thác ..................................................................... 16 3.1.3. Đặc điểm các loại ngành nghề khai thác nguồn lợi cá tại sông Cổ Cò.... 18 3.2. Các đối tượng khai thác chính ......................................................................... 19 3.3. Năng suất và sản lượng khai thác .................................................................... 20 3.4 Mùa vụ khai thác ................................................................................................ 21 3.6. Các yếu tố tác động đến nguồn lợi .................................................................... 22 3.6. Đề xuất các giải pháp bảo vệ nguồn lợi ........................................................... 23 CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................. 24 4.1. KẾT LUẬN ........................................................................................................ 24 4.2. KIẾN NGHỊ ....................................................................................................... 25 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 27 iv DANH MỤC VIẾT TẮT Danh từ viết tắt Dịch nghĩa tiếng việt 1. CPUE : Năng suất khai thác trung bình 2. BAC : Hệ số tàu thuyền 3. FAO : Tổ chức lương thực và nông nghiệp liên hợp quốc Trung tâm quốc tế sống nguồn lợi thủy sản quản lý 4. ICLARM : 5. CV Công suất tàu thuyền : v DANH MỤC BẢNG Bảng Tiêu đề bảng Trang 2.1 Thời gian và địa điểm điều tra ngư dân ở 2 phường 12 3.1 Phương tiện tham gia khai thác cá sông Cổ Cò 14 3.2 Các loại nghề khai thác cá tại sông Cổ Cò 15 3.3 Đặc điểm các loại ngành nghề khai thác nguồn lợi cá tại sông 17 Cổ Cò 3.4 Các đối tượng khai thác chính 18 3.5 Năng suất và sản lượng khai thác 18 3.6 Mùa vụ khai thác 21 3.7 Nguyên nhân suy giảm sản lượng nguồn lợi cá sông Cổ Cò 23 vi DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình Tiều đề hình Trang 1.1 Bản đồ vị trí sông Cổ Cò 8 1.2 Địa hình thành phố Đà Nẵng 9 1.3 Thủy văn khu vực thành phố Đà Nẵng 10 2.1 Sơ đồ phạm vị nghiên cứu sông Cổ Cò thành phố Đà Nẵng 19 3.1 Cơ cấu phương tiện khai thác cá tại Sông Cổ Cò 22 3.2 Cơ cấu ngành nghề khai thác cá tại sông Cổ Cò 23 vii TÓM TẮT Sông Cổ Cò là con sông bắt nguồn chảy từ sông Hàn của Đà Nẵng chạy qua quận Ngũ Hành Sơn và chảy dài qua thị xã Điện Bàn đến phố cổ Hội An (Quảng Nam). Các đợt khảo sát đầu năm 2022 theo phương pháp điều tra bằng phiếu được thực hiện ở 2 phường ( Khuê Mỹ và Hòa Hải), nhằm đánh giá hiện trạng khai thác nguồn lợi cá tại sông Cổ Cò. Các số liệu cơ cấu tàu thuyền và ngành nghề, năng suất và sản lượng, mùa vụ và đối tượng khai thác, thủy vực nơi khai thác cá được thu thập thông qua 52 phiếu điều tra ngư dân khai thác nguồn lợi cá trên sông Cổ Cò . Kết quả có 2 loại tàu thuyền khai thác đó là ghe thủ công ( không gắn máy) và ghe có gắn máy công suất nhỏ hơn 20CV, ghe được sử dụng phổ biến ghe thủ công(60%). Cơ cấu ngành nghề chỉ ra có 4 loại ngư cụ chính được sử dụng khai thác nguồn lợi cá, trong đó lưới bén và lồng chiếm tỷ lệ nhiều nhất tương ứng 62% và 32% , so với các ngư cụ khác. Mùa vụ tập trung cao nhất từ tháng 2-7 , có 5 đối tượng khai thác chính đang được ngư dân khai thác chủ yếu và cá có số lượng loài chiếm nhiều nhất cá Rô Phi (40%), Cá Mòi chiếm (20%) . Năng suất và sản lượng cho thấy ở nghề lưới bén có năng suất vụ chính 20kg/ngày chiếm sản lượng (4.760 kg/năm/hộ ngư dân) . Kết quả điều tra cũng cho thấy sự suy giảm nguồn lợi so với 5 – 10 năm trước. Từ khóa : Hiện trạng khai thác, nguồn lợi , sản lượng viii MỞ BÀI 1. Tính cấp thiết của đề tài Sông Cổ Cò chạy ven theo bờ biển, khi xưa vốn là đường thủy huyết bạch nối liền sông Hàn của Đà Nẵng và sông Thu Bồn của Hội An. Là một dòng sông nổi tiếng yên bình và thơ mộng bắt nguồn từ sông Hàn Đà Nẵng chạy qua quận Ngũ Hành Sơn và chảy dài qua thị xã Điện Bàn (Quảng Nam) đến phố cổ Hội An. Sông Cổ Cò Đà Nẵng là một nhánh chảy ra sông Hàn, đoạn chưa qua cầu Tuyên Sơn, Sông Cổ Cò kết hợp với Sông Đò Toản rồi lại gặp sông Cẩm Lệ để chảy ra Sông Hàn ra biển đông. Sông Cổ Cò có chiều dài 28km, trong đó đoạn qua Đà Nẵng khoảng 9km. Sông Cổ Cò nối cảng Đà Nẵng với thương cảng Hội An, được ví như con đường tơ lụa để các thương nhân Nhật Bản và Trung Hoa ra vào, buôn bán giữa hai vùng. Do ở vị trí cuối sông và đầu biển, Cổ Cò là một vùng nước lợ có nhiều thủy sản, người dân gần đó sống chủ yếu bằng nghề đánh bắt. Nguồn lợi thủy sản phong phú nên Đà Nẵng có lợi thế trong việc phát triển nghề khai thác thủy sản ven bờ sông. Tuy nhiên, tại đây khai thác quá mức khiến nguồn lợi thủy sản bị suy giảm rõ rệt. Từ đó, cần thiết phải thay đổi cách khai thác đảm bảo sự bền vững trong việc khai thác các nguồn lợi thủy sản một cách lâu dài và cần có các giải pháp quản lý khai thác và sử dụng bền vững nguồn tài nguyên quan trọng này. Xuất phát từ những yêu cầu cấp thiết trên, chúng tôi thực hiện đề tài : “Điều tra hiện trạng khai thác nguồn lợi cá tại sông Cổ Cò - thành phố Đà Nẵng và đề xuất các giải pháp quản lý hợp lý”. Mục tiêu đề tài 2. 2.1. Mục tiêu tổng quát Điều tra hiện trạng khai thác nguồn lợi cá tại sông Cổ Cò nhằm cung cấp dữ liệu cho nghiên cứu tiếp theo về nguồn lợi, đồng thời làm cơ sở khoa học để cơ quan quản lý có các giải pháp quản lý khai thác hợp lý. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Điều tra được các ngư cụ người dân chuyên đi khai thác tại vùng nghiên cứu - Điều tra được các nhóm khai thác nguồn lợi chính - Tổng hợp và điều tra được năng suất và sản lượng của các nhóm đối tương khai thác. - Tìm hiểu và điều tra được mùa vụ khai thác chính 1 - Đánh giá được những yếu tố tác động đến nguồn lợi cá - Đề xuất các giải pháp bảo vệ hợp lí nhằm hướng tới 1 sự quản lý và cải thiện hiệu quả hoạt động khai thác nguồn lợi cá tại vùng nghiên cứu. 3. Ý nghĩa khoa học Nghiên cứu nguồn lợi cá nhằm giúp cho cơ quan quản lý có một nguồn cơ sở để quản lý, bảo vệ nguồn lợi cá vùng Sông Cổ Cò, đồng thời bổ sung nguồn tư liệu khoa học cho những nghiên cứu mới về nguồn lợi cá sau này. 4. Nội dung nghiên cứu: - Cơ cấu tàu thuyền và các ngành nghề khai thác tại khu vực nghiên cứu - Các đối tượng khai thác chính - Năng suất và sản lượng khai thác - Mùa vụ khai thác - Các yếu tố tác động đến nguồn lợi - Đề xuất các giải pháp bảo vệ nguồn lợi 2 CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Tình hình nghiên cứu nguồn lợi cá trên thế giới Cùng với sự phát triển của các ngành khoa học khác, ngành khoa học nghiên cứu nguồn lợi cá trên thế giới cũng đã và đang phát triển, đạt được rất nhiều thành tựu đáng kể. Trên thế giới lĩnh vực nghiên cứu nguồn lợi cá cũng được các nhà khoa học của các nước quan tâm và đã có một số công trình nổi bật. Người đầu tiên có công trình nghiên cứu về cá được công bố là Aistote (384 – 332 TCN), ông đã giới thiệu được 115 loài cá thông qua cuốn sách “Lịch sử động vật” của mình, đánh dấu bước ngoặt lớn trong lịch sử nghiên cứu cá. Tuy nhiên trong thời gian sau đó rất ít công trình nghiên cứu về cá được công bố mãi cho đến nửa sau thế kỷ XVI, cùng với sự phát triển của các ngành khoa học tự nhiên khác, các công trình nghiên cứu về cá mới có những bước phát triển đáng kể. Vào thế kỷ XVIII, việc nghiên cứu ngư loại học bắt đầu được tích lũy các dẫn liệu và phân loại học, địa lý, phân bố về khu hệ cá ở các vùng khác nhau và rất nhiều công trình nghiên cứu về cá có giá trị đã được ra đời, đánh dấu bước ngoặt lớn trong sự phát triển và nghiên cứu về nguồn lợi cá trên thế giới. Công trình nghiên cứu có giá trị đầu tiên phải kể đến đó là công trình nghiên cứu về thành phần loài cá của hai nhà khoa học Thụy Điển là P.Artedi (1705 – 1754) và C.Linnaueus (1707 – 1778) với những cuốn sách nổi tiếng về phân loại cá. FAO (1998), Catalo of Fish, Volume 2, Species of Fishes, California Academy of Sciences, 959 -1820 pp, FAO, (2010) , The State of world Fisheries and Aquaculture 2010. FAO, Rome, Rainboth, W.J (1996), Fishes of the Cambodian Mekong, Food and Agriculture Organization of The United Nation, Rome . Ngoài ra trong giai đoạn này cũng có những công trình nghiên cứu về vấn đề này nổi bật của một số tác giả khác như P.Bleeker (1817 – 1874) người Hà Lan với cuốn sách “Atlasichtyologiques Indes Orientales Neerlandaises” (Sưu tập nghiên cứu cá ở phía đông Hà Lan) gồm 9 tập, G.Cuvier và A.Valenciennes với cuốn sách “Lịch sử tự nhiên về cá”. Và trong giai đoạn này có rất nhiều tập sách về phân loại, sinh lý và sinh thái của các nhà khoa học đến nay vẫn còn rất giá trị. Càng về sau, đặc biệt là trong thế kỷ XIX và XX các công trình nghiên cứu về cá 3 được công bố ngày càng nhiều và lĩnh vực nghiên cứu cũng được mở rộng như về phân loại học, sinh học, sinh thái và phân bố của các loài cá. Những nghiên cứu trên với mục đích duy trì, phát triển bền vững nghề cá sau này. Thời kỳ này có các nhà khoa học nổi tiếng như: D.S.Jodan (1854 – 1931) giới thiệu khu hệ cá ở Bắc và Trung Mỹ; G.A.Boulenger (1851) với 15 tập sách giới thiệu 6834 loài cá ở viện bảo tàng Anh; L.C.Berg (1876 – 1950) nhà khoa học Nga nổi tiếng với việc công bố cuốn sách “Phân loại các dạng cá hiện đại và hóa thạch” và “Cá nước ngọt Liên Xô và các vùng lân cận”. Năm 1949 cùng với sự ra đời của cuốn sách “Nguyên tắc phân loại động vật” của E.Mayer (1953), đã đánh dấu một bước ngoặt lớn trong lĩnh vực nghiên cứu và phân loại cá, đồng thời giúp hình thành nên hệ thống phân loại cá như hiện nay. Ở khu vực Đông Nam Á lĩnh vực nghiên cứu nguồn lợi cá cũng được các nhà khoa học của các nước quan tâm và đã có một số công trình nổi bật. Đặc biệt là ở Trung Quốc đã có rất nhiều nghiên cứu về cá như Vương Dĩ Khang biên soạn năm 1958 (Nguyễn Bá Mão dịch năm 1963) với cuốn sách “Ngư loại phân loại học” đã đưa ra khóa phân loại và mô tả 1800 loài cá phân bố ở khu vực ven bờ và biển Nam Trung Quốc. Năm 1996, Walter J.Rainboth nghiên cứu khu hệ cá sông Mêkông và đã mô tả được 500 loài. Và hệ thống phân loại cá đầy đủ nhất được công bố trong thời gian này bởi 2 tác giả Rass và Lindberg (1971). Ngoài ra còn rất nhiều tác giả khác như Kottelat (1998, 2000, 2001, 2003) nghiên cứu khu hệ cá Đông Dương. Hiện nay, việc nghiên cứu và phân loại cá đang được các nhà khoa hoc trên thế giới quan tâm nhiều hơn và một số công trình nghiên cứu để bổ sung về thành phần loài và phân bố cá ở một số nơi trên thế giới vẫn đang được tiến hành thông qua các phương tiện thông tin do một số tổ chức có uy tín cung cấp, có thể kể đến như: Fishbase (2004), trang web này do trung tâm ICLARM và FAO lập ra với danh mục 25.000 loài cá và phân bố của chúng trên thế giới. Cho đến nay ở mỗi nước trên thế giới đều có các công trình nghiên cứu và phân loại nguồn lợi cá. Tập hợp từ các công trình nghiên cứu đã xác định được 29.500 loài cá trên thế giới thuộc 6 lớp cá, 62 bộ, 484 họ. Đặc biệt, những công trình này đã góp phần tạo nên một kho tàng dữ liệu có ích để phục vụ các ngành khoa học khác, cụ thể ở đây là lĩnh vực quản lý và khai thác thủy sản bền vững. 1.2. Tình hình nghiên cứu nguồn lợi cá nước ngọt Việt Nam Công trình đầu tiên nghiên cứu về phân loại cá nước ngọt ở Việt Nam là của H.E. 4 Sauvage được công bố năm 1881. Đó là công trình “Nghiên cứu về khu hệ cá ÁChâu”. Qua công trình này, H.E. Sauvage đã thống kê được 139 loài cá chung cho toàn Đông Dương và mô tả 2 loài mới ở miền Bắc Việt Nam. Đến năm 1884, ông thu thập và công bố thêm 10 loài cá nước ngọt ở Hà Nội, trong đó có 7 loài mới . Từ năm 2001 - 2005, Nguyễn Văn Hảo đã xuất bản cuốn sách “Cá nướcngọt Việt Nam” gồm 3 tập, mô tả các loài nước ngọt điển hình và một số đại diện cá có nguồn gốc biển thích ứng với điều kiện nước lợ của vùng cửa sông, đầm phá ven biển. Theo công bố này, tác giả đã thống kê được 1.027 loài và phân loài cá thuộc 427 giống, 98 họ và 22 bộ. Đây được xem là bộ sách phân loại cá nước ngọt đầy đủ và chi tiết nhất Việt Nam hiện nay. Các công trình nghiên cứu khu hệ cá ở các hồ chứa và biến động thành phần loài do xây dựng các đập, hồ thủy điện còn hạn chế, chỉ mới bắt đầu chú trọng từ những năm 1997 trở lại đây. Nguyễn Thành Nam, Nguyễn Xuân Huân (2012) cũng nghiên cứu thấy khu hệ cá sông Đà địa phận Hòa Bình từ 72 loài chỉ còn 68 loài sau 20 năm nhà máy đi vào hoạt động Các công trình tiêu biểu nghiên cứu về khu hệ cá thời kỳ này ở miền Bắc có: Đào Văn Tiến và Mai Đình Yên(1959) “ Dẫn liệu sơ bộ ngư giới sông Bôi” gồm 44 loài; Đào Văn Tiến và Mai Văn Yên(1959) “ Dẫn liệu sơ bộ ngư giới Ngòi Thia (nhánh của sông Hồng)”gồm 54 loài cá ; Đặng Ngọc Thanh, Mai Đình Yên (1961) “Điều tra nguồn lợi sinh vật hồ Tây”, Mai Đình Yên(1962) “ Sơ bộ điều tra thành phần nguồn gốc và phân bố của chủng quần cá sông Hồng”, Nguyễn Văn Hảo(1964) “ Dẫn liệu nguồn lợi cá hồ Ba Bể”, Hoang Duy Hiệp và Nguyễn Văn Hảo(1964) “ Kết quả điều tra nguồn lợi cá sông Thao”, Mai Đình Yên (1966) điều tra khu hệ cá sông Hồng với 92 loài và phân loài cá nước ngọt. Theo FAO(1999), nguồn lợi thủy sản ở Việt Nam góp phần quan trọng tạo nên thu thập cho gần 50% cộng đồng ở vùng nông thôn. Tuy nhiên, sản lượng khai thác của một số loài đã bị giảm sút đáng kể, với hơn 241 loài đang bị đe dọa tuyệt chủng ( Nguyễn Văn Chiêm, 2002). Số loài có giá trị kinh tế bị đe dọa cao hơn gấp 9 lần so với trước năm 1990 ( Phạm Thành , 2002). Nguyên nhân là do khai thác với cường độ cao, ô nhiễm môi trường, phá hủy môi trường sống và nơi sinh sản của các loài thủy sản (Bộ Thủy sản, 2005). Trong khi đó, để có được một hệ sinh thái bền vững nhằm khai thác ổn định nguồn lợi trong hệ sinh thái đó, điều quan trọng là phải duy trì tính đa dạng về thành phần loài ( Charles, 2001). Ngoài ra, King (1995) 5 cũng cho thấy một trong những mục tiêu quan trọng của các công tác quản lý nghề cá là đảm bảo cho hệ sinh thái phát triển bền vững đồng thời duy trì trữ lượng tối thiểu cho từng loài. - Một số công trình nghiên cứu điển hình: Nguyễn Xuân Huấn(giai đoạn 2010-2011), “ Thành phần loài cá ở vùng cửa sông ba lạt”. Theo nghiên cứu này , khu hệ cá vùng cửa sông Ba Lạt có thành phần cá đáy chiếm ưu thế (85 loài, 76,6%), so với cá nổi (26 loài, 23,4%). Tuy nhiên, nhiều loài cá nổi có giá trị kinh tế cao và tập trung vào 4 bộ: Cá Cháo, cá Trích, cá Suốt và cá Nhói. Kết quả nghiên cứu cũng xác định được 4 loài cá có tên trong Sách Đỏ Việt Nam 2007 Nguyễn Thành Nam, “ Đa dạng thành phần loài cá ở vùng cửa sông Cổ Chiên, tỉnh Bến Tre” (ngày 10 tháng 10 năm 2017), đã xác định được 142 loài cá thuộc 45 họ của 11 bộ; trung bình mỗi bộ có 4,1 họ, 12,9 loài và mỗi họ có 3,16 loài. Lê Nguyễn Ngọc Thảo,“ Hiện trạng khai thác cá trê vàng (clarias macrocephalus) ở đồng bằng sông cửu long” (24/02/2017), Cá t rê vàng được khai thác hầu như quanh năm với 13 loại ngư cụ khác nhau. Sản lượng khai thác (>100 g/con). Võ Văn Phú, Trần Thụy Cẩm Hà “ đa dạng thành phần loài cá ở hệ thống sông Bù Lu thuộc Huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế” (2008), Đã xác định được 154 loài, 103 giống, 51 họ thuộc 14 bộ khác nhau. Số loài phong phú nhất thuộc về bộ cá Vược (Perciformes) với 22 họ(chiếm 43,14% ), 39 giống (chiếm 37,86%), 67 loài (chiếm 43,51%). Trần Văn Vinh, Ts. Hoàng Hoa Hồng “Hiện trạng khai thác và các mối đe dọa đến nguồn lợi và môi trường sống của các loài thủy sản ở đầm Thị Nại - tỉnh Bình Định”(2012) Tôn Thất Pháp (chủ biên), Nguyễn Văn Hoàng (2009), Đa dạng sinh học ở phá Tam Giang – Cầu Gai, nhà xuất bản Đại học Huế, Huế. Lê Việt Phương, Ts. Nguyễn Đình Mão, “ Nghiên cứu thành phần loài khu hệ cá, hiện trạng khai thác và giải pháp quản lí nguồn lợi cá tại hồ chứa Hồ Tây, tỉnh Đắk Nông” (2015). Võ Thành Phát (2010), Hiện trạng khai thác nguồn lợi cá Kèo giống (Pseudapocryptes elongates Curvier, 1816) ở tỉnh Bạc Liêu và Sóc Trăng, Luận văn tốt nghiệp, Khoa Thủy sản – Đại học Cần Thơ. 6 Nguyễn Thị Thu Hương “Sử dụng và phát triển bền vững nguồn lợi thuỷ sản Việt Nam” Nguyên nhân dẫn đến tình trạng nguồn lợi thuỷ sản bị cạn kiệt nhanh chóng có nhiều, trong đó việc khai thác bừa bãi quá mức, mang tính huỷ diệt và không quản lý được đang diễn ra thường xuyên trên khắp các vùng được coi là nguy cơ lớn nhất. Từ đó xây dựng những định hướng: về điều tra khảo sát nguồn lợi thuỷ sản; quy hoạch và phát triển nghề khai thác sản; phát triển hợp lý nuôi trồng thuỷ sản và bảo vệ tài nguyên, môi trường, đa dạng sinh học trong nghề cá. Võ Thành Toàn , “ Hiện trạng nguồn lợi và khả năng khai thác cá Bống họ Eleotridae ở các thủy vực ven sông Hậu và sông Tiền” (2017). Nguyễn Hạnh Luyến, 2012. Đa dạng sinh học cá và đề xuất các giải pháp khai thác, sử dụng hợp lý nguồn lợi cá ở cửa sông Thuận An – Thừa Thiên Huế. Lê Việt Phương, Ts. Nguyễn Đình Mão, “ Nghiên cứu thành phần loài khu hệ cá, hiện trạng khai thác và giải pháp quản lí nguồn lợi cá tại hồ chứa Hồ Tây, tỉnh Đắk Nông” (2015) thành phần loài cá tại Hồ Tây , số loài loài phong phú nhất thuộc về họ cá vược với 5 họ( chiếm 46% tổng số họ) cá chép 5 loài ( chiếm 28% tổng số loài). Kết quả nghiên cứu có 18 hộ (trong đó có 4 hộ khai thác cá là nguồn lợi thu thập chính) đang có hoạt động khai thác cá trên Hồ Tây với 8 loại ngư cụ chủ yếu, bao gồm: rớ, vó đèn, lưới bén, câu, ống trúm, câu giăng, đăng, rọ tôm. Ngoài ra, còn có các phương tiện đánh bắt hủy diệt như Kích điện, thuốc cá…. Từ đó đề xuất các giải pháp quản lý nguồn lợi hợp lí. Lương Thanh Nhựt Linh, Phạm Quốc Hùng “ Hiện trạng khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản nội địa tại tỉnh An Giang” (2015) Kết quả điều tra cho thấy, hoạt động khai thác thủy sản diễn ra chủ yếu trên 3 loại thủy vực là sông lớn (32,3%), ruộng ngập lũ (29,0%) và kênh, rạch (23,0%) với mùa vụ khai thác chính bắt đầu từ tháng 6 đến hết tháng 8 hàng năm. Thành phần loài thủy sản được đánh bắt gồm có 67 loài, trong đó có 41 loài thường gặp chiếm tỷ lệ 61,2%; phương tiện khai thác được sử dụng chủ yếu là xuồng công suất nhỏ (51%). Ngư cụ khai thác là các loại truyền thống, có cấu tạo đơn giản và sử dụng kết hợp với điện để tăng hiệu quả đánh bắt như xuyệt điện, cào điện, chài điện (64,4%), dớn (18%), lưới rê (7,3%). 1.3. Tình hình nghiên cứu nguồn lợi ở Quảng Nam - Đà Nẵng Nguyễn Thị Tường Vi và Võ Quảng Lâm (2014), Hiện trang nghề khai thác thủy sản vùng biển ven bờ Quảng Nam, Tạp chí khoa học & giáo dục, Trường đại học sư 7 phạm – đại học Đà Nẵng, Vol. 13(04). 2014. Kết quả à nơi tập trung cư dân nghèo, hành nghề sông nước, khai thác các loại thủy sản ven bờ để mưu sinh bằng các nghề thủ công, phương tiện nhỏ bé do đó đãtạo áp lực rất lớn lên nguồn lợi thủy sản và môi trường. NguyễnThị Tường Vi (2016),“Nguồn lợi cá trong các hệ sinh thái ở vùng biển ven bờ Quảng Nam-Đà Nẵng”. Kết quả có sự đa dạng các hệ sinh thái ven bờ nhiệt đới như rạn san hô, rừng ngập mặn, thảm cỏ biển, thảm rong biển,.... nên thành phần loài cá cũng khá đa dạng, bao gồm 747 loài thuộc 318 giống, 106 họ, 20 bộ. Nguồn lợi chính vùng biển Đà Nẵng và Cù Lao Chàm là các nhóm cá Hố hột, cá Dưa thường, cá nổi nhỏ (cá cơm, cá nục, cá trích), cá nổi lớn (nhóm cá Thu, Ngừ) và nhóm cá liên quan đến rạn san hô là cá dìa. Nguyễn Thị Tường Vi (2012), “Hiện trạng khai thác nguồn lợi thủy sản vùng biển ven bờ Đà Nẵng”. Kết quả nguồn lợi chủ yếu là các nhóm cá nổi, nhóm cá rạn san hô và tôm hùm giống, chép chép, mực, ruốc, ghẹ và tôm chì. Tuy nhiên trong vòng 5 năm trở lại đây nguồn lợi này đã suy giảm từ 30-50%, riêng nhóm cá rạn san hô suy giảm đến 80% do hoạt động khai thác quá mức, mất sinh cư và do ô nhiễm môi trường. Cơ cấu ngành nghề của mỗi phường và các nhóm nguồn lợi góp phần tạo sinh kế, xóa đói giảm nghèo cho các cộng đồng dân cư ven bờ và mối liên quan đến biến động nguồn lợi thủy sản trong khu vực. Võ Thị Phương, Nguyễn Hữu Đại “ Nghiên cứu đánh giá nguồn lợi thủy sinh vật trong điều kiên sinh thái đầm Trà Quế - Thành phố Hội An- Tỉnh Quảng Nam và định hướng quản lí, bảo vệ”(2012), Kết quả các loại động vật thủy sinh có giátrị kinh tế của đầm Trà Quế gồm 18 loài cá thuộc 13 họ , 6 bộ. Họ có loài nhiều nhất ở đầm Trà Quế là họ cá Chép chiếm ưu thế với 5 loài. Họ cá Bống Trắng chiếm 2 loài, các họ còn lại mỗi họ 1 loài, ngoài còn có 1 số loài giáp xác phân bố ở đầm Trà Quế. Vũ Thị Phương Anh (2010). Nghiên cứu khu hệ cá ở hệ thống sông Thu bồnVu Gia, Quảng Nam đã xây dựng danh mục và khóa định loại về thành phần loài cá ở hệ thống sông Thu Bồn – Vu Gia. Đánh giá được đặc điểm phân bố thành phần loài, yesu tố địa động vật của cá ở khu vực nghiên cứu. Tìm hiểu tình hình nuôi trồng, khai thác và đề xuất các giải pháp khai thác hợp lý, bảo vệ và phát triển bền vững nguồn lợi thủy sản. 8 - Ở Đà Nẵng hiện nay vẫn chưa có công trình nghiên cứu về điều tra hiện trạng nguồn lợi cá. Chính vì vậy, chúng tôi tiến hành đề tài “ Điều tra hiện trạng khai thác nguồn lợi cá tại sông Cổ Cò - thành phố Đà Nẵng và đề xuất các giải pháp quản lý hợp lý”. 1.4. Đặc điểm tự nhiên khu vực nghiên cứu 1.4.1. Vị trí địa lí Sông Cổ Cò cách trung tâm thành phố Đà Nẵng 12km, sông có chiều dài 28km, chạy song song bờ biển nối liền từ cửa Hàn (Tp – Đà Nẵng) đến cửa Đại( Tp Hội An, Quảng Nam). Phía Nam tiếp giáp với Huyện Điện Bàn, phía Đông tiếp giáp với biển đông, phía Bắc tiếp giáp sông Hàn, phía Tây tiếp giáp với sông Đô Tỏa Hình 1.1 bản đồ vị trí sông Cổ Cò 1.4.2. Khí hậu Khí hậu của sông Cổ Cò có 2 mùa phân biệt rõ rệt là mùa mưa và mùa khô và đến muộn hơn các tỉnh phía Bắc 2 tháng. Mùa khô hạn kéo dài trong 6 tháng gây nên tình trạng hạn hán nghiêm trọng, mức nước các dòng sông xuống thấp, nước mặn xâm nhập sâu vào các dòng sông. 1.4.3. Đặc điểm địa hình Vừa có đồng bằng vừa có núi, với những dãy núi cao và dốc tập trung ở phía Tây 9 và Tây Bắc, từ đây có nhiều dãy núi chạy dài ra biển, một số đồi thấp xen kẽ vùng đồng ven biển hẹp. Địa hình đồi núi chiếm diện tích lớn, độ cao khoảng từ 700 – 1.500m, độ dốc lớn(>400), là nơi tập trung nhiều rừng đầu nguồn và có ý nghĩa bảo vệ môi trường sinh thái. Hệ thống sông ngòi ngắn và dốc, bắt nguồn từ phía Tây, Tây Bắc và tỉnh Quảng Nam. 1.4.4. Độ ẩm Độ ẩm không khí trung bình là 83,4%, giá trị cao nhất 90% và thấp nhất 75%. Lượng mưa trung bình hàng năm là 2.153 mm, cao nhất vào các tháng 9, 10, 11, trung bình 465 mm/tháng; thấp nhất vào các tháng 2, 3, 4, trung bình 27 mm/tháng. Số giờ nắng bình quân trong năm là 2.182 giờ; nhiều nhất là vào tháng 5, 6, 7, trung bình 246 giờ/tháng; ít nhất là tháng 11, 12 và tháng 1, trung bình 121 giờ/tháng. 1.4.5. Nhiệt độ Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 25,8°C; cao nhất vào các tháng 6, 7, 8, trung bình 28-30°C; thấp nhất vào các tháng 12, 1, 2, trung bình 18-23°C. 1.4.6. Thủy văn Nhìn chung các dòng sông chảy qua đều mang các đặc tính của vùng duyên hải miền Trung, độ dài ngắn, dao động mực nước và lưu lượng nước đều, nghèo phù sa. Mùa mưa, nước sông lên cao nhanh gây lũ lụt cho vùng hạ lưu nhưng thời gian lũ ngắn chỉ kéo dài trong một vài ngày. Mùa khô nguồn sinh thủy thu hẹp, mực nước sông xuống thấp gây mặn cho toàn vùng hạ lưu sông, thời gian mặn kéo dài khoảng 1 tháng. Các hồ và sông lớn xung quanh và trong Đà Nẵng bao gồm hệ thống sông Vu Gia Thu Bồn ở Quảng Nam, sông Cu Đê và sông Hàn chảy qua Đà Nẵng. Cùng với nhau, những nguồn này tạo thành nguồn nước chính cho khu vực. Từ hệ thống sông Vu Gia – Thu Bồn có các sông Túy Loan, sông Yên, sông Cái, sông Cổ Cò đổ vào vịnh Đà Nẵng thông qua sông Hàn. Do mạng lưới nước kết nối với Quảng Nam, điều quan trọng đối với Đà Nẵng là hợp tác để đảm bảo việc quản lý nguồn nước hiệu quả và giải quyết các thách thức về biến đổi khí hậu. 10
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất