Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Kỹ thuật - Công nghệ điều tra bệnh đốm nâu hại lúa và biện pháp phòng trừ năm 2015 tại quỳnh phụ, tỉn...

Tài liệu điều tra bệnh đốm nâu hại lúa và biện pháp phòng trừ năm 2015 tại quỳnh phụ, tỉnh thái bình

.PDF
89
1348
132

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM ĐOÀN HƯƠNG SƠN ĐIỀU TRA BỆNH ĐỐM NÂU HẠI LÚA VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ NĂM 2015 TẠI QUỲNH PHỤ, TỈNH THÁI BÌNH CHUYÊN NGÀNH: BẢO VỆ THỰC VẬT MÃ SỐ: 60.62.01.12 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRẦN NGUYỄN HÀ HÀ NỘI – 2015 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của tôi. Số liệu và kết quả nghiên cứu là trung thực và chưa từng được sử dụng trong bất cứ một học vị nào. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đều đã được cám ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc. Hà Nội, ngày 2 tháng 10 năm 2015 Tác giả Đoàn Hương Sơn Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page ii LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên cho phép tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới quý thầy cô giáo đang công tác tại Học viện Nông Nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các thầy cô giáo bộ môn bệnh cây những người đã trực tiếp giảng dạy, truyền đạt cho tôi những kiến thức bổ ích trong thời gian tôi học tập tại trường. Đó là hành trang quý giá và là nền tảng cho tôi trong sự nghiệp sau này. Để hoàn thành được luận văn này tôi đã nhận được rất nhiều sự động viên, giúp đỡ của nhiều cá nhân và tập thể. Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến. TS. Trần Nguyễn Hà đã hướng dẫn tôi thực hiện nghiên cứu của mình. Xin gửi lời cảm ơn tới ban lãnh đạo, phòng kỹ thuật Chi cục BVTVThái Bình đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình điều tra nghiên cứu. Cuối cùng tôi xin gửi lời cám ơn đến gia đình, bạn bè, những người đã luôn bên tôi, động viên và khuyến khích tôi trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu của mình. Hà Nội, ngày 2 tháng 10 năm 2015 Tác giả Đoàn Hương Sơn Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page iii MỤC LỤC Lời cam đoan...................................................................................................... ii Lời cảm ơn ........................................................................................................ iii Mục lục ............................................................................................................. iv Danh mục viết tắt .............................................................................................. vi Danh mục bảng ................................................................................................ vii Danh mục đồ thị .............................................................................................. viii Danh mục ảnh ................................................................................................... ix MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 1.1 Đặt vấn đề .................................................................................................... 1 1.2. Mục đích và yêu cầu .................................................................................... 2 1.2.1 Mục đích............................................................................................ 2 1.2.2 Yêu cầu ............................................................................................. 2 Chươn I TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU ............................................ 3 1.1 Tình hình nghiên cứu ngoài nước ................................................................. 3 1.1.1. Tình hình nghiên cứu bệnh hại cây trồng .......................................... 3 1.1.2 Tình hình nghiên cứu bệnh đốm nâu lúa trên thế giới........................ 4 1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước ................................................................. 7 1.2.1. Tình hình sản xuất lúa trong nước ..................................................... 7 1.2.2. Những giống lúa thường được trồng ở Việt Nam. ............................ 8 1.2.3 Những giống lúa hiện nay đang trồng tạiThái Bình ........................... 8 1.2.4 Kỹ thuật làm "lúa tái sinh" ................................................................ 9 1.2.5 Một số bệnh nấm phổ biến trên cây lúa ở nước ta ............................ 13 1.2.6 Tình hình nghiên cứu bệnh đốm nâu hại lúa trong nước. .................. 15 1.2.7 Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đên sâu bệnh vụ Xuân 2015 tại huyện Quỳnh Phụ-Thái Bình:.......................................................... 22 Chương II NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................... 24 2.1 Nội dung nghiên cứu .................................................................................. 24 2.2. Đối tượng và vật liệu nghiên cứu ............................................................... 24 2.2.1 Đối tượng ........................................................................................ 24 2.2.2 Vật liệu ........................................................................................... 24 2.3. Thời gian và địa điểm nghiên cứu .............................................................. 24 Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page iv 2.4. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 24 2.4.1 Phương pháp nghiên cứu ngoài đồng ruộng ..................................... 24 2.4.2 Phương pháp nghiên cứu trong phòng ............................................. 32 Chương III KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN............................... 33 3.1. Kết quả điều tra trên lúa tái sinh ................................................................ 33 3.1.1. Lúa tái sinh..................................................................................... 33 3.1.2.Tình hình diễn biến bệnh đốm nâu hại lúa ....................................... 37 3.1.3. Ảnh hưởng của giống: .................................................................... 38 3.1.4. Ảnh hưởng của địa thế đất trồng :................................................... 40 3.1.5 Ảnh hưởng của chế độ chăm sóc bón phân ...................................... 42 3.2 Trên lúa Xuân 2015 .................................................................................... 47 3.2.1 Thành phần bệnh nấm hại trên lúa Xuân 2015 ................................. 47 3.2.2 Ảnh hưởng của địa thế đất trồng:..................................................... 50 3.2.3 Ảnh hưởng của liều lượng đạm : .................................................... 51 3.2.4 Ảnh hưởng của liều lượng phân lân ................................................ 54 3.2.5 Ảnh hưởng của liều lượng phân kali ................................................ 57 3.2.6 Ảnh hưởng của biện pháp luân canh ................................................ 59 3.2.7 Ảnh hưởng của vụ lúa tái sinh đến diễn biến bệnh đốm nâu của vụ lúa Xuân 2015 ............................................................................ 60 3.3. Kết quả giám định: .................................................................................... 61 3.4 Khảo sát hiệu lực phòng trừ đối với bệnh đốm nâu của một số thuốc hóa học. .................................................................................................... 62 3.4.1 Khảo sát một số thuốc hóa học xử lý vớibệnh đốm nâu. trên giống BC15. .................................................................................... 62 3.4.2 Hiệu lực của một số thuốc hóa học phun trừ bệnh đốm nâu ........... 63 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .............................................................................. 66 1. Kết luận: ....................................................................................................... 66 2. Đề nghị: ........................................................................................................ 67 Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page v DANH MỤC VIẾT TẮT 1 CV%: Hệ số biến động của khảo nghiệm 2 CSB%: Chỉ số bệnh 3 CT: Công thức 4 H%: Hiệu lực 5 LSD 0,05 Ngưỡng so sánh thực sự ở độ tin cậy 95% giữa các công thức 6 NSP: Ngày sau phun 7 NSTH: Ngày sau thu hoạch 8 TLB%: Tỷ lệ bệnh 9 TP: Trước phun Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page vi DANH MỤC BẢNG Số bảng Tên bảng Trang 3.1 Thành phần bệnh nấm hại trên cây lúa tái sinh ....................................... 35 3.2 Diễn biến bệnh đốm nâu lúa trên các vùng trồng lúa tái sinh .................. 37 3.3 Ảnh hưởng của giống đến diễn biến bệnh đốm nâu trên lúa tái sinh ....... 39 3.4 Ảnh hưởng của địa thế đất đến diễn biến bệnh đốm nâu trên lúa tái sinh .........41 3.5 Ảnh hưởng của liều lượng đạm đến diễn biến bệnh đốm nâu trên lúa tái sinh ................................................................................................... 42 3.6 Ảnh hưởng của liều lượng phân lân đến diễn biến bệnh đốm nâu trên lúa tái sinh.............................................................................................. 44 3.7 Ảnh hưởng của liều lượng phân Kali đến diễn biến bệnh đốm nâu trên lúa tái sinh.............................................................................................. 45 3.8 Thành phần bệnh nấm hại trên cây lúa vụ Xuân 2015 ............................ 47 3.9 Ảnh hưởng các vùng trồng lúa đến diễn biện bệnh đốm nâu trên lúa Xuân ...................................................................................... 48 3.10 Ảnh hưởng của giống đến diễn biện bệnh đốm nâu trên lúa Xuân ......... 49 3.11 Ảnh hưởng của địa thế đất trồng đến diễn biện bệnh đốm nâu trên lúa Xuân ............................................................................... 50 3.12 Ảnh hưởng của liều lượng đạm đến diễn biện bệnh đốm nâu trên lúa Xuân . 52 3.13 Ảnh hưởng của liều lượng phân lân đến diễn biện bệnh đốm nâu trên lúa Xuân ................................................................................................ 55 3.14 Ảnh hưởng của liều lượng phân kali đến diễn biện bệnh đốm nâu trên lúa Xuân ................................................................................................ 57 3.15 Ảnh hưởng của biện pháp luân canh đến diễn biện bệnh đốm nâu trên lúa Xuân ................................................................................................ 59 3.16 Ảnh hưởng của chân đất trước khi cấy lúa Xuân dến diễn biến bệnh đốm nâu vụ Xuân 2015: ......................................................................... 60 3.17 Ảnh hưởng một số thuốc xử lý hạt giống đến diễn biến bệnh đốm nâu trên lúa Xuân ......................................................................................... 62 3.18 Tổng hợp kết quả khảo nghiệm hiệu lực một số thuốc trừ bệnh đốm nâu trên lúa Xuân ................................................................................... 63 3.19 Ảnh hưởng của một số loại thuốc trừ bệnh đến năng suất lúa ................. 64 Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page vii DANH MỤC ĐỒ THỊ Số đồ thị Tên đồ thị Trang 3.1 Diễn biến bệnh đốm nâu hại lúa trên các vùng lúa tái sinh ...................... 37 3.2 Ảnh hưởng của giống đến diễn biến bệnh đốm nâu Trên lúa tái sinh ............ 39 3.3 Ảnh hưởng của địa thế đất diễn biến bệnh đốm nâu trên lúa tái sinh ...... 41 3.4 Ảnh hưởng của liều lượng đạm đến diễn biến bệnh đốm nâu trên lúa tái sinh .................................................................................................... 43 3.5 Ảnh hưởng của liều lượng phân lân đến diễn biến bệnh đốm nâu trên lúa tái sinh .............................................................................................. 44 3.6 Ảnh hưởng của liều lượng phân Kali đến diễn biến bệnh đốm nâu trên lúa tái sinh ....................................................................................... 46 3.7 Ảnh hưởng các vùng trồng lúa đến diễn biện bệnh đốm nâu trên lúa Xuân ....................................................................................................... 48 3.8 Ảnh hưởng của giống đến diễn biện bệnh đốm nâu trên lúa Xuân .......... 49 3.9 Ảnh hưởng của địa thế đất trồng đến diễn biện bệnh đốm nâu trên lúa Xuân ................................................................................................. 51 3.10 Ảnh hưởng của liều lượng đạm đến diễn biện bệnh đốm nâu trên lúa Xuân ....................................................................................................... 53 3.11 Ảnh hưởng của liều lượng phân lân đến diễn biện bệnh đốm nâu trên lúa Xuân .......................................................................................... 55 3.12 Ảnh hưởng của liều lượng phân kali đến diễn biện bệnh đốm nâu trên lúa Xuân .......................................................................................... 58 3.13 Ảnh hưởng của biện pháp luân canh đến diễn biện bệnh đốm nâu trên lúa Xuân .......................................................................................... 59 3.14 Ảnh hưởng của chân đất trước khi cấy lúa Xuân dến diễn biến bệnh đốm nâu vụ Xuân 2015: .......................................................................... 61 Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page viii DANH MỤC ẢNH Số ảnh Tên ảnh Trang 3.1 Ruộng lúa tái sinh sau khi thu hoạch lúa mùa 2014 .................................. 33 3.2 Ruộng lúa tái sinh tại xã An Ấp- huyện Quỳnh Phụ- tỉnhThái Bình ....... 34 3.3 Ruộng lúa tái sinh đang trỗ bông .............................................................. 34 3.4 Triệu chứng bệnh trên đồng ruộng ........................................................... 36 3.5 Triệu chứng trệnh trên lúa tái sinh đang trỗ .............................................. 36 3.6 Bố trí thí nghiệm các liều lượng đạm tại xã An Ấp- Quỳnh Phụ ............... 52 3.7 Thí nghiệm các liều lượng phân lân tại xã An Ấp- huyện Quỳnh Phụ .......... 54 3.8 Bố tri thí nghiệm các liều lượng phân kaly trên giống BC15 .................... 57 3.9 Cán bộ kỹ thuật điều tra khảo nghiệm thuốc ............................................. 62 3.10 Ruộng lúa phun thuốc Tilsuper 300ND khi bắt đầu trỗ............................. 65 Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page ix MỞ ĐẦU 1.1 Đặt vấn đề Lúa là cây trồng chiếm nhiều diện tích nhất diện tích trồng trọt của nước ta. Hiện nay, mỗi năm, chúng ta xuất khẩu khoảng 7 triệu tấn gạo, mang lại cho đất nước 3 tỷ USD, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, an sinh xã hội. Nước ta đang dư thừa thóc gạo nhưng chúng ta phải tính toán lâu dài. Dân số nước ta đang tăng lên, hiện trên 87 triệu dân và dự báo đến năm 2020 dân số là 100 triệu dân, đến năm 2050 là 120 triệu dân. Nếu chúng ta thu hẹp đất lúa lúc đó sẽ khó lo đủ lương thực cho người dân. Quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa diễn ra mạnh mẽ dẫn tới diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp dần. Dân số thế giới tăng nhanh, vì vậy nhu cầu lương thực ngày càng tăng cao. Theo dự báo của FAO ( Food anh Agricuture Oganization), thế giới đang có nguy cơ thiếu hụt lương thực. Việt Nam là một nước có nền sản xuất lúa nước lâu đời. Tuy nhiên năng suất lúa ở nước ta luôn bấp bênh theo từng mùa vụ theo từng năm do khí hậu thời tiết bất thuận, do thiên tai, do dịch hại đặc biệt là do các bệnh hại gây ra. Hiện nay tình hình dịch bệnh trên cây lúa ngày càng tăng và có nhiều biến đổi phức tạp gây thiệt hại lớn cho ngành trồng lúa. Trong đó bệnh đốm nâu lúa là bệnh gây thiệt hại cho các vùng trồng lúa. Ở miền Bắc nước ta, từ năm 1969-1970 bệnh đốm nâu đã xuất hiện ở nhiều vùng trên các giống lúa mới và vụ năm 1971 bệnh phổ biến ở các vùng trồng lúa ở nước ta. Bệnh làm tăng số hạt lép, giảm khối lượng hạt, ảnh hưởng tới năng suất, bệnh kéo dài tới cuối thời kì sinh trưởng có thể làm cây lúa cằn lại, trỗ kém.hạt lép lên tới 60-70%. Bệnh do nấm Curvularia sp và nấm Bipolaris oryzae Shoem gây ra. Bệnh phát triển mạnh khi thời tiết biến động, cây lúa phát triển kém dinh dưỡng, những chân đất chua, mặn, bạc màu. Bệnh gây thiệt hại nghiêm trọng cho nghề trồng lúa nước. Trong những năm gần đây bệnh đốm nâu có xu thế phát triển tuy nhiên nông dân còn coi nhẹ , không xác định là đối tượng quan trọng cần chú ý. Trong xu thế hội nhập của thế giới, Việt Nam đã và đang là nước xuất khẩu gạo với số lượng ngày càng tăng. Để chất lượng gạo và hình thức hạt gạo ngày càng được Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 1 các khách hàng nước ngoài ưa chuộng thì bệnh đốm nâu cần phải nghiên cứu trên nhiều phương diện. Xuất phát từ vấn đề nêu trên, được sự phân công của bộ môn Bệnh cây, Khoa Nông học – Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Dưới sự hướng dẫn của TS. Trần Nguyễn Hà, tôi tiến hành thực hiện đề tài “Điều tra bệnh đốm nâu hại lúa và biện pháp phòng trừ năm 2015 tại Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình” 1.2. Mục đích và yêu cầu 1.2.1 Mục đích Điều tra tình hình phát sinh, phát triển và ảnh hưởng của một số yếu tố giống, thời vụ, phân bón, biện pháp kỹ thuật đến bệnh đốm nâu hại lúa tại huyện Quỳnh Phụ- Tỉnh Thái Bình và biện pháp phòng trừ. 1.2.2 Yêu cầu - Điều tra thành phần và mức độ phổ biến của bệnh nấm hại lúa tại huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình. - Điều tra mức diễn biến bệnh đốm nâu trên lúa. - Xác định ảnh hưởng của một số giống, thời vụ, phân bón, biện pháp kỹ thuật đến sự phát sinh phát triển của bệnh. - Khảo sát hiệu lực phòng trừ bệnh đốm nâu lúa của một số thuốc hóa học. Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 2 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 1.1 Tình hình nghiên cứu ngoài nước 1.1.1. Tình hình nghiên cứu bệnh hại cây trồng Lịch sử nghiên cứu bệnh cây đã có từ rất sớm. Xuất phát từ nhu cầu của sản xuất nông nghiệp mà từ thế kỷ thứ 3 trước công nguyên, vào thời cổ Hy Lạp, Theophraste đã mô tả bệnh rỉ sắt hại cây và hiện tượng nấm kí sinh ở gốc cây. Đến thế kỷ 16 chế độ phong kiến tập quyền phát triển mạnh, các vùng sản xuất chuyên canh với hàng ngàn hécta xuất hiện. Bệnh cây ngày càng gây nhiều tác hại lớn cho sản xuất và nhận thức về bệnh ngày càng rõ rệt hơn. Tới thế kỷ 18, kinh tế thế giới đã chuyển từ các công trường thủ công sang nửa cơ khí và cơ khí hoá. Các quốc gia tư bản hình thành khoa học kỹ thuật phát triển mạnh. Bước đầu đã có những biện pháp đơn giản phòng trừ bệnh cây được thực hiện: Tillet và Prevost là những người đầu tiên nghiên cứu về bệnh than đen lúa mì. Các nghiên cứu về bệnh cây của Anton de Bary được xuất bản đã tạo nền móng cho sự phát triển của khoa học bệnh cây sau này. Hallier phát hiện vi khuẩn gây thối củ khoai tây: Nocar và Roux phát hiện Mycoplasma ở động vật. Schulrt và Folsom tìm thấy bệnh củ khoai tây có hình thoi nhưng không xác định rõ nguyên nhân. Nhưng phải tới những năm 30 của thế kỷ 20 khi khoa học thế giới phát triển nhiều nước tư bản công nghiệp ra đời, nền công nghiệp cơ khí hoá chuyển sang điện khí hoá nhanh chóng cho đến những năm 80 của thế kỷ 20 tin học, điện tử, tự động hoá đã phát triển mạnh, các công trình nghiên cứu bệnh cây đã chuyển sang một bước phát triển vượt bậc. Smith đã nghiên cứu một các hệ thống về vi khuẩn gây bệnh cây. Rất nhiều nhà vi khuẩn học đã có các công trình nghiên cứu về vi khuẩn học những năm đầu thế kỷ 20 các nhà khoa học Hà Lan, Pháp, Anh, Nhật Bản đã có nhiều công trình nghiên cứu. Cuốn "Bệnh virus hại thực vật" (Plant virology) của R.E.F Mathew là tài liệu cơ bản được xuất bản nhiều lần; cuốn "Phân loại virus" của nhiều tác giả là một tài liệu rất chi tiết và hiện đại về virus học bệnh cây và virus nói chung.Hội Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 3 nghị nghiên cứu bệnh cây lần thứ nhất đã tập hợp rất nhiều nhà nghiên cứu bệnh cây tại Luân Đôn (Anh) vào 8/1968 mở đầu cho các hoạt động rất đa dạng và phong phú sau này của Hiệp hội các nhà nghiên cứu bệnh cây thế giới (Vũ Triệu Mân, 2007). Bốn nhóm tác nhân chính gây bệnh hại thực vật là: Nấm, vi khuẩn, virus, tuyến trùng. Trong đó các bệnh hại do nấm gây ra là phổ biến nhất. Theo tài liệu của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc, thiệt hại về bệnh cây trong những năm 90 thế kỷ 20 ước tính 11,6 %. Trong đó, bệnh hại do nấm có tới hàng chục ngàn loài, hơn 1000 loài virus, 600 loài vi khuẩn... tuyến trùng và rất nhiều bệnh hại khác do viroid và phytoplasma, protozoa gây ra (FAO, 2003). Trên thế giới, trong lịch sử đã có rất nhiều trận dịch bệnh lớn được ghi nhận như trận dịch do bệnh mốc sương do nấm Phytophthora infestans gây ra ở Aixơlen vào năm 1845-1847 làm 1 triệu người chết và hơn 2 triệu người phải di cư đi nơi khác. Trận dịch bệnh rỉ sắt cà phê ở Sri Lanca đã gây thiệt hại hơn 150 triệu France Pháp gây mất mùa đói kém. Những trận dịch do bệnh Greening và Tristeza gây ra hiện tượng tàn lụi cây cam ở nhiều vùng thuộc Bắc Phi, Trung Mỹ và Đông Nam Á. 1.1.2 Tình hình nghiên cứu bệnh đốm nâu lúa trên thế giới. 1.1.2.1.Lịch sử, tầm quan trọng và ý nghĩa kinh tế của bệnh đốm nâu Bệnh đốm nâu hại lúa do nấm Bipolaris oryzae ( Helminthosporium oryzae) được biêt đến lần đầu tiên tại Nhật Bản năm 1900. Sau đó bệnh đã được ghi nhận ở các vùng trồng lúa của các nước như Trung Quốc, Myanma, Srylanca, Banglades, Iran, Nam Phi, Nam mỹ, Nga, Philippin…ở các nước khác thuộc châu Á, châu Phi, châu Mỹ. Bệnh xuất hiện và gây hại ở một số các nước và thiệt hại do bệnh gây ra có thể giảm tới 90% năng suất. Bệnh đốm nâu cũng là nguyên nhân gây ra nạn đói tại Bengan. Bệnh chỉ xuất hiện trong điều kiện thiếu nước, nghèo dinh dưỡng đặc biệt là đạm (Baranwal et al.,2013). Bệnh gây hại làm giảm năng suất trên rất nhiều giống lúa và hầu hết ở các giai đoạn sinh trưởng của lúa. Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 4 1.1.2.2. Tác nhân gây bệnh Nấm gây bệnh được Breda de haan năm 1900 đặt tên là Helminthosporium oryzae sau đó được đổi sang tên Dreshslera oryzae bởi Subramanian và Jane năm 1966. Shoemake (1959) đưa ra tên gọi Bipolaris. Oryzae bởi vì các bào tử của nấm khi nảy mầm tạo ra 2 ống mầm từ 2 tế bào của bào tử phân sinh. (Ito and Kuaribayashi, 1927) đã quan sát thấy giai đoạn hữu tính của nấm trên môi trường và đặt tên là Ophiobolus Migabeanus. Drechsler (1934) cho rằng loài nấm này thuộc loại Cochliobolus nhưng Dastur (1942) chính thức công nhận loài nấm này. Nấm gây bệnh sinh ra các sợi nấm màu nâu xám, đến nâu đậm trên bề mặt của vết bệnh. Màu sắc tản nấm trên môi trường nuôi cấy có thể có màu nâu, oliu, màu đậm. Sợi nấm đa bào, phân nhánh, đường kính 4-8 µm màu nâu đến xám nhạt. Cành bào tử phân sinh mọc thành cụm, đa bào, phần gốc lớn hơn phần đỉnh cành và hơi gẫy khúc. Bào tử phân sinh hình con nhộng thon dài thẳng hoặc hơi cong, hai đầu tròn có từ 3-11 ngăn ngang. Kích thước bào tử biến động từ 15- 170 x 7 – 26 µm phần gốc bào tử thon tròn. Trên môi trường nhân tạo nấm có màu xám đến đen. Giai đoạn hữu tính của nấm có tên là C. miyabearnus tạo ra quả thể mở hình cầu màu đậm bên trong chứa các túi và bào tử túi. Giai đoạn hữu tính của nấm rất hiếm gặp ngoài tự nhiên (Tsuda, 2000). Nhiệt độ tối thích của sự phát triển và nảy mầm của bào tử nấm lần lượt là 27- 30oC và 25- 30oC. Bào tử nấm có thể hình thành ở nhiệt độ 5- 38oC, thích hợp là 25oC (Vinary Kumary et al, 1997). Bào tử nấm nảy mầm ở pH từ 2,6-10,9 trong đó tối ưu là pH từ 6,8- 7, luân phiên chiếu sáng và tối là điều kiện cần thiết để cho nấm Bipolaris. oryzae sinh bào tử (Ou, 1985). Nấm có khả năng sản sinh ra phytotoxyn trên môi trường độc tố Cochliobolin có khả năng ức chế sự phát triển của rễ và lá cây bị bệnh (Ou, 1985). Ngoài ra độc tố còn có khả năng ức chế sự nảy mầm của hạt, làm giảm chiều dài của rễ và mầm trên các giống lúa. 1.1.2.3. Chu kỳ bệnh Nấm có khả năng tồn tại trong đất và các bộ phân bị bệnh của cây như rơm, rạ, hạt trong thời gian từ 2- 3 năm như nguồn bệnh sơ cấp (Ou, 1985). Một số các nghiên cứu cho thấy nấm gây bệnh có khả năng tồn tại trên một số loài cỏ Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 5 dại trên ruộng lúa. Bệnh thường xuất hiện trên đồng ruộng từ những hạt giống nhiễm bệnh. Vết bệnh ban đầu chỉ là những chấm nhỏ xuất hiện đầu tiên trên bẹ lá lúa, các vết bệnh điển hình thường được tạo ra từ các bào tử được hình thành trên vết bệnh đầu tiên phát tán và gây bệnh. Bào tử của nấm có thể được tìm thấy trong không khí trong cả năm. Tuy nhiên số lượng bào tử thường cao hơn ở các tháng mát mẻ có ẩm độ cao (Ou, 1985). Nấm có thể gây bệnh trên cây từ giai đoạn mạ đến khi thu hoạch. Các yếu tố như giai đoạn sinh trưởng, đất, phân bón, thời vụ, nhiệt độ, ánh sáng, ẩm độ có ảnh hưởng đến sự phát triển của bệnh trên đồng ruộng. Bệnh thường xuất hiện nặng hơn trong điều kiện khô hạn và cây lúa ở giai đoạn làm đòng. Trong giai đoạn đầu vết bệnh trên lá lúa chỉ là các chấm nhỏ, sau khi cây lúa làm đòng có thể quan sát thấy các vết bệnh lớn. Giai đoạn trỗ bông là giai đoạn mẫn cảm nhất của cây lúa đối với bệnh. Bệnh đốm nâu thường được biết đến với mức độ nặng trên các chân đất nghèo dinh dưỡng (Ou, 1985). Dấu hiệu của bệnh đốm nâu thường có mối liên hệ với hàm lượng Si, Mn, K trong đất. Một số kết quả nghiên cứu cho thấy NO3 có khả năng làm giảm độ mẫn cảm của bệnh hơn là NH4, mức độ bệnh đốm nâu trên lá và thân giảm rõ rệt khi tăng lượng đạm bón từ 0- 180 kg/ha. Ohata et al., (1972), cho rằng sử dụng lượng đạm cao có khả năng hạn chế các vết bệnh (giảm kích thước vết bệnh) trong khi đó Silic có khả năng làm giảm số lượng vết bệnh. Lân và kali có ảnh hưởng đến mức độ của bệnh (Singh et al., 2005). 1.1.2.4.Phòng trừ bệnh Sử dụng giống kháng bệnh là biện pháp quản lý bệnh một cách hiệu quả. Trong quá khứ các nỗ lực trong lai tạo giống kháng bệnh chủ yếu tập trung vào kháng bệnh đạo ôn và bệnh bạc lá. Tuy nhiên hiện nay các nhà khoa học đã bắt đầu quan tâm đến việc lai tạo giống kháng bệnh đốm nâu trên lúa. Rất nhiều các nghiên cứu tập trung vào việc tìm kiếm các nguồn vật liệu kháng bệnh đốm nâu. Goel va bala ( 2006) đã khảo sát 219 dòng lúa dại để tìm 6 kiểu gen có khả năng kháng bệnh đốm nâu và đã phát hiện được 15 dòng kháng cao và 78 dòng kháng trung bình. Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 6 Sử dụng thuốc hóa học: 1 số thuốc hóa học đã được sử dụng với nấm gây bệnh đốm nâu trong điều kiện phòng thí nghiệm có hiệu quả ức chế sợi nấm cao. Trong kết quả nghiên cứu của (Sunder et al., 2005) nêu rõ trong 9 loại hoạt chất trừ nấm Hexaconazon và Propiconazole có hiệu quả cao nhất trong việc ức chế sự phát triển của sợi nấm, sau đó là Iprobenphos và Edifenphos, các kết quả nghiên cứu khác cũng cho thấy Ipoprodione , Strobiurins và Trifloxytrobin cũng có hiệu quả ức chế sợi nấm bệnh ở mức độ cao. Xử lý hạt giống bằng các thuốc Mancozeb, Cacbenzim, Captan có hiệu quả trong phòng trừ bệnh đốm nâu. Phun thuốc hóa học với các hoạt chất Edifenphos, Aureofugin và Dithane M- 45 có khả năng phòng trừ các nguồn bệnh thứ cấp xâm nhiễm lan truyền trong không khí từ các vết bệnh (Ou, 1985). Hụnjan et al. (2007) thấy rằng Amure 30EC ( 0,1%) cho hiệu quả phòng trừ bệnh cao nhất sau đó là Till 250 EC khi phun trên đồng ruộng. Phòng trừ sinh học: một số chế phẩm thương mại hóa có thành phần là các vi sinh vật đối kháng thuộc nhóm Pseodomonas và Trichodema có khả năng ức chế bệnh một cách trực tiếp thông qua việc ký sinh sợi nấm gây bệnh ức chế bằng kháng sinh, cạnh tranh dinh dưỡng hoặc kích kháng cây lúa (Singh et al, 2005). Một số nghiên cứu cho thấy dịch chiết thực vật có khả năng ức chế sự phát triển của bệnh đốm nâu. Dịch chiết từ lá ớt và lá tỏi có khả năng ức chế sự phát triển của sơi nấm gây bệnh (Alice and Rao, 1987). 1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước 1.2.1. Tình hình sản xuất lúa trong nước Với điều kiện khí hậu nhiệt đới, Việt Nam cũng có thể là cái nôi hình thành cây lúa nước. Đã từ lâu, cây lúa đã trở thành cây lương thực chính, có ý nghĩa đáng kể trong nền kinh tết xã hội nước ta. Trước năm 1945 diện tích trồng lúa nước ở hai đồng bằng Bắc bộ và Nam bộ là 1,8 và 2,7 triệu ha với sản lượng thóc tương ứng là 2,4 và 3,0 triệu tấn. Năng suất bình quân là 13 tạ/ha Khoảng 2 thập kỉ sau , vào những năm 60, miền Bắc có phong trào phấn đấu nghành 5 tấn/ha/năm. Cho đến năm 1974 đã đạt được mục tiêu này, năng Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 7 suất lúa đạt 51,4 tạ/ha/năm. FAO dự báo xuất khẩu gạo của Việt Nam năm 2014 sẽ đạt 6,9 triệu tấn, tăng 6% so với 6,5 triệu tấn năm 2013. Lý do chủ yếu là do sản lượng lúa tăng cũng như nhu cầu nhập khẩu cao hơn của các nước châu Á như Indonesia, Malaysia, Trung Quốc, Trung Quốc và Philippines. 1.2.2. Những giống lúa thường được trồng ở Việt Nam. Việt Nam là nước nông nghiệp với sản lượng suất khẩu gạo đứng thứ ba thế giới nên việc du nhập thêm nhiều giống lúa khác từ các nước trên thế giới cùng với giống lúa thuần của Việt Nam tạo nên sự đa dạng giống cây trồng trong nước. + Giống lúa Xi 23: (BL1): Có thời gian sinh trưởng vụ Đông Xuân 150 ± 5 ngày, có nơi 165-175 ngày, không gieo cấy vụ Hè Thu. Chiều cao cây 100-110 cm.. Năng suất trung bình 50-60 tạ/ ha, năng suất cao đạt 65-60 tạ/ ha. +.Giống lúa Khang dân: (Kháng mằn 18, Khang dân 18) Là giống lúa thuần Trung Quốc, thích nghi rộng. Có thời gian sinh trưởng 120 ± 5 ngày, vụ Đông Xuân 135-140 ngày. Vụ Hè Thu 110-115 ngày. Chiều cao cây 90-100 cm.. Năng suất trung bình 50-60 tạ/ ha. Năng suất cao đạt 65-70 tạ/ ha. + Giống lúa lai Nhị ưu 838: Là giống lúa lai Trung Quốc có tổ hợp lai từ Nhị 32A/Phúc Khôi 838. Hiện là giống trồng phổ biến nhất ở nước ta hiện nay. thời gian sinh trưởng 125 ± 5 ngày, vụ đông Xuân ở 135- 140 ngày. VụHè Thu ở 110-115 ngày. Chiều cao cây 100-110 cm. Năng suất trung bình 60-65 tạ/ ha, năng suất cao có thể đạt 75 -80 tạ /ha. 1.2.3 Những giống lúa hiện nay đang trồng tạiThái Bình 1. Giống BC15 BC15 là giống lúa cảm ôn, cấy được ngắn ngày, cấy được cả 2 vụ Xuân và vụ mùa. Vụ Xuân TGST : 140 ngày và vụ mùa TGST: 120 ngày. Giống BC15 có sức sinh trưởng mạnh, rễ khỏe, thân cứng, chiều cao cây 105- 110 cm, bản lá to trung bình, màu vàng sáng, đẻ khỏe, nhiều bông, bông to chùng, hạt xếp gối. Năng suất ổn định 70- 80 tạ/ha ở vụ Xuân và 60- 70 tạ/ha vụ mùa. 2.Giống TBR225 - Thời gian sinh trưởng vụ Xuân 125 - 135 ngày, vụ Mùa 100 - 105 ngày. Các tỉnh từ Đà Nẵng trở vào vụ Đông Xuân 105 - 110, vụ Hè Thu 100 - 105 ngày. Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 8 - Đẻ nhánh khá, lá đòng thẳng, cứng cây. Trỗ bông tập trung, bông to dài. 3. Giống TBR36 - Thời gian sinh trưởng: Ở miền Bắc vụ Xuân 120 - 125 ngày (ngắn hơn Khang dân 18 từ 2 - 3 ngày), vụ Mùa 95 - 100 ngày. Các tỉnh từ Đà Nẵng trở vào vụ Đông Xuân 105- 110 ngày, vụ Hè Thu từ 95 - 100 ngày. 4.Giống lúa RVT. - Thời gian sinh trưởng: Vụ Xuân từ 125 - 130 ngày, vụ mùa từ 100 -105 ngày. Chiều cao cây từ 100 - 110 cm, phiến lá đứng, dầy, lá đòng lòng mo, đẻ nhánh khá, khóm gọn. Năng suất trung bình: 54 - 58 tạ/ha nếu thâm canh tốt có thể đạt 65 - 70 tạ/ha.(w ww.thai binh seed.com.vn) Ngoài ra còn rất nhiều giống lúa cho năng suất và chất lượng gạo được sử dụng trong sản xuất. 1.2.4 Kỹ thuật làm "lúa tái sinh" Sau khi đã thu hoạch vụ chính, dựa vào khả năng đẻ nhánh tái sinh của cây lúa mà khai thác thêm, được gọi là "Lúa tái sinh". Kỹ thuật này được thực hiện chủ yếu đối với những giống lúa có khả năng đẻ nhánh mạnh, nhất là các giống lúa lai đang được trồng ngày càng nhiều ở các địa phương. Khi lúa đã chuyển qua sản xuất hai vụ thì cũng nên tìm hiểu và tùy điều kiện để áp dụng kỹ thuật canh tác này vào sản xuất, góp phần tăng thêm sản lượng lúa trên một đơn vị diện tích. Các vùng không thể làm lúa ba vụ vì rủi ro cao, đặc biệt là những vùng hay bị lũ lụt có thể áp dụng kỹ thuật này. Phương pháp cơ bản của kỹ thuật làm lúa tái sinh (ở một số nơi gọi là lúa chét) là sau khi gặt, ta để lại phần gốc rạ thích hợp (tùy từng giống khác nhau, có thể để gốc rạ 10-25cm), sau đó bón phân kịp thời và tới nước, nếu có điều kiện làm cỏ sục bùn thì các chồi trên thân rạ có thể phát triển, đẻ ra nhánh tái sinh. Nếu nhiệt độ và điều kiện ngoại cảnh thích hợp, sau 20-30 ngày, nhánh tái sinh này sẽ trổ bông và sau đó một tháng sẽ chín. Thời kỳ sinh trưởng phát triển của lúa tái sinh rất ngắn (58-60 ngày). Làm lúa tái sinh, mỗi sào bắc bộ (360m2) có thể cho thu hoạch từ 70 đến 100kg lúa; bón phân đầy đủ có thể đạt từ 120 đến 150kg. Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 9 Muốn phát huy hết khả năng cho năng suất của lúa tái sinh thì phải có kế hoạch trước từ vụ lúa chính. Căn cứ vào khả năng đẻ nhánh của giống để quyết định lượng giống gieo hợp lý. Những giống lúa có khả năng đẻ nhánh khỏe, đặc biệt là lúa lai rất thích hợp cho việc làm lúa tái sinh. Lúa vụ chính đẻ nhiều nhánh, to, khỏe, bón lót đầy đủ sẽ là điều kiện tốt để lúa tái sinh phát triển thuận lợi. Sự sinh trưởng phát triển của lúa tái sinh bắt đầu từ lúc cây lúa "mẹ" vụ trước chưa thu hoạch. Mặt khác sự nảy sinh chồi nách cùng với sự sinh trưởng ban đầu của nó dựa vào chất dinh dưỡng trong thân lá của cây "lúa mẹ", vì vậy không nên thu hoạch "lúa mẹ" quá sớm. Nếu thu hoạch sớm thì lúa tái sinh chưa hình thành hoặc hình thành chưa lâu, chưa tái tạo chất diệp lục và rễ mới, cây lúa không thể tự lập, tự dưỡng được. Yêu cầu về kỹ thuật trồng lúa tái sinh tương đối cao, nông dân đa số còn chưa quen, nếu làm sơ sài thì sẽ thu hoạch thấp. Phải chú ý chọn vùng tập trung để làm, chú ý bảo vệ hệ thống tới tiêu đi kèm, có như vậy khả năng làm lúa tái sinh hoàn toàn có thể là hiện thực. Trong 4 yếu tố cấu thành năng suất của lúa tái là: Số bông hữu hiệu/m2, số hạt/bông, số hạt chức/bông, trọng lượng 1000 hạt, thì số hữu hiệu/m2 có tác dụng chủ đạo, tiếp đó là số hạt/bông. Muốn có năng suất lúa tái sinh cao, yếu tố quan trọng là làm sao nâng cao được số bông hữu hiệu trên đơn vị diện tích, đồng thời áp dụng tốt một số biện pháp kỹ thuật chủ yếu, thâm canh lúa tái sinh. 1.2.4.1. Những yếu tố quyết định năng suất lúa tái sinh Trong 4 yếu tố cấu thành năng suất của lúa tái là: Số bông hữu hiệu/m2, số hạt/bông, số hạt chức/bông, trọng lượng 1000 hạt, thì số hữu hiệu/m2 có tác dụng chủ đạo, tiếp đó là số hạt/bông. Muốn có năng suất lúa tái sinh cao, yếu tố quan trọng là làm sao nâng cao được số bông hữu hiệu trên đơn vị diện tích, đồng thời áp dụng tốt một số biện pháp kỹ thuật chủ yếu, thâm canh lúa tái sinh. 1.2.4.2. Kỹ thuật để lúa tái sinh có năng suất cao 1 - Chọn giống lúa cỏ khả năng tái sinh mạnh Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 10 Do khả năng tái sinh của các giống lúa khác nhau rất lớn nên đầu tiên phải chọn giống lúa có khả năng tái sinh càng mạnh càng tốt. Nhìn chung các tổ hợp lúa lai có khả năng tái sinh mạnh hơn lúa thuần rất nhiều ở các tỉnh phía Bắc nên làm lúa tái sinh trên các tổ hợp lúa lai trong đó tổ hợp Sán ưu 63 (Tạp giao 1) có sức tái sinh mạnh hơn ở các tỉnh phía Nam, tuỳ đặc điểm từng vùng mà chọn các giống lúa thuần có khả năng tái sinh mạnh để gieo sạ vụ chính. 2 - Vụ lúa phải có nhiều gốc rạ, gốc rạ khoẻ và có nhiều mầm sống. Để có nhiều gốc rạ cần đảm bảo mật độ gieo cấy của vụ lúa chính. Một thí nghiệm về mật độ của vụ chính liên quan đến năng suất lúa tái sinh chỉ ra rằng; Nếu cấy ở mật độ từ 25 - 30 - 35 - 40 khóm/m2. Năng suất lúa ở vụ chính chênh nhau không đáng kể nhưng năng suất lúa tái sinh với mật độ 35 khóm/m2 tăng hơn mật độ 25 khóm/m2 là 35,68%. Ngoài bảo đảm cấy vụ chính có mật độ cao thích hợp cần chú ý thực hiện các biện pháp kỹ thuật liên hoàn để tạo ra lúa tái sinh có gốc rạ tươi, khoẻ và có nhiều mầm sống. 3 - Tạo điều kiện cho lúa vụ chính có bộ rễ khoẻ - Với chân ruộng lúa 1 vụ ở miền núi bị ngâm nước do mực nước ngầm cao, yếm khí, khi gieo cấy vụ chính nên đánh luống để gieo cây (theo tài liệu nước ngoài nhiệt độ đất ở độ sâu 10 - 15 cm nếu lên luống cao hơn nhiệt độ để đất bằng 0,70C, lượng Kali hữu hiệu của đất tăng 15ppm, rễ lúa trắng tăng 7,6%). - Với các chân ruộng khác, vụ lúa chính phải phơi ruộng được 2 lần. Tác dụng của phơi ruộng là tăng không khí để nuôi rễ, rễ mọc nhiều, đâm sâu, làm cho thân khoẻ, giữ lá được bền, mầm khoẻ. Lần đầu phơi ruộng khi lúa đẻ đủ số nhánh cần thiết (khoảng 280 - 300 dảnh/m2) Lần thứ 2 phơi ruộng vào sau khi trỗ 15 - 20 ngày. 4 - Triệt để phòng trừ sâu bệnh cho vụ lúa chính Muốn cho ruộng để tái sinh có gốc rạ nhiều, khoẻ, nhiều mầm thì việc phòng trừ sâu bệnh giữ gốc rạ vụ chính tươi, xanh là rất quan trọng. Qua điều tra cho thấy các sâu bệnh khác ở vụ chính cũng có tác dụng chi phối Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan